V-KIST sẽ hút nhà khoa học Việt trở về

Kỳ vọng vào trí tuệ trẻ và xác định các công dân toàn cầu có thể nghiên cứu, sáng tạo ở bất kỳ đâu, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đang dồn tâm huyết cho mô hình V-KIST – viện nghiên cứu cao cấp đủ điều kiện thu hút các tài năng Việt ở nước ngoài
Nhân dịp đầu xuân Bính Thân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã có cuộc trò chuyện với Báo Khoa học và Phát triển về những kỳ vọng và phương hướng phát triển KH&CN trong năm 2016 cũng như giai đoạn 2016-2020.
 
 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân. Ảnh: Lê Loan
Không ai đứng lại để chờ mình vượt lên
 
2015 là năm bản lề với nhiều kết quả ấn tượng của ngành KH&CN, trong đó có thể kể tới đóng góp của KH&CN vào việc tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Từ giá trị âm năm 2010, đến năm 2015, TFP ước tính đóng góp tới 39,92% vào tăng trưởng GDP. Đây cũng là năm chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 19 bậc trên bảng xếp hạng GII, đứng thứ 52/141 nền kinh tế, top 3 ASEAN. Bộ trưởng có hài lòng với con số này và có kỳ vọng gì trong 5 năm tới?
 
Tôi cho rằng con số này rất đáng hài lòng, bởi nếu không có kết quả đó (tăng tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP) thì chúng ta không được cộng đồng quốc tế xếp hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo. Chính TFP là biểu tượng của đổi mới sáng tạo, là ghi nhận đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
 
Kỳ vọng của tôi trong 5 năm tới là các chỉ số trên sẽ tăng cao hơn nữa, bởi chúng ta mới đang xếp thứ 52/141 nền kinh tế, còn cách Malaysia hơn 20 bậc và Singapore tới 45 bậc.
 
Vượt qua khoảng cách này là điều rất khó. Cứ hình dung khi ta từ dưới đáy, muốn vượt lên khoảng giữa thì cố gắng là có thể đạt được, còn muốn từ giữa vượt lên đỉnh cao sẽ không đơn giản.
 
Song tôi tin rằng việc chính sách mới của Luật KH&CN 2013 và các nghị định, thông tư… được áp dụng vào thực tiễn sẽ tăng hiệu quả hoạt động KH&CN và phần đóng góp của KH&CN vào kinh tế.
 
Tuy nhiên, khó khăn trước mắt còn rất lớn, nhất là khi chúng ta hội nhập. Nếu các bộ, ngành không quán triệt được tinh thần của Luật KH&CN, không quyết liệt đưa luật vào cuộc sống thì chúng ta sẽ chỉ loanh quanh ở thứ hạng hiện nay. Sở dĩ tôi nói vậy là vì trong hệ thống hành chính của chúng ta, ý tưởng tốt nhưng hiện thực hóa nó không dễ. Trong 5 năm tới, nếu như chính sách của Đảng, Chính phủ không đi vào cuộc sống thì rất khó hy vọng KH&CN có được thứ hạng cao hơn. Giữ được hạng thứ ba trong ASEAN cũng đã là một nỗ lực rất lớn bởi người ta không dừng lại để chờ chúng ta tiến lên. Chúng ta tiến một bước, họ cũng phải tiến hai bước.
 
Thu hút nhà khoa học trẻ với mô hình V-KIST
 
Để tiếp tục tăng thứ hạng, Bộ trưởng kỳ vọng gì ở các trí thức trẻ, trong khi câu chuyện nhiều nhà khoa học trẻ tài năng không về nước sau khi du học ở nước ngoài lâu nay được nói đến rất nhiều?
 
Tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam bởi trong thời gian qua và đặc biệt là năm vừa rồi, họ đã chứng tỏ bản lĩnh và năng lực sáng tạo. Về lý do họ không muốn quay về, không phải ngành KH&CN trong nước không có cơ hội cho họ. Vấn đề ở đây vẫn là môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ. Nếu họ về nước mà cơ sở vật chất quá nghèo nàn, đồng nghiệp lại thiếu những người cùng chí hướng, cùng tư duy, thu nhập quá thấp khiến họ không thể dành tối đa tâm huyết cho nghiên cứu… thì rất khó thu hút họ trở về. Chính vì thế, chúng tôi đặt ra mục tiêu trong năm 2016 sẽ đưa vào thí điểm Viện Nghiên cứu cao cấp V-KIST để thu hút các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài về. V-KIST sẽ áp dụng cơ chế quản lý của Viện KIST Hàn Quốc.
 
Xin Bộ trưởng chia sẻ thêm về quá trình đưa V-KIST vào hoạt động trong thời gian tới?
 
Chúng tôi dự định mời cựu chủ tịch Viện KIST Hàn Quốc sang làm Viện trưởng V-KIST. Các chế độ làm việc ở V-KIST sẽ tương đương Hàn Quốc, mức độ yên tâm làm khoa học mà viện tạo ra ít nhất cũng gần bằng. Có thể mức lương ở V-KIST sẽ thấp hơn một chút. Tuy nhiên, chi phí tiêu dùng ở Việt Nam lại rẻ hơn Hàn Quốc rất nhiều. V-KIST cũng sẽ tạo cho các nhà khoa học môi trường học thuật, nghĩa là là các nhà khoa học làm việc ở đây phải tương đương về trình độ, cùng quan điểm khoa học, tư duy khoa học.
 
Điều kiện làm việc tối thiểu cũng phải được bảo đảm. Các nhà khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng không thể không có phòng thí nghiệm. Trang thiết bị trong đó cũng phải tương đương các nước. Không thể để những người đang quen làm việc với thiết bị trình độ cao khi về Việt Nam dùng chiếc máy lạc hậu đến 5-7 thế hệ, không có người hỗ trợ chu đáo, máy hỏng không biết sửa ở đâu… Tất cả những điều này sẽ được khắc phục để tạo cho cơ quan khoa học một không khí, môi trường hoàn toàn khác biệt.
 
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy điều này, nên hiện cơ chế tài chính của V-KIST chưa ban hành được. Có những thắc mắc tại sao ở V-KIST chế độ lương bổng lại cao như vậy, phải theo đúng quy định của Nhà nước.; nhưng nếu chỉ theo quy định hiện hành thì không cần có V-KIST. Đang có hàng trăm viện theo quy định hiện hành và hiệu quả thế nào thì ai cũng biết. Chúng ta muốn thu hút các nhà khoa học về thì không thể tạo ra một viện giống các viện đang có, vì nếu được thì họ đã về các viện kia làm rồi. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã ra đi từ chính các viện theo đúng quy định hiện hành đó bởi không được đáp ứng các điều kiện cần thiết.
 
Chúng tôi đang kiên trì thuyết phục Bộ Tài chính và báo cáo với Thủ tướng để quy chế tài chính của V-KIST được ban hành, vì đây là điều kiện tiên quyết, từ đó mới có thể làm các bước tiếp theo. Nếu đổ cả nghìn tỷ đồng vào xây dựng viện mà người giỏi không về làm thì sẽ không có ý nghĩa gì. Tôi tin rằng mô hình viện V-KIST sẽ thu hút được nhiều nhà khoa học trẻ và giỏi.
 
Đừng “trói” nhà khoa học bằng quy định hành chính
 
Thưa Bộ trưởng, hình ảnh CEO Google uống trà đá với Nguyễn Hà Đông, sau đó gặp gỡ các startups và giới công nghệ trong nước cho thấy giới trẻ Việt rất được chú ý. Từ câu chuyện này, Bộ trưởng có thể chia sẻ quan điểm của mình về khái niệm “công dân toàn cầu”? Và trước thềm xuân mới, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì với trí thức, nhất là các nhà khoa học trẻ?
 
Tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam. Những người như Nguyễn Hà Đông là ví dụ điển hình cho việc họ chẳng cần có đề tài dự án cấp nhà nước nhưng vẫn khởi nghiệp thành công. Nhiều người nói rằng phải là những nhà khoa học có bằng cấp cao rồi làm chủ nhiệm nhiều đề tài, dự án mới có thể thành công. Đối với giới trẻ, tôi tin họ có thể thành công trong những điều kiện mà chúng ta không thể ngờ được. Trong lịch sử cũng có nhiều ví dụ tương tự. Tôi nghĩ đối với giới trẻ và những người làm khoa học, cái họ cần nhất là tự do sáng tạo. Chúng ta đừng ràng buộc họ bởi những quy định hành chính.
 
Ngày nay trong thế giới phẳng, công dân toàn cầu đương nhiên có quyền làm khoa học ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nguyễn Hà Đông thành công dù bạn ấy chưa hề bước chân ra làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia nào. Từ câu chuyện này, tôi nghĩ làm khoa học không cứ là phải trong giờ hành chính. Tôi tin Nguyễn Hà Đông cũng phải mất nhiều đêm để làm Flappy Bird không phải do viện nào giao nhiệm vụ. Làm khoa học tương đối tự do, ngẫu hứng, chủ yếu là đam mê, có ý tưởng và dành toàn bộ thời gian, sức lực, tiền bạc để theo đuổi đến cùng. Cũng có thể họ thất bại, nhưng cũng nên động viên giới trẻ biết chấp nhận thất bại.
 
Tôi đã gặp rất nhiều nhà khoa học trẻ và họ nói rằng nếu chúng ta không có văn hóa thất bại thì chắc chắn không thể thành công. Làm khoa học luôn luôn rủi ro. Sẽ là giáo điều nếu nói cứ làm khoa học là phải thành công, giao 100 đề tài là phải được cả trăm. Làm khoa học mà thành công được vài chục phần trăm đã là tốt rồi. Ngay cả ở Mỹ cũng chỉ có 20% số đề tài nghiên cứu thành công và được ứng dụng; còn một số đề tài thành công nhưng chưa ứng dụng được và cũng nhiều đề tài thất bại.
 
Thất bại trong khoa học cũng chính là thành công vì sẽ giúp những người đi sau tránh vết xe đổ của mình, tránh nghiên cứu những vấn đề không áp dụng được trong thực tiễn. Thậm chí ngay cả thất bại cũng có thể là tiền đề của thành công vì họ biết được rằng đi theo hướng này không đúng thì phải đi theo hướng khác, đầu tư đến mức này thất bại thì phải đầu tư ở mức khác, sản phẩm này không được chấp nhận nhưng nếu thay đổi một chút, biết đâu thị trường sẽ đón nhận… Vì vậy, với giới trẻ, tôi chỉ mong họ hãy hết sức tự chủ, biết chấp nhận thất bại và tận dụng tối đa mọi cơ hội để có thể sáng tạo một cách tự do.
 
Nhân dịp năm mới, tôi muốn gửi tới các nhà khoa học nói chung, nhà khoa học trẻ nói riêng lời chúc sức khỏe, thành công và bày tỏ sự kỳ vọng, tin tưởng vào những đóng góp của họ cho nền KH&CN nước nhà.
 
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
 
Bích Ngọc (Thực hiện)
 

Bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức ngành KH&CN

 
PGS, TS Vũ Thị Thu Hà đang hướng dẫn 
nghiên cứu sinh tại Phòng thí nghiệm trọng điểm 
quốc gia công nghệ lọc, hóa dầu. Ảnh: Nguyễn Á.
Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành KH&CN.
Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định Thông tư này
 
Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
 
Các trường hợp bổ nhiệm
 
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức chuyên ngành  KH&CN quy định tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành  KH&CN quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV như sau:
 
Đối với nhóm chức danh nghiên cứu khoa học bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I), mã số V.05.01.01 đối với viên chức hiện giữ ngạch nghiên cứu viên cao cấp, mã số 13.090; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II), mã số V.05.01.02 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch nghiên cứu viên chính, mã số 13.091; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III), mã số V.05.01.03 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch nghiên cứu viên, mã số 13.092.
 
Đối với nhóm chức danh công nghệ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ sư cao cấp (hạng I), mã số V.05.02.05 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ sư cao cấp, mã số 13.093; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ sư chính (hạng II), mã số V.05.02.06 đối với viên chức đang giữ ngạch kỹ sự chính, mã số 13.094; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III), mã số V.05.02.07 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ sư, mã số 13.095; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên (hạng IV), mã số V.05.02.08 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật viên, mã số 13.096.
 
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức chuyên ngành KH&CN quy định tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành  KH&CN được bổ nhiệm.
 
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2016.
 
Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Bo-nhiem-va-xep-luong-doi-voi-vien-chuc-nganh-khoa-hoc-va-cong-nghe/248708.vgp

Họp Ban Soạn thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chuyển giao công nghệ

Ngày 29/02/2016, tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ban Soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều Luật Chuyển giao công nghệ đã tổ chức phiên họp lần thứ ba. Đồng chí Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN – Trưởng Ban Soạn thảo chủ trì cuộc họp. 
 
 
Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo là lãnh đạo và đại diện các Bộ ngành và các cơ quan trung ương như: Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại Giao; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông – Vận tải; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Ngoài ra, tham dự Hội nghị còn có toàn bộ các thành viên của Tổ Biên tập và Lãnh đạo đại diện các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan của Bộ KH&CN.
 
Tại cuộc họp, Ban Soạn thảo đã nghe báo cáo của Tổ Biên tập và trao đổi, thảo luận các về nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật, việc hoàn thiện Dự thảo Luật theo kết luận tại phiên họp lần thứ hai của Ban Soạn thảo.
 
Dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Chuyển giao công nghệ được hoàn thiện theo hướng bổ sung một số quy định: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong nước, tập trung vào đẩy mạnh chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Quy định về nhập khẩu công nghệ bảo đảm hiệu quả và tránh lãnh phí; Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các tổ chức trung gian, tạo điều kiện để phát triển thị trường công nghệ; Bảo đảm tính thống nhất với Luật KH&CN và các Luật liên quan; Bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
 
Các ý kiến thảo luận tập trung vào những vấn đề tạo dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phương thức quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, chính sách nhập khẩu công nghệ.
 
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Quân đề nghị Tổ Biên tập nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến của các thành viên Ban Soạn thảo và góp ý của các Bộ, ngành, trong đó lưu ý về việc đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để khẩn trương hoàn thành Dự thảo Luật và trình Chính phủ đúng tiến độ.
 
Theo kế hoạch, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ xem xét vào tháng 6/2016 trước khi báo cáo Quốc hội vào cuối năm 2016.
 
Nguồn:  Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ

Câu chuyện về những “cái Nhất” của năm 2015

Năm 2015 đã đi qua với nhiều thành công và thách thức của cả nền kinh tế nói chung, khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng. Với người đứng đầu ngành KH&CN, năm 2015 có một ý nghĩa đặc biệt vì đây là năm tổng kết của cả một giai đoạn (2011-20105). Nhân dịp đầu năm mới Bính Thân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí KH&CN Việt Nam về một số “cái nhất” trong những năm qua. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 
 
Thưa Bộ trưởng, năm 2015 đã đi qua với cả cơ hội và thách thức, xin Bộ trưởng cho độc giả của Tạp chí KH&CN Việt Nam biết, trăn trở lớn nhất của Bộ trưởng trong năm 2015 là gì?
Năm 2015, đất nước đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao khi tham gia Hiệp định TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Điều khiến tôi trăn trở nhất là việc chúng ta chuẩn bị điều kiện tham gia các hiệp định này như thế nào. Để mở đường gia nhập những hiệp định này thì vai trò của KH&CN là rất lớn. Chắc hẳn mọi người đều đã có thông tin về những khúc mắc lớn nhất của quá trình đàm phán hầu như đều nằm ở KH&CN, như các vấn đề về sở hữu trí tuệ và chất lượng sản phẩm hàng hóa: dược phẩm, nông hóa phẩm, xử lý hình sự đối với những vi phạm về sở hữu trí tuệ (bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…). Đây là những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm khi Việt Nam tham gia TPP hay FTA.
 
Sở dĩ nó là một thách thức mang tính rất cấp bách vì nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp. Trong số 12 nước thành viên TPP thì GDP của Việt Nam là thấp nhất (khoảng trên 2.000 USD/đầu người), trong khi nước thấp gần chúng ta hiện nay cũng hơn 5.000 USD. Các nước dẫn đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản… có GDP cao gấp khoảng 30 lần so với Việt Nam (khoảng 60.000 USD). Việt Nam phải chơi một sân chơi chung với họ, chấp nhận tất cả các điều kiện chung mà TPP đặt ra. Đây là một thách thức rất lớn.
 
Tôi có thể nói thêm thách thức về KH&CN khi chúng ta tham gia các hiệp định này, đó là khi gia nhập TPP và FTA thì vấn đề phải cạnh tranh quyết liệt sẽ là chất lượng hàng hóa và giá thành của sản phẩm. Cả hai vấn đề chất lượng và giá hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ. Nếu chúng ta vẫn dùng công nghệ cũ, lạc hậu thì năng suất lao động sẽ vẫn tiếp tục thấp như hiện nay và chất lượng sản phẩm không được cải thiện. Tuy nhiên, để đổi mới công nghệ thì không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn phải đổi mới cả một hệ thống quản lý tiên tiến cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm. Cho dù khoảng 2 năm nữa chúng ta mới phải thực thi TPP, nhưng với KH&CN thì thời gian này là rất ngắn. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến 2020 đã đặt ra yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt 15-20% mỗi năm, nghĩa là sau khoảng 5 năm các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một thế hệ công nghệ. Đây là con số quá cao nhưng mặt khác cũng lại được coi là quá thấp đối với doanh nghiệp Việt Nam. Sở dĩ có sự trái ngược này là vì hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta có quy mô vừa và nhỏ, không dễ gì cứ sau 5 năm lại thay đổi được một thế hệ công nghệ, nhưng tốc độ đổi mới công nghệ 15-20%/năm cũng lại quá thấp vì bản thân trình độ công nghệ của chúng ta đang lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ (đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ của thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, chưa đến 5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới hiện đại), vì vậy nhu cầu đổi mới công nghệ là rất lớn, lớn hơn khả năng của doanh nghiệp hiện có, đòi hỏi phải có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hơn nữa, nếu không tăng tốc tôi sợ là chúng ta sẽ không tận dụng được lợi thế cạnh tranh mà sẽ bị thua ngay trên chính sân nhà.
 
Trong phạm vi quản lý của mình, Bộ KH&CN đã và đang nỗ lực hết sức để giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Từ đầu năm 2015, Bộ đã chính thức ra mắt Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Đây là một kênh để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước nhằm đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, mọi sự hỗ trợ của Nhà nước đều nằm trong khuôn khổ nhất định, sự nỗ lực phải đến từ bản thân các doanh nghiệp, họ phải nhận thức được cơ hội, thách thức và có nguồn lực của chính mình đầu tư cho đổi mới công nghệ để phát triển. Nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ, không có sản phẩm mới, các sản phẩm không có sức cạnh tranh thì bị đổ vỡ sẽ là điều tất yếu.
 
Được biết, 2015 cũng là năm Bộ KH&CN đã rất nỗ lực để hoàn thiện hành lang pháp lý cho KH&CN. Theo Bộ trưởng, chính sách nào mang tính đột phá nhất trong năm?
Trong nhiều năm qua, cơ chế tài chính cho KH&CN luôn là vấn đề được quan tâm nhất, là vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, tôi cũng rất vui mừng thông báo rằng, với sự nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan liên quan, đến ngày gần cuối cùng của năm 2015 (30/12/2015), một trong những điểm nghẽn về cơ chế tài chính đã được khai thông, đó là sự ra đời của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Thông tư 27) được liên Bộ KH&CN và Tài chính ký ban hành. Thông tư 27 được ban hành trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về phát triển KH&CN; Luật KH&CN năm 2013 và Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN. Tất nhiên, đổi mới về cơ chế tài chính cho KH&CN còn rất nhiều nội dung, nhưng đây là một trong những nội dung được các nhà khoa học rất quan tâm và mong đợi.
 
 
 
Thông tư mới trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản, thuận lợi hơn cho các chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc lựa chọn phương thức khoán và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Theo tôi, đây là một văn bản pháp quy có ý nghĩa lớn, đột phá, thúc đẩy hoạt động KH&CN, đặc biệt tiếp cận kinh tế thị trường và hướng đến thông lệ quốc tế. Đồng thời, là động lực để các nhà khoa học nghiên cứu tạo ra những sản phẩm có giá trị theo đặt hàng của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc quản lý tài chính và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
 
Cùng với các Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, Thông tư số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN về giao kinh phí cho nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập, Thông tư 27 sẽ đảm bảo đồng bộ quy trình quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm: lập dự toán, quản lý sử dụng (giao khoán, kiểm soát chi, tạm ứng và thanh toán tạm ứng, kiểm tra, thanh quyết toán), hỗ trợ việc chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ thuận lợi hơn.
 
Xin Bộ trưởng chia sẻ sự kiện KH&CN nào trong năm qua mà Bộ trưởng tâm đắc nhất?
Năm nào Bộ KH&CN cũng phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam lựa chọn ra những sự kiện KH&CN tiêu biểu của năm. Năm 2015 chúng ta cũng lựa chọn được 9 sự kiện tiêu biểu. Nhưng với cá nhân tôi, thành công nhất không nằm ở một sự kiện cụ thể mà ở sự đổi mới về tư duy, đổi mới về phương thức đầu tư cho KH&CN. Năm 2015, lần đầu tiên chúng ta tiếp cận đến một khái niệm mới và bắt đầu tạo dựng cơ chế để hình thành “hệ sinh thái khởi nghiệp”, kỳ vọng sẽ tạo ra một làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ thông qua đầu tư mạo hiểm. Như mọi người đều biết, ở Việt Nam khái niệm đầu tư mạo hiểm được biết đến từ hơn một thập niên qua, nhưng đến nay nó vẫn còn khá mới. Thời gian trước đây, gần như chúng ta chưa có khái niệm về việc này và hệ thống luật pháp của chúng ta chưa chấp nhận việc đầu tư mạo hiểm, hay nói cách khác là chúng ta vẫn chưa có môi trường thuận lợi cho đầu tư mạo hiểm. Khi đầu tư mạo hiểm không được quan tâm, nghĩa là chúng ta đã thiếu đi một kênh đầu tư có thể tạo ra những thành công đột phá trong lĩnh vực KH&CN, thiếu một khâu quan trọng làm nên hệ sinh thái khởi nghiệp, và khả năng chúng ta bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.
 
 
 
Năm 2015 đặc biệt ghi nhận nhiều mô hình, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được ươm tạo và nhận được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó, nhiều ý tưởng khởi nghiệp đã thành công, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Chúng ta đang rất cần nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo ra những cú hích trong phát triển kinh tế. Có một số hoạt động bước đầu về khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức trong năm qua. Từ góc độ quản lý nhà nước, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon do Bộ KH&CN triển khai từ năm 2013 đã được trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng cấp thành Đề án cấp quốc gia. Nếu được phê duyệt, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, nó cho thấy Nhà nước sẵn sàng thử nghiệm những mô hình mới để phát triển KH&CN nói riêng và kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, tất cả vì mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự đổi mới về tư duy như vậy, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Và chính vì thế, tôi mong muốn năm 2016 phải thực sự là “năm khởi nghiệp”.
 
Còn về sự kiện ấn tượng nhất trong năm 2015, theo tôi đó chính là việc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo đối với 141 quốc gia năm 2015, Việt Nam có bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng quốc tế. Chúng ta được xếp hạng 52/141 quốc gia toàn cầu, xếp hạng 2/31 quốc gia có thu nhập trung bình thấp, và xếp thứ 3 trong ASEAN (năm 2014 Việt Nam xếp hạng 71/142 quốc gia toàn cầu, xếp thứ 5/32 quốc gia thu nhập trung bình thấp và xếp thứ 4 trong ASEAN). Kết quả đáng tự hào này thể hiện sự nỗ lực “vượt qua chính mình” của cộng đồng KH&CN Việt Nam và tác động tốt của hệ thống cơ chế chính sách về KH&CN thực sự đổi mới trong mấy năm qua.
 
Xin Bộ trưởng cho biết, kỳ vọng lớn nhất của mình trong năm mới là gì?
Năm 2016 cũng là năm đầu tiên của giai đoạn 5 năm tiếp theo. Công việc của các cơ quan quản lý hoạt động KH&CN bên cạnh những kết quả cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Kỳ vọng lớn nhất của tôi chính là tập hợp và phát huy được sự sáng tạo của thế hệ các nhà khoa học trẻ. Ở bất cứ nơi đâu, thời đại nào, thế hệ trẻ cũng luôn là lực lượng xung kích trên mọi mặt trận. Với sự sáng tạo và sức trẻ, tôi luôn tin tưởng và kỳ vọng các nhà khoa học trẻ sẽ cống hiến được nhiều hơn cho đất nước. Thực thế cho thấy, trong những năm qua, những thành tựu KH&CN mà Việt Nam đạt được có sự đóng góp rất quan trọng của các nhà khoa học trẻ. Họ đã được giao chủ trì những công trình khoa học lớn, tạo ra sản phẩm có giá trị với hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế – xã hội. Trong 5 năm vừa qua, khoảng 70% công bố quốc tế của Quỹ NAFOSTED là của các nhà khoa học trẻ. Chúng ta cũng đã có nhiều nhà khoa học trẻ có tên tuổi ở khu vực và thế giới, như các nhà khoa học Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn đã rất thành công ở Hoa Kỳ, nhóm các bạn trẻ có sản phẩm Misfit được đánh giá là 1 trong 10 sản phẩm công nghệ hàng đầu của nước Mỹ năm 2013. Các nhà khoa học trẻ trong nước như ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty… đã và đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm rất tốt, đóng góp thiết thực cho phát triển của đất nước.
 
Bước sang năm mới, một năm đầy thách thức khi hội nhập quốc tế và tình hình thế giới, khu vực phức tạp, tôi kỳ vọng các nhà khoa học trẻ hãy sáng tạo hơn, chủ động tiếp cận các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời phải tự tin hơn trong việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Nhà nước đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa, tạo ra những môi trường làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học trẻ. Các bạn nên tận dụng cơ hội này để có thể cống hiến tài năng và trí tuệ của mình nhiều hơn cho đất nước.
 
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.
Nguồn: Tạp chí KH

ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc: Có thể miễn thuế đối với sách khoa học kỹ thuật

Đây là đề xuất của đại biểu Quốc hội sau khi đọc loạt bài "Sách khoa học Việt Nam: Ốm yếu và bị ghẻ lạnh".
Trao đổi với Báo Khoa học và Phát triển, nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đoàn Quốc hội Đồng Nai chia sẻ: 
 
 
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đoàn Quốc hội Đồng Nai.
 
– Sách là một sản phẩm văn hóa mang tính truyền thống, nhưng trong thời điểm hiện nay có một khủng hoảng về văn hóa đọc. Nhất là hiện nay, chúng ta lại mở ra một chân trời mới rất rộng – đó là công nghệ thông tin, vì thế nhiều người tìm trên mạng nhiều hơn là họ tiếp cận sách.
 
Đây là một hiên tượng có thể nói rất phổ biến của thời đại ngày nay. Bên cạnh những mặt tích cực của nó về việc tiếp cận khoa học bằng công nghệ thì nó bộc lộ những điều xa rời giá trị cốt lõi của cuốn sách.
 
Không phải chỉ riêng nước ta mà thế giới cũng vậy, họ cũng đang cố gắng trở lại tập quán đọc sách. Bên cạnh việc chúng ta tiếp tục phát huy tiếp cận công nghệ mới – nhất là đối với các bạn trẻ – thì công nghệ mới thể hiện rõ tính chất hai mặt của nó.
 
Việc xuất bản sách hiện nay bị chi phối bởi thị trường, mà thị trường thì ngày càng dễ bị lệch lạc. Vì vậy đòi hỏi bản lĩnh của nhà xuất bản dám chấp nhận chuyện đó. Ví dụ, Nhà xuất bản Tri thức đã có những cuốn sách rất hay, bán không chạy nhưng họ vẫn cố gắng vận dụng sự ủng hộ xã hội. Tôi nghĩ rằng Nhà nước phải quan tâm, xã hội phải quan tâm, có sự hỗ trợ, đầu tư thì chính nó lại làmột loại hình sách thu hút mọi người và mang lại hiệu quả kinh tế.
 
Cho nên tôi cho rằng, Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ. Chính sách rất quan trọng, ví dụ: Sách khoa học kỹ thuật không phải đóng thuế. Thậm chí, Nhà nước cũng có những quỹ hỗ trợ. Bộ Khoa học và Công nghệ có thể dành một mục nào đó quan tâm đến sách khoa học để cho nó phát triển. Nếu đầu tư đúng hướng, đến một lúc nào đó chính sự đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả quay trở lại. Đây là việc nên làm.
 
Thực tế, nhu cầu sách khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học là có và tôi tin nếu nhận được những ưu đãi, hỗ trợ từ phía Nhà nước, chắc chắn sẽ thúc đẩy được dòng sách này vào cuộc sống. Đây cũng là cách dần tạo nếp cho văn hoá đọc. Khi có những cuốn sách hay, bổ ích, hấp dẫn, tôi tin là lượng độc giả sẽ ngày càng nhiều hơn và không có lý gì sách khoa học lại được cho là “ghẻ lạnh” nữa.
Thanh Bình (ghi)

Phó Chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam: Biển sách khoa học – văn hóa bán hàng cần có

Các nhà sách cần tuân theo một chuẩn mức chung: Có biển hiệu dành riêng cho từng loại sách, trong đó có sách khoa học. Điều này là không chỉ tốt cho người mua khi tiếp cận nhanh được vị trí cần tìm kiếm, qua đó người bán thể hiện được văn hóa bán hàng của mình.
 
 
Rất hãn hữu mới có nhà sách dành một quầy cho sách khoa học, nhưng với cái tên rất chung chung: Kiến thức. Ảnh: Việt Hoà
 
Trao đổi với Báo Khoa học và Phát triển về vấn đề nhà sách không/ít có có biển hiệu dành cho sách khoa học, ông Nguyễn Kiểm – Phó Chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam – cho biết: “Hiện nay, chúng ta chưa có một quy định nào bắt buộc về cấu trúc của một nhà sách, cũng như không có ngành nghề nào có quy định bắt buộc phải có biển hiệu cho sách của ngành mình. Tuy nhiên, các nhà sách, nơi bán sách… cần tuân theo một chuẩn mức chung: Có biển hiệu dành riêng cho từng loại sách, trong đó có sách khoa học. Điều này là rất cần thiết và tốt không chỉ cho người mua khi tiếp cận nhanh được vị trí cần tìm kiếm mà còn tốt cho người bán, bởi nó thể hiện được văn hóa doanh nghiệp, văn hóa bán hàng”.
 
“Những người mua sách khoa học thường là những người có mục đích tiêu dùng rõ ràng, muốn mua sách về để nâng cao kiến thức hoặc học hỏi để áp dụng vào trong thực tế, họ không mua sách về làm cảnh. Việc không có biển hiệu khiến người mua trở nên lúng túng khi đi mua hàng. Trong khi sắp xếp sách vào vị trí không đúng với biển hiệu cho thấy sự cẩu thả của người bán, dễ khiến người mua thất vọng, từ đó làm ảnh hưởng tới doanh thu của cửa hàng” – ông Nguyễn Kiểm nói.
 
Về hệ luỵ của việc thiếu tấm biển sách khoa học, ông Nguyễn Kiểm bày tỏ: “Việc không có tấm biển hiệu sách khoa học là một thực tế đáng buồn, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với sách khoa học – kỹ thuật hoặc khoa học – công nghệ. Chúng ta đang phải trả giá cho tình trạng coi nhẹ việc phổ biến khoa học trong đời sống bằng thực trạng tụt hậu về nhiều mặt, như năng suất lao động…”.
 
Ông Nguyễn Kiểm khuyến nghị: “Khi chưa có quy định bắt buộc, các hội nghề nghiệp, các nhà xuất bản, các nhóm nhỏ trong Hiệp hội kinh doanh xuất bản phẩm nên khuyến cáo các nhà sách có tấm biển hiệu dành cho sách khoa học. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần lên tiếng để nhà sách cải thiện hình thức phục vụ khách hàng của mình”.
Thanh Bình (Ghi)

Giáo dục khoa học trên thế giới: Bài học và kinh nghiệm thành công

Khoa học là một nội dung học không thể thiếu trong bất cứ nền giáo dục của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay, giáo dục khoa học được xem là một trong những chìa khóa đề phát triển đất nước.
 
Để đạt được mục tiêu đó, mỗi quốc gia luôn phải tính toán tới những cách thức và phương pháp đưa khoa học vào trường học sao cho thật hiệu quả
.
 
Học sinh lớp 5 đang thực hành tại phòng thí nghiệm DNA thuộc Trung tâm Khoa học Singapore. Ảnh: Mgs.sch.edu.sg
 
Hiện trạng giáo dục khoa học trên thế giới
 
Trong bức tranh toàn cảnh về giáo dục khoa học trên thế giới hiện nay, các quốc gia châu Á – nhất là vùng Đông Á – đang được cho là những điểm sáng đáng chú ý.
 
Năm 2012, chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thuộc Hiệp hội các Nước phát triển (OECD) tiến hành đánh giá hơn 510.000 học sinh từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ về các kiến thức toán học, khoa học và kỹ năng đọc cho thấy, các quốc gia châu Á đứng đầu về kiến thức khoa học. Cụ thể, học sinh ở Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều lọt vào danh sách những nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về điểm số khoa học, toán học.
 
Thậm chí, theo thông tin từ CNBC cho biết, trong xếp hạng các trường học của 76 quốc gia trên thế giới do OECD thực hiện vào đầu năm 2015, các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) đều nằm trong danh sách 10 nước có chất lượng giáo dục toán học và khoa học tốt nhất thế giới.
Cùng với các nước châu Á và còn có các nước như Phần Lan, Thụy Sĩ ở châu Âu, Canada ở Bắc Mỹ hay New Zealand, Australia ở châu Đại Dương cũng được đánh giá là những nước có chất lượng giáo dục toán học và khoa học tốt trên thế giới.
 
Trong khi đó, kết quả đánh giá đối với các học sinh và trường học của Mỹ – một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới – lại khiến nhiều người bất ngờ. Theo kết quả khảo sát của PISA năm 2012, học sinh Mỹ chỉ xếp thứ 35 về kỹ năng toán học và thứ 27 về khoa học trong tổng số 65 nước. Đồng thời, Mỹ cũng chỉ đứng thứ 28 về chất lượng trường học dựa trên chỉ số đánh giá việc học toán học, khoa học theo đánh giá của OECD vào tháng 5/2015. Một số nước phát triển khác như Pháp, Anh cũng bị tụt hạng về giáo dục khoa học, toán học trong trường học.
 
Nằm top cuối thường là những nước thuộc châu Phi và Nam Mỹ như: Nam Phi, Uruguay, Peru. Tuy nhiên, ngay ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, chất lượng giáo dục khoa học, toán học trong các trường học cũng bị xuống dốc đã tạo ra những ngạc nhiên lớn.
Kinh nghiệm từ các nước đứng đầu
 
Để có được những thành công trong việc phổ biến các kiến thức khoa học, toán học cho học sinh, các nước như Singapore, Hàn Quốc, Phần Lan, New Zealand và một số nước khác đều có những khung chương trình và phương pháp giảng dạy toán học, khoa học hiệu quả.
 
Tại Singapore, để đổi mới cách thức giáo dục khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển của quốc gia trong bối cảnh mới, từ năm 2006, nước này đã thực hiện chính sách giáo dục theo phương châm “dạy ít, học nhiều”, nhấn mạnh vào vai trò của học sinh.
 
Để thúc đẩy phương châm này, năm 2008, Singapore đã đưa ra một khung chương trình khoa học; trong đó, lấy phương pháp và cách tiếp cận học khám phá làm trọng tâm, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và tìm hiểu về những thứ xung quanh mình, thậm chí ngay cả khi không còn trên lớp học.
 
“Phương pháp học khám phá sẽ kích thích học sinh ngay cả khi bước ra khỏi lớp học vẫn tò mò và quan sát tinh tế hơn về thế giới xung quanh” – tiến sĩ Charles Chew – Viện Giáo dục quốc gia Singapore cho biết.
 
Đối với Hàn Quốc, ngoài việc thiết lập hệ thống các trường chuyên dạy khoa học, các trung tâm khoa học với các phòng thí nghiệm giúp cho việc giáo dục khoa học trên cả nước thì việc tăng cường kỷ luật học tập trên lớp và nhấn mạnh vào yếu tố chăm chỉ được đặt lên hàng đầu.
Một kết quả khảo sát của Viện Chính sách thanh niên quốc gia Hàn Quốc, những người trong độ tuổi đi học từ 15-24 có trung bình 7 giờ 50 phút mỗi ngày dành cho việc học trên trường, nhiều hơn 3 giờ so với mức trung bình của OECD. Đó là chưa kể, ngoài giờ học trên trường, học sinh Hàn Quốc còn tham gia cả những lớp học thêm.
 
“Học sinh Hàn Quốc tới trường từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều, sau đó đi tới hagwons (các lớp học thêm) từ 5 giờ tối đến 10 giờ đêm. Các em bắt đầu việc học tại nhà sau khi trở về từ lớp học thêm” – Stacey Bremner – một thầy giáo người Nam Phi dạy học tại Hàn Quốc cho biết.
Môi trường học tập với vai trò người thầy giáo được đề cao cùng với kỳ vọng của cha mẹ ở Hàn Quốc sẽ tạo ra một khuôn khổ rèn luyện khả năng học tập chăm chỉ và nắm tốt về mặt lý thuyết, các khái niệm và nguyên lý khoa học.
 
Khác với Hàn Quốc, tại Phần Lan học sinh dành thời gian học trên lớp ít nhất trong số các nước phát triển. Triết lý giáo dục của Phần Lan là hướng tới tất cả học sinh cùng đóng góp và tranh luận giải quyết những chủ đề nhất định, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và tương tác.
 
“Học tập là kết quả của hoạt động tích cực và tập trung của học sinh nhằm tới việc giải quyết và giải thích được quá trình cũng như các thông tin trong quá trình tương tác với các học sinh khác, với giáo viên và môi trường” – Ari Myllyviita – giáo viên dạy hóa học tại khoa Đào tạo giáo viên thuộc Đại học Helsinki nói.
 
Đồng thời, khác với nhiều nền giáo dục ở Á Đông với nhiều giờ học trên lớp và tập trung vào luyện trí nhớ, Phần Lan lại giao rất ít bài tập về nhà và khuyến khích học sinh tham gia vào các trò chơi sáng tạo hơn.
 
Như vậy, có thể thấy mỗi nền giáo dục lại có cách thức riêng để đạt được hiệu quả trong việc dạy và học các môn khoa học với những ưu điểm đáng để các nước khác tham khảo.
Văn Biên

Khát vọng “phủ sóng” KHCN đến mọi miền quê của những trí thức trẻ

32 đội hình tình nguyện với hàng trăm trí thức trẻ khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện đã sẵn sàng mang những kiến thức, kỹ năng mình học được “phủ sóng” KHCN đến với 5 huyện ngoại thành TP.HCM và những tỉnh lân cận.
 
 
Chương trình “Trí thức khoa học trẻ tình nguyện” lần thứ VII là một trong những hoạt động trọng tâm trong Tháng thanh niên 2016 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức sáng 28/02. Đây là hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích của thanh niên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tăng cường sự quan tâm, bồi dưỡng, giáo dục, tạo môi trường cho thanh thiếu nhi thành phố tiếp tục rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
 
 
Anh Đoàn Kim Thành, trưởng ban tổ chức chương trình “Trí thức khoa học trẻ tình nguyện” giương cao ngọn cờ khởi động chương trình. Ảnh: Hà Thế An
Được Thành đoàn TP.HCM triển khai từ năm 2010, chương trình “Trí thức khoa học trẻ tình nguyện” đã tập hợp được hàng ngàn lượt trí thức đến với các địa bàn khó khăn, đặc biệt là 5 huyện ngoại thành, đem kiến thức KHCN hỗ trợ tích cực cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
 
 
Đội hình các đơn vị tham dự chương trình “Trí thức khoa học trẻ tình nguyện”. Ảnh: Hà Thế An
 
Theo anh Phạm Hồng Sơn, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch hội LHTN Việt Nam TP.HCM, chương trình “Trí thức khoa học trẻ tình nguyện” sẽ thực hiện xuyên suốt trong năm với các hoạt động giảng dạy, tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tổ chức chương trình chuyến xe tri thức và các sân chơi khoa học vui dành cho thiếu nhi.
 
 
Các trí thức trẻ sẽ đến những vùng đất nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn để mang kiến thức khoa học giúp đỡ người dân. Ảnh Hà Thế An
 
“Mỗi hành động ý nghĩa chỉ thực sự đạt hiệu quả khi được lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng, xã hội. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể, sự hưởng ứng và chung sức của nhân dân. Có như vậy hoạt động của tuổi trẻ thành phố mới tạo được sức bật rõ rệt, gây dựng được dấu ấn trong xã hội”- anh Sơn nhấn mạnh.
 
 
Hàng nghìn bạn trẻ đã sẵn sàng cho tháng thanh niên 2016. Ảnh: Hà Thế An.
 
Cũng trong khuôn khổ tháng thanh niên, hàng nghìn các đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện rất nhiều hoạt động xã hội hỗ trợ người dân như: Cải thiện môi trường và cảnh quan các tuyến kênh rạch, sửa chữa và làm mới hệ thống điện cho ít nhất 1000 hộ nghèo, lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho 1000 hộ nghèo.
 
Ngoài ra, chương trình sẽ tổ chức hàng loạt các hoạt động vệ sinh môi trường ở khu dân cư, tôn tạo mảng xanh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tập huấn phóng cháy chữa cháy…
 
Theo Khám Phá

Nhà khoa học không còn “đau đầu” vì thủ tục tài chính

 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trong  một chương trình "Dân hỏi bộ trưởng trả lời"
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định, việc liên Bộ KH&CN – Tài chính ký ban hành Thông tư liên tịch 27 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, đã từng bước gỡ bỏ “nút thắt” tài chính cho nghiên cứu khoa học.
Giảm bớt thủ tục
 
Thông tư 27 nhằm giảm bớt “gánh nặng” về thủ tục giấy tờ, quyết toán kinh phí giúp cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong lĩnh vực KH&CN giúp các nhà khoa học không phải “đau đầu” với sự rườm rà của thủ tục giấy tờ, chứng từ, hóa đơn… để được nghiệm thu sản phẩm. Thậm chí nhiều khi xong hết thủ tục vẫn phải vừa làm vừa chờ kinh phí, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy chán nản.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Thông tư 27 đề cao hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, từ những người đặt đầu bài, thông qua danh mục đề cương, nội dung, theo dõi, nghiệm thu và đưa đề tài, dự án vào thực tiễn. Cơ quan nhà nước là người đặt hàng và quản lý đầu ra sản phẩm. Đồng thời, thông tư cũng đề cao trách nhiệm và quyền tự chủ hơn của các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học trong quá trình nhận đặt hàng các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước.
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ: Từ trước đến nay, nhiều đề tài, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nghiệm thu xuất sắc nhưng không có sản phẩm và không được ứng dụng vào thực tiễn nên việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa các sản phẩm đầu ra ứng dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển KH&CN cũng như kinh tế xã hội của đất nước.
 
Bên cạnh đó, quản lý được việc đề tài dự án lợi dụng cơ chế, định mức, sơ hở trong quản lý đã không làm “thật” nhưng vẫn được nghiệm thu. Thực tế, cơ chế khoán chi tạo thuận lợi nhất cho những người làm khoa học, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn cho họ bởi sẽ có nhà khoa học chưa dám nhận phương thức khoán chi theo sản phẩm cuối cùng khi họ không chắc chắn tạo được sản phẩm cuối cùng. Theo quy định mới của Thông tư 27, nhà nước kiểm soát đầu ra, phải có sản phẩm đúng như đặt hàng, trường hợp không có sản phẩm cuối cùng như hợp đồng đã ký kết thì không được nghiệm thu.
 
Sản phẩm đặt hàng được đưa vào ứng dụng
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: Với phương thức trước đây, sự nặng nề trong thủ tục đã không hỗ trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu cũng như nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: Nhiều khi nhà khoa học buộc phải “vẽ” ra các công đoạn, “lách luật” nâng giá lên để khi bị “cắt” vẫn đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện đề tài; hoặc phải chạy hóa đơn, chứng từ để được nghiệm thu. Điều này vô hình đã “bóp nghẹt” sức sáng tạo của các nhà khoa học, khiến hiệu quả nghiên cứu không cao, gây lãng phí cho Nhà nước.
 
Do đó, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng là cơ chế mới được các nhà khoa học Việt Nam trông đợi. Với hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, nhà khoa học phải tự tổ chức, tìm người giỏi, liên kết, nghiên cứu để làm ra được sản phẩm như cam kết, điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của các nhà khoa học cũng tăng lên.
 
Trước đây, các nhà khoa học chọn đề tài theo ý muốn chủ quan của mình, đôi khi không thiết thực. Với cơ chế đặt hàng, cơ quan thẩm định, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ, đề tài với Bộ KH&CN và các bộ ngành. Khi đề xuất đặt hàng thì cơ quan đặt hàng phải cam kết chịu trách nhiệm tiếp nhận lại kết quả nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu và tổ chức ứng dụng vào thực tiễn. Nghĩa là, địa chỉ đầu ra phải rất rõ ràng. Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đề xuất, đặt hàng các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển có sử dụng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm tiếp nhận kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
 
Việc ban hành Thông tư 27 nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước khi đầu tư cho khoa học, tuy nhiên nghiên cứu khoa học công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro, mạo hiểm. Trong KH&CN có nhiều lĩnh vực, nghiên cứu cơ bản đi trước, đặt tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng. Ngay cả nghiên cứu ứng dụng thì không phải sản phẩm, kết quả nào cũng có thể được ứng dụng ngay mà còn chờ đợi các nhà đầu tư, cơ hội và thị trường.
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, loại trừ các đề tài thực sự bỏ ngăn kéo, nghiên cứu không để làm gì, theo ý muốn chủ quan của các nhà khoa học, thì cơ bản các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thời gian gần đây đã được thực hiện theo cơ chế đặt hàng, do đó, khả năng ứng dụng sẽ cao hơn trước.
 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân: Với Thông tư 27, các nhà khoa học được quyền lựa chọn giữa hai hình thức khoán chi. Khi đã lựa chọn phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì trong quá trình thực hiện không được điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm và tổng kinh phí đã được thỏa thuận. Nếu nhà khoa học không hoàn thành sản phẩm như cam kết thì phải chịu hình thức xử lý là phải hoàn trả ngân sách nhà nước từ 40 – 100% tùy mức độ rủi ro và các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đây là chế tài nghiêm khắc, đòi hỏi trách nhiệm cao của các nhà khoa học.
 
Thông tư 27 được các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ là tiền đề phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, đặc biệt, việc thực hiện khoán chi nhiệm vụ KH&CN cũng sẽ tác động đến phương thức tổ chức, quản lý của các tổ chứcKH&CN theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
 
Theo TTXVN

Nhà khoa học không còn “đau đầu” vì thủ tục tài chính

 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trong  một chương trình "Dân hỏi bộ trưởng trả lời"
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định, việc liên Bộ KH&CN – Tài chính ký ban hành Thông tư liên tịch 27 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, đã từng bước gỡ bỏ “nút thắt” tài chính cho nghiên cứu khoa học.
Giảm bớt thủ tục
 
Thông tư 27 nhằm giảm bớt “gánh nặng” về thủ tục giấy tờ, quyết toán kinh phí giúp cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong lĩnh vực KH&CN giúp các nhà khoa học không phải “đau đầu” với sự rườm rà của thủ tục giấy tờ, chứng từ, hóa đơn… để được nghiệm thu sản phẩm. Thậm chí nhiều khi xong hết thủ tục vẫn phải vừa làm vừa chờ kinh phí, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy chán nản.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Thông tư 27 đề cao hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, từ những người đặt đầu bài, thông qua danh mục đề cương, nội dung, theo dõi, nghiệm thu và đưa đề tài, dự án vào thực tiễn. Cơ quan nhà nước là người đặt hàng và quản lý đầu ra sản phẩm. Đồng thời, thông tư cũng đề cao trách nhiệm và quyền tự chủ hơn của các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học trong quá trình nhận đặt hàng các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước.
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ: Từ trước đến nay, nhiều đề tài, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được nghiệm thu xuất sắc nhưng không có sản phẩm và không được ứng dụng vào thực tiễn nên việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa các sản phẩm đầu ra ứng dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển KH&CN cũng như kinh tế xã hội của đất nước.
 
Bên cạnh đó, quản lý được việc đề tài dự án lợi dụng cơ chế, định mức, sơ hở trong quản lý đã không làm “thật” nhưng vẫn được nghiệm thu. Thực tế, cơ chế khoán chi tạo thuận lợi nhất cho những người làm khoa học, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn cho họ bởi sẽ có nhà khoa học chưa dám nhận phương thức khoán chi theo sản phẩm cuối cùng khi họ không chắc chắn tạo được sản phẩm cuối cùng. Theo quy định mới của Thông tư 27, nhà nước kiểm soát đầu ra, phải có sản phẩm đúng như đặt hàng, trường hợp không có sản phẩm cuối cùng như hợp đồng đã ký kết thì không được nghiệm thu.
 
Sản phẩm đặt hàng được đưa vào ứng dụng
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: Với phương thức trước đây, sự nặng nề trong thủ tục đã không hỗ trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu cũng như nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: Nhiều khi nhà khoa học buộc phải “vẽ” ra các công đoạn, “lách luật” nâng giá lên để khi bị “cắt” vẫn đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện đề tài; hoặc phải chạy hóa đơn, chứng từ để được nghiệm thu. Điều này vô hình đã “bóp nghẹt” sức sáng tạo của các nhà khoa học, khiến hiệu quả nghiên cứu không cao, gây lãng phí cho Nhà nước.
 
Do đó, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng là cơ chế mới được các nhà khoa học Việt Nam trông đợi. Với hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, nhà khoa học phải tự tổ chức, tìm người giỏi, liên kết, nghiên cứu để làm ra được sản phẩm như cam kết, điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của các nhà khoa học cũng tăng lên.
 
Trước đây, các nhà khoa học chọn đề tài theo ý muốn chủ quan của mình, đôi khi không thiết thực. Với cơ chế đặt hàng, cơ quan thẩm định, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ, đề tài với Bộ KH&CN và các bộ ngành. Khi đề xuất đặt hàng thì cơ quan đặt hàng phải cam kết chịu trách nhiệm tiếp nhận lại kết quả nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu và tổ chức ứng dụng vào thực tiễn. Nghĩa là, địa chỉ đầu ra phải rất rõ ràng. Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đề xuất, đặt hàng các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển có sử dụng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm tiếp nhận kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
 
Việc ban hành Thông tư 27 nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước khi đầu tư cho khoa học, tuy nhiên nghiên cứu khoa học công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro, mạo hiểm. Trong KH&CN có nhiều lĩnh vực, nghiên cứu cơ bản đi trước, đặt tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng. Ngay cả nghiên cứu ứng dụng thì không phải sản phẩm, kết quả nào cũng có thể được ứng dụng ngay mà còn chờ đợi các nhà đầu tư, cơ hội và thị trường.
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, loại trừ các đề tài thực sự bỏ ngăn kéo, nghiên cứu không để làm gì, theo ý muốn chủ quan của các nhà khoa học, thì cơ bản các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thời gian gần đây đã được thực hiện theo cơ chế đặt hàng, do đó, khả năng ứng dụng sẽ cao hơn trước.
 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân: Với Thông tư 27, các nhà khoa học được quyền lựa chọn giữa hai hình thức khoán chi. Khi đã lựa chọn phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì trong quá trình thực hiện không được điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm và tổng kinh phí đã được thỏa thuận. Nếu nhà khoa học không hoàn thành sản phẩm như cam kết thì phải chịu hình thức xử lý là phải hoàn trả ngân sách nhà nước từ 40 – 100% tùy mức độ rủi ro và các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đây là chế tài nghiêm khắc, đòi hỏi trách nhiệm cao của các nhà khoa học.
 
Thông tư 27 được các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ là tiền đề phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, đặc biệt, việc thực hiện khoán chi nhiệm vụ KH&CN cũng sẽ tác động đến phương thức tổ chức, quản lý của các tổ chứcKH&CN theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
 
Theo TTXVN