6 tỷ đồng đào tạo một thạc sĩ công nghệ vũ trụ

6 tỷ đồng là con số phải chi cho đào tạo một thạc sĩ công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản, cho thấy mức đầu tư bài bản, chịu chi của chúng ta nhằm thực hiện quyết tâm đến năm 2020 sẽ làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh.
 
6 tỷ đồng, liệu có quá đắt?
 
Tư duy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ hiện nay là không chỉ đào tạo cho cán bộ của mình mà cho đội ngũ thế hệ những người hoạt động trong ngành vũ trụ tại Việt Nam. Ví von một cách hình ảnh, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC) cho biết sẽ đào tạo và giữ người tài như mô hình một đội bóng. Không có tư duy cá nhân trong phát triển ngành công nghệ vũ trụ. Một người giỏi không thể làm nên một tập thể giỏi.
 
 
Lễ tốt nghiệp của khóa 1 trong chương trình đào tạo thạc sĩ công nghệ vũ trụ tại Đại học Keio, Nhật Bản (16/9/2015)
Xác định rõ nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng, trong thời gian qua, VNSC đã có kế hoạch phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ vũ trụ. Hiện tại VNSC đã cử nhiều cán bộ trẻ sang Nhật Bản tham gia các khóa đào tạo Thạc sĩ về công nghệ vũ trụ tại 5 trường Đại học hàng đầu quốc gia này. Đến năm 2018, khóa đào tạo cuối cùng mới kết thúc.
 
Về lý do Nhật Bản là quốc gia được lựa chọn để đưa cán bộ đi đào tạo mà không phải là Nga, Mỹ- những cường quốc về công nghệ vũ trụ, PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết,hiện dự án được đánh giá quan trọng nhất của ngành vũ trụ đó là xây dựng Trung tâm vũ trụ quốc gia mà một trong những hợp phần quan trọng là xây dựng nguồn nhân lực.
 
Đây là nguồn vốn ODA của Nhật và các học viên được cử đi học được cấp kinh phí từ nguồn này. Tất nhiên, bên cạnh việc cử người sang Nhật Bản thì Trung tâm còn có các học viên đang theo học tại Châu Âu, Mỹ, Đài Loan… Song, tổng thể số lượng cán bộ đi học ở Nhật vẫn là lớn nhất.
 
PGS.TS Phạm Anh Tuấn cũng tiết lộ,kinh phí đào tạo một thạc sỹ công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản là 6 tỷ đồng/người. Tất nhiên, con số đó không chỉ có tiền học mà còn là tiền ăn ở, tiền tham gia chế tạo vệ tinh… Chương trình đào tạo thạc sĩ công nghệ vũ trụ tại Nhật là một chương trình toàn diện thông qua thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vệ tinh.
 
Với chương trình đào tạo này cho thấy suất đầu tư trên một thạc sĩ lại có hiệu quả. Con số 6 tỷ lúc này lại không quá lớn. Những con người này sẽ là những người làm chủ công nghệ sản xuất vệ tinh. Việt Nam sản xuất vệ tinh cho riêng mình và xuất khẩu cho các quốc gia khác là điều nằm trong tầm tay.
 
"Còn chỉ nhìn việc đi mua vệ tinh thì mãi mãi, cũng chỉ dừng lại ở đó chứ không thể phát triển hơn được". Vậy nên, câu chuyện đào tạo nhân lực luôn luôn đặt lên hàng đầu cho bất kể lĩnh vực nào, đặc biệt là ngành công nghệ vũ trụ. Vấn đề đặt ra là,không chỉ đào tạo mà còn phải nuôi dưỡng, giữ được đội ngũ này phục vụ đất nước mới là bài toán lâu dài.
 
 
Học viên tham gia thử nghiệm vệ tinh cỡ micro tại Học viện kỹ thuật Kuyshu, Nhật Bản
 
Khó khăn giờ đây, là tiền đầu tư đào tạo cao như vậy nhưng với cơ chế đãi ngộ như hiện nay, trả lương theo hệ số Nhà nước, một thạc sĩ mức lương khoảng 3 triệu thì làm sao giữ được chân người tài?“Hiện nay, chúng tôi đang làm tờ trình để có một cơ chế đặc thù cho đãi ngộ những người làm trong ngành vũ trụ” – PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết.
 
Chủ động liên kết đào tạo – đa dạng hóa các lĩnh vực
 
Theo kế hoạch dự kiến, khi Trung tâm vũ trụ đi vào hoạt động thì số nhân sự cần là 300 – 350 người. Hiện trạng đào tạo tại Việt Nam cho thấy, với năng lực của các trường đại học tại Việt Nam thì một năm cho ra trường khoảng 15- 20 cán bộ. Và nếu chỉ trong chờ vào các trường này thì chắc chắn không thể có nhân sự vận hành theo đúng kế hoạch.
 
Nhận thức được điều này, bên cạnh các dự án ODA vay vốn nước ngoài có gói đào tạo, hoặc cử người đi đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài thì Trung tâm vệ tinh quốc gia cũng chủ động liên kết với một số trường đại học trong nước để mở các ngành đào tạo về công nghệ vũ trụ.
 
Hiện nay, VNSC đã hợp tác đào tạo với trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trường Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học quốc tế – Đại học quốc gia TP HCM.
 
Những hợp tác này đã bắt đầu cho ra kết quả như hình thành Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ vũ trụ và ứng dụng với trường Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội. Thành lập Khoa Hàng không và Vũ trụ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Đào tạo cử nhân Khoa học và Kỹ thuật Không gian với trường Đại học quốc tế – Đại học quốc gia TP HCM.
 
Bên cạnh đó, ngành công nghệ vũ trụ là một lĩnh vực đa ngành, thì không chỉ cần kỹ sư công nghệ vũ trụ mà cần cả kỹ sư viễn thông, điện tử tin học, công nghệ thông tin, cơ điện tử…
 
Trả lời thẳng thắnvề câu hỏitại sao chúng ta đặt quyết tâm phải chế tạo vệ tinh, điều này khá tốn kém từ nhân lực đến đầu tư chứ không phải là chuyển giao công nghệ từ những quốc gia có công nghệ tương đồng, PGS.TS Phạm Anh Tuấn khẳng định: "Chúng ta đang trong lộ trình xây dựng ngành công nghệ vũ trụ.
 
Xác định tâm thế vừa học vừa làm, trải qua từng bước thì mới bền vững, chính vì vậy chúng tôi coi vệ tinh đầu, PicoDragon như vừa tốt nghiệp tiểu học, nhưng với con vệ tinh thứ 2, NanoDragon đã là bậc học trung học cơ sở… nhưng trình độ quốc tế. Nếu chúng ta không chế tạo vệ tinh thì không thể chủ động lắp những thiết bị quan sát như mong muốn”.
 
Hướng phát triển sắp tới của Trung tâm Vệ tinh quốc gia là mở rộng nhiều lĩnh vực, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành đến giảng dạy, bước đầu hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh như lĩnh vực thiên văn, viễn thám…
 
Công nghệ vũ trụ không chỉ có mỗi vệ tinh mà còn nhiều lĩnh vực liên quan, và các nhánh này càng mạnh sẽ tạo thế trận vững chắc cho ngành. PGS.TS Phạm Anh Tuấn khẳng định, với nỗ lực của Trung tâm vệ tinh quốc gia, việc đáp ứng con số nhân lực này là hoàn toàn có thể.
 
Theo Khám Phá
 

Việt Nam, Hàn Quốc hợp tác chuyển giao công nghệ chiết xuất siêu tới hạn

Tại buổi làm việc giữa Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Ajou (Hàn Quốc) ngày 1/6/2016, Giáo sư Sang Yo Byun đã giới thiệu về công nghệ chiết xuất siêu tới hạn và mong muốn được hợp tác chuyển giao công nghệ này cho phía Việt Nam.
 
Giáo sư Sang Yo Byun – Đại học Ajou – cho biết: "Trường ĐH Ajou có các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến lĩnh vực công nghệ chiết suất siêu tới hạn nhằm sản xuất các hợp chất dùng cho dược phẩm, mỹ phẩm. Tôi mong muốn hợp tác phát triển công nghệ này tại Việt Nam".
 
Theo ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam , đây là công nghệ cần thiết và nên được chuyển giao, ứng dụng tại Việt Nam bởi mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Việc áp dụng công nghệ chiết suất siêu tới hạn không những phục vụ cho nghiên cứu về y, dược học mà còn có thể giúp chiết xuất ra nhiều loại hợp chất dùng cho dược phẩm chức năng và thuốc.
 
Ông Đà cho biết thêm, Cục Công tác phía Nam và trường Đại học Ajou có thể hợp tác nghiên cứu, chuyển giao áp dụng công nghệ chiết suất siêu tới hạn tại Việt Nam thông qua việc xây dựng nghị định thư giữa hai quốc gia về phát triển KH&CN, kịp thời đưa vào nội dung thảo luận tại buổi họp thường niên về KH&CN giữa Việt Nam – Hàn Quốc đề nhận được sự ủng hộ.
 
 
Ký ý định thư hợp tác chuyển giao công nghệ chiết suất siêu tới hạn tại Việt Nam.
Thông qua các nội dung trao đổi, Cục Công tác phía Nam và Giáo sư Sang Yo Byun đãký ý định thư nhằm hợp tác, xây dựng nghị định thư chuyển giao và áp dụng công nghệ chiết suất siêu tới hạn tại Việt Nam. Theo đó, Đại học Ajou (Hàn Quốc) và Cục Công tác phía Nam cam kết hợp tác thông qua Dự án chuyển giao công nghệ nêu trên. Sản phẩm cuối cùng sẽ được xuất khẩu cho các công ty thực phẩm và mỹ phẩm tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ.
 
Hàn Quốc sẽ phụ trách chuyển giao công nghệ và giới thiệu nguồn cung cấp máy móc thiết bị phù hợp để triển khai dự án này tại Việt Nam. Việt Nam sẽ chuẩn bị đất đai, cơ sở vật chất, nguồn lực để tiếp nhận công nghệ, nguồn tài chính đầu tư hệ thống máy móc.
 
Kiều Anh
 

Thứ trưởng Trần Việt Thanh: Nhu cầu khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ ngày càng tăng

Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về kinh doanh sáng tạo (IIBF) tổ chức ngày 2/6/2016 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho rằng nhu cầu khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ của Việt Nam là hiện thực và có xu hướng ngày càng gia tăng.
 
IIBF là diễn đàn quốc tế thường niên được tổ chức nhằm đem lại cơ hội giao lưu và học hỏi thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong kinh doanh là con đường duy nhất để doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp và phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay. 
 
“Nhận diện cơ hội mới trong môi trường biến động toàn cầu” là chủ đề của Diễn đàn quốc tế về kinh doanh sáng tạo lần 3 được Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức ngày 2/6/2016 tại TP.HCM.
 
Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp như định giá và kinh doanh tài sản trí tuệ (TSTT) trong nền kinh tế hội nhập; Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam; mô hình doanh nghiệp sáng tạo để thích ứng thời đại số; phát triển kinh doanh từ nền nông nghiệp thông minh; cái giá của chất lượng trong giai đoạn hội nhập mới;… 
 
 
Thứ trưởng Trần Việt Thanh phát biểu khai mạc IIBF lần 3
Các diễn giả cho rằng, ĐMST là một tính từ không thể thiếu trong khởi nghiệp, tạo nên sự đột phá cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không ĐMST sẽ không phát triển bền vững. Trong khi đó, không khí khởi nghiệp ở Việt Nam đang khá sôi nổi nhưng kết quả mang lại chưa khả quan như mong đợi. 
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần có nhiều thời gian để ươm mầm, nuôi dưỡng và phát triển kéo dài nhiều năm, thậm chí mấy chục năm hoạt động khởi nghiệp mới có thể thành công. Để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp, cần sự tham sâu rộng hơn của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi các doanh nghiệp quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp bên ngoài thì cũng vô tình tạo ra được văn hóa khởi nghiệp ngay bên trong chính doanh nghiệp của mình. Đây cũng là cơ hội đem lại lợi ích kinh doanh lớn hơn cho doanh nghiệp.
 
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết, số lượng tài sản trí tuệ được Li-xăng (chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam và chuyển nhượng cho nước ngoài ngày càng tăng ở những năm gần đây. Điều đó cho thấy nhu cầu khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ của Việt Nam là hiện thực và có xu hướng ngày càng gia tăng. 
 
Theo Thứ trưởng, để kinh doanh TSTT có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần hiểu biết về loại tài sản này và có chiến lược quản trị thích hợp. Doanh nghiệp không chỉ phải dành khoản đầu tư cho hoạt động tạo dựng, phát triển, đăng ký TSTT mà còn phải có kiến thức về khả năng khai thác, sử dụng tài sản đó. 
 
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh TSTT chỉ thực sự phát huy vai trò nếu thể chế bảo hộ quyền SHTT thực sự mang tính đầy đủ và có hiệu quả. Để đảm bảo điều đó, hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về SHTT cần thiết lập những nguyên tắc bảo hộ rõ ràng, dành độc quyền cho SHTT thực sự xứng đáng, có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi cố ý xâm phạm quyền tài sản, chú trọng cơ chế dân sự trong giải quyết tranh chấp.
 
KA

Nâng cao an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ thoát khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới.
 
Đây là nội dung tại Quyết định phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
 
Bên cạnh các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 – 2020 là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về an toàn thông tin, tỷ lệ các sự cố mất an toàn thông tin mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%; nâng cao uy tín giao dịch điện tử của Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
 
 
(Ảnh minh họa)
Hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá về an toàn thông tin; phát triển tối thiểu 5 sản phẩm an toàn thông tin thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ an toàn thông tin trong nước.
 
Bảo đảm an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia
 
Một trong những nhiệm vụ đặt ra là bảo đảm an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia. Cụ thể, xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; tăng cường đầu tư bảo đảm an toàn thông tin mạng; định kỳ kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; xây dựng, cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng; xây dựng và hướng dẫn mô hình khung hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng phù hợp với thông lệ quốc tế.
 
Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng các hệ thống nền tảng để nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng, bao gồm: Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam; hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin; hệ thống xác thực điện tử quốc gia; nâng cao năng lực và tổ chức vận hành hiệu quả mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên phạm vi toàn quốc.
 
Đồng thời, định kỳ tổ chức triển khai diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, tham gia phối hợp diễn tập quốc tế; nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử theo hướng xã hội hóa.
 
Bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
 
Nhiệm vụ tiếp theo là bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, trong đó, xây dựng, ban hành và thường xuyên cập nhật quy chế, chính sách bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức; phân công lãnh đạo phụ trách và thành lập hoặc chỉ định bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm về an toàn thông tin mạng.
 
Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho lãnh đạo và cán bộ; tổ chức đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ có trách nhiệm liên quan; đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng; định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá, diễn tập về an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; tham gia, phối hợp trong các chương trình huấn luyện, diễn tập quốc gia; xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
 
Ngoài ra, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin mạng. Cụ thể, thực hiện đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm an toàn thông tin nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng thương hiệu Việt Nam; hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nội địa; thúc đẩy ứng dụng chữ ký số công cộng trong các hoạt động kinh tế – xã hội; tăng cường thuê ngoài dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp cung cấp.
 
Theo Khám Phá
 

Áp dụng công nghệ mới trong truyền thông về khoa học công nghệ

Đoàn công tác do Trung tâm Nghiên cứu phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ Việt Nam (CESTC) đã tới thăm và làm việc tại Bộ Khoa học và Công nghệ Philippines từ ngày 22-26/5 về những vấn đề xoay quanh công tác truyền thông khoa học và công nghệ.
 
Hai bên đã trao đổi về những kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội, đa phương tiện cũng như những kinh nghiệm để có thể truyền tải thông tin khoa học và công nghệ vốn dĩ khá khô khan tiếp cận được với đông đảo công chúng. 
 
Với sự tham gia đông đảo của người dân trên Facebook, Youtube…, nhiều ý kiến cho rằng các kênh này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin tới công chúng bên cạnh những phương tiện truyền thông truyền thống vẫn đang phát huy rất tốt như truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo điện tử, bản tin…
 
 
Bà Trương Quỳnh Liên tặng quà kỷ niệm cho ông Richard Burgos. (Nguồn: BTC).
Bà Trương Quỳnh Liên, Phó Giám đốc CESTC cho biết, hai nước Việt Nam và Philippines đã có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, trong đó phải kể đến sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nhiều năm qua.
 
Theo bà, để các kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn, công tác truyền thông về khoa học và công nghệ luôn được Việt Nam xem trọng. 
 
“Cách đây 7 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành lập CESTC và chúng tôi đã hợp tác với khoảng 40 cơ quan báo chí lớn, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam để truyền tải thông tin tới công chúng,” bà Liên nói.
 
 
Qua cuộc trao đổi kinh nghiệm này, hai bên đều thu được những bài học quý để phát triển công tác truyền thông khoa học và công nghệ. (Nguồn: BTC).
 
Chào mừng đoàn Việt Nam tới trao đổi kinh nghiệm, ông Richard Burgos, Viện trưởng Viện Thông tin khoa học công nghệ Philippines (ST-II) cho hay, đơn vị này có ba nhiệm vụ chính là thiết lập một thư viện và cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ; truyền bá những thông tin khoa học công nghệ và đào tạo định kỳ cho những nhân viên Chính phủ và các bên liên quan về khoa học công nghệ.
 
Người đứng đầu ST-II cũng hi vọng hai bên sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu và áp dụng thành công trong thực tiễn để đưa thông tin khoa học gần gũi hơn với công chúng, thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ.
 
Theo Vietnamplus
 

Bộ Khoa học và Công nghệ phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh vừa ký Quyết định số 1338/QĐ-BKHCN về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ KH&CN.
 
Theo đó, Bộ trưởng lãnh đạo chung mọi mặt hoạt động và công tác trong chức năng nhiệm vụ của Bộ theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác của ngành. Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý các công việc hằng ngày trong từng lĩnh vực công tác của Bộ, trừ các công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thứ trưởng sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc thuộc phạm vi được phân công chỉ đạo.
 
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vừa ký Quyết định phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ KH&CN. (Trong ảnh lần lượt từ trái sang: Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Phạm Đại Dương). Ảnh: Loan Lê.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ chung, Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Trần Việt Thanh giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách KH&CN thuộc các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, thông tin và thống kê KH&CN; Công tác tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng; công tác sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ. Theo đó các đơn vị do Thứ trưởng Trần Việt Thanh phụ trách gồm: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường, Chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; Văn phòng công nhận chất lượng; Viện Khoa học sở hữu trí tuệ…
 
Theo quyết định này, Thứ trưởng Trần Văn Tùng giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về ứng dụng, phát triển, chuyển giao và đổi mới công nghệ; thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Công tác phát triển tiềm lực KH&CN; Công tác ứng dụng, đổi mới và phát triển công nghệ; Công tác đánh giá khoa học và định giá công nghệ; Công tác phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Công tác đăng ký hoạt động KH&CN…
 
Quyết định phân công Thứ trưởng Trần Quốc Khánh giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các chương trình KH&CN quốc gia; hội nhập quốc tế về KH&CN; các quỹ trong lĩnh vực KH&CN; Công tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về KH&CN; Tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020.
 
Bộ trưởng đã phân công Thứ trưởng Phạm Công Tạc chỉ đạo các lĩnh vực: Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh cực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; lĩnh vực năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ hạt nhân; quản lý KH&CN của các địa phương; các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia; Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân; công tác báo chí…
 
Theo Quyết định này, Thứ trưởng Phạm Đại Dương sẽ giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực công nghệ cao; Quản lý hoạt động công nghệ cao và các khu công nghệ cao, các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.
 
Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ có 5 thứ trưởng.
 
Bích Ngọc

Cách đọc sách hiệu quả

Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả…

1. Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ:

 
 
Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm.
Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài (trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng).
Gấp sách lại và tự hỏi: ý chính của bài là gì, văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.
2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm. Cố gắng xem việc đọc sách như thể đang ngắm một cảnh đẹp, hình dung một ý tưởng bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân.
 
3. Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa.
 
4. Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất.
 
5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.
 
Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.
 
Nguồn:Tuổi Trẻ (2003)

Cách Tổng thống Obama truyền cảm hứng cho người trẻ

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Obama đã kết thúc, nhưng ấn tượng ông để lại cho người trẻ Việt không đơn thuần là hình ảnh một vị lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.

Nói về Obama, nhiều người gọi ông với cái tên "The Viral Presidency" – vị tổng thống có sức lan truyền cảm hứng sống tích cực, sống đẹp, sống ý nghĩa cho mọi người.
 
Đâu đó trên mạng xã hội, có người viết rằng: "Nhiều chàng trai, cô gái phần nào thay đổi chỉ sau 3 ngày tổng thống Mỹ đến Việt Nam. Vị tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tạo một cú "push off" mạnh mẽ cho người trẻ, giúp thế hệ mới biết rằng mình đang được tin tưởng mà không cần những lời hoa mỹ, phát biểu cao sang, hay hứa hẹn viển vông".
 
Ai cũng có một thời tuổi trẻ
 
Thoải mái chia sẻ rằng mình từng có thời ham chơi, bất cần, thích theo đuổi các cô gái, hút bồ đà, chính là Tổng thống Obama.
 
Kể cả người bình thường, ít ai muốn quá khứ bị nhắc tới, nhưng ông chủ Nhà trắng lại thẳng thắn thừa nhận khoảng thời gian không "nghiêm túc".
 
"Tôi nổi loạn vì thiếu vắng người cha. Nhiều khi tôi còn quan tâm đến thể thao và các cô gái hơn những gì các bạn trẻ hiện nay có thể làm được. Khi trưởng thành hơn, tôi chấp nhận điều đó và chuyển sang học nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề xã hội", ông Obama chia sẻ với các thủ lĩnh trẻ trong hội nghị YSEALI tại TP HCM.
 
Điều tổng thống muốn gửi tới những người trẻ, ai cũng có những năm tháng chông chênh, lạc lối, không phải người nào cũng tìm ra mục đích sống và đam mê khi tuổi đời còn quá ít.
 
Cũng như cố nhạc sĩ Trần Lập từng viết "Ai cũng có một thời trẻ dại, lửa thử vàng gian nan đo sức mạnh, nơi kia chân trời sáng", ông Obama muốn người trẻ hãy cứ sống cho trọn vẹn những năm tháng tuổi trẻ.
 
Người trẻ đang đứng trước nhiều ngã rẽ cuộc đời. Nhiều lúc quá khó để quyết định, cũng chẳng thể phán đoán được tương lai của mình, mình sẽ thành ai, mình sẽ thế nào. Như một điều tất yếu, người trẻ lạc lối giữa trăm vạn lối đi.
 
Đừng quá lo vì Obama đã nói: "Các bạn đừng lo lắng về việc sẽ trở thành ai, mà hãy nghĩ về những điều bạn sẽ làm. Khi suy nghĩ về những vấn đề kia, bạn sẽ bỏ qua những việc cần làm trước mắt".
 
Vị tổng thống thứ 44 của nước Mỹ luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ trên toàn thế giới nói chung cũng như thanh niên Việt Nam nói riêng. Ông nhắc cho chúng ta nhớ, tại đất nước chúng ta, có một lớp trẻ tràn ngập năng lượng, đang sống một cách tích cực, biết nghĩ cho xã hội, dám nghĩ dám làm, sống quyết liệt, không chờ đợi.
 
Giáo dục là giá trị cốt lõi của mỗi con người
 
Trong bài phát biểu trước thanh niên ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tổng thống Obama hân hoan thông báo về hoạt động của Đại học Fullbright Việt Nam.
 
"Mùa thu này, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ hoạt động ở TP HCM. Đây là trường đại học độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung những vấn đề như chính sách công, quản trị, kinh doanh, cơ khí, khoa học máy tính… trên nền tảng giáo dục khai phóng".
 
Có thể thấy rõ, hợp tác về giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới Việt Nam.
 
Người đứng đầu Nhà Trắng luôn coi trọng giáo dục, nhất là giáo dục đối với những người trẻ. Trong những bài phát biểu, ông nhắc đến toán học Ngô Bảo Châu, dành lời khen cho các doanh nhân trẻ như Lê Hoàng Uyên Vy, Hằng Đỗ, Ngô Thùy Ngọc Tú, rapper Suboi…
 
Điểm chung của những gương mặt này là sự năng động, giỏi ngoại ngữ và biết cách nắm bắt thành công, dù tuổi đời còn trẻ. Không chỉ coi trọng giáo dục trong trường học, ông Obama cũng cho rằng, hãy để thế hệ trẻ được tự do tiếp nhận thông tin, văn hóa, vì họ sẽ tự học được từ nhau rất nhiều điều mà người của thế hệ trước không nắm rõ.
 
Tổng thống Obama thưởng thức món bún chả và dùng bia ở Hà Nội. Ảnh:  Anthonybourdain Instagram
 
Hãy tìm hiểu nhiều nền văn hóa
 
Có lẽ không nhiều lãnh đạo cao cấp thể hiện sự hiểu biết văn hóa, lịch sử, văn học Việt Nam như tổng thống Obama.
 
Trong những ngày ở Việt Nam, ông ăn bún chả Lê Văn Hưu, uống bia Hà Nội, thăm chùa Ngọc Hoàng. Trong các bài phát biểu, ông nhắc đến lụa tơ tằm, tranh sơn mài, trích thơ Nguyễn Du, triết học Phan Chu Trinh, toán học Ngô Bảo Châu, âm nhạc Trịnh Công Sơn, lời thầy Thích Nhất Hạnh.
 
Ông Obama dẫn thơ Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời", dẫn ca từ Văn Cao: "Từ nay người biết yêu người, từ nay người biết thương người…" .
 
Không những thế, ông còn nhắc đến "thủ lĩnh" Trần Lập, ca sĩ Sơn Tùng MTP, thói quen sử dụng Facebook, sở thích selfie của người trẻ.
 
Ông thể hiện sự tôn trọng nền văn hóa, giáo dục, lịch sử, tôn giáo của Việt Nam. Là vị tổng thống da màu đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông Obama luôn tự trang bị những kiến thức về văn hóa – xã hội. Bản thân vị tổng thống Hoa Kỳ từng nói với giới trẻ Việt: "Doanh nhân trẻ cần hiểu về văn hóa, môi trường các quốc gia khác. Nếu không thể đi đến nơi mình muốn, các bạn có thể dùng Internet để tìm hiểu".
 
Ai đó có thể nói, hình ảnh hoàn hảo Obama thể hiện những ngày qua ở đất nước chúng ta là nhờ ekip truyền thông, sự giúp đỡ của hàng trăm người trước từng bước đi của tổng thống, những bài phát biểu cảm động đầy dẫn chứng là công sức của thư ký.
 
Nhưng suy cho cùng, chỉ có những điều xuất phát từ tâm hồn mới chạm đến trái tim. Ông Obama sẽ được nhớ đến như một người đã truyền rất nhiều cảm hứng cho người trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Bách khoa thư thành bách khoa… hư

Bộ sách nằm trong dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian VN, mang tính chất bách khoa thư về sắc màu văn hóa của các tộc người VN, nhưng nội dung nhiều chỗ còn tùy tiện, thậm chí sai sót.

Dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian VN (gọi tắt là dự án) được nhà nước tài trợ 240 tỉ đồng, do Giáo sư – tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, là Trưởng ban chỉ đạo thực hiện. Ông cũng là tác giả cuốn Ghi chép về văn hóa và âm nhạc, một ấn phẩm thuộc dự án này.
 
Nhiều sạn
 
Ngay từ Lời nói đầu của quyển sách đã có nhiều lỗi chính tả. Cách phiên âm trong sách không thống nhất. Ví dụ, với phiên âm thuật ngữ folklore (văn học dân gian), bài đầu tiên sách in “phôn-cơ-lo” (Mấy ý kiến về Đặc trưng nguyên hợp trong nghiên cứu phôn-cơ-lo, trang 19 – 35) đến “Fônclo” (bài Fônclo Bâhnar, trang 450 – 575), rồi “folklore” (trang 285), fôn-clo (trang 504 – 510), “phônclo” (trang 625). Hay cách phiên âm người Ba Na (trang 213), người Bâhnar (trang 208, 407 – 410, 418…), người Bahnar (trang 433)…
 
Theo cước chú cuối mỗi bài viết, người đọc hiểu rằng cuốn sách là tập hợp các bài viết theo nhiều thời kỳ từ năm 1970 đến khi sách in. Từng có một thời, để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, thuật ngữ quốc tế đều phải phiên âm sang tiếng Việt. Tuy nhiên, khi tập hợp lại để xuất bản, tác giả có đủ điều kiện để thống nhất lại cách phiên âm, nhưng không thực hiện nên gây ra sự bất nhất.
 
Bên cạnh đó là việc không dẫn nguồn các bài viết, hoặc có dẫn nhưng lại dẫn thiếu, dẫn sai. Bài Mấy ý kiến về Đặc trưng nguyên hợp trong nghiên cứu phôn-cơ-lo được đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 5/1979, khi sách tái bản lại sửa thành 12/1999 (trang 19 – 24). Bài Đa dạng văn hóa thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số ở VN không dẫn nguồn từ Hội thảo Đa dạng văn hóa của Ủy ban UNESCO. Bài Nhân cách và nghệ thuật – mối quan hệ qua lại (trang 113 – 153) cũng không dẫn nguồn… Trang 766, bài Nhã nhạc – một thể loại âm nhạc cung đình VN lập bảng hệ thống tên nốt của thang âm thì toàn bộ phiên âm chữ Hán biến mất, chỉ để lại các ô trắng phía trên.
Thêm nữa, việc sử dụng các thuật ngữ cũng tùy tiện. Đó là thuật ngữ “Dóng” (Phù Đổng thiên vương) ở trang 58 – 59, Gióng (trang 286, 290), hay vừa Dóng vừa Gióng (trang 285). Khi tác giả trích dẫn từ công trình nghiên cứu của Cao Huy Đỉnh thì hẳn phải biết rõ rằng, Cao Huy Đỉnh chọn cách viết “Dóng” là cả một luận điểm khoa học (Công trình nghiên cứu Người anh hùng làng Dóng của Cao Huy Đỉnh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học dân gian đợt đầu tiên, năm 1996).
 
 
Bìa cuốn Ghi chép về văn hóa và âm nhạc
 
Tái bản cắt xén tùy tiện
 
Cầm Trọng cùng với Từ Chi (bút danh Trần Từ) có thể nói là hai tên tuổi sáng giá nhất nghiên cứu về lịch sử dân tộc học VN. Song sách của 2 tác giả này nằm trong dự án đều bị cắt xén nghiêm trọng.
 
Công trình khoa học kinh điển Người Mường ở Hòa Bình của Từ Chi từng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000). Khi được nhà xuất bản (NXB) Thời đại tái bản, cuốn sách có giá trị khoa học trở thành phế phẩm vì bị cắt xén không thương tiếc, trang nào cũng sai, chú thích khoa học bị cắt xén tùy tiện.
 
“Cuốn Người Mường ở Hòa Bình là một trong những “sách gối đầu giường” của tôi, nên dù mới đọc lướt qua bản được in theo dự án, tôi đã không khỏi ngạc nhiên và thất vọng. Đó đáng gọi là “một thảm họa về sự tái bản”. Nhiều câu, đoạn bị cắt xén, sửa đổi tùy tiện, hình minh họa lem nhem, lỗi chính tả…”, nhà nghiên cứu dân tộc học Tạ Đức nhận xét.
 
PGS-TS Bùi Xuân Đính, chuyên gia nghiên cứu dân tộc học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN), bức xúc: “Là người có nhiều năm được Từ Chi truyền bảo kiến thức và kinh nghiệm làm việc, tôi bất bình trước sự làm việc cẩu thả, tùy tiện trong việc tái bản một số tác phẩm của ông thời gian gần đây”.
 
Còn Luật tục Thái ở Việt Nam của Cầm Trọng và Ngô Đức Thịnh do NXB Văn hóa Dân tộc ấn hành (Lưu Xuân Lý chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyễn Thị Chính – Lý Thanh Tâm biên tập) đã bỏ đi nhiều trang chú thích quan trọng, làm biến dạng công trình quan trọng này. Trang 16 của sách đã cắt bỏ tiêu mục Quan hệ xã hội, trang 560 đã bị cắt bỏ toàn bộ chú thích đánh số 6…
 
Phóng viên đã liên hệ với ông Lưu Xuân Lý, Giám đốc NXB Văn hóa dân tộc để trao đổi về những sai sót trong nội dung sách nhưng không liên lạc được. Trước đây, khi trả lời báo chí về những sai sót liên quan đến các đầu sách của dự án do NXB Văn hóa Dân tộc thực hiện, ông Lý cho biết NXB có quyền biên tập, cắt bỏ các nội dung mà không cần hỏi ý kiến tác giả.
 
Khi được hỏi về những chỉnh sửa trong lần tái bản quyển Luật tục Thái ở Việt Nam, GS-TS Ngô Đức Thịnh hết sức bất bình vì tác giả không được hỏi ý kiến. Việc NXB tự ý cắt xén văn bản cuốn sách, GS Thịnh khẳng định: “Sửa cái gì anh cũng phải hỏi xem tác giả có đồng ý hay không. Một chữ cũng phải hỏi tác giả”. GS Ngô Đức Thịnh phân tích thêm, mỗi cuốn sách lỗi ra đời ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng học thuật của tác giả không chỉ trong nước mà còn với các nhà khoa học trên thế giới.

Những câu hỏi của giới trẻ Việt gây ấn tượng với Tổng thống Obama

Giới trẻ ngày nay thường bị cho là vô cảm, là thực dụng, là ích kỷ… Nhưng khi được trao cơ hội, họ đã chứng tỏ họ quan tâm và thực sự dấn thân vào tất cả các mối lo toan của toàn xã hội, từ chống buôn bán người, bảo vệ thiên nhiên đến ngăn chặn chảy máu chất xám.
 
Phải nói rằng tất cả các bạn trẻ ngẫu nhiên được chọn đặt câu hỏi cho ông Obama đều cho thấy họ rất có trách nhiệm với giới trẻ, với xã hội, với vận mệnh đất nước. Câu hỏi nào hay hơn tùy thuộc vào nhận định và mối quan tâm của từng người. Cũng có thể có những câu hỏi xuất sắc hơn nhưng việc chạm đến đúng mối quan tâm của ông Obama sẽ dễ khiến ông buột miệng khen. Dù sao, hãy thử xem ông khen câu hỏi của ai.
 
Câu hỏi của một thành viên YSEALI tên Hoàng: Như ông đã nói YSEALI là sáng kiến của chính ông và tôi biết rằng chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, ông sẽ rời khỏi Nhà Trắng. Không biết ông có kế hoạch gì để vị tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo của nước Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sáng kiến tốt đẹp này không không? Xin cảm ơn.
 
Tổng thống Obama: Một câu hỏi tuyệt vời!