NHỮNG GÓP Ý CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT BẢN Một chìa khóa quan trọng cho việc hình thành nền kinh tế tri thức

 
Vài năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Thủ tướng quyết định công nhận Ngày sách Việt Nam là 21/4 hàng năm, giới xuất bản đã nhìn thấy những chuyển biến trong văn hóa đọc, khi thấy thói quen đọc sách trở nên rõ ràng hơn với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Nhiều trường học phổ thông, trường đại học… và cả các cơ quan, doanh nghiệp, đã bắt đầu quay lại và mở ra thư viện, phòng đọc nhỏ, tặng sách cho nhân viên… Bản thân tôi ngày càng được mời đi nói chuyện nhiều hơn ở các trường, doanh nghiệp, tổ chức. Các hội sách ở các tỉnh thành phố trở nên phong phú, được chính quyền các cấp quan tâm, nhưng ở cấp độ nhỏ hơn, ở các trường, lớp cũng có nhiều… Giới trẻ, người Việt Nam hiểu về giá trị của sách, của tri thức. Trải qua giai đoạn kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp và cả người lao động hiểu rằng, họ cần giỏi hơn, trưởng thành hơn, có kiến thức hơn, để có tư duy sáng tạo… thì mới phát triển được doanh nghiệp, hoặc đơn giản là xin được việc làm..
 
 
Thực tế, ngành xuất bản, văn hóa đọc nói chung và sách vở nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Thứ nhất nó giúp phát triển tri thức của dân tộc, đóng góp cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Thứ hai nó là công cụ để tăng cường giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, qua đó buôn bán, thương mại, du lịch phát triển hơn. Thứ ba nó giúp người dân hiểu biết về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc, là một công cụ phát triển kỹ năng, kiến thức cho người dân bên cạnh các phương tiện khác như báo chí, truyền hình… Xét riêng về khía cạnh giáo dục, sách vở là phương tiện giáo dục trọn đời, và là một công cụ cực kỳ quan trọng cho giáo dục, khi có thể nhanh chóng chuyển tải đầy đủ các kiến thức, tư duy mới trong khi sách giáo khoa, giáo trình thì chậm hơn, và chỉ cung cấp kiến thức nền tảng.
 
Tôi cho rằng việc phát triển văn hóa đọc và ngành xuất bản không phải chỉ là trách nhiệm và công việc của riêng ngành xuất bản, mà nó cần phải là sự cộng hưởng và trách nhiệm chung của toàn xã hội. Thậm chí việc phát triển ngành xuất bản chính là việc phát triển tri thức cho cả dân tộc, và cần phải biến nó trở thành một chiến lược cấp quốc gia. Thói quen đọc sách  và việc nâng cao tri thức cho người Việt không chỉ phát triển thông qua các hoạt động hội sách, hội chợ mà cần đi vào chiều sâu nhiều hơn.
 
Tôi đề xuất nên tiến hành một số hoạt động như sau:
 
Thứ nhất: Phát triển và làm mới lại hệ thống thư viện nhưng là các thư viện mở, OPEN Library như của thế giới hiện nay. Cũng giống như sự phát triển của ngành phát hành, trước đây, sách bán ở các cửa hàng “đóng”, được trưng bày cách xa tầm với của độc giả, độc giả muốn mua sách thì chỉ vào sách đó và có người đưa cho để họ chọn. Nhưng hình thức nhà sách như vậy đã quá lỗi thời, các nhà sách bây giờ đều đã chuyển sang hình thức mới là nhà sách tự chọn. Thư viện cũng vậy, cần trở thành nơi đọc sách tự chọn… Khác với thư viện số, thư viện mở sẽ là nơi để độc giả không chỉ đọc sách mà còn giao lưu, trao đổi, hình thành và phát triển thói quen đọc sách… Tại các quốc gia văn minh, các gia đình thỉnh thoảng đi thư viện hoặc học sinh được trường học cho đi thư viện, giống như đi bảo tàng… để làm quen và hình thành dần thói quen đọc sách của trẻ.
 
Thứ hai: hình thành và triển khai các dự án xuất bản lớn, mang tầm vóc Quốc gia… Ví dụ ngoài đề án đổi mới sách giáo khoa, thì còn cần hình thành các dự án phát triển, khôi phục lại lịch sử, văn hóa truyền thống, như dịch và công bố nhiều sách trong kho tàng Hán Nôm, hoặc các sách do người nước ngoài viết về Việt Nam. Hoặc nhanh chóng thay thế, làm mới và xuất bản bộ sách giáo trình hiện đại cho bậc đại học. Phát triển các dự án xuất bản sách phổ biến kiến thức cho trẻ em hoặc sử  dụng hình thức đấu thầu, mua và trang bị sách khoa học cho học sinh phổ thông, giống như chương trình Room To Read đang làm. Tôi rất ngạc nhiên và thất vọng khi thấy cả năm 2014, ngân sách & các dự án sách đặt hàng của nhà nước cho ngành xuất bản chỉ ở con số 40 tỷ. Đây là con số quá nhỏ bé so với yêu cầu…
 
 Thứ ba: Thay đổi cơ chế tiến hành, ví dụ áp dụng các hình thức hợp tác Công ty PPP hay BOT trong các lĩnh vực giao thông, vận tải cho ngành xuất bản. Tức là nhà nước và tư nhân cùng tiến hành các đề án này, theo hình thức tư nhân tự đầu tư nhưng nhà nước mua hàng hóa hoặc nhà nước bỏ tiền đầu tư bản quyền sách giáo trình đại học, rồi cho các công ty tư nhân đấu thầu quyền khai thác & sử dụng. Ví dụ nhà nước bỏ 10 triệu USD để triển khai mua bản quyền, dịch 500 cuốn sách giáo trình đại học hiện đại của thế giới, rồi cho đấu thầu quyền khai thác trong 5 năm… Đơn vị thắng thầu sẽ tìm cách hiệu quả nhất để khai thác, bán sách, họ không thể bán giá quá cao vì không ai mua, nhưng cũng không bán rẻ và sẽ tìm cách hiệu quả nhất đưa sách đến cho người tiêu dùng, ở đây là sinh viên, trường học. Tương tự như vậy, các đề án như xuất bản sách lịch sử văn hóa truyền thống, sách phổ biến kiến thức, khoa học… đều nên tiến hành theo hình thức này…
 
Cuối cùng: Việc phát triển văn hóa đọc, ngành xuất bản không thể tách rời khỏi lĩnh vực giáo dục, bởi thói quen đọc sách phải được hình thành từ thời thơ ấu và phải được nuôi dưỡng suốt quá trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người thì văn hóa đọc mới có thể phát triển bền vững trong cộng đồng, giúp hình thành được những lớp công dân ưu tú có kiến thức, có ích cho sự phát triển của đất nước. Theo đó, nó yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu cái tâm thực sự của những người thực hiện trong mọi quá trình từ việc giúp học sinh/ sinh viên hiểu được tầm quan trọng trọng của việc đọc sách; việc chọn sách có chất lượng để xây dựng/ bổ sung vào các thư viện; đến việc tổ chức/ hướng dẫn học sinh/ sinh viên đọc sách, làm báo cáo; đưa ra các đề tài để học sinh phải tự tìm tòi/ học hỏi qua các cuốn sách… Một quốc gia không thể phát triển và vươn lên hàng thứ nhất nếu thiếu đi những người tài; và những người tài cũng không thể hình thành nếu thiếu đi một nền giáo dục và những người thầm lặng: những cuốn sách tốt. q
 
>> NGUYỄN CẢNH BÌNH
 
Giám đốc Công ty Alpha books

Hội sách chào mừng ngày sách Việt Nam lần thứ 2 – Sách phục vụ bạn đọc 3 triệu bản, tổng doanh thu khoảng trên 12 tỷ đồng

 
Ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Ngay sau đó, các hoạt động chào mừng, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan, địa phương tổ chức thu hút đông đảo bạn đọc yêu sách và các đơn vị xuất bản, phát hành tham gia nhiệt tình, đồng thời khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

 
Hội sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 được Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức tại Công viên Thống Nhất, đường Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, từ ngày 17/4/2015 đến ngày 21/4/2015 (Buổi lễ Khai mạc bắt đầu vào lúc 9h ngày 17/4/2015, thời gian đóng mở cửa hoạt động Hội sách từ 8h đến 21h hàng ngày).
 
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 – năm 2015 là một sự kiện văn hóa lớn được các tổ chức trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia hưởng ứng của các bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể Trung ương đại phương đã và đang hình thành một lễ hội sách của cộng đồng.
 
Trong các hoạt động nổi bật của Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2, Hội Sách tại Công Viên Thống Nhất, Hà Nội do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì tổ chức đã đem lại một hiệu quả xã hội cao với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trả lời đang đặt ra “Người dân có quan tâm đến sách và văn hóa đọc hay không?”.
 
Với quy mô 150 gian hàng của 100 đơn vị tham gia, Hội Sách lần này đã tạo một dấu ấn riêng từ khâu thiết kế, tổ chức đến chương trình hoạt động trải đều trong suốt 5 ngày tổ chức từ ngày 17 đến 21/4/2015, thu hút một lượng người đông đảo với nhiều lứa tuổi đến tham dự và mua sách. Đặc biệt có những ngày số lượng người đến Hội Sách vượt cả dự kiến của Ban tổ chức với hàng trăm ngàn lượt người trong khoảng thời gian từ 9h đến 21h trong ngày thứ bẩy và chủ nhật.
 
Số lượng sách được các đơn vị trưng bày, giới thiệu, quảng bá tại Hội Sách khá phong phú, đa dạng, với những chương trình tri ân bạn đọc một cách thiết thực như: giảm giá; mua một cuốn sách là đóng góp từ thiện cho Quỹ học trò nghèo vùng cao; xây dựng trường nội trú cho học sinh miền núi… đã tạo nên một không gian văn hóa sách hết sức ấn tượng tại Thủ đô ngàn năm văn hiến. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ban tổ chức, tổng số lượng sách phục vụ bạn đọc của Hội Sách lần này khoảng trên 3 triệu bản, với tổng doanh thu khoảng trên 12 tỷ đồng. Trong đó, có những đơn vị đạt hiệu quả cao như gian hàng của các đơn vị: Nhã Nam, Thaihabook, AlphaBooks, Tân Việt, Kim Đồng, Giáo dục, Quảng Văn, Fahasa…
 
Bên cạnh việc giới thiệu, quảng bá sách tại Hội Sách, các chương trình hoạt động giao lưu như: tôn vinh sách; tôn vinh tác giả, tác phẩm; trưng bày sách theo từng chủ đề cũng đã được Ban tổ chức và các đơn vị tham gia quan tâm đầu tư tương xứng, tạo sức hút với người dân đến với Hội Sách. Hội Sách có khoảng 30 sự kiện được tổ chức đều trong 5 ngày với chất lượng và số lượng người tham dự đông đảo, trong đó nổi bật một số hoạt động như: giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa của Công ty cổ phần Văn hóa Huy Hoàng; giới thiệu sách “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia”, “Đến với Trường Sa” của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông; Chung kết cuộc thi “Tôi đọc sách” của Công ty cổ phần sách Thái Hà; Tọa đàm “Tuổi trẻ đọc gì?” của Công ty sách AlphaBooks… Đặc biệt là việc trưng bày, giới thiệu câu đố, thư pháp cổ và chương trình nghệ thuật của Câu lạc bộ văn hóa truyền thống thuộc Hội Người cao tuổi đã tạo một sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại của Hội sách từ sách cổ của cha ông được viết và lưu giữ trên các thư mục, tài liệu đến sách in công nghiệp, sách điện tử…
 
Có thể nói với hiệu quả xã hội của Hội Sách đem lại, có thể khẳng định sự thành công trong công tác tổ chức và chương trình hoạt động của Hội Sách. Qua sự thành công của Hội Sách và các hoạt động triển khai rộng khắp của Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 trên phạm vi toàn quốc cho thấy sự thành công của một Quyết định mang tầm chiến lược quốc gia của Thủ tướng Chính phủ: Ngày Sách Việt Nam. 

Chuyển giao công nghệ – con đường ngắn nhất để công nghiệp hóa

 
 
International Techmart Vietnam 2015 sẽ có khoảng 600 gian hàng trong nước và nước ngoài
 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp nhận thức được rằng, muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận cao cần phải ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN). Chỉ có áp dụng kết quả nghiên cứu KH&CN mới đi tắt đón đầu, tiết kiệm được thời gian. Thực tiễn cho thấy chuyển giao công nghệ bao giờ cũng là con đường ngắn nhất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đó là khẳng định của bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tại Hội nghị giới thiệu Chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 (International Vietnam 2015) diễn ra mới đây tại Hà Nội.
 
Tạo lập và phát triển thị trường KH&CN
 
International Techmart Vietnam 2015 là sự kiện KH&CN có quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm đẩy mạnh việc tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất – kinh doanh, xúc tiến thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Đây sẽ là cơ hội để cho các đơn vị giới thiệu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, thiết bị và sản phẩm mới của mình vào sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
 
International Techmart Vietnam 2015 sẽ góp phần hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời tôn vinh năng lực và sức sáng tạo của đội ngũ KH&CN đất nước, trao đổi hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các nước ASEAN +3 và các nước EU, Nga, Mỹ.
 
Tại International Techmart Vietnam 2015 dự kiến có khoảng 600 gian hàng trong nước và nước ngoài, giới thiệu hàng ngàn công nghệ, thiết bị, giải pháp phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu.
 
Trong sự kiện này các thành tựu nghiên cứu khoa học và đặc biệt là các công nghệ, thiết bị được ứng dụng và có tác động sâu rộng tới hoạt động kinh tế – xã hội của các Bộ, ngành, địa phương và đối tác quốc tế sẽ được giới thiệu và chuyển giao. Ngoài các viện nghiên cứu, trường đại học, các Sở KH&CN và các doanh nghiệp, Techmart lần này có sự tham gia của các nhà sáng chế không chuyên từ mọi miền đất nước với các công nghệ, thiết bị gần gũi và thiết thực với đời sống và sản xuất.
 
Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam là chợ công nghệ tổng hợp, đa ngành với mục đích hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân giới thiệu chào bán, tìm mua công nghệ, thiết bị trong mọi lĩnh vực. Do vậy, các công nghệ và thiết bị giới thiệu tại International Techmart Vietnam 2015 lần này là kết quả nghiên cứu của các đơn vị trong và ngoài nước đã được kiểm nghiệm, ứng dụng thành công. Đó là những công nghệ thiết bị đã hoàn thiện, sẵn sàng để chuyển giao, đảm bảo chất lượng, giá rẻ hơn so với nhập ngoại. Các công nghệ và thiết bị của nước ngoài phải có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu trong nước.
 
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
 
Trên thực tế việc đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất còn gặp những khó khăn. Chia sẻ về vấn đề này, bà Lê Thị Khánh Vân cho biết, thực sự gắn kết các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp rất khó khăn vì giữa nhà khoa học và doanh nhân luôn có khoảng cách, bởi hai tinh thần, hai mục tiêu khác nhau. Các nhà khoa học muốn khoa học vì khoa học, còn doanh nghiệp muốn làm thế nào để có lợi nhuận. Techmart chính là nơi gắn kết các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp để khoa học không chỉ vì khoa học mà khoa học phải vì nhân sinh.
 
 
 
Gắn kết khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh
 
“Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích như: tổ chức các hoạt động xúc tiến gắn kết các nhà khoa học với sản xuất – kinh doanh, xúc tiến phát triển thị trường công nghệ. Hậu Techmart là giai đoạn rất quan trọng. Những công nghệ có tính ứng dụng cao, ký kết được nhiều hợp đồng, nhận Cúp vàng Techmart, Bộ KH&CN có cơ chế hỗ trợ để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp và nông dân ở các tỉnh, thành phố. Ngoài ra,  bên bán và bên mua công nghệ nội sinh (nếu đáp ứng được những tiêu chí đặt ra) sẽ được hỗ trợ  từ  Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ và Dự án đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp… “, bà Lê Thị Khánh Vân cho hay.
 
Tuy nhiên, những thông tin trên chưa được nhiều doanh nghiệp và các nhà khoa học biết tới, nên đôi khi chính sách đưa ra tốt nhưng vẫn chưa áp dụng được nhiều. Vì vậy, mỗi lần tổ chức Techmart Ban Tổ chức phổ biến những thông tin hỗ trợ khuyến khích của Bộ KH&CN để cho xã hội thấy được sự quan tâm của nhà nước và luôn đổi mới phương thức gắn kết KH&CN với sản xuất- kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh. Đặc biệt làm thế nào để cải thiện chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp không chủ động liên kết với các nhà khoa học để áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị mà tự mình mày mò giải quyết khó khăn trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó vươn ra thị trường thế giới mà vẫn chỉ có thể tiêu thụ ở “ sân nhà”.
 
Hiện nay, trong thị trường công nghệ khâu yếu nhất là định chế trung gian. Bà Lê Thị Khánh Vân cho hay, trước đây chưa có Thông tư điều chỉnh các hoạt động của tổ chức trung gian, tư vấn công nghệ cũng như chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức trung gian, bên mua và bên bán đã gặp gỡ nhưng rất khó hoàn thành cả quá trình chuyển giao công nghệ vì thiếu kiến thức. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen trả phí tư vấn công nghệ. Các doanh nghiệp chủ yếu lấy thông tin mua và bán công nghệ từ các Sàn giao dịch công nghệ vì tư vấn thông tin công nghệ đều miễn phí. Do vậy, thị trường công nghệ đã hình thành nhưng chưa phát triển mạnh mẽ .
 
 
Để thúc đẩy hoạt động của các tổ chức trung gian, tư vấn công nghệ phát triển, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ, Nhà nước cần hỗ trợ phí tư vấn cho cả bên mua và bán thông qua việc hỗ trợ cơ sở, vật chất – kỹ thuật cho các Sàn giao dịch công nghệ và lựa chọn các cặp ký kết hợp đồng tại Techmart để hỗ trợ kinh phí triển khai.
 
Năm 2014, để đánh giá mức độ triển khai các hợp đồng đã ký kết tại Techmart, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tổ chức điều tra các đơn vị tham gia Techmart.  Trong tổng số 283 phiếu điều tra thu được có 193 phiếu của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN chào bán và 90 phiếu tìm mua công nghệ, sản phẩm của các lĩnh vực: Nông – Lâm – Thủy sản – Chế biến thực phẩm đồ uống, Cơ khí – Chế tạo máy, Vật liệu – hóa chất, Dệt may – Da giày – Môi trường, Điện – Điện tử – Tự động hóa, Công nghệ thông tin, Y tế – Dược phẩm.
 
Kết quả điều tra các đơn vị bên cung, bên cầu đã tham gia ký kết các hợp đồng trong các kỳ Techmart và hậu Techmart:- Số lượng hợp đồng và biên bản ghi nhớ đã triển khai được trong thực tế chiếm 30%  – 50% trong tổng số các hợp đồng đã ký kết tùy từng lĩnh vực.
– Doanh thu của các đơn vị tăng từ 10% – 50% tùy từng đơn vị của các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, nhờ có Techmart, có một số đơn vị đã ký kết được nhiều hợp đồng sau Techmart và doanh thu của đơn vị tăng 100%.
 
 
Bài, ảnh: Bảo Chi
 
 

Đại hội Đại biểu Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020

 
Trong 2 ngày 26-27/6/2015, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. 
 
Toàn cảnh Đại hội Đại biểu Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020
 
 
Tham dự Đại hội về phía Lãnh đạo Bộ KH&CN có đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Trần Văn Tùng – Bí thư Đảng ủy Bộ KH&CN, Thứ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KH&CN.
 
Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam có bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Ủy viên đoàn Chủ tịch, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam. Bà Nguyễn Giang Tuệ Minh – Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam.
 
Ngoài ra, Đại hội còn có sự tham gia của các đại biểu là lãnh đạo Công đoàn Bộ Ngoại giao, Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Công đoàn Viện Hàm lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Các đại biểu nguyên là Chủ tịch Công đoàn Bộ KH&CN qua các thời kỳ; đại diện Lãnh đạo Công đoàn viên chức Việt Nam; đại diện Đảng ủy Bộ; đại diện Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên; Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Bộ KH&CN; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cùng 140 đại biểu ưu tú đại diện cho gần 7.000 cán bộ công chức, viên chức và người lao động, công tác trong các cơ quan, đơn vị của Bộ KH&CN…
 
 
Ông Đặng Quang Huấn – Chủ tịch Công đoàn Bộ KH&CN phát biểu khai mạc Đại hội
 
 
Phát biểu tại Đại hội, ông Phan Minh Hải, Phó chủ tịch Công đoàn Bộ KH&CN cho biết, tính đến thời điểm Đại hội XVIII, Công đoàn Bộ KH&CN có 52 Công đoàn trực thuộc (Khối quản lý nhà nước 22 đơn vị; Khối sự nghiệp 23 đơn vị; Khối doanh nghiệp 07 đơn vị), trong đó có 12 công đoàn bộ phận và 40 công đoàn cơ sở với tổng số CBCCVC&LĐ là gần 7.000 người.
 
Trong nhiệm kỳ qua Công đoàn Bộ KH&CN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các lĩnh vực, thực hiện tốt các chỉ tiêu Đại hội XVII đề ra. Hoạt động của các cấp công đoàn có nhiều khởi sắc, hướng về cơ sở, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị và đóng góp vào thành tựu kinh tế xã hội của đất nước. 
 
Những thành tích và kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ KH&CN và Công đoàn Viên chức Việt Nam; sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Bộ và đặc biệt là thành quả nỗ lực phấn đấu của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCCVC&LĐ), đoàn viên công đoàn Bộ KH&CN.
 
Theo đó, căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ KH&CN, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội IV Công đoàn Viên chức Việt Nam, trên cơ sở đánh kết quả hoạt động, phân tích những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua, Đại hội Công đoàn Bộ KH&CN lần thứ XVIII xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 như sau: Tăng cường tuyên truyền giáo dục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn. Phát huy quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBCCVC&LĐ; Tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động xây dựng người cán bộ CCVC “Trung thành, Sáng tạo, Tận tuỵ, Gương mẫu”; tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; Tích cực tham gia cải cách hành chính, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước vững mạnh.
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao những thành tích mà Công đoàn Bộ KH&CN đã đạt được trong thời gian qua. Bộ trưởng cũng tin tưởng rằng, Công đoàn KH&CN sẽ tiếp tục lớn mạnh hơn nữa, phát triển lên một tầm cao mới
 
 
Tham dự và phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao những thành tích mà Công đoàn Bộ KH&CN đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời bày tỏ niềm hy vọng đội ngũ CB CCVC&LĐ của Bộ sẽ phát huy, tiếp tục phấn đấu thực hiện 8 chữ của công đoàn viên chức Việt Nam “Trung thành – Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu” và 8 chữ của Công đoàn Bộ “Kỷ luật – Mẫn cán – Trí tuệ – Nhân ái”. Bộ trưởng cũng tin tưởng rằng, Công đoàn Bộ KH&CN sẽ tiếp tục lớn mạnh hơn nữa, phát triển lên một tầm cao mới, đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong từng đơn vị, tham mưu cho chính quyền, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình.
 
Bộ trưởng nhận định, thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc đổi mới công nghệ phải gắn với sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội từ nông thôn, miền núi cho tới thành phố lớn. Để đáp ứng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Bộ trưởng kêu gọi đội ngũ CB CCVC&LĐ của Bộ cùng nhau đưa ý tưởng tốt đẹp mang tính thời đại của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. 
 
“Làm sao doanh nghiệp Việt Nam nhận được nhiều công nghệ mới nhất, công nghệ cao nhất tiến tới tự sáng tạo công nghệ mới, công nghệ cao của chính mình. Làm sao những người làm khoa học phải hướng vào doanh nghiệp, đồng hành với doanh nghiệp. Làm sao các cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quan tâm bằng lời nói mà bằng việc xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh”.
 
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Ủy viên đoàn Chủ tịch, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hi vọng các cấp Công đoàn Bộ KH&CN sẽ càng ngày lớn mạnh hơn nữa, đóng góp nhiều kết quả thiết thực vào sự thành công chung của Bộ KH&CN và sự nghiệp KH&CN nước nhà
 
 
Tham dự và phát biểu tại Đại hội lần này, bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Ủy viên đoàn Chủ tịch, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đánh giá cao những gì Công đoàn Bộ KH&CN làm được. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng cũng bày tỏ hy vọng rằng, cùng với sự nghiệp KH&CN của nước nhà mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho Bộ, các cấp Công đoàn Bộ KH&CN sẽ càng ngày lớn mạnh hơn nữa, đóng góp nhiều kết quả thiết thực vào sự thành công chung của Bộ KH&CN và sự nghiệp KH&CN mà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao phó.
 
 
Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Quân trao Huân chương cao quý này cho Công đoàn Bộ KH&CN
 
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn cho 06 đồng chí cán bộ lãnh đạo, cán bộ công đoàn
 
 
Bà Nguyễn Giang Tuệ Minh – Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam trao tặng Bằng khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cho 10 đồng chí đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh
 
Với những thành quả đóng góp trong thời gian qua, Công đoàn Bộ KH&CN vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn cho 06 đồng chí cán bộ lãnh đạo, cán bộ công đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng trao tặng Bằng khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cho 10 đồng chí đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh. 
 
 
 
Đại hội đã tiến hành bầu 27 đồng chí vào Ủy viên Ban Chấp hành và 07 đồng chí vào Ủy viên Ban thường vụ khóa mới
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân và bà Nguyễn Thị Thu Hồng chụp ảnh lưu niệm, chào mừng 27 đồng chí đã được bầu vào Ủy viên BCH Công đoàn Bộ KH&CN khóa mới.
 
Kết thúc phiên làm việc trong ngày thứ hai, Đại hội đã tiến hành bầu 27 đồng chí vào Ủy viên Ban Chấp hành và 07 đồng chí vào Ủy viên Ban Thường vụ khóa mới.
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân và bà Nguyễn Thị Thu Hồng chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí nguyên là chủ tịch Công đoàn Bộ KH&CN qua các thời kỳ
 
 
Hàng loạt tiết mục văn nghệ ca mua nhạc diễn ra chào mừng Đại hội Đại biểu Công đoàn Bộ KH&CN lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020
 
 
Nguồn:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Khởi công Dự án cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

 
Ngày 26/6/2015, tại Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc (Km 29, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ khởi công Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc. 
 
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm; Ủy viên BCH TW Đảng, Trưởng ban Kinh tế TW Vương Đình Huệ; Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân; Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh… và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Đại diện lãnh đạo các Ban, Ngành TW, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Đại học Quốc gia Hà Nội… cùng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Về phía Nhật Bản có ông Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Mori Mutsuya, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) tại Việt Nam.
 
 
Toàn cảnh Lễ Khởi công
 
 
Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là dự án lớn với tổng vốn đầu tư lên đến 450 triệu USD từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD.
 
Đồng thời, đây là một dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện để Khu Công nghệ cao Hòa Lạc phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. “Năm 2018, Dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ có diện mạo mới, điều kiện mới để phát triển vượt bậc so với trước đây, hướng tới hình thành một thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia, làm cầu nối tiếp nhận, chuyển giao và sáng tạo công nghệ” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khởi công
 
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các nhà thầu tư vấn và thi công thực hiện tốt pháp luật Việt Nam và các hợp đồng đã cam kết, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ từ thực tiễn quản lý, rà soát các cơ chế chính sách hiện có và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách thích hợp, khuyến khích và thu hút mạnh đầu tư khoa học công nghệ vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cả thu hút các nhà khoa học, các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát triển nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
 
Thủ tướng lưu ý các dự án thu hút vào Khu CNC Hòa Lạc phải đúng tiêu chí, thực sự là các dự án khoa học công nghệ cao, thực sự nghiên cứu, sáng tạo, khoa học công nghệ mới và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Thủ tướng cũng yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khoảng 300 ha để bào giao cho dự án triển khai theo đúng tiến độ.
 
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã dành sự ủng hộ ODA lớn nhất cho Việt Nam. 20 năm qua, Nhật Bản đã tài trợ ưu đãi cho Việt Nam khoảng 27 tỷ USD vốn ODA để tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam coi trọng và mong muốn cùng Nhật Bản tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Chiến lược ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại lễ khởi công
 
 
Được biết, dự án gồm 5 gói thầu chính: CP-1A – Phát triển hạ tầng chính (gồm các hạng mục hệ thống đường, cầu cống, viễn thông, cấp nước, thoát nước, nước thải, cấp điện); CP-1B – Cải tạo hồ Tân Xã và bảo vệ suối Dứa Gai; – CP-2 Nhà máy xử lý nước thải; – CP-3 Trạm điện và ES-II – Tư vấn giám sát. Tất cả các gói thầu sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2015. 
 
Trước đó, ngày 17/6/2015, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc và Liên danh nhà thầu (Công ty Taisei – Nhật Bản, Tổng Công ty Vinaconex và Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn) đã ký kết Hợp đồng thực hiện gói thầu CP-1A.
 
Khu CNC Hòa Lạc được thành lập năm 1998 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu nghiên cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Theo quy hoạch, Khu CNC Hoà Lạc có diện tích 1.586ha, thuộc địa bàn 02 huyện Thạch Thất và Quốc Oai, TP Hà Nội với các khu chức năng: Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu – Triển khai, Phần mềm, Công nghiệp Công nghệ cao và các dịch vụ tiện ích khác. 
 
Khu CNC Hòa Lạc được quy hoạch theo mô hình một thành phố KH&CN thông minh, sẽ là một khu vực thu hút các loại hình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong môi trường cạnh tranh nhằm kích thích phát triển các ngành công nghệ cao trong cả nước. Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển tại đây gồm: Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản, y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ – điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới;… và một số ngành công nghệ đặc biệt khác.
 
Sau 17 năm thành lập, bóng dáng của một thành phố KH&CN đang hình thành, quá trình xây dựng, phát triển Khu CNC Hòa Lạc đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Hiện việc giải phóng mặt bằng đã đáp ứng được yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Toàn bộ mặt bằng sẽ được bàn giao cho các đơn vị thi công theo đúng tiến độ. 
 
Tính đến tháng 5/2015, đã có trên 10.000 người đang học tập và làm việc tại đây. Ban Quản lý Khu đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định giao đất cho gần 70 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 56.800 tỷ đồng trên diện tích đất 336 ha. Các lĩnh vực được tập trung đầu tư gồm: sản xuất và kinh doanh phần mềm; công nghệ thông tin; sinh học, y học; điện tử, tự động hóa, sản xuất thiết bị viễn thông. Hiện nay, 33/67 dự án đang hoạt động, 10 dự án trong quá trình xây dựng, 22 dự án đang hoàn thiện thủ tục để triển khai,… Năm 2014, tổng giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Khu CNC Hòa Lạc đạt 228 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 133 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 95 triệu USD.
 
Trong Khu CNC Hòa Lạc hiện có Trường Đại học FPT đang hoạt động với khoảng 2.500 sinh viên; Đại học KH&CN Hà Nội (có sự hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA khoảng 210 triệu đô la Mỹ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Pháp) và Đại học Việt Nam – Nhật Bản (có sự hỗ trợ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản) đang trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển. Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST) theo mô hình Viện KIST (Hàn Quốc) đã được Chính phủ thành lập và sẽ xây dựng tại Khu CNC Hòa Lạc với nguồn vốn hỗ trợ ODA khoảng 35 triệu đô la Mỹ của Chính phủ Hàn Quốc. 
 
Nhiều đơn vị nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã và đang đầu tư xây dựng tại đây như Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu của Công ty Nissan Techno (Nhật Bản), Trung tâm Điều khiển vệ tinh nhỏ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Trung tâm Công nghệ cao về thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel,… 
 
Hiện, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc đang tăng cường các hoạt động tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kết nối cung – cầu về công nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc với các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước với mục tiêu đưa nơi đây thành trung tâm trình diễn và chuyển giao công nghệ hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Các chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù cho Khu CNC Hòa Lạc cũng đang được xây dựng, hoàn thiện và dự kiến trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2015. 
 
Với việc triển khai và hoàn thành dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc vào năm 2018, đây sẽ là Khu CNC hiện đại, có hạ tầng tốt và đồng bộ theo mô hình một thành phố KH&CN thông minh, thực sự là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Cùng với hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,… giai đoạn khởi động cho việc xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc về cơ bản đã hoàn thành. Khu CNC Hòa Lạc đang đồng thời triển khai các hoạt động thu hút đầu tư, phát triển các dự án của giai đoạn tăng tốc và cất cánh. Bộ KH&CN cũng như Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã đề ra chiến lược trong giai đoạn này là tập trung nâng cao, phát triển tiềm lực KH&CN nhằm hướng đến mục tiêu phát triển thành trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao quốc gia theo như Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển KH&CN của đất nước. 
 
Thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản, Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc đã được Nhật Bản hỗ trợ triển khai Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu CNC Hòa Lạc, Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi dự án. Trên cơ sở báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án do Đoàn Nghiên cứu Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lập, năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc sử dụng vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.
Ngày 18/3/2010, Bộ Tài chính Việt Nam và JICA đã ký Hiệp định vay số VNXVII-10 cho Giai đoạn Dịch vụ kỹ thuật của dự án với các công tác thiết kế chi tiết, nâng cao năng lực và phát triển thể chế.
Ngày 30/3/2012, Bộ Tài chính Việt Nam và JICA đã ký Hiệp định vay lần 1 số VN-P8 trị giá 15,218 tỷ Yên (YPY) cho Giai đoạn xây dựng của dự án. Theo kế hoạch, Hiệp định vay lần 2 sẽ được ký kết trong năm tài chính 2016 với tổng số vốn vay dự kiến khoảng 30 tỷ YPY. Dự án được khởi công vào ngày 26/6/2015 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018, sau 37 tháng thi công.
 
Nguồn:  Minh Châu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

Khai mạc Hội thảo Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân

Sáng ngày 23/6/2015, Hội thảo Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đã được khai mạc tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ. Hội thảo do Cục Năng lượng nguyên tử chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và Liên bang Nga tổ chức từ ngày 23-25/6/2015.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo
 
 
 
Đây là một trong các hoạt động chính nhằm triển khai kết luận của Khóa họp 7 Ủy ban điều phối hợp tác năng lượng nguyên tử vì hòa bình của Việt Nam – Liên bang Nga. Mục đích của Hội thảo là xây dựng khung kế hoạch hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn 2015-2017.
 
Đoàn công tác của Liên bang Nga do ông Yury SOKOLOV, Trưởng ban hợp tác quốc tế về Khoa học và kỹ thuật của Công ty Rosenergoatom làm Trưởng đoàn và 7 cán bộ quản lý của Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia ROSATOM (Cục Chính sách nhân lực, Ban Kinh doanh quốc tế, Công ty Mạng lưới quốc tế RUSATOM, Văn phòng dự án cơ sở hạ tầng điện hạt nhân) và Cơ quan liên bang Rostechnadzor.
 
Về phía Việt Nam, tham dự Hội thảo có các đại biểu của các Bộ, ngành, cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế), Bộ Công Thương (Tổng Cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng.
 
Cũng trong sáng ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh đã tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên bang Nga. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của Liên bang Nga đối với chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam. Thứ trưởng cho biết Kế hoạch Tổng thể về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014. Bộ Khoa học Công nghệ với vai trò là cơ quan điều phối, chủ trì về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân sẽ tạo mọi điều kiện để thúc đẩy hợp tác với Nga trong lĩnh vực này, đặc biệt là hợp tác xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý và kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân. Thứ trưởng mong muốn phía Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ và hạt nhân trở thành cơ sở nghiên cứu đào tạo nhân lực hạt nhân tầm cỡ trong khu vực.
 
Thứ trưởng Trần Việt Thanh tiếp đoàn
 
 
Thay mặt Đoàn công tác của Liên bang Nga, ông Y. SOKOLOV bày tỏ cam kết Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân như tăng cường đào tạo trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nghiên cứu triển khai, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng, quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân, góp phần phát triển một cách an toàn và hiệu quả điện hạt nhân ở Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ở cương vị Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực điện hạt nhân, ông Yury SOKOLOV đã giành nhiều sự giúp đỡ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân quốc gia cho các nước mới bắt đầu chương trình hạt nhân, trong đó có Việt Nam.
 
Về đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân, ông Y. SOKOLOV khẳng định phía Nga sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ, sinh viên Việt Nam sang thực tập tại các cơ sở hạt nhân của Liên bang Nga.
 
Trong 03 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tiến hành thảo luận về khung kế hoạch hợp tác song phương để phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân Việt Nam giai đoạn 2015-2017 theo19 vấn đề về phát triển điện hạt nhân của IAEA, trong đó tập trung thảo luận về 3 nhóm vấn đề chính bao gồm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện khuôn khổ pháp quy và thông tin tuyên truyền điện hạt nhân.
 
Liên bang Nga hiện có 10 nhà máy điện hạt nhân với 34 tổ máy. Hiện nay, Nga đang xúc tiến các dự án mới tại các nước như Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Banglades, Jordan, Việt Nam, vv…
 
Nguồn:  Cục Năng lượng nguyên tử

Hội thảo Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực công nghệ hạt nhân Việt – Nhật lần thứ 4

 
Tiếp nối thành công của 3 lần tổ chức trước, Hội thảo Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực công nghệ hạt nhân Việt – Nhật lần thứ 4 đã được tổ chức trong 2 ngày 11 – 12/6/2015 dưới sự tài trợ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN), Tổ chức phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế (JINED) và Trung tâm hợp tác quốc tế thuộc Diễn đàn công nghiệp năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JICC), tại Hội trường Trung tâm Đào tạo hạt nhân 140 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
 
Tới tham dự Diễn đàn về phía Việt Nam có sự tham dự của lãnh đạo Viện NLNTVN, lãnh đạo các đơn vị – ban ngành trực thuộc Viện NLNTVN; đại diện Cục Năng lượng nguyên tử; đại diện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; đại diện đến từ các trường Đại học như Đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt. Về phía khách mời, Hội thảo vinh dự có sự tham dự của GS. Trần Hữu Phát, GS. Phạm Duy Hiển và GS. Pierre Darriulat.
 
Các đại biểu tham dự đến từ Nhật Bản gồm có các giáo sư, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu đến từ Học viện công nghệ Tokyo, Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Nagaoka, Đại học Osaka; JINED, JIC, các công ty Misubishi, Toshiba, Hitachi v.v.
 
Nội dung thảo luận của Hội thảo lần này tập trung chủ yếu vào vấn đề xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ hạt nhân, song hành với đó là cách sử dụng và xây dựng các thiết bị – hệ thí nghiệm sao cho có hiệu quả. Chương trình Hội thảo được chia thành 2 phần: (1) Hội thảo lắng nghe và thảo luận về các bài trình bày của các đại biểu; (2) phần thảo luận chung với chủ đề “Các chương trình phát triển nguồn nhân lực để làm tăng thêm nhà quản lý cao nhất trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân”.
 
Bắt đầu Hội thảo, TS. Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện NLNTVN và GS. Masaki SAITO – Học viện công nghệ Tokyo, đã phát biểu khai mạc và chào mừng các đại biểu tới tham dự Hội thảo.
 
 
TS. Trần Chí Thành đại diện phía Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
 
 
 
GS. Masaki SAITO đại diện phía Nhật Bản phát biểu khai mạc Hội thảo
 
 
Tiếp đó Hội thảo đã được nghe 16 bài trình bày, trong đó có 6 bài trình bày của các đại biểu Việt Nam và 10 bài của các đại biểu Nhật Bản. Trong các bài trình bày của mình, các đại biểu Việt Nam đã khái quát bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân hiện nay, cả ở Cơ quan pháp quy, các Viện nghiên cứu và các trường Đại học. Bức tranh tổng thể này cho thấy hiện nay Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có chất lượng và chất lượng cao, cơ sở vật chất và thiết bị còn thiếu hoặc chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho việc đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Sự phối hợp – hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực giữa các cơ quan trong nước hiện nay mới chỉ ở bước đầu và còn có nhiều hạn chế. Trong khi đó hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo nhân lực chưa mang lại nhiều bước tiến đáng kể, đặc biệt hiện nay thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng được các yêu cầu để cử đi đào tạo ở nước ngoài cả về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng ngoại ngữ, trong đó ngoại ngữ đang là rào cản lớn nhất. Với những khó khăn và thách thức như vậy, các cơ quan này đang từng bước khắc phục khó khăn bằng việc vạch ra kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể, tiến hành hợp tác sâu rộng hơn nữa với các cơ quan trong nước và với các đối tác nước ngoài.
 
Nhật Bản có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân, do đó các bài trình bày các đại biểu Nhật Bản cho thấy những kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống liên kết hợp tác sâu rộng trong việc đào tạo nhân lực và các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Các đại biểu Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tạo nguồn nhân lực cũng như việc sử dụng một cách hiệu quả các trang thiết bị thí nghiệm.
 
Xen kẽ các bài trình bày của các đại biểu là các câu hỏi và những sự góp ý về nội dung liên quan đến bài trình bày, các câu hỏi của đại biểu Việt Nam dành cho Nhật Bản tập trung về vấn đề như: Nhật Bản có những giải pháp gì để hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực?; Khi triển khai các chương trình đào tạo ở Việt Nam thì Việt Nam cần phải làm gì để tham gia một cách hiệu quả nhất? v.v. Về phía các đại biểu Nhật Bản, các câu hỏi chủ yếu quan tâm tới sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
 
Phần thảo luận chung với chủ đề “Các chương trình phát triển nguồn nhân lực để làm tăng thêm nhà quản lý cao nhất trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân”, với các bài trình bày của 6 đại biểu: TS. Trần Chí Thành – Viện NLNTVN, TS. Lê Quang Hiệp – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, TS. Võ Hông Hải – Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, GS. Masaki SAITO – Học viện công nghệ Tokyo, GS. Akira YAMAGUCHI – Đại học Tokyo, GS. Tadashi NARABAYASHI – Đại học Hokkaido. Phần thảo luận chung đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở với những ý kiến được trình bày từ 6 đại biểu và các câu hỏi cũng như lời đóng góp đến từ các đại biểu.
 
 
TS. Lê Quang Hiệp trình bày trong phần thảo luận chung
 
 
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Hào Quang – Phó Viện trưởng Viện NLNTVN và GS. Jun SUGIMOTO – Đại học Tokyo, đại diện cho hai bên phát biểu tổng kết hai ngày làm việc của Hội thảo. Thông qua các bài trình bày của các đại biểu, phía Nhật Bản hiểu và nắm rõ hiện trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, về phía Việt Nam thấy được những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc đào tào nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ hạt nhân, từ đó hai bên sẽ tìm ra những cơ hội hợp tác cũng như các bước đi cụ thể trong chương trình hợp tác để mang lại hiệu quả tốt nhất cho Việt Nam./.
 
Nguồn:  Đoàn Mạnh Long, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Thông báo kêu gọi đề xuất dự án nghiên cứu chung của Quỹ Newton – Vương quốc Anh, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu lúa gạo

Hạn nộp hồ sơ: 16:00 ngày 13/8/2015
 
 
Tổng quan
 
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Hội đồng nghiên cứu Công nghệ sinh học và Khoa học sinh học Vương quốc Anh (BBSRC) mời nộp các đề xuất dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực lúa gạo.
Đây là sáng kiến chung thuộc khuôn khổ Quỹ Newton với sự tham gia hợp tác của:
 
· Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên Vương quốc Anh(NERC);
 
· Cục Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia Thái Lan (NSDTA);
 
· Cục Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Thái Lan (ARDA);
 
· Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và Tài nguyên Philippines(PCAARRD);
 
· Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines, Bộ Nông nghiệp Philippines(Philrice);
 
· Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
 
Mục tiêu của thông báokêu gọi này làthúc đẩykết hợp thế mạnh của các viện nghiên cứu Việt Nam, Thái Lan, Philippines,Trung Quốc và Vương quốc Anh trong các dự án hợp tác nghiên cứu nhằm củng cố việc sản xuất lúa gạo bền vững.
 
Phạm vi
 
Các nhà nghiên cứu đạt tiêu chuẩn hợp lệ của Vương quốc Anh, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc được mời nộp đề xuất các dự án nghiên cứu song phương hoặc đa phương. Tất cả các đề xuất cho Việt Nam phải có sự tham gia của một cơ quan nghiên cứu của Vương quốc Anh và một cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu của các nước còn lại được khuyến khích nhưng không bắt buộc.
 
Các nhà tài trợ mong muốn hỗ trợ các ý tưởng trong nghiên cứu cơ bản, chiến lược hoặc ứng dụng nhằm củng cố sản xuất lúa gạo bền vững dài hạn. Các đề xuất nghiên cứu trong thời hạn tối đa 3 năm cần giải quyết được những mục tiêu sau đây tại Việt Nam:
 
· Nâng cao năng khả năng kháng chịu các điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học;
 
· Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên (nitơ, phốt pho, nước);
 
· Cải thiện chất lượng lúa gạo (tăng cường dinh dưỡng và chất lượng hạt);
 
· Tận dụng các sản phẩm phụ của sản xuất lúa gạo;
 
· Phát triển các công nghệ và công cụ mới nhằm hỗ trợ các lĩnh vực nói trên (bao gồm các hệ thống sinh học, tin sinh học, sàng lọc và mô tả đặc điểm của vật liệu di truyền để khám phá gene và các tính trạng);
 
Các nhà tài trợ mong muốn phát triển và tăng cường hợp tác liên quốc gia với những dự án có tác động thực sự. Các ứng viên phải chứng minh rõtính bền vững của việc hợp tác và các tác động tiềm năng của đề xuất dự án này.
 
Thông tin chi tiết được ghi đầy đủ trong bản Hướng dẫn ứng viên trên trang tin của BBSRC.
 
Tài trợ
 
Theo dự kiến, chương trình hợp tác này của Việt Nam sẽ hỗ trợ được tối đa 5 dự án hợp tác. Mỗi dự án sẽ kéo dài trong thời gian tối đa là 3 năm.
 
BBSRC và NERC sẽ tài trợ tối đa 1.6 triệu Bảng Anh/5 dự án cho các nhà khoa học Anh hợp tác với Việt Nam. Bộ KH&CN sẽ tài trợ tối đa tương đương 600.000 bảng Anh cho các nhà khoa học Việt Nam tham gia chương trình này.
 
Thông tin chi tiết đối với từng nước được ghi đầy đủ trong Phụ lục của bản Hướng dẫn ứng viên.
 
Điều kiện tham gia
 
Các ứng viên tham gia chương trình này phải đáp ứng đủ các điều kiện hợp lệ theo quy định quốc gia của mỗi nước. Các hạng mục xin tài trợ cũng cần tuân thủ quy định của mỗi nước. Thông tin chi tiết được ghi đầy đủ trong bản Hướng dẫn ứng viên, trên trang tin của BBSRC.
 
Các viện nghiên cứu của Vương quốc Anh phải đáp ứng đủ điều kiện của BBSRC và NERC.
 
Các ứng viên Việt Nam phải tuân theo các điều kiện do Bộ KH&CN quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 về việc quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
 
Quỹ Newton
 
Tổng số tiền đóng góp của Vương quốc Anh sẽ được phân bổ từ quỹ Newton. Quỹ Newton là sáng kiến đẩy mạnh quan hệ hợp tác về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữa Vương quốc Anh với các nền kinh tế tri thức mới nổi trong đó có Việt Nam. Quỹ sẽ tài trợ tổng cộng 375 triệu bảng Anh trên toàn cầu trong vòng 5 năm.
 
Quỹ Newton yêu cầu việc tài trợ phải dành cho các dự án nghiên cứu có liên quan tới cộng đồng dân cư của các nước tham gia. Tất cả các ứng viên nằm trong khuôn khổ kêu gọi này phải đáp ứng được yêu cầu từ phía RCUK.
 
Cách thức tham gia
 
Đối với nhà khoa học Anh:
 
Đề xuất chi tiết của phía Anh sẽ phải được nộp cho BBSRC thông qua hệ thống Je-S trước 16:00 ngày 13/8/2015.Các ứng viên mong muốn tham gia kêu gọi này phải sử dụng bản Đề xuất xin tài trợ dành riêng cho lần mời nộp hồ sơ này. Các ứng viên của Anh sẽ nộp hồ sơ và được đánh giá bởi BBSRC.
 
Đối với nhà khoa học Việt Nam:
 
Các ứng viên Việt Nam phải nộp Đề cương đề xuất ý tưởng (bản cứng) cho Bộ KH&CN muộn nhất vào ngày 13/8/2015.
 
Hồ sơ được gửi tới Bộ KH&CN phải bao gồm các tài liệu sau:
 
– Mẫu chung Đề xuất xin tài trợ (bằng tiếng Anh). Xin xem tại phần tải tài liệu
 
– Công văn đề xuất của Bộ chủ quản;
 
– Đề cương đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư (Mẫu 1 Thông tư 12/2014/TT-BKHCN) (bằng tiếng Việt).
 
Đối với nhà khoa học Thái Lan, Philippines, Trung Quốc:Thông tin chi tiết được nêu tại bản Hướng dẫn ứng viên, đăng trên trang tin của BBSRC.
 
Tiêu chí đánh giá
 
Các đề xuất muốn nhận được tài trợ phải có tính cạnh tranh quốc tế và đạt các tiêu chuẩn do các nhà tài trợ quy định.
 
Các tiêu chí đánh giá chính đối với các hồ sơ bao gồm:
 
· Tính hợp lý về khoa học: tính mới, tầm quan trọng và tính cấp thiết của các đề xuất;
 
· Thiết kế và tính khả thi của phương pháp luận;
 
· Giá trị gia tăng của đề xuất đối với các nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực quan tâm;
 
· Ý nghĩa và tác động của nghiên cứu;
 
· Phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu: thế mạnh và sự rõ ràng của sự hợp tác cũng như các cơ hội mang lại;
 
· Sự phù hợp của cấu trúc dự án (quản trị, quản lý các dữ liệu, chia sẻ và quản lý các tài sản sở hữu trí tuệ);
 
· Giá trị gia tăng của việc hợp tác nghiên cứu chung;
 
· Tiềm năng hợp tác để nâng cao năng lực giữa các nước đối tác;
 
· Giá trị về mặt kinh phí.
 
Thông tin chi tiết về quá trình đánh giá được nêu trong bản Hướng dẫn ứng viên.
 
Liên hệ
 
Để biết thêm chi tiết các ứng viên Vương quốc Anh vui lòng liên hệ: newtonfund@bbsrc.ac.uk
 
Để biết thêm chi tiết các ứng viên Việt Nam vui lòng liên hệ:
 
Ông Đỗ Xuân Anh
 
Vụ Hợp tác Quốc tế
 
Bộ Khoa học và Công nghệ
 
113 Trần Duy Hưng, Hà Nội
 
Tel: + 84.4.39435376
 
Mobile: + 84(0)986828788
 
Fax: + 84.4.39439987
 
Email: dxanh@most.gov.vn
 
Tệp đính kèm:
 
– Rice research initiative – Case for support
 

Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH&CN: Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng là hướng đi chiến lược

 
ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ
 
Từ khi thành lập đến nay, Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) luôn “theo đuổi” nghiên cứu công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng (CNQP). Với những thành công đã đạt được, viện đã được Tổng cục CNQP (Bộ Quốc phòng) tin tưởng, trao trọng trách trong việc tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu những ứng dụng mới trong lĩnh quốc phòng.
 
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ về vấn đề này.
 
Thành công từ sự tin cậy
 
Phóng viên (PV): Viện Ứng dụng Công nghệ vừa được Tổng cục CNQP trao Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động CNQP. Ông đánh giá thế nào về việc này?
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Việc được trao Giấy chứng nhận vừa qua là một bước tuân thủ quy định của Bộ Quốc phòng về việc tham gia hoạt động CNQP của các đơn vị dân sự. Đây là sự ghi nhận về quá trình hợp tác cùng phát triển các sản phẩm, giải pháp, công nghệ của viện trong lĩnh vực quân sự. Ngay từ những ngày đầu thành lập, hơn 30 năm trước, viện đã được tin tưởng, giao các nhiệm vụ tham gia vào xây dựng tiềm lực kỹ thuật, công nghệ ứng dụng trong các khí tài của nhiều quân, binh chủng. Với một tổ chức dân sự, chúng tôi nhìn nhận lĩnh vực CNQP là một thị trường quan trọng có tính chiến lược trong tầm nhìn phát triển của viện cả trước đây và sau này.
 
Các sản phẩm, giải pháp của viện trong một chặng đường dài vừa qua là tâm huyết, sự tích tụ của nhiều thế hệ cán bộ; của sự hợp tác gắn bó giữa viện và các cơ quan kỹ thuật, các quân, binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng. Sự tiếp tục tin cậy qua việc cấp Giấy chứng nhận vừa qua chính là chứng chỉ thành công của quá trình tham gia của viện trong lĩnh vực quốc phòng.
 
PV: Viện đã có những nghiên cứu, ứng dụng gì nổi bật trong lĩnh vực quốc phòng, thưa ông?
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thời gian qua, chúng tôi tập trung vào công nghệ laser; hệ thống thu và xử lý hồng ngoại; công nghệ màng mỏng quang học; các giải pháp liên quan đến hệ thống radar; các ứng dụng mô phỏng, giả lập trong đào tạo huấn luyện. Lĩnh vực vật liệu tiên tiến, chúng tôi có một số giải pháp ứng dụng trong các thiết bị khí tài, phục vụ cho bộ binh, hải quân. Một số sản phẩm đã được Bộ Quốc phòng ghi nhận và đã được chuyển giao như: Hệ thống đo xa bằng laser, hệ thống quan trắc quang học bằng hồng ngoại, thiết bị huấn luyện, linh kiện quang học hồng ngoại…
 
Một trong những công việc chúng tôi đang tham gia sâu, đó là hiện đại hóa các hệ thống radar theo hướng nâng cao độ phân giải, độ phát quét, giảm kích thước và bảo đảm hoạt động ổn định trong môi trường khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Bên cạnh đó, chúng tôi tham gia vào chương trình cải tiến chức năng của kênh thu cao tần radar và thiết kế hệ thống hiển thị sơ cấp của hệ thống radar P18 trên màn hình dân dụng; các hệ thống thông tin chỉ huy vô tuyến điện phục vụ công tác lãnh đạo, cảnh báo di chuyển bằng sóng siêu âm; cung cấp giải pháp thiết bị trắc thủ pháo binh trên sa bàn mô phỏng, thiết bị giải mã tái hiện quy trình bay trên màn hình máy tính nhằm đánh giá việc thực hành bay của phi công trong buồng tập bắn tên lửa; huấn luyện cho phi công sử dụng tên lửa không đối không… Trong lĩnh vực điều khiển, chúng tôi cùng tham gia xây dựng hệ thống bám sát tự động mục tiêu bằng ảnh hồng ngoại cho tác chiến tên lửa; hệ thống cảnh giới tầm xa cho đài điều khiển tên lửa Volga; hệ thống phục vụ chiến đấu ban đêm tự động; máy chỉ huy phục vụ đánh đêm trong pháo phòng không. Một trong những giải pháp mà chúng tôi đã chuyển giao rất thành công đó là các thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện bắn đạn thật; thiết bị mô phỏng trường bắn mini trong nhà…
 
Đồng hành với đối tác
 
PV: Từ những nghiên cứu đến ứng dụng thành công vào thực tiễn là một khoảng cách khá xa. Vậy viện và nhóm nghiên cứu đã có những biện pháp gì để thu hẹp khoảng cách này?
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Theo tôi, từ nghiên cứu đến ứng dụng thành công vào thực tiễn không chỉ là một khoảng cách xa mà nhiều khi không bao giờ tới. Tuy nhiên, những kinh nghiệm thành công đã chỉ rõ, để nhanh chóng tiến lại gần với thực tiễn, để các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đến được với địa chỉ sử dụng thì một trong những giải pháp mang tính chất quyết định là sự vào cuộc sớm, đồng hành với đối tác ngay từ những ngày đầu. Sự kết nối thường xuyên giữa viện và các đối tác đã giúp các giải pháp của viện nhanh chóng được ứng dụng vào thực tiễn. Trong lĩnh vực CNQP, hợp tác sớm là vấn đề mang tính nguyên tắc. Nếu không tham gia vào ngay từ đầu thì không thể nắm được thực tiễn. Những sản phẩm kể trên chính là sự khẳng định cho quá trình hợp tác lâu dài giữa viện với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Để theo đuổi những dòng sản phẩm này phải mất hàng chục năm. Sự tin cậy của Bộ Quốc phòng là giá trị gia tăng lớn nhất mà viện đã tích lũy được.
 
Quá trình hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã có lịch sử lâu dài và đã có những bài học thành công. Việc có thêm Giấy chứng nhận là cam kết tăng cường trách nhiệm, tiếp tục đẩy mạnh và là sự cam kết mãnh mẽ cùng tham gia hiện đại hóa CNQP. Về cơ sở pháp lý, đây như một giấy thông hành quan trọng. Với những dòng sản phẩm truyền thống thì đây là khẳng định sự hợp tác tường minh.
 
PV: Ông có thể cho biết, trong thời gian tới, viện triển khai những nghiên cứu ứng dụng gì nổi bật?
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Quan điểm của viện là vẫn phát triển các sản phẩm truyền thống và mở rộng theo định hướng gắn kết chặt chẽ với thị trường, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng phát triển. Chính vì vậy, các dòng sản phẩm trong lĩnh vực quốc phòng vẫn là hướng chiến lược của viện. Ngoài ra, viện tiếp tục phát triển một số ứng dụng có tiềm năng như: Quang điện tử, điện tử chuyên dụng ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, thăm dò và khai thác dầu khí, thiết bị y tế và sẽ mở rộng các ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; thúc đẩy, mở rộng tham gia vào lĩnh vực khoa học sự sống như: Công nghệ sinh học trong phục vụ nông nghiệp; lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và công nghệ y sinh.
 
Ví dụ như trong lĩnh vực quang điện tử ứng dụng, chúng tôi đang tham gia vào nghiên cứu hệ thống giao thông thông minh ITS. Đây là hệ thống tích hợp, phức hợp rất nhiều công nghệ như: Hệ thống xử lý hình ảnh thời gian thực, hệ thống trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin liên lạc… Trong đó các hệ thống quang điện tử là một trong những hệ thống nền tảng…
 
PV: Xin cảm ơn ông!
 
Nguồn tin: http://www.qdnd.vn

Đầu tư cho khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả cao nhất

 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân. Ảnh: Trần Minh
 
Những năm qua, thành tựu của nền khoa học và công nghệ (KH&CN) nước ta đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế-xã hội, làm tăng ngân sách Nhà nước, tăng năng suất lao động và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển.
Để KH&CN đi vào mọi ngóc ngách của đời sống thì không chỉ cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mà cần sự chung tay, góp sức của cả xã hội. Với góc độ quản lý nhà nước về KH&CN, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã có trao đổi với phóng viên báo chí về vấn đề này.
 
Phóng viên: Mỗi năm, Nhà nước chi 2% cho KH&CN trong tổng chi ngân sách. Xin Bộ trưởng cho biết một vài đánh giá về hiệu quả đạt được của công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước?
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Theo tôi, mức chi 2% của ngân sách nhà nước cho KH&CN trong tổng chi ngân sách nhà nước là mức không phải thấp so với tỷ lệ chung của thế giới. Đánh giá về hiệu quả, có thể nói GDP của nước ta còn thấp nên tổng chi ngân sách Nhà nước cho KH&CN không nhiều. Những năm gần đây, GDP của cả nước đạt khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó chi cho KH&CN khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Do phải dành một phần cho dự phòng và an ninh-quốc phòng nên thực chi chỉ giao động từ 1,3-1,5% tổng chi ngân sách Nhà nước cho KH&CN. Trong số này đã dành khoảng hơn 80% cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, không trực tiếp dành cho nghiên cứu và ứng dụng. Chỉ khoảng hơn 10% trong số đó (mỗi năm khoảng hơn 2.000 tỷ đồng) là dành cho các đề tài nghiên cứu, cấp nhà nước và cấp bộ. 
 
Trong 5 năm qua, các sản phẩm KH&CN đã có được những con số ấn tượng, nhiều sản phẩm tốt. Ví dụ như nước ta đã trở thành một trong 4 quốc gia trên thế giới sản xuất đươc vắc-xin tiêu chảy Rota; là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới, 3 quốc gia châu Á tự thiết kế và đóng được giàn khoan đạt tiêu chuẩn quốc tế, giàn khoan 90m nước và 120m nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có thể tự lực được trong việc chế tạo tàu hộ vệ tên lửa thế hệ tương đối hiện đại theo thiết kế của LB Nga. Lần đầu tiên nước ta cũng vượt ngưỡng 2.000 công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín về KH&CN.
 
Để đánh giá tổng quan hiệu quả của hoạt động KH&CN, tôi có thể đưa ra những con số cụ thể. Trước đây, ICOR (chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư) của nước ta rất lớn, thường trên 7 nhưng gần đây đã giảm xuống sau khi nước ta thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư thì ICOR đã giảm xuống còn trên 5. Nghĩa là bỏ ra 5 đồng vốn thì đem lại 1 đồng cho tăng trưởng GDP. Trong KH&CN, chỉ tiêu quan trọng nhất là yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đánh giá đóng góp của đổi mới và tăng trưởng vào GDP quốc gia. Theo kinh nghiệm của các nước, phần đóng góp về KH&CN trong TFP thường rất lớn, ví dụ như Ma-lai-xi-a, đóng góp của KH&CN trong TFP là hơn 70%. Ở nước ta, nếu lấy mức đóng góp của KH&CN trong TFP với mức khiêm tốn nhất là 10% thì sẽ có nghĩa là KH&CN đã đóng góp khoảng 3% vào GDP quốc gia. Như vậy, đầu tư 2% tổng chi ngân sách Nhà nước, tương đương khoảng 0,5% GDP quốc gia cho KH&CN thì sẽ tạo ra được 3% GDP quốc gia. Hay nói cách khác, chỉ số ICOR trong lĩnh vực KH&CN của nước ta là 0,5/3. Trái ngược với ICOR trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản là 5/1. Có thể khẳng định, một đồng vốn đầu tư cho KHCN có hiệu quả cao gấp nhiều lần so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
 
PV: Bên cạnh những thành tựu mà Bộ trưởng vừa chia sẻ thì Bộ trưởng có lý giải thế nào về thực trạng còn nhiều công trình và đề tài nghiên cứu khoa học có tính khả thi rất thấp?
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi nghĩ rằng làm khoa học là phải chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, nếu không sẽ không thể làm khoa học. Có những loại nghiên cứu mà chúng ta phải chấp nhận “bỏ ngăn kéo”, ví dụ như nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản luôn phải đi trước nghiên cứu ứng dụng, là tiền đề để chuẩn bị cho những nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy những nghiên cứu này chưa được ứng dụng trong một giai đoạn nhất định. Khi năng lực của xã hội đạt đến trình độ nhất định mới có thể ứng dụng được. Ví dụ như phát minh về chất bán dẫn được nghiên cứu thành công ở Hoa Kỳ từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước nhưng đã phải “xếp ngăn kéo” gần 1 thập kỷ, cho đến khi Nhật Bản mua lại bằng sáng chế đó vào cuối thập kỷ 50. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, chất bán dẫn đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế không chỉ của Nhật Bản mà của toàn thế giới. Ngày nay, không có lĩnh vực nào của khoa học kỹ thuật mà không có mặt của chất bán dẫn. Tương tự như vậy, có nhiều nghiên cứu cũng như vậy.
 
Thứ hai là những đề tài nghiên cứu ứng dụng nhưng phải chờ đợi quá trình thương mại hóa hoặc phải chờ đời sự chấp nhận của xã hội, ví dụ như nghiên cứu vắc-xin. Chúng ta phải có giai đoạn rất dài thử nghiệm lâm sàng, sau đó phải có cấp phép của ngành y tế thông qua hội đồng y đức vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Có những dược phẩm, thuốc phải mất 10, 15 năm mới có thể hoàn thành công đoạn thử nghiệm lâm sàng, thương mại hóa để trở thành sản phẩm hàng hóa. Xã hội nào cũng phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định những nghiên cứu không được ứng dụng. Không có một quốc gia nào có thể có 100% các đề tài nghiên cứu khoa học đều thành công, đều được ứng dụng. Những nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng chỉ có 20% các nghiên cứu được ứng dụng và thương mại hóa thành công.
 
PV: Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam hiện rất thấp, vậy tới đây Bộ có những giải pháp nào về KH&CN để tăng năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và bắt kịp các nước trong khu vực?
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Theo tôi, NSLĐ của Việt Nam hiện rất thấp, chính là yếu tố làm cho đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có biểu hiện chững lại. Trước đây, những doanh nghiệp nước ngoài (FDI) nhận định Việt Nam có nhân công giá rẻ, tiền lương thấp nên kỳ vọng vào tỷ trọng chi phí cho nhân công trong sản phẩm khi đầu tư vào Việt Nam thấp, nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây, các doanh nghệp FDI nhận thấy rằng, tiền lương có thể thấp nhưng NSLĐ của Việt Nam còn thấp hơn nên thực tế chi phí nhân công trong các sản phẩm vẫn cao hơn khi đầu tư vào nước khác. Ví dụ, mặc dù tiền lương của nước ta thấp bằng 1/5 của Xin-ga-po nhưng nếu như NSLĐ chỉ bằng 1/15 của họ tức là chi phí nhân công của Việt Nam gấp 3 lần so với Xin-ga-po. Điều này làm cho các nhà đầu tư cảm thấy nhân công giá rẻ ở nước ta không còn là yếu tố hấp dẫn nữa.
 
NSLĐ phụ thuộc vào trình độ KH&CN của doanh nghiệp và quốc gia. Khi đưa KH&CN vào sản xuất kinh doanh thì quy trình sản xuất hợp lý hơn, mức độ tự động hóa của dây chuyền sản xuất cao hơn thì NSLĐ sẽ được nâng lên. Bộ KH&CN trong thời gian 5 năm vừa qua đã có một số hoạt động giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao NSLĐ. Chúng tôi hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Đây là quy trình quản lý tiên tiến, hợp lý hóa tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp từ khâu quản lý cho đến sản xuất. Doanh nghiệp nào áp dụng ISO thì có NSLĐ cao hơn. Bộ cũng đã trình với Chính phủ hàng loạt chương trình quốc gia về KHCN nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp. Có 3 chương trình quốc gia lớn, khoảng 7 chương trình cấp quốc gia tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.
 
PV: Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST) đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế để đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, Bộ trưởng mong muốn điều gì khi Viện này hoạt động?
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Dự án Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc là dự án quan trọng. Hiện nước ta có hơn 200 viện nghiên cứu của Nhà nước. Nhưng tất cả các Viện nghiên cứu này được tổ chức theo mô hình cũ, mức độ tự chủ chưa cao, mặc dù theo Nghị định 115, từ năm 2005 các viện này phải chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng quá trình chuyển đổi còn chậm do nhiều cơ chế chính sách không đồng bộ. Bộ KH&CN đã báo cáo với Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng như Tổng thống Hàn quốc ủng hộ trong việc ký Hiệp định giữa 2 Chính phủ về việc Hàn Quốc giúp Việt Nam xây dựng một Viện nghiên cứu tiên tiến. Đây là mô hình tiên tiến, xây dựng theo mô hình Viện KIST của Hàn Quốc. Tôi mong muốn có đủ những yếu tố thành công của Viện KIST đó là: Có đạo luật đặc biệt dành riêng để vượt qua những vướng mắc từ những luật khác chưa kịp đổi mới để phù hợp; được người đứng đầu quốc gia đỡ đầu và có một đội ngũ các nhà khoa học trong nước và quốc tế giàu tâm huyết có tài năng với chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà khoa học ở nước ngoài.
 
Mới đây, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 50 của Chính phủ về việc thành lập Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc, trong đó cũng đã tận dụng tối đa quyền hạn của Chính phủ trong việc giao cơ chế tự chủ cao nhất cho Viện. Ví dụ như cơ chế tự chủ cao trong thực hiện ngân sách Nhà nước; tự chủ về định mức chi tiền lương, hoạt động thường xuyên… vốn đầu tư ban đầu. Bên cạnh 35 triệu USD do chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại thì Việt Nam có nguồn đối ứng tương đương. Chúng tôi đang xúc tiến thành lập hội đồng Viện lâm thời cũng như ban điều hành lâm thời. Hội đồng Viện sẽ do Thủ tướng chỉ định ban đầu. Nhưng khi Viện đã đi vào hoạt động thì sẽ tuân thủ những nguyên tắc, thông lệ mà các viện nghiên cứu tiên tiến trên thế giới đang áp dụng là cơ chế tự chủ cao. Chính phủ cũng như Bộ KH&CN kỳ vọng sẽ xây dựng Viện trở thành địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đặt hàng. Viện sẽ chỉ thực hiện các nhiệm vụ, đề tài ứng dụng KH&CN, nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và xã hội. Chắc chắn, các đề tài nghiên cứu thành công sẽ có địa chỉ ứng dụng, giảm thiểu tỷ lệ đề tài không ứng dụng được.
 
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
 
Nguồn tin: http://www.qdnd.vn