Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho Cộng đồng ASEAN bền vững

 
Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho Cộng đồng ASEAN bền vững” đã thu hút sự tham gia của 140 tiến sĩ, nhà khoa học trẻ Việt Nam và các nước ASEAN, trong đó, 45 nhà khoa học trẻ tham dự tập huấn về Chương trình Lãnh đạo khoa học ASEAN.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu tại sự kiện.
Trong khuôn khổ hợp tác thanh niên ASEAN, hợp tác Khoa học và Công nghệ ASEAN, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 tại Hà Nội từ ngày 01-05/12/2019 với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cho Cộng đồng ASEAN bền vững”.
 
Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 là một trong những hoạt động quan trọng chuẩn bị cho chuỗi hoạt động dành cho thanh niên, trí thức trẻ trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây cũng là hoạt động chính thức nằm trong cơ chế hoạt động của Mạng lưới các nhà khoa học trẻ Đông Nam Á được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN công nhận, đồng thời hiện thực hóa Kế hoạch hành động thanh niên ASEAN 2020.
Toàn cảnh Hội nghị
Tham dự lễ khai mạc sự kiện sáng 2/12 có Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; Ngài Kung Phoak, Phó Tổng thư ký ASEAN; Đồng chí Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đồng chí Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa.
 
Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 có sự đóng góp, hỗ trợ tích cực từ Trường Đại học Phenikaa thông qua Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa, Hội đồng Thanh niên Singapore qua Quỹ Thanh niên Singapore – ASEAN, Mạng lưới Các nhà khoa học trẻ ASEAN và các doanh nghiệp như VinGroup, Vietravel…
 
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết: Công nghệ đang tiếp tục thay đổi thế giới với tốc độ chóng mặt. Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một làn sóng những công nghệ mới làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
 
Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, quá trình chuyển đổi này mang đến tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, làm tăng hiệu quả nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.
 
Trong bối cảnh đó, ASEAN đã xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và yêu cầu về việc duy trì tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển được đề ra trong Kế hoạch Hành động ASEAN về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (APASTI) 2016-2025 cũng như trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững. Tại Việt Nam, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là nền tảng và động lực phát triển đất nước, đóng góp tích cực vào tiến trình hơn 30 năm đổi mới và phát triển của đất nước, đồng thời, tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
 
“Khái niệm phát triển nguồn nhân lực, trong đó, con người là trung tâm của sự phát triển, hay nói cách khác, phát triển vì con người, của con người và do con người chính là nguyên tắc chủ chốt làm cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang ý nghĩa bao trùm. Điều đó có nghĩa, con người cần được coi là nguồn giá trị sáng tạo và cần tạo ra một sự chuyển đổi mà trong đó, tất cả mọi người có thể tham gia tích cực, đóng góp và hưởng lợi từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
 
Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị này và tin rằng, đây sẽ là một diễn đàn có giá trị để các nhà khoa học trẻ ASEAN trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, đề xuất các sáng kiến cũng như tạo ra mạng lưới cho sự hợp tác trong tương lai”, Thứ trưởng Định nói.
 
Với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho Cộng đồng ASEAN bền vững”, Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, đề xuất các sáng kiến và khuyến nghị về khoa học, công nghệ và hợp tác trong ASEAN, nhằm góp phần giải quyết các khó khăn, thách thức trong khu vực và xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững. Hội nghị cũng là cầu nối giữa các nhà khoa học trẻ Việt Nam với các mạng lưới khoa học uy tín quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, mạng lưới các nhà khoa học trẻ ASEAN và mạng lưới các nhà khoa học trẻ của Viện Hàn lâm khoa học thế giới.
 
GS.TS. Phạm Thành Huy phát biểu tại sự kiện.
 
GS.TS. Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cũng khẳng định, đây là cơ hội đặc biệt để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và đề xuất các sáng kiến, hợp tác trong ASEAN, đặc biệt đạt được mục tiêu chính của Hội nghị lần này là: Trao quyền cho các nhà nghiên cứu trẻ ASEAN có kỹ năng lãnh đạo; Thúc đẩy sự gắn kết và hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trẻ từ khả năng cạnh tranh nghiên cứu toàn cầu trong tương lai của ASEAN.
 
Được biết, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ, tài năng như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia) cũng có nội dunghỗ trợ các nhà khoa học trẻ, hỗ trợ kết nối mạng trong các lĩnh vực nghiên cứu. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng vừa tổ chức thành công Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 năm 2019 với chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước” tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của 130 trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các nhà khoa học trẻ ASEAN.
 
Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế

Phát triển khởi nghiệp sáng tạo địa phương: Không nên đi một mình

 
Đó là ý kiến các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Hội tụ nguồn lực hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạọ địa phương” do Văn phòng Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 18/12. Sự kiện có sự tham gia của đại diện tại các cơ quan quản lý của gần 20 tỉnh thành và hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, cố vấn, doanh nghiệp khởi nghiệp và cá nhân đại diện các tổ chức hỗ trợ trong hệ sinh thái.
 
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các tỉnh thành và đại diện các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước.
Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu cung cấp thông tin tới các địa phương về tổ chức quản lý triển khai hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo Đề án 844 tại địa phương thông qua Thông tư  01/2018/TT-BKHCN và Thông tư 45/2019/TT-BTC, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng các vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và kết nối mạng lưới cố vấn để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ngay tại khu vực.
 
Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương thường chọn xu hướng startup trong lĩnh vực như nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa truyền thống,… tận dụng nguồn sản phẩm sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, hơn 90% trong số này vận hành theo mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển tuần tự, chưa có yếu tố đổi mới sáng tạo trọng sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong khâu sản xuất. Nguyên nhân là do thiếu sự tham gia và hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia trong ngành cũng như các chương trình hỗ trợ, định hướng ngay từ giai đoạn đầu, dẫn đến startup không đủ năng lực để duy trì mô hình kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng nhanh và nhân rộng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
 
Ông Trần Trí Dũng, đại diện Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Thụy Sĩ SwissEP tại Việt Nam cho biết, việc chú trọng xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp tại Việt Nam trong các năm qua giúp nhiều vườn ươm và quỹ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, tuy vậy vẫn chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, trong khi các startup địa phương vẫn đang loay hoay tìm kiếm và tiếp cận mentor, chuyên gia từ các để tìm ra giải pháp đổi mới sáng tạo.
 
Để nhận được giúp đỡ từ các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) chuyên nghiệp trong hệ sinh thái, ông Phạm Ngọc Huy, giám đốc chương trình thúc đẩy kinh doanh của Vietnam Silicon Valley (VSV) gợi ý, startup địa phương cần tìm đến những chuyên gia cố vấn phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp khởi nghiệp của mình đang hoạt động những người này phải hiểu rõ sản phẩm địa phương, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giải quyết những khó khăn từ ý tưởng đến mô hình kinh doanh.Từ khi ra đời từ năm 2013 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, VSV đã giúp kết nối mentor và startup, cung cấp những kiến thức cơ bản và nâng cao về khởi nghiệp gắn liền đổi mới sáng tạo, sau đó kết nối startup với quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn. Đến nay, chương trình đã ươm tạo hơn 80 dự án, trong đó 30% tỷ lệ dự án khởi nghiệp gọi vốn thành công vòng kế tiếp. Từ những sự thành công này, VSV đang xúc tiến nhân rộng mô hình VSV tại các dịa phương, trong đó có thể kế đến là VSV Nghệ An và đặc biệt là phát triển mô hình Art Cozy Accelerator với mục tiêu chuyển đổi các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ truyền thống (mà thường thấy ở các địa phương) sang mô hình startup về phong cách sống.
 
Ông Phạm Ngọc Huy chia sẻ về mô hình thúc đẩy kinh doanh của VSV và ứng dụng tại các đại phương trên cả nước.
 
Ông Huy cho biết: “Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ có 2% số lượng "startup" là startup thật sự, còn lại là vẫn là các mô hình kinh doanh truyền thống và có vận dụng một chút yếu tố đổi mới sáng tạo”, do đó, việc VSV hay những tổ chức như Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (Songhan Incubator), Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đang nỗ lực thực hiện đều hướng đến mục tiêu có thể ươm tạo đội ngũ các “fouNder” (nhà sáng lập) với tư duy khởi nghiệp sáng tạo và tiến tới chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng phát triển đột phá hơn.
 
Ông Phạm Dũng Nam khẳng định Đề án 844 sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu nguồn về chuyên gia để các cơ quan và tổ chức cùng khai thác và kết nối.
 
Để giải quyết những khó khăn trong việc kết nối đến mạng lưới chuyên gia chất lượng, ông Phạm Dũng Nam – Giám đốc Văn phòng Đề án 844 nhấn mạnh: “Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về chuyên gia và cố vấn chung về khởi nghiệp sáng tạo để các cơ quan, đơn vị có thể kết nối từ một nguồn uy tín là một trong các hoạt động trọng tâm Đề án 844 thời gian tới”. Bên cạnh đó, Đề án 844 cũng đã, đang, và sẽ tiếp tục duy trì việc đào tạo đội ngũ mentor chuyên nghiệp làm hạt giống để hỗ trợ tại nhiều tỉnh thành và lĩnh vực trên cả nước, nâng cao tỉ lệ các cá nhân thực sự trở thành mentor trong hệ sinh thái và đóng góp ngược lại cho sự phát triển chung.
 
Về việc hỗ trợ các địa phương xây dựng hệ sinh thái, ông Lý Đình Quân – giám đốc Songhan Incubator cho biết: “Từ kinh nghiệm tư vấn cho hầu hết các tỉnh thành trên 3 miền đất nước, tôi nhìn nhận mỗi địa phương có những đặc thù và lợi thế riêng, do đó con đường để phát triển khởi nghiệp sáng tạo cũng cần được nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp chứ không thể sao chép lẫn nhau.”
 
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo nên được xây dựng theo đặc thù của mỗi địa phương.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phạm Đức Nam Trung – Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) cũng khẳng định, các tổ chức hỗ trợ từ trung ương tới địa phương nếu đi một mình thì sẽ không thể thực hiện hiệu quả, mà cần thiết phải có sự liên kết và tận dụng nguồn lực của nhau. Dù là tận dụng nguồn nội lực hay ngoại lực thì yếu tố “kết nối” cần được đặt lên hàng đầu.
 
Bà Trần Bích Hạnh chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
 
Hội thảo đón nhận ý kiến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương tại Hải Phòng, Quảng Ninh, … cũng như sự quan tâm của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên cả nước. Đại diện Sở KHCN Phú Thọ, bà Trần Bích Hạnh cho biết: “Từ kinh nghiệm tham gia Đề án 844 với nhiệm vụ thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 15 tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, tôi cho rằng tại mỗi địa phương, để khởi nghiệp sáng tạo thực sự có kết quả rất cần sự ủng hộ của lãnh đạo cũng như sự vào cuộc của truyền thông địa phương để nâng cao nhận thức”.
 
Đồng tính với quan điểm này, ông Trần Trí Dũng cho biết: “Nếu thiếu sự tham gia của các cấp chính quyền, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo sẽ “manh mún” và khó có được sự phát triển bền vững”. Đây cũng là ý kiến đã được các chuyên gia nhiều lần nhấn mạnh trong các chương trình trước đây.
 
Có thể nói, với sự ra đời của thông tư 45/2019/TT-BTC về quản lý tài chính thực hiện Đề án 844, nhiều địa phương đã có căn cứ để triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đi vào thực chất. Trong thời gian tới đây, chắc chắn những điểm sáng mới về khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước sẽ tiếp tục được hình thành dưới sự vào cuộc của cả các cấp quản lý và các tổ chức hỗ trợ tư nhân chuyên nghiệp.  Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Đề án cũng đã giới thiệu tới các cán bộ về phương pháp đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp cấp cơ sở từ Startup Genome (cơ quan cung cấp các báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu) và mô hình SCMM (startup community maturity measurement) do Techstars thiết kế (một trong những tổ chức thúc đẩy kinh doanh thành công nhất thế giới), góp phần hình thành các chiến lược và giải khoa học để xây dựng hệ sinh thái phù hợp với từng giai đoạn phát triển riêng của mỗi khu vực./.
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Nhiều cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế

 
Các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mang lại dịch vụ tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều cơ hội phát triển khởi nghiệp. Lĩnh vực này có nhiều cơ hội hơn là những gì đang được khai phá.
Chuyên gia nhận định về những cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Y tế chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của Làng công nghệ y tế tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2019 (Techfest Vietnam) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tổ chức tại Quảng Ninh trong 3 ngày từ 4 – 6/12. Tại hội thảo các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra nhiều gợi ý cho startup Việt trong lĩnh vực này.
 
Lựa chọn 6 startup về y tế
 
Tại Techfest Việt Nam 2019, việc cải thiện chất lượng sức khỏe của mọi người là mục tiêu của Làng công nghệ Y tế/Chăm sóc sức khỏe nói riêng và cộng đồng y học nói chung. Đây cũng chính là điều kiện, cơ hội tốt mở ra một thị trường đầy tiềm năng, kết nối được mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo trong y tế tại Việt Nam với các bên liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp như Chính phủ, các bộ, ban ngành, các khu vực tư nhân trong và ngoài nước.
 
Techfest Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một sự kiện mang tầm quốc tế để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, các nhà đầu tư, các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để các bên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương với hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực.
 
Vòng sơ loại Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” 2019 – Làng công nghệ y tế/chăm sóc sức khỏe (Medtech) đã chọn ra được 6 startup cung cấp được những giải pháp, dịch vụ, sản phẩm chất lượng nhất về công nghệ thông tin trong Y tế.
 
Cụ thể, hai startup Làng y tế sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi bán kết Techfest 2019 là Wefit – Hệ thống tập luyện Online – Công ty cổ phần công nghệ Onaclover và Dự án eClinical Platform – Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm MedProve Việt Nam – Nền tảng Quản lý dữ liệu thử nghiệm trên lâm sàng đầu tiên tại Đông Nam Á giúp các tổ chức nghiên cứu y tế, Công ty dược phẩm theo dõi và quản lý dữ liệu thử nghiệm trên lâm sàng một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn toàn cầu của FDA, EMA, GCP…
 
Ngoài gian hàng của hai đội thi chính, các startup triển vọng khác của Làng y tế cũng sẽ có gian hàng trưng bày tại “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2019” (TECHFEST VIETNAM 2019), đó là med247.com – Medtech; Thuốc chữa Bỏng đặc hiệu – Phòng khám Đa khoa Sinh Hậu; Dược phẩm sinh học VIG – Công ty CP Dược phẩm VIG; Hệ thống lưu trữ dữ liệu xét nghiệm – Công ty CP CNTT Việt Ba.
 
Nhiều cơ hội chưa khai phá
 
Tại hội thảo, các chuyên gia đều nhận định, các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mang lại dịch vụ tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều cơ hội phát triển khởi nghiệp. Để có thể khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng thành công, cá nhân/doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào là câu hỏi rất quan trọng.
 
Hiện nay, ngày càng nhiều startup về sức khỏe và y tế xuất hiện, nhưng đa phần thường tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, lĩnh vực này có nhiều cơ hội hơn là những gì chúng ta đang khai phá.
 
Có thể thấy, chi tiêu y tế tại Việt Nam được BMI dự báo sẽ đạt giá trị 22,7 tỷ USD vào năm 2021, là một thị trường lớn tạo cơ hội cho các startup. Tuy nhiên, con số startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, theo thống kê của Forbes, chỉ dưới 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại châu Á.
 
Ông Levi Shapino, Chuyên gia Quỹ Đầu tư mạo hiểm InHealth đến từ Israel cho rằng, những người khởi nghiệp cần suy nghĩ đơn giản, không nên có động thái thay đổi hệ thống cũ mà cần dựa trên nền tảng cũ để phát triển các dịch vụ và tăng giá trị từ đó. Ông Levi Shapino cho rằng khởi nghiệp trong y tế nên là dịch vụ thay vì tác động nên hệ thống cũ.
 
Ông dẫn ví dụ một ứng dụng để đo mắt cũng được một nhóm khởi nghiệp phát triển song lại không cạnh tranh với các nhà nhãn khoa, hay bác sĩ mà hướng đến các nhà bán kính, cung cấp dịch vụ để người dùng có thể mua kính.
 
Trở về từ Nhật Bản, ông Trần Quốc Dũng, chuyên gia khởi nghiệp thị trường Nhật Bản cũng chỉ ra những xu hướng trong lĩnh vực sức khỏe. Theo đó, các công nghệ đang hỗ trợ đắc lực cho chăm sóc sức khỏe được sử dụng nhiều ở Nhật Bản là y bạ điện tử, thử nghiệm lâm sàng, xét nghiệm máu và tế bào, kiểm soát kháng kháng sinh, lịch sử sử dụng thuốc…
 
Với Việt Nam, ông Dũng cho rằng các công nghệ nên hướng tới là ứng dụng IoT giám sát chỉ số sức khỏe hay xây dựng hệ thống Telemedicine giảm gánh nặng cơ sở y tế tuyến trên hay các hệ thống nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế: Tìm kiếm thông tin, đăng ký dịch vụ, kết nối dữ liệu, kết nối bác sĩ, dược sĩ, chăm sóc sau khi sử dụng dịch vụ… là mảnh đất màu mỡ cho những người có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
 
 
Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Nhieu-co-hoi-khoi-nghiep-trong-linh-vuc-y-te/381880.vgp
 
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Việt Nam sẽ có Trung tâm xuất sắc đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất

 
Tổ chức Năng suất châu Á hỗ trợ xây dựng trung tâm này để phát triển nguồn nhân lực, hài hòa các tiêu chuẩn và thúc đẩy tăng năng suất.
Thông tin về việc hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) xây dựng Trung tâm xuất sắc về đổi mới sáng tạo được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và TS. Achmad Kurnia Prawira Mochtan, Tổng thư ký APO trao đổi tại buổi tiếp ngày 30/11 khi ông có chuyến thăm Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.
 
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (bìa phải) tặng quà lưu niệm TS. Achmad Kurnia Prawira Mochtan tặng quà tại buổi tiếp. Ảnh: HTQT
 
Năng suất và đổi mới sáng tạo là nội dung xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam (2020 – 2030), theo đó Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đề nghị APO cùng phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các đơn vị có liên quan triển khai những nội dung liên quan năng suất và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là việc xây dựng Trung tâm xuất sắc về đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất tại Việt Nam.
 
"Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để chuẩn bị đề án về Trung tâm xuất sắc này để gửi tới APO vào năm 2020", Bộ trưởng nói. 
 
Hiện APO đã hỗ trợ bốn nền kinh tế thành viên thành lập các Trung tâm xuất sắc (Center of Excellence –COE) về đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất tại Singapore, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc). Việt Nam trở thành nền kinh tế thứ năm được APO hỗ trợ thành lập Trung tâm xuất sắc này.
 
TS Achmad Kurnia Prawira Mochtan khẳng định, APO sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ cho Việt Nam thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tạo động lực cho phát triển năng suất và mong muốn mở rộng phạm vi ứng dụng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực: Nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, hài hòa các tiêu chuẩn…
 
Liên kết nguồn tin: https://vnexpress.net/khoa-hoc/viet-nam-se-co-trung-tam-xuat-sac-doi-moi-sang-tao-thuc-day-nang-suat-4020439.html
 
Nguồn: vnexpress.net

Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí có thể khiến chúng ta kém thông minh đi

 
Phúc Thịnh | 29/12/2019 
Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí có thể khiến chúng ta kém thông minh đi
Hình minh họa
 
Nghiên cứu mới được công bố trên EarthArXiv cho thấy việc tăng nồng độ cacbon dioxit (CO2) trong không khí có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng ta.
Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng  
Thụy Sĩ công bố loại ô nhiễm hết sức kinh khủng đến từ… những chiếc lốp xe, và nó không giống như những gì bạn đang tưởng tượng  
Ô nhiễm không khí nặng: Viện Quốc gia Sức khỏe & An toàn Nghề nghiệp Mỹ khuyên dùng loại khẩu trang nào?  
Theo Forbes, nồng độ CO2 trong không khí đã tăng nhanh trong thế kỷ qua, phần lớn đến từ các hoạt động điều chế nhiên liệu hóa thạch, phá rừng của con người.
 
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Colorado Boulder, Trường Y tế Công cộng Colorado và Đại học Pennsylvania. Cụ thể, sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất có thể làm giảm khả năng nhận thức, chức năng tư duy của con người.
 
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình dự đoán tác động của CO2 lên nhận thức con người. Tại những nơi như trường học, học sinh dễ mất tập trung, quên bài nếu không khí có nhiều CO2. Trong môi trường làm việc, khả năng quyết định, lập chiến lược và giải quyết khủng hoảng cũng giảm sút.
 
Tại sao nồng độ CO2 lại ảnh hưởng đến nhận thức con người?
 
Phế nang của phổi có chức năng trao đổi oxy mà bạn hít từ không khí với CO2 trong máu. Nếu không khí có nhiều CO2 hơn oxy, máu sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Oxy giúp tế bào não hoạt động, việc thiếu oxy khiến tế bào bị hủy hoại, thậm chí có thể gây tử vong.
 
Với những dữ liệu có được, các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2100, khả năng ra quyết định cơ bản của con người sẽ giảm 25%, khả năng tư duy chiến lược giảm 50% nếu nồng độ CO2 trong không khí tiếp tục tăng.
 
Thương vụ thế kỷ: Hơn 30 năm lách luật, triệu phú Mỹ kiếm bộn tiền từ bán đất Mặt Trăng?
Từ nghiên cứu trên, có thể kết luận môi trường có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người. Vì vậy, đừng nghĩ ra chúng ta có thể hoàn thành công việc trong bất kỳ điều kiện môi trường nào. Hãy thử đeo mặt nạ hoặc bước vào căn phòng thật kín, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
 
Đa số nhà khoa học (97%) thừa nhận hoạt động của con người góp phần gây biến đổi khí hậu. Nếu không có giải pháp hợp lý, viễn cảnh con người trong tương lai không còn thông minh như hiện nay hoàn toàn có thể xảy ra.

Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí có thể khiến chúng ta kém thông minh đi

 
Phúc Thịnh | 29/12/2019 
Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí có thể khiến chúng ta kém thông minh đi
Hình minh họa
 
Nghiên cứu mới được công bố trên EarthArXiv cho thấy việc tăng nồng độ cacbon dioxit (CO2) trong không khí có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng ta.
Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng  
Thụy Sĩ công bố loại ô nhiễm hết sức kinh khủng đến từ… những chiếc lốp xe, và nó không giống như những gì bạn đang tưởng tượng  
Ô nhiễm không khí nặng: Viện Quốc gia Sức khỏe & An toàn Nghề nghiệp Mỹ khuyên dùng loại khẩu trang nào?  
Theo Forbes, nồng độ CO2 trong không khí đã tăng nhanh trong thế kỷ qua, phần lớn đến từ các hoạt động điều chế nhiên liệu hóa thạch, phá rừng của con người.
 
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Colorado Boulder, Trường Y tế Công cộng Colorado và Đại học Pennsylvania. Cụ thể, sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất có thể làm giảm khả năng nhận thức, chức năng tư duy của con người.
 
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình dự đoán tác động của CO2 lên nhận thức con người. Tại những nơi như trường học, học sinh dễ mất tập trung, quên bài nếu không khí có nhiều CO2. Trong môi trường làm việc, khả năng quyết định, lập chiến lược và giải quyết khủng hoảng cũng giảm sút.
 
Tại sao nồng độ CO2 lại ảnh hưởng đến nhận thức con người?
 
Phế nang của phổi có chức năng trao đổi oxy mà bạn hít từ không khí với CO2 trong máu. Nếu không khí có nhiều CO2 hơn oxy, máu sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Oxy giúp tế bào não hoạt động, việc thiếu oxy khiến tế bào bị hủy hoại, thậm chí có thể gây tử vong.
 
Với những dữ liệu có được, các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2100, khả năng ra quyết định cơ bản của con người sẽ giảm 25%, khả năng tư duy chiến lược giảm 50% nếu nồng độ CO2 trong không khí tiếp tục tăng.
 
Thương vụ thế kỷ: Hơn 30 năm lách luật, triệu phú Mỹ kiếm bộn tiền từ bán đất Mặt Trăng?
Từ nghiên cứu trên, có thể kết luận môi trường có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người. Vì vậy, đừng nghĩ ra chúng ta có thể hoàn thành công việc trong bất kỳ điều kiện môi trường nào. Hãy thử đeo mặt nạ hoặc bước vào căn phòng thật kín, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
 
Đa số nhà khoa học (97%) thừa nhận hoạt động của con người góp phần gây biến đổi khí hậu. Nếu không có giải pháp hợp lý, viễn cảnh con người trong tương lai không còn thông minh như hiện nay hoàn toàn có thể xảy ra.

Công bố Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam

 
Các startup Việt Nam lọt vào top 10 của cuộc thi sẽ được hỗ trợ và ươm mầm trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo.
Ngày 12/12/2019 tại Hà Nội, Tập đoàn Qualcomm Việt Nam đã công bố kế hoạch tổ chức cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam vào năm 2020.
 
Cuộc thi sẽ hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ đang lớn mạnh của Việt Nam thông qua việc lựa chọn và hỗ trợ các công ty đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ, đồng thời khuyến khích các công ty này tạo ra những sản phẩm mới trong các lĩnh vực như 5G, Internet vạn vật (IoT), công nghệ học máy, đô thị thông minh, các thiết bị đeo, truyền thông đa phương tiện sử dụng nền tảng di động và công nghệ của Qualcomm. Sáng kiến này sẽ là bước đệm giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường mới trên thế giới.
 
Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam là cuộc thi đổi mới sáng tạo đầu tiên mà Qualcomm tổ chức tại Việt Nam và sẽ chào đón tất cả các công ty và đội thi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tham gia. Thông qua nhiều vòng tuyển chọn, 10 đội thi cuối cùng sẽ được tham gia vào giai đoạn ươm mầm khởi nghiệp. Trong giai đoạn này, các đội thi sẽ được huấn luyện kỹ năng kinh doanh, nhận hỗ trợ kỹ thuật tại phòng thí nghiệm của Qualcomm tại Hà Nội cũng như được hỗ trợ đăng ký sáng chế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Sau giai đoạn ươm mầm khởi nghiệp, 3 đội thi thắng cuộc sẽ được công bố.
 
Các đại biểu công bố cuộc thi “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam”.
 
Tham dự Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng cho biết: “Phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là một trong những trọng tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong những năm vừa qua. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo được Chính phủ giao, Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ủy ban, bộ, ngành, địa phương triển khai các kế hoạch cụ thể để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên phát triển tại cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam”.
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại Lễ công bố 'Thử thách Đổi mới sáng tạo Việt Nam'
 
 
“Chúng tôi nhiệt liệt ủng hộ sáng kiến tổ chức cuộc thi này để tạo bước đệm cho các cá nhân và các doanh nghiệp khởi nghiệp có những ý tưởng đổi mới sáng tạo tại Việt Nam” – Thứ trưởng khẳng định đồng thời nhấn mạnh, cuộc thi đã cho thấy sự vào cuộc của các tập đoàn lớn trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chính tập đoàn và khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tham gia giải quyết các vấn đề lớn của tập đoàn.
 
Theo ông Alex Rogers, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Qualcomm kiêm Chủ tịch Công ty Qualcomm Technology Licensing (QTL), “Qualcomm thực chất là một đầu tàu nghiên cứu và phát triển công nghệ – Qualcomm đã chế tạo ra các công nghệ cơ bản góp phần làm thay đổi cách thế giới kết nối, tính toán và giao tiếp, và Qualcomm cũng đã xây dựng được các hệ sinh thái giúp các doanh nghiệp đổi mới dựa trên những phát minh cốt lõi đó.
 
Ông Alex Rogersbày tỏ niềm vui được công bố cuộc thi mới này để kích thích tinh thần đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm cũng như nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
 
Ông Jim Cathey, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Qualcomm kiêm Chủ tịch phụ trách hoạt động kinh doanh toàn cầu của Công ty Qualcomm Technologies cho biết: “Tại Qualcomm, chúng tôi luôn có đam mê đối với đổi mới sáng tạo. Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam là một chương trình mới và thú vị. Chúng tôi rất vui mừng nhận được sự ủng hộ của nhiều cơ quan Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ KH&CN, để tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lực trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam và giúp các công ty Việt Nam hiện thực hóa các tham vọng toàn cầu”./.
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN; Vụ Công nghệ cao

Khai mạc Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRSAF-26)

 
Trong các ngày 25-30/11/2019 tại Nagoya, Nhật Bản, đoàn đại biểu của Bộ KH&CN Việt Nam đã tham gia Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRSAF-26) năm 2019, cùng với sự tham gia của 40 tổ chức thành viên đền từ các quốc gia như: Mỹ, Nhật bản, Australia, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Malayxia…
 
Quang cảnh phiên toàn thể.
 
Diễn đàn APRSAF-26 được phối hợp tổ chức bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Trong quá trình lịch sử 25 năm của mình, APRSAF đã trở thành một trong những diễn đàn mở lớn nhất trong lĩnh vực hoạt động không gian với sự tham gia của các cơ quan không gian, cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp, học viện và các tổ chức liên quan đến không gian khác trên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
 
Với chủ đề Liên kết đa dạng tiến bộ hướng tới một kỷ nguyên không gian mới, APRSAF dự kiến ​​sẽ đóng vai trò là nền tảng trong số những người chơi đa dạng hơn bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp, các chuyên gia trẻ và doanh nhân, dựa trên tuyên bố chung của phiên cuối cùng. Trong tuyên bố chung của mình, ban tổ chức  APRSAF-26 đã gửi thông điệp sẽ cung cấp một cơ hội tuyệt vời để trao đổi quan điểm về tầm nhìn trung và dài hạn của mình để đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với kỷ nguyên không gian mới sắp tới.
 
Tham dự Diễn đàn lần này, đoàn Đại biểu của Bộ KH&CN gồm 5 thành viên do Ông Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao làm trưởng đoàn, các thành viên gồm Ông Bùi Văn Sỹ, phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và 2 chuyên viên của Vụ Công nghệ cao. Với mục đích trao đổi thông tin, tìm kiếm kinh nghiệm của các chuyên gia và các tổ chức xây dựng chính sách phát triển công nghệ vũ trụ của các nước để phục vụ xây dựng chiến lược nghiên cứu, phát triển công nghệ vũ trụ của Việt Nam giai đoạn sau năm 2020, đoàn cán bộ của Bộ KH&CN đã làm việc với Văn phòng xây dựng chính sách vũ trụ quốc gia thuộc Nội các chính phủ Nhật Bản, Đại học Tổng hợp Tokyo.
 
Đoàn công tác làm việc với Văn phòng xây dựng chính sách vũ trụ quốc gia thuộc  Nội các chính phủ Nhật Bản.
 
 
Ngoài ra, cũng tại Diễn đàn, tại phiên họp xây dựng chính sách phát triển công nghệ vũ trụ, đoàn đại biểu của Bộ KH&CN cũng đã tiến hành trao đổi, khảo sát đối với các đại biểu của trên 20 quốc gia tham dự. Kết quả thu nhận được nhiều ý kiến có ý nghĩa góp phần làm nền tảng xây dựng Chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam cho giai đoạn sau năm 2020.
 
Đoàn công tác làm việc với chuyên gia của Đại học Tokyo, Nhật Bản.
 
Nguồn: Vụ Công nghệ cao, Vụ Pháp chế