Quy trình NGO ĐẶT HÀNG các nhà KHXH: Khắt khe và minh bạch

Một trong những nguyên nhân khiến nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội (KHXH) ở Việt Nam do các tổ chức phi chính phủ (NGO) đặt hàng có chất lượng tốt là quy trình tuyển chọn các nhà nghiên cứu của các NGO đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc.
 
Cán bộ hỗ trợ nông dân Cần Thơ trong một 
dự án của World Bank. Nguồn ảnh: http://www.
worldbank.org
 
Các NGO ở Việt Nam thường đặt hàng các nhà khoa học xã hội phân tích hiện trạng thực hiện dự án hỗ trợ cộng đồng hoặc phản biện các chính sách thông qua việc áp dụng các lý thuyết, phương pháp đánh giá cộng đồng. Điển hình như Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam thường tham vấn các nhà khoa học ba vòng trước khi áp dụng các chính sách hỗ trợ của họ vào thực tiễn.
 
Việc lấy ý kiến các nhà khoa học được tổ chức rất chặt chẽ, cùng với những tiêu chí cụ thể, chỉ những người có chuyên môn tốt, nhận định sắc sảo mới vượt qua các vòng xét tuyển.
 
Xét tuyển khắt khe
 
Trước khi xây dựng dự án, các tổ chức phi chính phủ sẽ đăng một thông báo tìm kiếm các ứng viên cho mỗi vị trí nghiên cứu, thường đưa lên trang ngocenter.org1 và website của chính tổ chức đó. Người thực hiện xét tuyển bao gồm đại diện của tổ chức phi chính phủ chủ trì dự án và các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã từng hợp tác với tổ chức này. Các ứng viên đều phải đạt những tiêu chuẩn chặt chẽ do NGO đặt ra rất cụ thể trong TOR2, trong đó, ngoài các yêu cầu cơ bản về làm việc nhóm, thuyết trình, trình độ ngoại ngữ, các tiêu chí chủ yếu bao gồm kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực nhà nghiên cứu tư vấn: 1/ Kinh nghiệm trong nghiên cứu chuyên ngành (ghi rõ số xuất bản phẩm trong nước, quốc tế); 2/ Kinh nghiệm làm việc ở những đề tài cụ thể có liên quan tới dự án cần tư vấn; 3/ Khả năng sử dụng các công cụ, phương pháp thực địa và đánh giá thực địa tốt. Trong đó, tiêu chí thứ hai yêu cầu nhà nghiên cứu phải trình bày rõ họ đã đánh giá hoặc tham gia tiến hành các dự án tương tự như thế nào. Ví dụ: những người đã đánh giá hoặc tiến hành các dự án về chăm sóc, bảo trợ trẻ em sẽ có ưu thế rất lớn khi tham gia tư vấn cho các tổ chức chuyên làm về trẻ em như Plan, Childfund, Save the childrend…
 
Các NGO không đặt tiêu chí học hàm học vị hoặc số năm làm việc lên hàng đầu mà quan trọng nhất là trải nghiệm của các nhà tư vấn. Vì vậy có thể nói đây là “mảnh đất” không chỉ của các nhà khoa học kỳ cựu, mà còn dành cho rất nhiều nghiên cứu viên trẻ, miễn là họ có những kinh nghiệm cụ thể cần thiết mà công việc đòi hỏi. Ngoài chuyên môn của từng ngành, kinh nghiệm nghiên cứu liên ngành cũng quan trọng không kém, bởi các dự án của NGO thường xuyên đòi hỏi nhiều chuyên gia tư vấn từ những chuyên ngành khác nhau cùng tham gia phân tích hiện trạng cộng đồng.
 
Nếu các ứng viên đáp ứng tiêu chí này, thông thường phải trải qua hai đến ba lần phỏng vấn đồng thời phải viết một kế hoạch tương đối cụ thể về quy trình đánh giá hoặc phản biện các dự án cộng đồng hoặc chính sách mà họ nhận nghiên cứu/ tư vấn. Bản kế hoạch này không chỉ cần thể hiện rõ ràng quan điểm tiếp cận (theo quan điểm của tổ chức hoặc trường phái lý thuyết nào), phương pháp khảo sát, đánh giá, các công cụ (định tính, định lượng) mà còn đòi hỏi những trích dẫn nguồn gốc các quan điểm tiếp cận, khung tham chiếu, chỉ tiêu, tài liệu tham khảo được trình bày hết sức rõ ràng để các nhà tuyển dụng có thể truy nguyên, xác minh được ứng viên đó có trung thực hay không. 
 
Như vậy, mọi sự gian dối của ứng viên sẽ thể hiện ra ngay khi họ trả lời phỏng vấn hoặc chậm nhất là lúc bắt tay vào triển khai các công cụ khảo sát trên thực địa. Nếu hiểu biết non yếu về vấn đề đang tư vấn thì lập luận của nhà tư vấn sẽ thiếu cơ sở và dễ dàng bị bác bỏ.
 
Quy trình tham vấn
 
Trong quá trình tham vấn, các NGO thường không yêu cầu nhà khoa học phải phân tích theo “định hướng” của họ. Yêu cầu duy nhất họ đặt ra cho các nhà tư vấn là các phân tích phải “đúng với hiện trạng xã hội”, trên cơ sở áp dụng đúng các quan điểm tiếp cận, phương pháp và công cụ đã đưa ra. Trên hết, ý kiến tư vấn của các nhà khoa học phải có các phát hiện càng chi tiết, cụ thể càng tốt, và mọi nhận định đều phải kiểm chứng được, sau đó mới đưa ra các khuyến nghị cho NGO nên làm gì trong các dự án hỗ trợ cộng đồng hoặc khuyến nghị chính sách của Nhà nước. 
 
Ở vòng tham vấn đầu tiên, thường là trước khi NGO tiến hành dự án, các nhà khoa học xã hội phải đánh giá hiện trạng xã hội và đưa ra các đặc điểm trọng yếu nhất cần phải hỗ trợ/ khắc phục trong cộng đồng. Các phát hiện này sẽ được lấy tham khảo để NGO xây dựng chính sách hỗ trợ và cũng lấy làm căn cứ để NGO xác định các hỗ trợ của mình giúp cộng đồng ở mức độ nào, có thay đổi so với trước khi hỗ trợ hay không. 
 
Ở các vòng tham vấn sau, nhà khoa học phải chỉ rõ những tính hợp lý/bất hợp lý, các hiệu ứng không mong đợi của chính sách phát triển sau một thời gian áp dụng trong cộng đồng (kể cả chính sách hỗ trợ của NGO hoặc nhà nước, tùy theo đặt hàng của NGO). Một ví dụ cụ thể cho tư vấn của các nhà khoa học xã hội đối với NGO là về thay đổi chuẩn nghèo. Trước đây, một chuẩn nghèo duy nhất được áp dụng tại Việt Nam là chuẩn nghèo đơn chiều – chỉ đánh giá một hộ gia đình nghèo dựa trên thu nhập thường niên3. Nhưng sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học xã hội đã chỉ ra rằng việc chỉ áp dụng chuẩn nghèo đơn chiều sẽ gây bỏ sót đối tượng, dẫn đến nhận diện nghèo và phân loại thiếu chính xác.
 
Một điều không kém phần quan trọng là văn hoá tranh biện và tinh thần nghiêm túc đã bén sâu, phổ biến ở các NGO cũng như các nhà khoa học làm việc cho họ. Họ hiểu rằng, những phân tích hiện trạng xã hội, dù đúng hay sai không chỉ tổn hại tới danh dự khoa học của cá nhân hay tổ chức, mà cao hơn nữa, sẽ ảnh hưởng tới những người thụ hưởng dự án/chính sách hỗ trợ – đa phần là các nhóm yếu thế trong xã hội. Ở đây, rõ ràng ngòi bút của nhà khoa học được đảm bảo bằng trách nhiệm, danh dự chứ không có một hội đồng chính thống nào cả.
 
Công bố công khai toàn văn nghiên cứu
 
Sau khi nhận góp ý, nhóm tác giả sẽ báo cáo toàn văn trong một hội thảo có đại diện của rất nhiều bên liên quan gồm: NGO chủ trì nghiên cứu, các nhà chuyên môn (do cả NGO và nhà khoa học mời) cơ quan nhà nước nhận góp ý chính sách, đại diện của những người cung cấp thông tin cho nghiên cứu đó. Tại buổi hội thảo, cũng không có một hội đồng chính thức nào đánh giá toàn văn nghiên cứu, nhưng mọi phê phán đều phải được tiếp thu, những kết quả nghiên cứu nào còn chưa rõ ràng sẽ tiếp tục được đề nghị làm sáng tỏ. Trong trường hợp các tranh luận (cả về lý thuyết và thực tiễn) chưa ngã ngũ thì điều đó cũng phải được thể hiện trong bản cuối cùng của báo cáo nghiên cứu khi đưa ra xuất bản.
 
Có thể nói rằng xuất bản công khai toàn văn nghiên cứu chính là “tiêu chí trên mọi tiêu chí” mà NGO bắt buộc nhà khoa học phải tuân thủ. NGO cũng khuyến khích các nhà khoa học đưa công bố đó ra quốc tế để tiếp tục thảo luận. Đây cũng là xu hướng nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi, vừa xuất bản toàn văn nghiên cứu ở trong nước, vừa gửi phát hiện nghiên cứu đó ra các hội thảo hoặc tạp chí quốc tế.
 
Tựu trung lại, các NGO không hề có các hội đồng xét duyệt rình rang, mà chỉ có các tiêu chí khoa học và tinh thần vị khoa học, vị cộng đồng. Trên tinh thần đó, các nhà khoa học tự có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng uy tín chuyên môn của mình cũng như của các đồng nghiệp bằng việc tranh luận, tranh luận đến cùng. 
 
Ba vấn đề các NGO làm được rất tốt trong khi nhiều cơ quan chủ trì nghiên cứu KHXH chưa thể làm được:
– Tiêu chí xét tuyển thiết thực và khách quan: các NGO yêu cầu ứng viên phải có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu và điều đó thể hiện ra bằng các bài báo đã công bố, tóm tắt kết quả dự án đánh giá khác.
– Thảo luận công khai nhiều lần trong quá trình nghiên cứu: các NGO chủ trì nghiên cứu thường yêu cầu nhóm nghiên cứu trình bày từ ý tưởng cho đến kết quả sơ bộ trong các hội thảo chính thức và không chính thức để nhiều nhà khoa học từ nhiều đơn vị khác nhau cùng thảo luận.
– Mọi nghiên cứu do các NGO chủ trì đều được công khai trong các hội thảo báo cáo kết quả cuối cùng và xuất bản (in thành sách, gửi tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế) thu hút rất đông đảo giới chuyên môn từ các NGO khác cũng như các viện nghiên cứu và tạo thảo luận sôi nổi.
 
————-
1 http://www.ngocentre.org.vn: website cung cấp thông tin về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đặt tại Việt Nam.
2 Term of reference for an evaluation (điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu đánh giá)
3 Các chuẩn nghèo do Bộ Lao động Thương binh Xã hội đưa ra trước 2015. Chuẩn nghèo đơn chiều 2011 – 2015 gần đây nhất, theo Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.

Khóa họp lần thứ 7 của Cơ chế hợp tác “Đối tác chính sách khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC

Peru là nền kinh tế thành viên đăng cai tổ chức Năm APEC 2016. Trong các ngày từ 10-12/5/2016, Khóa họp lần thứ 7 của Cơ chế hợp tác “Đối tác chính sách khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC (PPSTI-7) trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị APEC 2016 đã được tổ chức tại Arequipa, Peru với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế thành viên (bao gồm: Australia, Canada, Chile, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam), Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), và Ban Thư ký APEC… 
 
Diễn đàn PPSTI là cơ chế đối tác đối thoại thường niên trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) để các nền kinh tế thành viên cùng trao đổi, thảo luận, đối thoại trong xây dựng cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) trong khu vực APEC.
 
Với chủ đề của Khóa họp PPSTI-7, “Khoa học, công nghệ và đổi mới thúc đẩy chất lượng tăng trưởng”, các nền kinh tế thành viên đã tích cực thảo luận các hoạt động nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các khuyến nghị của PPSTI trong tăng cường cơ chế chính sách cho STI; chia sẻ các kết quả nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và triển khai; chia sẻ các nỗ lực, thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, trong đó trao đổi, đề xuất cách thức nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng bền vững toàn cầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại PPSTI-7, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về ba nhóm lĩnh vực chính bao gồm: (i) Nâng cao năng lực khoa học công nghệ; (ii) Thúc đẩy tạo dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới; và (iii) Tăng cường nâng cao khoa học công nghệ với các đề xuất dự án hợp tác cụ thể. Các nền kinh tế thành viên đã thông qua kế hoạch công tác của PPSTI năm 2016.
 
Tham gia Khóa họp, về phía Việt Nam có đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) và Bộ Ngoại giao. Tại Khóa họp, đại diện Việt Nam đã trao đổi cập nhật nội dung mới về xây dựng cơ chế chính sách cho STI trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016; các thành tựu mà KH&CN đã đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội; việc triển khai Dự án xúc tiến thương mại hóa công nghệ do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện trong năm 2016 và 2017, cũng như thông tin đến các đối tác về sự tích cực chuẩn bị của Việt Nam cho các hoạt động dự kiến được thực hiện trong khuôn khổ PPSTI 2017 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Các đối tác tại Diễn đàn APEC đánh giá cao các công việc do phía Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua, và ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục thực hiện các nội dung của Dự án đã đề xuất để báo cáo kết quả thực hiện trong các phiên họp tới của Diễn đàn. Bên cạnh đó, với vai trò sẽ là nền kinh tế thành viên đăng cai Năm APEC 2017, việc tham gia, nắm bắt thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hội nghị và các diễn đàn sẽ góp phần giúp cho các đơn vị của Việt Nam có thể xây dựng kế hoạch các hoạt động với tính khả thi cao trong Năm APEC 2017. 
 
Nguồn:  Vụ Hợp tác quốc tế

Khóa họp lần thứ 7 của Cơ chế hợp tác “Đối tác chính sách khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC

Peru là nền kinh tế thành viên đăng cai tổ chức Năm APEC 2016. Trong các ngày từ 10-12/5/2016, Khóa họp lần thứ 7 của Cơ chế hợp tác “Đối tác chính sách khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC (PPSTI-7) trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị APEC 2016 đã được tổ chức tại Arequipa, Peru với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế thành viên (bao gồm: Australia, Canada, Chile, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam), Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), và Ban Thư ký APEC… 
 
Diễn đàn PPSTI là cơ chế đối tác đối thoại thường niên trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) để các nền kinh tế thành viên cùng trao đổi, thảo luận, đối thoại trong xây dựng cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) trong khu vực APEC.
 
Với chủ đề của Khóa họp PPSTI-7, “Khoa học, công nghệ và đổi mới thúc đẩy chất lượng tăng trưởng”, các nền kinh tế thành viên đã tích cực thảo luận các hoạt động nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các khuyến nghị của PPSTI trong tăng cường cơ chế chính sách cho STI; chia sẻ các kết quả nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và triển khai; chia sẻ các nỗ lực, thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, trong đó trao đổi, đề xuất cách thức nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng bền vững toàn cầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại PPSTI-7, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về ba nhóm lĩnh vực chính bao gồm: (i) Nâng cao năng lực khoa học công nghệ; (ii) Thúc đẩy tạo dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới; và (iii) Tăng cường nâng cao khoa học công nghệ với các đề xuất dự án hợp tác cụ thể. Các nền kinh tế thành viên đã thông qua kế hoạch công tác của PPSTI năm 2016.
 
Tham gia Khóa họp, về phía Việt Nam có đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) và Bộ Ngoại giao. Tại Khóa họp, đại diện Việt Nam đã trao đổi cập nhật nội dung mới về xây dựng cơ chế chính sách cho STI trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016; các thành tựu mà KH&CN đã đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội; việc triển khai Dự án xúc tiến thương mại hóa công nghệ do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện trong năm 2016 và 2017, cũng như thông tin đến các đối tác về sự tích cực chuẩn bị của Việt Nam cho các hoạt động dự kiến được thực hiện trong khuôn khổ PPSTI 2017 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Các đối tác tại Diễn đàn APEC đánh giá cao các công việc do phía Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua, và ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục thực hiện các nội dung của Dự án đã đề xuất để báo cáo kết quả thực hiện trong các phiên họp tới của Diễn đàn. Bên cạnh đó, với vai trò sẽ là nền kinh tế thành viên đăng cai Năm APEC 2017, việc tham gia, nắm bắt thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hội nghị và các diễn đàn sẽ góp phần giúp cho các đơn vị của Việt Nam có thể xây dựng kế hoạch các hoạt động với tính khả thi cao trong Năm APEC 2017. 
 
Nguồn:  Vụ Hợp tác quốc tế

Hội nghị bàn giao tài khoản tra cứu thông tin về khoa học và công nghệ

Ngày 16/5/2016, tại Hà Nội, Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia (Bộ KH&CN) đã phối hợp tổ chức Hội nghị Bàn giao tài khoản tra cứu thông tin về khoa học, công nghệ quốc gia và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
 
Hai bên ký biên bản bàn giao tài khoản và hợp tác giữa hai đơn vị
 
Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Bản ghi nhớ phối hợp công tác giữa Cục Khoa học Quân sự – Bộ Quốc Phòng và Cục Thông tin KH&CN quốc gia – Bộ KH&CN được ký kết ngày 26/02/2016. Cục Thông tin KH&CN quốc gia tiến hành bàn giao và duy trì 100 tài khoản mỗi năm cho các đơn vị/cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng có nhu cầu tra cứu thông tin về KH&CN quốc gia, quốc tế; còn Cục Khoa học Quân sự chuyển giao cho Cục Thông tin KH&CN quốc gia 1.000 tài liệu dạng thư mục về các nhiệm vụ KH&CN do Bộ Quốc phòng triển khai để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tra cứu thông tin. Đây là nhiệm vụ thuộc nhóm ưu tiên trong chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Quốc phòng và Bộ KH&CN giai đoạn 2016-2020.
 
Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Lê Xuân Định khẳng định, với các tài khoản trên, các đơn vị/cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng được phép tiếp cận kho tư liệu KH&CN nghệ lớn nhất Việt Nam theo các đề mục: Nhiệm vụ KH&CN trong nước với khoảng 20.000 nhiệm vụ đã được số hóa; Những công bố KH&CN trong nước với 20.000 biểu ghi toàn văn dạng số hóa và những công bố KH&CN quốc tế với 40 triệu biểu ghi toàn văn và sách điện tử đã được thống kê tới năm 2016. 
 
Được biết, nhóm nhiệm vụ liên quan đến thông tin KH&CN là một trong 6 nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình phối hợp nhiệm vụ KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, năm 2016 là năm đầu tiên hai Bộ thực hiện triển khai phối hợp Chương trình. Đây cũng là năm đầu triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN đi vào thực tiễn hoạt động thông tin khoa học Quân sự. 
 
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng và đồng chí Lê Xuân Định đã ký biên bản bàn giao và hợp tác; chứng kiến trình diễn cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng do đại diện Cục Khoa học Quân sự thực hiện và trình diễn truy cập tài khoản do đại diện Cục Thông tin KH&CN quốc gia thực hiện.
 
Nguồn:  Vụ Công nghệ cao

Xây dựng văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay

Ngày 13/5/2016, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp Quốc gia do Bộ KH&CN tổ chức đã tiến hành đánh giá nghiệm thu đề tài “Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay”, mã số KX.03.13/11-15, do TS. Huỳnh Văn Thới – Học viện Hành chính Quốc gia làm chủ nhiệm.
 
 
Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu
 
TS. Huỳnh Văn Thới cho biết: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cho thấy cần phải có nghiên cứu toàn diện hơn về văn hóa công vụ ở Việt Nam, nhận diện sát thực nội dung, đặc điểm của văn hóa công vụ ở Việt Nam, xác định rõ vai trò của văn hóa công vụ trong cách tiếp cận nhiều chiều cạnh, chỉ ra những nhân tố tác động đến văn hóa công vụ, nêu bật những giá trị văn hóa công vụ tích cực, những yếu tố không phù hợp, để xuất những giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện văn hóa công vụ, xây dựng nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, nhóm thực hiện đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay”.
 
Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở khung lý thuyết về văn hóa công vụ, vai trò của văn hóa công vụ, đánh giá thực trạng văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay bằng bộ tiêu chí, xây dựng hệ giá trị định hướng, giải pháp nhằm phát triển văn hóa công vụ Việt Nam phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiếp cận với trình chung của khu vực và thế giới.
 
Theo đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận về văn hóa công vụ, làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa công vụ, cấu trúc, đặc điểm, nội dung của văn hóa công vụ; Phân tích vai trò của văn hóa công vụ đối với tổng thể hoạt động của nền công vụ; Phân tích, luận giải cơ sở hình thành văn hóa công vụ, các nhân tố tác động đến văn hóa công vụ; Đánh giá thực trạng văn hóa công vụ ở Việt Nam trong các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, của chính quyền ở đô thị và nông thôn, của các nhóm cán bộ, công chức, chỉ ra những giá trị tích cực, những giá trị cần kế thừa, phát triển và những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; Luận giải những vấn đề lớn đang đặt ra đối với văn hóa công vụ Việt Nam; Xây dựng định hướng, khung giá trị, tiêu chí phát triển văn hóa công vụ Việt Nam; Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển văn hóa công vụ Việt Nam.
 
Trong thời gian tới, nhóm thực hiện đề tài mong muốn được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2020. Nhóm thực hiện mong muốn triển khai các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về văn hóa công vụ ở các khía cạnh cụ thể, như văn hóa công vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, văn hóa công vụ của các cấp chính quyền địa phương, văn hóa công vụ của người đứng đầu.
 
Với cách tiếp cận liên ngành và đa ngành, nhóm nghiên cứu Đề tài K03.13/11-15 đã xây dựng hệ thống lý luận về văn hóa công vụ, xác định cụ thể nội hàm khái niệm văn hóa công vụ, thiết kế những tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ, nêu lên những nhân tố tác động đến văn hóa công vụ.
 
Trên cơ sở lý luận chung về văn hóa công vụ, những đúc kết từ văn hóa công vụ trong lịch sử nước ta và chắt lọc kinh nghiệm ở một số quốc gia, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố, đánh giá thực trạng văn hóa công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương, đối với loại hình tổ chức khác nhau, ở các cấp độ khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau. Nhận diện thực trạng, nhóm nghiên cứu đã nêu bật ưu điểm, chỉ ra nhược điểm, xác định nguyên nhân, đặt ra những vấn đề cần giải quyết.
 
Nhóm nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, đề xuất những định hướng và giải pháp đồng bộ nhằm phát triển văn hóa công vụ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
 
Với những kết quả đã đạt được, đề tài đã được Hội đồng nhất trí nghiệm thu và đạt loại Khá.
 
Nguồn:  Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Mở cửa phòng thí nghiệm và giới thiệu chuẩn đo lường nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

Hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ 18 tháng 5, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1, 2, 3 (QUATEST 1, QUATEST 2 và QUATEST 3) và Viện Đo lường Việt Nam tiến hành hoạt động mở cửa phòng thí nghiệm, giới thiệu chuẩn đo lường.
 
Hoạt động mở cửa phòng thí nghiệm để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham quan do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1, 2, 3 tổ chức diễn ra từ 17-18/05/2016.
 
Địa chỉ tham quan:
 
1. Phòng thí nghiệm – số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
 
2. Phòng thí nghiệm – số 2 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
 
3. Phòng Thí nghiệm – Khu Thí nghiệm Biên Hòa, số 7, đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai
 
Hoạt động giới thiệu chuẩn đo lường do Viện Đo lường Việt Nam tổ chức diễn ra từ 17-18/05/2016.
 
Địa chỉ: Viện Đo lường Việt Nam – Số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
 
 
Nguồn:  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Song Vua tại Việt Nam

Năm 2015, Nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Hoàng Nhật Sơn – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1- đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Song Vua (Epinephelus lanceolatus). Đây là nghiên cứu nằm trong chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực của Việt Nam.
 
Cá Song Vua nằm trong nhóm cá biển có giá trị kinh tế rất cao, sản lượng cao, tiềm năng tiêu thụ lớn, giá thành ổn định. Những năm 90 của thế kỷ trước, loài cá này được tổ chức IUCN đưa vào danh mục trong sách đỏ thế giới, mức độ VU (A2d).
 
Loài cá này có kích thước lớn nhất trong các loài cá rạn san hô (cá thể lớn nhất đã gặp có kích cỡ 260 cm, nặng 288 kg). Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Inđônêxia, Đài Loan, Hong Kong, Malaixia… đã rất chú trọng đến việc phát triển và nuôi trồng loài cá này và đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ chăn nuôi, sản xuất được họ giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt. Các kết quả nghiên cứu cũng như thông tin rất ít được công bố và hạn chế so với nhiều đối tượng cá khác.
 
Tại Việt Nam, do bị khai thác quá mức nên cá song vua rất hiếm gặp trong tự nhiên, một vài năm trở lại đây không đánh bắt được cá giống. Điều này gây khó khăn nhiều cho nhóm nghiên cứu. Hơn nữa, có rất ít các công trình nghiên cứu về cá song vua. Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã đưa loài cá này vào danh sách những đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Do đó, việc phát triển và sản xuất nhân tạo giống và nuôi thương phẩm loài cá này của nhóm nghiên cứu không những đóng góp vào việc thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế mà còn bảo tồn, lưu giữ nguồn gen quý hiếm.
 
Các kết quả trong quá trình nghiên cứu đã thu được như sau:
 
Nuôi vỗ, chuyển đổi giới tính và cho sinh sản:
Đàn cá song vua bố mẹ không nhiễm vi rút VNN (viral nervous necrosis) và thành thục tốt trong điều kiện nuôi giữ tại lồng với tỷ lệ thành thục đạt 50-83,3% (cá cái) và 86,4% (cá đực) khi sử dụng các loại thức ăn giầu dinh dưỡng như mực, cua, ghẹ,….
Tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt 75-100% khi sử dụng hóc môn 17α-MT (17α- methyl testosterone) theo 2 phương pháp cấy cơ và tiêm kết hợp cho ăn. Mùa vụ sinh sản của cá song vua tại Cát Bà (Hải Phòng) là từ tháng 7-10. Tháng 8-9 có tỷ lệ cá thành thục cao nhất (66,7-86,4%). 
Cấy hóc môn GnRHa dạng viên nang với liều lượng từ 35 µg/kg – 50 µg/kg đều kích thích ca song vua sinh sản, tỷ lệ thụ tinh từ 81,3 – 82,1%.
Lữu giữ và nuôi sinh khối thức ăn ấu trùng:
Phương pháp lưu giữ quần thể là thích hợp trong lưu giữ giống luân trùng P.similis. Mật độ lưu giữ tối ưu là 80ct/ml, thời gian lưu giữ từ 15-16 ngày và mật độ đạt 1659 ± 175 chương trình/ml. Nuôi sinh khối luân trùng với thức ăn là tảo N.oculata, độ mặn: 20 – 30‰, nhiệt độ 25 – 30oC cho tốc độ tăng trưởng quần đàn nhanh, ổn định, mật độ cực đại đạt cao.
Ương nuôi ấu trùng, cá hương, cá giống:
+ Ương trên bể (trong nhà)
Luân trùng siêu nhỏ Proales similis (kích thước 60-80µm) với mật độ 10-15 con/ml là phù hợp cho ương nuôi ấu trùng cá Song Vua (giai đoạn ấu trùng 0-9 ngày tuổi).
Ương nuôi ấu trùng cá Song Vua trong điều kiện: mật độ 10at/L, độ mặn 30‰, cường hóa luân trùng bằng DHA selco protein, cường độ chiếu sáng 2000Lux, tảo (N.oculata; I. galbana) duy trì ở mức 1.105 tb/ml hoặc 5.105 tb/ml cho tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh.
 
Sử dụng thức ăn gồm NRD và copepoda (hoặc artemia trưởng thành) cho tỷ lệ sống và tăng trưởng nhanh với ấu trùng, cá hương.
+ Ương trong ao (ngoài trời)
Mật độ thức ăn trong ao ương ấu trùng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tỷ lệ sống ấu trùng. Ao ương được bổ sung thức ăn tươi sống đảm bảo mật độ (luân trùng: 10-20 ct/ml; copepoda + nauplii artemia: 1-2ct/ml) cho tỷ lệ ấu trùng chuyển thành cá hương cao.
Phương pháp thả giống (khi ương ao) giai đoạn phôi thần kinh (sau khi thụ tinh 16h) cho tỷ lệ sống ấu trùng cao (giai đoạn ấu trùng đến 5 ngày tuổi).
+ Ương cá hương lên cá giống
Độ mặn thích hợp để ương nuôi cá hương thành cá giống cá Song Vua là 25-30‰. Sử dụng thức ăn NRD để ương nuôi cá hương cá giống cá Song Vua cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỷ lệ sống (94,3%), FCR (2,113±0,05).
Cần phân lọc để tránh hiện tượng cá Song Vua giống ăn thịt đồng loại.
Bệnh thường gặp và phòng trị:
Nghiên cứu đã phát hiện được 4 loại ký sinh trùng (Caligus epidemicus, Benedenia sp, Pseudorhabdosynochus coioidesis, Trichodina sp) và một loại ấu trùng thuộc lớp giun tròn ký sinh trên cá bố mẹ, cá hương, cá giống. Nghiên cứu cũng phát hiện 3 chủng vi khuẩn Vibrio alginoliticus, V.parahaemolyticus, V.harveyi có thể là nguyên nhân gây bệnh xuất huyết ở Song Vua.
Các biện pháp sử dụng kháng sinh kết hợp tắm nước ngọt và formaline đã có hiệu quả để điều trị bệnh do vi khuẩn. Đối với bệnh do ký sinh trùng gây ra biện pháp hiệu quả nhất đã được áp dụng là tắm nước ngọt từ 15-30 phút hoặc formol 200 ppm/30-40 phút lặp lại sau 3 ngày. 
Thử nghiệm quy trình (dự thảo) bước đầu đạt một số chỉ tiêu như sau:
– Khối lượng cá bố mẹ: > 50kg/con
– Tỷ lệ thành thục: 60,7 – 75,0%
– Tỷ lệ chuyển đổi giới tính: 75 – 100%
– Tỷ lệ trứng thụ tinh: 69,0 – 78,9%
– Tỷ lệ nở: 56,8 – 71,5%
Quy trình công nghệ này phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Các kết quả thử nghiệm ban đầu đã cho thấy sự ổn định trong kỹ thuật nuôi vỗ, chuyển giới tính và sinh sản. Việc làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất cá Song Vua sẽ là tiền đề để phát triển nuôi loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế trong điều kiện nguồn lợi tự nhiên đang dần cạn kiệt nhưng nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng. Chủ động giống để phát triển nuôi cá Song Vua sẽ đóng góp vào việc gia tăng nguồn thực phẩm giá trị cao, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong nước và tiến tới xuất khẩu.
 
Đàn cá Song Vua của nhóm nghiên cứu được tiếp tục cho sinh sản ở những năm tiếp theo. Đây là đàn cá Song Vua duy nhất tại Việt Nam có khả năng sinh sản và cung cấp cá bột cho ương nuôi tại chỗ, một phần cung cấp cho một số trại giống cá biển trong nước với mục đích cung cấp cá Song Vua giống cho thị trường. Số lượng cá giống là sản phẩm của đề tài được đề xuất cho một số công ty và cá nhân nuôi thử nghiệm hiện phát triển tốt. Các kết quả này từng bước được ứng dụng, cải tiến trong thực tế, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá Song Vua phát triển. Việc chủ động trong sản xuất giống cũng là một biện pháp làm giảm cường độ khai thác tự nhiên, tái tạo quần đàn, bảo tồn nguồn gen cá biển quý hiếm. Góp phần khẳng định năng lực của cán bộ khoa học, từng bước tiếp cận trình độ công nghệ của một số nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
 
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo tổng hợp kết quả của Đề tài (MS:KC 06.05/11-15) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
 
 
Nguồn:  P.T.T (NASATI)

Chùm ảnh lễ trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam

Tối 16/05, buổi Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, giải thưởng WIPO năm 2015 đã diễn ra tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.
 
GS.TS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Qũy VIFOTEC phát biểu khai mạc buổi lễ.
 
Tham dự buổi trao giải có GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Quỹ VIFOTEC; TS. Chu Ngọc Anh – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, GS.TS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC cùng nhiều đại biểu khách mời tới dự buổi lễ.
 
Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2016 được trao cho 30 công trình khoa học ( gồm 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 9 giải Ba và 9 giải khuyến khích) thuộc 6 lĩnh vực công nghệ ưu tiên: công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; cơ khí tự động hóa; công nghệ vật liệu; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.

 

GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân (phải, ngoài cùng), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao giải WIPO năm 2015(giải thưởng của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) cho ThS. Trần Văn Trà (trái, ngoài cùng) với công trình "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế chế tạo, đồng bộ hóa chuỗi dây chuyền chiết lon và đóng hộp tự động công suất 50.000 lon/giờ; ThS. Lê Hữu Hoàng (giữa) với công trình "Nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến phù hợp với từng vùng miền, địa phương phục vụ phát triển bền vững nghề nuôi chim Yến tại Việt Nam".
 
 
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ – Chu Ngọc Anh trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
 
 
GS.TS. Đặng Vũ Minh và ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao 8 giải Nhất cho các thí sinh.
 
 
Các cá Nhân đạt giải Nhì, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam
 
 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chu Ngọc Anh phát động Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2016. "Chúng tôi tin rằng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2016 sẽ được các nhà khoa học trong cả nước nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ và tham gia với các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Có những đóng góp thiết thực ngày càng hiệu quả về đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp, đất nước phát triển nhanh, ổn định", Bộ trưởng khẳng định.
 
Loan Lê

Những triết lý vàng về cuộc sống của 10 triết gia cổ đại từ 2000 năm trước

Vntinnhanh.vn – Tính đến nay, con người hiện đại (tên khoa học là “Homo sapiens”, tiếng La-tinh nghĩa là “người thông thái”) đã xuất hiện được khoảng 200.000 năm. Và trong khoảng 2.500 năm trở lại đây, thế giới đã có rất nhiều nhà triết học, hiền triết và những nhà tư tưởng – những người giúp chúng ta định hướng (và hiểu rõ) những hành vi của mình.
 
Seneca. (Ảnh: WikiCommons)
 
 
Dưới đây là những câu nói nổi tiếng của một số triết gia cổ đại. Một vài cái tên trong số này đã trở nên rất quen thuộc với công chúng ngày nay nhưng cũng có những người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến.
 
Heraclitus
 
 
(Ảnh: WikiCommons)
 
“Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, bởi vì đó không còn là cùng một dòng sông và người đó cũng không còn là cùng một người” – Heraclitus, sống trong khoảng năm 500 trước CN tại Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
 
Giống như nhiều triết gia khác, Heraclitus được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thành phố nhưng lại quyết định sống trong rừng để chiêm nghiệm về vũ trụ.
 
Khoảng 2.300 năm trước đây, ông đã có một cái nhìn sâu sắc gây chấn động lịch sử tri thức – đó là vũ trụ tồn tại trong một trạng thái bất biến của sự biến đổi. Và giống như sự khẳng định từ câu trích dẫn nêu trên, bản chất của chúng ta cũng như vậy.
 
Lão Tử
 
 
(Ảnh: WikiCommons)
 
Người khôn ngoan “luôn sẵn sàng tận dụng mọi tình huống và không bỏ phí bất cứ điều gì. Đó là thể hiện sự thông tuệ” – Lão Tử, sống vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên tại Trung Quốc
 
Lão Tử là người khởi nguồn Đạo giáo từ 2.500 năm trước ở Trung Quốc. Các học giả cho rằng ông là một người “bán tiên” vì Lão Tử chỉ có nghĩa là “Người đàn ông lớn tuổi” và không ai biết rõ về thân thế thực sự của ông.
 
Quan trọng hơn là ông đã để lại cho nhân loại một cuốn sách có sức ảnh hưởng rất lớn là Đạo đức kinh. Tác phẩm này tập hợp nhiều vấn đề đáng lưu ý, chẳng hạn như nhận định nêu trên, nôm na có thể hiểu rằng trong mọi tình huống mà chúng ta gặp phải, cho dù nó có xấu tới mức nào thì về cơ bản vẫn có thể thực hiện được.
 
Thích ca Mâu ni
 
 
“Khổ hạnh” – Tất đạt đa Cồ đàm (tên tiếng Phạn là Siddhartha Gautama) hay còn được gọi là Thích ca Mâu ni là người sáng lập Phật giáo, sống trong khoảng năm 500 trước Công Nguyên ở khu vực đồng bằng sông Hằng, Ấn Độ ngày nay.
 
Tuy nhiều người thường hiểu nhầm rằng cuộc sống không có mấy hy vọng là sự đau khổ, nhưng đức Thích ca Mâu ni lại cho rằng sự khổ hạnh chính là nền tảng của tôn giáo được xây dựng quanh những giáo lý của Ngài – Phật giáo. Khi con người nhận thức được sự tồn tại của nỗi khổ thì sẽ dễ dàng tránh bị suy nghĩ quá nhiều về điều này.
 
Khổng Tử
 
 
“Có lẽ chỉ có lòng yêu thích mới có thể đặt nỗ lực lên trên phần thưởng”, Khổng Tử, sống tại Trung Quốc vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên.
 
Khổng Tử có lẽ là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Việc đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm đối với đất nước của quốc gia này và toàn bộ các nước thuộc khu vực Đông Á đều xuất phát từ học thuyết của vị hiền triết này.
 
Khổng Tử nhấn mạnh đến những điều mà ngày nay chúng ta có thể gọi là sự quả cảm: đó là tìm kiếm giá trị trong quá trình nỗ lực đạt được, chứ không chỉ đơn thuần là giành lấy những thành tựu thực tế.
 
Socrates
 
“Cuộc sống thiếu thử thách thì không đáng sống” – Socrates, nhà hiền triết sống tại Athens vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên.
 
Socrates thể hiện tinh thần cơ bản của tư tưởng phương Tây đó là: Không ai khác ngoài chính bạn là người có trách nhiệm trở thành tác giả của chính cuộc đời bạn. Để làm được điều này, nhà hiền triết người Hy Lạp cổ đại nói rằng bạn cần phải trải qua thử thách.
 
Aristotle
 
 
 
“Cuộc sống chỉ để kiếm tiền là cuộc sống phải chịu sức ép, và rõ ràng sự thịnh vượng đó không phải là điều tốt đẹp mà chúng ta đang kiếm tìm; vì nó chỉ hữu ích và vì lợi ích của một thứ khác”, Aristotle, sống tại Hy Lạp cổ đại khoảng 300 năm trước Công Nguyên.
 
Aristotle không chỉ là một trong những người đầu tiên đặt ra những ý tưởng về thế giới tự nhiên mà ngày nay chúng ta gọi là khoa học; và ông cũng không chỉ là người đã đưa ra những quy tắc chuẩn nhất cho chữ viết, mà ông còn là người đã đưa ra những phê bình đối với lối sống tư bản từ trước khi Karl Marx ra đời những 2000 năm.
 
Theo quan điểm của Aristotle, sống vì tiền không phải là điều hay bởi tiền bạc chỉ hữu ích khi nó được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được một điều gì đó – chẳng hạn như sự an toàn hoặc địa vị.
 
Ptatanjali
 
“Khi bạn có được cảm hứng từ những mục tiêu lớn lao, những dự án đặc biệt, thì toàn bộ suy nghĩ của bạn sẽ phá vỡ những rào cản của nó”, Patanjali, sống ở Ấn Độ trong khoảng năm 100 trước Công Nguyên.
 
Patanjali cũng là người đề ra các quy tắc yoga, lý thuyết cơ bản của bài tập chào mặt trời (sun salutations) – bài tập rất phổ biến đối với những người tập yoga. Phần tiếp theo của trích dẫn trên như sau:
 
“Tâm trí của bạn sẽ vượt qua những giới hạn, ý thức của bạn được mở rộng theo mọi hướng, và bạn thấy bản thân mình trong một thế giới mới, rộng lớn và tuyệt vời”, ông viết. “Những sức mạnh tiềm ẩn, những năng lực và tài năng sẽ được thức tỉnh, và việc khám phá bản thân để trở thành một người tuyệt vời hơn sẽ vượt xa mức độ mà bạn từng mơ ước rằng mình có thể trở thành một người như vậy”.
 
Long Thụ
 
 
“Dù một người có dành cả cuộc đời mình để giết chóc thì người đó cũng không thể tiêu diệt hết được mọi kẻ thù của mình. Nhưng nếu họ có thể chế ngự được sự tức giận của bản thân, kẻ thù thực sự của họ sẽ bị tiêu diệt”, Long Thụ (Nagarjuna), sống tại Ấn Độ vào khoảng năm 200.
 
Long Thụ có lẽ là nhà triết học Phật giáo quan trọng nhất sau đức Phật Thích ca Mâu ni. Trích dẫn trên của Ngài nhấn mạnh vào mối quan hệ mật thiết với thế giới nội tâm của mỗi người.
 
Ngài là một nhà sư vĩ đại của Phật giáo, người đã đưa ra luận điểm rằng bất kỳ điều gì bạn nói ra đều có thể bị hiểu sai – điều cốt lõi sẽ trở nên sai lệch khi bạn cố gắng tìm kiếm sự thật, nó có thể sẽ không được minh chứng bằng lời lẽ.
 
Thay vào đó nó sẽ được minh chứng thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giống như – bạn có thể trông chờ vào đức Phật – phải thông qua thiền định.
 
Seneca
 
“Sức mạnh lớn nhất chính là con người tìm thấy chính mình trong sức mạnh của bản thân” – Seneca, qua đời năm 65 tại Rome.
 
Seneca là một triết gia khắc kỷ và là cố vấn của hoàng đế Nero. Ông được những người đam mê triết học ngày nay ví như nhà đầu tư Nassim Taleb hay chuyên gia quảng cáo Ryan Holiday yêu thích. Seneca dự đoán được điều mà các nhà tâm lý học ngày nay gọi là “tâm điểm kiểm soát” (locus of control).
 
Những người có suy nghĩ định hướng kiểm soát ngoại lực (external locus of control) cho rằng mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống của họ bắt nguồn từ các yếu tố khách quan bên ngoài, giống như số phận hoặc do thần thánh nào đó tạo ra.
 
Trong khi những người có suy nghĩ định hướng kiểm soát nội lực (internal locus of control) lại cho rằng bản thân họ phải chịu trách nhiệm đối với những sự việc xảy ra trong cuộc sống của họ, và thường có khả năng biến những điều chưa hài lòng trong cuộc sống của họ trở thành nhân tố tạo nên trí tuệ – đó chính xác là những gì Seneca kêu gọi mọi người hãy làm theo.
 
Epicurus
 
 
“Bản chất ham muốn giàu có thì hạn chế và dễ dàng có được; nhưng những mơ mộng hão huyền về sự giàu có thì vô cùng vô tận”, Epicurus, sống ở Hy Lạp cổ đại vào khoảng 300 năm trước Công Nguyên.
 
Ngày nay, tên của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus thường được dùng để chỉ sự vui thú và hậu quả của nó: một đêm đi chơi kiểu Epicurean hầu như chắc chắn sẽ có kết cục là những mệt mỏi sau cơn say.
 
Nhưng triết gia Epicurus cũng là một người rất thực tế. Như câu trích dẫn bên trên, ông cho rằng sống sung túc nghĩa là có khả năng điều khiển được những mong muốn của bản thân, vì vậy, con người không nên tốn thời gian để đuổi theo những thứ mà họ sẽ không bao giờ có thể đạt được.
 
Kim Chi (theo Business Insider)

VNU và Elsevier: Hợp tác xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam

Ngày 9/10/2013, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (TCKH) đã có buổi làm việc trực tuyến Hà Nội – Bắc Kinh – Singapore với đại diện Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan) nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng tạp chí Nghiên cứu Việt Nam theo chuẩn quốc tế.
 
Tham dự chương trình có GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, TS. Hoàng Thị Xuân Hoa – Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, GS.TS Hà Quang Thụy – Trường ĐH Công nghệ. Về phía NXB Elsevier có bà Wendy Xie – Giám đốc xuất bản khu vực châu Á, bà Chia Jo-an – Giám đốc vùng Đông Nam Á, ông Tạ Hồng Phúc – đại diện của Elsevier tại Việt Nam và cán bộ của TCKH.
 
 Với định hướng đại học nghiên cứu, song song với việc tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu và đẩy mạnh chất lượng công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế, lãnh đạo ĐHQGHN luôn quan tâm và chú trọng thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các nhà xuất bản lớn  trong và ngoài nước. ĐHQGHN đánh giá cao dự án hợp tác xuất bản tạp chí Nghiên cứu Việt Nam với NXB Elsevier, mà mục đích là xây dựng một tạp chí nghiên cứu chất lượng cao, xứng đáng với vị trí và uy tín của ĐHQGHN. Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam cũng được kỳ vọng là ấn phẩm giúp quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN nói riêng, của Việt Nam nói chung, tới bạn bè quốc tế qua các nội dung đa dạng như lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn hóa và xã hội…
 
Giám đốc xuất bản khu vực châu Á, bà Wendy Xie đã giới thiệu tổng quát về quy trình hoạt động, xuất bản trên hệ thống và những chính sách ưu đãi của Elsevier đối với các đối tác quốc tế. Bà Wendy Xie và Chia Jo-an đồng ý với phương án ký kết một bản Hợp đồng hợp tác hoặc về việc xuất bản tạp chí Nghiên cứu Việt Nam.
 
GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, dự án hợp tác trong xuất bản chuyên san nghiên cứu Việt Nam học là lựa chọn hết sức đúng đắn và đặc sắc. ĐHQGHN đã chuẩn bị mọi điều kiện tối ưu sẵn sàng triển khai dự án này. Phó Giám đốc ĐHQGHN mong rằng hai bên sẽ nhanh chóng tiến tới ký kết Hợp động hợp tác và cùng nhau thực hiện các bước đi cụ thể để dự án biến thành hiện thực. Phó Giám đốc ĐHQGHN hy vọng trong năm 2014, Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam sẽ ra mắt số đầu tiên trên hệ thống ScienceDirect của Elsevier.
 
 
 
 
 Sinh Vũ – VNU Media