Hotline 1: 0898275999
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân khi đánh giá về những thành tựu mà Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược (mã số KC.10 giai đoạn 2011-2015) đã đạt được.
Sáng 26/3/2016, Hội nghị Tổng kết Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược (mã số KC.10 giai đoạn 2011-2015) đã diễn ra tại Hội trường A, Học viện Quân y (Hà Đông, Hà Nội).
Tham dự Hội nghị Tổng kết Chương trình KC.10 có Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân; GS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường; PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội Ban tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Quốc phòng cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá rất cao những thành tựu mà Chương trình KC.10 đã đạt được. "Chúng tôi tự hào vì Bộ KH&CN đã có Chương trình KC.10 và một số chương trình KC khác thành công. Mong rằng giai đoạn 2016-2020 chương trình sẽ có những thành tựu mới quan trọng mang tầm quốc tế để ngành y tế, hóa dược của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thực tế" – Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nói.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, đại diện Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y… cũng chia sẻ về thành công, ghi nhận sự nỗ lực của các nhà khoa học thuộc chương trình.
Trong khi đó, GS.TS Phạm Gia Khánh – Chủ nghiệm Chương trình KC.10 và đại diện các đề tài bày tỏ sự cảm kích về sự quan tâm, đầu tư của cơ quan quản lý, các nhà lãnh đạo của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Y tế… về tài chính và tinh thần cho Chương trình KC.10 trong 5 năm qua để chương trình có được những thành công như ngày hôm nay.
Các nhà khoa học mong muốn chương trình sẽ tiếp tục được đầu tư đúng mức để khoa học y dược của Việt Nam ngày càng tiếp cận được các công nghệ, kỹ thuật phức tạp, tiên tiến hơn nữa góp phần tích cực vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ, Hội nghị Tổng kết Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước lĩnh vực y dược mã số KC.10/11-15 đã kết thúc tốt đẹp.
Mời quý độc giả click và đường link dưới đây để xem chi tiết buổi tường thuật trực tuyến Hội nghị Tổng kết Chương trình KC.10.
http://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/truc-tuyen-bo-truong-nguyen-quan-thanh-cong-cua-kc10-la-niem-tu-hao-cua-khoa-hoc-viet-nam/20160325064137202p1c785.htm
Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển
Từ ngày 24/03 đến 29/03/2015, Bà Claudia Kaiser – Phó Chủ tịch của Frankfurt Book Fair sẽ đến gặp gỡ, giao lưu cùng độc giả và làm việc với lãnh đạo Hội xuất bản tại Việt Nam.
Bà Claudia Kaiser đến Việt Nam để tìm hiểu và mong muốn được giúp đỡ Việt Nam – một đất nước có nhiều tiềm năng trong ngành xuất bản nhưng chưa thực sự tham gia sâu trong môi trường quốc tế. Mục đích chuyến thăm của bà Claudia Kaiser là thúc đẩy hợp tác giữa tổ chức hội chợ lớn nhất thế giới với Việt Nam, với mong muốn tạo mọi điều kiện kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xuất bản để giúp Việt Nam phát triển hơn.
Với vai trò là người kết nối, Thái Hà Books sẽ tổ chức chương trình hội thảo “Toàn cảnh ngành xuất bản thế giới và Việt Nam, thách thức và cơ hội” với bà Claudia là diễn giả tại Hội sách TP.HCM; cùng bà đến gặp gỡ và làm việc lãnh đạo Hội xuất bản và các đơn vị xuất bản tại TP.HCM, TP Đà Nẵng và TP Hà Nội.
Lịch thời gian của bà Claudia tại Việt Nam trong thời gian tới:
18h00 – 24/03: Bà là khách mời hội thảo “Toàn cảnh ngành xuất bản thế giới và Việt Nam, thách thức và cơ hội” tại Sân khấu chính Hội sách TPHCM – CV Lê Văn Tám – Quận 1.
Từ 24/03 – 26/03/2016: Tham quan Hội sách TPHCM; Tham quan mô hình Đường sách TPHCM; Gặp gỡ lãnh đạo Hội xuất bản và lãnh đạo các đơn vị xuất bản tại TPHCM.
28/03/2016: Gặp gỡ và làm việc với Lãnh đạo TP Đà Nẵng.
29/03/2016: Gặp gỡ và làm việc với Lãnh đạo TP Hà Nội. Gặp gỡ lãnh đạo Hội xuất bản và lãnh đạo các đơn vị xuất bản tại Hà Nội.
Thông tin về Bà Claudia Kaiser:
Bà Claudia Kaiser – Phó Chủ tịch của Fankfurt Book Fair và đồng sự bà Ursula Holpp – phụ trách khu vực Châu Á, Châu Phi và Iran đã giới thiệu về Hội sách Frankfurt Book Fair với các lãnh đạo Việt Nam. Đây là một Hội sách được tổ chức hàng năm vào giữa tháng 10 tại Frankfurt (Đức). Hội sách quy tụ đại diện tất cả các nhà xuất bản, đơn vị xuất bản sách và các công ty đa phương tiện từ khắp nơi trên thế giới đến để đàm phán quốc tế về vấn đề xuất bản, bản quyền… Hội chợ được tổ chức do các nhà xuất bản các đơn vị thuộc Hiệp hội xuất bản Đức, thu hút hơn 7.000 nhà xuất bản đến từ hơn 140 quốc gia với gần 300.000 lượt khách tham quan và đây được xem là hội sách lớn nhất trên thế giới. Điểm đặc biệt nhất chính là mỗi năm, Hội chợ sách sẽ mời 1 quốc gia làm khách mời danh dự, quốc gia đó sẽ là điểm nhấn cho hội chợ, được sự hỗ trợ tối đa từ ban tổ chức và được giới thiệu hình ảnh về văn hóa, xã hội, con người, giáo dục, du lịch…và qua đó, thị trường xuất bản của nước đó sẽ được tập trung khai thác và bán được bản quyền ra toàn thế giới.
Nguồn: thaihabooks.com
Khép lại một tuần tấp nập tại công viên Lê Văn Tám, Hội sách TP HCM đạt được những con số ấn tượng.
Tổ chức hai năm/lần, Hội sách TP HCM trở thành ngày hội của các nhà xuất bản và người yêu sách. Đây cũng là kênh thông tin hữu ích để các đơn vị xuất bản, phát hành lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của bạn đọc.
Hội sách thu hút số lượng lớn bạn đọc trong 7 ngày diễn ra. Ảnh: Bá Ngọc
Năm nay gia, hội sách gia tăng về quy mô và tính chuyên nghiệp. Điều này thể hiện qua những con số ấn tượng như: 710 gian hàng, tăng khoảng gần 40% so với Hội sách 2014. Trong đó, có sự tham gia của gần 200 nhà xuất bản, công ty phát hành trong và ngoài nước với 300 nghìn tựa sách và hơn 30 triệu bản được trưng bày.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Trương Văn Hiền, Trưởng ban tổ chức hội sách cho biết: "Trong 7 ngày diễn ra, hội sách đã thu hút hơn 1 triệu lượt bạn đọc, tăng hơn 20% so với Hội sách lần 2014. Tổng doanh thu của Hội sách đạt hơn 50 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với doanh thu năm trước"…
Hoi sach TP HCM 2016 thu 50 ty dong sau 7 ngay hinh anh
Ông Trương Văn Hiền, trưởng ban tổ chức hội sách. Ảnh: Bá Ngọc
Ông nhấn mạnh: "Trong Top 10 cuốn bán chạy nhất hội sách thì có đến 8 cuốn của tác giả Việt Nam, đặc biệt là các tác giả trẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng với giới văn chương".
Tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Con chó nhỏ mang giỏi hoa hồng dẫn đầu trong danh sách tựa sách được yêu thích nhất.
Danh sách Top 10 tựa sách bán chạy nhất tại Hội sách TP HCM 2016.
1. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
2. Thương mấy cũng là người dưng
3. Trên đường băng – Tony buổi sáng
4. Madam Nhu – Trần Lệ Xuân – Quyền lực bà rồng
5. Nhà giả kim
6. Sẽ có cách đừng
7. 12 cách yêu
8. Thỏ bảy màu – Timeline của tui có gì
9. Cà phê cùng Tony.
10. Đắc nhân tâm
Hằng Nguyễn
Mã sản phẩm hay còn được gọi là UPC là cách duy nhất bạn có thể dùng để xác định xuất xứ của mặt hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tìm ra xuất xứ của các mặt hàng dựa trên mã vạch mà không cần phải sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Phía sau các hãng di động giá rẻ Trung Quốc
Chất gây quái thai đang hàng ngày tuồn vào bữa ăn của người Việt
Những ai đang dùng loại bình Trung Quốc này để uống nước, hãy vứt ngay
Gần đây, Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề vì chất lượng các sản phẩm xuất xứ từ quốc gia này không được đảm bảo. Do vậy, xác định được nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm hay các loại thực phẩm trên cơ thể mình.
Nhìn ba con số đầu của mã vạch (khoanh tròn đỏ trong ảnh) để xác định xuất xứ của mặt hàng
Ba con số đầu tiên của mã vạch UPC là những con số dùng để xác định nhà máy và quốc gia xuất khẩu sản phẩm. Ví dụ, nếu ba chữ số đầu tiên trên mã vạch của một sản phẩm nằm trong khoảng từ 690 tới 695 thì mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhưng trong một số trường hợp, rất khó xác định xuất xứ của một mặt hàng. Ví dụ, một công ty Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra các nước khác thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ của hoa quả là từ Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, bạn nên kiểm tra thêm thông tin về doanh nghiệp.
Hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm giúp người tiêu dùng tránh được những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hóa chất hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Tham khảo HumannHealth
Người Việt mê và yêu sách. Tuy nhiên, chỉ có ở Sài Gòn, thiên hạ mới hào phóng, dễ dàng móc tiền ra mua sách. Suy nghĩ này, thoạt nghe có thể nhiều người cho rằng chủ quan nhưng đây không phải ý kiến của tôi. Nhiều anh em làm sách tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã có kết luận ấy.
Thật vậy, Hội sách TP HCM đã trải qua 9 lần nhưng doanh thu về sách lên đến nhiều tỉ đồng là điều có thật. Khi tận mắt chứng kiến cả hàng ngàn lượt người đến Công viên Lê Văn Tám trong những ngày này, ta mới cảm nhận hết được ma lực quyến rũ, sức hấp dẫn ghê gớm của thế giới sách. Và không phải ngẫu nhiên, Sài Gòn đang là địa bàn “đứng chân” của giới làm sách trong cả nước.
Hội sách TP HCM 2016 luôn đông khách Ảnh: AN NHIÊN
Cầm quyển sách trên tay, người ta đang sở hữu một sức mạnh nhằm nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu tri thức. Ấn phẩm ấy, tất nhiên không chỉ tốt về nội dung mà còn phải đẹp, sang trọng về hình thức. Trước đây, các nhà xuất bản ở Sài Gòn có một “thú chơi” nho nhỏ: ngoài số lượng phát hành trên thị trường, họ còn in thêm vài chục quyển, có đánh số hẳn hoi, in trên các loại giấy hoa tiên, giấy lụa hoặc giấy quý… chỉ dành cho chính họ và tác giả quyển sách đó.
Ấn phẩm ít ỏi này thật sự là một tác phẩm mỹ thuật và bao giờ cũng thuộc loại “hàng độc” mà người chơi sách, sưu tập sách luôn săn lùng ráo riết. Giữ được loại sách đặc biệt đó, nếu có thêm chữ ký, triện son của tác giả và của nhà xuất bản thì lập tức giá của nó cao ngất ngưởng và cũng là niềm tự hào của người sở hữu.
Chưa hết, với một quyển sách mà mình yêu thích, người Sài Gòn còn có thói quen đóng bìa cứng, mạ chữ vàng trên bìa và gáy sách; rồi vào trang đầu tiên, ta đã thấy có đóng dấu đỏ tươi như: “Tủ sách gia đình của…”. Dù là sách phát hành rộng rãi nhưng qua tay người yêu sách ắt nó có thêm một diện mạo khác nữa. Cần nhấn mạnh thêm rằng với người “có ăn có học”, họ quan niệm rạch ròi, vị trí đẹp nhất ở trong nhà, nơi phòng khách chẳng hạn, không phải là tủ rượu mà chính là sách được xếp ngăn nắp, đâu ra đó bởi nhìn các gáy sách khi xếp trang trọng trên kệ, tự nó đã là một sự mỹ thuật khó gì có thể sánh nổi.
Thêm một điều này nữa, mà theo tôi, nó hình thành từ tính cách “chịu chơi” của người Sài Gòn: Khi bạn bè ra mắt sách, tổ chức giao lưu cùng bạn đọc thì các thân hữu luôn có mặt chung vui và tặng hoa. Họ tự nguyện mua sách và xin chữ ký của bạn làm kỷ niệm. Lại có người mua với giá cao hơn nhiều lần, như một cách bồi dưỡng thêm phần “nhuận bút” cho tác giả. Thái độ ấy đã có từ lâu, nay vẫn tồn tại. Qua đó, ta còn có thể nhìn ra một nét văn hóa trong phép ứng xử về sách từ độc giả của vùng đất phương Nam giàu nghĩa nặng tình.
“Lê Minh Quốc – Yêu và viết” là chủ đề cuộc giao lưu, trò chuyện cùng bạn đọc được tổ chức lúc 9 giờ ngày 26-3 tại gian hàng sách của Công ty Văn hóa Phương Nam, thuộc Hội sách TP HCM ở Công viên Lê Văn Tám. Dịp này, 2 tập sách mới của nhà thơ Lê Minh Quốc chính thức phát hành: “Ngày viết mỗi ngày”, “Có một mầm hoa đã nhú dưới tro tàn” (NXB Hội Nhà văn).
Tại buổi giao lưu, nhà thơ Lê Minh Quốc “bật mí” những vấn đề liên quan đến tình yêu, sáng tác và tặng chữ ký trên 2 tập sách mới dành cho bạn đọc. P.V
Lê Minh Quốc
(NLĐO) – Bộ sách trị giá hơn một tỉ đồng xuất hiện tại hội sách TPHCM 2016, đơn vị sản xuất cho biết bộ sách có độ bền lên tới 500 năm.
Bộ sách gồm 6 cuốn, giá sản xuất đã là 200 triệu đồng/cuốn, tổng trị giá cả bộ là 1,2 tỉ đồng. Đó là 6 quyển từ điển Anh-Anh-Việt (NXB Đại học Quốc gia ấn hành, đối tác liên kết MC Book), ấn bản do PGS-TS Lâm Quang Đông chủ biên, đã bán ra thị trường từ năm 2014.
6 cuốn xuất hiện tại hội sách lần này có kích cỡ đặc biệt, nặng 14 kg, được sản xuất bằng giấy trắng ngọc trai xuất xứ từ Nhật. Và điều đặc biệt nhất hiện diện trên 6 tấm bìa là 6 tác phẩm của các hoạ sĩ hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Phố cổ Hà Nội – Hoạ sĩ Phạm Bình Chương
Rồng Châu Á – Hoạ sĩ Đặng Xuân Hoà
Ánh Nguyệt – Hoạ sĩ Thành Chương
Dải thiên hà – Hoạ sĩ Phạm An Hải
Hoạ sĩ Thành Chương có hai bức cùng tên “Ánh Nguyệt” (chất liệu sơn mài), hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng có bức: “Văn hoá dân gian” (chất liệu giấy dó), tranh của hoạ sĩ Phạm Bình Chương có tên “Phố cổ Hà Nội” (sơn dầu), tranh của hoạ sĩ Phạm An Hải là “Dải thiên hà” (sơn dầu) và tranh của hoạ sĩ Đặng Xuân Hoà được gọi là “Rồng Châu Á” (sơn dầu).
Những tác phẩm bìa sách này không sản xuất theo cách thức thông thường là vẽ rồi mang đi in bức tranh lên bìa sách mà được các hoạ sĩ thực hiện trực tiếp theo lối vẽ chuyên nghiệp, sau đó may bằng tay để ghép vào cuốn sách.
Hoạ sĩ Thành Chương cho biết: “Những cuốn từ điển đặc biệt này là những công trình nghệ thuật thực sự, mà chúng tôi là những người làm nghệ thuật nên muốn dồn hết trí tuệ, tài năng cũng như tâm sức của mình qua những tác phẩm độc đáo cộng hưởng với ánh sáng tri thức cung cấp cho bạn đọc, nhắn nhủ tới các bạn trẻ, hãy không ngừng nâng cao kiến thức. Trong xã hội hiện đại ngày nay, tiếng Anh chắc chắn là một trong những chìa khoá để bạn trẻ thành công”.
Đơn vị sản xuất khẳng định tuổi thọ của bộ sách có thể lên tới 500 năm, kể cả bức tranh bìa “Văn hoá dân gian” của hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng, được thực hiện trên chất liệu giấy dó, cũng đã có các biện pháp bảo vệ đặc biệt để đạt được độ bền tối đa. Bộ sách còn được bảo vệ bởi 6 chiếc hộp sơn mài, mỗi chiếc nặng tới 12 kg, được nghệ nhân Võ Văn Thân – Chủ tịch hội sơn mài của làng nghề mỹ nghệ sơn mài Hạ Thái thực hiện, kết hợp với nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng – làng nghề đồng Đại Bái.
Tối 27-3, tại khách sạn Pullman (148 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP HCM), 3 trong số 6 cuốn sách đặc biệt này sẽ được bán đấu giá để quyên tiền từ thiện tặng cho các học sinh nghèo được có thêm cơ hội đến trường. Toàn bộ tiền từ phiên đấu giá sẽ được chuyển tới Quỹ Cặp lá yêu thương của Trung tâm tin tức VTV24.
Tin – ảnh: Hoà Bình
“Đây chính là tinh thần khởi nghiệp của một quốc gia khởi nghiệp: cứ 1.844 người Israel thì có một doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ và đầu tư mạo hiểm…” – TS Nguyễn Quốc Toản – Phó Chánh Văn phòng, Ban Kinh tế Trung ương cho biết.Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Tại Hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển” tổ chức ngày 26.3, TS Nguyễn Quốc Toản – Phó Chánh Văn phòng, Ban Kinh tế Trung ương đã dẫn ra nhiều bài học có thể ứng dụng được cho Việt Nam của các “Quốc gia khởi nghiệp”.
Theo TS Toản, về bài học của Israel, một đất nước nhỏ bé, đất đai cằn cỗi, vốn duy nhất là con người. Năng lượng sống của người Israel là tinh thần làm việc sáng tạo, hướng đến sự sáng tạo, luôn sẵn sàng mạo hiểm và tự làm mới bản thân.
Đây chính là tinh thần khởi nghiệp của một quốc gia khởi nghiệp: cứ 1.844 người Israel thì có một doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ và đầu tư mạo hiểm.
Tại Hoa Kỳ, sự ra đời của Thung lũng Silicon với sự tài trợ của các Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ Đầu tư Tác động (số vốn 1 tỉ USD) và Quỹ Sáng kiến giai đoạn đầu (số vốn 1 tỉ USD) là những yếu tố rất quan trọng cho phong trào thương mại hóa công nghệ.
Bài học tại Hàn Quốc, Chính phủ đã dành ưu tiên đặc biệt (khoảng 4.000 tỉ won, tương đương 4 tỉ USD) hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm để tái tạo động lực cho nền kinh tế; thành lập Quỹ Yozma (“Thiên thần”) nhằm hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có triển vọng.
TS Toản cũng trích lại 2 câu nói cách đây hơn 30 năm, vào thập niên 80 của nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu: Một là, “đã đến lúc cho một cuộc bùng nổ sáng tạo mới trong kinh doanh. Chúng ta cần cố gắng nhiều hơn và cần có nhiều công ty khởi nghiệp hơn nữa”.
Hai là, “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng, bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Theo TS Lưu Bích Hồ – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch – Đầu tư), khu vực tư nhân là nền tảng, trụ cột để mở ra, nhân rộng, tạo thành “bếp lửa”, “cánh đồng lửa” của sự phát triển khởi nghiệp. Do đó, các vườn ươm, các quỹ đầu tư, các hoạt động phục vụ cho khởi nghiệp do khu vực tư nhân này làm là chủ yếu, phải được tạo điều kiện và khuyến khích thật mạnh.
Lập Quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm
Tham luận tại hội thảo, TS Nguyễn Quốc Toản cũng đề xuất ban hành Kết luận hoặc Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề khởi nghiệp trong nền kinh tế, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp trong điều kiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Theo TS Toản, khi làm điều này cần coi phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực KHCN và đổi mới sáng tạo là chìa khóa mở ra con đường ngắn nhất để xây dựng thành công quốc gia khởi nghiệp. Đồng thời khuyến khích hình thành các Quỹ đầu tư tư nhân, Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN.
TS Toản cho biết thêm, chúng ta cần coi việc phát triển hệ thống Vườn ươm công nghệ là một công cụ đòn bẩy quan trọng trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp bằng KH&CN, thương mại hoá công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ, liên kết khoa học với sản xuất, thị trường. Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ”
Một điểm khá quan trọng, theo TS Toản là cần thành lập các Quỹ hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, xây dựng Quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo mô hình hợp tác công – tư thuộc Chính phủ, nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng.
Ngoài ra, cần phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Thiên Thần, thành lập vận hành các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Qũy đầu tư mạo hiểm ngoài vốn Nhà nước nhất định cần có vốn của tư nhân, kể cả nước ngoài.
“Các nhà đầu tư Thiên Thần (tư nhân và nước ngoài) và Quỹ đầu tư mạo hiểm cùng đóng vai trò là những thực thể chủ đạo không thể thiếu, mang lại nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cần thiết để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển” –TS Toản nói.
Theo TS Lưu Bích Hồ, các Quỹ đầu tư hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp không nên giao nhiều cho cơ quan nhà nước quản lý, mà chủ yếu là để các tổ chức của cộng đồng quản lý, với các quy chế chặt chẽ để tránh tình trạng lợi ích nhóm thao túng, chi phối.
Như vậy cũng sẽ tránh được lối làm việc hành chính quan liêu không thuận lợi mà còn cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trí Lâm
Ngày 23/3/2016 tại Hà Nội đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đề tài “Nghiên cứu những biến đổi trong bộ gen tế bào ung thư phổi và lơ xê mi kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị tích cực” với mã số KC.04/11-15.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Theo TS Trần Huy Thịnh, Chủ nhiệm đề tài, ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu những mất mát về người, sự tốn kém về kinh tế trong điều trị và tìm ra giải pháp ngăn chặn ung thư.
Trước thực tiễn trên, đề tài mong muốn làm sáng tỏ những biến đổi di truyền trong bộ gen tế bào ung thư gây nên tình trạng kháng thuốc, là cơ sở cho các bác sỹ lâm sàng thay đổi phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng được quy trình xác định biến đổi gen ở tế bào ung thư phổi và lơ xê mi kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị đích; chế tạo được bộ kít chẩn đoán biến đổi bộ gen ung thư phổi và lơ xê mi dòng hạt kháng thuốc điều trị đích.
Đồng thời, mục tiêu cụ thể của đề tài tập trung xác định đột biến kháng thuốc thứ phát trên gen EGFR (thụ thể yếu tố phát triển biểu mô), mức độ khuếch đại gen MET, mức độ tăng cường biểu hiện gen AXL ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ kháng thuốc ức chế tyrosine – kinase (thuốc điều trị đích); đánh giá mức độ tăng cường biểu hiện và xác định một số đột biến gen BCR-ABL ở bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt kháng thuốc điều trị đích; chế tạo thử nghiệm 04 bộ kit chẩn đoán nhanh đột biến kháng thuốc trên gen EGFR và gen BCR-ABL, xác định sự khuếch đại gen MET ở bệnh nhân ung thư phổi và sự tăng cường biểu hiện gen BCR-ABL ở bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị đích.
Trên thế giới đã có thế hệ thuốc điều trị đích thứ 2 cho ung thư phổi và thế hệ thuốc điều trị đích thứ 2 và thứ 3 cho lơ xê mi kinh dòng hạt để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Trong khi đó vấn đề kháng thuốc trong ung thư vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ ở Việt Nam. Triển khai đề tài này là bước quan trọng kế tiếp trong việc ứng dụng liệu pháp điều trị đích ở Việt Nam. Sự thành công của đề tài không chỉ giúp cho các bác sỹ lâm sàng giải quyết được những tồn đọng trong vấn đề kháng thuốc hiện nay mà còn cung cấp cho bệnh nhân Việt Nam những lựa chọn mới để có thể tiếp tục sử dụng liệu pháp điều trị đích và những hiệu quả vượt trội mà liệu pháp này mang lại.
Cũng theo TS Thịnh, thành công của đề tài đã mang lại những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực KH&CN như: phát hiện 20/50 (40%) bệnh nhân có đột biến kháng thuốc T790M exon 20 trong đó 9 trường hợp xác định được đột biến T790M bằng cả 2 kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS và 11 trường hợp chỉ phát hiện được đột biến bằng kỹ thuật Scorpions ARMS. Không phát hiện được bệnh nhân nào kháng thuốc L747S và D761Y, T854A; phát hiện 17/50 (34%) bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt kháng thuốc ức chế tyrosine – kinase có đột biến gen BCR-ABL bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới và xây dựng thành công 04 bộ kit chẩn đoán đột biến kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi và lơ xê mi kinh dòng hạt.
Đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại Khá.
Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước
TT – Một quyển sách đặc biệt xuất hiện tại hội sách TP.HCM 2016 là Vua Khải Định – Hình ảnh và sự kiện do Võ Hương An biên soạn, Thiện Tri Thức và NXB Văn Hóa Văn Nghệ liên kết xuất bản.
Loạt sách Hán Nôm đề tài Phật giáo do Huệ Quang phục chế bày bán tại hội sách – Ảnh: L.Điền
So với Hội sách lần thứ 8 hai năm trước đây chỉ có bộ Sử Địa 29 tập gây chú ý giới sưu tập, hội sách lần này có nhiều đầu sách đang lọt vào “mắt xanh” của những nhà sưu tập.
Đây là một mảng khác, lặng lẽ hơn so với những bạn đọc trẻ đến hội theo dòng các sự kiện hot, nhưng chính sự quan tâm của giới sưu tập và giới nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định chất lượng hội sách ở phương diện chuyên sâu.
Một quyển sách đặc biệt vừa xuất hiện tại hội sách là Vua Khải Định – Hình ảnh và sự kiện do Võ Hương An biên soạn, Thiện Tri Thức và NXB Văn Hóa Văn Nghệ liên kết xuất bản.
Đây là tập sách hiếm hoi trình bày về cuộc đời của vua Khải Định – một vị vua đến nay vẫn còn nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, thậm chí là bất đồng.
Sách có loạt hình ảnh kèm theo rất sinh động, đặc biệt dành hẳn một chương để viết về khía cạnh “Vua mảnh sành” như biệt danh dân Huế gọi vua Khải Định, xuất phát từ việc ông đã cho xây dựng và sửa sang nhiều cung điện, lăng tẩm bằng cách tận dụng mảnh sành sứ, thủy tinh để trang trí, tạo nên nét độc đáo một thời…
Bên cạnh đó, với sự phối hợp giữa sách Hà Nội và ban in ấn của tu viện Thường Chiếu, mảng sách Phật giáo tại hội sách lần này có sự góp mặt của bộ sách Thanh Từ toàn tập gồm 30 tập, là công trình tập hợp các trước tác của hòa thượng Thích Thanh Từ – một cao tăng đương đại của Việt Nam.
Tuy nhiên, độc đáo nhất trong dòng sách Phật giáo tại hội sách phải kể đến bộ sách 56 đầu in trên giấy dó do Trung tâm dịch thuật Huệ Quang thực hiện. Đây là bản phục chế từ nguyên gốc tư liệu Phật giáo sưu tập được ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, bao gồm cả các sách chép tay và sách khắc in, hầu hết là tư liệu quý hiếm.
Quyển Tranh dân gian Hàng Trống – Hà Nội có mặt tại hội sách lần này cũng là một câu chuyện thú vị. Sách của tác giả Phan Ngọc Khuê, nằm trong loạt sách kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long nhưng vừa in quý 1-2016, hiện chưa thấy lưu hành trên thị trường.
Trung tâm sách Đông Tây và Công ty Cửu Đức đã nỗ lực chuyển từ Hà Nội vào Hội sách TP.HCM được… 5 quyển.
LAM ĐIỀN
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) vừa có ý kiến về việc tiếp tục thực hiện Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM theo Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012 của Thủ tướng giai đoạn 2016 – 2020.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính về việc tiếp tục thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2011- 2016; đề xuất bổ sung, điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn sau, nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình phù hợp với Nghị quyết 100/2015/QH13 của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Ảnh minh hoạ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai Quyết định 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Chương trình đã góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận mô hình nông thôn mới, làm rõ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương; xây dựng được các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân, thu nhập của nông dân tăng 20-30%.
Theo Báo Chính phủ