Nghiên cứu, sản xuất thành công một số sản phẩm từ gạo

 
Công đoạn lọc xơ thu hồi protein thô tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất các sản phẩm maltodextrin, nha maltose qui mô 1tấn sản phẩm/mẻ và bột protein từ gạo qui mô 50 kg sp/mẻ. Cùng với đó, sản xuất thành công 20 tấn maltodextrin, 25 tấn nha maltose và 1,1 tấn bột protein ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, bước đầu đưa sản phẩm thương mại hóa trên thị trường.
Đó là những kết quả chủ yếu của Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm (maltodextrin, nha maltose và bột protein) từ gạo ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”, mã số CT-592.DABKHCN.08.2015, thuộc“Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm” (Chương trình 592) của Bộ KH&CN.
Thông tin được đưa ra tại buổi họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 26/12/2017, tại Hà Nội. Đây là Dự án Bộ KH&CN giao Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương chủ trì, Viện Công nghiệp Thực phẩm phối hợp thực hiện và KS. Chu Hương Giang làm Chủ nhiệm.
 
Tận dụng nguyên liệu sẵn có 
 
KS. Chu Hương Giang – Chủ nhiệm dự án cho biết, để nâng cao giá trị cho hàng nông sản Việt Nam nói chung, nguyên liệu gạo nói riêng, việc nghiên cứu sản xuất những sản phẩm sau thu hoạch là một trong những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ gạo (maltodextrin, nha maltose và bột protein) là một hướng đi rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị của lúa gạo nước ta. 
 
Maltodextrin là polysaccharide có giá trị năng lượng, độ ngọt thấp, là sản phẩm thủy phân từ tinh bột bằng enzyme dịch hóa, được cấu thành từ các D-glucose nhờ các liên kết α-1,4 glucosit và có chỉ số DE < 20. Do có đặc tính của chất mang, chất kết dính, chất độn, chất trơn, chất rã, chất tạo khối nên Maltodextrin được ứng dụng rất lớn trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. 
 
Nha maltose cũng được sản xuất bằng sự thủy phân của enzyme dịch hóa và đường hóa, gồm glucose, maltose và các oligosaccharide khác, trong đó hàm lượng maltose cao nhất. Nha maltose có độ ngọt trung bình bằng một nửa đường mía, có độ nhớt thấp, ít hút ẩm, bền nhiệt, có màu vàng hoặc màu trắng và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Nha maltose đang được lựa chọn để thay thế đường mía tốt nhất bởi tính năng vượt trội như tạo được độ dai, không bị lại đường, không bị chảy nhão do hút ẩm và là nguyên liệu bổ sung quan trọng cho sản xuất bia, sữa giúp hạ giá thành sản phẩm và vẫn đảm bảo chất lượng.
 
 Bột protein được sản xuất từ protein thô thu được từ dịch hóa bột gạo, sau đó thủy phân bằng enzyme protease, có hàm lượng protein, axit amin cao. Bột protein được ứng dụng nhiều trong thực phẩm, thực phẩm chức năng bởi có tác dụng thải độc và cholesterol trong máu, phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, chống viêm, giảm căng thẳng, làm sạch ruột,…, bà Hương Giang cho biết. 
 
Việt Nam có tiềm năng về nguyên liệu để sản xuất ba loại sản phẩm từ gạo. Theo thống kê, tổng sản lượng lúa niên vụ 2015/2016 đạt 44,94 triệu tấn, tương đương 28,09 triệu tấn gạo đã xay xát, năng suất bình quân 5,77 tấn/ha và xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo trị giá 2,7 tỉ USD. Năm 2016, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ. 
 
Tuy nhiên, theo bà Chu Hương Giang, việc sản xuất ba loại sản phẩm này ở quy mô công nghiệp còn rất hạn chế. Năm 2008, khi thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm tinh bột biến tính bằng công nghệ enzyme làm nguyên liệu cho công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm”, Viện Công nghiệp Thực phẩm đã xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất tinh bột biến tính từ gạo với DE 8-12. Còn việc nghiên cứu sản xuất maltodextrin DE 12-15, nha maltose và bột protein vẫn chưa được nghiên cứu, sản xuất. Do vậy, việc hoàn thiện công nghệ sản xuất ba loại sản phẩm từ gạo ở qui mô công nghiệp thực sự cần thiết bởi, hiện nay trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và một số ngành công nghiệp khác nhu cầu sử dụng ba loại sản phẩm từ gạo là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt triển khai thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm (maltodextrin, nha maltose và bột protein) từ gạo ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”. 
 
Dự án được triển khai từ tháng 11/2015 đến tháng 7/2017, nhằm mục tiêu hoàn thiện công nghệ, thiết bị sản xuất 3 loại sản phẩm từ gạo: maltodextrin DE 12-15, nha maltose qui mô 1tấn sản phẩm/mẻ và bột protein từ gạo qui mô 50 kg sp/mẻ. Đồng thời, thành lập doanh nghiệp KH&CN. 
 
 
 
Họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước
 
Đưa sản phẩm ra thị trường
 
Bà Chu Hương Giang cho biết, triển khai dự án nói trên, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu tổng quan về công nghệ sản xuất sản phẩm từ tinh bột gạo, thu thập thông tin, xử lý số liệu, đánh giá thực trạng sản xuất maltodextrin, nha maltose, bột protein từ gạo. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất maltodextrin DE 12-15 và nha maltose từ gạo qui mô công nghiệp 1 tấn sản phẩm/mẻ. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất  bột protein bằng công nghệ enzyme từ gạo qui mô 50 kg tấn sản phẩm/mẻ. Hoàn thiện dây chuyền thiết bị sản xuất các sản phẩm maltodextrin, nha maltose qui mô 1tấn sản phẩm/mẻ và bột protein  từ gạo qui mô 50 kg sp/mẻ. 
 
Nhóm nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ ứng dụng 3 loại sản phẩm và đánh giá hiệu quả ứng dụng tại một số cơ sở chế biến thực phẩm như Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế, Công ty bánh kẹo Tràng An. Đồng thời, sản xuất thử nghiệm 3 loại sản phẩm: maltodextrin DE12-15 qui mô công nghiệp 1 tấn SP/mẻ, nha maltose qui mô công nghiệp 1 tấn SP/mẻ và bột protein qui mô 50kg SP/mẻ. Đặc biệt, đã sản xuất được 20 tấn maltodextrin, 25 tấn nha maltose và 1,1 tấn bột protein. Sau khi tiếp thị quảng bá và ứng dụng sản phẩm, Công ty đã bán được sản phẩm cho một số công ty chế biến thực phẩm. 
 
Theo bà Hương Giang, trong quá trình sản xuất maltodextrin, nha maltose cho thấy, cứ 1 tấn gạo thu được 60,4kg protein thô. Do đó, để tính giá thành của maltodextrin, nha maltose, bột protein, căn cứ vào giá thành sản xuất của ba loại sản phẩm này và giá thành protein thô của Trung Quốc thì maltodextrin và nha maltose chiếm 60% giá thành nguyên liệu gạo, còn bột protein chiếm 40% giá thành gạo. 
 
“Trong thời gian tới công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách tiếp tục quảng bá, tiếp thị sản phẩm tới tận các công ty chế biến thực phẩm và dược phẩm trong cả nước và tiến tới xuất khẩu”, bà Hương Giang cho biết.
 
Các chuyên gia, thành viên trong Hội đồng đánh giá cao kết quả của Dự án, đồng thời cho rằng, Dự án đã góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm, trong đó có công nghệ ứng dụng enzyme trong chế biến tinh bột nhằm tạo ra sản phẩm theo hướng công nghệ nền – công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là công nghệ được các nước trong khu vực và thế giới ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm. 
 
Chuyên gia, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh nhận định, các sản phẩm của dự án đã đạt chất lượng, thời hạn theo yêu cầu, một số sản phẩm vượt về số lượng so với đăng ký. Việc sản xuất 3 sản phẩm từ gạo bằng công nghệ enzyme được phát triển ở các nhà máy chế biến thực phẩm làm phong phú thêm các sản phẩm từ tinh bột, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến tinh bột nhằm đa dạng hóa sản phẩm. 
 
Được biết, hiện Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã chuẩn bị xong hồ sơ thành lập doanh nghiệp KH&CN và đã gửi Sở KH&CN Hà Nội xem xét để cấp Giấy chứng nhận đạt doanh nghiệp KH&CN. Khi được phê duyệt, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm hàng hóa góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 
 
Bài, ảnh: Hạnh Nguyên

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh sẽ thí điểm “trả lời chất vấn ngay”

 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh sẽ trả lời chất vấn trước UBTVQH phiên họp thứ 22
 
Trong phiên chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dự kiến ngày 21/3 tới, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sẽ mở màn thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, tức là Đại biểu Quốc hội hỏi không quá 1 phút, Bộ trưởng trả lời không quá 3 phút.
2 nhóm vấn đề chính
Ngày 01/3/2018, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đã ký văn bản của UBTVQH ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, UBTVQH quyết định tổ chức phiên chất vấn 2 nhóm vấn đề chính. 
 
Nhóm vấn đề thứ nhất, đó là các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các đề án, dự án Chính phủ trình Quốc hội, đặc biệt là việc thẩm định đảm bảo chất lượng các đề án, dự án luật; giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
 
Trách nhiệm trả lời chính nhóm vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
 
Nhóm vấn đề thứ hai, đó là hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội. Công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng khoa học, công nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động; ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
 
Trách nhiệm trả lời chính vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
 
Hỏi 1 phút, trả lời không quá 3 phút
 
Cũng theo Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của UBTVQH, việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề. Người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo trước khi trả lời chất vấn. Thực hiện thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, tức là Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 01 phút/lần và người bị chất vấn trả lời ngay câu hỏi của đại biểu Quốc hội, thời gian không quá 03 phút/lần. Trường hợp Đại biểu Quốc hội chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận. Thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên.
 
Bên cạnh đó, Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thành phần tham dự phiên họp chất vấn gồm: Thành viên UBTVQH; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội (toàn bộ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương); đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương; lãnh đạo các cơ quan thuộc UBTVQH; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Đại diện lãnh đạo: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 
Phiên chất vấn được dự kiến tiến hành trong ngày 21/3/2018, tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội và được tường thuật trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Chú thích ảnh: Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh sẽ thí điểm “trả lời chất vấn ngay”.
 
Ngoài nội dung chất vấn, phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các dự án Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)…
 
Tin, ảnh: Hạnh NguyênBộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh sẽ thí điểm “trả lời chất vấn ngay”
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh sẽ trả lời chất vấn trước UBTVQH phiên họp thứ 22
Trong phiên chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dự kiến ngày 21/3 tới, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sẽ mở màn thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, tức là Đại biểu Quốc hội hỏi không quá 1 phút, Bộ trưởng trả lời không quá 3 phút.
2 nhóm vấn đề chính
 
Ngày 01/3/2018, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đã ký văn bản của UBTVQH ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, UBTVQH quyết định tổ chức phiên chất vấn 2 nhóm vấn đề chính. 
 
Nhóm vấn đề thứ nhất, đó là các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các đề án, dự án Chính phủ trình Quốc hội, đặc biệt là việc thẩm định đảm bảo chất lượng các đề án, dự án luật; giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
 
Trách nhiệm trả lời chính nhóm vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
 
Nhóm vấn đề thứ hai, đó là hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội. Công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng khoa học, công nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động; ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
 
Trách nhiệm trả lời chính vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
 
Hỏi 1 phút, trả lời không quá 3 phút
 
Cũng theo Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của UBTVQH, việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề. Người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo trước khi trả lời chất vấn. Thực hiện thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, tức là Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 01 phút/lần và người bị chất vấn trả lời ngay câu hỏi của đại biểu Quốc hội, thời gian không quá 03 phút/lần. Trường hợp Đại biểu Quốc hội chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận. Thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên.
 
Bên cạnh đó, Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thành phần tham dự phiên họp chất vấn gồm: Thành viên UBTVQH; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội (toàn bộ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương); đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương; lãnh đạo các cơ quan thuộc UBTVQH; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Đại diện lãnh đạo: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 
Phiên chất vấn được dự kiến tiến hành trong ngày 21/3/2018, tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội và được tường thuật trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Chú thích ảnh: Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh sẽ thí điểm “trả lời chất vấn ngay”.
 
Ngoài nội dung chất vấn, phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các dự án Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)…
 
Tin, ảnh: Hạnh Nguyên

Ứng dụng công nghệ đèn LED đặc chủng dành cho tàu đánh bắt cá

 
Là một trong những nội dung được đề cập tại buổi làm việc giữa Ngài Sumiya Kisanuki, đại diện Cơ quan Phát triển tổng hợp Năng lượng mới – Kỹ thuật công nghiệp (NEDO) – Nhật Bản và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế – kỹ thuật (Bộ KH&CN) Nguyễn Đình Hậu cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ KH&CN diễn ra chiều 01/3/2018 tại Hà Nội.
 
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, hai bên cùng thảo luận về dự án sử dụng đèn LED đặc chủng thay thế bóng đèn Halogen kim loại hoặc đèn thủy ngân được lắp đặt trên một số tàu đánh bắt cá tại vùng biển Việt Nam; kiểm chứng kết quả cải tiến trên tàu cũng như hiệu quả năng lượng của tàu cá thuộc đối tượng dự án; công nghệ mới Chip On Board (COB) của đèn LED và tính khả thi triển khai hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan,…
 
Thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN, Vụ trưởng Nguyễn Đình Hậu bày tỏ tin tưởng về hiệu quả của dự án và cam kết đồng hành với NEDO trong việc phổ biến, giới thiệu công nghệ mới thông qua các hoạt động thường niên được tổ chức hàng năm của Bộ KH&CN như: Techfest, Techmart, TechDemo,… 
 
Vụ trưởng Nguyễn Đình Hậu và Ngài Sumiya Kisanuki trao quà lưu niệm.
 
Cũng tại buổi làm việc, Ngài Sumiya Kisanuki mong muốn dự án có thể đóng góp vào sự phát triển nghề cá tại Việt Nam cũng như góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường, tiết kiệm năng lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
 
Theo các chuyên gia của NEDO, với việc sử dụng đèn LED đặc chủng dành cho đánh bắt cá, các tàu có thể giảm được 70% lượng nhiên liệu dầu tiêu thụ dành cho chiếu sáng, nâng cao tính an toàn và hiệu quả công việc trên tàu.
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
 

Các khóa tự học trực tuyến (Self- learning e-learning) của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO)

Các khóa tự học trực tuyến (Self- learning e-learning) của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO)
Năm 2018, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tiếp tục hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp VIệt Nam đào tạo trực tuyến về năng suất chất lượng với các khóa đào tạo như sau:
Khóa 1: Tích hợp các hệ thống sản xuất tinh gọn với các khái niệm về công nghiệp 4.0 (17-IN-06-GE-DLN-A-11)
Thời gian đào tạo: 01/01 – 31/12/2018
Mục tiêu: Tìm hiểu những đổi mới của các hệ thống sản xuất tinh gọn cho phép áp dụng hệ thống trong công nghiệp 4. 0.
Đối tượng tham dự: Giám đốc sản xuất, cán bộ năng suất, và các cá nhân có quan tâm.
Ngôn ngữ làm việc: Tiếng Anh
 
Số lượng học viên: Không giới hạn
Phương thức đăng ký tham dự:
Học viên đăng ký trực tiếp với APO trên website của APO theo đường link http://eAPO-tokyo.org. 
Toàn bộ khóa học được tương tác trực tiếp trên mạng. Kết thúc khóa học, học viên sẽ làm bài kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận (điệntử) khi đạt 75% yêu cầu.
Khóa 2: Khóa học dành cho ngành nông nghiệp và thực phẩm (18-AG-23-GE-DLN-A)
Thời gian đào tạo: 01/01 – 31/12/2018
Mụctiêu: Đào tạo các công cụ, kỹ thuật và công nghệ năng suất cho một số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, giới thiệu về áp dụng công cụ, kỹ thuật trên trong nông nghiệp thông minh và các hệ thống thực phẩm trong tương lai nhằm đạt được hiệu quả về chi phí.
Đối tượng tham dự: Các cán bộ năng suất, chuyên gia tư vấn, cán bộ quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất, cán bộ nghiên cứu, cán bộ của hiệp hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp và thực phấm và các cá nhân có quan tâm.
Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
Số lượng học viên: Không giới hạn
Phương thức  đăng ký tham dự:
Học viên đăng ký trực tiếp với APO trên website của APO theo đường link http://eAPO-tokyo.org. 
Toàn bộ khóa học được tương tác trực tiếp trên mạng. Kết thúc khóa học, học viên sẽ làm bài kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận (điệntử) khi đạt 70% yêu cầu.
Khóa 3: Khóa học dành cho ngành công nghiệp và dịch vụ (18-IN-06-GE-DLN-A)
Thời gian đào tạo: 01/01 – 31/12/2018
Mục tiêu: Đào tạo căn bản về công cụ, kỹ thuật, phương pháp và thực tiễn về năng suất trong một số lĩnh vực có liên quan đến công nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh sử dụng nền tảng kỹ thuật số.
Đối tượng tham dự: Các cán bộ năng suất, chuyên gia tư vấn, kỹ sư, cán bộ quản lý, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ và các cá nhân có quan tâm.
Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
Số lượng học viên: Không giới hạn
Phương thức đăng ký tham dự:
Học viên đăng ký trực tiếp với APO trên website của APO theo đường link http://eAPO-tokyo.org. 
Toàn bộ khóa học được tương tác trực tiếp trên mạng. Kết thúc khóa học, học viên sẽ làm bài kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận(điện tử) khi đạt 70% yêu cầu.
Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Quốc hội coi đầu tư cho Hòa Lạc là dự án đầu tư trọng điểm Nhà nước

 
Quốc hội coi đầu tư cho Hòa Lạc là dự án đầu tư trọng điểm Nhà nước và sẽ tập trung rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách để phát triển đồng bộ Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc như đúng kỳ vọng – đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
 
Toàn cảnh buổi làm việc.
 
Trong chương trình công tác năm 2018, ngày 01/3/2018, đoàn công tác do đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đến làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình hoạt động của Khu CNC Hòa Lạc.
 
Về phía đoàn công tác của Quốc hội còn có đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách; cùng sự tham dự của các lãnh đạo Thường trực Uỷ ban KH,CN&MT, Thường trực Uỷ ban Kinh tế, Văn phòng Quốc hội, Vụ KH,CN&MT, Vụ Tài chính Ngân sách của Văn phòng Quốc hội.
 
Về phía Bộ KH&CN có sự tham gia của đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban Quản lý (BQL) Khu CNC Hòa Lạc cùng đại diện lãnh đạo các Vụ thuộc Bộ và lãnh đạo BQL Khu CNC Hòa Lạc.
 
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội
 
Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại buổi làm việc.
Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển của Khu CNC Hòa Lạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết:  chưa bao giờ, Khu CNC Hòa Lạc lại nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và sự vào cuộc quyết liệt, sát cánh của các Bộ, Ngành. Điều này thể hiện ngay trong số lần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến làm việc và chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, khó khăn của Khu CNC Hòa Lạc. Tính từ ngày 22/02/2018 vừa qua, đây là lần thứ 3 Thủ tướng đến thăm Khu CNC Hòa Lạc trong vòng hơn một năm kể từ ngày 16/02/2017.
 
Và hơn 3 tháng sau ngày Thủ tướng thăm Khu CNC Hòa Lạc, đến ngày 20/6/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2017/NĐ-CP (Nghị định 74) quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu CNC Hoà Lạc với những nguyên tắc ưu đãi nhất, thuận lợi nhất để tháo gỡ các khó khăn hiện tại, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào đây. Sự ra đời của Nghị định 74 đã cơ bản tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, trở ngại cho sự phát triển của Khu CNC Hòa Lạc. Có thể thấy rõ với Nghị định 74, Khu CNC Hòa Lạc đã có sự sức sống mới với những thay đổi rõ nét
 
Tuy nhiên để Nghị Định 74 thực sự phát huy, Bộ KH&CN sẽ cùng Bộ Tài chính tháo gỡ một vài vướng mắc và sẽ sớm giải quyết trong thời gian sớm nhất. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh: hai nhóm vấn đề là xây dựng hạ tầng và thu hút nguồn nhân lực cần phải có những cơ chế chính sách đặc thù riêng.
 
Ba thay đổi rõ nét nhất của Khu CNC Hòa Lạc
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh đến 3 thay đổi rõ nét nhất mà Khu CNC Hòa Lạc đạt được trong thời gian qua. Kết quả đạt được rõ nét đầu tiên phải nhắc đến đó là công tác xây dựng cơ chế chính sách. Ngoài Nghị định 74, BQL cũng đã phối hợp với các Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với sự phát triển chung các Khu CNC, báo cáo Bộ KH&CN trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 về Quy chế Khu CNC đến nay đã không còn phù hợp với Luật Công nghệ cao năm 2008 và các quy định pháp luật mới được ban hành. Cơ chế này không chỉ giúp Khu CNC Hòa Lạc mà tạo cơ hội phát triển cho hệ thống các khu CNC cả nước phát triển trong bối cảnh hiện nay.
 
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến kết quả nổi bật trong năm vừa qua trong công tác thu hút đầu tư. Trong năm  2017, BQL đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư 5.053 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là Dự án “Nhà máy Hanwha Aero Engines tại Việt Nam” của Công ty TNHH Hanwa Techwin, Hàn Quốc có tổng vốn đầu tư đăng ký 4.530 tỷ đồng vào ngày 22/9/2017.  Dự án đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy tại Khu CNC Hòa Lạc, theo kế hoạch đến tháng 4/2018, Nhà máy đầu tiên của Hanwa TechWin sẽ đi vào hoạt động. Tính đến tháng 12/2017, Khu CNC Hòa Lạc đã có 81 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 66.174 tỷ đồng trên tổng diện tích 358ha.
 
Ngoài ra, BQL đã tiếp xúc, làm việc, đàm phán và đang thực hiện quy trình cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký đầu tư giai đoạn 1 cho 02 dự án của Tập đoàn NIDEC với số vốn đăng ký là 400 triệu đô la Mỹ (có kế hoạch đầu tư thêm 03 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ Đô la Mỹ trong giai đoạn tiếp theo).
 
Bên cạnh đó, BQL cũng đang thụ lý hồ sơ dự án đầu tư của một số Công ty tiềm năng trong nước như Dự án sản xuất các loại sơn công nghệ nano của Công ty TNHH Sơn KOVA với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; dự án của Công ty ETC Holding với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng.
 
Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ cũng là điểm sáng của Khu CNC Hòa Lạc trong thời gian qua. Nhằm đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, định hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, BQL đã bước đầu triển khai các hoạt động về giới thiệu, trình diễn và chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và ươm tạo 30 nhóm ươm tạo trong đó 07 nhóm đã tốt nghiệp…
 
Các trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Viettel, Nissan, FPT đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ và giải pháp phục vụ phát triển những sản phẩm chiến lược của các tập đoàn này. Trường Đại học FPT hiện đang đào tạo khoảng 4.000 sinh viên công nghệ thông tin, trong đó năm 2016 có khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp với tỷ lệ có việc làm đạt 96% sau 12 tháng ra trường.
 
Việc có sự tham gia đầu tư của các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu (Đại học FPT, Đại học KH&CN Hà Nội, Đại học Việt Nhật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện nghiên cứu Viettel, Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc…) bước đầu góp phần xây dựng tiềm lực KH&CN cho Khu CNC Hòa Lạc nói riêng và cả nước nói chung, đây là những thành tố quan trọng, quyết định sự phát triển thành công của một Khu CNC.
 
Đồng chí Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng BQL Khu CNC Hòa Lạc phát biểu tại buổi làm việc.
 
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&CN, kiêm Trưởng BQL Khu CNC Hòa Lạc Phạm Đại Dương cho biết lại 5 yếu tố để khu CNC Hòa Lạc thành công đó là quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ chế, đầu tư và nhân lực. Và có thể nói, thời điểm này, 5 yếu tố này đã đạt được gần như trọn vẹn và năm 2018, Khu CNC Hòa Lạc sẽ tập trung vào phát triển tiềm lực KH&CN và thu hút đầu tư. Song, Thứ trưởng Phạm Đại Dương cũng khẳng định: không thu hút đầu tư bằng mọi giá, đặt tiêu chí mạch lạc, rõ ràng để đảm bảo Hòa Lạc là điểm đến của công nghệ cao chứ không phải là khu công nghiệp.
 
Kiến nghị Quốc hội cho áp dụng các chính sách thí điểm vượt luật
 
Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được, BQL cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc, Thứ trưởng Phạm Đại Dương cho biết. Hiện nay, Khu CNC Hòa Lạc không chỉ được điều chỉnh bởi Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 về quy chế khu CNC mà còn chịu sự điều chỉnh của các luật khác như Luật đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường…
 
Một số điểm tại các luật này lại chưa phù hợp với thực tế về mô hình, tính chất của khu CNC, cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng cho các nhà đầu tư chưa cụ thể, thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật đã làm giảm tính minh bạch trong thực thi để thu hút nhà đầu tư. Mặt khác các chính sách ưu đãi không nhiều nổi trội so với các khu công nghiệp thông thường, trong khi các dự án đầu tư tại khu CNC phải đáp ứng tiêu chí, quy định về công nghệ cao. Chưa có các cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ vượt trội để thu hút các chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại khu CNC. Bên cạnh đó, thẩm quyền của BQL lại chưa đầy đủ để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và phát triển khu CNC.
 
Chính vì vậy, BQL Khu CNC Hòa Lạc kiến nghị với Quốc hội, sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân trong đó “Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc cho: dự án thuộc 04 lĩnh vực công nghệ cần ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định tại Điều 5 Luật Công nghệ cao; dự án ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển”.
 
Trong quá trình cấp phép đầu tư, BQL Khu CNC Hòa Lạc kiến nghị Quốc hội xem xét lại thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM cho phù hợp để giảm thiểu bất lợi cho các nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo được các vấn đề về môi trường.
 
Ngoài ra, các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị định 74/2017/NĐ-CP được ban hành dựa trên các quy định hiện hành trong khi Khu CNC Hòa Lạc có những đặc thù riêng về mô hình tổ chức, nguồn vốn và phương thức phát triển hạ tầng…. nên để phát triển nhanh Khu CNC Hòa Lạc cần phải có các chính sách thí điểm vượt luật. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, BQL sẽ báo cáo Bộ KH&CN báo cáo Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho áp dụng các chính sách thí điểm vượt luật đối với Khu CNC Hòa Lạc.
 
Khó khăn được nhắc đi nhắc lại nhiều năm qua là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Với diện tích phải thu hồi tương đối lớn (1.586 ha), thuộc địa bàn 2 huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thời gian thực hiện dài (từ năm 2002), công tác GPMB Khu CNC Hòa Lạc gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, về vốn… Thứ trưởng Phạm Đại Dương đưa ra một minh họa: nếu như trước đây, để GPMB 200 ha mất khoảng 60 tỷ thì nay con số đó là 2000 tỷ. Thực tế trên cho thấy, không thể cấp vốn giải phóng mặt bằng theo dạng dự án thông thường mà cần tính đến yếu tố thời điểm để tránh lãng phí. Kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách hiện nay mới chỉ đáp ứng 42,19% tổng nhu cầu vốn (đáp ứng 12,69% nhu cầu vốn trong nước và 71,10% nhu cầu vốn nước ngoài).
 
Với những khó khăn trên, mục tiêu hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho Khu CNC Hòa Lạc vào năm 2020 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 74/2017/NĐ-CP là hết sức khó khăn.
 
Quốc hội coi đầu tư cho Hòa Lạc là dự án đầu tư trọng điểm nhà nước
 
Đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.
 
Sau khi lắng nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực của Bộ KH&CN và BQL Khu CNC Hòa Lạc đã  vượt qua khó khăn để có được những kết quả rõ nét trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển rất tâm đắc và khẳng định sự đồng tình với quan điểm và giải pháp kiên định nhất quán của lãnh đạo Bộ KH&CN và BQL Khu CNC Hòa Lạc khi kiên trì với mục tiêu phát triển Hòa Lạc thành một thành phố KH&CN, một đô thị sinh thái và thông minh, yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế khu vực và cả nước với vai trò là đầu mối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ mới.
 
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, sự phát triển của Khu CNC Hòa Lạc không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội mà của cả khu vực, đáp ứng sự phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
 
Đồng chí  Phùng Quốc Hiển đã trao tặng bức tranh Bác Hồ cho đồng chí Chu Ngọc Anh nhân dịp chuyến thăm và làm việc của đoàn công Quốc hội dịp xuân Mậu Tuất 2018.
 
Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của Khu CNC Hòa Lạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, Quốc hội coi đầu tư cho Hòa Lạc là dự án đầu tư trọng điểm nhà nước và sẽ tập trung rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách để phát triển đồng bộ Khu CNC Hòa Lạc như đúng kỳ vọng. Bên cạnh đó, cần phải có giải pháp mang tính đồng bộ, chiến lược mới giải quyết định bài toán lâu dài và quan trọng hơn là cần có tư duy đổi mới trong quản lý điều hành để có sự đột phá về phát triển- Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết.
 
Cảm ơn đáp từ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cam kết sẽ quán triệt sâu sắc những ý kiến chỉ đạo trên và mong sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng hành của Quốc hội trong thời gian tới. 
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Gặp mặt truyền thống, kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2018

 
Ngày 27/02/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thay mặt Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tham dự Lễ “Gặp mặt truyền thống, kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Buổi Lễ nhằm ôn lại và tôn vinh những thành tích đặc biệt của các chiến sỹ áo trắng, người thầy thuốc Quân y của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã và đang ngày đêm vì sức khỏe bộ đội và nhân dân. Tham dự buổi Lễ có PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Quốc phòng; đặc biệt là sự tham gia của hàng trăm Thầy thuốc đã và đang công tác trên mặt trận chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, đại diện cho các cơ quan, đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành,…
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi Lễ.
 
 
Phát biểu với các Thầy thuốc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chỉ rõ, nhân dịp Hội nghị cán bộ ngành y tế ngày 27/2/1955, Bác Hồ kính yêu của chúng đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều, trong đó chú trọng đến tinh thần đoàn kết trong ngành y tế, tinh thần thương yêu người bệnh, coi người bệnh như người thân của mình, đồng thời phải tập trung xây dựng nền y học thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Vì ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, Đảng và Nhà nước ta quyết định lấy ngày 27/2 hàng năm là Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhằm tôn vinh những người làm trong ngành Y tế, trách nhiệm cũng như tài trí của những người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện hạng đặc biệt, một trong những đơn vị hàng đầu về nhiều chuyên ngành như ngoại khoa, nội khoa, ung thư, tim mạch,… với đội ngũ đông đảo các thầy thuốc, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm, được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại như hệ thống PET/CT; Trung tâm Cyclotron, Trung tâm Cybernife, Trung tâm y học hạt nhân, Sinh học phân tử, v.v. Với sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của các chiến sỹ áo trắng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, hàng triệu người bệnh đã được cứu sống, hàng trăm kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai, nhiều công trình nghiên cứu đã được nhà nước đánh giá cao và được trao tặng giải thưởng cao quý – Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN.
 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, Bộ KH&CN vui mừng luôn cùng đồng hành với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện để Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục đổi mới để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, đặc biệt là phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu, đẩy mạnh nghiên cứu KH&CN và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho tuyến dưới, đẩy mạnh kết hợp quân dân y, tăng cường hợp tác quốc tế.Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tặng hoa chúc mừng các Thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
 
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, thay mặt cho Bộ KH&CN, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chúc mừng toàn thể các Thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chúc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc sức khỏe của Bộ đội và nhân dân, luôn là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về y học hàng đầu Việt Nam, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
 
Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế – kỹ thuật

Khoa học đi cùng với doanh nghiệp

 
Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và kế hoạch công tác năm 2018 của Viện NLNT Việt Nam
 
Đó là chủ đề đã được hưởng ứng và triển khai trong các đơn vị tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, đến nay đã phát huy hiệu quả.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công tác năm 2017 và kế hoạch công tác năm 2018.
Sự phối hợp với doanh nghiệp đã góp phần tăng  cao doanh số sản xuất, dịch vụ. Một số dự án phối hợp với doanh nghiệp đang được triển khai, đưa kỹ thuật hạt nhân vào đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tiếp tục triển khai các nhiệm vụ lớn của ngành năng lượng nguyên tử như: Tham gia nghiên cứu cấu trúc các hạt exotic, triển khai nghiên cứu hiệu ứng alpha cluster trong phản ứng hạt nhân; nghiên cứu và phát triển hệ kích hoạt lặp vòng trên kênh 13-2/cột nhiệt được xây dựng dựa trên hệ chiếu mẫu bằng khí nén; xây dựng thành công chương trình tìm kiếm cấu hình tối ưu nạp tải nhiên liệu cho lò VVER; đã phối hợp với Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Liên bang Nga ký kết biên bản ghi nhớ kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân; tiến hành lắp đặt các thiết bị ghi đo phóng xạ tại một số trạm quan trắc ở các địa phương; triển khai xây dựng Trung tâm Ứng dụng bức xạ tại Đà Nẵng… 
 
Năm 2017 đánh dấu sự phát triển đi lên của toàn Viện, thể hiện qua việc tăng số lượng công bố quốc tế, tăng doanh số ứng dụng, sản xuất, dịch vụ. Nhiều đơn vị của Viện đã có các thành tích nổi bật. 
 
Mặc dù vậy, một vài đơn vị trực thuộc Viện vẫn chưa có được sự phát triển như mong đợi, còn gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy nghiên cứu – ứng dụng, chưa nâng cao được đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 
 
Với chủ đề “Khoa học đi cùng doanh nghiệp”, năm 2018, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ, trong đó ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp, cụ thể là: Tăng cường sản xuất dược chất phóng xạ đáp ứng nhu cầu thực tiễn và xuất khẩu sang Campuchia; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp; tăng cường dịch vụ chiếu xạ phục vụ xuất khẩu…
 
Tin, ảnh: Bảo Chi
 
 
 

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị nông sản

 
Cam sành Hà Giang đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
 
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các sản phẩm nông sản của địa phương theo chuỗi giá trị đã giúp nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu.
 Nhờ kết quả nghiên cứu KH&CN về giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn, với diện tích hơn 26 nghìn ha cây ăn quả các loại như: vải thiều, cam, bưởi, nhãn, táo. Thu nhập từ trồng cây ăn quả đạt hơn ba nghìn tỷ đồng/năm.
 
Tỉnh Ðồng Tháp định hình được cây trồng thế mạnh của tỉnh là xoài Cát Chu, với gần 10 nghìn héc-ta, cho tổng thu nhập 2.300 tỷ đồng/năm, hiện đang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.
 
Việc ứng dụng KH&CN cũng thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cây dừa với diện tích trồng lên tới 69 nghìn ha, tạo ra hơn 30 sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thu nhập đạt 5.400 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần 13% số dân trong tỉnh Bến Tre.
 
Việc quan tâm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các địa phương đã đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Các sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đưa lại giá bán cao hơn nhiều lần so với khi chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Cam Cao Phong (Hòa Bình) năm 2016 đạt hơn 23 nghìn tấn, năm 2017 đạt hơn 30 nghìn tấn. Sau khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, giá bán cam tăng lên, giúp người dân thu lãi từ 400 – 600 triệu đồng/ha.
 
Giá bưởi Tân Triều (Ðồng Nai) cũng tăng từ 20 đến 40% so với trước khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
 
Tích cực ứng dụng KH&CN vào sản xuất, tỉnh Hà Giang hiện có bốn sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (cam sành Hà Giang, mật ong bạc hà cao nguyên đá, hồng không hạt Quản Bạ, gạo Già Rui Xín Mần) và 92 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Nguồn tin: Dân Sinh

Hết năm 2018, 70% dịch vụ công của Bộ KH&CN được cung cấp trực tuyến mức 3

Giao diện hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ KH&CN tại địa chỉ: https://dichvucong.most.gov.vn.
 
Đến hết năm 2018, Bộ KH&CN sẽ cung cấp trực tuyến mức độ 3 cho tổng số 212/304 thủ tục hành chính của Bộ, đạt tỷ lệ 70%; và số lượng hồ sơ của các thủ tục hành chính xử lý trực tuyến chiếm khoảng 40%.
Cũng theo Quyết định số 3767/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2018, lộ trình này nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin, góp phàn nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân và hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN.
 
Cùng với việc nâng tỷ lệ dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức 3 của Bộ KH&CN lên 70%, lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN năm 2018 còn hướng tới cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông điện tử của Bộ này để phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác của tổ chức, cá nhân.
 
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra nêu trên, Bộ KH&CN đã xác định rõ 5 nhóm giải pháp sẽ được tập trung triển khai, đó là: giải pháp thể chế; giải pháp kỹ thuật, công nghệ; giải pháp nhân lực; giải pháp tổ chức, triển khai; giải pháp nâng cao nhận thức, thu hút người sử dụng.
 
Cụ thể, cùng với việc xây dựng, ban hành các Quy chế triển khai, quản lý, khai thác và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của Bộ, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ ban hành quy định gắn mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến với việc đánh giá xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các đơn vị; triển khai việc đánh giá chỉ số ứng dụng CNTT tại các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN trong đó chú trọng tiêu chí khai thác hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến do đơn vị chủ trì thực hiện.
 
Bên cạnh đó, sẽ triển khai, tích hợp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ KH&CN, Cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thông tin của các dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng cung cấp dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục và an toàn cho tổ chức và cá nhân.
 
Đồng thời, ưu tiên triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính đơn giản, có tính khả thi cao một cách hiệu quả, từ đó làm cơ sở nhân rộng triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính khác; hạn chế tối đa việc triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính không đem lại hiệu quả thực tế.
 
Đối với các dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 đã đưa vào hoạt động, Bộ KH&CN xác định ưu tiên xử lý trước đối với hồ sơ nộp trực tuyến. Cùng với đó, thường xuyên hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới đưa vào hoạt động cho các tổ chức và cá nhân dưới nhiều hình thức.
 
Bộ KH&CN giao Trung tâm CNTT chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp, đôn đốc, giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc triển khai lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ.
 
Theo số liệu thống kê của Bộ KH&CN, tính đến cuối năm ngoái, số thủ tục hành chính tại Bộ đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 là 177 thủ tục, chiếm 58% tổng số thủ tục hành chính. Trong đó, có 2 dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức 4 là: Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức KH&CN; Cấp giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký thay đổi tên của tổ chức KH&CN.

Mô hình đào tạo và cố vấn khởi nghiệp tiếp sức cho các Startup

 
Mô hình cố vấn và đào tạo cho các start-up tiếp lửa cho các Startup
 
Để khởi nghiệp thành công rất cần tốc độ để chớp đúng thời cơ và không bỏ lỡ cơ hội. Để làm được điều này lại đòi hỏi các start-up luôn phải đi đúng hướng. Đây cũng là một thách thức rất khó đối với start-up. Đó là lý do vì sao nhà lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp luôn cần những người cố vấn cho mình bên cạnh. Tại Việt Nam, tuy còn mới mẻ, nhưng một hệ thống những nhà cố vấn (còn gọi là mentor) đang dần thành hình và bước đầu giúp định hình chiến lược, tư tưởng của các start-up. BKHoldings là hệ thống doanh nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội và là 1 trong những đơn vị hoạt động tích cực nhất trong trường Đại học Bách Khoa để tham gia xây dựng vào hệ sinh thái khởi nghiệp. BKHoldings được giao 2 nhiệm vụ khi tham gia vào Đề án 844 (Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025) là nhiệm vụ phát triển cộng đồng cố vấn khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động đào tạo khởi nghiệp.
Cố vấn khởi nghiệp – hướng đi mới của start-up
 
Hiện chưa có một thống kê nào để đo đếm sự hiệu quả của hoạt động cố vấn tại Việt Nam. Nhưng theo khảo sát từ năm 2003 đến 2013 của tổ chức Endeaver Insight tại Mỹ, các doanh nghiệp khởi nghiệp có người sáng lập từng được "tiếp lửa" bởi nhà cố vấn sẽ có tỷ lệ tăng trưởng đến 33%.
 
Ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc ươm tạo công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BKHoldings) cho biết: Khi tham gia Đề án 844, BKHoldings đã tham gia các hoạt động của đề án từ Techfest 2015, 2016 và 2017. Mỗi đợt Techfest là một dấu ấn rất lớn để chúng tôi được tham gia vào “đại hội” của làng khởi nghiệp, gặp gỡ các bạn bè, đồng nghiệp và rất nhiều đối tác, có dịp để được đặt mình vào vị trí để nhìn toàn cảnh của làng khởi nghiệp của Việt Nam. 
 
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi tập trung rất nhiều vào 2 mảng: thứ nhất là mảng đào tạo – các hoạt động đào tạo trong hệ sinh thái và thứ hai là trực tiếp tham gia cố vấn cho các nhóm khởi nghiệp. Đối với hoạt động đào tạo, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã triển khai các cấp về tổ chức các khóa ToT (Training of Trainer – Đào tạo giảng viên nguồn) và ở góc độ thứ 2 là tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng cho các nhóm khởi nghiệp.
 
Em Phan Thế Lâm – sinh viên năm cuối trường đại học Bách khoa Hà Nội. Em là người lập ra 1 nhóm start-up để làm về thiết bị thông minh cho xe máy cho biết: Khi nhắc tới khởi nghiệp thì thường là các bạn sinh viên, mà sinh viên thì luôn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và mentor chính là người đem lại những điều này cho nhóm khởi nghiệp trẻ. Rõ ràng, việc có mentor rất quan trọng và cần thiết đối với một start-up trẻ hoàn thiện được sản phẩm, hoàn thiện được các nhu cầu của thị trường. Họ là người có kinh nghiệm, đi trước, họ đã từng vấp ngã, họ sẽ chia sẻ với mình những vấp ngã. Do đó, em thấy việc mentor cho các start-up rất là tốt. Chúng em đã nhận được rất nhiều từ sự hỗ trợ của BKHoldings. Chính anh Phạm Tuấn Hiệp đã mentor chúng em trong 1 số dự án nhỏ trước đây.
 
Hoạt động cố vấn góp phần quan trọng trong việc giúp cho những nhà sáng lập, những lãnh đạo khởi nghiệp trở nên tốt hơn. Khi đó, start-up sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành công. Nhưng cho dù start-up có thất bại, những nhà sáng lập giỏi sẽ không bỏ cuộc, họ sẽ start-up lần 2, lần 3… Đó là lý do khiến cần nhiều hơn nữa các nhà cố vấn khởi nghiệp trong thời gian tới.
 
 
 
BKHoldings hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp
 
Thúc đẩy đào tạo khởi nghiệp tại Việt Nam
 
Phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam đang trở nên phổ biến và được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây. Trên thế giới, có nhiều quốc gia khởi nghiệp thành công như Mỹ, Israel, Hàn Quốc, Singapore tuy nhiên cũng có một số quốc gia, phong trào này không thực sự thành công.
 
Việt Nam đi sau nhưng không quá chậm trong phong trào khởi nghiệp và có một điều rất quan trọng khi làm khởi nghiệp chính là nguồn nhân lực. Trên thực tế, khởi nghiệp thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố con người trong khi nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay được đánh giá là có chất lượng vàng. Đây là thời điểm thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam.
 
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng: Để khởi nghiệp thành công việc hiểu và biết để làm khởi nghiệp đúng nhất là điểu rất quan trọng. Ngoài việc có một tinh thần, nhiệt huyết, người khởi nghiệp phải có kiến thức về khởi nghiệp. Đây là những điều mà trong quá trình học tập tại các trường Đại học, kinh doanh, các kiến thức về quản trị cho doanh nghiệp, các hoạt động quản lý về thị trường và tiền tệ nhiều khi không được dạy một các đầy đủ.
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay, Bộ KH&CN đặc biệt quan tâm tới vấn đề giảng dạy, đào tạo cho các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là sinh viên có đủ kiến thức căn bản để khởi nghiệp: "Chúng tôi đang trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như một số trường có thể đưa nội dung đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên khối trường kỹ thuật, thương mại và những trường liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, giúp sinh viên trang bị những kiến thức cần thiết, ban đầu cho hoạt động khởi nghiệp".
 
Chia sẻ về các chương trình đào tạo của BKHoldings, Ông Phạm Tuấn Hiệp cho biết: BKHoldings đã bắt đầu tập trung triển khai vào mảng đào tạo và tiến hành thực hiện vào khoảng nửa sau năm 2017 và vì thế BKHoldings mới chỉ triển khai được bề rộng. Bề rộng là các khóa đào tạo ngắn 3 – 7 ngày. Với các khóa đào tạo đó thường là ở cấp độ khai tâm mở trí và giới thiệu cho các phương pháp và những khái niệm của khởi nghiệp và khởi nghiệp tinh gọn. Để hình dung một chút về con số thống kê, trong thời gian vừa rồi chúng tôi tập trung khá nhiều vào các cuộc thi khởi nghiệp trong phạm vi trường đại học. Ví dụ Khởi nghiệp Kawai của trường đại học Ngoại thương, Khởi nghiệp Việt – Đức và gần đây là cuộc thi Sáng tạo trẻ, chúng tôi đều tham gia. Tham gia ở cấp độ là ban giám khảo, cố vấn và tham gia ở cấp độ là cùng tham gia các hoạt động đào tạo bên đó. Nhìn nhanh vào các cuộc thi đó, BKHoldings may mắn được tham gia 3-4 cuộc thi. Và mỗi cuộc thi sẽ được làm việc với 50 nhóm ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Như vậy, qua một con số thống kê sơ bộ, thì trong khoảng năm 2017 vừa rồi, BKHoldings được làm việc với gần 200 nhóm ý tưởng kinh doanh của sinh viên.
 
Trong đề án 844, BKHoldings được giao 2 nhiệm vụ là nhiệm vụ phát triển cộng đồng cố vấn khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động đào tạo khởi nghiệp. Cả 2 nhiệm vụ này đều chính thức triển khai từ tháng 9-2017. Cho đến nay, đây cũng là một khoảng thời gian gắn kết và trong thời gian vừa qua BKHoldings tập trung vào các hoạt động chuẩn bị, thiết kế nội dung để đào tạo và cũng bắt đầu triển khai được một số hội thảo, một số khóa đào tạo ngắn. Ông Phạm Tuấn Hiệp chia sẻ thêm.
 
Tin tưởng, dự án trên được triển khai sẽ góp phần tăng cưởng khả năng tồn tại, phát triển và thành công của các dự án/ doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định và tăng trưởng GDP của cả nước dựa trên nền kinh tế năng động, sáng tạo và bền vững hơn. Thêm đó, các hoạt động cố vấn khởi nghiệp với động lực chia sẻ với cộng đồng sẽ giúp xây dựng văn hóa chia sẻ và cởi mở, sẵn sàng hợp tác để vượt qua thử thách trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng.
 
Bài, ảnh: Tuyết Hằng