Hội nghị công tác xuất bản sách Khoa học và Công nghệ 2017

 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Ngày 8/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (Bộ KH&CN) (NXB) đã tổ chức Hội nghị công tác xuất bản sách KH&CN. Tại đây, rất nhiều ý kiến đóng góp về những hướng đi tiềm năng cho công tác xuất bản sách Khoa học và Kỹ thuật được đưa ra.
 
 
 
Ảnh thứ trưởng Trần Quốc Khánh
Đây là cơ hội quý báu để Nhà xuất bản lắng nghe ý kiến, đóng góp của các tác giả, các nhà khoa học, các tổ chức là các trường Đại học, thư viện, Sở KH&CN các tỉnh, thành phố và đặc biệt là những chia sẻ của các cá nhân tâm huyết với công tác xuất bản nhằm nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm là sách, văn hóa phẩm khác để tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về KH&CN một cách chính xác, đầy đủ và hiệu quả hơn. Đồng thời, đây cũng là dịp để đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà xuất bản KH&KT được tự tin khẳng định và xây dựng hình ảnh, mạng lưới cộng tác viên của mình ở khắp các lĩnh vực KH&CN khác nhau.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh khẳng định: trong những năm qua, NXB đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ xuất bản sách khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Có nhiều cố gắng thích ứng với cơ chế thị trường và có bước phát triển đáng kể trong đổi mới. Chất lượng sách cả về nội dung và hình thức không ngừng được nâng lên. Cung cấp cho xã hội khối lượng thông tin, kiến thức lớn về nhiều lĩnh vực KH&CN, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển KH&CN của Đảng, của Bộ KH&CN.
 
Năm 2017, NXB đã củng cố và mở rộng được mạng lưới cộng tác viên, phối hợp với các tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu xuất bản nhiều đề tài có hàm lượng khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Bên cạnh những thuận lợi, năm qua công tác xuất bản còn tồn tại một số khó khăn và thách thức lớn đối với lĩnh vực xuất bản sách như phải chịu sự cạnh tranh của sách điện tử, xuất bản phẩm bị copy bán giá rẻ dẫn đến sản phẩm của NXB bị tồn đọng, không thu hồi được vốn để tái sản xuất. 
Để khắc phục những khó khăn trên, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh trong thời gian tới NXB cần rà soát, đánh giá các kết quả đã đạt được và đề ra định hướng phát triển, nhiệm vụ và giải pháp mới trong công tác xuất bản cho những năm tiếp theo một cách phù hợp. Bên cạnh đó, NXB cần tiếp tục quán triệt tinh thần thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Thông báo số 19-TB/TW ngày 29/12/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 24 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện cảu hoạt động xuất bản.
 
 
Các ấn phẩm của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
 
Ông Võ Tuấn Hải – Phó giám đốc NXB cho biết: Trong năm 2017, NXB đã phối hợp với 8 đơn vị trong Bộ KH&CN xuất bản 14 đề tài; Phối hợp các tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu xuất bản 97 đề tài phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức; Nhà xuất bản đang triển khai thực hiện với 06 đề tài, 6.700 bản, 2,5 triệu trang in. Tất cả các đề tài sẽ được chuyển đến thư viện các Bộ, ngành, các địa phương trong cả nước phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến và phát triển khoa học, công nghệ.
 
Bên cạnh đó, NXB cũng phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia xuất bản cuốn: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016; Khoa học và Công nghệ thế giới – kỹ năng cho đổi mới sáng tạo. Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ xuất bản Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017, nhằm tôn vinh, cổ vũ các tổ chức và cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ, công bố rộng rãi các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ để mọi người dân, mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp biết và thi đua hưởng ứng các hoạt động sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở mọi lĩnh vực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế thắng lợi; khẳng định năng lực sáng tạo của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Đặc biệt, NXB đã tích cực tham gia giới thiệu và phục vụ sách tại Hội sách chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 4. Lựa chọn sách tham gia dự thi sách Hay, sách Đẹp và 01 đề tài đã đoạt giải Vàng sách Hay, đó là cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam của Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam, 01 đề tài đã đoạt giải Bạc  sách Hay, giải Khuyến khích sách Đẹp, đó là cuốn Hệ nấm mốc ở Việt Nam – phân loại, tác hại, độc tố, cách phòng chống của tác giả  TS. Đặng Vũ Hồng Miên.
Để thực hiện tốt hơn nữa trong công tác xuất bản, năm tới các đề tài xuất bản của NXB sẽ tập trung vào các mảng: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, các hướng công nghệ ưu tiên: công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy – tự động hoá, công nghệ môi trường; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trong việc lựa chọn đề tài sách và tác giả; Xây dựng tủ sách các đề tài khoa học và công nghệ ứng dụng vào sản xuất, đời sống; Xây dựng tủ sách dành cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp khoa học và công nghệ về sáng tạo, đổi mới và quản trị công nghệ; …
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe nhiều ý kiến tham luận về: Từ ý tưởng đổi mới sáng tạo đến sản phẩm hàng hóa; Vấn đề lựa chọn nhà xuất bản uy tín để công bố công trình khoa học; Thị trường xuất bản sách KH&CN ở nước ta hiện nay; Xuất bản sách về chính sách KH&CN trong giai đoạn hiện nay; Lựa chọn đề tài KH&CN để dự thi sách Hay, sách Đẹp hằng năm. Nhiều ý kiến cho rằng, NXB cần phải đầu tư công sức, tâm huyết, kinh phí cho công tác xuất bản, nâng cao hơn nữa chất lượng cả về nội dung và hình thức, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để xuất bản những cuốn sách phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi khác nhau, mở rộng thêm lĩnh vực, phân khúc thị trường rõ ràng. Bên cạnh đó, Nhà Xuất bản cần xây dựng một thương hiệu, sự khác biệt so với các Nhà xuất bản trong lĩnh vực KH-KT khác, mở rộng liên kết với các nhà xuất bản khác để thu hút nguồn lực cũng như tăng cường sức mạnh…Đây sẽ là những gợi ý, định hướng quan trọng giúp NXB nâng cao chất lượng dịch vụ và đề xuất phương án xuất bản, phát hành mới.
Nhà xuất bản KH&KT có sứ mệnh xuất bản những sản phẩm chất lượng cao theo định hướng phát triển của Bộ KH&CN, xuất bản và phổ biến rộng rãi kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, tài liệu mới, kiến thức cơ bản phục vụ đông đảo nhiều đối tượng độc giả… Trong năm qua, Nhà xuất bản KH&KT đã xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị, thiết thực phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ cho các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và phổ biến kiến thức KH&CN phục vụ nâng cao dân trí trên toàn quốc…
 
Tin, ảnh: Ánh Tuyết – Văn Nguyên
 
 
 
 
 
 
 

Chủ tịch Quốc hội thăm cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất Australia

 
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, ngày 30/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang (CSIRO) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR).
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) ở Thủ đô Canberra
 
 
Phát biểu tại CSIRO, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ liên bang, bày tỏ vui mừng khi chứng kiến lễ ký kết Chương trình hành động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Bộ Công nghiệp và Khoa học sáng tạo Australia. Điều này thể hiện Việt Nam rất quan tâm hợp tác toàn diện với Australia nói chung, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ.
 
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và hoan nghênh sự hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang đã thực hiện dự án ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull chứng kiến lễ ký kết hỗ trợ cho Việt Nam trong dịp Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 vừa qua.
Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang là cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất, có uy tín nhất ở Australia hiện nay với rất nhiều lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp và thực phẩm; năng lượng; y tế và an toàn sinh học; đất và nước; công nghệ chế tạo; tài nguyên khoáng sản; khoa học biển và khoa học khí quyển; thiên văn học và khoa học vũ trụ; công nghệ thông tin và truyền thông… Các nghiên cứu của CSIRO luôn đạt chất lượng đẳng cấp quốc tế và được công bố, xuất bản trên các tạp chí hàng đầu thế giới. Các kết quả nghiên cứu của CSIRO trong những năm qua đã mang lại nhiều tác động tích cực về kinh tế, môi trường và xã hội đối với Australia nói riêng và thế giới nói chung.
 
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh chủ trương của Quốc hội Việt Nam là ngân sách có thể giảm ở các lĩnh vực khác, nhưng riêng với giáo dục và khoa học công nghệ phải luôn được chú trọng. Những vấn đề mà Viện nghiên cứu và hợp tác với Việt Nam sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân Việt Nam.
 
Cũng tại đây, Chủ tịch Quốc hội đã chứng kiến ký kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang Kế hoạch hành động về hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam– Australia.
 
* Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia. Đây là đơn vị có sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong nhiều năm qua. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam là đất nước có 70% làm nông nghiệp nên việc ứng dụng những nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng; đồng thời hoan nghênh sự hợp tác của Trung tâm với Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời gian qua, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đời sống của người dân Việt Nam.
 
ACIAR bắt đầu chương trình hợp tác ở Việt Nam từ năm 1993 và đã hỗ trợ hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tại Việt Nam với số tiền đầu tư trị giá 100 triệu AUD (gần 76 triệu USD) thông qua 170 dự án. Mục tiêu của ACIAR là hỗ trợ dành cho Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực như chính sách phát triển nông nghiệp, kinh tế và kinh doanh nông nghiệp, tài nguyên đất và nước, chăn nuôi, khoa học cây trồng, lâm nghiệp và thủy sản….
 
Kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích cho nhiều nhóm đối tượng, bao gồm cả các nhà hoạch định chính sách tại trung ương và địa phương, và các cán bộ khuyến nông, nhưng mục tiêu chính đối với Việt Nam của ACIAR là hướng đến nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế lâu dài cho nông dân, nhất là các nông hộ nhỏ./.
 
Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Chu-tich-Quoc-hoi-tham-co-quan-nghien-cuu-khoa-hoc-lon-nhat-Australia/323452.vgp
 
 
 
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Cần đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp để phát huy lợi thế địa phương

Cần đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp để phát huy lợi thế địa phương
Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân các tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp giúp bà con tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất khép kín. Đặc biệt, các Sở KH&CN cần chú trọng đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu, phát huy lợi thế địa phương.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết tại Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa HND Việt Nam với Bộ KH&CN năm 2017 được tổ chức tại Tp. Hải Phòng ngày 06/12/2017. Hội nghị do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức.
 
Tham  dự Hội nghị còn có đồng chí Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện cán bộ, lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ KH&CN; cùng sự tham dự của các đại diện Hội Nông dân và Sở KH&CN của 16 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
 
 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và ông Phạm Tiến Nam chủ trì Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị, đồng Phạm Tiến Nam đánh giá cao Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ KH&CN thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các hội viên; nông dân được tham gia trực tiếp vào các mô hình, dự án với hàng nghìn mô hình, dự án KH&CN được triển khai trên toàn quốc. Nhiều tiến bộ KH&CN được ứng dụng, chuyển giao thành công tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thay đổi cơ cấu, tư duy, tập quán sản xuất, tạo sự  liên kết giữa người nông dân với các tổ chức, cá nhân làm KH&CN để nâng cao trình độ sản xuất, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
 
“Thông qua các Chương trình, dự án hoàn thiện được quy trình, kế thừa được giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó huy động các nguồn lực của các tổ chức cá nhân trong tỉnh để mở rộng ra các địa phương khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Nam cho biết thêm.
 
 
 
Ông Phạm Tiến Nam phát biểu tại Hội nghị
 
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo sơ kết năm 2017 cũng chỉ ra những nguyên nhân bất cập như một số địa phương còn chưa phối hợp được trong việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của Chương trình khiến việc lồng ghép hoạt động KH&CN với các Chương trình phát triển KT-XH tại các tỉnh chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều kết quả còn hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc ứng dụng kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ do cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực này còn thiếu… Đặc biệt thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN về chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật còn hạn chế.
 
Cũng tại Hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố đã chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai các dự án KH&CN, xây dựng chuyển giao các mô hình ứng dụng KH&CN cho nông dân, những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình phối hợp như: Công tác tuyên truyền, vận động hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; nhiều đề tài, dự án, sáng kiến chưa có tính mới, tính hiệu quả; kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện đề tài KH&CN, triển khai các mô hình khoa học kỹ thuật còn hạn hẹp, năng lực cán bộ Hội nhiều nơi còn chưa đáp ứng …
 
Các đại biểu cũng  đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chương trình phối hợp những năm tiếp theo như: Phối hợp tuyên truyền các thông tin về KH&CN, các điển hình trong sản xuất nông nghiệp trên bản tin KH&CN; Xây dựng mô hình khoa học kỹ thuật tiêu biểu để nhân rộng; Đầu tư đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
 
 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ KH&CN trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị 2 ngành tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Sở KH&CN và Hội Nông dân các tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp giúp bà con tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất khép kín.
 
Đặc biệt, các Sở KH&CN cần chú trọng đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu, phát huy lợi thế địa phương. Tổ chức tham quan, xây dựng các mô hình điểm thuộc Chương trình, dự án phát triển nông thôn miền núi. Hàng năm, Sở KH&CN các tỉnh báo cáo với UBND tỉnh về mục đích phối hợp giữa Hội Nông dân với Sở KH&CN để dự trù kinh phí xây dựng dự án. Hội Nông dân các tỉnh chủ động xây dựng mô hình, dự án, đề tài phù hợp với điều kiện địa phương giúp bà con phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

“Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc”

 
Sáng nay 05/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự khai mạc Hội thảo – Triển lãm quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh – Smart Industry World 2017".
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh; lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, địa phương cùng hơn 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế.
 
Thủ tướng cắt băng khai mạc Hội thảo – Triển lãm quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh 2017 (Ảnh Quang Hiếu)
 
Tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các quốc gia trên thế giới đều có những đối sách khác nhau nhằm tận dụng được xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như Chương trình "Công nghiệp 4.0" của Cộng hòa Liên bang Đức; Chương trình "Hợp tác Sản xuất Tiên tiến" của Mỹ với sáng kiến "Cộng đồng Công nghiệp Internet"…
Theo Thủ tướng, hầu hết các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế số, thúc đẩy công nghiệp thông minh.
"Nhiều tập đoàn như Alibaba, Facebook, Amazon… đã trở thành những người khổng lồ trong thương mại điện tử, mạng xã hội và có tác động lan tỏa, kết nối mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu"- Thủ tướng nêu rõ.
Trước xu hướng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều giải pháp quan trọng. Các bộ, ngành và địa phương tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. Đa số các dịch vụ công hiện nay đã chuyển sang trực tuyến (88%), trong đó hơn 10% đã ở mức độ 3 và 4.
Đến nay, Việt Nam đã cơ bản phủ sóng 4G với trên 4 nghìn trạm phát sóng và hơn 95% dân số được phủ sóng; khoảng 52 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số (đứng thứ 5 ở châu Á – Thái Bình Dương) và khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Đây là một nền tảng quan trọng giúp Việt Nam nắm bắt nhanh chóng những thành tựu công nghệ mới.
Cùng với đó, số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên trên 3.000 năm 2017. Cùng với khoảng 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã hoạt động tại Việt Nam, các tập đoàn, ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tích cực tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
"Đặc biệt, Tập đoàn Viettel đã được xếp hạng tốp 5 thương hiệu viễn thông hiệu quả nhất ASEAN, tốp 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới"- Thủ tướng biểu dương.
Bên cạnh những cơ hội, Thủ tướng cũng chỉ rõ những thách thức. Đó là nhiều ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… sẽ thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, rô-bốt hóa, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, dư thừa lao động trình độ thấp, nhập khẩu công nghệ lạc hậu, mất an toàn, an ninh thông tin. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới…
Vì vậy, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thủ tướng cũng nêu một số nội dung trọng tâm như: tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam có đội ngũ trên 1 triệu nhân lực công nghệ số trình độ cao…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tai hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh, đặc biệt là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN;, trong đó nêu rõ những bài học kinh nghiệm và điều kiện áp dụng.
"Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc, chúng ta không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt. Hãy cùng nỗ lực, biến khát vọng thịnh vượng của quốc gia, dân tộc thành những việc làm và hành động cụ thể. Tập trung nắm bắt xu hướng công nghệ mới, trang bị đủ năng lực, sẵn sàng tiếp nhận các mô hình kinh doanh mới, dũng cảm từ bỏ, cải cách mô hình cũ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, người tiêu dùng"- Thủ tướng nhấn mạnh.
 
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh 2017. (Ảnh Quang Hiếu)
 
Giá trị cốt lõi của Việt Nam dựa trên đột phá đổi mới sáng tạo
Trong phần trình bày của Bộ KH&CN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương cho rằng, để có thể tiếp cận thành công cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của Việt Nam dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, trên cơ sở sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
Dẫn thông tin tổng quan về việc thế giới đang làm gì để bắt nhịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0), Thứ trưởng Phạm Đại Dương cho biết, tại Mỹ đã có nhiều chương trình, chiến lược để giữ vững vị thế dẫn đầu về công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới nhất liên quan đến Industry 4.0. Có thể kể đến như: Internet công nghiệp (Industrial Internet); Hợp tác sản xuất nâng cao (Advanced Manufacturing Partnership – AMP). Ở Đức cũng xây dựng Chiến lược Industrie 4.0 để tiến lên phía trước trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trọng tâm là sản xuất thông minh. Chính phủ Đức đầu tư 200 triệu Euro cho nghiên cứu các công nghệ trong lĩnh vực này. Ở Nhật Bản đã xây dựng Society 5.0, là một sự kết hợp của Công nghiệp 4.0 với vấn đề về văn hóa, xã hội. Mục tiêu là xây dựng Nhật Bản trở thành "quốc gia thân thiện đổi mới sáng tạo nhất thế giới". Cùng với đó các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đều xây dựng chiến lược phát triển riêng với những khoản đầu tư ngân sách rất lớn cho công cuộc này.
Theo Thứ trưởng Phạm Đại Dương, cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới là tập trung xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hiệu quả nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy số hoá, ứng dụng các công nghệ số hoá trong công nghiệp, dịch vụ như: nâng cấp hạ tầng truyền thông băng thông rộng, các chương trình nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, Internet vạn vật,…; có chính sách bảo vệ và thúc đẩy sử dụng tài sản trí tuệ; hỗ trợ kinh phí hoặc lãi suất vay cho doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số. Đồng thời họ cũng xây dựng các trung tâm thử nghiệm và triển khai Industry 4.0, là nơi kết nối doanh nghiệp, viện, trường, thử nghiệm các sản phẩm mới, đào tạo nhân lực, thí điểm chính sách đối với Industry 4.0.
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương phát biểu tại buổi Tọa đàm trong khuôn khổ Hội thảo – Triển lãm quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh 2017
 
Cần chiến lược cụ thể
Thực tế ở Việt Nam, tuy chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy Công nghiệp 4.0, nhưng trong từng lĩnh vực liên quan, đã có những định hướng và chiến lược cụ thể. Theo đó trong các chỉ đạo của Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; các chiến lược phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam; Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 với việc xác định các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: CNTT-TT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy – tự động hoá; Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4… đã góp phần chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguồn lực Việt Nam tận dụng được cơ hội của Industry 4.0, song phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm.
“Nếu nói rằng công nghiệp thông minh là công nghiệp của sự kết nối, sáng tạo thì sự tiếp cận của chúng ta trong thời gian qua còn rời rạc, thiếu kết nối, vẫn đang là các hoạt động của từng ngành, từng khối riêng lẻ, vẫn đang là sự đổi mới “cũ”, chưa có sự sáng tạo, đột phá trong cách tiếp cận”, ông Dương nói và kiến nghị để có thể tiếp cận thành công cơ hội của Industry 4.0, cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của Việt Nam dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, trên cơ sở sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
Ông Brian Hull – Tổng Giám đốc ABB tại Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh về sự thay đổi nhất là ở góc độ cơ quan thực thi là các doanh nghiệp trong việc cung ứng và ứng dụng công nghệ. 
Chia sẻ từ chính ví dụ của ABB trong quá trình tạo dựng lên nguồn tài sản lớn, ông Brian Hull phân tích để thấy một bức tranh toàn diện về sự hiện diện của công nghệ, đó là sự kết nối, công nghệ quản lý, quy trình làm việc, hệ thống thương mại, thị trường… Tất cả các thông số được hiển thị cụ thể 24/7 và toàn bộ dữ liệu có thể thấy ở các thiết bị có thể kiểm soát ở các cấp độ khác nhau ở ABB.
“Việc quản lý như thế này không phải là khoa học viễn tưởng mà là hiện thực. Thế giới đang thay đổi, nếu chúng ta không bắt nhịp sẽ tụt hậu. Vì vậy đây là thời điểm phải thấy được không chỉ thay đổi công nghệ mà cần có một mô hình vận hành chuẩn ở Việt Nam” – Brian Hull nhấn mạnh.
Ông Tống Viết Trung – Phó Tổng Giám đốc Viettel cũng cho rằng, để tận dụng tối đa lợi thế của Industry 4.0, Việt Nam cần làm nhanh hơn và tốt hơn cho việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số và khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó cũng tìm giải pháp để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này khi kết nối tự động hóa sẽ dẫn đến việc xáo trộn và các mô hình sản xuất tăng kết nối sẽ bị phụ thuộc lẫn nhau.
 
Để có thể tiếp cận thành công cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dưới góc nhìn của ngành KH&CN, Bộ KH&CN khuyến nghị:
– Nhà nước cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách. Đặc biệt là các chính sách hướng tới phát triển công nghiệp 4.0, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hoá, chuyển giao và đổi mới công nghệ.
– Các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn trong phối hợp với Chính phủ, chia sẻ với Chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực KH&CN, đổi mới sáng tạo quốc gia.
– Quyết liệt đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề. Phát triển một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh chiến lược ở tầm quốc gia.
– Có chiến lược hợp tác cụ thể với các quốc gia đi đầu trong khu vực để cùng phát triển những thế mạnh của mình, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
– Cần sự chung tay của nhóm các chuyên gia cao cấp từ các khối doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và Chính phủ để khảo sát, đánh giá lại hiện trạng sẵn sàng với công nghiệp 4.0 của Việt Nam, dự báo một số kịch bản tác động của công nghiệp 4.0 tới Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận Công nghiệp 4.0 một cách rõ ràng hơn cho Việt Nam
 

Khóa họp thứ 20 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực Đối thoại chiến lược lần thứ 9 Việt Nam – Liên bang Nga

 
Thúc đẩy hợp tác hiệu quả Việt Nam – Liên bang Nga
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga MỚI NHẤT Đổi mới tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuỗi cung ứng khu vực
Đổi mới tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuỗi cung ứng khu vực
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Brazil
APEC 2017: Tìm giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 8/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga đã tổ chức Khóa họp lần thứ 20. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga Igor Ivanovich Shuvalov đồng chủ trì Khóa họp. Tham dự còn có đại diện một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp của hai nước.
 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu khai mạc cuộc họp. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
 
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga được xây dựng và không ngừng phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị truyền thống, thủy chung gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng qua những biến động của lịch sử. 
 
Chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn mà những người anh em Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. 
 
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đã phát triển hết sức tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở mỗi quốc gia. Việc duy trì và tổ chức thường niên Khóa họp của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga với các giải pháp cụ thể và toàn diện, đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng hiệu quả, thiết thực nhằm hiện thực hóa các cam kết và quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước. 
 
Trong thời gian qua, thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã lấy lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu có hiệu lực. Trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đạt gần 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016. 
 
Về đầu tư, đến hết tháng 6/2017, Nga có 115 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số vốn 1,05  tỷ USD; Việt Nam có 18 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 2,4 tỷ USD. Số lượng và chất lượng của các dự án hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, khoa học – kỹ thuật và công nghệ cũng có xu hướng tăng.   
 
Tại Khóa họp, hai bên đã rà soát lại tình hình thực hiện Biên bản ghi nhớ của Khóa họp 19, đồng thời thảo luận, đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương trong thời gian tới. Hai bên đánh giá quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục phát triển tốt đẹp với độ tin cậy cao, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển năng động, các dự án hợp tác trọng điểm cơ bản được triển khai tốt, đạt kết quả tích cực.  
 
Hai Phó Thủ tướng nhất trí cần triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, tạo bước đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2020. 
 
Ở góc độ hợp tác địa phương, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 5 địa phương của Liên bang Nga. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất với thành phố Saint Petersburg về nội dung dự thảo lộ trình triển khai hợp tác song phương giai đoạn 2018 – 2020 theo nội dung Biên bản Khóa họp 19 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga, để có thể ký kết vào đầu năm 2018. 
 
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên xúc tiến, trao đổi đầu tư và thương mại, học hỏi kinh nghiệm tại Liên bang Nga. Ngược lại, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là điểm đến đầu tư, kinh doanh và du lịch của người dân Nga. Đồng thời, Khóa họp lần thứ 20 sẽ giúp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, mang lại những cơ hội hợp tác cho các địa phương, doanh nghiệp giữa hai bên, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương Liên bang Nga. 
 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng thứ Nhất Liên bang Nga Igor Suvalov ký kết biên bản Khóa họp. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Chiều cùng ngày, tại buổi họp báo thông tin kết quả Khóa họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: Khóa họp lần thứ 20 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã dành thời gian để trao đổi, thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các nội dung hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, y tế, xây dựng, lao động, văn hóa, thể thao và du lịch… 
 
Về hợp tác kinh tế, thương mại, hai Phó Thủ tướng nhất trí cần triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu để tạo bước đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng như giữa Việt Nam với các thành viên khác của Liên minh Kinh tế Á – Âu. 
 
Hai bên cũng thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch thương mại hai chiều, trong đó trọng tâm là thúc đẩy xuất khẩu sang Nga các mặt hàng nông – lâm – thủy sản và mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam. Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc nâng cao chất lượng hàng xuất nhập khẩu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, hai bên đã rà soát việc triển khai các dự án hợp tác được đưa vào Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên Việt – Nga, nhất trí thúc đẩy triển khai các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng… đồng thời xem xét khả năng triển khai các dự án hợp tác mới như xây dựng đường sắt đô thị, tàu điện ngầm. 
 
Về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, hai bên đánh giá tích cực đối với hoạt động của các liên doanh Việt – Nga trong việc thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Nga. Chính phủ hai nước tạo điều kiện để các liên doanh này tiếp tục hoạt động hiệu quả, tăng cường và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực, dự án năng lượng khác. Hai bên cũng nhất trí cần thúc đẩy hợp tác xây dựng và nâng cấp các nhà máy nhiệt điện, thủy điện tại Việt Nam. 
 
Phó Thủ tướng Thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga Igor Ivanovich Shuvalov bày tỏ hài lòng về kết quả Khóa họp lần thứ 20, khi hai bên đã thảo luận tất cả các chủ đề về hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, trong đó có những vấn đề còn khó khăn và triển vọng về phát triển hợp tác. Ông Igor Ivanovich Shuvalov cho rằng, mối quan hệ hai nước phát triển rất nhanh. Những chỉ tiêu hợp tác kinh tế không phản ánh đầy đủ mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai bên. 
 
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Igor Ivanovich Shuvalov, kim ngạch thương mại song phương hiện vẫn khá khiêm tốn. Hai bên đã thảo luận kỹ các giải pháp để đưa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu vào chiều sâu, có kết quả thực chất. Tại Khóa họp, hai bên cũng thảo luận tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản, trong đó hai bên đã ký kết mẫu chứng chỉ thú y và kiểm dịch để sản phẩm thịt của Nga có thể xuất khẩu sang Việt Nam thuận lợi là một minh chứng rõ nét. Về phía mình, Nga khẳng định sẽ quan tâm đến việc nhập khẩu các loại thủy – hải – nông sản của Việt Nam. Hai bên có nhiều tiềm năng, cơ hội để thiết lập các liên doanh trong lĩnh vực nông sản và phía Nga sẵn sàng cho sự hợp tác này. 
 
Phó Thủ tướng Igor Ivanovich Shuvalov cũng cho rằng, hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác trong công nghiệp như lắp ráp ô tô của Nga tại Việt Nam, lĩnh vực giáo dục đào tạo…; đồng thời tin tưởng Nga sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của Việt Nam, mong muốn doanh nghiệp Việt Nam có vị thế cạnh tranh tốt tại thị trường Nga. Trong khi đó, doanh nghiệp Nga cũng muốn tham gia xây dựng tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
 
Ngoài ra, hai bên nhận thấy còn nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như đầu tư xây dựng các trang trại, khu công nghiệp nhẹ tại Nga, đầu tư phát triển cơ sở và dịch vụ du lịch tại Việt Nam. Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, hai bên thống nhất cần tiếp tục duy trì trao đổi đoàn, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tọa đàm, triển lãm.
 
Tiến Lực (TTXVN)

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2017 – “Đổi mới sáng tạo – Cải thiện cuộc sống”

Ngày 26/4 hằng năm, chúng ta tổ chức kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới để tìm hiểu về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong việc khuyến khích đổi mới và sáng tạo.
 
Năm 2017, chúng ta tôn vinh “Đổi mới sáng tạo – Cải thiện cuộc sống”
Hằng ngày, những người bình thường vẫn tạo ra những điều mới mẻ lạ thường khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 
Đổi mới sáng tạo được thể hiện dưới vô số hình thức khác nhau, từ những thứ rất thông thường đến những thứ dường như rất phi thường: biển quảng cáo thu nước từ không khí để cung cấp nước sạch có thể uống được cho các cộng đồng dân cư địa phương ở Peru, máy in 3D của một trường đại học Mỹ có thể tái tạo mô người bị hỏng; dịch vụ chuyển tiền di động và tài chính vi mô ở Kenya, các giải pháp về năng lượng tái tạo để cấp điện chạy tủ lạnh ở vùng nông thôn Ấn Độ, pin graphene của Trung Quốc có thể sạc điện thoại di động chỉ trong vài phút; công nghệ hỗ trợ vượt trội đến từ Liên bang Nga giúp đỡ người khuyết tật thao tác các công việc thường ngày.
Những vấn đề cần phát triển
Từ các loại vật liệu và thuốc mới tới những giống cây trồng được cải tạo và truyền thông, đổi mới sáng tạo đang làm cho cuộc sống của chúng ta khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn.
 
Đổi mới sáng tạo là năng lực không giới hạn của con người. Nó biến những vấn đề thành sự phát triển. Nó phá vỡ các giới hạn về khả năng của con người, tạo ra những năng lực mới chưa từng có.
 
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2017 tôn vinh năng lực sáng tạo đó. Chúng ta sẽ cùng khám phá cách mà những sáng chế phi thường nhất của thế giới cải thiện cuộc sống của chúng ta và cách mà các ý tưởng mới giúp giải quyết những thách thức toàn cầu mà chúng ta đang cùng phải chia sẻ, như biến đổi khí hậu, y tế, nghèo đói và nhu cầu nuôi sống dân số đang tăng lên một cách chưa từng thấy.
 
 
Chúng ta sẽ xem xét cách thức mà hệ thống sở hữu trí tuệ hỗ trợ đổi mới sáng tạo bằng cách thu hút đầu tư, trao thưởng cho các nhà sáng tạo, khuyến khích họ phát triển các ý tưởng và đảm bảo rằng những tri thức mới của họ sẽ được dễ dàng tiếp cận để các nhà sáng tạo tương lai có thể dựa vào các công nghệ mới của ngày hôm nay.
 
Đến lượt bạn
Những đổi mới sáng tạo nào cải thiện cuộc sống của bạn nhất? Có thể làm gì hơn nữa để đảm bảo những công nghệ mới đến được những người cần chúng? Theo bạn, điều gì sẽ là ưu tiên để đổi mới sáng tạo trong tương lai?
 
Hãy tham gia vào cuộc nói chuyện: #worldipday
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo

Hội trại khoa học Asean+3 cho thiếu niên tại Hà Nội

 
Việt Nam đăng cai tổ chức hội trại khoa học ASEAN+3 cho thiếu niên tại Hà Nội
 
Từ ngày 10-15/7/2017, tại Trường Đại học FPT Hà Nội sẽ diễn ra Hội trại khoa học Odyssey Asean+3 cho Thiếu niên lần thứ 6 (APT JSO-6) với chủ đề “Năng lượng tái tạo cho cuộc sống”. Sự kiện này nhằm phát huy năng khiếu và tài năng cho các thiếu niên trong lĩnh vực KH&CN, ươm mầm các nhà khoa học và kỹ sư tài năng trong tương lai.
 
Đây là sự kiện KH&CN nằm trong chuỗi hoạt động quý III/2017 của Bộ KH&CN. Năm nay, Hội trại khoa học sẽ gồm 13 đoàn tham dự gồm 9 nước ASEAN, và một số nước và vùng lãnh thổ tham gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan (Trung Quốc) với tổng số lượng hơn 120 học sinh.
 
Hoạt động chính của Hội trại khoa học Odyssey ASEAN +3 cho Thiếu niên lần thứ 6 vẫn tập trung chủ yếu vào các hoạt động sinh hoạt khoa học; phần thi poster; thi Lý, Hóa, Sinh; phần thi thực hành phòng thí nghiệm; đặc biệt năm nay có thêm phần thi thuyết trình của các giáo viên… Đây là hoạt động khuyến khích sự say mê sáng tạo của các bạn học sinh.
 
Chương trình Trung tâm ASEAN+3 về tài năng khoa học (ACGS) được thành lập từ năm 2009 có trụ sở tại Hàn Quốc. ACGS là chương trình thuộc sự điều phối của Tiểu ban Phát triển cơ sở hạ tầng và Nguồn lực KH&CN ASEAN (SCIRD), Ủy Ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (COST).
 
Hiện nay, Bộ KH&CN Việt Nam là cơ quan đầu mối công tác của Việt Nam tại COST. Hội trại APT JSO-6 là một trong những hoạt động thường niên của ACGS và được xem là cuộc thi cho các tài năng khoa học trẻ tuổi từ 13-15 tuổi trong khối ASEAN+3.
 
Hội trại APT JSO-6 tập trung chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng trình bày thông qua thực hiện các dự án hợp tác cho các tài năng khoa học độ tuổi thiếu niên nhằm mục đích: Tạo cơ hội trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm cho các học sinh tài năng khoa học; phát triển khả năng nghiên cứu và sáng tạo cho học sinh tài năng khoa học; tìm kiếm nguồn nhân lực trong lĩnh vực KH&CN trong ASEAN và các nước đối tác.
 
Ngoài ra, các em học sinh tham gia APT JSO phải có kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia các cuộc thi về khoa học, khả năng tiếng Anh tốt, khả năng nghiên cứu khoa học cũng như có tinh thần sẵn sàng làm việc theo nhóm.
 
Hội trại khoa học ASEAN+3 cho Thiếu niên Odyssey là một trong những hoạt động thường niên của Chương trình ACGS. Đây được xem là cuộc thi cho các tài năng khoa học trẻ tuổi từ 13-15 trong khối ASEAN+3.
NASATI

Khai mạc Hội trại khoa học Odyssey ASEAN+3 cho Thiếu niên lần thứ 6

Sáng nay (11/7), tại Trường Đại học FPT trong khuôn viên Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Hội trại khoa học Odyssey ASEAN+3 cho Thiếu niên lần thứ 6 (APTJSO-6) với chủ đề "Năng lượng tái tạo cho cuộc sống".
APT JSO-6 diễn ra từ ngày 10-15/7/2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Chương trình Trung tâm ASEAN+3 về tài năng khoa học (ACGS) tổ chức.
Sự kiện này nhằm phát huy năng khiếu và khuyến khích sự đam mê sáng tạo khoa học và công nghệ, ươm mầm các nhà khoa học và kỹ sư tài năng trong tương lai. Đây cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Tham dự Lễ khai mạc APTJSO-6 có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trần Quốc Khánh, bà Finarya Legoh – Giám đốc Trung tâm Năng khiếu Khoa học ASEAN, đại diện Trung tâm Năng khiếu Khoa học ASEAN Hàn Quốc. APTJSO-6 có sự tham gia của các nhóm học sinh, giáo viên và quan sát viên từ các thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển, ….
 
 
Các đại biểu, học sinh tham dự tại Lễ khai mạc Hội trại
 
Trong 22 năm tham gia ASEAN (từ ngày 28/7/1995), Việt Nam đã hợp tác tích cực, có hiệu quả với các nước thành viên và các đối tác trong việc thu hút nguồn lực để nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
ACGS được thành lập từ năm 2009 có trụ sở tại Hàn Quốc. ACGS là chương trình thuộc sự điều phối của Tiểu ban Phát triển cơ sở hạ tầng và Nguồn lực khoa học và công nghệ ASEAN (SCIRD), Ủy Ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (COST). Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan đầu mối công tác của Việt Nam tại COST. Hội trại khoa học ASEAN+3 cho Thiếu niên Odyssey (APTJSO) là một trong những hoạt động thường niên của Chương trình ACGS.
Được tổ chức thường niên từ năm 2012, APTJSO là hoạt động nổi bật dành cho thanh thiếu niên các nước ASEAN và các đối tác khác, có độ tuổi từ 13 – 15 yêu thích nghiên cứu khoa học, có kinh nghiệm tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học, kỹ năng tiếng Anh và làm việc nhóm tốt. APTJSO nhằm khuyến khích và phát triển các tài năng trẻ, tạo ra cộng đồng khoa học công nghệ rộng lớn, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nước trong khu vực trong tương lai. Năm 2017 là lần thứ 6 Hội trại APTJSO được tổ chức.
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh phát biểu tại Lễ khai mạc Hội trại
 
Phát biểu tại Hội trại, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, APTJSO-6 là một trong những hoạt động quan trọng mà Việt Nam đăng cai tổ chức nhằm hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN trong năm 2017, đồng thời, thiết thực triển khai Chương trình hành động khoa học, công nghệ và đổi mới trong giai đoạn 2016-2025 của ASEAN (gọi tắt là APASTI) và Kế hoạch triển khai APASTI trong bối cảnh Cộng đồng chung ASEAN đã được hình thành từ cuối năm 2015.
“Chủ đề “Năng lượng tái tạo cho cuộc sống” của Hội trại năm nay đã nhận được sự quan tâm chung của các thành viên ACGS. Năng lượng tái tạo ngày càng có vai trò quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng được sử dụng nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng dồi dào của thiên nhiên từ lâu đã được loài người phát hiện và sử dụng nhằm thay thế nguồn nguyên liện hóa thạch ngày càng cạn kiệt và để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Năng lượng tái tạo bao gồm: mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, thủy điện, năng lượng gió, sinh khối, nhiên liệu sinh học. Việc phát triển năng lượng tái tạo là rất cần thiết để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sức khỏe cộng đồng …
 
Bà Finarya Legoh- Giám đốc Trung tâm Năng khiếu Khoa học ASEAN phát biểu tại buổi Lễ khai mạc Hội trại
 
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu sử dụng năng lượng đang tăng trưởng nhanh tại các nước ASEAN. Dự báo nhu cầu năng lượng của khu vực sẽ tăng hơn 80% trong giai đoạn đến năm 2035. Do đó, khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo có ý nghĩa chiến lược trong việc giải quyết nguồn năng lượng thiếu hụt của chúng ta.
Tại Việt Nam, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu chiến lược là kết hợp phát triển năng lượng tái tạo với triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo.
Tại APTJSO-6, các bạn học sinh sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và trình bày dự án thông qua các phần thi poster, kỹ năng trong phòng thí nghiệm, trình bày nhóm đề xuất dự án,  xoay quanh chủ đề “Năng lượng tái tạo cho cuộc sống”. Đây là cơ hội để các bạn học sinh nhiều quốc gia cùng phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học hăng say, kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm và làm việc nhóm, phát triển ý tưởng và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu cùng bạn bè thông qua các hoạt động thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn năng lượng táo tạo.
Những phần trình bày xuất sắc nhất sẽ nhận được Huy chương Vàng, Bạc và Đồng từ Ban Tổ chức. Đồng thời, tất cả các học sinh tham dự chương trình đều nhận được chứng chỉ từ APTJSO.
Ngoài ra, các giáo viên cũng có các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giáo dục năng khiếu khoa học, tham dự Hội thảo giáo viên về "Thúc đẩy STEM cho học sinh thông qua các ứng dụng năng lượng tái tạo".
Bên lề các hoạt động nghiên cứu khoa học, thanh thiếu niên ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển,…. còn có cơ hội toạ đàm và tham dự các trò chơi giao lưu văn hóa tại Trường Đại học FPT trong khuôn viên Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam và tham quan trung tâm Thủ đô Hà Nội.
 
 
Một góc tại Lễ khai mạc Hội trại
 
Toàn thể các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai mạc Hội trại
 
Các Hội trại APT JSO đã tổ chức trong thời gian qua
– Hội trại APT JSO lần thứ nhất, năm 2012 tại Brunei. Chủ đề: Khoa học và sự vận động của rừng nhiệt đới.
– Hội trại APT JSO lần thứ hai, năm 2013 tại Hàn Quốc. Chủ đề: Nghiên cứu khoa học  vùng ven biển và vùng đầm lầy.
– Hội trại APT JSO lần thứ ba, năm 2014 tại Thái Lan. Chủ đề: Nông nghiệp sáng tạo vì sự bền vững toàn cầu.
– Hội trại APT JSO lần thứ tư, năm 2015 tại Indonesia. Chủ đề: Đa dạng sinh học hướng tới xã hội xanh, thông minh và sáng tạo.
– Hội trại APT JSO lần thứ năm, năm 2016 tại Philippines. Chủ đề: Biến đổi khí hậu và rừng nhiệt đới.
– Hội trại APT JSO lần thứ sáu, năm 2017 tại Việt Nam. Chủ đề: Năng lượng tái tạo cho cuộc sống.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Nơi trao đổi các nghiên cứu, ứng dụng về công nghệ hạt nhân

 
Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12, sẽ được tổ chức từ ngày 2-4/8/2017, tại Tp Nha Trang, Khánh Hòa. “Hội nghị là nơi gặp gỡ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng mới trong lĩnh vực khoa học và công nghê hạt nhân của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác…” ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam – VINATOM cho biết tại buổi gặp mặt báo chí nhân dịp sắp diễn ra sự kiện trên.
 
Hậu điện hạt nhân, những vấn đề cần giải quyết
Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử
Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới?
Vai trò công nghệ hạt nhân trong sự phát triển bền vững
 
 
 
VINATOM tổ chức gặp mặt báo chí nhân dịp sắp diễn ra Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12.
 
Theo ông Trần Chí Thành, Hội nghị lần này được VINATOM tổ chức với quy mô lớn. Do đó, đã thu hút được sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ quản lý của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, các trường đại học trong nước và nhiều đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia có nền KH&CN hạt nhân tiên tiến như: Liên Bang Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Bỉ, Romania, Hungary, Ấn Độ, Singapore…
 
“Đặc biệt, Hội nghị lần này còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), và các chuyên gia từ các nước láng giềng như Lào và Campuchia”, ông Trần Chí Thành nhấn mạnh.
 
Tham gia Hội nghị lần thứ 12 có hơn 70 tổ chức trong và ngoài nước với hơn 370 đại biểu là các cán bộ nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các cán bộ quản lý thuộc các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong cả nước, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường đại học và hơn 40 giáo sư, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu quốc tế.
 
Viện trưởng VINATOM cho biết: qua việc tiến hành phản biện một cách nghiêm túc của Hội đồng khoa học, Hội nghị đã chọn được 235 báo cáo, trong đó có 135 báo cáo được trình bày tại 6 Tiểu ban chuyên môn và 79 báo cáo dán bảng.
 
Vào ngày 2/8, tại Phiên toàn thể của Hội nghị sẽ có 21 bài trình bày của các diễn giả khách mời là các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các bệnh viện và các tổ chức uy tín trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Việt Nam và quốc tế.
 
Tại Hội nghị lần thứ 12, VINATOM phối hợp với IAEA tổ chức Hội thảo về “Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế” vào chiều ngày 2/8, với 6 bài tham luận của các đại biểu là các chuyên gia Quốc tế đến từ IAEA, Cộng hòa Séc và Việt Nam.
 
Tại Phiên toàn thể, GS. Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng VINATOM sẽ trình bày kết quả ứng dụng kỹ thuật phân tích hạt nhân trong nghiên cứu bụi khí. Đại diện Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân (JINR), Dubna, Liên bang Nga, GS. Mikhail Grigorievich Itkis sẽ trình bày về các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực hạt nhân và các kế hoạch nghiên cứu trong tương lai tại Dubna.
 
Lần đầu tiên tham dự Hội nghị thuộc ngành năng lượng nguyên tử tại Việt Nam, đại diện của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) tại Geneva sẽ trình bày kết quả nghiên cứu mới nhật của Vật lý hạt nhân hiên đại về Vật lý Plasma Quark-Gluon với thí nghiệm ALICE tại Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn – gọi tắt là LHC).
 
Đến từ Đại học Bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ, GS. Ayman Hawari hiện là Giám đốc Chương trình lò phản ứng hạt nhân của Bang Bắc Carolina sẽ trình bày về kinh nghiệm nâng cấp, vận hành và ứng dụng lò phản ứng PULSTAR.
 
PGS. Chung Keng Yeow, Viện Sáng kiến An toàn và Nghiên cứu hạt nhân (SNRSI), Singapore và TS. Chul Hwa Song, Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc (KAERI), Hàn Quốc sẽ trình bày về kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu về an toàn hạt nhân ở Singapore cũng như chia sẻ về kinh nghiệm phát triển các công nghệ hạt nhân tại Hàn Quốc.
 
Trong lĩnh vực nghiên cứu về cấu trúc hạt nhân, PGS. Nguyễn Quang Hưng, Đại học Duy Tân, sẽ trình bày về các kết quả nghiên cứu gần đây tại Việt Nam về cấu trúc của các mức kích thích trong hạt nhân nguyên tử. Một số kết quả mới nhất của nhóm nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí có uy tín trên thế giới của ngành hạt nhân (Nuclear Physics A).
 
Trong buổi Hội thảo IAEA, TS. Najat Mokhtar đại diện IAEA sẽ trình bày về các chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA hỗ trợ cho các nước thành viên nhằm đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững…
 
Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 là sự kiện khoa học quan trọng không chỉ đối với cộng đồng năng lượng nguyên tử Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn đối với thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
 
Kể từ năm 1996, được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho phép, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) đã 11 lần tổ chức thành công Hội nghị KH&CNHN toàn quốc. Theo kế hoạch, vào năm 2017, Hội nghị KH&CNHN toàn quốc lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại thành phố Nha Trang trong 3 ngày từ 02-04/8/2017.
 
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2017: “Kéo gần” khoa học đến với cuộc sống

 
Tiếp nối thành công của 12 lần tổ chức trước, “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XIII – năm 2017 diễn ra tại TP Quy Nhơn từ tháng 3 này, hứa hẹn mang đến những sự kiện hấp dẫn, thú vị. Ðặc biệt, chuỗi sự kiện năm nay không đơn thuần là các vấn đề của khoa học cơ bản mà còn có chủ đề gần gũi, “kéo gần” khoa học đến với cuộc sống.
 
Hội Gặp gỡ Việt Nam cho biết, chuỗi các sự kiện của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XIII – năm 2017 sẽ có 18 sự kiện, trong đó có 13 hội nghị khoa học quốc tế (KHQT) và 5 lớp học chuyên đề quốc tế.
 
 
Các sự kiện của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” hằng năm tại TP Quy Nhơn thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia.
– Trong ảnh: Các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học tại Hội thảo Khoa học cơ bản và xã hội, diễn ra năm 2016.
 
Thiết thực, gần gũi
 
So với 12 lần tổ chức trước, “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XIII có số hội nghị khoa học nhiều hơn hẳn, bắt đầu có các hội nghị, lớp học chuyên đề đa dạng hơn. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vật lý hạt cơ bản, vật lý thiên văn và vật lý nano như những năm trước, mà còn có các hội nghị, lớp học quốc tế liên quan đến y học, toán học, công nghệ truyền thông. Điều đó chứng tỏ, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành Quy Nhơn (ICISE) đã bắt đầu có danh tiếng, được nhiều người biết đến và các tổ chức KHQT tổ chức hội nghị, lớp học ở Quy Nhơn.
 
Theo giáo sư (GS) Trần Thanh Vân – Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, năm nay không có sự kiện đặc biệt như Hội thảo Khoa học cơ bản và xã hội kỷ niệm 50 năm “Gặp gỡ Moriond” diễn ra năm 2016; nhưng có một số lớp học chuyên đề và hội nghị khoa học lớn, như: trường học nghiên cứu CIMPA: hình học không giao hoán và ứng dụng trong vật lý lượng tử; biên giới của vật lý cơ bản…
 
Đặc biệt, khác với mọi năm, khởi động của “Gặp gỡ Việt Nam” năm nay là hội thảo quốc tế với chủ đề: “Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý”, chính thức khai mạc ngày 8.3. Sự kiện này được tổ chức với sự đồng hành của Trường Đại học Loyola Chicago, Hội Hóa học và Độc học Môi trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tổng cục Môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 3, hội thảo quốc tế về ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý, diễn ra tại Việt Nam.
 
GS Trần Thanh Vân cho hay, dựa vào kiến nghị của các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước tham dự 2 kỳ hội thảo trước, hội thảo lần thứ 3 được tổ chức với mục đích mời các nhà khoa học môi trường trên thế giới đến Quy Nhơn để chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học, thảo luận về các vấn đề môi trường hiện tại và chia sẻ kinh nghiệm quản lý môi trường. Qua đó, tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các nước phát triển và đang phát triển như Việt Nam.
 
“Ngoài ra, chúng tôi còn mời các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau thuộc ngành khoa học môi trường ở nước ngoài và Việt Nam để thành lập một nhóm tư vấn các vấn đề môi trường cho Chính phủ. Việc này sẽ rất quan trọng và hữu ích cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với các nguy cơ thảm họa môi trường, cần kinh nghiệm và chuyên môn sâu để giải quyết” – GS Trần Thanh Vân chia sẻ.
 
Môi trường là một chủ đề thiết thân với đời sống, nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam. Hội thảo khoa học “Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý” cho thấy, từ các sự kiện mang tính khoa học thuần túy, đến nay “Gặp gỡ Việt Nam” đã “rộng mở”, “kéo gần” khoa học đến với cuộc sống, dùng khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn bức xúc.
 
Tiếp tục “bắc cầu” khoa học
 
Mục tiêu của các chuỗi hội thảo khoa học trong các chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” trước đây – đặc biệt là từ năm 2013 đến nay tại ICISE – là đưa các nhà KHQT đến Việt Nam để chia sẻ với các nhà khoa học Việt Nam những kết quả nghiên cứu mới nhất cũng như sự phát triển của KHQT. Năm 2017, có khoảng 1.700 nhà KHQT sẽ đến Quy Nhơn dự các sự kiện khoa học. Trong kế hoạch, cũng sẽ mời 3-4 nhà khoa học đoạt các giải thưởng Nobel đến Bình Định; hiện GS Geradus’t Hoof – Nobel Vật lý 1999 đã nhận lời tham dự.
 
“Không chỉ có các nhà khoa học đoạt giải Nobel mà tất cả các hội nghị đều có các nhà khoa học hàng đầu thế giới về các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu tham dự, chia sẻ những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất. Các hội thảo khoa học cũng giúp làm giàu cho sự hiểu biết về khoa học cho các nhà khoa học trẻ, kết nối giới khoa học trong nước và giới KHQT để “từng bước” xây dựng một nền khoa học tại Việt Nam phát triển hơn trong tương lai. Đây là điều mong mỏi nhất của Hội Gặp gỡ Việt Nam” – GS Trần Thanh Vân khẳng định.
 
Đó là lý do cùng với các hoạt động khoa học chính thức trong chuỗi các hội thảo khoa học, trường học Vật lý quốc tế được tổ chức xuyên suốt “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XIII. Như thường lệ, Ban tổ chức chương trình luôn tận dụng sự có mặt của các nhà khoa học danh tiếng tại Quy Nhơn để kết nối, tổ chức các buổi nói chuyện khoa học đại chúng cho học sinh, sinh viên và công chúng yêu khoa học. Những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ bên lề cũng được xúc tiến, tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam hợp tác và phát triển nghiên cứu.
 
Những “cầu nối” khoa học mà tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tạo lập đã bắt đầu “gặt hái” những thành quả đầu tiên. Ngày 1.10.2016, ICISE đã cho ra mắt Nhóm nghiên cứu Vật lý lý thuyết. Đến nay, hoạt động của nhóm đã có nhiều tiến triển tốt. Nhóm nghiên cứu đã mời 1 nhà khoa học người Pháp, đang làm việc ở Đức về làm nghiên cứu tại ICISE trong 1 tháng. Từ tháng 4 – 9.2017 sẽ có 1 tiến sĩ trẻ vừa bảo vệ xong luận án ở Italia về nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu khoa học và giáo dục liên ngành (IFIRSE) và ICISE trước khi tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại châu Âu.
 
THU HIỀN