200 đơn vị tham gia Hội sách TP.HCM lần 9-2016

TT – UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội sách TP.HCM lần 9-2016 tại công viên Lê Văn Tám từ ngày 21 đến 27-3, với chủ đề “Sách – văn hóa – hội nhập và phát triển”.
 
 
Ảnh tư liệu.
Đến nay, dự kiến có khoảng 200 đơn vị xuất bản và phát hành tham gia hội sách (Hội sách lần 8-2014 có 156 đơn vị tham gia).
 
Tổng cộng có 500 gian hàng bố trí trong công viên Lê Văn Tám với lối vào theo ba trục đường: Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu. Hội sách sẽ có bốn khu vực nội dung: khu triển lãm, khu hội sách, khu hoạt động nghiệp vụ – kỹ năng và khu sân khấu biểu diễn nghệ thuật.
 
Đáng chú ý là chủ đề biển đảo sẽ hiện diện ở cả ba khu vực: triển lãm các sách về biển đảo, bày bán sách về biển đảo, và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về biển đảo cho học sinh sinh viên (tại khu vực hoạt động kỹ năng).
 
Năm nay, khu vực hội sách sẽ bố trí riêng khối các công ty bán sách trực tuyến (online) bên cạnh các khối đơn vị khác như: khối các công ty phát hành, công ty văn hóa truyền thông; khối các NXB trong nước; các NXB nước ngoài; khối các công ty sách ở Hà Nội và các tỉnh…
 
Đặc biệt, lần đầu tiên ban tổ chức thực hiện hình thức “gian hàng tự dựng” để cho các đơn vị đăng ký tham gia tự thiết kế kiểu dáng và hình thức cho gian hàng của mình 
mang “bản sắc” độc đáo riêng.
 
Hội sách TP.HCM trải qua tám lần tổ chức trở thành một trong những sự kiện xuất bản lớn nhất cả nước và là “thương hiệu văn hóa” của TP.HCM hiện nay.
 
LAM ĐIỀN

Hội nghị cán bộ chủ chốt Bộ Khoa học và Công nghệ: Năm 2015 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chính phủ giao

Trong hai ngày 25 và 26/02/2016, tại Ninh Bình, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt năm 2016. Tại đây, Lãnh đạo Bộ KH&CN đã có cuộc đối thoại với hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ KH&CN.
 
 
Toàn cảnh Hội nghị 
 
Tham dự Hội nghị có ông Đinh Chung Phụng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; ông Trương Đình Tuyển, Cố vấn của Thủ tướng Chính phủ; ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương, Phó Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); đại diện lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình cùng toàn thể cán bộ chủ chốt của Bộ KH&CN.
 
 
Ông Trương Đình Tuyển, Cố vấn của Thủ tướng Chính phủ
 
Hội nghị nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động KH&CN trong kế hoạch công tác năm 2016 và các năm tiếp theo của Bộ KH&CN. Hội nghị còn là cơ hội để các cán bộ chủ chốt của Bộ tiếp cận với các cán bộ Sở KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, năm 2015 Bộ KH&CN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chính phủ giao, các văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình công tác Chính phủ cơ bản trình đúng thời hạn ban hành. 
 
Bộ trưởng nhấn mạnh, điểm đặc biệt nhất trong năm 2015 là KH&CN Việt Nam được cộng đồng khoa học quốc tế khẳng định có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, với các sản phẩm khoa học đạt trình độ khu vực và thế giới (Việt Nam xếp thứ hạng 52 trên 141 nền kinh tế về năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu). Đó là biểu hiện nỗ lực không ngừng của cộng đồng khoa học Việt Nam, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của những người làm công tác quản lý KH&CN, đội ngũ cán bộ quản lý của Bộ KH&CN nói chung và những cán bộ chủ chốt của Bộ nói riêng.
 
 
Toàn cảnh Hội nghị cán bộ chủ chốt của Bộ KH&CN (Trong ảnh: Lãnh đạo Bộ KH&CN)
 
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2016 là một năm đầy thách thức nhưng cũng là một cơ hội đối với đất nước và với nền KH&CN. Với việc hoàn thành ký kết hiệp định thương mại lớn nhất từ trước đến nay- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam chính thức tham gia vào một sân chơi lớn nhất với các quốc gia hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ và Nhật Bản, một sân chơi mà tất cả người chơi đều ở trình độ cao hơn…và không gì có thể thay thế được KH&CN trong cuộc cạnh tranh này. Bởi cạnh tranh ngày nay thực chất là về trình độ công nghệ, về năng suất lao động, về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
 
Để chuẩn bị khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, các cán bộ công chức, viên chức của Bộ KH&CN phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm để hàng Việt Nam có thể tồn tại được, cạnh tranh được trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
 
Các nhà khoa học Việt Nam bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp phải tăng cường hoạt động nghiên cứu ứng dụng để Việt Nam có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chính là đầu vào rất quan trọng cho doanh nghiệp, đó là những công nghệ nguồn, công nghệ lõi, công nghệ mới, công nghệ cao. 
 
Trong cuộc đối thoại với cán bộ chủ chốt của Bộ, Bộ trưởng thẳng thắn phê bình một số đơn vị trong Bộ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng chỉ ra hai mặt yếu kém đó là sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ; kỷ luật lao động tại Bộ chưa thật sự tốt. Theo Bộ trưởng, đối với một công chức, viên chức phải hội tụ các đức tính: kỷ luật, mẫn cán, đoàn kết, nhân ái. Trong đó, kỷ luật là yếu tố rất quan trọng, là sức mạnh làm nên một tổ chức.
 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị
 
Tại Hội nghị, ông Trương Đình Tuyển, Cố vấn của Thủ tướng Chính phủ; ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương, Phó trưởng đoàn đàm phán Hiệp định TPP cũng đã giới thiệu về TPP tới các cán bộ chủ chốt của Bộ KH&CN nắm bắt được tinh thần của TPP cùng những vấn đề quan trọng và thách thức của TPP để trong thời gian tới có sự chuẩn bị cho cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng khoa học Việt Nam khi tham gia vào TPP có thể phát triển.
 
 
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương, Phó Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
 
Cùng ngày, chiều 26/02, Đoàn công tác của Bộ KH&CN do Bộ trưởng Nguyễn Quân làm trưởng đoàn đã về thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình và Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Cùng đi với Đoàn có đồng chí Đinh Chung Phụng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ; Văn phòng UBND tỉnh.
 
Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình là doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong những năm qua, Công ty đã áp dụng thành công quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, là đơn vị đầu tiên của miền Bắc được công nhận sản xuất lúa tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, Tổng công ty đang phố hợp với các địa phương mở rộng mô hình sản xuất cho cánh đồng mẫu lớn theo tiêu chuẩn VietGAP. 
 
Đối với Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm Đồng Giao, trong những năm qua, Công ty đã đặc biệt coi trọng việc đầu tư áp dụng KH&CN trong sản xuất. Cuối năm 2015, Công ty đầu tư dây chuyền lạnh IQF và dây chuyền sản xuất ngô ngọt với công suất 10.000 tấnsản phẩm/năm. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở gần 40 nước…
 
Tại những nơi đến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao sự sáng tạo của các đơn vị trong việc ứng dụng KH&CN để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Bộ trưởng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy thế mạnh, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát minh nhiều sáng kiến để ứng dụng vào thực tiễn. Đồng thời, Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các đơn vị đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu đề xuất của công ty, trong thời gian sớm nhất kịp thời có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho cho các doanh nghiệp phát triển.
 
Một số hình ảnh Bộ trưởng Nguyễn Quân và đoàn công tác thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình và Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao:
 
 
 
 
Nguồn:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
 

Xuất bản sách khoa học thiếu niên: Vạn dặm gian nan

Ở nước ta, sách phổ biến khoa học, mở mang kiến thức cho thiếu niên (10-15 tuổi) đang rất trống vắng…
 
Trong khi các bạn cùng lứa tuổi ở các nước phát triển khá “thông thiên văn, tường địa lý”, có thể nói vanh vách về hệ Mặt trời, các hành tinh hay các thiên hà, được trang bị những kiến thức ứng dụng trong đời sống thông qua nhiều cuốn sách trình bày đẹp, hình ảnh bắt mắt, giảng giải tường tận các kiến thức khoa học phù hợp với lứa tuổi (từ ôtô, máy bay, vũ trụ, đến cơ thể người, cách thức làm ra đồ ăn, đồ dùng…) thì các học sinh ở Việt Nam chủ yếu phải lo học thêm, lo giải bài tập mà thiếu hẳn những kiến thức đa dạng khác.
 
 
Các học sinh tiểu học ở TP.HCM tham gia chương trình Thí nghiệm cho bé (BASF Kids' lab) do Công ty BASF (Đức) tổ chức. Đây là chương trình giúp các em tìm hiểu khoa học bằng những thí nghiệm đơn giản – Ảnh: Đỗ Kim ChungThế là các giá sách, kệ sách tại các cửa hàng bán sách cũng lo đáp ứng nhu cầu đó cho các em, mảng sách phổ biến khoa học dành cho các em đã gặp khó lại càng thêm khó.
 
Có quá nhiều lý do cho sự thiếu vắng và trầy trật này của sách phổ biến khoa học cho thiếu niên. Ở góc độ xuất bản, hiện chỉ có vài nhà xuất bản (NXB) như NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, Công ty Đông A, Long Minh tổ chức xuất bản sách phổ biến khoa học cho thiếu niên, mà chủ yếu là sách dịch.
 
Ở mảng dành cho lứa tuổi nhi đồng, lực lượng làm sách đông hơn, phần vì dễ làm, không đòi hỏi kiến thức chuyên môn, đầu tư ít hơn, phần cũng dễ bán hơn.
 
Để có thể định lượng về sự khó khăn này, có thể dùng đến con số mới nhất từ Hội sách Hà Nội (diễn ra đầu tháng 10-2014), theo đó tổng doanh thu toàn hội sách là 5 tỉ đồng, còn tổng doanh thu từ mảng sách phổ biến khoa học cho thiếu niên của NXB Trẻ, NXB Kim Đồng và Công ty Long Minh ước tính chỉ đạt hơn 100 triệu đồng (chiếm 2%). Vì sao có con số buồn bã đó?
 
Yếu, mỏng và khó
 
Trái ngược với cảnh tấp nập của các gian hàng bán sách văn học, sách tâm lý, truyện tranh, các gian sách phổ biến khoa học vắng vẻ, đìu hiu, khách ghé thăm chủ yếu là những người yêu thích, hiểu biết về khoa học hoặc làm việc trong các lĩnh vực khoa học đến chọn sách cho bản thân hoặc cho con em mình.
 
Ngành giáo dục có đến hơn 1 triệu giáo viên nhưng lượng sách phổ biến khoa học tiêu thụ mỗi năm không nhiều, chứng tỏ nhiều giáo viên không hay mua loại sách này. Học sinh thường chỉ quan tâm nhiều đến sách giải bài tập hay sách tham khảo.
 
Số phụ huynh đi tìm mua sách khoa học vì mục đích nuôi dưỡng đam mê tìm hiểu thế giới sinh động xung quanh và nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu cho các em… lại quá ít.
 
Cái sự “mỏng” đó còn thể hiện trên lực lượng những người làm sách phổ biến khoa học hiện nay, vốn có thể kể ra trên đầu ngón tay. Hiện nay, nổi bật nhất là nhóm cộng tác viên chủ biên tủ sách Khoa học và khám phá cho cả thiếu niên và người lớn của NXB Trẻ, gồm dịch giả Phạm Văn Thiều, GS.TSKH Nguyễn Văn Liễn, TS Vũ Công Lập.
 
Nhóm thành lập được hơn 10 năm, đã mời các nhà khoa học có uy tín, những nghiên cứu sinh Việt Nam ở ngoài nước tham gia dịch thuật, đến nay đã cho ra đời khoảng 25 đầu sách, như Định lý cuối cùng của Ferma, Mật mã, Bảy nàng con gái của Eva, Cuộc chiến lỗ đen, Bản thiết kế vĩ đại… Trung bình mỗi năm nhóm này dịch được ba quyển sách.
 
NXB Kim Đồng có ban sách khoa học do dịch giả Hoàng Thanh Thủy làm trưởng ban, dưới sự chỉ đạo của tổng biên tập Nguyễn Huy Thắng, người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm sách khoa học.
 
Ban khoa học của NXB Kim Đồng kiên trì duy trì các tủ sách khoa học, tiêu biểu là Kiến thức thế hệ mới – tủ sách phổ biến kiến thức, trong đó có hàng chục đầu sách về khoa học và công nghệ được các em nhỏ yêu thích.
 
Đối với lứa tuổi thiếu niên, có nhóm làm sách phổ biến khoa học của Công ty Long Minh do dịch giả Nguyễn Việt Long đứng đầu. Trong những năm gần đây, nhóm đã xuất bản 26 quyển sách về khoa học, trong đó đáng kể nhất là tủ sách Đam mê toán học (gồm 6 quyển) và tủ sách Tập làm nhà phát minh (gồm 12 quyển).
 
Tập làm nhà phát minh đã bước thêm một bước thông qua các cuộc thi tự làm đồ chơi (tên lửa, máy bay…) tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và một số trường khác, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia và gieo mầm say mê sáng tạo khoa học cho các em.
 
Vậy còn số tác giả viết sách phổ biến khoa học của Việt Nam? Câu trả lời là: cực ít, nếu không muốn nói là không có ai. Trên thị trường có một số sách viết về cuộc đời các nhà khoa học, nhưng trong đó chưa có nhiều kiến thức khoa học, một số sách nửa dịch thuật, nửa phóng tác từ nguồn sách tiếng Anh và tiếng Trung, chủ yếu dành cho lứa tuổi nhỏ.
 
Các tác giả Việt Nam tập trung viết sách giải bài tập để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thi cử của học sinh mà chưa có đủ trình độ, thời gian cũng như sự quan tâm và nhiệt huyết dành cho mảng sách phổ biến khoa học.
 
Một số GS, PGS, TS là giảng viên đại học cũng bận bịu giảng dạy, hướng dẫn học trò và làm đề tài nghiên cứu, giỏi lắm cũng chỉ dịch ít sách chuyên ngành và giáo trình. Ngay cả khi đã viết được phần lời thì ngành xuất bản Việt Nam cũng thiếu hẳn kho dữ liệu hình ảnh có bản quyền để minh họa, phục vụ cho những cuốn sách ấy.
 
Mà sách khoa học thì không thể thiếu phần hình ảnh minh họa. Vì thế, tổ chức dịch sách phổ biến khoa học của nước ngoài dù vất vả nhưng vẫn có hiệu quả và đỡ tốn kém cả về thời gian, đầu tư lẫn công sức hơn việc tự viết sách phổ biến khoa học.
 
Độ khó của sách phổ biến khoa học nói chung, sách phổ biến khoa học cho lứa tuổi thiếu niên nói riêng, nhất là để tránh được sai sót về kiến thức hay thuật ngữ khiến công tác dịch thuật và biên tập khá vất vả.
 
Ngoài việc yêu thích và hiểu rõ nội dung khoa học trong quyển sách thì để có được bản dịch chính xác và dễ hiểu, công tác hiệu đính bản dịch cũng tốn rất nhiều công sức vì hiếm người làm có trình độ khoa học tốt kết hợp với sự am hiểu về thuật ngữ. Hiện rất ít NXB của Việt Nam có biên tập viên “có nghề” cho mảng sách phổ biến khoa học cho thiếu niên, chủ yếu vẫn dùng người biết ngoại ngữ.
 
Nhưng quy trình chuẩn để một cuốn sách phổ biến khoa học ra đời cần ít nhất 2-3 biên tập viên có kinh nghiệm đọc và biên tập, nếu cần, bản thảo phải được các chuyên gia trong lĩnh vực đó đọc phản biện để nhận xét, góp ý. Đó là chưa kể việc cần đến những lời giới thiệu xác thực và lôi cuốn của những người nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học.
 
Ngôn ngữ là một trở ngại khác. Hệ thống thuật ngữ tiếng Việt – ngay cả với một số thuật ngữ khoa học có tính phổ thông – còn thiếu hoặc chưa được cập nhật một cách có hệ thống, do đó trong quá trình dịch thuật và biên tập sách khoa học, người dịch hoặc biên tập viên phải cân nhắc, khai phá đặt ra từ mới.
 
Cuối cùng, với thời gian làm ra quyển sách lâu (có cuốn đến vài ba năm), in số lượng ít (chỉ 1.000-1.500 bản) dẫn đến giá bán một quyển sách phổ biến khoa học khá cao khiến độc giả phải nâng lên đặt xuống nhiều lần khi mua.
 
Những rào cản khác
 
Không nói đến những hiệu sách nhỏ hoàn toàn không có loại sách này, nhiều hiệu sách lớn hiện nay không có khu vực bán sách khoa học riêng, nếu có cũng “trộn lẫn” sách lịch sử, sách kỹ năng sống… Nhưng đó mới chỉ là rào cản đầu tiên cho các đơn vị có định hướng làm sách khoa học.
 
Kênh phân phối sách đến nhà trường cũng “chật hẹp” không kém kênh ra thị trường, thư viện nhà trường không quan tâm lắm đến mảng sách này. Những năm gần đây, vì có các cuộc thi do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức như Hội thi khoa học và kỹ thuật (Intel ISEF) cấp quốc gia, tình hình có chuyển biến chút đỉnh.
 
Mỗi năm, hàng nghìn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học trong hội thi này nhưng chỉ dừng ở mức ngoại khóa, các tiết học định hướng thẳng vào khoa học trong nhà trường vẫn “mơ về nơi xa lắm”.
 
Truyền thông cho sách khoa học là vấn đề nan giải, không chỉ ở độ khó của sách mà ngay cả các giải thưởng về sách cũng không có hạng mục sách phổ biến khoa học. Những trường hợp thành công, có tiếng, như tủ sách Khoa học và khám phá là nhờ đóng góp không nhỏ của nhà báo Vũ Công Lập – một chuyên gia truyền thông kỳ cựu và đầy tài năng.
 
Trước những khó khăn chồng chất này, phổ biến sách khoa học không phải là việc ngày một ngày hai mà là cả một chặng đường dài và cần đến sự chung tay góp sức của rất nhiều người. Một dịch giả nổi tiếng của Việt Nam từng nhận định: “Trong những người trẻ tuổi, không có ai dám dấn thân 100% cho việc dịch sách khoa học”.
 
Nhật Bản đã tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thành công từ thế kỷ 19 để trở thành một cường quốc, trong đó phần dịch thuật sách báo khoa học kỹ thuật phương Tây đóng vai trò quan trọng.
 
Nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Nhật Bản cận hiện đại, người làm nên cuộc canh tân minh trị – Fukuzawa Yukichi – kể lại trong cuốn tự truyện của ông (*) chuyện sao trộm sách.
 
Vào cái thời cả nước Nhật đang xôn xao chuyện một đội tàu của Perry cập cảng và bàn chuyện phòng bị cho hải quân, Fukuzawa được xem một cuốn sách dạy về kỹ thuật xây thành mới xuất bản ở Hà Lan mà một người quen vừa mang về.
 
Cuốn sách dày chừng 200 trang, đắt bằng cả gia tài nên cậu học trò nghèo Fukuzawa đánh bạo hỏi mượn để… chép trộm. Ông chỉ dám chép vào ban đêm vì sợ bị phát hiện, trong tâm trạng vô cùng căng thẳng, lo lắng của người biết mình đang làm việc của “tên ăn cắp” nên mất gần 30 ngày mới chép xong.
 
Về sau, khi ông học trường Ogata, toàn trường chỉ có 10 bộ sách ngành vật lý và y được chở từ Hà Lan về, học trò trong trường phải tự sao chép sách bằng bút lông ngỗng, trên giấy được gột hồ từng tờ.
 
Chuyện chép sách, đặc biệt các cuốn sách mới về kỹ thuật, trở thành một hoạt động tập trung trí lực của học sinh toàn trường, điều về sau khiến họ trở nên khác biệt hoàn toàn với người dân trong toàn nước Nhật bấy giờ: họ đọc được những sách vở tiến bộ của phương Tây, làm được những kỹ thuật mà người thường lúc bấy giờ không hiểu, không làm nổi.
 
Và vì thế “dù có bần hàn, có nguy nan, quần áo có giản dị, ăn uống có đạm bạc, nhìn qua tưởng như bọn họ là một lũ học trò khố rách áo ôm, nhưng sự cao thượng, linh hoạt về trí lực, tư tưởng lại là điều mà vương gia quý tộc cũng phải cúi đầu”.
 
(*): Phúc ông tự truyện, NXB Thanh Niên và Alpha Books, 2013.
 
Đỗ Hoàng Sơn

 

Tuổi trẻ cuối tuần
 
 

Sách khoa học cho thiếu nhi thiếu đến mức nào?

Trong những năm gần đây, nếu như mảng sách văn học khá dày dặn thì mảng sách khoa học dành cho thiếu nhi mới chỉ bắt đầu được chú ý, nhưng chủ yếu là sách dịch và cũng chỉ tập trung ở một vài mảng đề tài. Còn sách do nhà khoa học trong nước viết thì ngày càng ít, ít đến mức trầm trọng…
 
Thiệt thòi cho trẻ em
 
Vì sao cần sách khoa học cho thiếu nhi? Câu trả lời khá đơn giản, con trẻ và tự nhiên là hai thế giới có nhiều điểm vô cùng gần gũi với nhau. Tiếp cận với kiến thức khoa học, trẻ sẽ sớm hình thành tình yêu cuộc sống một cách tự nhiên và sâu sắc, có điều kiện nuôi dưỡng đam mê riêng và hình thành năng lực, phẩm chất cần có của một công dân thời toàn cầu hóa: Sống hài hòa với môi trường, tiếp cận tốt tri thức nhân loại… Những thứ ấy, nếu không bắt đầu từ thuở bé, e rằng mọi nỗ lực sau này sẽ nặng nhọc hơn.
 
 
Sách khoa học dành cho thiếu nhi chưa được quan tâm. Ảnh: Hải Anh
 
Ở nước ta, NXB dành riêng cho trẻ mang tên “Kim Đồng” cũng từng làm sách khoa học cho thiếu nhi từ quãng năm 1958 với cuốn sách đầu tiên mang tên “Chú chó Laika”. Sau đó, nhiều chuyên gia Việt Nam cũng bắt đầu viết sách khoa học cho đối tượng này với tinh thần “văn học hóa”, tức phổ biến khoa học bằng những câu chuyện kể. Nhiều nhà khoa học Việt Nam nói rằng, họ bắt đầu niềm yêu thích nghiên cứu là từ những cuốn sách kể chuyện về khoa học thuở ấu thơ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sách khoa học do người trong nước thực hiện ngày càng ít đi, còn sách dịch về khoa học dành cho trẻ em cũng thiếu, như sự thiếu hụt chung đối với loại sách cung cấp tri trức nền tảng ở nước ta. Hệ quả là trẻ em ở thời nào cũng thiệt thòi, suy rộng ra là khoa học và nền kinh tế tri thức của chúng ta chịu thiệt thòi.
 
 
Ông Nguyễn Việt Long, (người đầu tiên đưa ra hệ thống tên bằng tiếng Việt về 88 chòm sao trong cuốn “Thiên văn và vũ trụ” – 2004, biên soạn từ tài liệu nước ngoài) chia sẻ với Báo Hànộimới: Sự thiếu hụt kiến thức khiến học sinh của ta, dù học qua trường chuyên cỡ nhất nhì cả nước thì khi ra nước ngoài cũng rất bỡ ngỡ trước những kỹ năng đơn giản ở phòng thí nghiệm. Ngay trên báo chí cũng dùng sai giữa tên khoa học và tên tiếng Anh trong lĩnh vực sinh vật… Còn với triết học, thực ra không phải cao siêu gì nhưng cũng rất thiếu trong vốn kiến thức của học sinh.
 
Còn nhớ, khi cuốn sách triết học dành cho trẻ em của hai tác giả người Pháp mang tên “Cuốn sách về những sự trái ngược mang tính triết học” xuất hiện bản tiếng Việt vào năm 2011, nó đã trở thành một hiện tượng. Có thể không phải là hiện tượng phát hành như sách văn học, mà là được nhiều phụ huynh Việt Nam ở nước ngoài và cả trong nước đánh giá cao. Tuy nhiên, đó vẫn là của hiếm, bằng chứng là mảng sách dành cho thiếu nhi thường là mảng trống trong các kỳ giải thưởng sách quốc gia hằng năm.
 
 
Tự chủ về tri thức
 
Đó là điều mà TS Giáp Văn Dương (sinh năm 1976, hiện làm việc tại ĐH Liverpool (Anh) và ĐH quốc gia Singapore) mong mỏi khi lập ra dự án sách khoa học cho thiếu nhi, khởi động từ vài tháng nay qua trang web có tên miền: Giapschool.org. Tinh thần chung là bộ sách sẽ giới thiệu, diễn giải, phân tích những công trình khoa học đoạt giải Nobel một cách phù hợp với sự tiếp nhận của bạn đọc trẻ, chủ yếu là lứa tuổi THCS. Như TS Giáp Văn Dương chia sẻ ý tưởng về dự án bắt đầu từ chính những đứa trẻ trong gia đình. Năm 2012, anh về nước tìm mua một loạt sách khoa học cho con, nhưng xem kỹ lại mới thấy giật mình vì đó toàn là sách dịch từ Trung Quốc với những hình ảnh đặc thù của đất nước này. TS Giáp Văn Dương cho rằng, “mình được ăn học, ra nước ngoài, bạn bè trong giới khoa học cũng nhiều, vậy mà không thể tự chủ tri thức cho con em mình thì điều đó thật đáng suy nghĩ”.
 
Đại diện NXB Kim Đồng, đơn vị chuyên làm sách cho thiếu nhi cũng phân tích thực trạng sách khoa học do các nhà khoa học, chuyên gia trong nước viết cho thiếu nhi ngày càng ít đi, thậm chí ít đến mức trầm trọng, cho rằng điều đó có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng là thách thức có từ yêu cầu xuất bản hiện đại: Sách phải có hình ảnh đẹp, thông tin khoa học chính xác, phong phú, cập nhật, mang tính đúc kết… Thực ra, quan điểm đó bộc lộ sự lúng túng của người làm sách Việt Nam bởi trước đây chúng ta chủ yếu phổ biến khoa học cho thiếu nhi theo lối kể chuyện, không chọn lối “chính xác hóa mọi chuyện” như thế này.
 
 
Trao đổi về chủ đề này, đại diện Long Minh – một đơn vị hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất bản sách toán học từ nước ngoài vào Việt Nam cho rằng, cần đề cập tới thái độ, ý thức, trách nhiệm xã hội của nhà khoa học. Như thế thì mới hy vọng có người viết cho thiếu nhi, bên cạnh đó là chính sách đầu tư cho lĩnh vực này.
 
Sách xuất bản trong nước như vậy, đối với sách dịch của nước ngoài, nhiều phụ huynh cho rằng những bộ sách như “Tủ sách kiến thức thế hệ mới” (mua bản quyền của NXB uy tín Dorling Kindersley) đã giúp trẻ em Việt Nam tiếp cận với một kho tàng kiến thức bổ ích, hiện đại. Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn thì ngay cả việc “dịch lại” thôi, ta cũng có phần chịu thiệt thòi bởi sách khoa học cũng có “đời” như ô tô vậy, phải được cập nhật, bổ sung. Nhưng, ở ta thường chỉ có một “đời”, ít khi có được sự cập nhật.
 
 
May mắn là các nhà khoa học cũng nhận ra một điểm mạnh ở việc dịch sách khoa học cho thiếu nhi ở ta, đó là tính chất công phu, nghiêm cẩn, trong đó, đáng kể là chỉ mục (Index) ở cuối sách với hệ thống những từ khóa kèm số trang có đề cập tới những từ này để người đọc dễ tra cứu. Với giới khoa học, đó là yếu tố giúp thực hiện kỹ năng tra cứu, viết thu hoạch đối với bạn đọc nhỏ. Và, “từ những bài thu hoạch nhỏ sau này ta mới hy vọng có những nhà khoa học lớn”.
Thi Thi
(Hà Nội Mới)

Ưu thế của sách khoa học cho thiếu nhi bản quyền nước ngoài

 
Chính xác về nội dung, hấp dẫn về hình thức là những điều tạo nên sức hút khó có thể phủ nhận của những cuốn sách thiếu nhi có bản quyền nước ngoài.
Đi dọc các cửa hàng trên con phố sách Đinh Lễ, hay vào hệ thống nhà sách Fahasa trên đường Xã Đàn (Hà Nội), hoặc truy cập vào các website bán sách trực tuyến như Tiki.vn hay Vinabook.com, không khó để phụ huynh có thể tìm kiếm một bộ sách khoa học dành cho con em mình. Tuy nhiên, để tìm mua được một cuốn sách khoa học dành cho thiếu nhi do chính một tác giả Việt Nam viết hoặc biên soạn không phải việc dễ.
 
Trước đây, trong thời bao cấp, sách khoa học rất được coi trọng. Tuy nhiên, càng ngày thị trường sách Việt Nam càng dần vắng bóng những cuốn sách khoa học của các học giả Việt Nam. Thay vào đó là những cuốn sách dịch từ nước ngoài. Cũng theo xu hướng đó, đến nay, đa số sách khoa học dành cho thiếu nhi được xuất bản tại Việt Nam là các cuốn sách được mua bản quyền nước ngoài, sau đó dịch và phát hành tại Việt Nam.
 
Cũng nhận định về vấn đề này trong bài viết Sách khoa học cho thiếu nhi đang lên ngôi, tiến sĩ Giáp Văn Dương cho rằng: "Sách khoa học của chúng ta hiện nay thiếu trầm trọng. Sách khoa học dành cho thiếu nhi đang là một điểm sáng, càng lên cao sách khoa học càng èo uột đi. Sách thiếu là do trình độ của người viết sách, kinh phí bỏ ra để viết và xuất bản sách cũng như chưa có sự quan tâm ở tầm vĩ mô của Nhà nước cho sách khoa học".
 
Sách trong nước thiếu trong khi nhu cầu về trang bị kiến thức cho trẻ em ngày một tăng cao. Cung không đủ cầu, tất yếu, sự xuất hiện của những cuốn sách khoa học có bản quyền nước ngoài nhanh chóng được lòng các bậc phụ huynh. Vừa giúp các em giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tại trường, vừa mang đến cho những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, sách khoa học cho thiếu nhi ngày càng được các bậc làm cha mẹ ưa thích lựa chọn cho con em mình.
 
 
Sách khoa học có bản quyền nước ngoài nhanh chóng được lòng các bậc phụ huynh.
 
Chị Kim Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Con trai tôi lên lớp 5, cháu rất hiếu động và ham thích điện tử nên tôi hay phải tìm mua sách về cho cháu đọc trong thời gian rỗi thay vì cấm cháu chơi điện tử. Vì là con trai nên tôi chọn cho cháu những cuốn sách về lịch sử hay vũ trụ… Những cuốn sách tôi chọn mua cho cháu đa phần là sách dịch từ sách nước ngoài".
 
Các cuốn sách khoa học dành cho thiếu nhi đa dạng về thiết kế và phong phú về chủ đề. Từ kiến thức xã hội như lịch sử loài người, các nền văn mình đến các kiến thức tự nhiên như các loài động thực vật, các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ bao la…, tất cả đều được lý giải chi tiết và đầy đủ dựa trên những kiến thức cùng nghiên cứu khoa học được khẳng định trên thế giới.
 
Thêm vào đó, hầu hết sách thiếu nhi có bản quyền nước ngoài được dịch và phát hành tại Việt Nam sẽ hạn chế thay đổi về hình thức và nội dung so với sách gốc, bởi lẽ những cuốn sách này còn chịu sự kiểm soát của các nhà xuất bản nước ngoài. Sau khi ký hợp đồng mua bản quyền một cuốn sách với các nhà xuất bản nước ngoài, đơn vị phát hành cuốn sách phải gửi sách mẫu đã xuất bản tại Việt Nam tới NXB giữ bản quyền cuốn sách và đảm bảo về nội dung cũng như hình thức của cuốn sách hạn chế khác biệt với nguyên mẫu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần củng cố lòng tin của các bậc phụ huynh đối với sách dịch được mua bản quyền hơn so với sách khoa học trong nước.
 
Là một trong những đơn vị dẫn đầu về xuất bản sách bản quyền cho thiếu nhi, đại diện công ty sách Đinh Tị, giám đốc Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ: "Nội dung tin cậy, hình thức hấp dẫn, chủ đề phong phú là những điều làm nên sức hấp dẫn của những cuốn sách khoa học dành cho trẻ em và cũng là lý do mà các công ty sách lựa chọn mua bản quyền sách từ nước ngoài.
 
Tuy nhiên, việc lựa chọn những cuốn sách để mua bản quyền cũng không đơn giản. Đồng thời, sự khác biệt về văn hóa, sự khó khăn trong vấn đề dịch và truyền tải thông tin kiến thức đòi hỏi sự chính xác cao nhưng phải dễ hiểu với các em thiếu nhi cũng là một vấn đề quan trọng".
 
Đinh Tị là đối tác hàng đầu của nhà xuất bản Usborne danh tiếng, đơn vị thành công nhất tại Anh trong lĩnh vực sách cho trẻ em với giải thưởng Nhà xuất bản độc lập dành cho trẻ em của năm do các Hiệp hội Nhà xuất bản độc lập của Anh trao tặng vào tháng 2/2014. Nhiều tác phẩm của Usborne đã được Đinh Tị xuất bản trong đó, Bách khoa tri thức về khám phá thế giới cho trẻ em là bộ sách mới nhất và được chú ý nhất trong năm 2015 với hơn 20.000 bản được phát hành trong 2 tháng.
 
Sơn Trà
 

Xu thế khoa học công nghệ thế giới và tiếp cận của ĐHQGHN

Trong 10 năm qua, với sự phát triển của các hệ thống cơ sở dữ liệu học thuật của Web of Knowledge – ISI (Thomson Reuters, Hoa Kỳ), Scopus (Elsevier, Hà Lan), việc phân tích trắc lượng thư mục đã mang lại rất nhiều hữu ích. Mới đây, trên cơ sở các nghiên cứu trắc lượng thư mực, Thomson Reuters, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và ĐHQGHN đã công bố các xu thế nghiên cứu nổi trội, dự báo các đổi mới sáng tạo của thế giới và tình hình tiếp cận của Việt Nam.
DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA THẾ GIỚI
 
Tổ chức Thomson Reuters đã phân loại 10 nhóm lĩnh vực KH&CN. Đối với mỗi nhóm lĩnh vực, lựa chọn 10 hướng nghiên cứu chuyên sâu có số lượng bài nghiên cứu và số lần trích dẫn cao nhất để xác định là hướng nghiên cứu thời sự, trong đó một hướng nghiên cứu có tầm ảnh hưởng cao nhất gọi là hướng nghiên cứu Nóng. Điều đáng quan tâm là đa phần trong số 100 hướng nghiên cứu thời sự đó, các phát minh, sáng chế thu được đều từ kết quả nghiên cứu của các trường đại học.
 
Nhóm lĩnh vực Kinh tế, Tâm lý học và Khoa học xã hội
 
10 hướng nghiên cứu thời sự được nghiên cứu nhiều trong vài năm lại đây, gồm: Sáng nghiệp và đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quản trị và hiệu năng của các công ty gia đình; Bằng chứng thống kê và tính lặp lại trong tâm lý học thực nghiệm; Lối sống và hành vi con người thời kỳ đồ đá giữa ở Nam phi; Công nghệ chăm sóc sức khoẻdi động; Chẩn đoán và phân tích thống kê các rối loạn tâm thần; Tính bền vững của cảnh quan sinh thái; Nguồn gốc và tiến hoá người sơ khai (tiền Homo); Cơ chế hình thành ý tưởng và các thành viên có ảnh hưởng trên các mạng xã hội Internet; Phương pháp phân tích và phân tách cấu trúc trong các nghiên cứu về khí thải nhà kính.
 
Hướng nghiên cứu nóng thuộc về Công nghệ chăm sóc sức khoẻ di động (Mobile Health Technology – mHealth) là công nghệ tích hợp cho phép trao đổi từ xa thông tin lâm sàng giữa các bệnh nhân hoặc bác sĩ. Thị trường mHealth đang được tăng trưởng mạnh bởi sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại thôngminh.
 
Nhóm lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp, Thực vật và Động vật
 
10 hướng nghiên cứu thời sự bao gồm: Thống kê và đánh giá thiệt hại kinh tế do các bệnh từ thực phẩm; Điều chỉnh đồng hồ sinh học ở cây cải Arabidopsis; Sinh tổng hợp và điều hoà auxin; Phân tích phát sinh chủng loại các loài nấm sống trong thực vật; Định danh, nghiên cứu sự phát triển và tạo độc tố của nấm Aspergillus niger; Lý thuyết di truyền về sự hình thành các loài; Biên tập axít ribonucleic (ARN) ở các bào quan; Phân tích các chủng nấm rễ bằng giải trình tự axit đêoxiribonucleic (ADN); Tiến hoá quang hợp C-4 và điện dẫn diệp lục; Kiểm soát sinh học dịch hại cây trồng xâm lấn bằng thiên địch.
 
 
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm các gian hàng sản phẩm KHCN tiêu biểu của ĐHQGHN tại Triển lãm Tuổi trẻ sáng tạo chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2016)
 
Nghiên cứu thống kê các bệnh khởi phát từ thực phẩm tại Hoa Kỳ và đánh giá thiệt hại kinh tế đã trở thành hướng nghiên cứu nóng. Theo số liệu điều tra dịch tễ học, tỉ lệ mắc các bệnh từ thực phẩm trên thế giới đã tiếp tục tăng trong những thập kỷ qua, và có nguy cơ bùng phát nghiêm trọng.
 
Nhóm lĩnh vực Sinh thái học và Khoa học môi trường
 
10 hướng nghiên cứu thời sự trong nhóm lĩnh vực này bao gồm: Nghiên cứu tỉ lệ chết của thực vật do hạn hán và nhiệt; Sự thích nghi với biến đổi toàn cầu của chu kỳ thực vật; Ảnh hưởng của axit hoá đại dương tới các hệ sinh thái biển; Mô phỏng MaxEnt và dự đoán phân bố tiềm năng của các loài; Mức độ đa dạng hoá và sự lan toả thích nghi; Các nghiên cứu di truyền quần thể trong mối quan hệ với sinh thái cảnh quan; Than sinh học; Sinh thái các quần xã vi khuẩn cực đoan (archaea) oxi hoá amôniăc; Hệ cộng sinh động – thực vật; Sinh thái đồng vị ổn định.
 
Hướng nghiên cứu nóng thuộc về mô phỏng MaxEnt và dự đoán phân bố tiềm năng của các loài. Nguyên lý entropy cực đại (MaxEnt) đã được ứng dụng rộng rãi cho việc thiết kế các khu vực bảo vệ các loài, dự đoán của các phân bố tiềm năng của các loài bị xâm lấn, và mô phỏng phân bố không gian của các loài để ứng phóvới biến đổi khí hậu.
 
Nhóm lĩnh vực Khoa học trái đất
 
10 hướng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này bao gồm: Đánh giá sự hoạt động của núi lửa Redoubt năm 2009 và núi lửa Eyjafjallajokull năm 2010; Sự trao đổi CO2 giữa khu vực biển sâu và khí quyển tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu; Động đất và sóng thần Tohoku năm 2011; Mô hình kiến tạo của địa khối rắn phía Bắc Trung Quốc; Tỷ lệ băng tan của khối băng Greenland; Áp dụng mô hình khí hậu khu vực trong dự đoán nhiệt độ bề mặt; Địa niên biểu Zircon U-Pb ở miền nam Tây Tạng; Thay đổi mực nước biển toàn cầu; Sự hình thành và gia tăng bụi khí quyển; Sự hình thành bụi hữu cơ thứ cấp không khí.
 
Nghiên cứu áp dụng “mô hình khí hậu vùng” trong dự đoán nhiệt độ bề mặt, lượng mưa là hướng nghiên cứu nóng. Hiện nay, các mô hình khí hậu được sử dụng để mô tả biến đổi khí hậu có thể được chia thành các mô hình tuần hoàn phổ quát (GCM) và các mô hình khí hậu vùng (RCM). Các RCM có độ phân giải cao hơn và có thể thực hiện mô tả chi tiết về địa hình phức tạp, các đường bờ biển cong và cung cấp các đặc điểm chi tiết của các lát cắt bề mặt bên dưới. Do đó, chúng có thể phản ánh đặc điểm khí hậu được gây ra bởi các tác nhân bản địa hoá và đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu giới hạn về khí hậu vùng, cho các kết quả chính xác về nhiệt độ bề mặt trái đất và lượng mưa – hai yếu tố cơ bản trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
 
Nhóm lĩnh vực Y học lâm sàng
 
10 hướng nghiên cứu thời sự gồm có: Phương pháp triệt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng ống thông trong tăng huyết áp kháng thuốc; Chẩn đoán nhanh và điều trị bằng XPERT MTB/RIF đối với bệnh lao và bệnh lao liên quan với HIV; Thay van động mạch chủ bằng ống thông; Điều trị viêm đại tràng giả mạc mãn tính bằng cấy khu hệ vi sinh vật từ phân; Kích thích não sâu để điều trị bệnh Parkinson; Đột biến liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt và dung hợp gen; Liệu pháp insulin tăng cường và hồi sức dịch bằng chất trùng phân tổng hợp cho các bệnh nhân nguy kịch; Thử nghiệm lâm sàng liệu pháp miễn dịch điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; Chụp cắt lớp quang hình sâu đối với màng mạch; Mối quan hệ giữa tăng sản lành tính tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến. Trong đó, liệu pháp insulin tăng cường và hồi sức dịch bằng bột trùng phân tổng hợp cho các bệnh nhân nguy kịch là hướng nghiên cứu nóng.
 
 
Nhóm lĩnh vực Khoa học sự sống
 
10 hướng nghiên cứu thời sự trong lĩnh vực này bao gồm: Vùng mở rộng lặp sáu nucleotit (Hexanucleotide) với các bệnh giảm trí nhớ và xơ cứng teo cơ một bên; Chụp hình nơron thần kinh bằng chỉ thị huỳnh quang; Phát hiện dẫn xuất cần sa và cathinone tổng hợp trong sản phẩm thảo dược; Tế bào đuôi gai, đại thực bào và liệu pháp miễn dịch; Phân tích bệnh ở người qua nghiên cứu toàn hệ gen; Tái lập trình nguyên bào sợi thành tế bào thần kinh và tế bào tim; Các con đường truyền tín hiệu của protein cảm biến trong hệ thống miễn dịch; Công nghệ chỉnh sửa hệ gen; Melatonin và mất cân bằng ôxy hoá; Tác động chống trầm cảm nhanh của ketamine.
 
Phân tích bệnh ở người qua nghiên cứu toàn bộ hệ gen (GWAS) là hướng nghiên cứu nóng. Đó là một phương pháp hiệu năng cao dùng để xác định và phân tích các biến đổi di truyền ảnh hưởng đến sức khoẻ. GWAS đang trở thành một công cụ chủ chốt trong việc nghiên cứu gen người.
 
Nhóm lĩnh vực Hoá học và Khoa học vật liệu
 
Vật liệu điện cực cho pin ion natri; Vật liệu khung hữu cơ – kim loại chức năng; Tổng hợp các ống nanô Arenes; Kích hoạt C-H có xúc tác Rhodium; Xúc tác quang học dựa trên graphen; Nanô lượng tử graphen; Các chất ức chế anhydrase carbonic; Ứng dụng của graphen và ôxit graphen trong y – sinh học; Transistor trường hiệu năng cao dựa trên vật liệu polyme; Tổng hợp bất đối xứng cao của spirooxindoles là 10 hướng nghiên cứu thời sự. Trong đó, vật liệu khung hữu cơ – kim loại chức năng là hướng nghiên cứu nóng.
 
Vật liệu khung hữu cơ – kim loại chức năng (MOF) là một loại vật liệu xốp rắn được hình thành bởi sự tự lắp ráp của các ion hoặc cụm ion kim loại với phức hợp hữu cơ, có bề mặt tiếp xúc rộng (10.000 m2/g). MOF là vật liệu của kỹ thuật năng lượng tương lai. MOF được áp dụng rộng rãi cho quá trình hấp thụ và phân rã, lưu trữ hi-đrô, cảm biến hoá học, huỳnh quang, xúc tác, và y – sinh học.
 
Nhóm lĩnh vực Vật lí
 
10 hướng nghiên cứu thời sự của Vật lý trong những năm vừa qua gồm có: Khám phá hạt Higgs; Phân tích dữ liệu nơ-tri-nô; Tốc trọng trường phi tuyến; Chế tạo và nghiên cứu tính chất của silicene; MoS2 và transitor; Khí Fermi có liên kết spin-quỹ đạo; Vật liệu siêu dẫn pha tạp kiềm AxFe2-ySe2; Plasmon graphen; Chất cách điện tôpô Mott; Thuỷ động lực học của các va chạm ion nặng tương đối tính. Trong đó, khám phá hạt Higgs là hướng nghiên cứu nóng.
 
Hạt Higgs boson là một hạt có khối lượng, nhưng không có điện tích và spin, và là hạt cuối cùng được phát hiện trong Mô hình Chuẩn. Hạt Higgs là nền tảng của toàn bộ Mô hình Chuẩn, và nếu không phát hiện ra nó, Mô hình Chuẩn sẽ không đầy đủ. Mặc dù được phát hiện ra bằng thực nghiệm vào năm 2013, nhưng giải thưởng Nobel đã trao cho 2 nhà vật lý lý thuyết Francois Englert (người Bỉ) và Peter Higgs (người Anh) do đã có công tiên đoán trước đó.
 
Nhóm lĩnh vực Thiên văn học và Vật lý thiên văn
 
10 hướng nghiên cứu thời sự bao gồm: Thăng giáng baryon; Hành tinh ngoài hệ mặt trời và Máy đo tốc độ hành tinh; Hiệu suất của đài thiên văn Herschel; Các thiên hà dịch chuyển đỏ; Kính thiên văn dải rộng; Nơ-tri-nô và phản nơ-tri-nô; Vũ trụ học Galilê và trường Galilê; Nghiên cứu khí quyển và từ trường mặt trời; Lỗ đen nhị phân và lý thuyết sao nơ-tri-nô; Các nghiên cứu lý thuyết và quan trắc về sự hình thành các vì sao và dãy thiên hà. Các nghiên cứu hiệu suất của đài thiên văn Herschel và chiến lược quan sát thiên văn là hướng nghiên cứu nóng.
 
Hầu hết các vùng trong vũtrụ đều rất lạnh, do đó không thể phát hiện trong vùng ánh sáng nhìn thấy hoặc ánh sáng có bước sóng ngắn hơn. Chúng chỉ có thể quan sát được trong vùng hồng ngoại hoặc vùng có bước sóng dài hơn. Đài thiên văn Herschel được xây dựng với sự đầu tư của Tổ chức Vũ trụ châu Âu. Ban đầu nó được đặt tên là kính viễn vọng vũ trụ tia hồng ngoại xa. Sau đó, nó được đổi tên để tưởng nhớ nhà thiên văn học William Herschel, người phát hiện ra bức xạ hồng ngoại năng lượng mặt trời vào năm 1800. Đài thiên văn vũ trụ Herschel tập trung khám phá sự hình thành và tiến hoá của các thiên hà trong khởi nguyên vũ trụ; sự hình thành của các vì sao, tương tác giữa các vì sao và môi trường vật chất giữa các vì sao; thành phần hoá học của khí quyển và bề mặt địa chất của các hành tinh, các dải sao chổi, các vệ tinh; và các phân tử hoá học của vũ trụ.
 
Nhóm lĩnh vực Toán học, Khoa học Máy tính và Kỹ thuật
 
10 hướng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này bao gồm: Ứng dụng swarm và các thuật toán tối ưu hoá; Hiệu suất và nhiên liệu diesel sinh học; Lý thuyết ứng suất liên kết; Phương pháp mờ Lyapunov; Không gian G-Metric; Ứng dụng của phương trình vi phân; Điều khiển trong điện tử công suất; Pin vanadium; Điện cực của pin lithium; Phân tán entransy trong các thiết bị trao đổi nhiệt. Trong đó, hiệu suất và khí thải nhiên liệu diesel sinh học là hướng nghiên cứu nóng.
 
 
 Đồng chí Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục TNTN&NĐ Quốc hội thăm một Phòng thí nghiệm tại ĐHQGHN năm 2015
 
 
Nhiên liệu sinh học có thể thay thế nhiên liệu hoá thạch. Dầu diesel sinh học có thể được sản xuất từ mỡ động vật, dầu thực vật, vi sinh và các loại dầu thải thực phẩm, là một loại năng lượng xanh điển hình, có thể tái tạo. Để tránh cạnh tranh với thực phẩm và giảm chi phí sản xuất, việc phát triển các loại dầu không ăn được (như dầu cọ, dầu kiriko, dầu jatropha, dầu thải…) để thay thế cho việc sử dụng các loại dầu ăn được (như dầu canola, dầu đậu tương…) đang được thực hiện. Đồng thời, các nghiên cứu về hiệu suất nhiên liệu, hiệu suất động cơ và đặc điểm khí thải của diesel sinh học và diesel sinh học lai đang được triển khai.
 
TIẾP CẬN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
 
Về nghiên cứu cơ bản, ĐHQGHN là một trong 4 đơn vị có số lượng công bố chính của Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, một số lĩnh vực nghiên cứu của Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng, đã tiếp cận trình độ thế giới như Toán học, Vật lý, Sinh học, Khoa học máy tính; một số lĩnh vực đã tạo được ảnh hưởng lớn như Y-sinh và Môi trường. Theo một thống kê rộng và chi tiết hơn thực hiện thông qua cơ sở dữ liệu của cả ISI lẫn Spocus cho giai đoạn 2010-2015, các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm các nhà khoa học học tập tại Việt Nam hoặc ởnước ngoài) đã công bố một sốlượng khá lớn các bài báo được cộng đồng khoa học quốc tế trích dẫn khá cao trong 15/100 các hướng nghiên cứu thời sự của thế giới (kể cả hướng nghiên cứu nóng). Đó là các nghiên cứu về hiện tượng rối loạn thần kinh; than sinh học (biochar); địa niên biểu và mực nước biển; Lupus ban đỏ; hợp chất khung hữu cơ – kim loại; chất xúc tác quang học; vật liệu graphen; nhiên liệu sinh học; kể cả các vấn đề vật lý rất cơ bản như hạt Higss và nơ-tri-nô. Một số nghiên cứu cơ bản đã có ứng dụng thành công cả trong đào tạo và chuyển giao: mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ mới về Biến đổi khí hậu (Khoa Sau đại học); sản xuất nhiên liệu biodiesel (dầu diessel sinh học) ứng dụng cho tàu du lịch ở Hạ Long (nhóm GS.TSKH Lưu Văn Bôi).
 
Vừa qua, ĐHQGHN đã phê duyệt và triển khai thực hiện 5 chương trình nghiên cứu trọng điểm: (i) Nghiên cứu định vị và phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, (ii) Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam, (iii) Nghiên cứu khoa học tính toán tin – sinh – dược, (iv) Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo, và (v) Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống đo lường, điều khiển, viễn thông và y tế.
 
Mục tiêu và sản phẩm của 5 chương trình nghiên cứu ưu tiên này đã có một số nhóm công nghệ tiếp cận rất tốt với 7/10 dự báo đổi mới sáng tạo thế giới 2025 đã nêu.
 
 
Nhóm nghiên cứu trọng điểm về Tin-Sinh-Dược của ĐHQGHN do TS. Lê Sỹ Vinh chủ nhiệm đã xây dựng và phân tích thành công hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt
 
Trước hết, công nghệ gen, công nghệ tin-sinh và công nghệ dữ liệu lớn có thể hỗ trợ và thúc đẩy các tiến bộ trong y học về nỗ lực sử dụng thông tin và công nghệ gen để lập bản đồ ADN sau sinh, chữa bệnh mất trí nhớ và bệnh tiểu đường.
 
Các nghiên cứu cơ bản về rối loạn thần kinh đã tạo ra cơ sở để nghiên cứu chứng mất trí nhớ. Gần đây, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Sĩ Vinh (Trường ĐH Công nghệ) đã ứng dụng công nghệ tính toán tin-sinh xây dựng thành công bản đồ gen 3 cá thể của gia đình người Việt. Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thế Toàn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đang phát triển các tính toán lý-sinh để chế tạo thuốc chữa bệnh rối loạn trí nhớ. Thêm vào đó, Khoa Y dược cũng đang được đầu tư các PTN nghiên cứu các bệnh về gen. Đây là bước đi cơ bản để Việt Nam tham gia vào đổi mới sáng tạo này.
 
Công nghệ thiết kế vi mạch và công nghệ dữ liệu lớn hỗ trợ tham gia cuộc cách mạng số hoá vạn vật. Về lĩnh vực này, PGS.TS Trần Xuân Tú (Trường ĐH Công nghệ) đã tiên phong nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công vi mạch điều kiển và vi mạch mã hoá video.
 
Sự phát triển của các lĩnh vực linh kiện micrô – nanô, thiết kế vi mạch và vật liệu cấy ghép vào con người cũng hứa hẹn khả năng triển khai giải pháp điều trị hướng đích bệnh ung thư.
 
Công nghệ sản xuất polyme sinh học có khả năng tự phân huỷ thúc đẩy sự kết thúc của thế hệ bao bì, đóng gói hàng hoá bằng vật liệu từ dầu mỏ. Trong lĩnh vực này, Khoa Sinh học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) và Viện Vi sinh vật & công nghệ sinh học rất có thế mạnh.
 
Công nghệ chuyển hoá và lưu trữ nguồn năng lượng tái tạo thúc đẩy cuộc cách mạng sử dụng phổ cập năng lượng mặt trời và vận tải hàng không sử dụng điện. Hướng đi này cũng rất khả quan vì vừa qua một số cơ sở nghiên cứu của Việt Nam đã có thành công ban đầu trong việc sử dụng năng lượng mặt trời trong các thiết bị lọc nước biển để cung cấp nước ngọt phục vụ biển, đảo.
 
 
Sản phẩm vi mạch mã hóa video chuyên dụng VENGME H.264/AVC của nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN đã được trao tặng giải Nhì trong Nhóm các sản phẩm triển vọng của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2015
 
Cuối cùng, để tiếp cận các đổi mới sáng tạo thế giới năm 2015, công nghệ viễn tải dựa trên các nghiên cứu hạt Higgs là quá xa đối với Việt Nam, nhưng ĐHQGHN vừa phê duyệt tài trợ nghiên cứu phát triển công nghệ tích hợp về ánh sáng để điều khiển quá trình sinh trưởng của cây. Công nghệ này có thể kết hợp với thành công của Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) trong việc giải trình tự thành công hệ gen của 36 giống lúa bản địa để chủ động điều khiển sự phát triển của mùa màng.
 
ĐHQGHN có kế hoạch tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu về Đổi mới hệ thống giáo dục, Biến đổi khí hậu, Nghiên cứu Trung Quốc và Internet cho vạn vật.
 
 
 Đức Huy – VNU Media

Ở đâu đó trong những cuốn sách

Năm nay, trong nhẩm tính hao hụt tiền nong của bao người, hẳn có một khoản kha khá gọi là mua sách. Và rất có thể, sau khi gộp hết các chi phí cho hiếu hỉ, cho giá điện tăng, giá sữa ngất ngưởng, giá vé xem phim trên trời, nhiều người vẫn giật mình vì hóa ra sách mới là thứ khiến họ thâm hụt hầu bao nhất và hội sách là nơi họ lân la hơn cả so với cửa hàng BBQ, KFC, chả cá Lã Vọng, lẩu Thái, Tràng Tiền Plaza, xông hơi tắm lá người Dao…
 
 
Chưa khi nào các hội sách dày đặc như năm 2015. Tôi không biết ngoài chuyện muốn mua sách, người khác đến hội sách còn để làm gì. Gặp gỡ, tán chuyện, hay, như dân làng Phú Đôi ngày xưa, đem những cuốn sách cũ của mình ra trao đi đổi lại1. Cũng có thể đến hội sách bởi hiệu ứng tâm lí đám đông, thấy rồng rắn đoàn nọ nhóm kia chen chúc trước “giờ G” khai mạc thì sốt ruột, tưởng là nơi quần anh tụ hội, liền cất bước vội vàng. Rất nhiều “lực lượng” khác, đến hội sách còn để chụp ảnh selfie quẳng nhanh lên facebook, hoặc ăn xúc xích rán, xem bói, uống café miễn phí… Chẳng khó như đi nghe hòa nhạc, chẳng bực tức như đi xem bóng đá, chẳng phải trèo rào tuột quần rách áo như đi tắm miễn phí ở công viên nước hồ Tây, đi hội sách là cơ may thư giãn, vừa có hương thơm trí tuệ vừa luyện đôi chân dẻo dai. 
 
Nhưng, càng ngày, tôi càng không dám đặt cược rằng hội sách diễn ra quanh năm là dấu hiệu cho thấy văn hóa đọc thực sự khởi sắc và dân trí đang vào độ tăng cao. Chưa có một báo cáo nào thật chi tiết, chân xác về việc những ai mua sách và đọc sách gì, song từ quan sát của tôi, tôi không vội tin hàng ngàn lượt người đến hội sách sẽ quyết định chất lượng của việc đọc, và từ đó, biểu thị trình độ dân trí thay đổi. Nếu để ý, ta thấy rằng, một phần kịch tính của hội sách thường rơi vào các loại sách kĩ năng, dạy con học, dạy con làm giàu, dạy làm bánh; một phần sôi động dành cho các sách phong thủy, bói toán; một phần náo nhiệt và luôn náo nhiệt một cách dai dẳng, bất kể địa điểm ở đâu và thời tiết thế nào, là loại sách văn chương ngôn tình, du kí, tản mạn, phiếm đàm, thơ tình và phỏng vấn người nổi tiếng. Tôi không nói đọc các loại sách đó là vô ích, vô bổ. Chúng xứng đáng tồn tại và đón nhận hơn nhiều loại sách khác. Song, nếu nhường lại sân khấu đọc cho các loại sách khoa học, các đầu sách mà giới học giả vẫn coi là gối đầu giường, các sách mà nhiều tấc lòng hiếu tri đã cố công viết, chuyển ngữ ngõ hầu làm giàu vốn tri thức quốc dân… thì sẽ thật ít ỏi người chen chân. Không gì cám cảnh hơn ở các hội sách cho bằng gian hàng bày bán sách khoa học xã hội nhân văn. Mẹo làm ăn kinh tế, kinh nghiệm chính trị, bí kíp luyện ngoại ngữ áp đảo những không gian của triết học, tư tưởng, của danh mục “khai sáng”, “tinh hoa”. Lí do ngậm ngùi nhưng có vẻ được ưa dùng là vì chúng kén độc giả. Độc giả yêu thích, đọc được chúng chắc không nằm trong số thực khách xô đẩy ăn sushi miễn phí, trong số 7000 ngàn người làm tan hoang thung lũng hoa2. Độc giả của chúng chắc cũng khó thuộc về số người chọn Google để tìm kiếm những Vợ người ta, Âm thầm bên em, Không phải dạng vừa đâu… như một nhu cầu thưởng thức ca hát bất tận3. Vậy sẽ còn lại những ai để tâm đến các trước tác kinh điển, như trường hợp cuốn Bàn về tự do mà nhà văn Nguyên Ngọc có lần lấy ra làm ví dụ: Cuốn sách kinh điển Bàn về tự do của John Stuart Mill mãi đến năm 2004 mới được dịch lần đầu tiên ở ta, và cũng chỉ in lèo tèo có 1.000 bản, tức chậm hơn Nhật 150 năm và số lượng in thì ít hơn họ 2.000 lần!4 Cơ hội của sách như một công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình tạo dựng xã hội tiến bộ và nhân văn, thiển nghĩ, không quá sáng rõ như chúng ta hằng kì vọng nếu nhìn thân phận giảm giá (sale off) những cuốn sách kinh điển trong các hội sách. Chúng còn biết gây chú ý gì hơn ngoài cái tên tác giả – tác phẩm trên bìa, thứ có thể khiến đôi người, vốn hiếu đọc nhưng luôn túng thiếu, xúc động vì rằng, cuối cùng họ cũng đã ra được sách hoặc được trở lại, hoặc xuất hiện lần đầu ở Việt Nam.  
***
Hội sách bớt đi phần “hội” thì vẫn có thể xem là một phiên chợ mua bán đúng nghĩa. Nếu đem so sánh việc những bộ phim đặt hàng của nhà nước, chẳng hạn Sống cùng lịch sử, tốn tiền tỉ nhưng đem ra rạp chỉ thu vé chưa quá chục bát phở Thìn, thì việc một chủ hiệu sách thu được cả chục triệu đồng trong phiên chợ sách cũ có lẽ là thực tế gây ngạc nhiên. Những cuốn sách cũ mà dân trong nghề hay gọi chung là đồng nát ấy, liệu có thể chứng thực khúc ngoặt văn hóa rằng, những người Việt khá giả hiện nay đã để mắt đến sách, coi đó là thứ đồ trang sức sang trọng, thà mua sách còn hơn đầu tư vào chăm sóc sắc đẹp hay sở hữu chiếc túi Louis Vuitton hàng nhái ? Cứ như những phiên chợ sách cũ ở Hà Nội mà tôi đến thì thật tình, mùi nước hoa Calvin Klein bình dân không át được mùi giấy ẩm mốc và mùi những tờ tiền nhỏ/lẻ . Nói khác đi, kẻ bán người mua trong các phiên chợ ấy vẫn thường là tầng lớp dân nghèo thành thị, từ học sinh sinh viên, viên chức, đến cán bộ về hưu, các phụ huynh tận tụy đọc sách cùng con và đều đặn nhất là mấy kẻ si thư đích thực. Lời quảng cáo cho hội/phiên chợ sách nào cũng nặng tình cảo thơm nhưng sâu xa thì nặng lòng cơm áo mưu sinh. Bán được nhiều sách cũng hạnh phúc như mua được sách rẻ. Tôi cộng sinh, vậy tôi tồn tại. Bởi thế, dù việc tổ chức hội sách đã nhang nhác tính chất phong trào, a dua trên khắp mọi miền thì người ta vẫn có thể cảm thông vì đấy không phải là sân golf, quán bar, vũ trường để mà khoe mẽ kĩ năng gì quá đặc biệt. Đơn giản chỉ là lục tìm, nhặt nhạnh, kì kèo trả giá và tay xách nách mang như một Alibaba thực thụ! Tất nhiên một Alibaba thông minh không có nghĩa là khuân tất cả mà phải chọn được sách hay. Loại trừ người không biết sách hay mà vẫn mua sách, thì như những gì tôi thấy, một cuốn sách hay bao giờ cũng mời gọi được ai đó tìm đến, rước về.
***
Tôi đến hội sách, đôi khi, với một lí do rất lẩn thẩn, là được tìm đọc những dòng chữ của người chủ (có thể) cuốn sách. Họ hay viết ở trang đầu hoặc ở một khoảng trắng bất kì hoặc trên mẩu giấy gài vào. Đề tặng, chép thơ, ghi vài câu cảm nghĩ như tự nói với chính mình. Nó là những câu chuyện làm tôi suy nghĩ dù không thật hiểu hết. Ví như, ở đây, trên trang đầu cuốn Suy tưởng, hẳn là lời của một cô gái: “Anh thân yêu! Trong cuốn “Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới”, tác giả Fernand Braudel cho rằng, khi đến tuổi 18, trước lúc chuẩn bị bước vào ngành nghề nào, thì những thanh niên của chúng ta phải làm quen với những vấn đề hiện nay về kinh tế, xã hội, với các cuộc xung đột lớn về văn hóa trên thế giới, với tính đa nguyên của các nền văn minh. Vậy mà chúng ta đã 22, 23 tuổi rồi đấy. Đây thực sự là cái tuổi chúng ta cần phải nhìn nhận về thời đại và cuộc sống của mình”. Chính tôi, tôi đã không ý thức được điều đó cho đến khi mình qua thời đầu xanh tuổi trẻ. Còn đây, chắc là của một người yêu văn chương: “Mình thấy tiếc thời gian quá. Mà vẫn không làm được gì cả. Có lẽ, với gia đình, mình vẫn là một người ích kỉ. Như mẹ nói, là người vô tích sự nhất nhà. Mình cần phải tự và từ từ thực hiện ước muốn của mình mà không gây thiệt hại cho ai. Cũng chẳng mong ai hiểu và động viên cả. Con đường của văn chương nghệ thuật hay đơn giản hơn, con đường để được sống là mình, là con đường của sự cô đơn. Cần biết mấy sự can đảm và chấp nhận tất cả”. Chính tôi, rất nhiều khi thấy hoang mang, đơn độc và thậm chí tuyệt vọng vì không xác thực được sự lựa chọn hay cách sống của mình. Và đây nữa, một lời cảm ơn rất sâu lắng: “Về quê. Ba nhìn cái ví đựng bút của con mà bảo “Dạo này trông hoàn cảnh quá!” Ba lại cho con tiền đi ô tô. Mà một khi ba làm như vậy thì thể nào từ đó con cũng mua được một quyển sách nhỏ. Cám ơn ba!”. Tôi ước nhiều bạn sinh viên có được tình cảm này. 
 
Tôi hay rước một cuốn sách về nhà còn vì có vài dòng viết như trên. Ở đâu đó trong một cuốn sách là nấm mộ gió của những tâm tư bất chợt nhưng khiến ta trưởng thành hơn.
Mai Anh Tuấn.
 

“Sức mạnh” bị quên lãng

(HNM) – Không phải ngẫu nhiên, gần đây câu chuyện về sự cần thiết phải có index (mục từ khóa được sắp xếp theo vần đánh kèm số trang ở cuối mỗi cuốn sách) đối với những tác phẩm non-fiction (phi hư cấu) được giới chuyên môn lên tiếng nhiều hơn. 
 
Trong điều kiện xuất bản cả nước đang tiếp cận dần với chuẩn mực xuất bản thế giới thì những chuyện như index không nên xem là chuyện có cho vui, đặc biệt nó còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc bồi đắp văn hóa đọc, xây dựng phương pháp học tập theo tinh thần tự nghiên cứu, khoa học, hiệu quả. Xin tiếp cận câu chuyện index từ các tác phẩm dành cho thiếu nhi – lứa tuổi rất cần được hướng dẫn, sử dụng công cụ khoa học phổ biến này.
 
 
Nếu sách có phần index, bạn đọc có thể tìm kiếm nội dung mình quan tâm một cách khoa học và nhanh nhất. Ảnh: Bảo Lâm
 
Index có trước, google có sau
 
Thời hiện đại, có câu "cái gì không biết thì tra google", nhưng thực tế index – hiểu nôm na là danh sách các từ khóa được sắp xếp theo vần, đánh dấu số trang trong cuốn sách để phục vụ việc tra cứu thông tin liên quan đến từ khóa đó, đã được xem là một dạng google từ khi nó xuất hiện trong các cuốn sách ở Châu Âu cách nay chừng 5 thế kỷ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản thì sau đó index được xem là quy chuẩn của xuất bản Châu Âu từ thế kỷ XVIII. Một cách giản dị thì index không khác gì phần "hồn" của cuốn sách. Nắm được hệ thống các từ khóa này cũng có nghĩa là nắm được tinh thần cuốn sách. 
 
Sự cần thiết của index ngoài lẽ dễ hiểu như trên là giúp tra cứu nhanh thì quan trọng là công cụ này giúp hình thành thói quen, phương pháp tự học – điều được xem là yếu tố quan trọng cho sự học của học sinh và sinh viên nói chung. Chưa kể, trong nhiều trường hợp đó còn là một phần không thể tách rời của ấn phẩm, vì thế nó thuộc về bản quyền của tác phẩm khi ta chuyển ngữ, xuất bản. Những người làm xuất bản cũng thừa nhận chi phí cho phần index không phải là khó khăn mà chính là thói quen cũng như thái độ làm sách bản quyền, làm sách khoa học cũng như việc tôn trọng các tiêu chuẩn về xuất bản mới là lý do chính trong việc có thực hiện hay không nội dung này.
 
Sự thực là cho đến nay, trong các cuốn sách của nước ngoài mà giới xuất bản nước ta nghiên cứu để chuyển ngữ thì phần index là phần hiển nhiên. Tiếp cận hàng loạt sách gốc của nước ngoài dạng phi hư cấu mà NXB Kim Đồng đã dịch hoặc chưa xuất bản thì đều thấy có mục index, từ sách cho tuổi nhi đồng đến sách cho thiếu niên. Có những bộ như "Reading about" (giúp trẻ nhỏ đọc, tìm hiểu về các loài vật) thì phần index có khi chỉ chừng 50 từ. Nhưng cũng có những bộ như "Our Bodies" (tìm hiểu cơ thể người) cho thiếu niên, phần index có thể là hàng trăm từ hoặc nhiều hơn tùy vào độ dày và nội dung cuốn sách. 
 
Ông Đỗ Hoàng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Văn hóa giáo dục Long Minh, đơn vị nhiều năm qua theo đuổi việc xuất bản sách khoa học cho thiếu nhi chia sẻ với Hànộimới: "Với sách mẫu giáo của nước ngoài mà chúng tôi mua bản quyền thì các cháu đã được làm quen với index. Trong khi sinh viên ở ta nhiều người lại không biết tra cứu thông qua công cụ này. Rõ ràng sự thiếu hụt này sẽ khiến việc đọc kém hiệu quả đi nhiều. Chưa kể, hôm nay sinh viên không biết dùng index khi đọc thì sau này ta cũng khó có thể có những người làm khoa học thực sự". 
 
Không chỉ là tra cứu 
 
Ở ta những năm qua cũng có nhiều NXB chú trọng việc tìm kiếm, xuất bản sách kiến thức, đặc biệt là sách khoa học cho trẻ đã bảo đảm chặt chẽ phần index ở cuối mỗi cuốn sách. Có thể kể đến NXB Kim Đồng, Công ty cổ phần Văn hóa giáo dục Long Minh với các đầu sách mua bản quyền của DK (Dorling Kindersley Book), đơn vị xuất bản uy tín của Anh hay NXB Phụ nữ, rồi NXB Trẻ, NXB Tri thức và một số đơn vị làm sách tư nhân khác… 
 
Ông Trần Đại Thắng, Giám đốc Đông A cho biết, đơn vị đã làm sách có index từ cách đây hơn 10 năm và có thể thấy việc làm index với những cuốn sách phi hư cấu cho độc giả nói chung, trẻ em nói riêng là việc hiển nhiên của xuất bản sách. Bộ sách quý của tác gia trong nước là "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú do NXB Trẻ ấn hành cũng đã rất công phu trong việc làm index với tên gọi là "Bảng tra cứu". Đây không phải là sách dành riêng cho thiếu nhi, nhưng dễ thấy nhiều học sinh cấp hai, cấp ba hoàn toàn có thể sử dụng những cuốn sách quý này để mở rộng kiến thức về khoa học lịch sử, văn hóa, xã hội nước nhà.
 
Tuy nhiên, có thể thấy cách gọi công cụ này ở mỗi đơn vị, mỗi cuốn sách ở ta lại có khác nhau, ví như ở cuốn "Donkéo – Bách khoa thư thế hệ mới" (NXB Kim Đồng) thì mục này có tên "Tra cứu theo vần"; ở cuốn "Cờ vua – Hãy chơi để chiến thắng" (NXB Kim Đồng) thì có ghi Sách dẫn (index); hoặc cuốn "Atlas" cho trẻ em của Đông A và NXB Văn hóa Sài Gòn thì ghi "Bảng chú dẫn"; cuốn "1.000 từ Anh – Việt đầu tiên" của NXB Phụ nữ mua bản quyền của Usborne viết là "Danh mục từ – Words in order". Và một số cuốn khác lại ghi "Chỉ mục"… Đây có thể cũng là một câu chuyện phải bàn thêm đối với những người làm xuất bản. Có thể cũng cần có một khái niệm nào đó thống nhất hơn để chỉ index nhằm góp phần chuẩn hóa các phần thiết yếu trong một cuốn sách dạng này?. 
 
Bên cạnh những đơn vị làm sách có index, cũng có thể tìm thấy khá nhiều cuốn sách hay của ta nhưng chưa có phần này. Thay vì nhờ vào index để tìm kiếm nội dung mình quan tâm, người đọc phải lục lọi trong hàng chục, hàng trăm trang sách, vừa mất thời gian vừa kém hiệu quả. Có ý kiến cho rằng, đây không chỉ là vấn đề cốt lõi của một cách đọc đúng mà còn là một yếu tố để chuyển từ học thụ động sang học chủ động, từ đó biết xử lý tư liệu, công việc một cách khoa học.
 
Vậy nên, những trang index nằm khiêm tốn ở cuối mỗi trang sách có sức mạnh nhiều hơn ta tưởng, nhất là khi nó đặc biệt cần cho việc đọc và tư duy tự học, tự nghiên cứu cho bạn đọc, trong đó có bạn đọc nhỏ.
Hà Dương

Cha mẹ nên đọc sách cùng con trẻ

TT – Theo tiến sĩ Mike Turner  (người Úc, giám đốc điều hành Trường CĐ Việt – Mỹ tại TP.HCM, người có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục), vai trò của phụ huynh là cực kỳ quan trọng đối với việc thúc đẩy đam mê đọc sách ở con trẻ.
​Cha mẹ nên đọc sách cùng con trẻ 
 
 
Chị Thanh Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) hướng dẫn các con chọn sách, truyện tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM – Ảnh: Tự Trung
 
 
Tiến sĩ Mike Turner
 
Tôi nghĩ việc đọc sách có rất nhiều lợi ích đối với thanh thiếu niên. Bên cạnh kích thích sự phát triển trí óc và sáng tạo, đọc sách còn tạo điều kiện cho người trẻ tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực mà họ yêu thích. ]giúp các bạn trẻ tiếp cận nhiều kiến thức mới hoặc tìm thấy hứng thú ở các lĩnh vực họ chưa từng biết đến.
 
Theo kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy những trẻ em được tiếp xúc với sách từ sớm thường biết đi và biết nói sớm hơn những trẻ khác.
 
Tại Úc, chính phủ khuyến khích trẻ em đọc sách bằng cách mở các thư viện miễn phí ở mỗi vùng, cho phép trẻ đến đọc tại chỗ hoặc mượn tối đa năm quyển sách về nhà đọc trong vòng hai tuần. Các thư viện này chứa đầy sách với nhiều chủ đề và thể loại phù hợp nhu cầu khác nhau của độc giả. Thông qua đó, trẻ em hình thành thói quen đọc sách từ sớm và lớn lên với khả năng này.
 
Cha mẹ nên hiểu rằng đọc sách cùng con cái chính là cách để đầu tư vào tương lai của chúng
TS MIKE TURNER
Rất nhiều trẻ tại Úc làm thẻ thư viện và tự mượn sách về nhà đọc. Tại một đất nước có giá bán sách khá cao, việc mở thư viện miễn phí giúp trẻ em tiếp cận kiến thức dễ dàng mà không tốn tiền. Ngoài ra, tại các trường học chúng tôi cũng thiết kế thư viện cho phép trẻ đọc các sách chúng thích hoặc sách do giáo viên yêu cầu đọc để làm bài tập.
 
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi thấy rất khó để khuyến khích sinh viên đọc sách hoặc ít nhất là đọc các sách cần cho việc học tập của họ. Phần lớn sinh viên thường lên mạng tìm kiếm thông tin và đối với họ, sách dường như trở thành thứ gì đó thuộc về thời xa xưa.
 
Không chỉ tại Việt Nam mà tại Úc và nhiều nơi khác trên thế giới, trẻ em thường không chủ động tìm kiếm sách và cũng không muốn đọc. Có một vài trường hợp ngoại lệ như Harry Potter vì quyển này thu hút khá nhiều trẻ đọc.
 
Tuy nhiên, tôi cũng đã chứng kiến nhiều trẻ mua phim về xem và hoàn toàn không đụng đến sách.
 
Tôi thường khuyến khích các con mình đọc sách bằng cách dành thời gian đọc cùng chúng, hoặc đọc cho chúng nghe. Không có gì khích lệ bọn trẻ tốt hơn việc tạo điều kiện cho chúng đọc sách cùng cha mẹ.
 
Tôi thấy có nhiều bậc phụ huynh nói rằng họ quá bận nên không thể dành thời gian đọc sách cùng con cái. Thực chất bản thân họ vẫn có thời gian “ngấu nghiến” một vài quyển sách hay, nhưng lại không quan tâm đến nhu cầu này ở bọn trẻ. Cha mẹ nên hiểu rằng đọc sách cùng con cái chính là cách để đầu tư vào tương lai của chúng. Đây là cách quan trọng để giúp trẻ mở mang kiến thức và tăng khả năng ngôn ngữ.
 
Là giáo viên, tôi tin đọc sách là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ. Thầy cô giáo có thể truyền đạt rất nhiều kiến thức tại lớp, nhưng học sinh phải nâng cao tri thức bằng việc tự đọc sách. Bằng cách này, chúng hiểu kiến thức rõ hơn và nhớ lâu hơn để có thể sử dụng về sau.
 
Những trẻ không đọc sách có thể bị thiếu khả năng tưởng tượng và từ vựng để diễn đạt, từ đó gặp khó khăn trong giao tiếp. Đối với thanh thiếu niên, điều này còn khiến họ bị hạn chế về kiến thức và tư duy.
 
Khi xem tivi, mắt và tai bạn hoạt động nhiều để xử lý hình ảnh và âm thanh, còn não bộ và khả năng suy nghĩ không được kích hoạt nhiều. Trong khi đó nếu đọc sách, đầu óc bạn buộc phải hoạt động nhiều để tưởng tượng và hình tượng hóa câu chuyện.
 
Theo tôi, một trong những lý do chính khiến thanh thiếu niên hiện nay không thích đọc sách chính là vì Internet. Mặc dù Internet là công cụ tuyệt vời và có nhiều trang web đọc sách trực tuyến, nhưng trẻ thường có xu hướng ưa thích truy cập mạng xã hội, ví dụ như Facebook. Chúng không hứng thú với việc đọc sách, đồng thời dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố đến từ mạng xã hội.
 
Để khuyến khích trẻ đọc sách, đầu tiên đừng biến việc này trở thành một nhiệm vụ nặng nề. Hãy để trẻ “muốn” đọc, thay vì “phải” đọc và tự chúng phải thấy hứng thú với đọc sách.
 
Bắt đầu tập cho trẻ đọc những quyển sách đơn giản, có nhiều hình ảnh, từ ngữ dễ đọc và dễ hiểu. Khi bọn trẻ bắt đầu thấy hứng thú, phụ huynh nên bắt đầu gợi ý cho trẻ đọc những quyển chúng có thể thích.
 
Tôi cũng khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP.HCM) để chúng quan sát và tìm hiểu tất cả đầu sách ở đó. Hãy để bọn trẻ tham quan từng khu vực và cho chúng chọn lấy quyển sách mình yêu thích. Nếu có những thư viện miễn phí tại TP.HCM, cha mẹ nên đưa trẻ đến.
 
Nên đưa con đến nhà sách vào mỗi tháng
 
Đây là lời khuyên của anh Eric Asato – người Mỹ, nhân viên tư vấn hướng nghiệp tại trường đại học quốc tế RMIT.
 
Anh Asato nói: “Tôi nghĩ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của trẻ em. Trong đó vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Tôi thấy mình may mắn vì được mẹ đọc sách cho nghe từ khi còn rất nhỏ.
 
Năm lên 3 tuổi, tôi đã tự đọc được vài quyển sách và sau đó còn đọc cho mẹ nghe. Mỗi tháng, mẹ cũng thường dẫn tôi đến thư viện trong khu vực để mượn sách. Tại trường học ở Mỹ, ngoài thư viện, học sinh cũng được khuyến khích đọc sách bằng nhiều cách.
 
Ngay từ khi lên lớp 5, chúng tôi được yêu cầu đọc tiểu sử về một nhân vật bất kỳ, sau đó tự hóa trang, kể lại câu chuyện rồi cha mẹ sẽ đoán xem nhân vật đó là ai.
 
Năm tôi học lớp 11, học sinh phải dành 30 phút vào giữa mỗi buổi sáng để đọc sách. Vì vậy, hầu như mỗi người đều mang bên mình một quyển sách ưa thích để đọc.
 
Các bậc phụ huynh nên đưa con đến nhà sách vào mỗi tháng. Để tiết kiệm chi phí, có thể dẫn trẻ đến thư viện cho chúng mượn sách. Lần tới, bạn buộc phải quay lại để trả sách và lại có cơ hội mượn thêm sách mới”.
 
BÌNH MINH ghi
 
 
 
 

Phố sách xuân Hà Nội đạt doanh thu 4 tỉ đồng

TT – Lần đầu tiên được tổ chức nhưng tính đến ngày 13-2, phố sách xuân Bính Thân 2016 tại phố Lê Thạch, Hà Nội đạt doanh thu hơn 4 tỉ đồng, với gần 100.000 bản sách được bán ra.
 
 
Đông đảo độc giả xem và mua sách tại phố sách xuân lần đầu tổ chức tại Hà Nội – Ảnh: V.V.Tuân
Sở Thông tin – truyền thông Hà Nội, đơn vị chủ trì phố sách xuân, cho biết trung bình mỗi ngày doanh thu từ phố sách đạt gần 1 tỉ đồng. Theo ước tính của ban tổ chức, đã có hàng chục nghìn độc giả tham gia phố sách xuân.
 
Phố sách xuân Bính Thân 2016 diễn ra từ mùng 3 đến mùng 8 tết (từ ngày 10 đến 15-2), với sự tham dự của 20 gian hàng sách. Một số đơn vị có gian hàng đẹp và đạt doanh thu cao tại phố sách là Alpha Books, Thái Hà, Fahasa, Nhã Nam, Đông A, Tân Việt…
 
Những tên sách được bạn đọc quan tâm nhất tại phố sách xuân bao gồm: Nhật ký chú bé nhút nhát (NXB Văn Học), Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu và Giấc mơ hóa rồng (Thái Hà và NXB Lao Động), Xứ Đông Dương (Alpha Books và NXB Lao Động), Bộ lược sử bằng tranh(Alpha Books và NXB Dân Trí), Tranh tô màu chủ đề Lễ hội dân gian(NXB Kim Đồng)… Phố sách xuân cũng đã tổ chức được nhiều chương trình giao lưu với các tác giả, nhà nghiên cứu.
 
V.V.TUÂN