Hợp tác Việt Nam – EU về khoa học và công nghệ: Tìm lĩnh vực để hai bên đều là người chiến thắng

Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới hình thành thị trường kinh doanh tín chỉ cácbon trong nước, hội nhập với thị trường quốc tế.
 
Vấn đề này được các nhà quản lý, hoạch định chính sách nêu tại sự kiện “Những ngày khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN-EU STI Days 2016” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-12/5/2016.
 
Cần đầu tư nhiều trước khi “gặt hái”
 
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, thời gian qua để nâng cao năng lực, trình độ KH&CN nước nhà, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các đối tác nước ngoài – trong đó có ASEAN và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
 
Tiến sỹ Konstantinos Glinos phát biểu tại ASEAN-EU STI Days 2016 chiều 10/5.Ảnh: AT
 
Gợi ý cho Việt Nam, ông Andree Dan – Chủ tịch Diễn đàn hợp tác KH&CN quốc tế thuộc Uỷ ban Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu châu Âu – cho rằng: “Để hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác châu Âu, trước hết Việt Nam cần ưu tiên đầu tư nghiên cứu đổi mới sáng tạo ở mức độ quốc tế, đồng thời tận dụng mọi cơ hội (như từ Cơ quan Phát triển Thụy Điển) để nâng cao năng lực quốc gia. Các bạn cũng cần thiết lập nhiều mối quan hệ với trường đại học, các viện nghiên cứu trên thế giới. Hiện rất nhiều đại diện của các trường đại học quốc tế có mặt tại Việt Nam. Các bạn cũng cần tổ chức nhiều cuộc đối thoại về các lĩnh vực mình quan tâm. Ủy ban Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu châu Âu có thể giúp các bạn tìm đối tác tại châu Âu” – ông Andree Dan nói.
 
Hiện rào cản lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu nói riêng, ASEAN và châu Âu nói chung, theo ông Pierrick Fillon-Ashida – quan chức cấp cao về hợp tác quốc tế chuyên trách khu vực châu Á của Ủy ban châu Âu – là tìm được lĩnh vực hợp tác mà cả hai đều là “người chiến thắng”. Ông cho biết thêm: “Tìm đủ nguồn vốn cho các công trình nghiên cứu về đổi mới, sáng tạo là một vấn đề nan giải. Các bạn cần đầu tư nhiều cho lĩnh vực này trước khi có thể gặt hái được thành quả”.
 
Đồng quan điểm với ông Adree Dan, ông Pierick Fillon-Ashida cho rằng: “Việt Nam cần tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác châu Âu như Horizon 2020. Ngoài ra, chúng tôi có thể tham gia các chương trình phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo mà Chính phủ Việt Nam đưa ra. Các bạn hiện có rất nhiều chương trình khoa học có triển vọng tốt như Most, Nafosted… và chúng tôi muốn khuyến khích các bạn mở rộng các chương trình này cho đối tác châu Âu”.
 
Nhiều triển vọng hợp tác về đổi mới sáng tạo
 
Các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong nhiều năm qua đã tích cực hợp tác với đối tác châu Âu trong lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo. Rất nhiều dự án hợp tác trong khuôn khổ các chương trình khung về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của EU – điển hình như dự án SEA-EU-NET – đã là minh chứng cho điều đó.
Chương trình khung lần thứ bảy (FP7) và Horizon 2020 đã thu hút được trên 200 tổ chức nghiên cứu của Đông Nam Á tham gia các dự án nghiên cứu chung nhằm giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn và an ninh lương thực, quản lý nguồn nước, ICT…
 
Mặc dù vậy, theo nhận định của Thứ trưởng Trần Việt Thanh, “vẫn còn nhiều tiềm năng nghiên cứu cần được khai phá”. Bên cạnh đó, “đổi mới sáng tạo cũng là một lĩnh vực rất có triển vọng hợp tác trong thời gian tới”.
 
Ông Konstantinos Glinos – Trưởng ban Chiến lược hợp tác quốc tế, Tổng cục Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Ủy ban châu Âu – cho biết: “EU cam kết hỗ trợ tối đa nỗ lực tăng cường hợp tác nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữa ASEAN và EU. Tôi hy vọng thông qua hợp tác giữa ASEAN và EU, năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong khu vực ASEAN sẽ được nâng cao, tạo ra sức mạnh cạnh tranh về khoa học, đổi mới sáng tạo cũng như tính hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư”.
 
Thanh Bình

Tổ chức thực hiện ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

GD&TĐ – Bộ GD&ĐT hướng dẫn các đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng; các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ tổ chức ngày Khoa học và Công nghệ năm 2016.
 
Theo đó yêu cầu các hoạt động chào mừng được tổ chức trang trọng, thiết thực và hiệu quả và tùy theo điều kiện của từng đơn vị, lựa chọn và tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp.
 
Nội dung hoạt động gồm: Giới thiệu về các thành tựu KH&CN nổi bật của đơn vị, những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong lĩnh vực KH&CN; giới thiệu về năng lực, tiềm lực KH&CN; định hướng phát triển về KH&CN trong thời gian tới.
 
Hình thức tổ chức: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về pháp luật KH&CN, vai trò của KH&CN đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và với đơn vị nói riêng; tuyên truyền về ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2016 qua các hình thức tin, bài, phóng sự, phim tài liệu trên các phương tiện thông tin của đơn vị hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
 
Các đơn vị tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5” và băng rôn chủ đề: “Khoa học và Công nghệ – Chìa khóa thành công” tại những địa điểm thích hợp trong tuần lễ từ ngày 11 đến 19/5/2016. Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN. Tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học, gặp gỡ, giao lưu giữa các nhà khoa học và giảng viên, sinh viên.
 
Phát động phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên.
 
Tổ chức triển lãm hoặc trưng bày giới thiệu, trình diễn các thành tựu, kết quả nổi bật về KH&CN của đơn vị, kết hợp tổ chức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên tham quan các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu.
 
Các đơn vị có điều kiện có thể tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam .
 
Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị tích cực triển khai các nội dung hoạt động đề hưởng ứng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2016 và báo cáo về Bộ trước ngày 15/6/2016. Báo cáo cần chi tiết, đầy đủ, có đánh giá kết quả thực hiện và nêu kiến nghị, đề xuất để tổ chức tốt và hiệu quả ngày Khoa học và Công nghệ trong những năm tiếp theo.
 
Lập Phương

Hướng dẫn về các khoản chi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

(Taichinh) – Hiện nay tôi đang làm công tác kế toán tại chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định, tôi có một số vướng mắc như sau: Chi cục tôi là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ: cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ( thu phí, lệ phí theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 ).
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tuy nhiên trong phần hướng dẫn các khoản chi phí liên quan đến việc thu phí có nội dung: " Chi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ". Tôi không biết khoản chi này có được điều tiết bởi qui định nào hay không? mức chi bồi dưỡng là bao nhiêu? và những cán bộ nào, làm công việc gì sẽ được chi tiền bồi dưỡng này? và xin cho hỏi những cán bộ làm ở bộ phận 1 cửa của chi cục liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.. có được chi bồi dưỡng là 400 ngàn đồng/ tháng/ người ( theo qui định – bồi dưỡng cán bộ làm công tác tại phòng 1 cửa )trích từ khoản thu này hay không?. Kính mong quý Bộ hướng dẫn sớm để tôi được biết và thực hiện theo đúng quy định. Xin chân thành cảm ơn!
 
Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
 
1. Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định làm công tác thu phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, khi được cơ quan cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thì được hưởng các chế độ (Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập, chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ, hỗ trợ tiền ăn, … ) theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
 
2. Tại điểm 10, phụ lục mức chi phục vụ hoạt động cải cách hành chính, kèm theo Thông tư số 172/2012/TT-BTC ngày 22/10/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước, có quy định: Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở địa phương (một cửa, một cửa liên thông); mức chi tối đa 400.000 đồng/người/tháng; Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
 
Do vậy, trường hợp Chi cục thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Thông tư số 172/2012/TT-BTC ngày 22/10/2010 nói trên, đề nghị Chi cục báo cáo Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn xem xét, để chi hỗ theo quy định của UBND tỉnh Bình Định.
 
Theo mof.gov.vn

Có thể mở tài khoản tiếp nhận nguồn tiền tài trợ nước ngoài

(Taichinh) – Một tổ chức chính trị – xã hội có chức năng, nhiệm vụ trong việc vận động, tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhận được đề nghị hợp tác viện trợ từ một tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Để thực hiện, cơ quan này đã giao cho một đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể, trong đó có việc xin mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam để tiếp nhận viện trợ.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Xin hỏi trong trường hợp này đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức chính trị – xã hội nêu trên có được mở tài khoản ngân hàng hay không? Quy định của pháp luật về việc này như thế nào?
 
Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
 
Điều 8 Thông tư 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định việc mởtài khoản tiếp nhận tiền viện trợ như sau:
 
“1. Chủ dự án được mở tài khoản tiền gửi viện trợ nước ngoài riêng cho từng dự án tại Kho bạc nhà nước nơi đăng ký giao dịch. Trường hợp Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ có quy định mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc giải ngân, thanh toán chi trả (sau đây gọi chung là Ngân hàng phục vụ), thì chủ dự án được mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ.
 
2. Sau khi mở tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp việc mở các tài khoản nói trên, để phối hợp theo dõi và quản lý.
 
3. Nghiêm cấm việc dùng tài khoản cá nhân, thuê mượn hoặc nhờ tài khoản của cơ quan, đơn vị khác, hoặc mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ nước ngoài tài trợ cho các dự án. Các trường hợp vi phạm nói trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
 
Căn cứ quy định trên, trường hợp khoản viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài là viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận để thực hiện các mục tiêu phát triển và nhân đạo dành cho Việt Nam theo quy định tại Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tổ chức chính trị – xã hội được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài, là đối tượng tiếp nhận viện trợ của chương trình, dự án, khoản viện trợ do tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ thì có thể mở tài khoản tiếp nhận nguồn tiền tài trợ cho chương trình, dự án, khoản viện trợ./.
 
Theo mof.gov.vn
 

Đơn vị chỉ được tự chủ phần tiết kiệm từ nguồn ngân sách cấp

(Taichinh) – Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là đơn vị quản lý nhà nước thực hiện tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP, đơn vị có thu phí, lệ phí và sử dụng theo quyết định 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính. Cuối năm chênh lệch thu – chi phí, lệ phí đơn vị đưa vào nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được để thực hiện chế độ tự chủ theo Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Năm 2015, Thanh tra tài chính thanh tra và không chấp nhận cho phần phí, lệ phí để lại thực hiện chế độ tự chủ với lý do là dự toán giao thu phí, lệ phí năm 2014 không giao phần phí, lệ phí vào mã tự chủ (0113) như là kinh phí QLNN do ngân sách cấp; đơn vị chỉ được tự chủ phần tiết kiệm từ nguồn ngân sách cấp, còn phí, lệ phí phải thực hiện theo các quy định về phí lệ phí (NĐ 24/2006/NĐ-CP). Nếu đơn vị muốn tự chủ phần phí lệ phí để lại thì dự toán phí, lệ phí đầu năm phải cấp mã nguồn 0113 và đơn vị phải lập phương án khoán thu phí, lệ phí giống như khoán kinh phí quản lý NN. Xin hỏi, theo hướng dẫn của Thanh tra tài chính về phần thu phí, lệ phí để lại như trên có đúng không? Rất mong Bộ Tài chính hướng dẫn giúp. Xin cám ơn.
 
Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
 
Theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính thì kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm bao gồm phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác.
 
Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.
 
Theo đó, trường hợp đơn vị được cấp có thẩm quyền phân bổ dự toán phần phí lệ phí được để lại vào phần kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.
 
Trường hợp cấp có thẩm quyền phân bổ dự toán phần phí lệ phí được để lại đơn vị vào phần kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ, nếu trong năm chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm.
 
Theo mof.gov.vn
 

Chi phí kiểm toán của dự án thực hiện theo quy định nào?

(Taichinh) – Công ty tôi có thực hiện thuê kiểm toán báo cáo quyết toán của dự án đầu tư, bên tôi đầu tư mua sắm có cả thiết bị phần cứng, trang bị bản quyền phần mềm (để cài đặt cho phần cứng) và dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
 
Việc tính phí kiểm toán thực hiện theo thông tư số 19/2011/TT-BTC. Khi tính cơ cấu vốn thiết bị (để đánh giá có chiếm từ 51% tổng mức đầu tư hay không) thì giá trị phần vốn này được xác định như nào? (chỉ gồm phần cứng hay tất cả các hạng mục) Rất mong nhận được sự phản hồi sớm của Bộ. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
 
Chi phí kiểm toán của dự án trên được xác định theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; do vậy, cơ cấu vốn thiết bị của dự án được quy định cụ thể như sau:
 
Tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác”.
 
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 quy định: “Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ”.
 
Do đó, cơ cấu vốn thiết bị của dự án trên bao gồm chi phí thiết bị phần cứng, trang bị bản quyền phần mềm (để cài đặt cho phần cứng) và dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ.
 
Theo mof.gov.vn

Hướng dẫn thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ viên chức

(Taichinh) – Tôi công tác tại một Ban quản lý dự án chuyên nghành. Thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Thông tư 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/06/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị Định số 05, hiện nay đơn vị tôi khi thanh toán làm thêm giờ có vấn đề vướng mắc xin ý kiến giải đáp của Bộ Tài Chính.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Cụ thể như sau: +Khi thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ viên chức như sau đơn giá được tính theo hướng dẫn của TT23 như sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm Trong đó theo TT23 thì :Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm).
 
Tiền lương thực trả hàng tháng của Ban quản lý dự án theo thông tư 05/TT-BTC ngày 06/01/2014 bao gồm : Tiền lương nghạch bậc+ Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm…+ Thu nhập tăng thêm theo hệ số điều chỉnh ( từ 1,1 đến 1,7 lần quỹ lương). Vậy tôi xin hỏi khi tính tiền lương làm thêm giờ của cán bộ viên chức của Ban quản lý có được tính thu nhập tăng thêm vào để tính đơn giá tiền lương giờ làm thêm không hay đơn giá tiền làm thêm là chỉ bao gồm tiền lương theo nghạch bậc + các khoản phụ cấp thôi. Xin trân trọng cám ơn Quý Bộ.
 
Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
 
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 6/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP nêu rõ:
 
Chi tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban QLDA gồm: Tiền lương ngạch, bậc + các khoản phụ cấp + Thu nhập tăng thêm.
 
Tuy nhiên, thu nhập tăng thêm là trường hợp tiết kiệm các khoản chi khác (ngoài chi lương); căn cứ tổng mức kinh phí quản lý dự án được sử dụng trong năm để lập dự toán và cân đối các khoản chi theo quy định, sau khi bố trí đủ 18 khoản chi trong dự toán theo quy định tại Điều này đảm bảo đúng đối tượng và chế độ theo quy định; chủ đầu tư và ban quản lý dự án được chi thu nhập tăng thêm cho những người hưởng lương từ chi phí quản lý dự án.
 
Do vậy, tiền lương thực trả hàng tháng đối với cán bộ, viên chức của Ban quản lý dự án không bao gồm tiền thu nhập tăng thêm và khi tính tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ, viên chức của Ban quản lý dự án không tính thu nhập tăng thêm vào để tính đơn giá tiền lương giờ làm thêm.
 
Theo mof.gov.vn

Hướng dẫn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

(Taichinh) – Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 77384/CT-TTr1 ngày 8/12/2015 của Cục Thuế Hà Nội trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Về vấn đề này, ngày 9/3/2016 Tổng cục Thuế có Công văn 920/TCT-CS trả lời như sau:
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
 
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 và Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, được ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
 
Theo công văn của Cục Thuế trình bày thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam chỉ ký hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp đồng với cá nhân để được quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, căn hộ, biệt thự và Công ty đã chuyển tiền cho các cá nhân, trong khi hồ sơ trích lập dự phòng liên quan đến các cá nhân nên khó khăn cho việc đối chiếu xác định tính pháp lý của hồ sơ.
 
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định. Theo đó, đối với trường hợp Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam có khoản nợ phải thu của các cá nhân, nếu hồ sơ liên quan đến việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của các cá nhân này chưa đầy đủ và chưa đủ tính pháp lý thì chưa có đủ cơ sở để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.
 
 
Theo gdt.gov.vn
 

Gỡ vướng về quyết toán khoản chi công tác phí

(Taichinh) – Tôi đang làm công tác kế toán tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiện nay đơn vị chúng tôi được cấp kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp; hình thức cấp phát là qua tài khoản tiền gửi tại Kho bạc.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
 
Chúng tôi có một vấn đề khi quyết toán kinh phí mong quý Bộ giải đáp: Chúng tôi nhận được công văn của cơ quan cấp trên đi công tác từ ngày 27-31/12/2013 và thanh toán công tác phí vào ngày 2/1/2014. Chúng tôi đã quyết toán khoản chi này vào niên độ 2014 nhưng cơ quan tài chính nhận định khoản chi này phải được quyết toán vào niên độ 2013 và kiến nghị xuất toán khoản chi này vì sai niên độ. Xin hỏi quý Bộ kiến nghị của cơ quan tài chính như vậy có đúng hay không?
Về nội dung này, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
 
Căn cứ Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm, tại dòng thứ 3, Điểm 1, Mục I có quy định:
 
“Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12, thì thời hạn chi ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau; thời hạn đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ, chứng từ chi ngân sách (kể cả thanh toán các khoản tạm ứng) theo chế độ qui định đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 01 năm sau.”
 
Theo thông tin được cung cấp trong nội dung hỏi, khoản chi công tác phí từ nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm thất nghiệp được thanh toán qua tài khoản 3713 – Tiền gửi khác tại KBNN Bình Thuận. Khoản công tác phí này được căn cứ trên công văn của cơ quan cấp trên đi công tác từ ngày 27-31/12/2013, tức là được bố trí từ nhiệm vụ của Ngân sách năm 2013, được thanh toán từ dự toán NSNN năm 2013 giao cho đơn vị. Đơn vị làm thủ tục thanh toán công tác phí vào ngày 2/1/2014 trong thời gian chỉnh lý quyết toán, và được quyết toán vào năm 2013 theo quy định của Thông tư 108/2008/TT-BTC.
 
Như vậy, khoản chi này đã hoàn thành vào ngày 31/12/2013 và phải được quyết toán vào năm 2013 theo đúng yêu cầu của Cơ quan Tài chính đồng cấp.
 
 
Theo mof.gov.vn

Giải đáp nghiệp vụ cấp vốn của công ty mẹ cho chi nhánh độc lập

(Taichinh) – Tại Khoản 1a,b điều 20 Tài khoản 136 và khoản 1a,b điều 55 Tài khoản 336 của Thông tư 200 có nêu:" a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập.
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, Ban quản lý dự án… hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp. b) Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xí nghiệp… là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập không phản ánh trong tài khoản này mà phản ánh như đối với các công ty con." và "a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.
 
Trong doanh nghiệp, việc phân loại các đơn vị cấp dưới trực thuộc cho mục đích kế toán được căn cứ vào bản chất của đơn vị (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hay không, có người đại diện trước pháp luật hay không) mà không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị đó (đơn vị thành viên, chi nhánh, xí nghiệp, tổ, đội…). b) Không phản ánh vào tài khoản 336 các giao dịch thanh toán giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau (giữa các đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập).".
 
Vậy đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc mới được sử dụng tài khoản 136, 336, còn đối với chi nhánh hạch toán độc lập không được hạch toán tài khoàn 136,336 này. Trường hợp, TK 136,336 không sử dụng cho CN hạch toán độc lập, vậy sẽ phản ánh vào TK nào, nghiệp vụ cấp vốn của Cty mẹ cho CN độc lập sẽ phản ánh vào đâu?
 
Phần trả lời:
 
 
Theo mof.gov.vn