Hotline 1: 0898275999
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 cho thấy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từng bước tiến ra và hội nhập với quốc tế, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng nhận định tại Lễ bế mạc ngày hội đổi mới sáng tạo (ĐMST) lớn nhất cả nước.
Kéo dài 3 ngày với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương; Lãnh đạo các Trường đại học, cao đẳng và gần 100 cơ quan báo chí và truyền thông tại Lễ khai mạc cùng đông đảo startup, các chuyên gia, nhà đầu tư, các đại diện đến từ các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế và các bạn trẻ quan tâm về khởi nghiệp, Techfest Việt Nam 2020 với chủ đề “Thích ứng- Chuyển đổi – Bứt phá” đã bế mạc vào sáng ngày 29/11 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Toàn cảnh Lễ bế mạc Techfest Vietnam 2020
Tham dự Lễ bế mạc có Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Hồng Chương; gần 1000 đại biểu và sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tham dự Lễ bế mạc Techfest Vietnam 2020
Phát biểu tại Lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá cao công tác tổ chức sự kiện Techfest 2020 năm nay, đặc biệt là Diễn đàn đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Diễn đàn cấp cao “Kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” chuỗi các hoạt động của 12 làng công nghệ, Ban kết nối đầu tư; Ban tổ chức cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, cùng các đối tác trong và ngoài nước trong nhiều tháng trước sự kiện. Với 40 hoạt động trải dài trong suốt 03 ngày diễn ra, sự kiện thu hút trên 6.500 lượt người tham dự; đặc biệt các sự kiện đều được phát trực tuyến với tổng hơn 35.000 lượt xem; gần 300 doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đã tham gia triển lãm, trưng bày, trong đó có nhiều sản phẩm, ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kết nối đầu tư, một trong những nội dung quan trọng đã diễn ra liên tục trong suốt sự kiện, thu hút sự quan tâm tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp với số phiên kết nối là trên 120 cuộc với tổng số tiền quan tâm đầu tư khoảng 14 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng phát biểu tại Lễ bế mạc.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 cho thấy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từng bước tiến ra và hội nhập với quốc tế. Thứ trưởng Trần Văn Tùng bày tỏ mong muốn và tin tưởng rằng, với sự ủng hộ, quan tâm của Lãnh đạo Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, sự tham gia trách nhiệm và nhiệt tình của các đơn vị, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp,nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo sẽ là cơ sở cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và nền kinh tế Việt Nam.
Bộ KH&CN sẽ tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và hỗ trợ các địa phương triển khai Đề án một cách hiệu quả và nghiêm túc. Trong thời gian tới, Bộ KH&CN quyết tâm cao độ trong việc chủ động phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành, địa phương tạo để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các đại diện quốc tế tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.
Tại Lễ bế mạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng biểu dương sự nỗ lực của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ phát triển KH&CN địa phương, Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia trong việc triển khai các hoạt động tổ chức, kết nối và truyền thông để tạo nên thành công của sự kiện.
Thành công của sự kiện cho thấy, mặc dù ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19, nhưng thế hệ trẻ Việt Nam, mọi người dân Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, vượt qua khó khăn để bứt phá vươn lên. Chủ đề của Techfest 2020: “Thích ứng- Chuyển đổi – Bứt phá” đã thể hiện được tinh thần và nghị lực của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, được tổng kết tại các sự kiện: Techfest vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại Bến Tre; Techfest vùng Đông Nam Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Techfest Quốc gia tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày qua, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Trong quá trình diễn ra sự kiện, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số bạn bè, nhà đầu tư quốc tế không thể sang dự trực tiếp được. Nhưng mọi hoạt động tại Techfest cũng đã được kết nối và trao đổi trực tuyến với một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chuyên gia quốc tế, điển hình là việc tổ chức thành công hội thảo kết nối trực tuyến Việt Nam – Silicon Valley, kết nối với các chuyên gia, nhà đầu tư tại thung lũng Silicon, như: Hùng Trần (nhà sáng lập GotIt), Vũ Duy Thức, …
Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, các hoạt động tọa đàm, hội thảo chuyên đề đã được tổ chức với những nội dung thiết thực cùng sự tham gia chia sẻ, thảo luận của các nhà quản lý, nhà đầu tư, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, đội ngũ Việt kiều, các chuyên gia và tổ chức quốc tế với mục đích tăng cường kết nối giữa các thành phần của hệ sinh thái trong nước, kết nối chuyên gia, người Việt Nam thành công ở nước ngoài cùng chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa bằng các hình thức trực tiếp và trực tuyến. Do đó, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN phát triển nền tảng Techfest247 (hoạt động 24/7 tại techfest247.com) với nỗ lực hội tụ các thành phần hệ sinh thái trong nước, kết nối trên 50 quốc gia và vũng lãnh thổ, với hệ sinh thái đa dạng từ Silicon Valley, Châu Âu và Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam vươn tầm thế giới.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt chụp ảnh lưu niệm tại Lễ bế mạc.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN – Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN
27-11-2020
Quán quân cuộc thi sẽ nhận được tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng giá trị và trở thành đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi khởi nghiệp Startup World Cup 2021 với giải thưởng trị giá 01 triệu Đô la Mỹ.
Trải qua 3 vòng thi căng thẳng, cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp nằm trong khuôn khổ TECHFEST 2020 với chủ đề "Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá" đã chọn ra 10 đội có kết quả đánh giá cao nhất bởi hội đồng hơn 60 chuyên gia và nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Top 10 vào Chung kết Techfest 2020 bao gồm: Foodmap (công nghệ ẩm thực); Gostream (nền tảng livestream); Stringee (công nghệ giao tiếp); Med-on (công nghệ y tế); MVV Everlearn (công nghệ giáo dục) ; OnCustomer (nền tảng giao tiếp khách hàng); EM&AI (công nghệ trí tuệ nhân tạo); Edulive (công nghệ giáo dục) ; CNV Loyalty (chăm sóc khách hàng); HASU Toàn Cầu (nền tảng ứng dụng sức khỏe, học tập, giải trí cho người lớn).
Lộ diện 10 startup vào vòng Chung kết Techfest 2020 – Ảnh 1.
Vòng chung kết sẽ diễn ra vào sáng ngày 29/11, tại Hội trường A2, Tòa A2, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Hội đồng Ban giám khảo Chung kết sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư, các chuyên gia khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đại diện nổi tiếng và nhiều kinh nghiệm: Ông Richard Han – Phó Chủ tịch Qũy đầu tư VinaCapital Ventures; Ông Phạm Thanh Hưng – Phó chủ tịch hội đồng quản trị CEN Group; Ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech; Bà Nguyễn Bảo Linh – Thành viên sáng lập One Mount Group; Ông Nguyễn Duy Khanh – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần K-GROUP Việt Nam; Ông Nguyễn Huy Minh – Tổng giám đốc SunShine Holding; Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Đối tác quản lý tại Do Ventures; Ông Martin Kim – Giám đốc Shinhan Futures Lab Vietnam; Ông Olivier Raussin – Đối tác quản lý tại FEBE Ventures.
Lộ diện 10 startup vào vòng Chung kết Techfest 2020 – Ảnh 2.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Hội đồng cố vấn Công nghệ gồm các chuyên gia: Ông Trần Viết Huân – CTO, Sơn Kim Group; Ông Ngô Kiệt – CTO K-Soft; Ông Hoàng Minh Ngọc Hải – Cố vấn cấp cao, Startup Vietnam Foundation (SVF)
Được tổ chức theo hình thức thuyết trình trực tiếp, các đội sẽ có 5 phút chia sẻ về dự án, và 5 phút trả lời câu hỏi các nhà đầu tư. Để hỗ trợ cho việc ra quyết định của ban giám khảo, một hội đồng cố vấn công nghệ gồm các chuyên gia công nghệ đầu ngành sẽ đưa ra các góp ý, nhận xét, về năng lực công nghệ lõi và tính thích ứng của công nghệ lựa chọn với sự phát triển của thế giới.
Quán quân cuộc thi sẽ nhận được tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng giá trị và trở thành đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi khởi nghiệp Startup World Cup 2021 với giải thưởng trị giá 01 triệu Đô la Mỹ. Top 3 cuộc thi sẽ có giải thưởng tiền mặt và các gói hỗ trợ kéo dài 3 tháng sau cuộc thi. Top 10 cuộc thi sẽ được lựa chọn cho các khoản cam kết đầu tư đặc biệt lên đến 500 triệu đồng. Ngoài ra, với sự đồng hành của Shark Tank Việt Nam, 03 dự án trong Top 10 Cuộc thi sẽ có cơ hội được các Shark lựa chọn tham gia trực tiếp vào vòng ghi hình Shark Tank 2021.
Quán quân Techfest 2018 là Abivin đã thành công vang dội tại thị trường quốc tế khi giành giải nhất cuộc thi Startup World Cup 2019 với giải thưởng trị giá một triệu USD.
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2020 với chủ đề "Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá" diễn ra từ ngày 26 – 29.11.2020 tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất hội tụ các cá nhân, tổ chức, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, quốc tế dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức. Đồng thời, đây là dịp quảng bá hình ảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt năng động, sẵn sàng chào đón sự hợp tác cùng phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ các đối tác trong nước, quốc tế.
TECHFEST VIETNAM 2020 với thông điệp "Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá" sẽ tiếp nối thông điệp của TECHFEST các năm trước về kết nối và hội tụ nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam. Từ đó, một lần nữa thể hiện quyết tâm của Chính phủ để tạo nên những thành tựu từ KH&CN và đổi mới sáng tạo trong thời kỳ mới, trở thành đòn bẩy giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Sự kiện muốn truyền tải thông điệp: Con người chính là trung tâm của kết nối để sáng tạo. Kết nối không giới hạn, không biên giới, không khoảnh cách thời gian và không gian. Và sáng tạo là một thứ tài nguyên mới, từ con người và vì con người, cho thời đại mới.
TECHFEST VIETNAM là sự kiện về khởi nghiệp ĐMST hàng đầu Việt Nam, thu hút sự tham gia của các chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế; Tập trung kết nối đầu tư, tạo cơ hội bước ra sân chơi quốc tế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Việt Nam; Trở thành kênh hiệu quả trong việc góp ý, đề xuất, kiến nghị về hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.
Châu Cao
Theo Trí thức trẻ
Chiều 15/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ( KH&CN) đối với PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.
Tham dự buổi Lễ có đồng chí Vũ Đức Đam – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phan Thanh Bình – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Quang Dương – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Trần Văn Sơn – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Bùi Nhật Quang – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Thành – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Trần Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐHQG Hà Nội; đồng chí Vũ Hải Quân – Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM; cùng đại diện Ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Về phía Bộ KH&CN có đồng chí Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; các đồng chí Lãnh đạo Bộ KH&CN, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ, đoàn Thanh niên Bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt.
Căn cứ Nghị quyết số 126 năm 2020 của Quốc hội Khóa XIV Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12/11/2020 phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đối với các chức vụ Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 1997/QĐ-CTN về việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ KH&CN nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với đồng chí Huỳnh Thành Đạt.
Tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Thành Đạt giữ chức Bộ trưởng Bộ KH&CN.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đồng chí Huỳnh Thành Đạt và bày tỏ niềm tin rằng, đồng chí Bộ trưởng và tập thể sẽ tạo ra những đột phá, cú hích, luồng sinh khí mới cho KH&CN. Qua đó, đóng góp quan trọng vào thực hiện những mục tiêu, kế hoạch phát triển KH&CN của cả nước, nhất là thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Lễ.
Thủ tướng cho rằng, vai trò của Bộ trưởng với tư cách là tư lệnh lĩnh vực vô cùng quan trọng. Đồng chí Huỳnh Thành Đạt là cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều năm là lãnh đạo ĐHQG TP.HCM – một trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học lớn, có kinh nghiệm đào tạo, quản lý khoa học. “Với những kinh nghiệm quản lý ở ĐHQG TP.HCM và những phương pháp tiếp cận mới, đồng chí sẽ tiếp tục phát huy tốt trí tuệ, năng lực, sở trưởng, kinh nghiệm của mình để lãnh đạo ngành KH&CN phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng bộ Bộ KH&CN và các đồng chí ở các cục, vụ, tổng cục có liên quan của Bộ và đồng chí Huỳnh Thành Đạt phát huy tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
Cuộc cách mạng 4.0 và chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030 đặt ra cho Bộ KH&CN những yêu cầu nhiệm vụ rất quan trọng, tạo ra những thách thức rất lớn và cũng mở ra cơ hội phát triển chưa từng có của ngành khoa học công nghệ nước nhà.
Cho biết vừa đọc báo cáo mới về Singapore với những chính sách mới trong thu hút phát triển, khởi nghiệp, Thủ tướng đặt vấn đề phải chăng đây là bài học kinh nghiệm tốt cho chúng ta trong việc thu hút nhân tài, đổi mới sáng tạo, phát triển đất nước mà “các đồng chí được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ với Đảng, Nhà nước” về lĩnh vực này.
Đồng thời đề nghị, đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí lãnh đạo Bộ thực hiện đồng bộ chính sách, khơi dậy đam mê nghiên cứu, sức sáng tạo, hành động mạnh mẽ, quyết liệt để thúc đẩy phát triển KH&CN nước nhà thực sự là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. “Không có những giải pháp triển KH&CN tốt, không đi trước, đón đầu thời đại mới thì sẽ thụt lùi rất xa”, Thủ tướng nói.
Bộ KH&CN phải không ngừng đổi mới tư duy, bám sát thực tiễn cuộc sống, tập trung vào cơ chế, chính sách, nguồn lực, những ưu tiên trong chỉ đạo thực thi phát triển công nghệ. Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN, đứng đầu là đồng chí Huỳnh Thành Đạt tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ lớn.
Thứ nhất, về cơ chế, thể chế phát triển KH&CN: Cần cơ chế tự chủ cao trong nghiên cứu, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển KH&CN, đặc biệt là của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ, dẫn dắt và đổi mới công nghệ; kiến tạo, thúc đẩy gắn kết một cách thực chất, hiệu quả giữa các viện, trường và doanh nghiệp, để tiếp thu, làm chủ, chuyển giao, từng bước tạo ra công nghệ mới, đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Việc gắn nhiệm vụ KH&CN với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải là nhiệm vụ hàng đầu. Sở KH&CN các địa phương cần nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và người dân để thực hiện hiệu quả hơn.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính ngân sách, cơ chế đặt hàng phát triển KH&CN trong quá trình chuyển đổi số quốc gia; cải cách thủ tục hành chính tốt hơn trong lĩnh vực KH&CN, nhất là quy trình, thủ tục đối với các đề tài nghiên cứu, đề tài KH&CN quốc gia, dự án nghiên cứu để các nhà khoa học không nản lòng vì thủ tục. Đặc biệt, Bộ KH&CN phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để cải cách hành chính.
Thứ hai, về thu hút nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Cần thúc đẩy chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ KH&CN, bao gồm các nhà khoa học đầu ngành, các nhà khoa học được giao các nhiệm vụ KH&CN quốc gia, các nhà khoa học trẻ tài năng cũng như đội ngũ quản lý KH&CN, những người luôn đổi mới, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo.
Thứ ba, về ưu tiên tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Cần rà lại các công việc để các kết quả KH&CN có tính ứng dụng cao, giúp KH&CN thực sự là lực lượng sản xuất kinh doanh trực tiếp để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất kinh doanh. Đề xuất tốt hơn nữa việc xây dựng hạ tầng KH&CN theo hướng hiện đại, đồng bộ trong đó các khu công nghệ đi đầu trong việc thực hiện cuộc Cách mạng 4.0.
Thủ tướng đề nghị các đồng chí trong lĩnh vực quản lý KH&CN hay nghiên cứu KH&CN chú ý tốt hơn hợp tác hội nhập quốc tế để rút ngắn khoảng cách, trả lời câu hỏi làm sao để KH&CN Việt Nam phát triển tốt hơn, nhanh hơn.
Cuối cùng, xử lý tốt mối quan hệ giữa KH&CN và KHXH&NV, đề xuất được những chính sách cụ thể hơn.
Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, đồng chí Huỳnh Thành Đạt cùng tập thể Lãnh đạo sẽ tạo nên sức sống mới, hiệu quả mới đóng góp cho đất nước, phấn đấu không phụ niềm tin của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt gửi lời cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ thời gian qua đã thường xuyên quan tâm, theo dõi, tạo điều kiện để đồng chí rèn luyện, phát triển và đã tín nhiệm giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ KH&CN nhiệm kỳ 2016 – 2021 cho đồng chí. Đồng thời cảm ơn Ban Cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo Bộ KH&CN đã trao đổi, chia sẻ, thống nhất trong công tác tổ chức cán bộ, cũng như đã tổ chức buổi lễ giao nhiệm vụ. Đồng chí gửi lời cảm ơn Đảng ủy, tập thể Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên, học viên ĐHQG TP.HCM đã luôn tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đồng chí phấn đấu và hoàn thành các nhiệm vụ Đảng, Chính phủ giao.
Đồng chí Huỳnh Thành Đạt – Tân Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại buổi Lễ
Theo Bộ trưởng, đây là nhiệm vụ lớn, đồng thời cũng là một trọng trách với những thách thức không nhỏ. “Trong thời gian tới, tôi sẽ tập trung sức lực, trí tuệ để cùng với tập thể Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Bộ KH&CN: đoàn kết, thống nhất trong việc kế thừa và phát huy hơn nữa những thành tựu, kết quả mà Bộ và Ngành KH&CN đạt được trong thời gian qua; khơi dậy và thúc đẩy tinh thần chung tay hợp tác, chia sẻ và sáng tạo của đông đảo lực lượng KH&CN trong và ngoài nước trong việc khai thác, phát triển các tiềm lực KH&CN quốc gia. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành KH&CN trong việc phát triển đồng bộ KHXH&NV, KHTN, khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng và phát triển KH&CN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; nâng cao hiệu quả liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để phục vụ thiết thực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”, Bộ trưởng nói. Bộ trưởng hi vọng và mong muốn luôn nhận được sự quan tâm chia sẻ, ủng hộ của các đồng chí Lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, của tập thể Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Bộ và Ngành KH&CN để đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, quan tâm hơn nữa của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với Bộ và Ngành KH&CN.
Đồng chí Trần Văn Tùng – Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN và các đồng chí Thứ trưởng tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Bộ KH&CN và ĐHQG Tp.HCM.
Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, sinh ngày 26/8/1962, tại xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre; là PGS.TS Vật lý, Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Năm 1986, đồng chí tốt nghiệp đại học ngành Vật lý tại Trường đại học Tổng hợp TP.HCM – một trong những thành viên tiền thân của ĐHQG TP.HCM; 01 năm sau, đồng chí trở thành cán bộ giảng dạy tại ngôi trường này.
Trong 9 năm, đồng chí lần lượt đảm nhận vị trí Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM; Năm 2001, đồng chí làm Chánh Văn phòng ĐHQG TP.HCM; Tháng 5/2004, đồng chí giữ chức Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM; Năm 2016, đồng chí được bầu làm Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XII.
Từ tháng 01/2017, đồng chí được bổ nhiệm làm Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Kế thừa và phát huy những thành quả của các lãnh đạo tiền nhiệm, đồng chí cùng tập thể lãnh đạo và toàn hệ thống tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng và uy tín thương hiệu của ĐHQG TP.HCM trong cộng đồng học thuật quốc tế. Hoạt động KH&CN đạt nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực, thiết thực cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Từ năm 2016 đến nay, toàn ĐHQG TP.HCM đã hình thành Trung tâm Xuất sắc (CoE), các nhóm nghiên cứu mạnh đạt đẳng cấp quốc tế. Đến nay, đang tập trung đầu tư 09 nhóm nghiên cứu mạnh và 01 Trung tâm CoE tiếp cận trình độ khu vực và thế giới. Các nhóm nghiên cứu mạnh/Trung tâm CoE sẽ dẫn dắt quá trình ĐMST. Từ đó, thực hiện các dự án triển khai các sản phẩm nghiên cứu có tiềm năng thương mại, chú trọng đầu tư vào các hướng nghiên cứu có thế mạnh, ưu tiên phục vụ cộng đồng và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc đặt hàng nghiên cứu phát triển KH&CN nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Kết quả giai đoạn 2016 – 2020, số công bố bài báo quốc tế tại ĐHQG TP.HCM là trên 5.000 bài báo quốc tế trong cơ sở dữ liệu Web of Science và Scopus, tăng hơn gấp đôi giai đoạn 2011 – 2015; thực hiện trên 3.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ KH&CN, tổng doanh thu trung bình hàng năm đạt khoảng 250 tỉ đồng.
Những năm gần đây, ĐHQG TP.HCM đứng trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín nhất của khu vực và thế giới như: Top 701-750 trong bảng xếp hạng QS World; Top 101-150 trong bảng xếp hạng 50 Under 50 – top các trường đại học trẻ dưới 50 tuổi; Top 1001+ các trường đại học toàn cầu năm 2020 do Tạp chí Times Higher Education – THE World University Rankings 2020 (Vương quốc Anh) bình chọn; Top 301-500 đại học có tỉ lệ sinh viên có việc làm tốt nhất thế giới do QS Graduate Employability Rankings (QS GER) 2020 công bố; thứ hạng 143 trên Bảng xếp hạng QS Asia năm 2019, tăng 58 bậc so với năm 2016. Gần đây nhất, ngày 28/10/2020, ĐHQG TP.HCM có 5 nhóm ngành thuộc TOP 601-800 thế giới năm 2021 và là đại diện duy nhất của Việt Nam được THE xếp hạng ở lĩnh vực Kinh doanh Kinh tế và Khoa học sự sống. ĐHQG TP.HCM hiện đứng đầu tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng của QS Asia là Danh tiếng học thuật và Danh tiếng với nhà tuyển dụng. ĐHQG TP.HCM được xếp thuộc top 100 Đại học hàng đầu Châu Á về hai tiêu chí này.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Sự kiện đã thu hút 60 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng, gần 30 nhà đầu tư trong nước và quốc tế, doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Tối 21/11, tại Không gian Đổi mới sáng tạo Mekong, thành phố Bến Tre, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 (Techfest Mekong 2020) với chủ đề: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh bình thường mới "Thích ứng – Chuyển đổi – Bức phá".
Techfest Mekong 2020 giới thiệu các kết quả KH&CN nổi bật của các viện, trường, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, các nhà khoa học, các nhà sáng chế không chuyên nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ và sản phẩm. Không gian trưng bày hội tụ các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre và các dự án khởi nghiệp tiêu biểu của các tỉnh thành trong khu vực; sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên, học sinh các trường khu vực ĐBSCL và các trường tại thành phố Hồ Chí Minh…
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại Techfest Mekong 2020.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức do bối cảnh bệnh dịch Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã chứng tỏ được khả năng thích ứng và đột phá không chỉ trong tăng trưởng mà còn hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả bằng các giải pháp tiên tiến của mình. Theo Báo cáo của Quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures, Hệ sinh thái Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam đến năm 2019 đã vươn lên đứng thứ ba trong số các quốc gia của ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, chỉ sau Indonesia và Singapore, với lượng đầu tư mạo hiểm chiếm 17% tổng vốn đầu tư trong khu vực.
Cho đến thời điểm này, Việt Nam sau Covid đang trở thành một điểm đến an toàn, uy tín cho các chuyên gia, nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới và Techfest là một cơ hội lý tưởng để Việt Nam chào đón họ với sự hấp dẫn bởi chính tài năng và chất lượng của một hệ sinh thái đang từng bước được khẳng định trên bản đồ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới. “Techfest Mekong 2020 sẽ trở thành động lực tạo ra những hạt giống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng nhất; ươm mầm ý tưởng, doanh nghiệp khởi nghiệp”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu tại Techfest Mekong 2020.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, Techfest Mekong 2020 sẽ tạo điều kiện cho các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút các nguồn lực đầu tư; tôn vinh các tổ chức, cá nhân thành công trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kích thích hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng.
Techfest Mekong 2020 có trên 120 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL.
Sự kiện đã thu hút 60 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng, gần 30 nhà đầu tư trong nước và quốc tế, doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Sự kiện rất có ý nghĩa với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở các địa phương, vì đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong vùng được học hỏi và kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các chuyên gia, nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, theo ông Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bến Tre. Ông Lâm Văn Tân cho biết, quá trình hội nhập vùng ĐBSCL nói chung cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất liên kết chuỗi giá trị còn hạn chế chất lượng nông sản chưa đồng đều, chưa có nhiều thương hiệu cho sản phẩm địa phương, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn khá thấp. Cho nên, việc liên kết thông qua các sự kiện kết nối như Techfest là thực sự cần thiết.
Các đại biểu ấn nút khai mạc Techfest Mekong 2020.
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/11, Techfest Mekong có các Hội thảo giới thiệu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chương trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công, nông nghiệp và ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0; Tổng kết chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre; Diễn đàn thanh niên "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Phát huy nguồn tài nguyên bản địa.
Nằm trong khuôn khổ chuỗi các Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ KH&CN phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các đối tác tổ chức, Techfest Mekong 2020 sẽ là tiền đề cho ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Quốc gia tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26-29/11/2020).
Đăng Minh
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia là dịp quảng bá hình ảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt năng động, sẵn sàng chào đón sự hợp tác cùng phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ các đối tác trong nước, quốc tế.
Họp báo giới thiệu TECHFEST VIETNAM 2020 và Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2020. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST VIETNAM) 2020 sẽ diễn ra từ ngày 27-29/11 tại Hà Nội với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ KH&CN, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức.
Lễ khai mạc TECHFEST VIETNAM 2020 với chủ đề: “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá” và Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2020 – “Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước vượt qua thách thức” sẽ diễn ra tại Hà Nội vào chiều 27/11; cùng với hơn 40 hoạt động hội nghị, hội thảo, cuộc thi, kết nối đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo sẽ diễn ra từ ngày 26-29/11 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
TECHFEST VIETNAM 2020 bao gồm chuỗi các hoạt động kết nối và quy tụ các thành phần của hệ sinh thái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, được tổ chức thường niên từ quy mô cấp địa phương, cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Trong 5 năm triển khai, TECHFEST đã có 15 địa phương đăng cai tổ chức ở cấp.
Với quy mô quốc gia, sự kiện đã thu hút được khoảng 30.000 lượt người tham dự trong đó tỷ lệ chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế luôn đạt trên 40%. Năm 2018 là lần đầu tiên Bộ KH&CN phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp – Một diễn đàn dành riêng cho cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đối thoại với Thường trực Chính phủ trong khuôn khổ TECHFEST. Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đã đề xuất, kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đột phát cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Năm 2019, lần đầu tiên TECHFEST được tổ chức ở quy mô quốc tế tại 3 hệ sinh thái phát triển là Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore, tạo cơ hội cho 20 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nổi bật của Việt Nam tiếp cận với thị trường và hơn 100 nhà đầu tư quốc tế.
Năm 2020, cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, ngay cả trong những lúc khó khăn này, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã chứng tỏ được khả năng thích ứng và đột phá không chỉ trong tăng trưởng mà còn hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả.
Hoạt động trọng tâm của TECHFEST 2020 là Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2020 quy tụ hơn 600 cá nhân, tổ chức uy tín trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đây là dịp để các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp kiến nghị các giải pháp, chính sách để cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đồng hành cùng đất nước biến nguy thành cơ, vượt lên thách thức trong và sau đại dịch. Diễn đàn sẽ tập trung chia sẻ, thảo luận về một số nội dung sau: Chính sách tài chính cho khởi nghiệp; Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, cơ hội và vai trò của thanh niên khởi nghiệp; Nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt để thanh niên khởi nghiệp đóng góp vào nền kinh tế; Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp – thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
TECHFEST 2020 vẫn được tổ chức theo mô hình Làng công nghệ, vừa thể hiện được sự gắn kết cộng đồng – yếu tố then chốt để hình thành nên một hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như đảm bảo sự thuận lợi trong việc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các nhà đầu tư với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo từng lĩnh vực cụ thể. Năm nay, TECHFEST được thiết kế gồm 12 Làng công nghệ. Ngoài các Làng công nghệ theo mô hình trước đây, năm 2020, TECHFEST bổ sung thêm Làng công nghệ tiên phong (Frontier Tech) với mục tiêu nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam với các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới, trong đó có cả các công nghệ do chính người Việt Nam tạo ra.
TECHFEST 2020 cũng ghi nhận sự tham gia lần đầu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và phụ nữ khởi nghiệp với 2 hội nghị lớn do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và trường Cao đằng nghề Công nghệ Cao tổ chức.
Sau các kỳ tổ chức, TECHFEST VIETNAM đã có sự tham gia của hơn 500 nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước, quốc tế với gần 700 lượt kết nối đầu tư với tổng giá trị cam kết đầu tư gần 20 triệu USD.
Bên cạnh đó, Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn khổ TECHFEST là cuộc thi chính thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam để lựa chọn ra đại diện tham gia cuộc thi toàn cầu Startup Worldcup. Các hoạt động hỗ trợ, đồng hành với thanh niên khởi nghiệp do Trung ương Đoàn tổ chức cũng nằm trong TECHFEST VIETNAM 2020 như Vòng Chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Startup Hunt 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số Nông nghiệp”, Tổng kết Hành trình Thanh niên khởi nghiệp 2020 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và tận dụng thời cơ để bứt phá từ đại dịch” và Hội thảo “Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên”.
Dự kiến, TECHFEST VIETNAM 2020 và Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2020 sẽ đón hơn 6.000 lượt người tham dự, quy tụ hơn 250 doanh nghiệp khởi nghiệp, 200 nhà đầu tư và diễn giả trong nước, quốc tế, 150 doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, diễn ra hơn 350 lượt kết nối đầu tư.
Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Khoa-giao/TECHFEST-VIETNAM-2020-Thanh-nien-khoi-nghiep-cung-dat-nuoc-vuot-qua-thach-thuc/413799.vgp
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự mới làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Y tế, chiều 11/11.
Sáng 11/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ với ông Chu Ngọc Anh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với ông Lê Minh Hưng. Hai nhân sự này hiện đã giữ vị trí công tác khác, ông Chu Ngọc Anh làm Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; còn ông Lê Minh Hưng là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Sau khi Quốc hội miễn nhiệm theo đề nghị trên, chiều cùng ngày, Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự vào vị trí Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán TANDTC.
Nội dung trên đều sẽ được thảo luận ở các đoàn đại biểu Quốc hội, sau đó bỏ phiếu kín theo quy định.
Nhân sự được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ là ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
Ông Huỳnh Thành Đạt 58 tuổi, quê huyện Mỏ Cày, Bến Tre; PGS.TS Vật lý. Gắn bó với Đại học Quốc gia TP HCM, ông Đạt lần lượt trải qua các vị trí: Phó trưởng phòng và Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính của Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia TP HCM); Chánh văn phòng Đại học Quốc gia TP HCM; Phó giám đốc thường trực và Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy
Ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế, được giới thiệu làm Bộ trưởng Y tế. Ông Long, 54 tuổi, quê Nam Định, là tiến sĩ y học, trải qua nhiều cương vị tại Bộ Y tế trước khi làm Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS.
Ông từng đảm nhiệm chức Thứ trưởng Y tế từ tháng 12/2011. Tháng 10/2018, ông được điều động làm Phó ban Tuyên giáo Trung ương và được bổ nhiệm trở lại làm Thứ trưởng Y tế từ tháng 1/2020. Ông Long là một trong các Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: NHNN
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Hồng 52 tuổi, quê Hà Nội, Thạc sỹ Kinh tế phát triển. Bà có gần 30 năm công tác ngành Ngân hàng, trong đó, bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Nhà nước từ 1/1991 tại Vụ Quản lý Ngoại hối. Sau đó, bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ, giữ chức Phó Vụ trưởng Phụ trách, sau đó là Vụ trưởng Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước.
Bà được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu vào tháng 8/2014, bổ nhiệm lại vào tháng 8/2019.
Sáng mai 12/11, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm các nhân sự nêu trên.
Liên kết nguồn tin: https://vnexpress.net/chieu-nay-trinh-quoc-hoi-3-tan-thanh-vien-chinh-phu-4189911.html
Nguồn: vnexpress.net
Chiều ngày 06/11/2020, Ủy ban về Khoa học và Công nghệ (thuộc Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh) đã họp phiên toàn thể dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Phó Chủ tịch Ủy ban.
Tham dự Phiên họp có các thành viên của Ủy ban; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan cùng một số đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN.
Thứ trưởng Bộ KH&CN, Phó Chủ tịch Ủy ban KH&CN Bùi Thế Duy chủ trì Phiên họp.
Đóng góp lớn của KHCN và đổi mới sáng tạo
Tại Phiên họp, ông Hoàng Minh – Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) đã báo cáo tóm tắt về hoạt động của Ủy ban. Theo đó, thời gian qua, với vai trò là Chủ tịch của Uỷ ban, Bộ KH&CN đã phối hợp với các bên liên quan triển khai xây dựng Chương trình công tác của Uỷ ban; góp ý các chính sách về phát triển bền vững (PTBV); tổ chức và tham gia trình bày tại các hội nghị, hội thảo quốc gia về PTBV. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề gửi Hội đồng quốc gia về PTBV và Nâng cao năng lực cạnh tranh: báo cáo hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động ĐMST; nâng cao năng lực hấp thụ và phát triển công nghệ; thu hút nguồn lực cho hoạt động KHCN&ĐMST; báo cáo hướng dẫn của Liên hợp quốc về đánh giá chính sách KHCN&ĐMST nhằm tăng cường vai trò của KHCN&ĐMST trong thực hiện các mục tiêu PTBV; báo cáo hướng dẫn của Liên hợp quốc về gắn kết KH,CN&ĐMST vào lộ trình PTBV của quốc gia, đề xuất, khuyến nghị gắn kết KHCN&ĐMST vào lộ trình PTBV của Việt Nam.
Ông Hoàng Minh – Giám đốc Học viện KHCN&ĐMST báo cáo kết quả hoạt động của Ủy ban KH&CN.
Theo ông Hoàng Minh, với vai trò là tổ chức toàn cầu lớn nhất, Liên hợp quốc đã xây dựng các sáng kiến nhằm phối hợp với các chính phủ, các đối tác nhà nước và tư nhân, các ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong thúc đẩy vai trò và sự đóng góp của KH,CN&ĐMST để đạt được các mục tiêu PTBV gồm: thiết lập cơ chế thúc đẩy công nghệ; thành lập Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Đổi mới sáng tạo; xây dựng Lộ trình triển khai chương trình nghị sự 2030 về PTBV khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNESCAP.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá đứng thứ 49/166 quốc gia về chỉ số PTBV năm 2020, tăng 7 bậc so với xếp hạng của năm 2019 và đạt điểm đánh giá cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Báo cáo quốc gia thực hiện các mục tiêu PTBV và đang được hoàn thiện trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành, cơ quan.
Theo đại diện Bộ Công Thương, Bộ đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện để phù hợp với bối cảnh KHCN&ĐMST có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu PTBV. Các nhiệm vụ đã tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường. Ngành đã tập trung quán triệt, xây dựng và triển khai định hướng của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ trong phát triển KH&CN phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và mở cửa hội nhập; triển khai có hiệu quả các chương trình KH&CN cấp Bộ, cấp Quốc gia; đổi mới, hoàn thiện công tác tiêu chuẩn, đo lường và sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần thực thi các Hiệp định thương mại đa phương, song phương;… Các thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực (thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, hóa dược, công nghiệp chế biến và công nghệ cao,…) chính là sự khẳng định việc áp dụng cách tiếp cận KHCN&ĐMST phù hợp trong thực hiện phát triển bền vững ngành Công thương.
Nhờ cách tiếp cận nói trên, các hoạt động nghiên cứu và phát triển có vai trò ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, tạo đột phá trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2017 – 2018, trong lĩnh vực ĐMST có hơn 80% doanh nghiệp lớn tham gia thực hiện đổi mới sản phẩm hoặc quy trình, gần 50% mở rộng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ số tương ứng khoảng 50% và 17% – 18%. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến đạt trên 8,5%, cao hơn so với giai đoạn 2011 – 2015 (7,6%). KHCN&ĐMST cũng góp phần gia tăng nội địa hóa linh kiện, phụ tùng trong nhiều ngành công nghiệp, hình thành một số doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế có tiềm lực tốt, có sự cạnh tranh toàn cầu.
Đối với ngành Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định PTBV là nhiệm vụ trọng tâm, đưa nội dung này vào Đề án tái cơ cấu ngành và đã đạt được nhiều kết quả theo các mục tiêu đặt ra như chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; quản lý bền vững tài nguyên nước; phát triển nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu, đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; bảo tồn, sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất nước.
Tại Hội nghị, đại diện Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,… cũng đã có tham luận về tình hình triển khai nhiệm vụ, giải pháp KHCN&ĐMT ở đơn vị để thực hiện mục tiêu PTBV.
Xây dựng, phát triển các chỉ tiêu về phát triển bền vững
Ý kiến của các đại biểu tại Phiên họp cho thấy, rất nhiều quốc gia đã và đang quan tâm thúc đẩy KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV thông qua nhiều hình thức hoạt động. Tuy nhiên tại Việt Nam, các điều kiện về hành lang pháp lý, cơ chế và chính sách còn chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn phát triển, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đóng góp của KHCN&ĐMST vào thực hiện các mục tiêu PTBV của đất nước.
Ngoài việc khẳng định, đánh giá các kết quả đạt được, các thành viên và đại biểu tham dự đã phân tích các thuận lợi, những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KHCN&ĐMST nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV. Các đại biểu đã đóng góp nhiều giải pháp, kế hoạch hoạt động ĐMST và hoạt động của Ủy ban trong thời gian tới. Cụ thể, để thực hiện tốt “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” ở cấp quốc gia cần theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện các mục tiêu PTBV ở cấp địa phương. Ủy ban KH&CN nên tham mưu ban hành mới bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV ở địa phương giai đoạn 2021- 2030; có cơ chế khuyến khích các viện, trường đại học tăng cường hơn nữa ĐMST, phát triển công nghệ; triển khai ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với viện, trường và coi doanh nghiệp là nơi thụ hưởng kết quả nghiên cứu và là chủ thể đặt hàng nghiên cứu, phối hợp cùng nghiên cứu; tạo dựng hệ sinh thái ĐMST trong thời kỳ mới, cách mạng công nghiệp 4.0;…
Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Phó Chủ tịch Ủy ban KH&CN Bùi Thế Duy cho rằng, Bộ KH&CN sẽ tổng hợp ý kiến, nội dung đề xuất của các thành viên, đại biểu và báo cáo với Hội đồng Quốc gia về PTBV và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, có kiến nghị với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan.
Cụ thể, tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về PTBV, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia thực hiện các mục tiêu về PTBV; chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu về PTBV; tích cực triển khai hơn nữa các giải pháp KH&CN để ứng phó với biến đổi khí hậu, các vấn đề dịch bệnh, thiên tai. Thúc đẩy việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ số để triển khai các mục tiêu PTBV; làm rõ, đánh giá, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với PTBV; xây dựng được bản đồ số về chỉ tiêu PTBV, cụ thể đến cấp huyện, cấp xã, một số chỉ tiêu đến được các hộ gia đình.
Về cơ chế chính sách, đề nghị quan tâm hơn nữa đến cơ chế, chương trình để thúc đẩy chuyển giao kết quả KH&CN, đặc biệt đến các vùng sâu vùng xa trên diện rộng. Tiếp tục sửa đổi các cơ chế, chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kiến nghị xây dựng hệ sinh thái, bộ công cụ số hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển; thúc đẩy phát triển nền tảng thương mại điện tử, nền tảng kết nối tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cho vay tài chính, hỗ trợ, đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa khôi phục sản xuất sau đại dịch Covid; thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ĐMST.
Được biết, dự kiến trong năm 2021, Ủy ban KH&CN sẽ tập trung thảo luận, rà soát về xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KHCN&ĐMST để thực hiện từng mục tiêu PTBV; xây dựng chương trình hành động cụ thể của Ủy ban về các hoạt động KHCN&ĐMST thực hiện Nghị quyết 136/NQ-CP của Chính phủ về PTBV; soạn thảo các báo cáo chuyên đề về xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc trong xây dựng các chương trình, chính sách KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV;…
Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Nhằm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh được kiện toàn dựa trên Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng gồm 6 uỷ ban chuyên môn là Uỷ ban về PTBV, cải thiện môi trường kinh doanh; Uỷ ban về xã hội; Uỷ ban về môi trường; Uỷ ban về giáo dục và phát triển nhân lực; Ủy ban về quan hệ đối tác công tư và Ủy ban về KH&CN.
Ủy ban về KH&CN có nhiệm vụ tư vấn, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng trong việc xây dựng và thực chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KHCN&ĐMST để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV; tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV; tổ chức nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề về xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ và giải pháp về KHCN&ĐMST thực hiện các mục tiêu PTBV.
Ủy ban do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Chủ tịch Ủy ban, với 18 thành viên là đại diện của một số bộ, ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động KH&CN, một số tổ chức nghiên cứu, đào tạo lớn của cả nước, một số hiệp hội ngành nghề và một số chuyên gia trong nước.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Vaccine Covid-19 do Công ty Nanogen nghiên cứu, sản xuất dự kiến thử nghiệm trên người trong tháng 11 sau khi hoàn thiện hồ sơ.
Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, xác nhận thông tin trên với VnExpress sáng nay. Ông cho biết Bộ Y tế đã họp với các chuyên gia về thử nghiệm và kiểm định vaccine, Học viện Quân y vào ngày 2/11.
Theo ông Quang, Bộ Y tế đang yêu cầu nhà sản xuất hoàn thiện hồ sơ và thủ tục, cố gắng nhanh nhất trong tháng 11 thử nghiệm vaccine trên người. Dự kiến, giai đoạn một sẽ tiêm thử trên 20 người, giai đoạn hai thử nghiệm trên 600 người, giai đoạn ba hơn 10.000 người.
Ông Quang cũng cho biết Bộ Y tế đang hỗ trợ nhà sản xuất để việc thử nghiệm diễn ra nhanh, an toàn song vẫn đảm bảo các quy trình thử nghiệm, yêu cầu về đạo đức trong nghiên cứu.
Nếu thành công, vaccine Covid-19 của Nanogen sẽ là vaccine đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm trên người. Trên thế giới hiện 38 vaccine Covid-19 thử nghiệm trên lâm sàng.
Trước đó, Bộ Y tế đánh giá vaccine Nanogen là một trong hai vaccine Covid-19 tiềm năng nhất tại Việt Nam hiện nay. Nanogen đã sản xuất được vaccine Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm, qua nhiều đợt đánh giá, đang tiêm thử nghiệm khả năng sinh miễn dịch và tính an toàn trên động vật.
Nanogen hiện có dây chuyền sản xuất vaccine với công suất khoảng 30 triệu liều một năm, được đánh giá đủ khả năng sản xuất vaccine đáp ứng nhu cầu trong nước.
Mẫu máu chuột thí nghiệm thử vaccine Covid-19. Ảnh: Giang Huy.
Ngoài Nanogen, Việt Nam còn ba vaccine Covid-19 khác đang trong quá trình nghiên cứu, thuộc các đơn vị Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) Nha Trang, Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac). Trong đó, IVAC đang test thử thách vaccine, phối hợp với Mỹ. Test thử thách là tạo ra một vaccine hoàn chỉnh tiêm thử trên động vật, sau đó cho động vật này tiếp xúc với nCoV để thử thách hiệu quả bảo vệ. Vabiotech hiện thử nghiệm vaccine trên khỉ, trong khi Polyvac tuyên bố "vaccine bước đầu cho thấy kết quả khả quan".
Nanogen sử dụng công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp, tức chuỗi các công nghệ sinh học tách và tái tổ hợp gene của nCoV vào vi khuẩn hoặc một dòng tế bào thích hợp. Còn IVAC sản xuất vaccine từ phôi trứng gà, tức phát triển virus trên tế bào phôi gà hoặc trứng được thụ tinh, sau đó vô hiệu hóa virus không còn khả năng gây bệnh rồi tạo thành kháng nguyên (chất gây phản ứng miễn dịch cho cơ thể) để điều chế vaccine.
Vabiotech và Polyvac nghiên cứu vaccine trên công nghệ vector virus, tức là sử dụng một virus không gây bệnh làm phương tiện, đưa một phần mã gene không có khả năng gây bệnh vào cơ thể, để kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
Liên kết nguồn tin: https://vnexpress.net/vaccine-covid-19-viet-nam-thu-nghiem-tren-nguoi-trong-thang-11-4186069.html
Nguồn: vnexpress.net
Chiều ngày 30/10/2020, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Quyền Giám đốc của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Dự lễ công bố có đồng chí Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Võ Tuấn Hải – Phó giám đốc Nhà xuất bản và tập thể viên chức, người lao động của Nhà xuất bản.
Tại buổi lễ, đồng chí Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm đồng chí Bùi Minh Cường giữ chức Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy chúc mừng đồng chí Bùi Minh Cường trên cương vị Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Phát biểu giao nhiệm vụ, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Bùi Thế Duy chúc mừng tập thể Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã bổ sung thêm lãnh đạo, chúc mừng đồng chí Bùi Minh Cường đã được Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ tin tưởng, tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo Nhà xuất bản.
Đồng chí Bùi Thế Duy nhấn mạnh, theo chủ trương của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ trong thời gian tới Nhà xuất bản sẽ kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, ổn định tổ chức và tập trung xây dựng phát triển Nhà xuất bản. Đồng thời, đồng chí đề nghị tập thể lãnh đạo, viên chức Nhà xuất bản luôn đồng tâm, nhất trí, đoàn kết để xây dựng một đơn vị vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Nhà xuất bản trong thời kỳ mới.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Bùi Minh Cường trân trọng cảm ơn tập thể Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ đã tin tưởng và giao phó trách nhiệm cho đồng chí trên cương vị Quyền Giám đốc Nhà xuất bản. Đồng thời, hứa sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, cố gắng trong công tác, đoàn kết tập thể Nhà xuất bản hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí Bùi Minh Cường cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Bộ, viên chức các đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Tin Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo ứng phó với đại dịch Covid-19"(AI in pandemic: Adapting to the new normal), năm nay Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) hướng tới sức mạnh trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống Covid-19 và vận hành cuộc sống ở trạng thái bình thường mới.
AI4VN là sự kiện thường niên. Sau hai năm tổ chức, sự kiện thu hút quan tâm của đông đảo các nhà chính sách, quản lý, tập đoàn công nghệ, đơn vị nghiên cứu… thúc đẩy hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
AI4VN 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), báo điện tử VnExpress cùng nhiều doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu… phối hợp tổ chức. Dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của thành phố từ ngày 24-28/11; trong đó AI4VN 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 27-28/11. Trong bối cảnh hiện nay các nước nói chung và Việt Nam nói riêng càng nhận thấy sự cần thiết trong phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Học máy (Machine Learning), Học sâu (Deep Learning)… để chuyển đổi sang các hình thức kinh doanh, làm việc, quản trị, học tập trực tuyến, duy trì vận hành cuộc sống bình thường.
"Chủ đề và các hoạt động cốt lõi của ngày hội năm nay sẽ không chỉ tập trung các thảo luận, nghiên cứu, ứng dụng AI để phòng chống Covid-19 (phát hiện sớm, cảnh báo, khoanh vùng, dập dịch) mà tầm nhìn xa hơn là công nghệ này sẽ phát huy thế mạnh như thế nào ở cuộc sống trong và hậu khủng hoảng khi vẫn phải duy trì làm việc, sinh hoạt, kinh doanh…", TS. Lý Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ nói.
TS Tùng cho biết, sự kiện AI4VN năm nay sẽ dành nhiều không gian để các chuyên gia, nhà lãnh đạo, doanh nghiệp… cùng đánh giá về tình trạng bình thường theo cách thức mới hiện nay và chúng ta sẽ phải tìm cách thích nghi, ứng phó, tổ chức cuộc sống, duy trì tốc độ tăng trưởng dựa trên công nghệ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết Bộ KH&CN làm cơ quan đầu mối trong việc xây dựng chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia. Chiến lược này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Dự thảo Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia tập trung chính vào các lĩnh vực giao thông, vận tải, logistic; du lịch; thương mại điện tử; viễn thông; giáo dục và quản lý đô thị, quản lý xã hội và hành chính công. Dự thảo Chiến lược cũng đề xuất xây dựng 3 trung tâm đổi mới sáng tạo về trí tuệ nhân tạo đặt tại 3 miền của đất nước (một trong số đó dự kiến đặt tại TP.HCM).
Các đại biểu trong phiên thảo luận tại tọa đàm "Nghiên cứu, phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế" nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Chương trình AI4VN 2020 tổ chức tại trụ sở Bộ KH&CN sáng 23/9 vừa qua
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định TP.HCM sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ Bộ KH&CN trong việc tổ chức Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam tại TP.HCM. Dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của thành phố từ ngày 24-28.11; trong đó, Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 27-28.11.
Hiện TP.HCM đã bắt đầu khởi động các hoạt động của Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo thông qua các cuộc thi liên quan tới trí tuệ nhân tạo với bài toán năm nay là giải quyết vấn đề giao thông cho TP.HCM. UBND TP.HCM cũng đã lên kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành và Đại học quốc gia TP.HCM trong việc phối hợp với Bộ KH&CN và các đơn vị có liên quan chuẩn bị cho cho Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Được biết, Bộ KH&CN xác định trí tuệ nhân tạo là một công nghệ số then chốt, chiến lược được xây dựng với mục tiêu góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên KH&CN, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao và kinh tế số. Chiến lược tập trung vào sử dụng các công cụ và kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Tin, ảnh: Vụ Công nghệ cao – Trung tâm NC&PTTT KH&CN