Hội nghị Chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, cho rằng Giải thưởng Sách quốc gia, bên cạnh việc tôn vinh tác phẩm xứng đáng, còn có thể động viên, thu hút người cầm bút.

Hà Nội, sáng 8/9, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia tổ chức Hội nghị Chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm.

Để giải thưởng uy tín càng uy tín hơn

Ông Hoàng Vĩnh Bảo – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – nói Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm kế thừa, tiếp nối thành quả các mùa giải trước.

Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam yêu cầu các thành viên Hội đồng Chung khảo phối hợp để xét chấm giải chặt chẽ, chính xác, dựa trên kết quả chấm sơ khảo của các tiểu ban, sao cho đảm bảo độ uy tín của giải thưởng, để “giải thưởng uy tín càng uy tín hơn”.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Duy Anh.

giai sach quoc gia anh 1

 

giai sach quoc gia anh 1
Ông Hoàng Vĩnh Bảo – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Duy Anh.

Tại hội nghị, ông Hoàng Phong Hà – Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – cho biết số lượng nhà xuất bản gửi sách tham dự mùa giải năm nay là 48/57 (nhiều hơn năm ngoái một nhà xuất bản); có 298 tên sách và bộ sách, bao gồm 386 cuốn (nhiều hơn 14 tên sách và bộ sách, tức 21 cuốn so với Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư).

Hội đồng Sơ khảo gồm có 5 tiểu ban chia theo thể loại, chủ đề sách: Chính trị, kinh tế; Khoa học xã hội và Nhân văn; Khoa học tự nhiên và Công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi.

Các tiểu ban chuyên ngành Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm đã chấm sách dự giải thưởng theo quy định và đề cử lên Hội đồng Chung khảo xem xét, chấm và bầu chọn 28 tác phẩm đoạt giải thưởng.

Theo ông Hoàng Phong Hà, các tác phẩm đều bảo đảm chất lượng, nội dung, hình thức. “Các tiểu ban chấm rất nghiêm túc qua 2 vòng bỏ phiếu, tôi cũng được dự tiểu ban Kinh tế chính trị và thấy chấm, nhận xét rất nghiêm túc, khách quan”, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam nhận định.

Chấm giải chặt chẽ đúng quy trình

Để chọn ra những cuốn sách xứng đáng, mang giá trị phổ quát, các chuyên gia từ mỗi tiểu ban đã thảo luận sôi nổi, xem xét chấm giải kỹ lưỡng.

Phát biểu tại hội nghị, GS Nguyễn Khoa Sơn – Phó chủ tịch Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam, Trưởng tiểu ban sách Khoa học tự nhiên và công nghệ, Giải thưởng Sách quốc gia – cho biết tiểu ban chấm giải trên tinh thần chất lượng sách là tiêu chí hàng đầu.

Hội nghị Chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm diễn ra sáng 8/9 ở Hà Nội. Ảnh: Duy Anh.

giai sach quoc gia anh 2

 

giai sach quoc gia anh 2
Hội nghị Chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm diễn ra sáng 8/9 ở Hà Nội. Ảnh: Duy Anh.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo cũng nhận định ngoài tôn vinh tác phẩm, Giải thưởng Sách quốc gia còn có yếu tố lan tỏa, công nhận những giá trị phổ quát. Ông khẳng định: “Đã là giải là phải chọn chất lượng”.

Trả lời phỏng vấn của Zing, GS Nguyễn Khoa Sơn nói: “Tôi nghĩ các tác phẩm năm nay tốt hơn năm ngoái. Tinh thần là càng ngày càng tiến bộ. Đặc biệt, năm nay có sự xuất hiện của những cuốn sách là công trình nghiên cứu của nhiều năm. Ngoài ra, số lượng sách tham gia giải nhiều hơn. Chất lượng giải cũng có phần tốt hơn”.

Trưởng tiểu ban sách Khoa học tự nhiên và công nghệ khẳng định Giải thưởng Sách quốc gia vẫn quán triệt tốt quy định chấm giải. “Trong ban tôi, mỗi cuốn sách phải qua 3 vòng chấm nghiêm túc. Đấy mới chỉ là sơ khảo, lên sơ khảo còn phải chấm công phu hơn nữa”.

Theo nhà văn Lê Phương Liên, Trưởng tiểu ban sách Thiếu nhi, công việc xét giải ngày càng chặt chẽ. Ở năm thứ năm của Giải thưởng Sách quốc gia, số lượng nhà xuất bản gửi sách tới cũng nhiều hơn. “Giải thưởng không còn tập trung vào một vài nhà xuất bản nữa. Đó chính là điểm đánh giá độ phát triển của một giải thưởng”, bà nói.

Nguồn: Zingnews.vn

Những không gian cho người yêu văn chương trên mạng xã hội

“Hội Văn học kinh điển”, “Nhã Nam Reading Club” hay “Hiên sách” là những hội, nhóm trên mạng xã hội được thành lập với mục đích lan tỏa tình yêu văn chương đến độc giả.

Không chỉ là nơi cập nhật tin tức về các tựa sách văn học mới xuất bản và đăng tải những bài review sách văn học, không gian dành cho những ai yêu thích thể loại này ngày càng trở nên sôi nổi với tần suất đăng bài và lượt tương tác đáng chú ý. Nơi đây cũng là sân chơi tri thức cho người yêu văn chương.

Nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội là không gian để chia sẻ về những cuốn sách văn học nổi bật. Ảnh: Hiên sách.

khong gian van hoc anh 1

 

khong gian van hoc anh 1
Nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội là không gian để chia sẻ về những cuốn sách văn học nổi bật. Ảnh: Hiên sách.

Giới trẻ quan tâm tới văn chương nhiều hơn

Tháng 9 này, các thành viên trong Hiên sách đón chào chuỗi sự kiện mừng sinh nhật một tuổi của nhóm. Đây là không gian được thành lập với mong muốn mang đến cho bạn đọc một góc nhỏ bình yên để cùng nhau ngồi lại, chia sẻ bài viết về những cuốn sách văn học có ý nghĩa.

Cũng tại đây, “gu” đọc cũng như một số tác phẩm “gối đầu giường” của độc giả được bày tỏ và trao đổi thẳng thắn qua những bài đăng. Người yêu văn chương nhờ thế mà kết nối được gần với nhau hơn.

Huy Trương – admin Hiên sách – cho hay ngay từ khi thành lập nhóm (tháng 9/2021), anh đã nghĩ đến cái tên “Hiên sách”, bởi hiên nhà là nơi mà người ta thường ngồi để đọc sách.

“Vì thế, nhóm lấy tên Hiên sách với mục đích muốn đây là nơi mà bạn đọc có thể cùng nhau nói lên những tâm tư, suy nghĩ; cùng nhau thưởng thức các buổi tiệc văn chương nhẹ nhàng cùng tin tức, bài viết của mỗi cá nhân về những cuốn sách văn học mà họ yêu thích. Nói cách khác, Hiên sách mong muốn lan tỏa tình yêu văn chương đến mọi người”, Huy Trương nói.

Sau một năm thành lập, nhóm đã có hơn 8.000 thành viên. Đó cũng là một con số cho thấy sự quan tâm dành cho dòng sách văn học của giới trẻ hiện nay đã có tín hiệu khả quan.

Các bạn trẻ tìm đến sách văn học với nhiều mục đích khác nhau. Một số cho rằng đọc sách là cách để giải trí. Một số khác lại nói đọc để xây dựng đời sống nội tâm phong phú hoặc để chữa lành những tổn thương trong cuộc sống.

Được thành lập cách đây hơn một năm, Hội Văn học kinh điển hướng tới mục đích tạo ra một không gian để có thể giới thiệu, chia sẻ các tác phẩm văn học hay, nổi tiếng của thế giới cũng như trong nước.

Nam Đỗ – admin của hội này – cho biết cái tên Hội Văn học kinh điển có ý nhấn mạnh sự ưu tiên cho những bài đăng về các danh tác văn học cổ điển, sau đó là những tác phẩm đương đại xuất sắc.

Ở đây, các thành viên có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin thú vị về sách, từ đó phát triển “gu” đọc đa dạng hơn. “Điều này hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của văn hóa đọc cũng như ngành xuất bản tại Việt Nam”, admin Nam Đỗ bày tỏ.

Theo admin Hội Văn học kinh điển, số lượng tác phẩm văn học kinh điển của thế giới được xuất bản tại nước ta vẫn còn khá khiêm tốn. Nhưng bất chấp sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều loại hình văn học và giải trí khác, anh thấy ngạc nhiên vì lượng người dành sự quan tâm cho thể loại này vẫn ổn định. Đến nay, lượng thành viên trong nhóm là hơn 30.000.

Nam Đỗ tự tin cho rằng theo đà phát triển cũng như sự phục hồi văn hóa đọc, trong những năm tới, văn học kinh điển vẫn tiếp tục phát triển và là một thành tố không thể thiếu của thị trường sách nước ta.

Nhắc tới dòng sách văn học, không thể bỏ qua cái tên Nhã Nam. Được thành lập ban đầu với mục đích tạo ra không gian thảo luận về các đầu sách của đơn vị này, hiện Nhã Nam Reading Club đã trở thành nhóm công khai với các bài viết mở rộng hơn, gắn liền các đầu sách của mọi đơn vị xuất bản.

Sau gần 5 năm kể từ khi thành lập (tháng 5/2017), đến nay, nhóm nhận được sự quan tâm của hơn 165.000 thành viên. Con số này cho thấy sự quan tâm lớn của bạn đọc dành cho sách của Nhã Nam nói riêng và sách văn học của các đơn vị khác nói chung.

Tin tức về các sự kiện giao lưu tác giả cũng được cập nhật trên các nhóm dành cho người yêu sách. Ảnh: Hội Văn học kinh điển.

khong gian van hoc anh 2

 

khong gian van hoc anh 2
Tin tức về các sự kiện giao lưu tác giả cũng được cập nhật trên các nhóm dành cho người yêu sách. Ảnh: Hội Văn học kinh điển.

Sân chơi tri thức

Đào Phương Thu – admin Nhã Nam Reading Club – chia sẻ từ đầu năm 2020, nhóm mới bắt đầu thiết lập một đội ngũ quản lý sát sao do nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng lớn từ cộng đồng này cả về số lượng cũng như chất lượng. Hầu hết bài viết đăng tải trên nhóm này đều nhận được sự tương tác lớn từ phía bạn đọc, tạo nên không khí trao đổi thoải mái, tích cực.

Nơi đây còn là không gian trao đổi về sách vở, tạo điều kiện cho giới trẻ tự rèn luyện, nâng cao khả năng phân tích, diễn đạt thông tin.

Admin Nhã Nam Reading Club cho biết các tin tức mới, được nhiều bạn đọc quan tâm sẽ được ưu tiên cập nhật. Chẳng hạn như tin bản quyền, tin phát hành những ấn bản đặc biệt, demo bìa sách… và những chương trình ưu đãi về sách.

Bên cạnh tin tức cập nhật sách văn học mới xuất bản và bài review sách văn học, Hiên sách cũng có những hoạt động gắn kết người yêu văn chương đến với nhau hơn. Với mong muốn kết nối cộng đồng yêu văn chương trên phạm vi cả nước, Hiên sách đã tổ chức thành công sự kiện “Trao đổi sách online” hồi đầu năm nay. Hiện tại, nhóm cũng tổ chức chuỗi sự kiện mừng sinh nhật một tuổi của mình.

“Chúng tôi rất mong muốn kết nối thêm các bạn yêu sách với nhau nên đã mang sự kiện ‘Trao đổi sách’ quay trở lại và lần này sẽ kết hợp giữa hình thức online và offline ở Hà Nội, TP.HCM ngay trong tháng 9 này. Ngoài ra, Hiên sách còn đang tổ chức cuộc thi viết chia sẻ lý do bạn tìm đến với sách. Đến nay, cuộc thi đã nhận về những bài tâm sự rất cảm động từ các bạn yêu sách trong nhóm”, admin Huy Trương nói.

Ngoài những bài review sách văn học, Hội Văn học kinh điển cũng có những hoạt động, trò chơi sôi nổi, sự kiện thi review sách văn học và tặng sách để tăng tính kết nối. Trong tương lai gần, nhóm cũng dự định tổ chức buổi giao lưu offline giữa các thành viên.

Nguồn: Zingnews.vn

AI sửa lỗi quy trình in 3D theo thời gian thực

Các nhà khoa học và kỹ sư không ngừng phát triển những loại vật liệu mới với đặc tính độc đáo để dùng trong công nghệ in 3D, nhưng để tìm ra được cách in các loại vật liệu này cũng là một câu hỏi hóc búa. Thông thường, người ta sẽ phải tạo ra hàng nghìn bản in khác nhau để thử-sai, từ đó xác định những thông số lý tưởng để in 3D một cách hiệu quả. Những thông số này bao gồm tốc độ in và lượng vật liệu mà máy sử dụng.


Các nhà nghiên cứu ở MIT mới đây đã phát triển một hệ thống học máy dùng thị giác máy tính để theo dõi và trực tiếp sửa lỗi trong quá trình sản xuất.

Wojciech Matusik, giáo sư về kỹ thuật điện và khoa học máy tính tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) ở MIT cho biết: “Dự án này là minh chứng đầu tiên cho việc xây dựng một hệ thống sản xuất có khả năng sử dụng học máy để học một quy trình kiểm soát phức tạp.”

Trong quy trình sản xuất kỹ thuật số, việc xác định các thông số lý tưởng là một trong những khâu tốn kém nhất vì cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm. Dù kỹ thuật viên tìm thấy các thông số phù hợp thì cũng chỉ lý tưởng cho một tình huống cụ thể. Họ có rất ít dữ liệu về cách vật liệu sẽ hoạt động trong những môi trường khác, phần cứng hoặc lô sản xuất khác nhau.

Việc sử dụng một hệ thống học máy cũng đầy thách thức. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu cần đo lường những gì đang xảy ra trên máy in theo thời gian thực. Để làm điều đó, họ phát triển một hệ thống thị giác máy tính sử dụng hai camera nhắm vào vòi phun của máy in 3D. Hệ thống sẽ chiếu sáng vào vật liệu khi nó được lắng lại, sau đó dựa trên lượng ánh sáng đi qua để tính toán độ dày của vật liệu. Kế tiếp, bộ điều khiển sẽ xử lý hình ảnh nhận được rồi điều chỉnh tốc độ nạp liệu hoặc hướng đi của máy in dựa trên bất kỳ lỗi nào mà nó nhìn thấy.

Nhưng việc đào tạo một bộ điều khiển dựa trên mạng thần kinh này đòi hỏi nhiều dữ liệu và sẽ yêu cầu tạo ra hàng triệu bản in. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một trình mô phỏng thay thế. Mạng thần kinh sẽ được giao nhiệm vụ chọn ra các tham số in để tạo thành một đối tượng nhất định trong môi trường mô phỏng.

Trong trường hợp này, “lỗi” được hiểu là khi mô hình phân phối quá nhiều vật liệu, đưa vật liệu vào những chỗ đáng lẽ phải để hở, hoặc bơm nhầm vào những chỗ đáng lẽ phải để trống. Khi mô hình AI thực hiện nhiều bản in mô phỏng, nó sẽ cập nhật các quy tắc kiểm soát của mình để trở nên chính xác hơn.

Do thế giới thực lộn xộn hơn mô phỏng rất nhiều, các điều kiện in có thể thay đổi chỉ vì những biến động rất nhỏ hoặc tiếng ồn trong quá trình sản xuất, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình số gần đúng với tiếng ồn từ máy in 3D để thêm nhiễu vào mô phỏng.

Khi kiểm tra, hệ thống điều khiển dùng AI này đã in ra đồ vật chính xác hơn bất kỳ bộ điều khiển nào được dùng để so sánh. Nó hoạt động đặc biệt tốt khi in các cấu trúc đỡ bên trong đối tượng. Một số bộ điều khiển bồi vật liệu quá nhiều đến nỗi vật thể bị phồng lên, nhưng bộ điều khiển của MIT đã điều chỉnh được đường in để vật thể luôn giữ ở mức cân bằng. Các quy tắc kiểm soát của AI thậm chí còn hiểu được cách vật liệu loang ra sau khi bồi đắp và điều chỉnh thông số cho phù hợp.

Sau khi chứng minh hiệu quả của kỹ thuật này đối với in 3D, các nhà nghiên cứu muốn phát triển bộ điều khiển cho các quy trình sản xuất khác. Họ cũng muốn xem có thể điều chỉnh cách tiếp cận này như thế nào khi có nhiều lớp vật liệu hoặc có nhiều vật liệu in ra cùng lúc. Ngoài ra, trong mô hình này, họ đã đặt cho mỗi vật liệu một độ nhớt cố định, nhưng trong lần thử nghiệm tương lai, họ sẽ dùng AI để nhận nhận dạng và điều chỉnh độ nhớt theo thời gian thực. □

Trang Linh dịch

Nguồn: https://news.mit.edu/2022/artificial-intelligence-3-d-printing-0802

Công bố quốc tế: Để thoát bẫy trung bình ?

Một thách thức đang đặt ra cho học thuật Việt Nam là làm thế nào để tránh công bố trên các tạp chí chất lượng kém? và hơn nữa là làm thế nào để có đủ nguồn lực cho các nhà khoa học hướng đến các nghiên cứu chất lượng ngày càng tốt hơn?

Một số tạp chí quốc tế thuộc tập đoàn xuất bản Springer Nature.

Đánh giá công bố: Không có một khuôn chung

Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện hiện tượng công bố các bài báo trên các tạp chí rởm, được bình duyệt qua loa, thậm chí không bình duyệt. Chưa có một con số thống kê chính thức nào về số lượng công bố trên các tạp chí như thế này nhưng qua nhiều cuộc họp và những tranh luận trên mạng xã hội như facebook, nhiều nhà khoa học uy tín đã phản ánh nhiều trường hợp công bố trên các tạp chí chất lượng kém, về hiện tượng đầu nậu săn mồi sản xuất hàng trăm bài báo mỗi năm, mua bán bài báo chất lượng kém, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhóm thảo luận về liêm chính khoa học.

Trong bối cảnh đó, mô hình xuất bản quốc tế lại đang có nhiều thay đổi. Trước đây chỉ có một hình thức xuất bản truyền thống, tạm gọi là xuất bản đóng bởi người đọc phải trả phí mới được đọc các bài báo đã xuất bản còn nhà nghiên cứu không mất phí nộp bài, các nhà khoa học tham gia vào quá trình bình duyệt không được trả phí và thường có thời gian bình duyệt lâu. Thì nay một hình thức xuất bản mới được hình thành, tạm gọi là xuất bản mở vì người đọc không phải trả phí đọc bài báo đã xuất bản, còn nhà nghiên cứu nộp bài mất phí để được bình duyệt, thời gian bình duyệt nhanh chóng hơn. Nhiều địa chỉ xuất bản săn mồi lợi dụng hình thức xuất bản mở để dễ dàng đăng bài báo ngay cả khi không cần bình duyệt hoặc bình duyệt qua loa.

Hiện tượng này xuất hiện khiến cho môi trường học thuật ở Việt Nam trở nên phức tạp hơn nhiều, nhất là khi cả giới nghiên cứu và quản lý khoa học vẫn còn băn khoăn tranh cãi ở việc đánh giá giá trị của các công bố khoa học. Những luồng ý kiến trái chiều về việc “đếm bài đo thành tích”, lấy các chỉ dấu IF (hệ số ảnh hưởng) hay citation (trích dẫn) làm thang đo vẫn còn chưa ngã ngũ. Nguyên nhân là vì giữa các ngành, thậm chí là trong một ngành, nhưng giữa khối lý thuyết và thực nghiệm có quá nhiều điểm khác biệt, không có một chiếc thước chung ngang bằng sổ thẳng giữa các ngành, giữa từng chuyên ngành, theo lý giải của GS Lê Văn Cường, Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne. Ông cho biết, có những chuyên ngành trong khoa học, một nhà nghiên cứu có thể đạt trích dẫn lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn, nhưng có chuyên ngành chỉ có lượng trích dẫn rất ít. Do đó, không thể so sánh lượng trích dẫn của GS. Ngô Bảo Châu – khoảng 1300 trích dẫn, với một nhà khoa học kinh tế có 10.000-15.000 trích dẫn. Sự bất đối xứng này còn hiển hiện ngay trong nhóm ngành Kinh tế: nghiên cứu lý thuyết có lượng trích dẫn và hệ số ảnh hưởng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu thực nghiệm.

Đối với các công bố trên các tạp chí mở phải đóng phí, không nên sử dụng ngân sách nhà nước để tài trợ, vì có nhiều lựa chọn các tạp chí tương tự mà không phải đóng phí. GS. Phan Dương Hiệu

Trong một cuộc tọa đàm bàn tròn quy tụ các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài*, làm việc trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau – từ vật lý, kinh tế, toán học đến sử học – phần lớn các ý kiến đều đồng thuận là với một nền khoa học mới bước đầu hội nhập như Việt Nam, không dễ giải quyết cả hai vấn đề trên cùng lúc. Một số ngành khối ngành KHTN như toán, vật lý, hóa học… quy tụ được cộng đồng nghiên cứu giàu kinh nghiệm cọ xát với môi trường học thuật quốc tế trong nhiều thập kỷ và được nhiều nhà khoa học uy tín quốc tế dẫn dắt nên đã định hình được những quy chuẩn nhất định khi công bố. Nhưng mặt khác, các ngành thuộc khối ngành KHXH&NV lại chưa xây dựng được cộng đồng khoa học có mức độ hội nhập sâu rộng, chưa có nhiều kinh nghiệm phân biệt được “bẫy” của các tạp chí, nhà xuất bản chất lượng kém. Ở một số lĩnh vực, không chỉ ít người có khả năng dẫn dắt, cộng đồng nghiên cứu còn mỏng, mà còn xuất hiện pseudo – leader (giả dẫn đầu trong khoa học) không có công bố nghiêm túc nhưng vẫn tạo được ảnh hưởng. Khi đó, không chỉ khó phân biệt thật giả, mà con đường bước qua “bẫy số lượng công bố trung bình” để nuôi dưỡng các công bố chất lượng cao trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Cuộc tranh luận trong lòng cộng đồng khoa học Việt Nam về việc phân biệt các tạp chí thật – rởm và tạp chí ở vị trí “giáp ranh” (borderline) dấy lên một hai năm nay khiến các hội đồng khoa học của Quỹ NAFOSTED, nơi thường tiên phong thảo luận về cách thức quản lý mới trong khoa học, đã đưa ra đề xuất tiếp tục chọn lọc, sửa đổi danh mục tạp chí uy tín, đồng thời có những khuyến nghị về việc đăng bài ở các tạp chí mở, tránh các tạp chí săn mồi. Trước khuyến nghị đó, gần đây Quỹ NAFOSTED đã ban hành Danh mục tạp chí có uy tín trong lĩnh vực KHTN và kỹ thuật và Quy định về Liêm chính nghiên cứu áp dụng đối với các nhiệm vụ KH&CN (tháng 2/2022) với mong muốn thúc đẩy môi trường khoa học trung thực, minh bạch và khả tín. Danh mục này đã loại bỏ 25% số lượng các tạp chí trong danh mục SCIE thuộc nhóm cuối theo xếp hạng của Web of Science, quan trọng hơn, loại bỏ mọi tạp chí được xếp vào dạng “ăn thịt”, “săn mồi” xuất bản bài báo… Nhiều nhà khoa học trong nước hy vọng tuyên bố của Quỹ NAFOSTED sẽ mở rộng ra và trở thành yêu cầu chung của các cơ quan tài trợ khoa học trong nước.

TS Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ảnh: Viện Hàn lâm KH&CN

Đây là cách làm cần thiết nhưng có lẽ còn chưa đủ với đặc thù của từng ngành, bởi một danh sách chung khó lòng bao phủ hết vì có thể “có tạp chí tốt cho ngành này nhưng lại không đủ tốt cho ngành khác”, GS Phan Dương Hiệu, Trường Viễn Thông thuộc Đại học Bách Khoa Paris, Pháp cho biết. Nhìn nhận một cách thấu đáo hơn, sự quyết liệt ấy vô hình trung đã loại đi nhiều không gian học thuật của các nước Đông Á – vốn cũng có truyền thống nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn về Việt Nam – nếu các nhà quản lý và các nhà khoa học khác ngành chỉ nhìn vào các chỉ mục của ISI/Scopus và khối các tạp chí bằng tiếng Anh, Pháp, theo nhận định từ một “người trong cuộc”, PGS.TS Trần Trọng Dương, Viện Hán Nôm, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Do vậy, để “dung hòa” được cả việc chọn lọc tạp chí và đáp ứng được đặc điểm của từng ngành, GS. Phan Dương Hiệu đã đề xuất một cách làm phù hợp: các ứng viên đề xuất đề tài thì đồng thời tự đề xuất danh sách tạp chí uy tín mà họ dự định sẽ công bố. Khuyến nghị này của GS. Phan Dương Hiệu dựa trên nguyên tắc của lý thuyết trò chơi “người đăng ký không muốn chịu sự rủi ro về việc đưa tạp chí rởm vào trong danh sách trước khi đề tài được đánh giá vì nguy cơ một người trong hội đồng nhìn thấy tạp chí không phù hợp sẽ loại đề tài”. Các hội đồng hoàn toàn có thể mời các chuyên gia đủ năng lực, thậm chí là chuyên gia quốc tế thẩm định đâu là tạp chí tốt theo các chuyên ngành hẹp.

Ở một số lĩnh vực, không chỉ ít người có khả năng dẫn dắt, cộng đồng nghiên cứu còn mỏng, mà còn xuất hiện pseudo – leader (giả dẫn đầu trong khoa học) không có công bố nghiêm túc nhưng vẫn tạo được ảnh hưởng. Khi đó, không chỉ khó phân biệt thật giả, mà con đường bước qua “bẫy số lượng công bố trung bình” để nuôi dưỡng các công bố chất lượng cao trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, đối với các công bố trên các tạp chí mở phải đóng phí, GS. Phan Dương Hiệu duy trì quan điểm: không nên sử dụng ngân sách nhà nước để tài trợ, vì có nhiều lựa chọn các tạp chí tương tự mà không phải đóng phí. Hoặc nhà nghiên cứu phải giải thích được lý do mình lựa chọn tạp chí mở này. Khuyến cáo như vậy sẽ hạn chế được việc lạm dụng ngân sách tài trợ để đăng tràn lan ở các tạp chí mở chất lượng kém.

Kết quả phụ thuộc vào chính sách đầu tư

Câu chuyện của khoa học Việt Nam, một nền khoa học mới hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế được hơn hai thập niên, không chỉ dừng ở đó. Có một vấn đề khác, thường được nhắc đến trong nhiều hội thảo lớn nhỏ, là làm thế nào có được các công bố đột phá thực sự rất quan trọng trên bình diện quốc gia. Cần phải sớm có định hướng cho những nghiên cứu chất lượng bởi theo GS. Lê Văn Cường “Có thể chúng ta nghĩ là lượng sẽ biến thành chất nhưng để điều này tự diễn ra thì rất khó, chất là chất mà lượng là lượng”. Cùng chung quan điểm này, GS.Bs. Đinh Xuân Anh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Viện Trường Đại học Y khoa Corse, Pháp nhận xét “đứng từ bình diện quốc gia, nếu chúng ta cứ mải chạy theo số lượng thì mãi mãi cứ làng nhàng, lúc đó thì nguyên cả nền khoa học không phát triển. Chúng ta cần người dẫn đầu”. Ông lấy ví dụ về môi trường học thuật của Harvard, để dự tuyển vào đây, ứng viên chỉ cần nộp 12 bài quan trọng nhất, có thể IF cao hay thấp không cần thiết nhưng phải có đóng góp thực sự cho khoa học. Còn sau con số 12 bài đó thì dù có đăng 12 nghìn bài cũng không có ý nghĩa gì nữa.

Việc có nhiều công bố đột phá rất có thể là cơ hội mở đường cho khoa học Việt Nam có được những nhà khoa học lớn, có thể dẫn dắt các ngành. Nhưng trên thực tế, câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Ở mỗi mức độ nghiên cứu, theo GS. Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, có thể tạm phân loại gồm các nhà nghiên cứu đã đến ngưỡng trưởng thành “dẫn dắt” (leader), “môn đệ” (follower) hay chỉ ở mức độ “tham quan” (tourist) lại có thể công bố ở những tạp chí top đầu ngành hay là những tạp chí chỉ yêu cầu mức độ chất lượng bài ở mức vừa vừa. “Một nền khoa học luôn cần có cả ba nhóm này. Nhà khoa học dẫn dắt đủ khả năng, được nuôi dưỡng để theo đuổi các tạp chí top field có thể mở ra khuynh hướng mới để phát triển của ngành; đa phần còn lại của giới khoa học – là các môn đệ để thực hiện các bài toán chi tiết, các thao tác cụ thể; và cả những người “tham quan khoa học” một đời chỉ công bố một vài bài báo nhưng những hiểu biết khoa học ấy lại hữu ích cho công việc hằng ngày của mình”, ông lý giải.

Với nhóm ngành KHXH&NV, việc đưa ra các danh sách quá tập trung vào chỉ mục ISI/Scopus và tạp chí tiếng Anh vô hình trung sẽ loại đi những môi trường học thuật quan trọng khác như khối Đông Bắc Á. Trong ảnh: Sách Nghiên cứu thư tịch chữ Hán Đông Á và từ thư cổ Hán Nôm Việt Nam (東亞漢籍與越南漢喃古辭書研究), Hà Hoa Trân, Nguyễn Tuấn Cường chủ biên, Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hội khoa học Xuất bản xã, 2017.

Do đó, chúng ta cũng phải chấp nhận thực tại này. “Không thể nào tránh khỏi việc có những người sẽ công bố ở tạp chí làng nhàng, vì người trẻ ban đầu chưa thể nộp được tạp chí tốt. Nhưng khi người đó tiến bộ từ từ thì có thể dần sẽ có bài tốt hơn, có thể sẽ có những bài được top field. Nhà nghiên cứu tầm nào thì in tạp chí ở tầm đó”, GS. Trần Nam Bình, Đại học New South Wales, Úc cho biết. “Do đó, cần chính sách đầu tư phù hợp với từng nhóm”.

Những điều các nhà khoa học nêu rất đáng suy nghĩ, bởi sau lứa những tên tuổi lớn như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu…, làm sao ở Việt Nam có nhiều nhà khoa học “leader”, tạo cú hích cho nhiều công bố đột phá? GS. Trần Nam Bình lưu ý, để bước được qua ranh giới “làng nhàng” thì không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của cá nhân nhà khoa học là đủ. Vì trên thực tế mỗi cá nhân nhà khoa học chịu sự chi phối của một hệ thống các chính sách quản lý khoa học, các áp lực của cơ quan chủ quản trong việc giao chỉ tiêu số lượng công bố để tham gia cuộc cạnh tranh vị trí xếp hạng – vốn cũng lấy các chỉ số trắc lượng khoa học làm xương sống cho đánh giá năng lực. Việc người nghiên cứu coi trọng và tìm mọi cách để đảm bảo chất lượng khoa học của các bài tạp chí hay chỉ thuần túy chạy theo số lượng công bố “đếm đầu bài nhận tiền” có liên quan chặt chẽ tới cách đánh giá kết quả, thành tích khoa học, cách đầu tư cho khoa học tính đến sự khác biệt về chất lượng hay “đổ đồng”.

Vì vậy, GS. Phan Dương Hiệu khuyến nghị, cần có chính sách đặc thù cho các nhóm đã có thể đăng bài top field tới mức không cần có ràng buộc về điều kiện thời gian hay số lượng bài quá chặt chẽ, “5 – 10 năm có công bố đột phá cũng được”, vì các nhà khoa học đầu ngành đã tự định hình được hướng đi và trách nhiệm của mình với cộng đồng khoa học. “Còn với nhóm mới vào thì vẫn có chính sách khuyến khích họ đăng ở các tạp chí không phải top đầu ngành nhưng là các tạp chí nghiêm túc. Việc có nhiều bài ở các tạp chí nghiêm túc tuy chất lượng không quá cao nhưng cũng đẩy mạnh nền khoa học lên. Đây cũng là việc có ích chứ không phải chỉ cố gắng công bố ở các tạp chí top field để rồi cả đất nước chỉ có những bài đếm trên đầu ngón tay thì theo thời gian có khi lại làm nền khoa học đi xuống”, GS. Phan Dương Hiệu nói.

Vài năm gần đây, một số thành viên trong các hội đồng ngành của NAFOSTED, như PGS.TS Đặng Hoàng Minh (Đại học Giáo dục, ĐHQG HN), Hội đồng Ngành Tâm lý học đề nghị rằng “sau một thời gian thực hiện chính sách tài trợ cho các đề tài với yêu cầu đầu ra là bài báo quốc tế, và đã tạo một số lượng công bố quốc tế nhất định, Quỹ nên nghiên cứu đến phương án cần phân tầng, phân lớp đề tài”. PGS.TS Trần Đình Phong, Đại học Việt Pháp (USTH) cũng đề xuất mô hình tài trợ ba mức giống cách mà Quỹ của Hội đồng Khoa học châu Âu (European Research Council -ERC) thực hiện. Ví dụ đề tài nhóm 1 được tài trợ ngân sách lớn hơn, thời gian dài hơi hơn, dành cho các nhà khoa học uy tín đã có bài ở các tạp chí tốt thuộc tốp đầu của các ngành, nhằm khuyến khích và yêu cầu họ chú trọng đến chất lượng sản phẩm nghiên cứu, luôn đặt mục tiêu phải nghiên cứu có tiếng vang và chỉ hướng tới những tạp chí rất uy tín (và cũng chỉ cần một bài cho một đề tài); còn đề tài nhóm 2, ngân sách thấp hơn, thời gian có thể ngắn hạn hơn, dành cho các nhà nghiên cứu trẻ, công bố ở các loại tạp chí mức thấp hơn.

Nếu với công bố quốc tế, chúng ta cứ mải chạy theo số lượng thì mãi mãi cứ làng nhàng, lúc đó thì nguyên cả nền khoa học không phát triển. Chúng ta cần người dẫn đầu. GS.BS Đinh Xuân Anh Tuấn

Việc điều chỉnh chính sách phù hợp với thể trạng nội lực của các nhóm có ý nghĩa rất quan trọng, nó sẽ quyết định tới đầu ra của công bố, kể cả công bố trong các nhóm ngành KHXH&NV, được cho là ít tốn kém hơn các ngành KHTN. Một nhà nghiên cứu kinh tế giấu tên, thuộc top 5 nhà kinh tế công bố tốt nhất ở Việt Nam và thường đặt chủ đích hướng tới công bố ở các tạp chí top field cho biết, anh rất mong muốn được đầu tư nghiên cứu dài hơi cho “ra tấm ra món”, nhưng hiện nay cách tài trợ khoa học, kể cả của Quỹ NAFOSTED khiến anh không đủ thời gian và ngân sách theo đuổi những đề tài lớn. Quỹ thời gian hai năm và ngân sách eo hẹp thường khiến anh phải xoay sang công bố ở những tạp chí vừa vừa thay vì chỉ tập trung theo đuổi top field. Hay gần đây, TS Khuất Thu Hồng xin tài trợ NAFOSTED để nghiên cứu về nam giới và nam tính nhưng không đủ ngân sách để thực hiện khảo sát cỡ mẫu mong muốn nên đã phải xin tài trợ thêm từ Australian Aid.

Trước những thảo luận này, những dịch chuyển về mặt chính sách đã manh nha xuất hiện. Cơ quan tài trợ có nhiều đổi mới như Quỹ NAFOSTED đã bắt đầu cố gắng tạo ra thay đổi, bằng việc thí điểm tài trợ cho các nhóm nghiên cứu mạnh trong khối KHTN với thời gian tài trợ dài hơn. Hy vọng rằng những bước đi đầu tiên này sẽ mở đường cho một cơ chế tài trợ phù hợp hơn, để giới khoa học trong nước thoát “bẫy” công bố trung bình. □

———-

Lời cảm ơn: Tác giả trân trọng cảm ơn sự tư vấn về nội dung của các giáo sư GS. Trần Nam Bình (Kinh tế), GS. Phạm Minh Châu (ngành Hóa học), GS. Trần Chung, (Kinh tế), GS. Lê Văn Cường (ngành Kinh tế), GS. Nguyễn Tiến Dũng (Toán học),  PGS. Trần Trọng Dương (Lịch sử), GS. Phan Dương Hiệu (Mật mã), GS. Đinh Xuân Anh Tuấn (Y khoa), GS. Phạm Xuân Yêm (Vật lý) thông qua tọa đàm bàn tròn thảo luận về chất lượng công bố quốc tế do GS. Lê Văn Cường tổ chức. 

Nguồn: https://tiasang.com.vn/

Công nghệ viễn thám: Cảnh báo sớm trượt lở đất

Những phát triển mới về công nghệ ngày càng cho phép chúng ta lường trước được nguy cơ rủi ro từ tự nhiên. Một trong số đó là công nghệ viễn thám, công nghệ hữu hiệu giúp cảnh báo trượt lở đất.

Dân quân xã gùi hàng cứu trợ dân vùng bị sạt lở ở các xã Phước Thành và Phước Lộc, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vào tháng 11/2020. Nguồn: nld.com.vn

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ những cơn bão năm 2020 và hệ quả nó để lại cho khu vực miền Trung. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, ước tính tổng thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng. Những cái tên như Rào Trăng 3, Trà Leng, Phước Sơn… đều để lại nhiều dư âm chết chóc đau buồn.

Trượt lở đất không là hiện tượng xảy ra ở riêng Việt Nam. Các số liệu thống kê toàn cầu cho thấy châu Á đang là khu vực chịu thiệt hại lớn nhất về người do trượt lở đất đá gây ra Về bản chất, trượt lở là quá trình lớp đất, đá trên bề mặt sườn dốc dịch chuyển xuống nơi có địa hình thấp hơn và vẫn diễn ra trong suốt hàng triệu năm qua. Quá trình diễn này ra tự nhiên phổ biến ở vùng đồi núi và cùng với dòng chảy của nước mang phù sa cho những đồng bằng châu thổ màu mỡ. Khi con người ngược dòng chảy của nước, tìm cách thúc đẩy phát triển nơi núi rừng cũng là lúc chúng ta đối mặt với những hiểm họa từ thiên nhiên. Phát triển giao thông, khai thác tài nguyên, hoạt động dân sinh thiếu bền vững với kết quả là sự xâm lấn thô bạo vào tự nhiên đang khiến chúng ta chịu sự đe dọa của thiên tai. Trong đó, trượt lở đất đá để lại thiệt hại ngày một gia tăng cho con người trong những năm gần đây.

Các yếu tố tự nhiên gây ra trượt lở đất gồm có địa vật lý và khí tượng… như động đất, địa chấn, mưa bão kéo dài, áp thấp nhiệt đới cùng với những tác nhân từ quá trình phát triển kinh tế thiếu bền vững, gia tăng dân số quá nhanh và mất lớp phủ tự nhiên cũng làm gia tăng sức tàn phá của hiện tượng này. Mức độ ảnh hưởng của trượt lở phụ thuộc vào vị trí, tốc độ, khối lượng đất đá và thời điểm xảy ra. Điều kiện thời tiết mưa bão kết hợp với trượt lở đất đá ở các vùng đồi núi thường có sức tàn phá khốc liệt nhất.

Khi con người ngược dòng chảy của nước, tìm cách thúc đẩy phát triển nơi núi rừng cũng là lúc chúng ta đối mặt với những hiểm họa từ thiên nhiên, trong đó, trượt lở đất đá để lại thiệt hại ngày một gia tăng cho con người những năm gần đây.

Với diện tích 3/4 là núi đồi, Việt Nam đang phải đối mặt với tai biến trượt lở đất xuất hiện từ 14 tỉnh miền núi phía Bắc và trải dài khắp miền Trung. Cộng thêm với tác động ngày một phức tạp của biến đổi khí hậu, chúng ta cần những công cụ dự báo có độ phủ rộng khắp, có khả năng triển khai tự động nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin và kịp thời để giám sát và phát hiện trượt lở đất. Với công nghệ này, chúng ta cũng cần tự chủ được về mặt công nghệ và dữ liệu.

Những công cụ cảnh báo sớm

Thật khó để ngăn không cho những thảm họa tự nhiên xảy ra nhưng chúng ta luôn có cách để phòng tránh và cảnh báo sớm. Tuy nhiên, điểm khó trong cảnh báo sớm trượt lở đất là tính bất ngờ, khó dự báo, thiếu hệ thống giám sát trượt lở đất dẫn đến khó khăn trong việc cảnh báo sớm, sơ tán người dân và cứu hộ cứu nạn. Chính vì vậy, các nghiên cứu khoa học thường tập trung vào giải quyết ba vấn đề chính của trượt lở: dự báo, phân vùng cảnh báo/nguy cơ và hệ thống giám sát.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã áp dụng nhiều công cụ truyền thống để giám sát, phát hiện các điểm trượt lở cố định. Trong đó, công tác thực địa, thu thập mẫu vật giúp xác định đặc tính của mỗi điểm trượt lở như tính chất cơ học của đất đá, sự biến đổi của đất đá qua các tác động của tự nhiên (mưa bão) hay yếu tố con người (thay đổi bề mặt lớp phủ) thường được quan tâm dưới góc nhìn địa chất. Những dữ liệu cơ lý của đất được mô hình hóa trong các bài toán mô phỏng để đem lại thêm thông tin dự báo trượt lở đất dưới các kịch bản có sẵn. Khi nhận diện được một số điểm trượt trên diện tích lớn, có thể đe dọa tài sản, con người, nhiều công cụ được lắp đặt bao gồm giám sát gián tiếp (nước mưa, nước ngầm…), trực tiếp (trạm đo định vị vệ tinh liên tục, đo dịch chuyển theo chu kì…) để quan trắc và thu thập dữ liệu. Ví dụ một số công nghệ mới dựa trên hệ thống trạm dày đặc đo địa chấn hay các rung động lan truyền do đất đá trượt lở để xác định được nguồn phát hay vị trí sạt lở (phương pháp này tương tự như cách các nhà khoa học tìm ra chấn tiêu của một trận động đất, hay nguồn gốc nơi xảy ra sự va chạm dẫn đến những cơn địa chấn dù vị trí xảy ra có thể ở độ sâu nhiều kilomet dưới mặt đất). Khi được bổ sung các yếu tố quan trọng khác bao gồm địa hình, dòng chảy, phân bố dân cư, giao thông…, tất cả những thông tin thu thập được cho phép phân vùng cảnh báo nguy cơ dưới dạng bản đồ.

Dù đã có nhiều bước tiến đáng kể về dữ liệu và công nghệ nhưng ngày nay, việc đưa ra dự báo trượt lở vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính dẫn đến dự báo chưa đạt được độ chính xác cần thiết là do trong trượt lở đất có sự tương tác lẫn nhau của rất nhiều yếu tố, chúng tạo nên những mối liên kết phức tạp giữa tác động ngoại lực và nội lực.

Hình 1. Ảnh vệ tinh trên ứng dụng Google Earth Pro chụp điểm sạt lở Trà Leng, Quảng Nam. Trượt lở diễn ra vào tối 28/10/2020 cùng với đợt mưa do bão Molave đổ bộ vào miền Trung. Chính giữa ảnh là khu vực 11 ngôi nhà (ảnh trái chụp 24/04/2019) đã bị đất đá vùi lấp, cướp đi sinh mạng của ít nhất 11 người (ảnh phải chụp 22/06/2021).

Là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn trên thế giới trong những năm gần đây, trượt lở đất thường dựa trên một bộ khung chung, trong đó nguồn dữ liệu đang ngày một phong phú hơn và một trong những đóng góp đáng kể nhất là dữ liệu vệ tinh với độ bao phủ rộng khắp và cho phép sử dụng không giới hạn. Mặt khác, các phương pháp xử lí dữ liệu đang chuyển dịch từ mô hình thuần vật lý sang nhóm các phương pháp về học máy (học máy, học sâu, mạng thần kinh nhân tạo) và đầu ra là các dạng bản đồ dự báo, nguy cơ hoặc cảnh báo.

Một hướng đi khác là kết hợp ảnh chụp vệ tinh quang học và radar. Giống như ảnh thường, ảnh vệ tinh ghi lại những chi tiết trên khung hình ở thời điểm chụp, qua đó so sánh từ hai ảnh trở lên chúng ta tìm ra điểm khác biệt. Với những dấu hiệu nhận biết riêng biệt, bằng mắt thường ta có thể xác định vị trí điểm sạt lở cũng như hình dung một phần quá trình đã diễn ra.

Những phân tích trên cho thấy các công cụ truyền thống phù hợp cho các điểm cố định nhưng khi giám sát và triển khai trên diện tích rộng lớn chúng ta cần đến những con mắt từ bầu trời mới có thể giải quyết được những yêu cầu này. Lời giải của nó đang dần trở nên rõ ràng hơn trong những năm gần đây nhờ tiến bộ của công nghệ viễn thám, trong đó ảnh chụp từ vệ tinh đóng vai trò then chốt.

Vì sao ảnh vệ tinh lại được đánh giá cao như vậy? Trong quá trình bay trên quỹ đạo cách Trái đất khoảng 600-800 kilomet, vệ tinh quang học có thể thu về các tấm ảnh tương tự trên máy ảnh hoặc điện thoại thông minh nhưng với độ bao phủ rộng từ vài trăm tới vài nghìn kilomet vuông. Chúng sẽ ghi nhận hầu hết dấu hiệu của trượt lở đất như lớp phủ cây cối thay thế bằng đất trống, đường sá, nhà cửa bị vùi lấp… Nhờ đó bằng trực quan so sánh các ảnh chụp ở những thời điểm trước và sau mỗi đợt mưa bão, chúng ta đều có thể nhận ra những thay đổi trên bề mặt Trái đất, ví dụ như các điểm trượt lở, ngập lụt. Tuy nhiên, vệ tinh quang học cũng có những khiếm khuyết nhất định như phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết và ánh sáng Mặt trời. Vệ tinh radar với tần suất chụp ổn định và không phụ thuộc các yếu tố thời tiết là một sự bổ sung cần thiết cho các nghiên cứu về trượt lở quy mô cả nước.

Nguyên nhân chính dẫn đến dự báo chưa đạt được độ chính xác cần thiết là do trong trượt lở đất có sự tương tác lẫn nhau của rất nhiều yếu tố, chúng tạo nên những mối liên kết phức tạp giữa tác động ngoại lực và nội lực.

Dữ liệu thu thập được từ vệ tinh là dạng tín hiệu số. Mỗi bức ảnh vệ tinh quang học được hình thành từ hàng triệu điểm ảnh, mỗi điểm ảnh bao phủ một diện tích 30mx30m (vệ tinh Landsat) cho đến 0,5mx0,5m (vệ tinh Pléiades), hay còn gọi là độ phân giải không gian. So sánh các ảnh này trước và sau mỗi đợt mưa lớn có khả năng phát hiện các điểm trượt lở có diện tích từ vài trăm mét vuông trở lên, tùy thuộc vào độ phân giải của ảnh. Bên cạnh đó, vệ tinh radar cũng có khả năng bao quát tương tự với ưu thế chụp ảnh không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nhưng có quy trình xử lý ảnh phức tạp hơn nhiều và cung cấp thông tin đa dạng hơn. Sử dụng dữ liệu ảnh từ nhiều vệ tinh sẽ cho phép khả năng giám sát tiệm cận thời gian thực (near real-time), qua đó tăng cường khả năng phản ứng nhanh trước các diễn biến bất thường của thiên tai.

Những ưu điểm vượt trội của dữ liệu vệ tinh cùng với quá trình tư nhân hóa đã thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thám thông qua sự gia tăng nhanh chóng về số lượng vệ tinh và công nghệ xử lý ảnh. Kết quả xử lý ảnh vệ tinh có độ chính xác cao và dần trở nên phổ biến. Các chính phủ và doanh nghiệp công nghệ đều hiểu được tầm ảnh hưởng của công nghệ viễn thám nên đã tạo điều kiện phát triển cho ngành nhờ vào phát triển dữ liệu mở (dự án Copernicus của liên minh châu Âu EU) … và hệ thống xử lí máy tính hiệu năng cao (Google, Amazon…). Các chính sách này cho phép ngay cả những người dùng bình thường với đam mê tìm hiểu về ảnh vệ tinh cũng có thể tiếp cận các ứng dụng từ đơn giản đến độ chính xác cao.

Việt Nam có thể học hỏi những gì?

Ở Việt Nam, việc xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo/nguy cơ là mục tiêu chính của các đề tài nghiên cứu về trượt lở trong những năm gần đây. Các bản đồ này thực tế không phát huy hiệu quả như mong muốn do hai yếu tố chính. Thứ nhất là do độ phân giải hay tỉ lệ bản đồ chưa cao, ví dụ chỉ đến cấp xã. Vì vậy, mỗi khi có cảnh báo, các cấp chính quyền không thể di dời dân số cả một xã để phòng tránh thiên tai do tỉ lệ bản đồ chỉ đến cấp độ tương đương. Thứ hai là thông tin cảnh báo chưa dễ tiếp cận bởi các cán bộ quản lý hành chính và người dân khó mà đọc hiểu được các bản đồ bao gồm kí hiệu khoa học trong khi điều họ cần nhất là nơi nào có thể xảy ra trượt lở? khi nào cần sơ tán? nếu xảy ra trượt lở thì chạy đi đâu?

Do đó, để khắc phục hai nhược điểm này, việc xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo/nguy cơ cần thực hiện chuyển đổi số hay số hóa các bản đồ, dữ liệu và các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học phải đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Hiện tại, chúng ta đang có nhiều lợi thế để làm được điều này. Với nguồn dữ liệu lớn về ảnh vệ tinh, chúng ta đủ khả năng xây dựng một hệ thống tự động phát hiện trượt lở trên quy mô cả nước và lưu trữ thành cơ sở dữ liệu. Trượt lở khó dự đoán nhưng có tính lặp lại tại những vị trí đã từng xảy ra nên dữ liệu sẽ cho thấy những khu vực bị tiềm ẩn nguy cơ. Với cơ sở dữ liệu này kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống sẽ là nền tảng thiết yếu cho những nghiên cứu chuyên sâu về trượt lở, quy hoạch phát triển trong tương lai. Với hệ thống tự động cập nhật và lưu trữ này, chúng ta rất dễ dàng điều chỉnh để áp dụng cho các ứng dụng hữu ích khác trong quản lý tài nguyên, nông nghiệp, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong quá trình này, chúng ta cũng cần chú ý một điểm quan trọng, đó là công nghệ viễn thám hay ảnh vệ tinh thuộc nhóm ngành công nghệ cao nên cần được liên tục cập nhật để bắt kịp xu hướng. Trong điều kiện kinh phí đầu tư còn hạn hẹp và nguồn nhân lực chưa thật dồi dào thì chúng ta có thể tăng cường hợp tác quốc tế để chủ động nắm bắt công nghệ mới và giúp phát triển đội ngũ nhân lực tiềm năng trong nước.

Tuy nhiên, sự tự chủ về nguồn nhân lực cũng cần đi kèm với tự chủ về nguồn dữ liệu. VNREDSat-1 là vệ tinh quang học đầu tiên của Việt Nam được phóng lên không gian (5/2013) với độ phân giải ảnh đạt 2,5m và không thua kém các vệ tinh quốc tế về mặt kỹ thuật. Sau gần 10 năm, khả năng tiếp cận dữ liệu của nó vẫn còn hạn chế dẫn đến không khai thác hết được tiềm năng vốn có, trong đó, việc sử dụng dữ liệu phải trả phí, quy trình đăng ký chưa rõ ràng với ngay cả các nghiên cứu trong nước là một rào cản. Thông thường, dữ liệu vệ tinh của mỗi nước cho phép các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước sử dụng miễn phí với các quy định về trích dấn nguồn và mục đích phi thương mại nhưng thủ tục tinh gọn. Đây là giải pháp được nhiều chính phủ áp dụng không chỉ để thu hút nguồn lực từ trong nước mà cả quốc tế. Nhiều nơi sẵn sàng nâng giới hạn tiếp cận cho toàn bộ giới khoa học trên thế giới bao gồm trường học và viện nghiên cứu cho mục đích học tập, học thuật. Nếu muốn sử dụng dữ liệu ảnh radar TerraSAR-X của cơ quan vũ trụ Đức (DLR) hay Cosmo-SkyMed của Ý, các nhà khoa học hoặc sinh viên các trường đại học chỉ cần viết tóm tắt đề tài nghiên cứu và gửi vào hệ thống tiếp nhận. Chuỗi vệ tinh quang học của Planet cũng đưa ra chính sách tương tự nhưng với thời gian phê duyệt nhanh hơn rất nhiều với kết quả chỉ trong vài ngày. Rõ ràng, chúng ta cũng có thể đưa ra chính sách tương tự, từ đó tăng khả năng triển khai vệ tinh của riêng mình, đáp ứng yêu cầu tự chủ về nguồn dữ liệu và tăng số lượng người dùng để phát triển nguồn nhân lực đa dạng. Để có được chính sách thông thoáng cởi mở như vậy chúng ta cần những thay đổi quan điểm của nhiều cấp quản lý.

Viễn thám không giới hạn ở vùng miền hay mức độ phát triển ở mỗi quốc gia. Sự cập nhật công nghệ hay hòa nhập với quốc tế mới là hành trình không thể đảo ngược. Nếu coi dữ liệu là một dạng tài sản quốc gia cần được bảo mật thì có thể chúng ta xao lãng một điều là trên thực tế, dữ liệu chúng ta có thì quốc tế cũng có và chất lượng còn tốt hơn. Một minh chứng cụ thể là mua ảnh vệ tinh trả phí ở Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn cho cả mục đích học thuật và dân sự. Nếu những nguồn dữ liệu này được cởi mở chia sẻ giữa các nhà nghiên cứu với nhau, giữa dân dụng và học thuật, giá trị chúng mang lại sẽ được nhân lên nhiều lần cho cộng đồng trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế.

Cuối cùng, không có một giải pháp nào mang tính toàn vẹn nên cũng như các phương pháp khác, ảnh vệ tinh cũng có những nhược điểm riêng. Vì vậy chúng ta không thể phó thác vào duy nhất một phương pháp để nghiên cứu một dạng thiên tai như trượt lở mà cần sự kết hợp giữa nhiều công cụ truyền thống và hiện đại, đồng thời dành một khoản đầu tư nhất định cho các nghiên cứu như vậy. Những khoản đầu tư như vậy có tốn kém? Nếu so với hàng nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thì con số đầu tư cho khoa học chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng lại có thể góp phần giảm thiểu thiệt hại và cứu mạng sống con người. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trượt lở đất cũng như các dạng thiên tai khác chắc chắn sẽ ngày một khốc liệt, đầu tư vào nghiên cứu khoa học sẽ không chỉ giúp thúc đẩy khoa học phát triển và chính là đi trước một bước trong phòng chống và giảm thiểu thiệt hại.□

Bảng 1. So sánh các công cụ nghiên cứu trượt lở đất truyền thống và công nghệ viễn thám/ảnh vệ tinh.

Nguồn: https://tiasang.com.vn/

Hoạt động mừng Quốc khánh tại đường sách TP.HCM

Từ 31/8 đến 4/9, tại đường sách TP.HCM có nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh.

Hoạt động kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 được thực hiện với mong muốn tái hiện lại không khí những ngày mùa thu lịch sử hào hùng của dân tộc.

Trong khuôn khổ chương trình, sách và các tư liệu lịch sử tiêu biểu về cột mốc thắng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945 sẽ được ban tổ chức giới thiệu đến người tham gia.

Trong đó, nổi bật có bộ sách Vang vọng lời nước non gồm 12 tập với những giá trị và ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần củng cố niềm tin khoa học và tình yêu đối với Bác Hồ của người dân Việt Nam.

Bộ sách Vang vọng lời nước non được trưng bày tại đường sách. Ảnh: Đường sách TP.HCM.

hoat dong Quoc khanh anh 1

hoat dong Quoc khanh anh 1
Bộ sách Vang vọng lời nước non được trưng bày tại đường sách. Ảnh: Đường sách TP.HCM.

Một điểm nhấn khác tại đường sách đợt này là triển lãm “Cách mạng Tháng tám – Mốc son lịch sử”, góp phần tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng tám năm 1945.

Triển lãm trưng bày hơn 100 tài liệu, hình ảnh, hiện vật được chọn lọc đưa ra trưng bày, giới thiệu, triển lãm gồm các nội dung như sau:

Phần 1: “Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng tám”, giới thiệu những tài liệu lưu trữ, hình ảnh chân thực cuộc Cách mạng Tháng tám năm 1945, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Phần 2: “Ngày Độc lập 2/9/1945”, giới thiệu tài liệu, hình ảnh về buổi Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Phần 3: “Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền Dân chủ nhân dân 1945-1946”.

Phần 4: “Bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng tám, bước tới đài vinh quang”.

Bên cạnh đó, tại đường sách cũng diễn ra triển lãm 6 bộ tem chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tham gia thiết kế những bộ tem này gồm có họa sĩ Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước, Công Độ, Trần Lương, Ngô Mạnh Lân, Đỗ Lệnh Tuấn, Vũ Kim Liên, Hoàng Thúy.

Chuỗi hoạt động trên do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông; Nhà xuất bản Trẻ; Trung tâm lưu trữ Quốc gia III – Cục Văn thư lưu trữ (Bộ Nội vụ); Công ty Đường sách TP.HCM thực hiện.

Nguồn: zingnews.vn

Thị trường xuất bản phẩm nhập khẩu

Những năm gần đây, xuất bản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, xu hướng phát triển cũng đang đặt ra các vấn đề về thẩm định, quản lý nội dung dòng sách này.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu tìm hiểu, cập nhật kiến thức, thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia ngày càng tăng cao, sách ngoại văn được coi là cầu nối để quá trình giao lưu đạt hiệu quả hơn.

Xuất bản bản số song song bản giấy

Sach ngoai van anh 1
Xuất bản phẩm nhập về Việt Nam ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu độc giả Ảnh: ITN.

Chia sẻ tại Hội thảo tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012 vừa diễn ra mới đây, bà Trần Thị Bạch Dương, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Phát triển văn hóa (CDIMEX) cho rằng: Các sách nhập khẩu về Việt Nam có thể chia ra một số loại chính, trong đó nhiều nhất là dòng sách phục vụ nhu cầu học tập như các loại sách học ngoại ngữ, sách cho các trường quốc tế, tiểu học…

Bên cạnh đó là dòng sách văn học được đông đảo bạn trẻ quan tâm lựa chọn. Đa dạng nhất là các loại sách dành cho trẻ em, được các nhà xuất bản chăm chút và luôn có những cải tiến mới mẻ để phục vụ độc giả nhí. Sách khoa học kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế, kỹ năng… có giá trị cao và kén người đọc vì tính chuyên môn đặc thù, đòi hỏi người đọc phải có khả năng hiểu tiếng Anh học thuật, vì thế không được nhập nhiều vì đối tượng sử dụng ở Việt Nam còn hạn chế.

Để đáp ứng thị hiếu đọc sách ngoại ngày càng tăng, nhiều đơn vị kinh doanh đã mở rộng các mạng lưới nhà sách; mở nhiều kênh bán sách trực tuyến (Tiki, Lazada, Bookmedi)… Trên thực tế, xu hướng phát triển của thị trường kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu hiện nay là các nhà xuất bản luôn phát hành xuất bản số song song với bản giấy.

Nhiều bộ sách học tiếng Anh cũng đã được chuyển hẳn sang hình thức số và chỉ in sách giấy cho các thị trường vẫn còn nhu cầu sử dụng… Nhu cầu học khi giãn cách xã hội, học từ xa, học áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, sử dụng công nghệ 4.0, 5.0 đã mang lại cho ngành xuất bản phẩm một cánh cửa mới.

Hàng nghìn tựa sách, tựa tạp chí không cần phải vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, tất cả được tích hợp trên website hoặc trong một bộ cơ sở dữ liệu.

Cần quy định phù hợp với xuất bản phẩm nhập khẩu

Theo Điều 10 của Luật Xuất bản 2012, các đơn vị nhập khẩu sách ngoại văn trước khi đưa sách vào lưu hành tại Việt Nam phải tiến hành thẩm định, kiểm tra nội dung. Bà Trần Thị Bạch Dương cho biết: “Trong quá trình thẩm định, chúng tôi đã phát hiện và cho lập biên bản, tiêu hủy rất nhiều đầu sách có nội dung vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Số sách này được đưa vào nước ta dưới danh nghĩa phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy ở các trường từ phổ thông đến đại học. Nếu không phát hiện và tiêu hủy thì những nội dung này sẽ được truyền đạt cho hàng triệu học sinh, sinh viên. Hệ lụy khó mà lường được”.

Đó là với sách giấy, còn đối với các sách điện tử nằm trong bộ cơ sở dữ liệu, hiện nay Luật không có quy định nào. Nếu không có chế tài cho việc sử dụng bản điện tử thì khó có thể kiểm soát được về mặt nội dung của xuất bản phẩm.

Bà Trần Thị Bạch Dương cũng góp ý khi sửa đổi Luật Xuất bản, cần sửa đổi điều kiện về cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm: Mục C, Khoản 4, Điều 38 về điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm chỉ quy định chung là phải có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách. Quy định này là chưa cụ thể, do đó kiến nghị bổ sung: “Có ít nhất 5 nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách”.

TS Vũ Thùy Dương, Trưởng khoa Xuất bản (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định: Điểm a, Khoản 6, Điều 41 quy định cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thành lập Hội đồng thẩm định đối với từng xuất bản phẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản, đơn vị quản lý Nhà nước chưa quy định cụ thể mức tiền thuê chuyên gia thẩm định nội dung là bao nhiêu; đơn vị nào phải chi trả số tiền này; trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị nhập khẩu nằm ở đâu?…

Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Công ty cổ phần Phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh (FAHASA), doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, cho rằng: Chi phí để thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu nên quy định rõ ràng và thuận tiện cho doanh nghiệp nhập khẩu. Về thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, đề nghị rút ngắn thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 Luật Xuất bản…

Có thể thấy, những thay đổi về xuất bản đòi hỏi phải có các quy định phù hợp, quá trình quản lý, điều hành phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn.

Nguồn: Zingnews.vn

Hành trình xuất bản sách: Từ bản thảo lộn xộn tới tựa sách bán chạy

Làm thế nào để một người viết chen chân vào ngành công nghiệp xuất bản đại chúng? Tác giả Jessamine Chan chia sẻ chặng đường gập ghềnh bà trải qua khi xuất bản sách.

Mặc dù Jessamine Chan đã xuất bản vài truyện ngắn và từng làm việc với Publishers Weekly, một tạp chí thương mại đem lại cho bà cái nhìn sâu hơn về quá trình này, bà có rất ít mối quan hệ trong ngành.

Bà cũng không có nền tảng thuận lợi như sự nổi tiếng, thương hiệu cá nhân hay mạng xã hội. Bà sống một cuộc sống bình lặng cùng chồng con ở Philadelphia. Cho đến khi The school for good mothers (Tạm dịch: Trường học làm mẹ) của Chan được xuất bản vào tháng 1, chạy thẳng vào danh sách bán chạy, biến bà trở thành một ngôi sao trong làng văn.

Jessamine Chan, tác giả The school for good moms. Ảnh: Beowulf Sheehan.

cach xuat ban sach anh 1

cach xuat ban sach anh 1
Jessamine Chan, tác giả The school for good moms. Ảnh: Beowulf Sheehan.

Jessamine Chan đã dành 5 năm để hoàn thiện bản thảo. Tác phẩm đầu tay của bà kể về một người mẹ mất quyền nuôi con sau “một ngày tồi tệ”, bị gửi đến một ngôi trường kỳ quái dạy làm mẹ tốt. Như bao tác giả khác lần đầu dấn thân vào ngành công nghiệp xuất bản, Chan gặp rất nhiều khó khăn.

Làm thế nào để biến một bản thảo lộn xộn trên bàn làm việc thành một tác phẩm được bày bán khắp cả nước? Trong lần phỏng vấn với New York Times, Jessamine Chan đã chia sẻ hậu trường quanh co cùng những con người định đoạt số phận cuốn sách.

Tìm quản lý

Tìm một quản lý giỏi là bước đầu tiên trên con đường xuất bản. Thông thường, đây cũng là phần khó nhất trong cuộc hành trình. Người quản lý sẽ giúp tác giả điều hướng trong muôn trùng hoạt động phức tạp của ngành kinh doanh xuất bản. Họ là người môi giới giao dịch sách với các nhà xuất bản, thương lượng hợp đồng hợp pháp, đấu tranh vì lợi ích tác giả và giúp tác giả phát triển sự nghiệp được dài lâu.

Nhiều quản lý sẽ yêu cầu một bức thư giới thiệu sách, kèm vài trang bản thảo để họ cảm nhận văn phong. Các quản lý uy tín nhận được tới hàng trăm, hàng nghìn bức thư giới thiệu sách như thế này trong một năm. Những bức thư đổ ồ ạt vào mục thư rác.

Làm thế nào để thư giới thiệu trở nên nổi bật, hấp dẫn trong con mắt sắc bén của người quản lý?

Nghe theo tư vấn của bạn bè và chỉ dẫn trên tạp chí Poets & Writers, Jessamine Chan đã tìm đến những quản lý đại diện cho các tác giả có sách tương tự bà – tiểu thuyết về việc làm mẹ trong xã hội hiện đại, pha yếu tố viễn tưởng phản địa đàng.

Một người quen cho bà địa chỉ mail của Meredith Kaffel Simonoff, người quản lý cho nhà văn Leni Zumas, tác giả cuốn Red Clocks (Tạm dịch: Đồng hồ đỏ) – tiểu thuyết suy đoán một tương lai gần khi nước Mỹ cấm hành vi phá thai. Jessamine Chan gửi thư cho Simonoff cùng 11 đại lý khác. Kaffel Simonoff trả lời ngay, đồng thời yêu cầu một bản thảo hoàn chỉnh. Sau khi Chan gửi bản thảo, Kaffel Simonoff đọc được nửa cuốn thì viết mail cho Chan, cho biết cô hứng thú với câu chuyện của bà.

cach xuat ban sach anh 2
Meredith Kaffel Simonoff trở thành quản lý cho Jessamine Chan. Ảnh: Desiree Rios.

“Jessamine có cảm nhận sắc sảo về chủ đích văn chương và viết trôi chảy, nhịp nhàng ngay từ trang đầu. Bà đặt ra câu hỏi: ‘Có cách nào đúng nhất để làm mẹ không?’ Tôi không thể ngó lơ tầm nhìn rõ ràng của bà ấy”, Simonoff cho biết.

Nhiều quản lý đóng vai trò biên tập viên đầu tiên cho cuốn sách. Sau khi Chan ký hợp đồng với Kaffel Simonoff vào tháng 7/2019, cả hai đã bắt đầu thực hiện một vài sửa đổi, phát triển thêm các yếu tố tiên dự cho cốt truyện cũng như chỉnh mạch cảm xúc nhân vật mượt mà hơn.

Tới tháng 11/2019, bản thảo của Chan đã sẵn sàng gửi tới các nhà xuất bản.

Tìm nhà xuất bản

Tới khâu này, bản thảo sẽ gặp độc giả khó tính nhất: biên tập viên nhà xuất bản. Độc giả thông thái này là người sẽ chọn sách để nhà xuất bản đầu tư. Trong nhiều tháng liền, Kaffel Simonoff sẽ tìm cách thuyết phục biên tập viên các nhà xuất bản về tiềm năng của Trường học làm mẹ.

Vào ngày gửi bản thảo, Chan cho biết người bà như vận động bằng adrenaline. Chồng Chan dẫn bà đi ăn một bữa trưa thịnh soạn tại nhà hàng Trung Quốc yêu thích của họ. Tại đây, bà chờ đợi thông tin từ Simonoff.

Tin tốt lành: các biên tập viên muốn nói chuyện với Chan. Họ quan tâm đủ để Kaffel Simonoff tổ chức một buổi đấu giá.

Một số cuộc đấu giá diễn ra kín – các nhà xuất bản được yêu cầu gửi giá thầu cao nhất họ có thể đề nghị mà không biết đối thủ cạnh tranh của họ đang cung cấp những gì. Một số khác trải qua nhiều vòng, các nhà xuất bản phải trực tiếp cạnh tranh giá với nhau. Người chiến thắng có thể không phải là người ra giá cao nhất mà là người có tầm nhìn phù hợp nhất với tác giả.

Dawn Davis, cựu biên tập viên Simon & Schuster, là người đã thắng cuộc đấu giá. Bà nói: “Vai trò của một biên tập là phải làm việc với tốc độ nhanh. Tôi biết phiên đấu giá giành bản quyền cho cuốn sách này sẽ rất cạnh tranh”.

Ngay trong quá trình đấu giá bản thảo, Davis phải đồng thời giới thiệu bản thảo trong nội bộ nhà xuất bản. Bà phải thuyết phục giám đốc điều hành Simon & Schuster – ông Jonathan Karp – đồng ý chi tiền tạm ứng cho Chan 1 tuần sau khi chốt giá bản quyền.

Theo Davis, ngoài biên tập viên từ nhà xuất bản khác, có 2 biên tập viên nữa thuộc Simon & Schuster muốn giành được bản thảo này. Davis tin rằng cuốn sách có tiềm năng “đột phá cả về mặt nghệ thuật lẫn doanh thu. Những cuốn sách đó rất hiếm và phải được trả tiền thích đáng.

Bìa sách The school for good mothers. Ảnh: S&S.

cach xuat ban sach anh 3

cach xuat ban sach anh 3
Bìa sách The school for good mothers. Ảnh: S&S.

Ngay từ cuộc trò chuyện lần đầu vào tháng 11/2019, Chan đã biết bà và Davis rất hợp nhau. Davis mang tới tầm nhìn mới cho cuốn sách, có ý muốn biến cuốn sách trở nên gọn gàng và hấp dẫn hơn. Năm 2020, trong những tháng đầu tiên đại dịch Covid-19 hoành hành ở Mỹ, họ đã cùng nhau chỉnh sửa rất nhiều.

Chan kể: “Thật tuyệt là bà ấy nhìn nhận cuốn sách như một cuốn tiểu thuyết của các ý tưởng, nói về những vấn đề cấp bách trong nước”.

Kế đó, một nhà thiết kế đồ họa tự do tên Grace Han đã kết hợp với chỉ đạo nghệ thuật Jackie Seow của Simon & Schuster để tạo ra một thiết kế bìa phù hợp. Chan mô tả bìa sách như một cánh cổng hồng đáng ngại trong mơ.

Nhưng rồi, Chan cho biết, Davis rời Simon & Schuster sang làm tổng biên tập cho tạp chí Bon Appétit.

Sau khi sách biên tập xong, người biên tập viên phụ trách mua bản quyền sẽ là người vận động cho cuốn sách đó tại nhà xuất bản cũng như nhiều việc khác có thể tác động đến mức độ thành công của cuốn sách. Do đó, việc mất đi biên tập viên có thể là một đòn chí mạng.

Nhưng Chan đã may mắn, dự án được giao lại cho Marysue Rucci, một biên tập khác của Simon & Schuster. Rucci đã đọc cuốn sách cùng Davis và cũng rất yêu thích tác phẩm. Biên tập viên Marysue Rucci đã đích thân soạn thông cáo báo chí gửi tới các tòa soạn và các cửa hàng sách tư nhân với ghi chú: “Tôi nghĩ tác phẩm này sẽ hấp dẫn bạn”.

cach xuat ban sach anh 4
Jessamine Chan được làm khách mời tại chương trình Today. Ảnh: NBC.

Tiếp cận độc giả

Hàng tháng, độc giả tiếp cận được tới hàng trăm cuốn sách mới. Rất khó để một tựa thực sự nổi bật hẳn lên được.

Câu lạc bộ sách của người nổi tiếng có khả năng điều hướng gu đọc của đại chúng. Năm 2021, 10/15 cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất hiện trên danh sách bán chạy của Time là các cuốn sách được Oprah Winfrey, Reese Witherspoon, Jenna Bush Hager hoặc Good Morning America chọn đọc.

Tháng 3/2021, đại diện truyền thông của Chan, Anne Tate Pearce, đã tặng cuốn sách cho một trong những nhà sản xuất của chương trình Today. Dẫn chương trình Today, Jenna Bush Hager, cho biết bà đã đọc ngấu nghiến cuốn sách trong kỳ nghỉ.

Bush Hager chia sẻ: “Tôi đã rất say mê với thế giới trong sách, nó không giống bất cứ thứ gì tôi từng đọc. Và với tư cách là một người mẹ, tôi hoàn toàn có thể đồng cảm với nhân vật”.

Cuốn sách trở thành lựa chọn đọc cho tháng 1/2022 của câu lạc bộ sách Bush Hager. Chan được làm khách mời tại chương trình Today. Và lập tức, doanh số bán sách tăng vọt.

Trong khi đó, cả 4 bài review từ Publishers Weekly, Kirkus, Booklist và Library Journal được đăng lên đều cho cuốn sách những phản hồi tích cực.

Cuốn sách thực sự bùng nổ khi công ty sản xuất của Jessica Chastain công bố kế hoạch chuyển thể cuốn tiểu thuyết.

Cùng thời gian này, Tòa án tối cao Mỹ cân nhắc quyền phá thai theo hiến pháp, cuốn sách của Chan được đưa vào các cuộc tranh luận lớn hơn về phụ nữ, việc mang thai và làm mẹ.

Chan nói: “Nhìn thấy cuốn sách của mình trong những cuộc trao đổi lớn, rất cần thiết, về quyền của phụ nữ và câu chuyện của phụ nữ – cả trên phương tiện truyền thông lẫn những buổi giao lưu với độc giả – là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất. Cuốn sách của tôi thực sự có rất nhiều bà mẹ”.

Chan nói thêm: “Tôi muốn mọi người biết rằng bạn vẫn có thể xuất bản tác phẩm đầu tay khi đã ngoài 40, khi là một phụ nữ da màu, một bà mẹ, sống một cuộc sống bình lặng ngoại tuyến và không có tên tuổi”.

Nguồn: zingnews.vn

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu

Ngày 28/8/2022 tại tỉnh Lai Châu, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu (Techfest Việt Nam 2022) với chủ đề “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”.

Các đại biểu khởi động Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Techfest là sự kiện thường niên dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đến nay, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã lan toả mạnh mẽ tới các tỉnh, thành trong cả nước với 8 lần tổ chức. Đây là nền tảng kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Việc tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022 tại Lai Châu là hoạt động ý nghĩa nhằm kết nối, thu hút nguồn lực để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; là cơ hội lớn để các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể, cộng đồng khởi nghiệp Lai Châu nắm bắt cơ hội kết nối với cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và các tỉnh bạn, nắm bắt cơ hội kết nối, thu hút đầu tư. Đồng thời, đây cũng là dịp để trao đổi những thuận lợi, tiềm năng cũng như thách thức đối với tỉnh Lai Châu trong đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp nói chung và kết nối trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, dược liệu nói riêng. Từ đó, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, tính sáng tạo của tuổi trẻ Lai Châu nói riêng và thanh niên các tỉnh Tây Bắc nói chung, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển của vùng và cả nước.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu là nền tảng cho địa phương nâng tầm, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Lai Châu và kết nối với sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tổ chức vào cuối năm. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hy vọng, qua các hoạt động này, chuỗi hoạt động phát triển hệ sinh thái sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển, kết nối giữa các thành phần trong hệ sinh thái ngày càng chặt chẽ hơn nữa; tạo ra nhiều giá trị mới cho hệ sinh thái và có những sáng kiến mới để kết nối, khai thác nguồn lực giữa các địa phương; tạo ra hành lang đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hình thành và phát triển. Trong tương lai, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các tỉnh trong khu vực Tây Bắc sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bộ Khoa học và Công nghệ luôn cam kết đồng hành cùng với Lai Châu và các tỉnh trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2022 tại Lai Châu được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Lai Châu diễn ra từ ngày 27 – 29/8/2022 với nhiều sự kiện như: Diễn đàn “Hành lang khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cơ hội phát triển”; phiên chuyên đề “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với các không gian ảo”; phiên chuyên đề “Ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển nông nghiệp, dược liệu”; phiên chuyên đề “Công nghệ gắn với phát triển xanh và bền vững”; diễn đàn “Tuổi trẻ Lai Châu hưởng ứng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; cùng đó là triển lãm công nghệ, trưng bày và giới thiệu các dự án khởi nghiệp sáng tạo.

Tại lễ khai mạc, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp triển khai hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022 – 2025 với UBND tỉnh Lai Châu. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội ký kết phối hợp triển khai hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu.

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/

Sách chuyên khảo: Tiếng nói từ người trong cuộc

Những chia sẻ của người trong cuộc (nhà nghiên cứu, dịch giả, đại điện đơn vị xuất bản) cho chúng ta biết thêm những thông tin xung quanh dòng sách chuyên khảo, học thuật.

Đọc, đi, sống trải trên các vùng thực địa, miệt mài trên các trang tư liệu, tìm kiếm con chữ chuyển ngữ tư liệu từ nhiều nguồn…, đó là một phần công việc thầm lặng của các tác giả, dịch giả làm biên khảo, nghiên cứu. Những chia sẻ của người trong cuộc cùng đại diện đơn vị xuất bản dòng sách này phần nào cho chúng ta thấy một phần đời sống nghiên cứu thực sự rất cần được chăm chút, cổ vũ.

Những chia sẻ của người trong cuộc cùng đại diện đơn vị xuất bản dòng sách này phần nào cho chúng ta thấy một phần đời sống nghiên cứu thực sự rất cần được chăm chút, cổ vũ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến.

Sach nghien cuu anh 1

 

Sach nghien cuu anh 1
Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến.

Nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến: Chúng ta vẫn chưa có điều kiện tạm ổn cho nhà nghiên cứu!

Những đồng nghiệp của chúng tôi ở châu Á, cụ thể như Nhật Bản, Thái Lan, thấy các nhà nghiên cứu ở Việt Nam làm việc trong điều kiện khổ hơn. Một đồng nghiệp người Thái Lan, sau khi giảng dạy hai năm ở trường đại học thì được nhà trường tài trợ một năm sang Việt Nam nghiên cứu.

Về cơ bản, các điều kiện của nhà nghiên cứu nước ngoài ở Việt Nam cũng rất tốt, từ đi lại, chi phí nghiên cứu thực địa đến các phương tiện làm việc khác đều rất thuận lợi. Trong khi chúng ta làm nghiên cứu trong điều kiện dưới mức tối thiểu, vượt đường dài với đôi chân và phương tiện thô sơ, đối diện với hiểm nguy là thường, bỏ tiền túi đi thực địa hoặc trông cậy vào các mạnh thường quân.

Lương của một nhà nghiên cứu tại các viện khoa học hiện nay không đủ nuôi thân. Có một số nhà khoa học trẻ rất tiềm năng mà tôi biết, lương tháng chỉ hơn 3 triệu đồng. Họ đã phải chọn cách dừng bước với khoa học vì không có khả năng xoay xở làm thêm các nghề khác.

Bản thân tôi thực hiện các công trình nghiên cứu Sống đời của chợ, Những đỉnh núi du ca, Khai nguyên rồng tiên cũng là nhờ sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Họ giúp xăng xe đi lại khắp vùng, giúp tư liệu quý, giúp chỗ ăn ở, họ mua một cuốn sách nhưng gửi tiền 50 cuốn… Có lẽ đến khi nào đó tổng kết đời nghiên cứu tôi sẽ phải làm một cuộc thống kê chi ly về những sự giúp đỡ quý báu này.

Còn tương lai, việc của người làm dân tộc học là những chuyến đi. Những chuyến đi dài, bất kể nhọc nhằn, chừng nào còn đi được. Chỉ là nếu có điều kiện tốt hơn thì sẽ làm được gấp đôi, gấp ba.

Thạc sĩ Trần Anh Đức.

Sach nghien cuu anh 2

 

Sach nghien cuu anh 2
Thạc sĩ Trần Anh Đức.

Thạc sĩ Trần Anh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản và Giáo dục IPER (Công ty cổ phần Xuất bản và Giáo dục Quảng Văn): Xuất bản sách học thuật có những chuyển dịch tích cực

Lĩnh vực xuất bản sách học thuật ở Việt Nam trong khoảng một thập niên gần đây có những chuyển dịch theo hướng tích cực. Có thể quan sát được sự thay đổi này một cách rõ ràng qua cách mà cộng đồng độc giả tiếp nhận dòng sách học thuật.

Nếu như trước đây, đa số độc giả tỏ ra e dè, ái ngại mỗi khi tiếp cận những cuốn sách hay serie sách được coi là khô khan, khó đọc, khó hiểu thì giờ đây đã có nhiều cộng đồng đam mê sách học thuật hình thành trên mạng xã hội, trong các trường đại học thông qua hình thức câu lạc bộ sách và hành động.

Cùng sự gia tăng về số lượng cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trong nước, sự phổ biến của những chương trình hợp tác đào tạo quốc tế và khu vực, thậm chí là sức lan tỏa mạnh mẽ của một thứ có thể gọi là “tinh thần trao đổi khoa học”, nhu cầu về khai thác, sử dụng, vận dụng cũng như phát triển mảng sách phi hư cấu khoa học càng trở nên sôi động.

Bên cạnh cơ hội rộng mở, việc xuất bản dòng sách này ở Việt Nam hiện vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Về cơ bản, có thể nhận thấy ba điểm quan trọng, bao gồm: Các nhà xuất bản học thuật chuyên nghiệp; đội ngũ dịch giả, tác giả, giới chuyên môn; mối quan tâm của độc giả và năng lực hợp tác quốc tế trong xuất bản.

Chúng ta rõ ràng đang thiếu những nhà xuất bản học thuật chuyên nghiệp, tương tự các nhà xuất bản/ tập đoàn xuất bản Elsevier, SAGE, Penguin Random House, Taylor&Francis…

Chúng ta cũng đang thiếu dịch giả có chất lượng, hoạt động có nghề. Rất ít nhà khoa học, chuyên gia trực tiếp dịch sách, viết sách. Thêm vào đó, chúng ta cũng chưa có nhiều tác giả thuộc giới chuyên môn chủ động đầu tư thời gian, công sức tham gia quá trình xuất bản sách.

Điều kiện nghiên cứu chưa đầy đủ, thu nhập từ công việc chuyên môn không đủ để duy trì đam mê nghiên cứu cùng công tác hành chính trong nghiên cứu chiếm dụng khá nhiều thời gian đã giới hạn họ trong không gian chật hẹp của một hoặc một vài đầu việc.

Đơn cử trong lĩnh vực Sử học, không có nhiều công trình được đánh giá cao như Ngàn năm áo mũ, Việt Nam thế kỷ X – Những mảnh vỡ lịch sử… Giới chuyên môn vẫn thường bị xem là đang “ở trong tháp ngà học thuật”, chưa “dấn thân” sâu vào đời sống thực tế để tạo nên những công trình vừa đảm bảo tính khoa học, vừa gần gũi, dễ đọc với đại chúng.

Việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm sách học thuật nhìn chung không được tiến hành rầm rộ, thiếu ý tưởng hay, độc đáo như các sản phẩm thuộc nhóm sách giải trí, văn chương, kỹ năng.

Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường.

Sach nghien cuu anh 3

 

Sach nghien cuu anh 3
Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường.

Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường: Công việc của người dịch thuật sử liệu chưa bao giờ dễ dàng

Có thể nói, việc tôi khảo đính, dịch Việt Kiệu Thư – tác phẩm biên chép về lịch sử địa lý Việt Nam xưa từ nhiều nguồn tài liệu nước ngoài – đúng là rất khó khăn. Bình thường, việc dịch một văn bản cổ đã là rất khó, đằng này lại phải xác định được những điểm sai lầm, khảo đính lại, thông qua các tư liệu “nguồn” mà nó căn cứ vào, thậm chí phải tìm tòi đến tận tư liệu “nguồn của nguồn” để đính chính nên có thể nói, khó khăn tăng lên gấp mấy lần. Tuy nhiên, theo tôi thì công việc của người làm dịch thuật sử liệu chưa bao giờ là dễ dàng cả.

Các nguồn sử liệu từ nước ngoài gần đây được quan tâm xuất bản khá nhiều, và được bạn đọc trong nước tìm đọc, trao đổi. Đó là nguồn động viên, cổ vũ lớn để những người nghiên cứu, dịch thuật theo đuổi công việc này. Nhưng họ cần được hỗ trợ thêm gì nữa? Tôi nghĩ đó chính là sự ủng hộ, khuyến khích, đánh giá công tâm.

Chia sẻ về chuyện bếp núc dịch thuật nói chung, dịch công trình nghiên cứu nói riêng, thì một vấn đề quan trọng của dịch thuật mà tôi nhận thấy và muốn chia sẻ, đó là vốn từ tiếng Việt trong các dịch phẩm bị mai một nhiều hoặc nhiều khi được dịch giả sử dụng một cách máy móc, đơn điệu.

Đọc sách xưa, dễ thấy cách diễn đạt rất sinh động, đa dạng. Đối với một tác phẩm dịch, nếu chỉ biết dùng một từ để dịch một từ thì rõ ràng là đơn điệu. Ngay cả khi ngôn ngữ của bản gốc không phong phú thì mình cũng phải tùy cơ chuyển ngữ cho nó phong phú, phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh. Dịch sử cũng cần có văn phong sao cho người đọc hiểu được, cảm được, chứ không phải chính xác kiểu “word by word”.

Trong nhiều cuốn của tôi dịch có thể không dùng nhiều từ Hán Việt nhưng cái không khí vẫn toát lên sự trang nhã mà ngôn ngữ nguyên bản muốn biểu đạt. Dịch giả thực sự rất cần thông thạo tiếng mẹ đẻ, có ý thức giữ gìn, trau dồi nó.

Nguồn: zingnews.vn