CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC STEM VIỆT NAM

 
Thực hiện "Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế", trong đó nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập luôn là mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục STEM nói riêng ở Việt Nam.
Các giáo viên STEM tham dự Hội thảo STEM tại Việt Nam
 
Trên cơ sở đó "Cộng đồng Giáo dục STEM Việt Nam" được hình thành với sự tham gia của giáo viên, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, nhà trường cùng các tổ chức giáo dục và sự đồng hành, sẻ chia của học sinh, phụ huynh học sinh,…Cho đến nay, cộng đồng đã và đang có những đóng góp hết sức quý báu cho sự phát triển của giáo dục STEM tại Việt Nam, thay đổi một phần nhận thức xã hội về giáo dục STEM đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực tri thức cao, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế trong tương lai không xa. STEM.VN là công cụ và sân chơi của Cộng đồng giáo dục STEM Việt Nam với các mục tiêu sau:
 
 
  1. Hỗ trợ cộng đồng giáo dục STEM thúc đẩy các hoạt động thực hiện mục tiêu chung:
 
    –  Tìm hiểu, nghiên cứu sâu về giáo dục STEM
    –   Cải thiện chất lượng giáo dục STEM để phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của Việt Nam
    –   Nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của xã hội về giáo dục STEM.
 
  2. Cung cấp bộ công cụ kết nối các thành viên của cộng đồng xoay quanh 3 trụ cột là Hoạt Động, Cộng Đồng và Tài Liệu.
 
  Thành viên tham gia cộng đồng bao gồm:
     –    Học sinh
     –    Phụ huynh học sinh
     –    Giáo viên
     –    Nhà trường
     –    Các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước
     –    Nhà quản lý giáo dục
     –   Chuyên gia giáo dục
 
Với học sinh:
 
    –   Tham gia các hoạt động của  giáo dục STEM online và offline, qua đó học sinh sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước vào thế kỷ 21.
    –   Tham gia hòa nhập cộng đồng học sinh tại Việt Nam và trong khu vực thông qua các sự kiện, các hoạt động cộng đồng.
 
Với Phụ huynh học sinh:
 
 –    Xác định được lợi ích của giáo dục STEM, định hướng các bước phát triển con/em của mình trong tương lai.
 
   –   Tham gia các hoạt động giáo dục STEM cùng con/em của mình và các giáo viên.
Phụ huynh học sinh – những người luôn sát cánh bên các con là một cộng đồng không thể thiếu trong Cộng đồng STEM
Phụ huynh học sinh – những người luôn sát cánh bên các con là một cộng đồng không thể thiếu
trong Cộng đồng Giáo dục STEM tại Việt Nam
 
Với Giáo viên:
 
   –   Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục STEM online và offline theo phương pháp học qua hành và hướng tới từng học sinh.
    –  Trao đổi chia sẻ và học tập các phương pháp, kỹ năng, kiến thức về giáo dục STEM, xây dựng cộng đồng chuyên môn về giảng dạy STEM.
 
Với nhà trường:
 
    –   Tham gia tiếp cận với quan điểm, phương pháp, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới về giáo dục STEM.
    –   Ứng dụng phương pháp dạy và học tiên tiến sử dụng các tiện ích của STEM.VN nhằm quản lý, đánh giá giáo viên, học sinh, các lớp học, các hoạt động giáo dục.
    –  Giao lưu học hỏi trong cộng đồng các trường học không chỉ ở Việt Nam mà còn với các nước trong khu vực.
 
Với nhà quản lý giáo dục:
 
    –   Tham gia trao đổi chia sẻ về các quan điểm giáo dục, các phương pháp và chương trình giảng dạy tiên tiến trên thế giới và trong khu vực về giáo dục STEM.
   –   Nắm được các yêu cầu liên quan đến giáo dục STEM tại Việt Nam.
   –   Tạo sân chơi khuyến khích, kêu gọi sự chung tay, chung sức của các tổ chức, cá nhân với ngành giáo dục thông qua các hoạt động hội giáo dục STEM.
 
Với các chuyên gia giáo dục:
 
   –   Tham gia chia sẻ, thảo luận kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình cho phát triển giáo dục STEM.
   –   Sử dụng các công cụ của STEM.VN để tìm hiểu về thực trạng, xu hướng và hoạch định các phương pháp, cách thức triên khai giáo dục STEM tại Việt Nam hiệu quả.
 
Với các tổ chức giáo dục STEM:
 
   –   Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giáo dục STEM tới nhiều tổ  chức, cá nhân trong ngành giáo dục sử dụng các công cụ  của STEM.VN.
   –   Bám sát nhu cầu của phụ huynh, học sinh về giáo dục STEM.
   –   Tham gia ra hệ sinh thái giáo dục STEM bền vững và lành mạnh  tại Việt Nam.
 
Hãy đăng ký để bắt đầu tham gia cộng đồng giáo dục STEM tại Việt Nam ngay hôm nay và trải nghiệm phương pháp học tập STEM cập nhật nhất.
Tham khảo thêm tại website: http://www.stem.vn
 
 

Khởi động đề án 2.000 tỷ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Chiều 7/10, tại Hà Nội, Phiên họp lần thứ nhất Ban điều hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã diễn ra tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ – đơn vị chủ trì đề án.
 
 
Toàn cảnh Phiên họp lần thứ nhất Ban điều hành Đề án 844.
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về Dự thảo Quy chế hoạt động của Ban điều hành; Dự thảo Thông tư quy định quản lý hoạt động Đề án; Chương trình hoạt động của Ban Điều hành năm 2016, 2017.
 
Dự thảo Quy chế hoạt động của Ban điều hành đưa ra Chế độ và nguyên tắc làm việc, theo đó, Ban Điều hành sẽ làm việc theo cơ chế tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban; Ban điều hành sẽ phân công trách nhiệm cho từng thành viên chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung Đề án trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình quản lý, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khác để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc thông qua cơ chế hoạt động của Ban Điều hành Đề án….
 
Bên cạnh đó, tại Phiên họp, Ban điều hành nghiên cứu xem xét đề xuất để thực hiện các kế hoạch triển khai Đề án trong năm 2016- 2017. Theo đó, trong năm 2016 sẽ tập trung xem xét quy định về việc thành lập và hoạt động của các Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia Techfest; Xây dựng chương trình và khiển khai thực hiện các hoạt động đào tạo và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Xây dựng chương trình truyền thông cho các hoạt đông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tổ chức lựa chọn các tổ chức, cá nhân phù hợp tham gia Đề án, bao gồm cả những tổ chức có năng lực, kinh nghiệm trong hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đơn vị quản lý thực hiện Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam.
 
Năm 2017, Đề án sẽ tập trung xây dựng và cập nhật Cổng thông tin khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia; Tổ chức các sự kiện khởi nghiệp quy mô địa phương, liên kết viện, trường; Phát triển cơ sở vật chất – kĩ thuật cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Nghiên cứu đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo….
 
Dự kiến trong 2 năm 2016 – 2017 sẽ thiết lập và vận hành 02 Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Tổ chức thành công sự kiện Ngày hội khởi nghiệp Techfest 2016 và 2017 quy mô quốc tế và ít nhất 03 sự kiện khởi nghiệp cấp địa phương, liên kết viện – trường; Ký kết hợp tác về chuyên gia, kết nối đầu tư với ít nhất 05 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có uy tín trên thế giới. Về truyền thông, dự kiến sẽ có chương trình truyền hình riêng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Để tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sang tạo, một số thành viên Ban Điều hành đề xuất đưa một số quy định về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào các văn bản quy phạm pháp luật.
 
Với các nội dung trên, Đề án cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
 
 
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng, Trưởng Ban điều hành, phát biểu tại phiên họp.
 
Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bộ KH&CN sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban điều hành. Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, sẽ xem xét và hoàn thiện quy chế, chức năng hoạt động của Ban điều hành. Đồng thời, theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động của Ban điều hành và Tổ thường trực để thực hiện thành công Đề án. Ngay trong năm 2016, Bộ KH&CN sẽ tập trung tổ chức sự kiện ngày hội lớn nhất về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (TECHFEST 2016) với quy mô lớn, tập hợp lại các ngày hội khởi nghiệp của các trường đại học, địa phương, doanh nghiệp có sự liên hệ, kết nối với các đơn vị đã triển khai ngày hội khởi nghiệp. Phát biểu kết luận phiên họp,Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định: Do đây là một Đề án có quy mô rộng, liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương nên Bộ KH&CN quyết tâm đẩy mạnh triển khai việc thực hiện đề án theo mục tiêu đã đề ra.
 
TIN, ẢNH: ÁNH TUYẾT
 

Điểm tin KH&CN từ ngày 17-23/9

 
Hình ảnh robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu của nhóm nghiên cứu trường ĐH Duy Tân
 
Gặp người chế tạo nam châm đất hiếm ở Việt Nam; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Sở hữu trí tuệ nhưng phải theo “khung khổ” pháp lý; Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; …là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Gặp người chế tạo nam châm đất hiếm ở Việt Nam
 
Chế tạo thành công nam châm đất hiếm là một trong những kết quả của cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm – kim loại chuyển tiếp” của GS, TSKH Thân Đức Hiền, nguyên giảng viên Khoa Vật lý, Trường đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng 13 cộng sự. Công trình này được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
 
Để chế tạo nam châm đất hiếm phải kể đến quá trình nghiên cứu bền bỉ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản từ trước đó của GS, TS Thân Đức Hiền và nhóm nghiên cứu. Đây được coi là thành tích đáng tự hào của khoa học Việt Nam thời điểm năm 1979, mở đầu cho những nghiên cứu sau này. Trong hơn 20 năm thực hiện, cụm công trình nghiên cứu về vật liệu từ kim loại đất hiếm đã công bố hơn 80 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, trong đó có 50 bài báo được trình các Hội đồng xét duyệt. Trong giai đoạn 1980-2002, số lượng trích dẫn các bài báo lên tới hơn 1.000 lần. Điều đó chứng tỏ những vấn đề nghiên cứu đã được các phòng thí nghiệm trên thế giới quan tâm. Các nghiên cứu cơ bản của cụm công trình đã góp phần vào sự hiểu biết cơ bản về tính chất từ của hợp kim liên kim loại, đất hiếm – kim loại chuyển tiếp. (Theo Nhân Dân 17/9).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Sở hữu trí tuệ nhưng phải theo “khung khổ” pháp lý
 
 
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
 
 
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới thăm Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 thuộc Tổng cục TCĐLCL.
 
Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh đã báo cáo Phó Thủ tướng tình hình thực tế trong hoạt động quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hóa, hoạt động quản lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
 
Sau khi nghe báo cáo, ý kiến các Bộ, ngành và kiểm tra tình hình thực tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các bộ, ngành đã vào cuộc tích cực, một số nơi đã có những kết quả rõ nét nhưng cần tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong khung khổ pháp lý thông thoáng nhưng phải chặt chẽ.
 
Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo phải kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế pháp luật, thủ tục hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng; để doanh nghiệp bớt thời gian lo các thủ tục liên quan đến chất lượng và sở hữu trí tuệ. (Theo Đảng cộng sản 21/9).
 
Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ
 
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận tài trợ với một số đơn vị nhằm hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) và thí điểm vận hành quỹ hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo.
 
Cụ thể, BIPP đã ký 3 hợp đồng tài trợ cho các đơn vị bao gồm: Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SATI-TECH) với trị giá 495.000 Euro thực hiện việc triển khai Quỹ InnoFund; Trung tâm Ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KHCN – Viện Ứng dụng công nghệ (NTBIC) với trị giá 170.000 Euro thực hiện triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KHCN tại Hà Nội; Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh (HCMUT-TBI) với trị giá 100.000 Euro thực hiện triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KHCN tại TP. Hồ Chí Minh.
 
 
Đại diện BTC và Dự án BIPP ký kết hợp tác với Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ – Viện Ứng dụng Công nghệ.
 
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Trần Văn Tùng bày tỏ mong muốn các đơn vị nhận sự hỗ trợ của Dự án BIPP sẽ tập trung công sức, trí tuệ triển khai đúng tiến độ, theo đúng mục tiêu, nội dung đã được Dự án BIPP hỗ trợ. Từ kết quả của các hoạt động của SATI-TECH, NTBIC và HCMUT-TBI sẽ là nhân tố để nhân rộng, tạo điều kiện ươm tạo ra nhiều doanh nghiệp KHCN cũng như sẽ xây dựng các nội dung về hệ thống chính sách cho phát triển hệ thống doanh nghiệp KHCN tại Việt Nam. (Theo Báo Công thương 22/9).
 
TP.HCM: Xây dựng mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học tiên tiến
 
Sáng 23/9, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức nghiên cứu tiên tiên: Từ lý luận đến thực tiễn”. Đây là một trong những hoạt động của chương trình phát triển tiềm lực KHCN của TP đến năm 2020.
 
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, trong hệ thống các tổ chức KHCN của chúng ta hiện nay, còn thiếu các tổ chức nghiên cứu ứng dụng đủ mạnh về qui mô, tính liên nghành, đội ngũ nhân lực trình độ cao và hạ tầng nghiên cứu hiện đại để có thể cung cấp công nghệ và trợ giúp kỹ thuật tiên tiến, tác động mạnh tới các ngành.
 
Thông qua buổi hội thảo này, Sở KH&CN TP.HCM mong muốn sẽ nhận được nhiều thông tin chia sẻ hữu ích từ phía các chuyên gia, nhà khoa học…
 
“Căn cứ vào đó, Sở sẽ xây dựng bộ tiêu chí đề xuất về mô hình tổ chức khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu của TP tiếp cận đến tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới xây dựng ít nhất 02 mô hình tổ chức khoa học và công nghệ theo mô hình tiên tiến trên địa bàn TP.HCM.” (Theo Khám phá 23/9).
 
Robot tự động dò tìm khuyết tật mối hàn "made in Việt Nam"
 
Nhóm nghiên cứu chế tạo thành mẫu robot này gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Sản phẩm vừa đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng tháng 8 vừa qua do Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa lạc đồng tổ chức cùng Sở KHCN, Hội đồng khởi nghiệp và Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố Đà nẵng.
 
Sau hơn 1 năm nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Dương sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.
 
TS Vũ Dương, người hướng dẫn nhóm nghiên cứu cho biết: Robot mang theo thiết bị dò siêu âm và di chuyển tự động theo mối hàn mà người sử dụng muốn kiểm tra. Khi phát hiện thấy có khuyết tật (tức là thấy các xung hồi đáp bất thường) thì người điều khiển có thể cho dừng robot, điều khiển robot để kiểm tra lại xem ở vị trí đó có phải là khuyết tật hay không. Nếu đó là khuyết tật thì người điều khiển sẽ ra lệnh cho Robot đánh dấu vị trí đó rồi di chuyển, kiểm tra tiếp. Nếu không phải là khuyết tật thì sẽ điều khiển cho robot di chuyển, kiểm tra tiếp luôn . Cứ như vậy cho đến hết đường hàn. (Theo Dân trí 23/9).
 
 
 
Hà Trang (Tổng hợp)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

 
Sáng ngày 21/9/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020 trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Sở hữu trí tuệ tại Bộ KH&CN tại 2 đơn vị là Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL).
 
Tham dự buổi làm việc về phía Bộ KH&CN có Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Lãnh đạo Cục SHTT, Tổng cục TCĐLCL; các đơn vị khác trong Bộ, cùng đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
 
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại Cục SHTT- Bộ KH&CN
 
 
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã báo cáo với Phó Thủ tướng và Đoàn kiểm tra về những mặt công tác của Bộ KH&CN thời gian qua và những nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Sở hữu trí tuệ tại Bộ KH&CN.
 
Theo Thứ trưởng Trần Việt Thanh, triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 1348/QĐ-BKHCN ngày 27/5/2016 ban hành Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết nói trên.
 
Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ KH&CN thường xuyên đôn đốc các đơn vị quán triệt, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được giao, báo cáo kịp thời về Bộ KH&CN những vướng mắc để chỉ đạo xử lý; báo cáo định kỳ kết quả thực hiện hàng quý để tổng hợp báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, trong lĩnh vực hoạt động quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hóa, Tổng cục TCĐLCL đã và đang tập trung vào việc khắc phục các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường chống gian lận thương mại; bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo phù hợp với các quy định của hiệp định hay điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành trong thời gian qua.
 
Có thể lấy ví dụ như đối với sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 do Bộ KH&CN quản lý, thời gian dành cho hoạt động kiểm tra chất lượng đã được cắt giảm so với trước. (Từ trung bình 23 ngày xuống còn 1,26 ngày đối với nhóm sản phẩm LPG và cao nhất là 11,4 – 17,06 ngày đối với nhóm sản phẩm điện – điện tử).
 
Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 110/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 hướng dẫn phối hợp kiểm tra chất lượng và thông quan hàng hóa nhập khẩu, góp phần giảm bớt thời gian đọng hàng ở cửa khẩu chờ đợi kết quả đánh giá sự phù hợp và rút ngắn được thời gian trao đổi và cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp (các cơ quan kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, hải quan chấp nhận trao đổi và xử lý thông tin trên file ảnh qua email, qua bản fax,…). 
 
Ngoài ra, với một số sản phẩm hàng hoá nhóm 2 không quá rủi ro, theo nguyên tắc của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, có thể chỉ cần áp dụng cơ chế công bố hợp quy và tăng cường hậu kiểm…
 
Thực hiện công việc này, Bộ KH&CN đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ KH&CN làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát lại sản phẩm, hàng hoá để loại khỏi Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 đối với các sản phẩm không thực sự có nguy cơ cao về an toàn; giao Bộ KH&CN là đầu mối quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp nói chung ngoài một số lĩnh vực đánh giá sự phù hợp chuyên sâu để thực sự đảm bảo tính khách quan trong việc thúc đẩy cơ chế xã hội hoá hoạt động đánh giá sự phù hợp, thừa nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài mà hiện nay các Bộ, ngành còn chưa thực hiện…
 
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm việc với Bộ KH&CN về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và SHTT. Ảnh Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu
 
 
Liên quan đến lĩnh vực SHTT, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng cho biết, hiện nay hệ thống pháp luật về SHTT đã tương đối đầy đủ và đồng bộ làm nền tảng cho các hoạt động SHTT của cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác, qua đó đã đảm bảo việc tiếp nhận và cơ bản xử lý một khối lượng lớn đơn sở hữu công nghiệp: Tiếp nhận đến gần 100.000 đơn các loại và xử lý gần 80.000 đơn các loại mỗi năm; Tạo nên sự chuyển biến về chất trong nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về tài sản trí tuệ, giúp cho tài sản trí tuệ trở thành một loại tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp để thương mại hóa và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong kinh doanh; Đảm bảo sự thành công của quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó các cam kết về SHTT là yếu tố quan trọng đối với thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển tài sản trí tuệ của mình thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và các hoạt động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và chính các doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Cục SHTT cũng gặp một số khó khăn trong xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật SHTT, tuy đã rất nỗ lực song vẫn chưa theo kịp nhu cầu của xã hội. Lượng đơn nộp vào Cục SHTT liên tục gia tăng, bản chất đơn ngày càng phức tạp, thời gian tra cứu để thẩm định đơn ngày càng lâu, trong khi đó các điều kiện để phục vụ công tác thẩm định đơn (quy trình, thủ tục, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, v.v.,) chưa được cải thiện trong một thời gian dài đã dẫn đến việc tồn đọng một lượng đơn không nhỏ.
 
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng báo cáo một số nội dung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hình thành và phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN, phát triển thị trường KH&CN.
 
Sau khi nghe báo cáo của Thứ trưởng Trần Việt Thanh, Phó Thủ tướng cũng được nghe ý kiến của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế , Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… liên quan đến những vướng mắc cần tháo gỡ.
 
 
Toàn cảnh buổi làm việc tại Tổng cục TCĐLCL
 
 
Tại buổi làm việc, Tổng Cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh đã cung cấp thêm thông tin và giải đáp rõ một số thắc mắc với đại diện các cơ quan chức năng, và cho biết, Tổng cục sẽ phối hợp tốt hơn nữa với các bên, tháo gỡ những vấn đề doanh nghiệp còn vướng mắc.
 
Tiếp thu các ý kiến góp ý của các bộ ngành nêu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh giải đáp một số nội dung cơ bản và chỉ đạo các đơn vị trong ngành giải quyết, phối hợp với các bộ ngành có các giải pháp tháo gỡ kịp thời để tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
 
 
Trước khi vào buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới thăm Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 1 thuộc Tổng cục TCĐLCL
 
 
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Đảng và Chính phủ ý thức được muốn phát triển phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện trong khung khổ pháp lý đủ thông thoáng nhưng cũng phải chặt chẽ.
 
“Tất cả các bộ ngành đã vào cuộc rất tích cực, một số nơi đã có những kết quả rõ nét. Đã làm tốt nhưng mới chỉ đạt được kết quả bước đầu”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định.
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế pháp luật, thủ tục hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng; để doanh nghiệp bớt thời gian lo các thủ tục liên quan đến chất lượng và SHTT.
 
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới thăm Phòng xử lý đơn và tiếp nhận đơn tại Cục SHTT
 
 
Nhằm mục tiêu tiếp tục phấn đấu cải thiện về điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 28/4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được nêu tên và giao những nhiệm vụ rất cụ thể trong Nghị quyết lần này. Đây là điểm khác biệt lớn nhất trong Nghị quyết 19 lần này so với hai Nghị quyết 19 của các năm 2014 và 2015.
Theo đó, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.
Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP đã chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành. Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có 5 nhiệm vụ cụ thể đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
 
Nguồn:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Vật liệu mới cho cuộc cách mạng chống thấm nước

 
 
Chia sẻ  
 
Dân trí Các nhà khoa học tại trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã phát triển thành công một loại vật liệu phun phủ mới có khả năng chống thấm nước đặc biệt.
 
Lớp phủ bảo vệ có thể được sử dụng để chống thấm nước cho điện thoại di động, giúp ngăn chặn hiện tượng đóng băng trên thân máy bay hoặc bảo vệ vỏ tàu thuyền không bị ăn mòn. Tiến sĩ William Wong, phòng Nghiên cứu Công nghệ nano, Trường Nghiên cứu Kỹ Thuật, ANU cho biết: "Trên bề mặt vật liệu là một lớp các hạt nano có tác dụng ngăn nước bám, dính hoặc ngấm vào bề mặt vật liệu”.
 
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đã tạo ra một lớp phủ bền chắc hơn nhiều so với vật liệu trước đó bằng cách kết hợp hai loại chất dẻo: dẻo cứng và dẻo mềm. "Vật liệu có hình dáng giống hai chiếc lưới đánh cá đan xen vào nhau, được làm bằng các chất liệu khác nhau", ông Wong cho biết.
 
Lớp phủ kỵ nước hay còn gọi là lớp phủ superhydrophobic trong suốt và có khả năng chống tia cực tím. Phó giáo sư Antonio Tricoli, Trưởng phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Công nghệ Nano, đồng thời là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu mới có khả năng làm thay đổi cách thức chúng ta tương tác với chất lỏng.
 
Sử dụng vật liệu mới trong xây dựng giúp giữ cửa sổ của những tòa nhà chọc trời luôn sạch hay thậm chí là gương trong phòng tắm cũng không còn bị hiện tượng đọng sương nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này. Tuy nhiên, đặc điểm cải tiến nhất chính là ở chỗ lớp phủ trong suốt này có khả năng ổn định vật liệu nano với cấu trúc rất mỏng manh, tạo nên công nghệ nanotextures siêu bền được ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
 
Nhóm chuyên gia cho biết họ đã phát triển hai phương pháp sản xuất vật liệu với giá thành rẻ hơn và dễ thực hiện hơn so với quy trình sản xuất hiện tại. Một trong hai phương pháp đó là các nhà khoa học đã sử dụng một sức nóng để có thể tạo ra các thành phần cấu tạo hạt nano của vật liệu. Phương pháp còn lại yêu cầu mức nhiệt độ thấp hơn. Vật liệu khi đó được hòa tan thành dạng phun để có thể phun phủ lên bề mặt chất liệu.
 
Đặc biệt, ông Wong nhấn mạnh rằng: “Ngoài khả năng chống thấm, khả năng điều khiển tính chất chất liệu của vật liệu cũng có thể được áp dụng cho một loạt các loại lớp phủ khác. Ngày nay, có nhiều loại lớp vật liệu phun phủ, tuy nhiên, chúng hoạt động chưa hiệu quả trên chất liệu. Tuy nhiene, chúng tôi tin rằng nếu tiếp tục áp dụng nguyên tắc, quy trình tương tự thì trong tương lai, chúng tôi có thể sẽ tạo ra nhiều loại lớp phủ bền chắc, hiệu quả hơn, ví dụ như lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn, lớp phủ tự làm sạch hoặc lớp phủ chống thấm dầu".
 
P.K.L-NASATI (Theo Phys)

Vật liệu mới cho cuộc cách mạng chống thấm nước

 
 
Chia sẻ  
 
Dân trí Các nhà khoa học tại trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã phát triển thành công một loại vật liệu phun phủ mới có khả năng chống thấm nước đặc biệt.
 
Lớp phủ bảo vệ có thể được sử dụng để chống thấm nước cho điện thoại di động, giúp ngăn chặn hiện tượng đóng băng trên thân máy bay hoặc bảo vệ vỏ tàu thuyền không bị ăn mòn. Tiến sĩ William Wong, phòng Nghiên cứu Công nghệ nano, Trường Nghiên cứu Kỹ Thuật, ANU cho biết: "Trên bề mặt vật liệu là một lớp các hạt nano có tác dụng ngăn nước bám, dính hoặc ngấm vào bề mặt vật liệu”.
 
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đã tạo ra một lớp phủ bền chắc hơn nhiều so với vật liệu trước đó bằng cách kết hợp hai loại chất dẻo: dẻo cứng và dẻo mềm. "Vật liệu có hình dáng giống hai chiếc lưới đánh cá đan xen vào nhau, được làm bằng các chất liệu khác nhau", ông Wong cho biết.
 
Lớp phủ kỵ nước hay còn gọi là lớp phủ superhydrophobic trong suốt và có khả năng chống tia cực tím. Phó giáo sư Antonio Tricoli, Trưởng phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Công nghệ Nano, đồng thời là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu mới có khả năng làm thay đổi cách thức chúng ta tương tác với chất lỏng.
 
Sử dụng vật liệu mới trong xây dựng giúp giữ cửa sổ của những tòa nhà chọc trời luôn sạch hay thậm chí là gương trong phòng tắm cũng không còn bị hiện tượng đọng sương nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này. Tuy nhiên, đặc điểm cải tiến nhất chính là ở chỗ lớp phủ trong suốt này có khả năng ổn định vật liệu nano với cấu trúc rất mỏng manh, tạo nên công nghệ nanotextures siêu bền được ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
 
Nhóm chuyên gia cho biết họ đã phát triển hai phương pháp sản xuất vật liệu với giá thành rẻ hơn và dễ thực hiện hơn so với quy trình sản xuất hiện tại. Một trong hai phương pháp đó là các nhà khoa học đã sử dụng một sức nóng để có thể tạo ra các thành phần cấu tạo hạt nano của vật liệu. Phương pháp còn lại yêu cầu mức nhiệt độ thấp hơn. Vật liệu khi đó được hòa tan thành dạng phun để có thể phun phủ lên bề mặt chất liệu.
 
Đặc biệt, ông Wong nhấn mạnh rằng: “Ngoài khả năng chống thấm, khả năng điều khiển tính chất chất liệu của vật liệu cũng có thể được áp dụng cho một loạt các loại lớp phủ khác. Ngày nay, có nhiều loại lớp vật liệu phun phủ, tuy nhiên, chúng hoạt động chưa hiệu quả trên chất liệu. Tuy nhiene, chúng tôi tin rằng nếu tiếp tục áp dụng nguyên tắc, quy trình tương tự thì trong tương lai, chúng tôi có thể sẽ tạo ra nhiều loại lớp phủ bền chắc, hiệu quả hơn, ví dụ như lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn, lớp phủ tự làm sạch hoặc lớp phủ chống thấm dầu".
 
P.K.L-NASATI (Theo Phys)

Hai chàng trai 8X được tôn vinh trong Sách vàng Sáng tạo

 
Chia sẻ  
 
Dân trí Từ thực tế đời sống với ý tưởng tận dụng nhiệt năng dư thừa trong quá trình đun nấu hàng ngày, vừa tiết kiệm lại an toàn khi sử dụng, hai chàng trai 8X Nguyễn Tiến Hồng và Tưởng Văn Huấn (Bắc Kạn) đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm để sáng tạo ra giải pháp “Tận dụng nhiệt của bếp lò để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình”. Giải pháp này vừa được tôn vinh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016.
 >> Lần đầu tiên công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam
Trao đổi với Dân trí, Nguyễn Tiến Hồng (sinh năm 1985) – Giáo viên trường THCS xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) cho biết: “Hiện nay, củi là nguồn năng lượng chính và chưa thể thay thế ở các vùng nông thôn. Theo thống kê 70% người dân Việt Nam sử dụng củi làm nguồn năng lượng đun nấu và mỗi ngày một gia đình sử dụng ít nhất 8 kg củi. Chúng tôi tạo ra giải pháp này chủ yếu phục vụ cho người dân vùng nông thôn, kinh tế vẫn còn khó khăn vẫn có nước nóng để sử dụng trong những ngày mùa đông giá rét mà không phải sử dụng thêm bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào”
 
Tiến Hồng cũng cho hay, người dân thường có thói quen sử dụng bếp đun truyền thống là kiềng để đun nấu vì vậy giải pháp ở đây là xây thành lò để tập trung nhiệt dưới đáy nồi còn lượng nhiệt thừa ở bên cạnh được tận dụng để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình như vậy sẽ có 2 công dụng. Một là, tập chung nhiệt lửa dưới đáy nồi: Đun nấu nhanh hơn. Hai là, lấy nhiệt vòng quanh: Tận dụng nhiệt thừa.
 
Sáng chế là quá trình tận dụng nhiệt thừa của bếp đun nấu hàng ngày của các hộ gia đình để làm nóng nước dùng cho gia đình mà không phải trả thêm chi phí cho chất đốt. Phần chủ yếu và quan trọng nhất là thiết kế bình chứa để xung quanh bếp đun mà cũng là nơi định hướng ngọn lửa. Nước lạnh được lấy từ hệ thống nước đã có từ hệ thống nước lạnh của gia đình.
 
Tiếp tục đến khóa sửa chữa có tác dụng khi lắp đặt thêm hoặc có sửa chữa thì hệ thống nước lạnh của gia đình vẫn dùng bình thường. Tiếp theo sẽ đến van 1 chiều đồng lá lật có tác dụng làm cho nước đi theo hướng xác định mà nước nóng ở bình không quay trở lại đường nước lạnh, van 1 chiều được nối với bình chứa bằng dây cấp và kép Inoc.
 
Khi nước đi vào bình chứa sẽ phải chảy qua hệ thống vách ngăn của bình nhằm mục đích phải lấy lần lượt nước nóng chứ không để nước bị hoà, tiếp theo nước sẽ chảy qua mayso, mayso có tác dụng làm nóng nước nhanh khi bếp đang đun mà nước trong bình chưa nóng. Tiếp theo nước sẽ được dẫn tới nơi sử dụng hoặc tới bình chứa tùy vào mục đích sử dụng của từng gia đình. Ngoài ra còn có 1 đường xả khí quay trở lại téc nước lạnh.
 
 
Giải pháp đưa ra là tận dụng nhiệt của bếp lò để làm nóng nước. Trong ảnh là hệ thống bếp lò kết nối với đường ống dẫn nước từ trên bình chứa xuống.
“Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống hoạt động ổn định và cho kết quả tốt đối với đun củi chúng tôi đã kiểm tra và cho kết quả như sau: Đun 30 phút bắt đầu xả: đo được 76 độ C; Bình nóng lạnh lấy nhiệt thừa được 135 lít nước 60 độ C trong vòng 1 giờ 10 phút và nhiệt độ của nước lạnh bình thường là 28 độ C và nhiệt độ nước tắm là 37- 40 độ C khi đó đem pha với nhau sẽ được 400 lít nước 40 độ C. Đồng thời trong vòng 1 giờ 10 phút trên bếp đun được 50 lít nước sôi”- Tiến Hồng cho biết.
 
 
Trước câu hỏi: Hiện nay phần lớn người dân đều có thể dùng bình nước nóng sử dụng điện hoặc năng lượng mặt trời. Vậy giải pháp đưa ra có thực sự hữu ích?
 
Tươi cười chia sẻ, Tưởng Văn Huân (sinh năm 1983) giải thích: Đúng là hiện nay người dân vẫn sử dụng hai loại bình nóng lạnh sử dụng điện và năng lượng mặt trời. Tuy nhiên đối với việc sử dụng điện thì có thể gây nguy hiểm vì khi sử dụng lâu ngày có thể chập điện, tốn tiền điện, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc gia. Còn đối với bình sử dụng năng lượng mặt trời thì vào mùa đông rất bất tiện do ít nước nóng hoặc không có. Chính vì thế thường phải lắp song song kèm với bình sử dụng điện gây tốn kém về kinh tế khi phải lắp đặt cùng cả hai hệ thống.
 
“Giải pháp tận dụng nhiệt của bếp lò để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình là hoàn toàn mới, tận dụng nhiệt thừa nhưng lượng nước nóng thu được lại nhiều, nguyên lý hoạt động hoàn toàn tự động, an toàn khi sử dụng” – Văn Huân bày tỏ.
 
Theo Huân và Hồng thì mặc dù giải pháp mới được đưa vào sử dụng những đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ, khi các hộ gia đình sử dụng không phải mất thêm chi phí phát sinh hàng tháng, có nước nóng sử dụng thường xuyên. Tạo nên thói quen tiết kiệm cho người sử dụng.
 
 
Nguyễn Tiến Hồng tại buổi lễ trao chứng nhận giải pháp được đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016
Nguyễn Tiến Hồng tại buổi lễ trao chứng nhận giải pháp được đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016
“Những gia đình dùng bình nước nóng sử dụng điện chỉ dùng để tắm thì trung bình 1 năm cũng tiêu thụ hết khoảng 3 triệu đồng tiền điện. Nếu sử dụng giải pháp tận dụng nhiệt của bếp lo để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình, sẽ tiết kiệm được số tiền đó mà còn sử dụng nước nóng làm nhiều việc khác nữa” – Tiến Hồng chia sẻ.
 
Được biết hiện nay, giải pháp tận dụng nhiệt của bếp lò đang được áp dụng chủ yếu ở địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, áp dụng chủ yếu cho các hộ gia đình vùng nông thôn, các nhà hàng, nhà nghỉ… Những hộ gia đình hoặc các khu tập thể có sử dụng củi, than, trấu, phụ phẩm nông nghiệp làm chất đốt đều có thể áp dụng được.
 
Nguyễn Hùng

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho 2 công trình khoa học ứng dụng

 
Hôm nay (11/9), tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất nhân kỷ niệm 103 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
 
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, khoa học công nghệ Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao giải cho các tác giả đoạt giải Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Lê Văn
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm nay vinh danh 2 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc là công trình “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” của Tiến sỹ Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng.
 
Công trình thứ hai được trao giải là công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người” của Giáo sư – Tiến sỹ khoa học Hoàng Thủy Nguyên và cố Giáo sư – Tiến sỹ khoa học Đặng Đức Trạch, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
 
Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã triển khai ứng dụng ở Việt Nam, có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh-quốc phòng của đất nước.
 
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, 2 công trình được trao giải năm nay được chọn lựa từ 15 công trình được giới thiệu trao giải. Mỗi giải thưởng sẽ có giá trị 200 triệu đồng.
 
Khác với các giải thưởng khác về khoa học công nghệ, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa hướng tới việc khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc nhất về khoa học tự nhiên và công nghệ và đã trực tiếp tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả đó để đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng của đất nước.
 
Dự kiến, mỗi năm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng không quá ba giải thưởng cho tác giả các công trình khoa học thuộc lĩnh vực Toán học, Khoa học Thông tin và Khoa học máy tính, Cơ học, Vật lý, Hoá học, khoa học về sự sống, khoa học về Trái đất (bao gồm Hải dương học) và Môi trường. Mỗi giải thưởng tặng không quá ba nhà khoa học.
Lê Văn

Chiến binh robot siêu nhỏ tìm diệt tế bào ung thư

 
chien-binh-robot-sieu-nho-tim-diet-te-bao-ung-thu
 
Một nhóm nghiên cứu Canada phát triển loại robot sinh học siêu nhỏ có khả năng chuyên chở thuốc đặc trị tới đúng tế bào ung thư đang hoạt động.
 
Phát hiện ung thư lây nhiễm ở các loài ngao sò
 
Các quân đoàn robot sinh học gồm hơn 100 triệu vi khuẩn roi có khả năng mang thuốc tấn công tế bào ung thư. Ảnh: Đại học Bách Khoa Montréal.
Theo Phys.org, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology hôm 15/8, các nhà khoa học từ Đại học Bách khoa Montréal và Đại học McGill, Canada tìm ra phương pháp sử dụng robot sinh học chỉ nhỏ bằng cỡ phân tử, mang trên mình thuốc đặc trị, len lỏi trong các mạch máu để tìm đến tiêu diệt tế bào ung thư.
 
Phương pháp sử dụng robot mang thuốc đảm bảo hiệu quả tối đa đối với khối u mục tiêu, hạn chế gây nguy hiểm cho các cơ quan cũng như mô khỏe mạnh xung quanh. Đây được coi là một bước đột phá ngoạn mục trong nghiên cứu điều trị ung thư.
 
"Những quân đoàn chiến binh robot nano thực ra là hơn 100 triệu vi khuẩn roi có khả năng tự di chuyển và nạp đầy thuốc. Chúng di chuyển theo con đường ngắn nhất giữa điểm tiêm thuốc tới khu vực có tế bào ung thư", giáo sư Sylvain Martel, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu robot nano y học kiêm giám đốc Phòng thí nghiệm Nanorobotics, Đại học Bách Khoa Montréal, giải thích. "Các robot sinh học này có thể mang thuốc thâm nhập sâu vào bên trong khối u".
 
Ngoài ra, robot sinh học có thể tự động phát hiện khu vực tế bào ung thư đang phát triển thông qua cơ chế đặc biệt tên "hypoxic zone". "Hypoxic zone" là các vùng thiếu oxy, do các tế bào ung thư phát triển thường tiêu thụ oxy quá mức. Các robot tự động phát hiện những nơi cạn kiệt oxy và mang thuốc tới đúng địa chỉ. Hiện nay, khu "hypoxic zone" không thể tiếp cận và điều trị bằng phương pháp thông thường, bao gồm xạ trị.
 
Để di chuyển, robot sinh học của nhóm Martel dựa trên hai cơ chế tự nhiên. Một loại la bàn được tạo ra bằng cách tổng hợp chuỗi hạt nano từ, cho phép chúng di chuyển theo hướng của từ trường điều khiển bằng máy tính. Trong khi đó, một cảm biến đo nồng độ oxy cho phép chúng săn tìm khu vực "hypoxic zone". Bằng cách khai thác hai cơ chế này, các nhà khoa học chỉ ra vi khuẩn roi hoàn toàn có thể hoạt động như những robot sinh học nhân tạo ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
 
"Hóa trị vốn độc hại cho toàn bộ cơ thể có thể được thay thế bằng robot sinh học mang thuốc đến đúng vị trí khối u, giúp loại bỏ tác dụng phụ có hại đồng thời tăng cường hiệu quả điều trị", giáo sư Martel cho biết.
 
 
Thanh Tùng

Mặt Trời thu nhỏ cung cấp năng lượng vô tận cho con người

 
 
mat-troi-thu-nho-cung-cap-nang-luong-vo-tan-cho-con-nguoi
 
Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển một nhà máy điện nhiệt hạch, giống phản ứng diễn ra trên Mặt Trời, có khả năng cung cấp nguồn năng lượng vô tận.
Trung Quốc tham vọng xây lò phản ứng hạt nhân kiểu mới
 
Toàn cảnh nơi đặt thiết bị thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch. Ảnh: Princeton Plasma Physics Laboratory.
Theo Nature World News, các nhà vật lý thuộc Phòng thí nghiệm năng lượng plasma Princeton, Mỹ (PPPL) tạo ra được một "Mặt Trời thu nhỏ" ở dạng thử nghiệm. Nó có khả năng cung cấp năng lượng sạch, an toàn và gần như vô tận cho loài người, chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
 
Thiết bị thử nghiệm có dạng một tokamak hình cầu liền khối. Tokamak là thiết bị dùng để tạo ra các phản ứng kết hợp điều khiển được trong môi trường plasma. Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có hai thiết bị như vậy được chế tạo, gồm thiết bị National Spherical Torus Experiment-Upgrade (NSTX-U) ở PPPL và Mega Ampere Spherical Tokamak (MAST) ở Trung tâm nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch Culham, Anh, theo Eurek Alert.
 
Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay sử dụng phản ứng phân hạch, tạo ra năng lượng nhờ quá trình phân rã hạt nhân. Tuy có hiệu suất cao, phản ứng này có chi phí đắt và nguy hiểm do tạo ra sản phẩm phụ là các chất thải phóng xạ.
 
Ngược lại, phản ứng nhiệt hạch tạo ra năng lượng nhờ kết hợp hạt nhân nên an toàn hơn và không tạo ra rác thải phóng xạ. Tuy nhiên, phản ứng này đòi hỏi nhiệt độ nóng hơn Mặt Trời. Đây là lý do các Tokamak hình cầu được sử dụng. Tokamak có thể tạo ra plasma, trạng thái thứ 4 của vật chất ở áp suất và nhiệt độ rất cao, giúp kích hoạt phản ứng nhiệt hạch với từ trường tương đối thấp và không tốn kém.
 
Hoạt động của thiết bị gồm ba bước. Đầu tiên, plasma sẽ được tạo ra bằng cách sử dụng khí hydro siêu nóng (khoảng 150 triệu độ C) trong phòng thí nghiệm.
 
Tiếp đó, áp suất được tăng lên để nén plasma và đẩy các hạt nhân va chạm với nhau tạo ra phản ứng nhiệt hạch. Từ trường mạnh sinh ra từ các cuộn dây siêu dẫn quấn xung quanh được sử dụng trong quá trình này. Các nhà khoa học hy vọng nhiệt do phản ứng tỏa ra đủ để tự duy trì và chuyển một phần thành điện năng.
 
Trong khi tokamak truyền thống có hình xuyến giống bánh vòng khá cồng kềnh, tokamak hình cầu nhỏ gọn hơn và trông giống như lõi táo. Các lò phản ứng nhiệt hạch tokamak có thể tạo ra nền tảng cho lĩnh vực năng lượng nhiệt hạch.
 
"Chúng tôi đang mở ra những lựa chọn mới cho các nhà máy điện tương lai", Jonathan Menard, tác giả chính của nghiên cứu, giám đốc chương trình nâng cấp NSTX-U tại PPPL, cho biết.
 
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức đặt ra, như sự hỗn loạn gia tăng khi plasma được đưa vào từ trường, sự gián đoạn phản ứng xảy ra khi mật độ plasma trong lò quá cao hoặc lẫn tạp chất do quá trình tương tác với thành lò. Các nhà nghiên cứu tại PPPL, Culham và khắp nơi trên thế giới cần phải tìm cách giải quyết những thách thức này cho các thế hệ lò phản ứng trong tương lai.
 
 
Thành Minh