Vì sao một nhà xuất bản tí hon như Bored Panda lại có thể thành công trong thời đọc tin trên Facebook?

 
Trong tất cả những quyền lực siêu phàm của Facebook, quyền lực đáng sợ nhất là việc nó có thể làm cho các nhà xuất bản trực tuyến biến mất chỉ với một nút nhấn.
 
Bạn có nghĩ rằng điều đó là cường điệu? Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với những website như Upworthy, Viralnova, Distractify… đã tích lũy số lượt theo dõi khổng lồ trên Facebook nhưng rồi bị giảm dần lượt xem sau khi gã khổng lồ bắt đầu dùng giải thuật dọn dẹp những trang xuất bản các tiêu đề thổi phồng sự thật (giật gân) và giá trị thấp. Nhiều nhà xuất bản khác phụ thuộc vào Facebook, nơi tạo ra phần lớn traffic (lưu lượng truy cập) của họ, nghĩa là hầu hết họ đều lo sợ việc mình có thể là nạn nhân tiếp theo của cỗ máy chém mang tên Facebook.
 
Trong bối cảnh đó, có một nhà xuất bản số nhỏ nhưng hùng mạnh đã tận dụng thành công các thuật toán thường xuyên thay đổi như thủy triều lên xuống của Facebook. Làm cách nào mà nhà xuất bản đến từ Lithuania này có thể chiếm lĩnh Facebook Feed của hàng triệu người và trở thành một ví dụ đáng chú ý về sức sống lâu dài trong thế giới xuất bản Facebook? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau lược dịch từ New York Times.
 
Vì sao một nhà xuất bản tí hon như Bored Panda lại có thể thành công trong thời đọc tin trên Facebook?
Nhà xuất bản đến từ Vilnius, Lithuania này là một ví dụ điển hình để bạn hiểu được những yếu tố cần thiết để sống sót trong thế giới số mà Facebook đang thống trị hôm nay: nhanh chóng, hoạt động tinh gọn, thương hiệu được định nghĩa rõ ràng và một chút may mắn.
 
Cái tên Bored Panda có lẽ hơi xa lạ với bạn. Nhưng chỉ cần một tài khoản Facebook và một chút ngẫu hứng, bạn có thể dễ dàng tìm ra các tác phẩm của hãng này như: 10+ Before-and-After Pics That Prove Men Look Better With Beards (10 hình ảnh trước-và-sau chứng minh các quý ông để râu sẽ bảnh bao hơn), 41 Times Uber Drivers Surprised Their Clients (41 lần các tài xế Uber gây bất ngờ cho khách hàng), hoặc Shh, Don't Wake Them (Suỵt, đừng đánh thức chúng), một đoạn video 49 giây miêu tả cảnh các chú hamster, mèo và chó cùng ngủ chung một cách bình yên…
 
Những bài báo vô hại và nhẹ nhàng như thế đã biến Bored Panda thành một trong những địa chỉ hấp dẫn nhất trên Facebook, thu hút hơn 30 triệu lượt like, share, comment và reaction tháng trước, cao hơn nhiều các công ty như BuzzFeed, CNN, The New York Times, theo thống kê dữ liệu về các nhà xuất bản mạng xã hội của NewsWhip. Còn theo số liệu của chính Bored Panda thì website của hãng đã đón 116 triệu lượt khách trong tháng 10 vừa qua.
 
Phong cách vui vẻ đã giúp Bored Panda trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn nhất trên Facebook và thu hút hàng triệu lượt độc giả. Thống kê tới ngày 3/12/2017, facebook Bored Panda có hơn 12,5 triệu lượt like và share.
Phong cách vui vẻ đã giúp Bored Panda trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn nhất trên Facebook và thu hút hàng triệu lượt độc giả. Thống kê tới ngày 3/12/2017, facebook Bored Panda có hơn 12,5 triệu lượt like và share.
Không giống những tên tuổi lớn mạnh như BuzzFeed, Vice huy động được hàng trăm triệu USD, Bored Panda làm được tất cả những điều trên mà không cần vốn bên ngoài. Hãng này cũng chỉ có 41 nhân viên, chi phí hoạt động thấp và sự nổi tiếng khổng lồ, những yếu tố khiến nó trở thành một doanh nghiệp thành công. Nhà sáng lập Bored Panda là Tomas Banisauskas cho biết dự kiến năm nay công ty anh sẽ có lợi nhuận với doanh thu 20-30 triệu USD, hầu hết từ quảng cáo trên website. Khoảng 90% web traffic của công ty đến từ Facebook, do đó cho tới nay mạng xã hội khổng lồ này vẫn là nhân tố lớn nhất trong thành công của Bored Panda. "Họ thật sự là một công ty [đối tác] hữu ích đối với chúng tôi", sáng lập viên 31 tuổi Banisauskas cho biết.
 
Câu chuyện thành công
 
Banisauskas đã khởi động Bored Panda như một dự án phụ khi còn là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Vilnius University vào năm 2009. Được truyền cảm hứng từ thành công của những sáng tạo Internet như trang chủ một triệu USD (Million Dollar Homepage) mà một doanh nhân đấu giá 1 USD cho mỗi pixel trên web, Banisauskas nảy ra ý tưởng về một website "chiến đấu với sự nhàm chán bằng các câu chuyện tin tức nghệ thuật và tốt lành", theo lời anh trong một bài post trên Facebook Bored Panda gần đây.
 
Về mặt nội dung, chiến lược của Bored Panda đi theo một kịch bản quen thuộc như các doanh nghiệp cùng ngành. Nó thu thập nội dung của người dùng trên Reddit, Instagram, Twitter và các mạng xã hội khác rồi đóng gói lại chúng với các tiêu đề cuốn hút. Bằng cách tập trung vào những sở thích sáng tạo về nghệ thuật, nhiếp ảnh và luôn gắn bó với loại nội dung phi chính trị mà hiếm người phản đối, Bored Panda dần ổn định được một đế chế viễn tưởng đem lại cảm nhận tốt đẹp. Lợi thế của công ty là nhận được hầu hết nội dung miễn phí từ các nghệ sĩ đang lên và các loại hình sáng tạo khác muốn có mặt trên một trang Facebook lớn.
 
Ngoài ra, Bored Panda cũng ứng dụng chiến lược chất lượng hơn số lượng khá hiệu quả. Theo NewsWhip, tháng 10 vừa qua Bored Panda có 519 bài viết, trung bình khoảng 16 bài/ngày, so với các ông lớn như CNN có tới 5 ngàn bài và Fox News tới hơn 51 ngàn bài.
 
Đường tới thành công của Bored Panda không phải là một đường thẳng. Trong những ngày đầu, hãng này chủ yếu dựa vào một site tổng hợp liên kết nổi tiếng lúc bấy giờ là StumbleUpon để có traffic. Nhưng tới năm 2010, StumbleUpon cắt giảm mạnh mẽ sự có mặt của Bored Panda trên web và gây áp lực buộc công ty phải mua quảng cáo. Đó là trải nghiệm đã dạy cho Banisauskas biết "cách duy nhất để tồn tại trong ngành công nghiệp này là xây dựng giá trị dài hạn thông qua những người theo dõi (follower) trung thành", theo một bài viết của anh trên Medium.
 
Những năm tiếp theo khá khó khăn cho công ty. Mãi tới năm 2013, Bored Panda mới phát hiện một nguồn mới đem lại số lượt xem cao, đó chính là Facebook. Nội dung tích cực, vui vẻ của Bored Panda là một hit đáng chú ý với người dùng mạng xã hội số một thế giới này. Rồi traffic của công ty tăng gấp 10 lần trong năm đó.
 
Chẳng bao lâu sau, bất chấp các kế hoạch của nhà sáng lập, Bored Panda vẫn cách xa mục tiêu tự cung tự cấp khi các triển vọng của nó gần như lệ thuộc hoàn toàn vào Facebook.
 
Gần đây, trong khi các đối thủ tự bảo hiểm trước rủi ro bằng cách đa dạng hóa nguồn tin khỏi Facebook thì Bored Panda lại nỗ lực có ý thức đẻ kéo nền tảng này lại gần mình hơn. Hãng bắt đầu tự xây dựng nội dung gốc, mở một video studio tại văn phòng của mình, và một số thương hiệu chi nhánh trên Facebook như các page nghệ thuật, câu chuyện chủ đề động vật, các dự án tự mình làm (Do-It-Yourself hay DIY).
 
Một page chi nhánh của Bored Panda cung cấp tin bằng tiếng Tây Ban Nha. Thống kê tới ngày 3/12/2017, facebook này có gần 3,5 triệu lượt like và share.
Một page chi nhánh của Bored Panda cung cấp tin bằng tiếng Tây Ban Nha. Thống kê tới ngày 3/12/2017, facebook này có gần 3,5 triệu lượt like và share.
"Mọi người đều muốn mình không quá phụ thuộc vào Facebook. Vào lúc này, đó là điều bất khả. Facebook là địa điểm mà mọi người chia sẻ các ý tưởng", Banisauskas chia sẻ với nhà báo Kevin Roose của New York Times.
 
Những thách thức mới
 
Sự phụ thuộc luôn đi kèm với rủi ro thực tế. Điển hình như vụ Facebook bắt đầu thử nghiệm thiết kế news feed mới hồi cuối tháng mười vừa qua. Trong phiên bản mới ở 6 quốc gia (Slovakia, Sri Lanka, Serbia, Bolivia, Guatemala và Cambodia), các post Facebook từ các page như của doanh nghiệp, nhân vật công chúng và nhà xuất bản như Bored Panda đã bị loại bỏ khỏi news feed định kỳ. Thay vào đó chúng được đặt vào một khu vực riêng ít nổi bật hơn là "Explore Feed".
 
Thay đổi trên đã làm rung chuyển thế giới xuất bản trên Facebook. Một số nhà xuất bản ở các quốc gia được thử nghiệm phàn nàn việc traffic từ Facebook của họ đã rơi xuống đáy chỉ trong một đêm. Quản lý mạng xã hội một website tin tức ở Slovakia, một trong các quốc gia tham gia thử nghiệm gọi đây là "sự giảm sút lớn nhất trong việc tiếp cận Facebook hữu cơ mà chúng tôi từng thấy".
 
Theo New York Times, Facebook sẽ tiếp tục thử nghiệm các thay đổi Explore Feed trong vài tháng nữa. Mục đích của thử nghiệm này là "hiểu rõ mọi người có thích những địa điểm riêng biệt cho nội dung công cộng và cá nhân hay không", nhưng Facebook vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể rộng rãi hơn, theo trưởng bộ phận news feed của Facebook Adam Mosseri.
 
Một chuyên gia xuất bản số cho rằng dù các thay đổi giải thuật đặc biệt này có thể sẽ không được thông qua, các website như Bored Panda vẫn có thể sụp đổ dễ dàng do một thử nghiệm Facebook nào đó trong tương lai, có thể là một hoặc hai năm tới.
 
Facebook là một vị chúa tể hay thay đổi, vì vậy Banisauskas lo lắng hai điều: Đầu tiên, công ty của anh đang ở vào một vị thế nguy hiểm hơn số còn lại vì chỉ là một hãng nhỏ ở nước ngoài chuyên tổng hợp nội dung giải trí. Tiếp đến, khoảng một nửa trong số độc giả Facebook của Bored Panda là người Mỹ, do đó website Bored Panda có thể bị các nỗ lực chống lại những chiến dịch ảnh hưởng phong cách Nga và tin tức giả vô ý trừng phạt. "Chúng tôi không phải là một phần của vấn đề nhưng có thể chịu chung số phận".

 

 
Nhà sáng lập trẻ tuổi Tomas Banisauskas của Bored Panda (Ảnh: Alfa.It)
 
Hè năm ngoái, Banisauskas đã bay tới New York để gặp một nhóm nhà xuất bản trên Facebook khác, tất cả đều đang sản xuất nội dung giải trí thu hút hàng triệu lượt xem mỗi ngày. Nếu ở vào một thời đại khác thì chỉ riêng điều đó cũng đủ đảm bảo cho họ một tương lai ổn định. Nhưng hôm nay, họ sống sót dưới quyền của siêu sao Facebook và có thể bị quét sạch bất cứ lúc nào.
 
Dù vậy, cho tới nay, Bored Panda đang tiến về phía trước và hy vọng vẫn có thể dựa vào mặt tốt của Facebook. "Mọi người cần lo lắng, nhưng tôi tin mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp", Banisauskas chia sẻ một quan điểm đúng theo phong cách tích cực của Bored Panda.
 
STEVE TRAN  –  Theo VnReview
 
 

TechDemo 2017

Đại diện các doanh nghiệp, đơn vị ký kết hợp tác chuyển giao công nghệChiều ngày 24/11, sự kiện Trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ (TechDemo) năm 2017 đã chính thức bế mạc tại Cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng.
 
Trong 3 ngày diễn ra sự kiện từ 22-24/11, TechDemo 2017 đã hoàn thành toàn bộ các nội dung đã đề ra theo hướng tiếp cận đa chiều, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định hướng phát triển, đổi mới công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phát biểu tổng kết sự kiện, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, tại TechDemo 2017 đã có hơn 80 lượt tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu với sự tham gia của 32 chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước.
Sự kiện có trên 500 sản phẩm/ quy trình/ công nghệ/ thiết bị nghiên cứu của gần 150 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN trong và ngoài nước. TechDemo năm nay cũng thu hút 2000 đại biểu tham dự cùng hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm các thiết bị KH&CN.
Bên cạnh đó, sự kiện có sự đồng hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong việc triển khai Dự án Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mekong (MBI) nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN tại các thị trường mới nổi của ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong chuỗi hoạt động của sự kiện, Ban tổ chức đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: Hoạt động tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ; Kết nối tài chính và công nghệ; Diễn đàn kết nối Công nghệ xanh – Nông nghiệp sạch; Hội thảo công nghệ bức xạ tiên tiến; Hội thảo truyền thông về Ứng dụng và Đổi mới công nghệ; Hội thảo quốc tế về xúc tiến hợp tác, đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng và bảo vệ môi trường; Tọa đàm về liên kết ứng dụng và phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị tại các vùng kinh tế trọng điểm…
Về kết nối cung – cầu công nghệ, các bên tham gia TechDemo 2017 đã trao đổi, thống nhất, xác định được 12 hợp đồng hợp tác Chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị hơn 200 tỉ đồng.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tuyên dương các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ xuất sắc và trao Giấy chứng nhận/ Kỷ niệm chương cho các đơn vị tham gia trình diễn công nghệ tại sự kiện.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, sự kiện TechDemo là hoạt động thường xuyên, liên tục. Chính vì thế, ngay sau khi sự kiện tại Đà Nẵng khép lại, Bộ KH&CN sẽ chỉ đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cùng các đơn vị liên quan, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các kết quả đã đạt được để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng cam kết sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn kỹ thuật, hội thảo giới thiệu công nghệ sẵn sàng chuyển giao ở các địa phương trong thời gian tới.
“Hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ là hoạt động khó khăn, cần nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa của các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN, Lãnh đạo các Bộ/ngành, Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố; sự chia sẻ, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học, các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, Sở KH&CN các tỉnh và thành phố, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các quý vị đại biểu, các chuyên gia để hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của khu vực nói riêng và của đất nước nói chung”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ.
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, phát biểu tổng kết TechDemo 2017
 
Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận/Kỷ niệm chương cho các đơn vị tham gia trình diễn công nghệ tại sự kiện
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

TechDemo 2017 mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

 
Chiều ngày 24/11, sự kiện Trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ (TechDemo) năm 2017 đã chính thức bế mạc tại Cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trong 3 ngày diễn ra sự kiện từ 22-24/11, TechDemo 2017 đã hoàn thành toàn bộ các nội dung đã đề ra theo hướng tiếp cận đa chiều, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định hướng phát triển, đổi mới công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phát biểu tổng kết sự kiện, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, tại TechDemo 2017 đã có hơn 80 lượt tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu với sự tham gia của 32 chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước.
Sự kiện có trên 500 sản phẩm/ quy trình/ công nghệ/ thiết bị nghiên cứu của gần 150 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN trong và ngoài nước. TechDemo năm nay cũng thu hút 2000 đại biểu tham dự cùng hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm các thiết bị KH&CN.
Bên cạnh đó, sự kiện có sự đồng hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong việc triển khai Dự án Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mekong (MBI) nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN tại các thị trường mới nổi của ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong chuỗi hoạt động của sự kiện, Ban tổ chức đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: Hoạt động tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ; Kết nối tài chính và công nghệ; Diễn đàn kết nối Công nghệ xanh – Nông nghiệp sạch; Hội thảo công nghệ bức xạ tiên tiến; Hội thảo truyền thông về Ứng dụng và Đổi mới công nghệ; Hội thảo quốc tế về xúc tiến hợp tác, đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng và bảo vệ môi trường; Tọa đàm về liên kết ứng dụng và phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị tại các vùng kinh tế trọng điểm…
Về kết nối cung – cầu công nghệ, các bên tham gia TechDemo 2017 đã trao đổi, thống nhất, xác định được 12 hợp đồng hợp tác Chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị hơn 200 tỉ đồng.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tuyên dương các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ xuất sắc và trao Giấy chứng nhận/ Kỷ niệm chương cho các đơn vị tham gia trình diễn công nghệ tại sự kiện.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, sự kiện TechDemo là hoạt động thường xuyên, liên tục. Chính vì thế, ngay sau khi sự kiện tại Đà Nẵng khép lại, Bộ KH&CN sẽ chỉ đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cùng các đơn vị liên quan, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các kết quả đã đạt được để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng cam kết sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn kỹ thuật, hội thảo giới thiệu công nghệ sẵn sàng chuyển giao ở các địa phương trong thời gian tới.
“Hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ là hoạt động khó khăn, cần nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa của các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN, Lãnh đạo các Bộ/ngành, Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố; sự chia sẻ, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học, các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, Sở KH&CN các tỉnh và thành phố, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các quý vị đại biểu, các chuyên gia để hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của khu vực nói riêng và của đất nước nói chung”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ.
 
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, phát biểu tổng kết TechDemo 2017
 
 
 
 
Đại diện các doanh nghiệp, đơn vị ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ
 
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

Đổi mới sáng tạo là một trụ cột mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam Australia

Ngày 8/11 tại Đà Nẵng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức sự kiện trình diễn về đổi mới sáng tạo ĐMST) trong thời gian diễn ra APEC 2017, công bố Chương trình Quan hệ đối tác về ĐMST Australia – Việt Nam.

Tham dự sự kiện có ông Chu Ngọc Anh – Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam, bà Julia Bishop – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, đại diện một số cơ quan đến từ Australia và Việt Nam…

Tại sự kiện, Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam tuyên bố, ĐMST là một trụ cột mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Đại sứ Australia tại Việt Nam đồng chủ trì chương trình Đối tác ĐMST Australia – Việt Nam (Aus4Innovation) thông qua việc đảm bảo triển khai chương trình phù hợp với nghị trình về ĐMSTcủa chính phủ, thúc đẩy cơ hội kinh doanh và giám sát các khoản viện trợ đầu tư của chương trình để hỗ trợ hệ thống ĐMST của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Australia, từ năm 2013, chính phủ hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác KH&CN, có hiệu lực vào tháng 7/2014 với 4 lĩnh vực ưu tiên hợp tác gồm nông nghiệp, y tế, môi trường và nghiên cứu biển.

Bộ trưởng cũng cho biết, trụ cột mới trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước, hợp tác về ĐMST có chương trình Aus4Innovation. Cụ thể, Aus4Innovation sẽ cung cấp nguồn hỗ trợ trị giá 10 triệu AUD cho các hoạt động mục tiêu nhằm thúc đẩy tiềm năng ĐMST và tăng cường hệ thống ĐMST của Việt Nam.

“Hoạt động đầu tiên của chúng tôi là đưa các chuyên gia Australia – thông qua Mạng lưới nghiên cứu số Data 61 của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên bang Australia (CSIRO) -tới hợp tác với Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ KH&CN, trong việc thiết kế lộ trình cho tương lai số hóa” – bà Julia Bishop cho biết.

Ông Chu Ngọc Anh và bà Julia Bishop bắt tay thể hiện quyết tâm thực hiện những nội dung trong chương trình vừa công bố

 

“Aus4Innovation của Chính phủ Australia hỗ trợ cho Việt Nam trong xây dựng, phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, thí điểm trong các lĩnh vực mà Australia có kinh nghiệm và ưu thế. Chương trình này sẽ giúp các ngành quan trọng của Việt Nam hiện đại hóa và nắm được các lợi ích kinh tế trong khi vẫn đảm bảo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Bà Julia Bishop chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ thông tin và KH&CN phát triển như vũ bão, chúng ta thấy rằng việc dự báo trước cho tương lai là một việc rất khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi thấy việc hỗ trợ cho Việt Nam để tập trung vào ĐMST được coi là trọng tâm để đối phó với những điều không tiên lượng được trong tương lai”.

Tham quan các gian trình diễn về ĐMST, bà Julia Bishop cho biết, bà rất ấn tượng với những kết quả mà Việt Nam thực hiện được trong khuôn khổ các dự án được nhận tài trợ. Điều đó là tiền đề để cho Chương trình Aus4Innovation hứa hẹn đạt được những thành công rực rỡ.

Ông Chu Ngọc Anh và bà Julia Bishop đi thăm các gian trình diễn về đổi mới sáng tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng trước sự kiện.

 

 

Đại sứ Craig Chittick cho biết thêm: “Việt Nam vốn đã có nhiều thế mạnh lớn trong KH&CN. Australia mong muốn cung cấp các chuyên gia giúp Việt Nam để nhanh chóng đạt được những bước tiến trong giảm nghèo và duy trì sự chuyển đổi kinh tế ấn tượng sang nhóm các nước có thu nhập trung bình”.

Trong thời điểm diễn ra những biến đổi công nghệ nhanh chóng cùng với những diễn biến khó lường từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cả Australia và Việt Nam đều đang nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế được dẫn dắt bởi ĐMST. Hợp tác mới này sẽ thể hiện sự nỗ lực của hai nước nhằm thực hiện mục tiêu chung này.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cam kết: Bộ KH&CN sẽ đồng hành và quyết tâm thực hiện những nội dung trong Chương trình quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam, nhằm tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển tại Việt Nam.

 

Phát triển nông nghiệp thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam cần tránh hình thức, qua loa, không nói quá nhiều mà cần tập trung vào hành động.

Sáng 14-10 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức diễn đàn nông dân Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề Nông dân Việt Nam cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0 trước xu thế chung và tất yếu của quá trình hội nhập. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các doanh nghiệp, nhà khoa học và đặc biệt là 87 nông dân Việt Nam tiêu biểu của 30 năm đổi mới đã tới dự.

Diễn đàn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức.

Tại phiên khai mạc Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, nỗ lực của người nông dân, doanh nghiệp đã giúp Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, Phó Thủ tướng cho biết Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ định hướng “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp.

 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung vào hành động, tránh hình thức, qua loa, và dẫn chứng nông nghiệp 4.0 đã giúp nền nông nghiệp của nhiều quốc gia phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Tại Mỹ, Brazil, Argentina, nông nghiệp 4.0 đã giúp nước này giảm tới 50% giá thành sản xuất ngô và đỗ tương.

Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân làm nông nghiệp, trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu ha đất nông nghiệp nhưng không phải nhập khẩu gạo mà còn xuất khẩu thịt bò và một số rau quả.

Tại Malaysia, quốc gia ở ASEAN, đã ứng dụng nông nghiệp thông minh, có thể giúp nông dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi (129%). Philippines, một nước đang phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm từ 5 đến 10 năm trước, thì năm 2017 tuyên bố đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng giống ngô lai và công nghệ tưới bằng năng lượng mặt trời…

Do đó, Phó Thủ tướng khẳng định: “Phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam không thể đứng ngoài làn sóng này”.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng nêu rõ cần xác định trách nhiệm của các cấp quản lý, cơ quan chức năng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông, chú trọng những giải pháp thực sự khả thi, bảo đảm hiệu quả tổng thể, bền vững trong thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ giải pháp cụ thể.

Các đại biểu cũng làm rõ các điều kiện cần thiết để phát triển thành công nông nghiệp 4.0, trong đó có các vấn đề như chính sách đất đai, kết cấu hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế.

Công bố phát hành sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2017

Ngày 19/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Lễ công bố phát hành sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2017. Đây là ấn phẩm quan trọng, nhằm cung cấp các thống kê cơ bản về CNTT-TT của Việt Nam, phản ánh hiện trạng phát triển CNTT-TT của đất nước, đồng thời cũng dành cho bạn bè, các nhà đầu tư quốc tế để xem xét, đầu tư vào nước ta.

Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam là tài liệu thường niên của Bộ TT&TT được phát hành từ năm 2009. Năm 2017, Bộ TT&TT đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp thông tin để xây dựng và phát hành Sách Trắng về CNTT-TT nhằm kịp thời cung cấp thông tin số liệu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

 

 

Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2017 tập trung vào cung cấp số liệu thống kê chủ chốt về tình hình hoạt động của ngành trong 2 năm 2015 và 2016 bao gồm 12 nội dung như: Ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT, an toàn thông tin, viễn thông, Internet, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, bưu chính…

 

 

So với các năm trước, sách Trắng năm nay bổ sung một số chỉ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thông tin để quản lý và thúc đẩy phát triển CNTT-TT Việt Nam như: Dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, chỉ số đo lường khán giả truyền hình, thông tin số liệu về tình hình phát triển lĩnh vực dịch vụ CNTT… Các nội dung, thông tin được công bố và phát hành trên các ấn phẩm khác như số liệu về các tổ chức, doanh nghiệp CNTT, các sự kiện về CNTT-TT tiêu biểu… đã được lược bớt.

 

Để phục vụ người đọc tham khảo và sử dụng thuận tiện, gọn nhẹ, Sách Trắng 2017 được in thành 2 phiên bản. Phiên bản tiếng Việt được in và phát hành trước, phiên bản tiếng Anh sẽ được hoàn thiện, in ấn và phát hành sau. Đồng thời, Bộ sẽ công bố tài liệu này dưới dạng điện tử trên cổng thông tin của Bộ để độc giá có thể tham khảo rộng rãi.

Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2017 sẽ được phát hành đến các Bộ, ngành, địa phương; một số hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động liên quan đến ngành CNTT-TT với Việt Nam.



Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, ở nước ta CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng phát triển và là động lực cho phát triển đất nước và cạnh tranh quốc gia. CNTT cũng là lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Bộ và Bộ rất chú trọng trong thời gian gần đây, nhằm đáp ứng cho công tác quản lý nhà nước, thu hút đầu tư.

“Đây là ấn phẩm quan trọng, nhằm cung cấp các thống kê cơ bản về CNTT-TT của Việt Nam và dành cho bạn bè, các nhà đầu tư quốc tế để xem xét đầu tư và mức đầu tư”, Bộ trưởng nói.

Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Cong-bo-phat-hanh-sach-Trang-ve-CNTTTT-Viet-Nam-nam-2017/317069.vgp

WIPO hỗ trợ Việt Nam phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ thành công

Sáng 25/9/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Quỹ Tín thác Australia đã khai mạc chuỗi sự kiện Khóa đào tạo nâng cao “Chuyển giao công nghệ thành công” và Hội nghị phỏng vấn các viện nghiên cứu, trường đại học trong khuôn khổ Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ”.

Toàn cảnh các đại biểu tham dự.

 

Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực sáng tạo, quản lý và thương mại hóa công nghệ của các nước đang phát triển và kém phát triển đã được triển khai tại một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ.

 

Tại Việt Nam, Dự án dự kiến sẽ kéo dài trong 5 năm 2018-2022. Hoạt động của Dự án bao gồm đào tạo cán bộ cho mạng lưới, thiết lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với nhau và với các nhà đầu tư, góp phần hỗ trợ thương mại hóa sáng chế. Để đảm bảo thành công của Dự án, WIPO yêu cầu các đơn vị tham gia Dự án phải cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai Dự án.

Theo bà Olga Spasic, Cố vấn Văn phòng hỗ trợ Khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa WIPO, Việt Nam được xem là một “ngôi sao” mới nổi trong hoạt động đổi mới sáng tạo của khu vực và đã thể hiện được khá nhiều kết quả tốt. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đưa hoạt động này phát triển khá mạnh mẽ và ngày càng quy mô hơn. Dự án của WIPO sẽ góp phần phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ công nghệ của Việt Nam.

Theo chương trình, Hội nghị phỏng vấn các viện nghiên cứu, trường đại học sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 25-26/9) và tại Hà Nội (từ ngày 28-29/9). Các chuyên gia WIPO sẽ giới thiệu mô hình “trục xoay và nan hoa” (Hub and Spoke) và chính thức lựa chọn các đơn vị tham gia Dự án. Trong khi đó, Khóa đào tạo nâng cao “Chuyển giao công nghệ thành công” cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo dài từ ngày 25-29/9, nhằm đem lại cho học viên các kiến thức, kỹ năng về đàm phán và soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, định giá tài sản trí tuệ, xây dựng chính sách về chuyển giao công nghệ.

 

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã kết nối được mạng lưới gồm 30 trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (TISC) trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Trong số 30 đơn vị này, có 20 viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ.

 

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT phát biểu khai mạc tại chuỗi sự kiện.

 

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: Thời gian tới, Cục sẽ tập trung nguồn lực để mạng lưới TISC vận hành ổn định, giúp cho các trường đại học, viện nghiên cứu tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; đặc biệt chú trọng tăng số lượng sáng chế của Việt Nam. Số lượng sáng chế này cũng là một chỉ tiêu xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) cần được cải thiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

 

Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, nhằm nâng tầm hệ thống sở hữu trí tệ với cơ chế bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích hoạt động sáng tạo, đổi mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao và phổ biến thành quả sáng tạo; phát huy vai trò làm công cụ phát triển kinh tế-xã hội của hệ thống sở hữu trí tuệ trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức.

 

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm.

Hà Giang: Lựa chọn khoa học và công nghệ là khâu đột phá phát triển kinh tế – xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, nhiệm kỳ 2015 – 2020 Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã xác định rõ hai khâu đột phá, trong đó có đột phá về “ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất”. Tỉnh cũng lựa chọn dược liệu và du lịch là những lĩnh vực phát triển trọng tâm.
 

Ngày 23/9/2017, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Giang về tình hình hoạt động KH&CN giai đoạn 2015 – 2017.

Dự buổi làm việc, về phía Bộ KH&CN còn có đồng chí Trần Việt Thanh, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN; lãnh đạo một số Cục, Tổng cục, Vụ trực thuộc Bộ. Về phía tỉnh Hà Giang có các đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) Tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh; Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành của Tỉnh; đại diện một số công ty hoạt động trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn Tỉnh.

Đột phá về ứng dụng KH&CN vào sản xuất

Báo cáo tình hình hoạt động KH&CN của Hà Giang cho thấy, giai đoạn 2015-2017, tỉnh Hà Giang được được giao trên 100 tỷ đồng để triển khai các nhiệm vụ KH&CN; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI đã xác đinh rõ hai khâu đột phá, trong đó có đột phá về “ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất”. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh, Ban cán sự Đảng đã chỉ đạo UBND Tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đến năm 2020 và tổ chức triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn Tỉnh, đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tỉnh đã thực hiện 19 đề tài, dự án cấp tỉnh về KH&CN, 05 dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi, 04 dự án thuộc Chương trình 68 và 13 nhiệm vụ thuộc Chương trình KH&CN Tây Bắc; Hiện toàn Tỉnh đã có 67 sản phẩm được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, trong đó thông qua hỗ trợ của Bộ KH&CN, 4 sản phẩm đặc sản đã xây dựng Chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, Hà Giang là một trong những tỉnh có chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin thuộc nhóm 10 tỉnh đứng đầu cả nước

 

Đồng chí Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.

 

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cũng khẳng định, mặc dù KH&CN đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của tỉnh Hà Giang nhưng do xuất phát điểm kinh tế của Tỉnh thấp dẫn đến trình độ KH&CN còn hạn chế so với mặt bằng chung cả nước nên KH&CN vẫn chưa thể hiện rõ vai trò động lực cho sản xuất, chưa có nhiều công trình khoa học mang tính đột phá; Việc gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và kế hoạch phát triển KT-XH của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, rất ít các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất Nông lâm nghiệp và chưa chú trọng đến ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh.

 

Từ những thực tế trên, lãnh đao tỉnh Hà Giang cũng kiến nghị với Bộ KH&CN một số nội dung như: Đề nghị Bộ hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi và Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen; hỗ trợ Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Giang; nghiên cứu chọn giống và nhân giống một số loại cây lâm sản ngoài gỗ cho Tỉnh; chọn tỉnh Hà Giang làm điểm thực hiện một chương trình đầu tư ứng dụng KH&CN vào hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đặc biệt khó khăn; đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu thiết bị KH&CN phục vụ các chương trình, dự án của Tỉnh…

Để thực hiện hiệu quả những đề xuất nêu trên, đối với hoạt động KH&CN, Tỉnh sẽ rà soát lại một số Trung tâm và cơ cấu lại một số đơn vị KH&CN, bên cạnh đó sẽ đổi mới hoạt động KH&CN theo cách tiếp cận từ tập trung cao độ sang làm việc nhóm. Đặc biệt thực hiện liên kết hợp tác với một số đơn vị KH&CN trong và ngoài nước; có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN phát triển; phối hợp với Đại học Thái Nguyên nghiên cứu các đề tài bám sát quan điểm định hướng phát triển của Tỉnh.

Chú trọng liên kết các nguồn lực phát triển KH&CN

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ sự cảm ơn với  Lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện cho Bộ KH&CN có buổi làm việc về phát triển KH&CN của Tỉnh nằm trong tổng thể phát triển hoạt động KH&CN của đất nước. Bộ trưởng đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển KH&CN của tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua. Mặc dù là một tỉnh miền núi vẫn còn khó khăn nhưng Tỉnh vẫn quan tâm, đầu tư cho phát triển KH&CN, thực hiện thành công nhiều dự án với sự hỗ trợ của Trung ương, Bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh đem lại nhiều kết quả thiết thực phục vụ cho phát triển KT-XH của Tỉnh.

 

Kết luận buổi làm việc, Bộ truởng Chu Ngọc Anh đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển KH&CN tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua

 

Bộ trưởng khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn nhưng tiềm lực KH&CN đuợc tăng đáng kể, đặc biệt là nhân lực khoa học đuợc Tỉnh chú trọng. Đây cũng một trong hai khâu đột phá phát triển KT-XH của Hà Giang đang tập trung đẩy mạnh. Đặc biệt, trong sự chỉ đạo chung thấy rõ đuờng nét liên kết mở rộng hợp tác về KH&CN, sự vào cuộc không chỉ tiếp cận về mặt cơ chế chính sách mà còn liên kết với các nguồn lực và các chính sách liên quan để phát triển. Bộ truởng đưa ra gợi ý Hà Giang cần chú trọng hơn nữa trong việc tăng cuờng "sức khỏe" cho doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao KH&CN vào cuộc sống.

 

Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào các lĩnh vực đời sống – xã hội, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ngoài thị trường; thực hiện các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường nhân lực quản lý, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN; xây dựng chính sách đi đôi với nội dung thực hiện cụ thể.

Đối với các kiến nghị, đề xuất của Tỉnh với Bộ KH&CN, Bộ trưởng nhất trí và chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương và của Bộ phối hợp chặt chẽ để kịp thời có những điều chỉnh, hỗ trợ tối đa cho tỉnh Hà Giang trong hoạt động KH&CN thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tặng Bộ trưởng và Đoàn công tác một số sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.

 

Tại buổi làm việc, thay mặt các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã tặng Bộ trưởng và Đoàn công tác Bộ KH&CN một số sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Tỉnh. Trong chuyến công tác, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và Đoàn công tác Bộ KH&CN cùng các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh đã đến dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Đài hương 468, xã Thanh Thủy và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Vị Xuyên).

 

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Đoàn công tác Bộ KH&CN thắp hương các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên.

 

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng có buổi làm việc với Sở KH&CN tỉnh Hà Giang. Trao đổi với cán bộ, công nhân viên chức của Sở, Bộ trưởng cho biết, hiện nay Nhà nước đang rất cần những người trẻ, nhà khoa học trẻ có năng lực về làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, vấn đề đặt ra chính là đối với chính sách đãi ngộ như hiện nay thì việc giữ chân họ là một vấn đề rất khó khăn, và việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách hấp dẫn giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Tổ chức cá nhân bên ngoài đang là vấn đề đặt ra với Bộ KH&CN. Bộ trưởng mong muốn Sở sẽ là cánh tay nối dài của Bộ ở địa phương, mỗi cán bộ của Sở phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ để tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp, xã hội những vấn đề về KH&CN (các văn bản,chính sách pháp luật về KH&CN…).

 

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, công nhân viên chức của Sở KH&CN tỉnh Hà Giang.

 

Trước đó, ngày 22/9/2017,  Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Đoàn công tác đã đi thăm phòng nuôi cấy mô sản xuất các loại giống cây lâm nghiệp, dược liệu của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp và Môi trường tại huyện Vị Xuyên; thăm vườn trồng dược liệu của Công ty Cổ phần phát triển dược liệu An Vy tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ); kiểm tra chương trình thụ tinh nhân tạo cho đàn Bò tại xã Thanh Vân (Quản Bạ); thăm gian hàng trưng bày quả Hồng không hạt tại Lễ công bố CDĐL sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ. 

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh thăm phòng nuôi cấy mô sản xuất các loại giống cây lâm nghiệp, dược liệu của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp và Môi trường tại huyện Vị Xuyên.

 

Đoàn công tác Bộ KH&CN cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Quản Bạ thăm vườn trồng dược liệu của Công ty Cổ phần phát triển dược liệu An Vy tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ).

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng Đoàn công tác của Bộ KH&CN kiểm tra chương trình thụ tinh nhân tạo cho đàn Bò tại xã Thanh Vân (Quản Bạ)  4

 

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh thăm gian hàng trưng bày quả Hồng không hạt tại Lễ công bố CDĐL sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ.

 

ãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN trao Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ.

Công nghệ hạt nhân giúp các nước khu vực Đông Nam Á tăng cường sản xuất lúa gạo, ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 20/9/2017, Hội nghị “Công nghệ hạt nhân giúp các nước khu vực Đông Nam Á tăng cường sản xuất lúa gạo, ứng phó với biến đổi khí hậu” được tổ chức tại trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Viên, Áo. Hội nghị nằm trong khuôn khổ Sự kiện “Hệ thống sản xuất lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu (CRiPS)” do IAEA phối hợp với Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức bên lề Khóa họp Đại hội đồng IAEA (từ ngày 18-22/9/2017 tại Viên, Áo).
 

Các đại biểu tham dự Hội nghị gồm có: Ông Aldo Malavasi – Phó Tổng giám đốc IAEA kiêm Vụ trưởng Vụ Khoa học và Ứng dụng hạt nhân của IAEA, Ông Dazhu Yang – Phó Tổng Giám đốc IAEA kiêm Vụ trưởng Vụ Hợp tác kỹ thuật của IAEA, Ông Qu Liang – Trưởng Ban hợp tác IAEA/FAO về Kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và lương thực, Bà Najat Mokhtar – Trưởng Ban Hợp tác kỹ thuật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Vụ Hợp tác kỹ thuật của IAEA, đại diện quan chức, Đại sứ các nước khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia và khách mời quốc tế. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị gồm có ông Vũ Việt Anh – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Áo, TS. Hoàng Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, TS. Trần Thị Bích Ngọc – Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, TS. Nguyễn Trọng Khanh – Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

 

Các đại biểu tham dự Hội nghị

 

Là nơi sản xuất 90% lượng gạo của thế giới tuy nhiên các nước ở khu vực Châu Á trong những năm gần đây đang phải đối mặt với tình trạng biến động sản lượng lương thực do việc tăng nhiệt độ khí quyển đã kéo theo sự gia tăng của bệnh dịch, các loại côn trùng gây hại, các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn khu vực ven biển,…. Trong hoàn cảnh đó, công nghệ hạt nhân có khả năng giúp người nông dân ứng phó với tác động nhiều mặt của biến đổi khí hậu. Theo Bà Najat Mokhtar, ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống đột biến, quản lý đất, nước và dinh dưỡng cây trồng là các biện pháp nhằm giải quyết thách thức về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hiệp quốc. Trong những năm qua, IAEA/FAO đã hỗ trợ các nhà khoa học trong việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị để phát triển các nghiên cứu về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học tới từ các nước Malaysia, Philippine, Indonesia và Việt Nam đã đưa ra cảnh báo và các bằng chứng chứng tỏ tác động của biến đổi khí hậu sẽ gây ra những khủng hoảng về nước và lương thực đối với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các chuyên gia tới từ các nước cũng giới thiệu kết quả nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phục vụ phát triển nông nghiệp của nước mình: Tại Philippine, các kỹ thuật đồng vị giúp người nông dân tiết kiệm hơn 4 triệu USD tiền phân bón, tăng 50% sản lượng gạo và giảm 35% lượng nước tưới mỗi mùa vụ; Indonesia với sự hỗ trợ của IAEA/FAO đã cho ra đời 22 giống lúa đột biến, 800.000 nông dân được hưởng lợi và sản xuất lương thực đủ cho 20 triệu người dân.

Theo TS. Nguyễn Trọng Khanh, Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong năm 2016, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng. Với ưu tiên hàng đầu là có khả năng đáp ứng với các mối đe dọa về lương thực và nông nghiệp trong tương lai, các kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật đồng vị đã được ứng dụng trong nông nghiệp và thu được nhiều kết quả. Kể từ năm 2012, thông qua việc áp dụng kỹ thuật đột biến phóng xạ, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra 7 giống lúa đột biến gien có năng suất cao và chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt, trên 300.000 nông dân Việt Nam đang được hưởng lợi từ những giống mới được phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo dự báo của Ông Qu Liang, nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng 60% vào năm 2050, trên 2/3 nạn đói của thế giới hiện nay xảy ra ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ông Qu Liang cũng nhấn mạnh, các nước cần cam kết để đưa ra một giải pháp tối ưu cho khu vực và trên phạm vi toàn cầu nhằm tăng cường sản lượng lương thực trong hoàn cảnh đối mặt với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam tính đến năm 2013, trên 50 giống cây trồng nông nghiệp bao gồm các giống lúa, đậu tương, bưởi, … được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến. Năm 2014, IAEA đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống. Bên cạnh ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống đột biến, kỹ thuật đồng vị sử dụng các đồng vị của Ni-tơ và Ô-xy cũng có tiềm năng rất lớn trong quản lý đất, nước và dinh dưỡng cây trồng, góp phần đáng kể giúp tiết kiệm phân bón và giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại Đại Hội đồng ngành năng lượng nguyên tử ngày 19/9/2017

Ngày 19/9/2017, Đoàn Đại biểu Việt Nam tiếp tục tham dự Đại Hội đồng ngành năng lượng nguyên tử được tổ chức tại trụ sở của Cơ quan Năng lượng nguyên tử (IAEA), Viên, Cộng hoà Áo diễn ra trong tuần từ ngày 18-22/9/2017. Tại Phiên họp toàn thể vào buổi sáng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia trước Đại hội.
 

Mở đầu bài phát biểu, Thứ trưởng Phạm Công Tạc chúc mừng ông Amano Yukiya tiếp tục được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc IAEA. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam tiếp tục thực hiện Chiến lược sử dụng Năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình theo hướng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trong khuôn khổ hợp tác với IAEA giai đoạn 2016-2017 cùng với việc triển khai 8 dự án hợp tác kỹ thuật quốc gia (national projects), Việt Nam đã tích cực tham gia vào 13 dự án vùng (RCA) và nhiều dự án liên vùng (inter-regional projects). Giai đoạn 2018-2019, Việt Nam đã đề xuất với IAEA 06 dự án quốc gia mới. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và năng lượng hạt nhân đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản lượng nông nghiệp trong những năm qua. Đặc biệt, kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng trong việc kiểm dịch thực vật, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; sản xuất các chất hoạt tính sinh học từ các phụ phẩm nông nghiệp; quản lý đất, phân bón, dinh dưỡng thực vật và bảo vệ môi trường; bảo vệ thực vật. Đến cuối năm 2016, nhờ phương pháp đột biến trong lĩnh vực nhân giống cây trồng, Việt Nam đã có 67 giống đột biến mới được tạo ra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.

 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu tại Đại Hội đồng ngành năng lượng nguyên tử ngày 19/9/2017

 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh sự hợp tác và hỗ trợ của IAEA đóng một vai trò quan trọng, giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu ý nghĩa đối với việc ứng dụng năng lượng hạt nhân trong nông nghiệp, y tế, môi trường và các ngành công nghiệp.


Nhân dịp này, Thứ trưởng cảm ơn IAEA về sự hợp tác và giúp đỡ quý giá, và mong rằng IAEA sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực và biện pháp hợp tác hiệu quả nhằm giúp các quốc gia thành viên đang phát triển đạt được mục tiêu sử dụng an toàn, an ninh và hòa bình năng lượng hạt nhân vì sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, Thứ trưởng khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn của Việt Nam đối với các hoạt động của IAEA trong việc tăng cường và thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân vì một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng.

Cùng ngày, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã có các cuộc họp song phương với Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (Bộ Năng lượng Hoa Kỳ), Cơ quan pháp quy hạt nhân của Liên bang Nga (Rostechnadzor) và Cơ quan pháp quy hạt nhân Úc (Arpansa). Trong các buổi làm việc này, Cục ATBXHN đánh giá cao và cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong giai đoạn vừa qua đối với Cục cũng như một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và ứng dụng bức xạ vì mục đích hòa bình ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục ATBXHN cũng trao đổi, đề xuất với các đối tác một số định hướng mới trong kế hoạch hợp tác song phương về pháp quy hạt nhân và đào tạo nguồn nhân lực./.