Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ KH&CN

Bộ trưởng Nguyễn Quân trao Quyết định Bổ nhiệm cho đồng chí Phạm Công Tạc (Ảnh HN)

Ngày 25/8, tại Hà Nội,thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Phạm Công Tạc- Chánh Văn Phòng Bộ KH&CN giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ KH&CN.

Tham dự Lễ bổ nhiệm có đại diện các Đồng chí trong Ban cán sự lãnh đạo Bộ KH&CN, các đồng chí đại diện cho các Ban của Đảng, Ban tổ chức trung Ương, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, Đảng Ủy khối cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính Phủ, Bộ Nội Vụ…

Tại lễ bổ nhiệm, ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ đã đọc Quyết định bổ nhiệm số 1419/QĐ-TTg ngày 16/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Phạm Công Tạc- Chánh văn phòng Bộ KH&CN giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&CN.

Ông Phạm Công Tạc (52 tuổi, quê Nam Định) từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ nội bộ, Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó chánh văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Quân chúc mừng đồng chí Phạm Công Tạc. Bộ trưởng khẳng định, việc Bộ KH&CN có thêm một thứ trưởng chứng tỏ Chính phủ rất quan tâm và kỳ vọng ở sự đóng góp của KH&CN đối với công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Bộ trưởng cũng bày tỏ hy vọng trên cương vị mới, đồng chí Phạm Công Tạc sẽ hết sực nỗ lực cùng với tập thể lãnh đạo Bộ KH&CN hoàn thành suất sắc nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ và Trung ương giao cho.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Chí Phạm Công Tạc đã gửi lời cảm ơn đến các Đồng chí trong Ban cán sự lãnh đạo Bộ KH&CN, các đồng chí đại diện cho các Ban của Đảng, Ban tổ chức trung Ương, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, Đảng Ủy khối cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính Phủ, Bộ Nội Vụ.

 

Bộ trưởng phát biểu tại Lễ bổ nhiệm (Ảnh HN)

Trên cương vị mới, đồng chí cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ Bộ KH&CN đã sát cánh cùng đồng chí trong gần 10 năm qua. Đặc biệt là hai đồng chí Bộ trưởng (Bộ trưởng Hoàng Văn Phong trước đây và Bộ Trưởng Nguyễn Quân hiện tại) đã dành cho đồng chí sự tin cẩn, giúp đỡ ân cần chỉ bảo, giúp đồng chí có những tiến bộ nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Bản thân đồng chí sẽ cố gắng thực hiện điều Bộ Trưởng Nguyễn Quân thường nói với cán bộ công chức, viên chức của Bộ KH&CN “Mẫn cán, Kỷ luật, Đoàn kết và Nhân ái”.

Mai Hà

 

 

 

Khai mạc Hội nghị giao ban vùng Bắc Trung bộ lần thứ XI

 

Ngày 15/8/2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban vùng Bắc Trung bộ (vùng) lần thứ XI.


Toàn cảnh Hội nghị

 

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH&CN Môi trường Quốc Hội Lê Bộ Lĩnh; Phó Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam Dương Ngọc Hải, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Sở trong vùng. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đoàn Thị Thanh Huyền; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ và đại diện lãnh đạo các đơn vị, ban ngành và đơn vị có liên quan.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị định hướng tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm KH&CN của khu vực miền Trung giai đoạn 2011 – 2020. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến KH&CN, phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học của cả nước”, đặc biệt, sự hợp tác giữa Đại học Huế với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã dần đi vào phát triển chiều sâu gắn với nhu cầu thực tiễn. “Hội nghị là dịp để các đại biểu cùng nhìn nhận, đánh giá, xem xét, chia sẻ kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của từng tỉnh”, Phó Chủ tịch bày tỏ.


Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh đánh giá cao các hoạt động KH&CN trong vùng thời gian qua như: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC), An toàn bức xạ hạt nhân, quản lý công nghệ, quản lý sở hữu trí tuệ, thanh tra,… Đặc biệt trong nghiên cứu, tuyển chọn, thử nghiệm các giống mới, giống lai có năng suất cao và chất lượng tốt; cải tiến đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giới thiệu mô hình KH&CN ngày càng đa dạng và được nhiều người dân quan tâm,…

Thứ trưởng cũng lưu ý đến Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 1244/QĐ-TTg về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 418/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020,… “ Đây là những hành lang pháp lý quan trọng cần được triển khai, tổ chức và thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển KH&CN của đất nước trong thời gian tới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh những thành tựu về KH&CN của vùng đã đạt được, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, các sở trong vùng cần tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; góp ý các Dự thảo của Bộ KH&CN; tập trung phát triển và bảo tồn nguồn quỹ gen tại địa phương; tiếp tục mở rộng liên kết và tăng cường hợp tác về KH&CN liên tỉnh, liên vùng; lựa chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế đặt hàng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN qua các hoạt động sở hữu trí tuệ, TĐC, công tác an toàn bức xạ hạt nhân, thanh tra KH&CN,…; xây dựng và phát triển kinh tế với nước bạn Lào,…

Theo báo cáo của Vụ Phát triển KH&CN địa phương (Bộ KH&CN), thời gian qua, Sở KH&CN các tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND ban hành 115 văn bản cụ thể hóa các văn bản của Trung ương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN theo đặc thù của địa phương. Trong đó, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An đã có những đề xuất cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được thực hiện theo đặt hàng nhằm giải quyết các vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tế, 65% các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung vào chuyển giao, ứng dụng công nghệ.

Kết quả có 18 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được thực hiện thuộc các chương trình Nông thôn miền núi; cấp tỉnh có 463 nhiệm vụ được thực hiện bao gồm: lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 105 nhiệm vụ, (chiếm 22,7 %); lĩnh vực khoa học tự nhiên có 17 nhiệm vụ (chiếm 3,7 %); lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ có 110 nhiệm vụ (chiếm 23,8 %); lĩnh vực Y tế – giáo dục có 47 nhiệm vụ (chiếm 10,1 %); lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có 172 nhiệm vụ (chiếm 37,1%) các lĩnh vực khác là 12 nhiệm vụ (chiếm 2,6%).

Đồng thời, một số kết quả đã được ứng dụng thành công tại một số địa phương như: ứng dụng hệ thống chụp mạch kỹ thuật số trong chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa; ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sinh sản giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Vược tại Nghệ An; xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò lai Sind ở thôn Bắc Bình xã Cam Tuyền tỉnh Quảng Trị; nghiên cứu giá trị của các kỹ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa Trường Đại học Y Dược Huế,…

Đối với hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 217.989 phương tiện đo lường đã được kiểm định; 334 sản phẩm được công bố tiêu chuẩn; 47.547 mẫu sản phẩm hàng hóa được thử nghiệm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước; 248 cơ quan hành chính nhà nước đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008,…

Về hoạt động sở hữu trí tuệ, toàn vùng đã có 642 đơn đăng ký bảo hộ và 502 văn bằng bảo hộ đã được cấp. Bên cạnh đó, các tỉnh trong vùng đã triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề truyền thống nhằm nâng cao giá trị kinh tế, góp phần phát triển thương hiệu, gìn giữ, phát huy giá trị của các sản phẩm đặc sản của làng nghề truyền thống trong tiến trình hội nhập.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, các sở đã chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đồng thời kết nối với 12 đơn vị, trong đó có 3 doanh nghiệp KH&CN tham gia triển khai kết quả KH&CN,…

Tuy nhiên, tại Hội nghị, phần lớn các đại biểu đều cho rằng, việc phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN vẫn tăng theo chiều rộng thay vì đầu tư thành chuỗi giá trị cho sản phẩm chủ lực của địa phương và thiếu các nhiệm vụ có tính liên tỉnh, liên vùng. Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin giữa các tỉnh về danh mục, kết quả các nhiệm vụ KH&CN vẫn còn xảy ra tình trạng trùng lặp; hoạt động nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh,… Đặc biệt, sản phẩm chủ lực của vùng chưa được đầu tư một cách thỏa đáng như công nghệ chế biến sâu khoáng sản; công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm sản; phát triển bền vững cây dược liệu,…


Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và Phó Chủ tịch Phan Ngọc Thọ trao Giấy chứng nhận cho các đơn vị đầu mối tại Triển lãm

Trong khuôn khổ Hội nghị Hội nghị giao ban vùng lần thứ XI, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Triển lãm trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm KH&CN vào ngày 14/8/2014.

Hội nghị giao ban KH&CN các vùng được Bộ KH&CN chủ trương phối hợp với các địa phương tổ chức luân phiên định kỳ 2 năm một lần. Tại Hội nghị giao ban KH&CN vùng lần tới, Thanh Hóa sẽ là tỉnh đăng cai chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng lần thứ XII năm 2016.

Nguồn: Ngũ Bùi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

 

 

 

Hội thảo “Hệ quản trị thư viện thích hợp nguồn mở KOHA”

 


Ngày 14/8/2014, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (NASATI) phối hợp với Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam (VASTI), Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L tổ chức Hội thảo " Hệ quản trị thư viện thích hợp nguồn mở KOHA", nhằm đẩy mạnh sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở (hay còn gọi là phần mềm mã nguồn mở – viết tắt là PMNM) trong lĩnh vực thông tin – thư viện, góp phần hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm.

 


Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Đào Mạnh Thắng – Phó Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia; ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch hội Thư viện Việt Nam; bà Vũ Dương Thuý Ngà – Vụ phó Vụ Thư viện và ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L, cùng các khách mời đến từ các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Sau bài phát biểu mở đầu buổi Hội thảo của ông Đào Mạnh Thắng – Phó Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Ông Hoàng Dũng – đại diện bên công ty Công ty D&L đã có bài giới thiệu tổng quan về "Hệ quản trị thư viện tích hợp nguồn mở KOHA". KOHA là hệ quản trị thư viện tích hợp (Integrated Library System) mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu tại NewZealand bởi Katipo Communications Ltd và được triển khai vào tháng 1/2000 cho thư viện Horowhenua Trust, New Zealand. Cho đến nay, KOHA đã trở thành hệ quản trị thư viện mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Dựa trên số lượng các thư viện sử dụng KOHA đăng ký trên hệ thống lib-web-cats, toàn thế giới đã có hơn 1.700 thư viện đang sử dụng KOHA. Tuy nhiên, đây chưa phải là số thống kê cuối cùng vì còn rất nhiều thư viện chưa đăng ký trên hệ thống.

Việc được sử dụng phổ biến trong giới thư viện đã khẳng định KOHA là một sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi loại hình và kích cỡ thư viện, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về thư viện và không ngừng được cải tiến nâng cấp. Thành công của KOHA dựa vào các nhân tố chủ yếu sau: Có đầy đủ các phân hệ và tính năng của hệ quản trị thư viện tích hợp (OPAC, biên mục, lưu thông, bổ sung, quản lý ấn phẩm định kỳ, quản trị, bạn đọc, báo cáo); tuân thủ tất cả tiêu chuẩn quốc tế về thư viện; hoạt động trên giao diện Web; Có thể cài đặt miễn phí vì là phần mềm mã nguồn mở; không phụ thuộc vào nhà sản xuất. Người sử dụng tự quyết định họ muốn gì ở hệ thống; liên tục được duy trì và phát triển bởi cộng đồng công nghệ thông tin và Thư viện http://koha-community.org/).

Tại Việt Nam, KOHA và cộng đồng sử dụng KOHA được phát triển và hỗ trợ bởi Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L, đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT thư viện. KOHA được đánh giá là đặc biệt phù hợp với hệ thống thư viện Việt Nam (vốn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực và tài chính) với các lý do sau: Đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu quản trị và sử dụng của thư viện đối với một hệ quản trị thư viện tích hợp; chi phí đầu tư hạ tầng để cài đặt phần mềm thấp: thư viện có thể sử dụng máy chủ/ máy tính đặt tại thư viện hoặc có thể thuê hosting của nhà cung cấp dịch vụ; không mất phí bản quyền phần mềm; không giới hạn số lượng cán bộ quản trị truy cập hệ thống; có khả năng tự tùy biến hệ thống; có được sự hỗ trợ miễn phí từ cộng đồng sử dụng.

Nguồn: Đ.T.V (NASATI)

 

 

 

Nhà khoa học đạt giải Nobel dự hội nghị vật lý tại Việt Nam

Giáo sư Englert. (Nguồn: Getty images)
Ngày 11/8, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Hội Gặp gỡ Việt Nam đã khai mạc Hội nghị khoa học quốc tế về Vật lý với chủ đề “Vật lý hóa máy va chạm Hadron lớn và xa hơn” lần thứ tư năm 2014.

 

Tham dự hội nghị có 120 giáo sư, tiến sỹ và các nhà nghiên cứu khoa học đến từ 25 nước trên thế giới. Đặc biệt, hội nghị lần này còn có sự tham dự của giáo sư Englert, quốc tịch Bỉ – người đã đạt giải thưởng Nobel quốc tế năm 2013.

Sau khai mạc, các nhà khoa học trình bày tham luận đánh giá về tầm quan trọng của việc nghiên cứu “Vật lý hóa máy va chạm Hadron lớn và xa hơn.”

Nói về mục đích nghiên cứu cơ bản, giáo sư Englert chia sẻ năm 1964, các nhà khoa học đã tiên đoán sự tồn tại của các hạt boson vô hướng hay còn gọi là hạt boson Brout-Englert-Higgs (BEH). Các hạt này có vô số trong vũ trụ và nhờ chúng mà các hạt cơ bản khác có khối lượng thông qua tương tác với các hạt vô hướng này. Điều này có nghĩa là các hạt boson BEH có thể chuyển đổi tương tác tầm xa thành tương tác tầm gần. Đây là cơ chế BEH để giải thích gốc khối lượng của các hạt cơ bản. Gần đây, Trung tâm nghiên cứu CERN ở châu Âu đã tìm ra một hạt vô hướng giống hạt BEH. Qua đó càng chứng minh tính đúng đắn của tiên đoán lý thuyết trên.

Giáo sư-viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, cho biết đứng về phương diện thế giới, đây là một hội nghị quan trọng và là sự kiện vật lý lớn nhất, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, xây dựng thế giới vật chất. Việt Nam cần tổ chức nhiều hội nghị như thế này để tranh thủ sự chia sẻ của những nhà khoa học hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển vật liệu mới. Đây là lĩnh vực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, vũ khí, công nghệ thông tin… của Việt Nam.

Cũng trong chương trình hội nghị, Hội Gặp gỡ Việt Nam, Trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định về phát triển khoa học-công nghệ-giáo dục và Dự án xây dựng công viên khoa học tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Hữu Lộc chỉ đạo các ngành thành lập Ban quản lý dự án để đến tháng 8/2015 khởi công xây dựng.

Hội nghị diễn ra đến 17/8./.

Nguồn tin: vietnamplus

 

 

 

Kinh nghiệm từ Nhà xuất bản Wiley cho các Nhà xuất bản ở Việt Nam

 

TTĐ-Ngày nay, nền xuất bản thế giới đang chứng kiến sự bứt phá của công nghệ thông tin đã tạo ra một siêu lộ thông tin toàn cầu, làm cho không gian và thời gian truyền tin được rút ngắn tối thiểu. Việc chuyển dịch mạnh mẽ từ hình thức xuất bản truyền thống sang nhiều hình thức khác nhau như xuất bản điện tử, phát hành và công bố tác phẩm trên mạng Internet, phát triển phương tiện nghe, nhìn, đọc sách trên mạng di động… đang trở thành xu thế của thế giới hiện đại.

 

 

Bối cảnh xuất bản trong tình hình mới

Đối tượng bạn đọc hiện nay cũng rất đa dạng và có sự phân nhóm sâu sắc. Trong bối cảnh xã hội có dân trí cao và đời sống kinh tế khá, nhu cầu bạn đọc rất phong phú, đa dạng, đa chiều do những quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập với nhau về các chuẩn giá trị luôn tồn tại. Vì vậy, theo quy luật cung cầu của thị trường, các NXB, tập đoàn xuất bản buộc phải đưa ra những xuất bản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Xu hướng xuất bản hiện nay của thế giới không những đa dạng hóa các loại hình xuất bản, là xu hướng rất phát triển ở các nước tiên tiến và đang cạnh tranh gay gắt với xu hướng xuất bản truyền thống, cách đọc truyền thống… mà còn đọc để làm việc, để hành nghề, áp dụng trực tiếp vào công việc của mỗi cá nhân. Bởi vậy, xuất bản phẩm hiện nay rất đa dạng, nhiều loại hình khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đọc và tạo thành một xã hội học tập.

Trên thực tế, các tập đoàn xuất bản lớn trên thế giới đều xuất phát từ một cửa hàng sách (springer) hoặc xưởng in nhỏ như (wiley)…trong quá trình phát triển, nhờ xây dựng được chiến lược tốt nên không ngừng phát triển và trở thành những tập đoàn xuất bản lớn trên thế giới, có sản phẩm đa dạng, các nhà xuất bản trên thế giới ngoài sản phẩm sách in, sách điện tử, còn xuất bản tạp chí và các sản phẩm khác…Học hỏi từ kinh nghiệm phát triển, mục tiêu phát triển và kế hoạch thực hiện, các chính sách, quy trình xuất bản của họ là rất cần thiết cho các Nhà xuất bản Việt Nam có cái nhìn bao quát cũng như xác định định hướng cho mình một cách chính xác, những bước đi chắc chắn trên con đường phát triển của mình.

Trong khi đó ở Việt Nam, kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy mọi ngành nghề, trong đó có ngành xuất bản, báo chí…, phát triển. Trong điều kiện thành lập nhiều NXB, tạp chí, là cơ hội để Nhà xuất bản nâng cao năng lực, phát huy sự năng động trong việc thực hiện nhiệm vụ, hoạt động sản xuất, phát triển thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế tri thức một mặt thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế đất nước, mặt khác làm nảy sinh nhu cầu nâng cao tri thức là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, trở thành cơ hội để ngành xuất bản, báo chí phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu và chuyển đổi phương thức sản xuất cũng tạo thêm cơ hội phát triển cho ngành xuất bản, báo chí. Việc chuyển dịch mạnh mẽ từ hình thức xuất bản truyền thống sang nhiều hình thức và phương tiện khác như nghe, nhìn giúp ngành xuất bản, báo chí Việt Nam hội nhập và có bước tiến vượt bậc, tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến.

Mục tiêu của việc chủ động hội nhập tế quốc tế là nhằm “Mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lí để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về hội nhập kinh tế quốc tế”, ban hành ngày 27/11/2001). Các mục tiêu trên đây có thể coi là thời cơ cho sự phát triển của một ngành xuất bản hiện đại. Đặc biệt, với việc Việt Nam tham gia Công ước Berne về bản quyền (tháng 10/2004), gia nhập WTO và thực hiện đầy đủ cam kết AFTA (2006), các NXB sẽ có thêm động lực để tự hoàn thiện mình trước khi bước vào công cuộc hội nhập.

Trong thời gian vừa qua, ngành xuất bản, báo chí phải đối diện với những thách thức lớn như chất lượng hoạt động xuất bản còn nhiều hạn chế, vẫn tồn tại nhiều xuất bản phẩm có tính giáo dục thấp, chất lượng kém; khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận kinh tế thuần tuý; hiện tượng NXB “bán giấy phép” để cho đối tác chi phối nội dung bản thảo… là hệ quả của mặt trái cơ chế thị trường.

Kinh nghiệm của Việt Nam về kinh tế thị trường chưa nhiều nên việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới công tác chỉ đạo quản lý hoạt động xuất bản tuy đã đạt được những tiến bộ nhất định song vẫn chưa thích ứng kịp với biến đổi của thực tiễn. Đây là những thử thách mà ngành xuất bản phải đối diện và đòi hỏi ngành phải tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp hơn.

Thực tế, trong những năm qua, việc xuất sách báo của Việt Nam hoặc bán bản quyền dịch các tác phẩm Việt Nam ra nước ngoài còn hạn chế trong khi thị trường trong nước tràn ngập sách dịch hoặc sách bằng tiếng nước ngoài của các nước khác. Tỷ lệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu xuất bản phẩm còn chênh lệch rất lớn (nhập 70% và xuất 30%).

Một vấn đề đang khá nan giải đối với ngành xuất bản Việt Nam là tệ nạn xâm phạm bản quyền. Thời gian cung ứng hàng của sách in lậu nhanh chóng hơn sách gốc nhập khẩu, do được in tại địa phương nên những tổ chức làm sách lậu có thể cung ứng một số lượng lớn sách trong khoảng thời gian ngắn, trong khi các nhà nhập khẩu sách chân chính thì cần ít nhất một tháng mới có thể nhập sách về từ các nước châu Á và hai tháng nếu sách ở Anh, Mỹ, Australia… Đây thực sự là một thử thách lớn cho thị trường sách ngoại văn hợp pháp.

Ngành xuất bản, báo chí Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Để góp phần phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đáp ứng những yêu cầu phát triển của đất nước, ngành xuất bản, báo chí cần tiếp tục đổi mới để có những bước đi thích hợp trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Trong đó, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản, báo chí: Tham gia triển lãm, hội chợ; tổ chức tiêu thụ, khai thác và mở rộng thị trường quốc tế; tổ chức sáng tác, dịch, xuất bản giới thiệu văn hóa lịch sử Việt Nam; trao đổi bản quyền là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Vì thế, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế của các nhà xuất bản lớn trên thế giới là một việc nên làm, qua đó rút kinh nghiệm của những người đi trước trong quá trình nghiên cứu phát triển và triển khai cho các Nhà xuất bản, tạp chí Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập. Xuất phát từ bối cảnh trong nước, quốc tế cũng như định hướng, mục tiêu phát triển ngành xuất bản cũng như căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ với mục tiêu là phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường…Để thực hiện được những mục tiêu trên một cách tốt nhất, cần có một môi trường làm việc tốt, thúc đẩy năng lực sáng tạo, đổi mới cũng như phát huy tính tự chủ con người, khuyến khích sự liên kết và trao đổi của cộng đồng những người làm công tác khoa học.

“Gã khổng lồ Wiley” và những kinh nghiệm

Là Nhà xuất bản nổi tiếng môi trường kinh doanh và làm việc tốt, tiêu biểu là năm 2004, Wiley thuộc top những nơi làm việc tốt nhất trong danh sách của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, năm 2006, thuộc top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất do tạp chí Fortune bình chọn, năm 2007, Wiley được chọn là 1 trong 20 công ty xuất bản có môi trường làm việc tốt nhất do tạp chí Book Business bình chọn sẽ là bài học kinh nghiệm tốt cho các Nhà xuất bản, báo chí Việt Nam học hỏi. Wiley cũng là một nhà xuất bản hàng đầu thế giới với các sản phẩm in ấn và điện tử bao gồm cả sách, tạp chí khoa học, học thuật, giáo dục… nội dung chất lượng cao và sản xuất đạt tiêu chuẩn. Với sứ mệnh mang đến cho độc giả những kiến thức về nhiều lĩnh vực khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau đồng thời phục vụ tốt độc giả thuộc nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Đây là một Nxb có tầm nhìn và uy tín. Các nhà xuất bản của Việt Nam có thể nhìn thấy những bài học kinh nghiệm về lĩnh vực xuất bản từ gã khổng lồ này ở những yếu tố như:

Một là bài học kinh nghiệm về hàm ý xây dựng chiến lược phát triển: Với quy mô và lịch sử hoạt động lớn trên phạm vi toàn cầu của nhà xuất bản Wiley, các nhà xuất bản, tạp chí Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình quản lý và hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp của họ, trong quá trình hoạt động và phát triển, việc quản trị sao cho hợp lý và hiệu quả của Nhà xuất bản luôn được đề cao và học hỏi từ các nhà xuất bản khác.

Hai là bài học về xây dựng Định hướng phát triển: Cùng với sự phát triển các dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, theo nhu cầu từ thị trường, các nhà xuất bản cần định hướng phát triển với mục tiêu hướng về khách hàng, xuất phát từ phục vụ nhu cầu của khách hàng thay vì duy trì tư duy cũ.

Chỉ có xác định rõ và thực hiện tốt các định hướng phát triển, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường thì các nhà xuất bản mới có thể đứng vững trong điều kiện hiện nay khi các nhà xuất bản, tạp chí được thành lập nhiều, các công ty sách tư nhân hoạt động rất hiệu quả. Nhà xuất bản, tạp chí cần hướng tới sự mở rộng phát triển ngoài phạm vi cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý ngành,… cần xác định rõ định hướng phát triển trong việc khai thác thị trường rộng lớn, tự tìm hiểu thị hiếu thị trường và tự xuất bản các sản phẩm để tung ra thị trường.

Đặc biệt, ngày nay khi các nguồn tài nguyên được số hóa mang lại tiện ích cao cho người sử dụng và tiết kiệm cả thời gian và chi phí cho người dùng, khách hàng cũng có xu hướng tìm đến các sản phẩm trực tuyến, vì vậy khi xác định chiến lược phát triển tập trung vào sản phẩm tiện ích trực tuyến, các nhà xuất bản, tạp chí khoa học không chỉ tiếp cận được với số lượng khách hàng rộng lớn hơn mà còn là một hình thức để cơ cấu lại việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của nhà xuất bản, tạp chí trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tiếp đến là bài học về mô hình quản trị: Muốn hoạt động tốt, việc xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, đầy đủ các vị trí cốt yếu quan trọng trong chuỗi hoạt động cần được đề cao. Tiêu chí quản trị nhà xuất bản cần nắm được, đó là: Chuyên môn hóa, Chuyên nghiệp và có năng lực. Cần đào tạo đội ngũ nhân lực có năng lực, làm việc chuyên nghiệp và nâng cao tính chuyên môn hóa nhiệm vụ.

Một bài học nữa là về tổ chức đội ngũ mạng lưới tác giả, cộng tác viên

Nhà xuất bản, tạp chí cần chú trọng xây dựng nhóm tác giả có kinh nghiệm, sáng tạo để cung cấp các bản thảo có chất lượng tốt, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm được yêu thích, góp phần tăng thêm uy tín và lợi nhuận cho nhà xuất bản. Đưa ra các tiêu chí cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tác giả, nêu cao tính cam kết, đánh giá thường xuyên hoạt động của đội ngũ tác giả nhằm kiểm soát được chất lượng cũng như tạo mối liên kết chặt chẽ giữa những nhà quản trị với tác giả. Đảm bảo cho hoạt động của đội ngũ tác giả luôn ổn định và tránh những rủi ro phát sinh. Bài học từ nhà xuất bản Wiley cần được xem xét đến, đó là việc thực hiện các cam kết, có ký kết bằng văn bản các thỏa thuận về quyền tác giả, theo quy định của pháp luật. Một khi việc làm này được thực hiện nghiêm túc sẽ giảm bớt được các thắc mắc và những phát sinh về liên kết giữa nhà xuất bản với đội ngũ tác giả.

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau giúp nhà xuất bản, tạp chí có thêm nguồn ý tưởng cho các sản phẩm và sự đóng góp ý kiến cho hoạt động của mình. Đội ngũ cộng tác viên khi được khuyến khích bằng các quyền lợi hợp lý, họ sẽ là đội ngũ chủ chốt trong việc khai thác các thị trường mới, phát hiện ra những đề tài nổi bật, cung cấp ý tưởng cho nhà xuất bản, tạp chí. Ngoài ra, cộng tác viên cũng có thể là những nhân viên tiềm năng của nhà xuất bản trong tương lai.

Ban quản trị cần chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, chú trọng đến chất lượng môi trường làm việc, tạo sự tin tưởng và niềm say mê trong công việc. Đó là một giải pháp để sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích./.

Trương Yến Minh & Nguyễn Thị Tuyết

NXB Khoa học & Kỹ thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Wiley, Author services, http://authorservices.wiley.com/
Wiley, Resources, http://as.wiley.com/WileyCDA/Section/id-301840.html
Wiley, Wiley online library, http://olabout.wiley.com/WileyCDA/Section/id-406074.html
Wiley, Brands & Imprints, http://www.wiley.com/WileyCDA/Section/id-302256.html
Wiley (2009), Reviewing guideline, http://www.wiley-vch.de/vch/journals/2126/2126_forreferees_2008.pdf
Wiley, Exchange, http://exchanges.wiley.com/blog/2011/06/28/very-rapid-publication-a-case-history/
Wiley (2014), Best Practice Guidelines on Publishing Ethics A Publisher’s Perspective, Second edition,http://www.revistacomunicar.com/pdf/2014-03-19-best-practice-guidelines.pdf
Digital Book World, How to publish an Ebook, http://www.digitalbookworld.com/how-to-publish-ebook/

 

 

 

Tác động của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của các Nhà xuất bản, cơ hội và thách thức

Hoạt động của nhà xuất bản cũng giống như hoạt động của doanh nghiệp, đều chịu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách, kỹ thuật công nghệ.

 

Các yếu tố này liên tục thay đổi và kết hợp với nhau làm thay đổi tính hấp dẫn của ngành, tạo ra các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nói chung và mỗi nhà xuất bản nói riêng. Vì thế, việc nắm bắt các yếu tố này rất cần thiết đối với các nhà xuất bản để xác định các cơ hội, thách thức, dự báo được các xu hướng trong tương lai giúp cho nhà xuất bản đưa ra được các giải pháp và chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Có thể khái quát sự tác động từ những yếu tố dưới đây:

Về môi trường kinh tế, GDP và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp, thậm chí, trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại, đây là một trong những mặt hạn chế của nền kinh tế và thị trường tiêu thụ ở Việt Nam.

Yếu tố giá cả và lạm phát cũng đáng lưu tâm đối với sự phát triển của các nhà xuất bản, bởi thu nhập thực tế của người dân giảm, tỉ lệ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, xăng dầu,…) tăng lên, dẫn tới giảm sức mua đối với các mặt hàng không phải là thiết yếu như sách; hơn nữa lạm phát tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất sách tăng, làm tăng giá sách và làm giảm khả năng cạnh tranh nội ngành và ngoại ngành, người tiêu dùng giảm mua sách mới và chuyển sang các lựa chọn thay thế giá rẻ hơn (ví dụ sử dụng sách cũ, mượn sách thư viện, sử dụng sách điện tử,…), từ đó dẫn đến lượng tiêu thụ sách giảm).

Không những thế, độc giả Việt Nam có độ nhạy cảm về giá khá cao, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Một khảo sát về độ nhạy cảm về giá của độc giả gần đây cho thấy hầu như giá cả là yếu tố ảnh hưởng quyết định mua sách. Những người trình độ trên đại học quan tâm đến giá cả nhất trong đó đứng đầu là những người trẻ từ 18-24 tuổi. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sách thì chương trình khuyến mãi được đánh giá cao nhất, sau đó là sự tư vấn của người bán sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng các nhà xuất bản chịu áp lực khá lớn từ những biến động về giá cả và lạm phát. Tỉ lệ lạm phát và giá cả ổn định trong một vài năm gần đây và (có thể) trong những năm tới là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm: Giáo dục và văn hóa đọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Nhà xuất bản. Hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện; quy mô và mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên thực tế, thị trường lao động Việt Nam đang cạnh tranh về trình độ chuyên nghiệp và tay nghề. Trước yêu cầu ấy của xã hội, nhu cầu đọc sách và tìm kiếm tri thức ngày càng tăng và trên nhiều lĩnh vực của bạn đọc đã tạo ra thị trường ngày càng lớn cho các nhà xuất bản.

Hiện nay, với dân số khoảng 90 triệu người, tỷ lệ dân trí cao, nhiều người sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì Việt Nam là nơi có tiềm năng lớn trong việc đọc sách. Số trường học, trường đại học tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây phản ánh nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng là một cơ hội lớn cho các nhà xuất bản để mở rộng thị trường, phát triển các ấn phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu giáo dục của từng nhóm đối tượng.

Về văn hóa đọc, có thể nhận thấy một thực trạng của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay là Người Việt Nam nói chung chưa có thói quen đọc sách thường xuyên (mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Theo khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ có khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên; thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 – 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 – 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 – 200 bạn đọc. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông, tính theo số lượng bản sách nộp lưu chiểu, mức hưởng thụ bình quân của người dân nước ta là 3,4 bản sách/người (chỉ tiêu đến năm 2010 theo Chỉ thị 42-CT/TW là 6 bản/người/năm).

Bên cạnh đó, sự thay đổi về môi trường sống, môi trường làm việc dưới tác động của khoa học công nghệ và xu hướng công nghiệp hoá đang tạo ra việc phân bố lại cơ cấu đội ngũ độc giả và phân bổ thời gian cá nhân trong đó có thời gian dành cho việc đọc sách và xuất bản phẩm. Thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng bị thu hẹp trong điều kiện thông tin Internet, truyền thông nghe – nhìn phát triển, đặc biệt trong giới trẻ. Văn hóa đọc của Việt Nam chưa tốt và có sự khác nhau theo từng vùng, miền cũng là một yếu tố như được đánh giá là cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Nhà xuất bản.

Về phương diện dân số thì Việt Nam là một nước đông dân và thuộc nhóm cơ cấu dân số trẻ, nên đó là thị trường lớn đối với các nhà xuất bản. Vì vậy trong dài hạn, các nhà xuất bản có thể dự đoán được thị trường độc giả chủ yếu từ đó phát triển đa dạng các ấn phẩm để phục vụ nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, sách khoa học cho nhóm tuổi dưới tuổi lao động và cho thiếu nhi cũng không nên bị bỏ qua, mà hơn thế cần được chú trọng và nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, đồng thời tích cực sáng tạo và đa dạng hóa loại ấn phẩm để thu hút nhóm đối tượng tiềm năng này.

Môi trường chính trị – luật pháp: Môi trường chính trị Việt Nam là một trong những nước có an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động của các nhà xuất bản, nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, tạo cơ hội phát triển cho nhà xuất bản. Tuy nhiên Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập (dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí, lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ,…). Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo tiêu thụ và kinh doanh có lãi.

Ngoài ra, môi trường kỹ thuật công nghệ cũng đang mở ra những cơ hội cho ngành xuất bản nói chung như máy tính và mạng Internet trở thành một công cụ đắc lực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất bản tiếp xúc với nguồn kiến thức phong phú, định vị được thị trường và sản phẩm. Đấy cũng là phương tiện tạo ra sự tương tác giữa các khâu trong xuất bản, giữa nhà xuất bản và tác giả, độc giả. Đồng thời khoa học công nghệ đánh dấu một sự phát triển vượt trội trong công tác in ấn, truyền thông phát hành, đào tạo nguồn nhân lực,…máy đọc sách và sách điện tử có nguy cơ thay thế sách giấy truyền thống, dẫn tới nguy cơ sách của nhà xuất bản giảm thị phần, giảm doanh thu và lợi nhuận. Và đây cũng chính là thách thức cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử.

Sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế trong tình hình mới giúp tăng nhu cầu về sách. Đồng thời toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội hợp tác phát triển cho nhà xuất bản với đối tác nước ngoài. Môi trường cạnh tranh quốc tế cũng là động lực đổi mới, phát triển của nhà xuất bản. Đây cũng chính là một thách thức đối với ngành xuất bản khi phải cạnh tranh với ấn phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao dân trí, tăng thu nhập, giúp cho nhu cầu tiêu thụ sách tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi cho nhà xuất bản phát triển. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế tại nước ta chưa thật sự cao và không đồng đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi nhà xuất bản khó có thể phát triển nhu cầu tiêu thụ xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và mở rộng thị trường xuất bản, phát hành, thì nhà xuất bản cần được hỗ trợ về các nguồn lực để xuất bản những sách phổ biến khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho bà con nông dân, thúc đẩy phát triển về chất lượng cũng như số lượng của cơ cấu sản phẩm đầu tư.

Các yếu tố văn hóa – xã hội cũng tạo ra các cơ hội và thách thức nhất định. Nền giáo dục đào tạo ở nước ta đang trong giai đoạn được Nhà nước đặc biệt đầu tư chú trọng, trình độ dân trí và tỉ lệ nhập học tăng cao, điều này tạo ra những thuận lợi cho các nhà xuất bản trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đa dạng hóa các ẩn phẩm, tạo ra nhiều lợi nhuận,… Tuy nhiên, văn hóa đọc ở nước ta, đặc biệt là giới trẻ, chưa thực sự tốt và thậm chí đang có dấu hiệu đi xuống. Người dân chưa rèn luyện được thói quen đọc sách thường xuyên, thị hiếu đọc đối với các sách có hàm lượng tri thức cao như sách khoa học kỹ thuật chưa tốt. Đây là một trong những khó khăn đối với các nhà xuất bản, yêu cầu sự cải tiến và sáng tạo sản phẩm cả về hình thức và nội dung, từ đó nâng cao sức hấp dẫn các xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và thay đổi thị hiếu người đọc.

Trong môi trường chính trị – luật pháp, Việt Nam tuy có nền chính trị ổn định, Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, nhưng Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí. Bên cạnh đó lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ thích đáng trước các nhà phân phối, phát hành sách lớn. Việt Nam có thể học tập Luật giá duy nhất của Pháp, quy định mức chiết khấu duy nhất, từ đó giúp bảo vệ tính đa dạng của các điểm bán sách và duy trì các điểm bán nhỏ; bảo vệ tính đa dạng của các Nhà xuất bản, giúp họ có thể xuất bản thể loại sách nghiên cứu; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người bán về chất lượng sách; bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Chính sách, chế tài xử phạt đối với việc sách lậu cũng cần được xây dựng phù hơp và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa ngành xuất bản tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh trong ngành hơn, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội cho nhà xuất bản để tận dụng và phát huy các thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của riêng mình (trình độ biên tập, đội ngũ cộng tác viên, mạng lưới học giả có trình độ chuyên môn cao,…), từ đó có thể nâng cao chất lượng sách cũng như hiệu quả hoạt động của nhà xuất bản. Ngoài ra, nhà xuất bản chịu sự quản lý của Bộ. Đây vừa là khó khăn vừa là cơ hội cho nhà xuất bản. Nếu nhà xuất bản phát triển nhanh, tận dụng khó khăn để biến thành lợi thế kêu gọi dầu tư từ các nguồn tài trợ, quỹ đầu tư cho Khoa học và Công nghệ, vượt qua được sự cạnh tranh đó, thì thị trường nhà xuất bản sẽ ổn định, phát triển và được mở rộng sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những cải tiến về khoa học công nghệ nói chung và trong lĩnh vực xuất bản nói riêng tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các nhà xuất bản. Tuy nhiên việc cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử là một trong những thách thức rất lớn đối với các nhà xuất bản truyền thống tại Việt Nam. Vì thế, việc phát huy các năng lực cạnh tranh cốt lõi (bao gồm đội ngũ biên tập giỏi, có kiến thức sâu rộng) đóng vai trò quyết định đối với các nhà xuất bản.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng của nhà xuất bản, tạo thời cơ lớn cho nhà xuất bản để hợp tác phát triển với các đối tác kinh doanh quốc tế, mở rộng mạng lưới liên kết với nhà xuất bản nước ngoài, tác giả, cộng tác viên,… Tuy nhiên, toàn cầu hóa dẫn đến các chủng loại sách đa dạng hơn, sự cạnh tranh trong ngành xuất bản cũng gay gắt hơn, đòi hỏi các nhà xuất bản phải nâng cao chất lượng sách và tăng hiệu quả hoạt động của mình.

Trương Yến Minh và Vũ Thị Hiền Thu

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Tác động của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của các Nhà xuất bản, cơ hội và thách thức

11-08-2014 | 10:17 Tri thức thời đại

Hoạt động của nhà xuất bản cũng giống như hoạt động của doanh nghiệp, đều chịu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách, kỹ thuật công nghệ,

 

Các yếu tố này liên tục thay đổi và kết hợp với nhau làm thay đổi tính hấp dẫn của ngành, tạo ra các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nói chung và mỗi nhà xuất bản nói riêng. Vì thế, việc nắm bắt các yếu tố này rất cần thiết đối với các nhà xuất bản để xác định các cơ hội, thách thức, dự báo được các xu hướng trong tương lai giúp cho nhà xuất bản đưa ra được các giải pháp và chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Có thể khái quát sự tác động từ những yếu tố dưới đây:

Về môi trường kinh tế, GDP và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp, thậm chí, trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại, đây là một trong những mặt hạn chế của nền kinh tế và thị trường tiêu thụ ở Việt Nam.

Yếu tố giá cả và lạm phát cũng đáng lưu tâm đối với sự phát triển của các nhà xuất bản, bởi thu nhập thực tế của người dân giảm, tỉ lệ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, xăng dầu,…) tăng lên, dẫn tới giảm sức mua đối với các mặt hàng không phải là thiết yếu như sách; hơn nữa lạm phát tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất sách tăng, làm tăng giá sách và làm giảm khả năng cạnh tranh nội ngành và ngoại ngành, người tiêu dùng giảm mua sách mới và chuyển sang các lựa chọn thay thế giá rẻ hơn (ví dụ sử dụng sách cũ, mượn sách thư viện, sử dụng sách điện tử,…), từ đó dẫn đến lượng tiêu thụ sách giảm).

Không những thế, độc giả Việt Nam có độ nhạy cảm về giá khá cao, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Một khảo sát về độ nhạy cảm về giá của độc giả gần đây cho thấy hầu như giá cả là yếu tố ảnh hưởng quyết định mua sách. Những người trình độ trên đại học quan tâm đến giá cả nhất trong đó đứng đầu là những người trẻ từ 18-24 tuổi. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sách thì chương trình khuyến mãi được đánh giá cao nhất, sau đó là sự tư vấn của người bán sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng các nhà xuất bản chịu áp lực khá lớn từ những biến động về giá cả và lạm phát. Tỉ lệ lạm phát và giá cả ổn định trong một vài năm gần đây và (có thể) trong những năm tới là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm: Giáo dục và văn hóa đọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Nhà xuất bản. Hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện; quy mô và mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên thực tế, thị trường lao động Việt Nam đang cạnh tranh về trình độ chuyên nghiệp và tay nghề. Trước yêu cầu ấy của xã hội, nhu cầu đọc sách và tìm kiếm tri thức ngày càng tăng và trên nhiều lĩnh vực của bạn đọc đã tạo ra thị trường ngày càng lớn cho các nhà xuất bản.

Hiện nay, với dân số khoảng 90 triệu người, tỷ lệ dân trí cao, nhiều người sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì Việt Nam là nơi có tiềm năng lớn trong việc đọc sách. Số trường học, trường đại học tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây phản ánh nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng là một cơ hội lớn cho các nhà xuất bản để mở rộng thị trường, phát triển các ấn phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu giáo dục của từng nhóm đối tượng.

Về văn hóa đọc, có thể nhận thấy một thực trạng của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay là Người Việt Nam nói chung chưa có thói quen đọc sách thường xuyên (mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Theo khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ có khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên; thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 – 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 – 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 – 200 bạn đọc. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông, tính theo số lượng bản sách nộp lưu chiểu, mức hưởng thụ bình quân của người dân nước ta là 3,4 bản sách/người (chỉ tiêu đến năm 2010 theo Chỉ thị 42-CT/TW là 6 bản/người/năm).

Bên cạnh đó, sự thay đổi về môi trường sống, môi trường làm việc dưới tác động của khoa học công nghệ và xu hướng công nghiệp hoá đang tạo ra việc phân bố lại cơ cấu đội ngũ độc giả và phân bổ thời gian cá nhân trong đó có thời gian dành cho việc đọc sách và xuất bản phẩm. Thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng bị thu hẹp trong điều kiện thông tin Internet, truyền thông nghe – nhìn phát triển, đặc biệt trong giới trẻ. Văn hóa đọc của Việt Nam chưa tốt và có sự khác nhau theo từng vùng, miền cũng là một yếu tố như được đánh giá là cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Nhà xuất bản.

Về phương diện dân số thì Việt Nam là một nước đông dân và thuộc nhóm cơ cấu dân số trẻ, nên đó là thị trường lớn đối với các nhà xuất bản. Vì vậy trong dài hạn, các nhà xuất bản có thể dự đoán được thị trường độc giả chủ yếu từ đó phát triển đa dạng các ấn phẩm để phục vụ nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, sách khoa học cho nhóm tuổi dưới tuổi lao động và cho thiếu nhi cũng không nên bị bỏ qua, mà hơn thế cần được chú trọng và nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, đồng thời tích cực sáng tạo và đa dạng hóa loại ấn phẩm để thu hút nhóm đối tượng tiềm năng này.

Môi trường chính trị – luật pháp: Môi trường chính trị Việt Nam là một trong những nước có an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động của các nhà xuất bản, nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, tạo cơ hội phát triển cho nhà xuất bản. Tuy nhiên Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập (dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí, lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ,…). Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo tiêu thụ và kinh doanh có lãi.

Ngoài ra, môi trường kỹ thuật công nghệ cũng đang mở ra những cơ hội cho ngành xuất bản nói chung như máy tính và mạng Internet trở thành một công cụ đắc lực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất bản tiếp xúc với nguồn kiến thức phong phú, định vị được thị trường và sản phẩm. Đấy cũng là phương tiện tạo ra sự tương tác giữa các khâu trong xuất bản, giữa nhà xuất bản và tác giả, độc giả. Đồng thời khoa học công nghệ đánh dấu một sự phát triển vượt trội trong công tác in ấn, truyền thông phát hành, đào tạo nguồn nhân lực,…máy đọc sách và sách điện tử có nguy cơ thay thế sách giấy truyền thống, dẫn tới nguy cơ sách của nhà xuất bản giảm thị phần, giảm doanh thu và lợi nhuận. Và đây cũng chính là thách thức cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử.

Sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế trong tình hình mới giúp tăng nhu cầu về sách. Đồng thời toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội hợp tác phát triển cho nhà xuất bản với đối tác nước ngoài. Môi trường cạnh tranh quốc tế cũng là động lực đổi mới, phát triển của nhà xuất bản. Đây cũng chính là một thách thức đối với ngành xuất bản khi phải cạnh tranh với ấn phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao dân trí, tăng thu nhập, giúp cho nhu cầu tiêu thụ sách tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi cho nhà xuất bản phát triển. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế tại nước ta chưa thật sự cao và không đồng đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi nhà xuất bản khó có thể phát triển nhu cầu tiêu thụ xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và mở rộng thị trường xuất bản, phát hành, thì nhà xuất bản cần được hỗ trợ về các nguồn lực để xuất bản những sách phổ biến khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho bà con nông dân, thúc đẩy phát triển về chất lượng cũng như số lượng của cơ cấu sản phẩm đầu tư.

Các yếu tố văn hóa – xã hội cũng tạo ra các cơ hội và thách thức nhất định. Nền giáo dục đào tạo ở nước ta đang trong giai đoạn được Nhà nước đặc biệt đầu tư chú trọng, trình độ dân trí và tỉ lệ nhập học tăng cao, điều này tạo ra những thuận lợi cho các nhà xuất bản trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đa dạng hóa các ẩn phẩm, tạo ra nhiều lợi nhuận,… Tuy nhiên, văn hóa đọc ở nước ta, đặc biệt là giới trẻ, chưa thực sự tốt và thậm chí đang có dấu hiệu đi xuống. Người dân chưa rèn luyện được thói quen đọc sách thường xuyên, thị hiếu đọc đối với các sách có hàm lượng tri thức cao như sách khoa học kỹ thuật chưa tốt. Đây là một trong những khó khăn đối với các nhà xuất bản, yêu cầu sự cải tiến và sáng tạo sản phẩm cả về hình thức và nội dung, từ đó nâng cao sức hấp dẫn các xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và thay đổi thị hiếu người đọc.

Trong môi trường chính trị – luật pháp, Việt Nam tuy có nền chính trị ổn định, Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, nhưng Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí. Bên cạnh đó lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ thích đáng trước các nhà phân phối, phát hành sách lớn. Việt Nam có thể học tập Luật giá duy nhất của Pháp, quy định mức chiết khấu duy nhất, từ đó giúp bảo vệ tính đa dạng của các điểm bán sách và duy trì các điểm bán nhỏ; bảo vệ tính đa dạng của các Nhà xuất bản, giúp họ có thể xuất bản thể loại sách nghiên cứu; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người bán về chất lượng sách; bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Chính sách, chế tài xử phạt đối với việc sách lậu cũng cần được xây dựng phù hơp và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa ngành xuất bản tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh trong ngành hơn, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội cho nhà xuất bản để tận dụng và phát huy các thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của riêng mình (trình độ biên tậ

Trung Quốc phát hành sách về đường chín đoạn

 

 

Trung Quốc vừa phát hành một cuốn sách tập hợp những lý thuyết phi lý về cái gọi là đường chín đoạn, một bước đi nữa nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Trung Quốc phát hành bản đồ nuốt trọn Biển Đông / Trung Quốc cấp bản đồ phi pháp mới cho quân đội.

 

Đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò (gạch đỏ) mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông. Yêu sách này của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Đồ họa: asia pacific defense forum

 

Global Times hôm qua cho hay, tác giả của cuốn sách trên là những chuyên gia hàng hải thuộc Viện Các Vấn đề Hàng hải Trung Quốc, Học viện Luật – Đại học Thanh Hoa và Hiệp hội Luật Quốc tế.

Đây là cuốn sách đầu tiên về đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó trình bày những dữ liệu được Bắc Kinh xem là “lịch sử và cơ sở pháp lý” của đường này.

Các tác giả ngang nhiên cho rằng đường chín đoạn là “đường có tính lịch sử về các quyền hàng hải” của Trung Quốc, trong đó có “quyền với các đảo trên Biển Đông và quyền đánh bắt, khai thác khoáng sản” trong phạm vi trên.

Đường chín đoạn hay “đường lưỡi bò” là khái niệm được Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Yêu sách này của Trung Quốc bị các nước có liên quan, trong đó có Việt Nam và Philippines, cực lực phản đối.

Tuy nhiên, Gao Zhiguo, một trong các tác giả của cuốn sách trên, vẫn ngang nhiên bịa đặt rằng năm 2014 “kỷ niệm 100 năm ngày công bố đường chín đoạn” và biện bạch đây là “cơ sở pháp lý quan trọng” để Trung Quốc bảo vệ “các quyền hàng hải” của nước này.

Hồi cuối tháng 6, Bắc Kinh từng vấp phải sự chỉ trích gay gắt của thế giới khi phát hành bản đồ dọc với “đường 10 đoạn”. Trong bản đồ, phạm vi mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền” của mình mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò.

Việt Nam khẳng định “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh là không có cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử và vô giá trị.

Anh Ngọc

 

 

 

Truyền thông KHCN: nhìn từ Malaysia và Singapore

 

Trung tâm KH&CN nơi thu hút đông đảo giới trẻ say mê khoa học

 

KH&CN và đổi mới sáng tạo phải là chính sách lõi cho tất cả các bộ ngành và một quốc gia sẽ không thể là quốc gia phát triển nếu như không có KH&CN- đó là khẳng định của đại diện Bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo của Malaysia và Singapore trong chuyến thăm và làm việc với đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN- Bộ KH&CN Việt Nam

Hiệu quả từ mô hình Trung tâm khoa học

Có dịp đến thăm quốc gia Singapore và Trung tâm Khoa học Singapore (Science Centre Singapore), mới thấy rằng, để có thể phát triển đất nước dựa vào KH&CN thì điều quan trọng là phải xây dựng được tình yêu khoa học trong thế hệ trẻ.

Trung tâm Khoa học Singapore được thành lập từ năm 1977. Sau 37 năm hoạt động Trung tâm đã có thêm nhiều dự án, trong đó có một toà nhà dành riêng cho trẻ em mới được xây dựng có khu vườn sinh thái. Ngoài ra có khu thành phố tuyết có các khu trượt tuyết nhân tạo,…Toàn bộ kinh phí hoạt động của Trung tâm được Chính phủ bao cấp, do đó Trung tâm luôn tập trung cho việc giảng dạy, tuyên truyền để xã hội đặc biệt là giới trẻ hiểu được vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của đất nước.

GS.TS Lim Tit Meng – Giám đốc điều hành Trung tâm Khoa học Singapore cho biết: Mỗi công trình ở đây được chúng tôi bố trí phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau. Tất cả tạo nên tổng thể hấp dẫn, thu hút khoảng 1 triệu khách tham quan mỗi năm. Trong đó khoảng 250.000 người là đối tượng trẻ em, học sinh.

Đến với Trung tâm Khoa học Singapore, các em học sinh sẽ được tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến cơ thể con người, những hiện tượng tự nhiên như sóng thần, lốc xoáy, quả cầu sét, bão lửa,… hay vui hơn là tìm hiểu những vấn đề về âm thanh, người máy,…

Ngoài những hoạt động trình diễn, triển lãm chính, hàng năm, Trung tâm Khoa học Singapore dưới sự bảo trợ của Chính phủ tổ chức một lễ hội quốc gia về KH&CN, với những chủ đề khác nhau theo từng năm. Năm nay, chủ đề của lễ hội rất hấp dẫn là “một nhà khoa học cũng có thể nổi tiếng như một ngôi sao nhạc rock”. Thông điệp đưa ra với giới trẻ rất rõ ràng, không chỉ có các ca sĩ, diễn viên mới là những người nổi tiếng, mà một nhà khoa học xuất sắc cũng có thể toả sáng.

Ngoài ra, để quảng bá về KH&CN, Trung tâm còn thiết kế những triển lãm với quy mô nhỏ hơn tại các khu trung tâm thương mại, công viên, sở thú, …, kết hợp tổ chức những buổi hội thảo, đưa KH&CN đến gần hơn với người dân.

 

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm Khoa học Quốc gia

Ông Lim Tit Meng chia sẻ, tất cả những hoạt động của Trung tâm đều hướng đến một mục tiêu là kết nối càng nhiều người càng tốt với KH&CN. Qua đó, gửi đi thông điệp “Nếu như không có KH&CN, sẽ không có một đất nước Singapore phát triển như ngày hôm nay”.

Cùng với một mô hình tương tự, có mặt tại khu vực khám phá khoa học dành cho trẻ em ở Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia, có thể nhận thấy sự hứng thú của các em khi tìm hiểu từ những khái niệm khoa học đơn giản nhất cho đến những sản phẩm ứng dụng khoa học hiện đại. Khác biệt hoàn toàn với không khí học tập thụ động trên lớp.

Với bề dày hoạt động được gần 20 năm, có thể nói Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia là một mô hình hoạt động thành công dựa trên nguồn ngân sách nhà nước. Trong tương lai gần sẽ có một trung tâm khoa học lớn thứ 2 được xây dựng tại thủ đô Kuala Lumpur và 2 Trung tâm nhỏ hơn tại các tỉnh khác nhau.

GS. TS Irmawati Ramli – Giám đốc Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia chia sẻ: Kế hoạch lâu dài là sẽ xây dựng thêm 4 Trung tâm nữa ở phía Đông và phía Nam. Chúng tôi cần những Trung tâm khoa học này để đến được với người dân không thể đến được các Trung tâm hiện có, đặc biệt là người nghèo, để họ có thể đến tham quan bất cứ lúc nào.

Được thành lập với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của công chúng với KH&CN, bà Irmawati Ramli cho biết, các hoạt động khám phá của Trung tâm phải đảm bảo lồng ghép được hai yếu tố học và chơi, phải tạo ra được môi trường để các em vui chơi nhưng hữu ích và nhiều thông tin về KH&CN. Không chỉ các em nhỏ, mà tất cả các tầng lớp công chúng từ học sinh, sinh viên đến người dân thường, thậm chí, cả những người nghèo cũng là đối tượng mà Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia hướng đến.

Bà Irmawati Ramli cho biết thêm: Điều quan trọng là đưa ra một sản phẩm đặc biệt, hoặc dưới dạng triển lãm hoặc dưới dạng chương trình hay hoạt động nào đó. Chúng tôi phải tổ chức các sự kiện, đặc biệt là trong kỳ nghỉ học hoặc ngày lễ để mọi người đến tham quan. Ví dụ như vào kỳ nghỉ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức Lễ hội Khoa học với sự hỗ trợ của nhiều cơ quan. Hay như chúng tôi tổ chức “Ngày Đại dương”, hoặc “Ngày Vũ trụ Malaysia” ở Trung tâm,… Chúng tôi luôn tổ chức các sự kiện thú vị để thu hút người dân tới đây, nhưng như thế là chưa đủ mà còn phải hợp tác với các cơ quan tư nhân và nhà nước để thu hút người dân hơn nữa đến với khoa học.

 

Các em học sinh đang thăm quan các mô hình khoa học cụ thể tại Trung tâm

Chính sách và truyền thông – quyết định thành công

KH&CN và đổi mới sáng tạo phải là chính sách lõi cho tất cả các bộ ngành và một quốc gia sẽ không thể là quốc gia phát triển nếu như không có KH&CN- đó là khẳng định của đại diện Bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo của Malaysia và Singapore trong chuyến thăm và làm việc với đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN.

Những hiệu quả về hoạt động KH&CN của hai quốc gia Singapore và Malaysia trong nhiều năm qua là kết quả của việc Bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo của hai nước đã triển khai quyết liệt các chính sách quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo. Ở Malaysia, chính sách quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo được đặt là chính sách lõi cho tất cả các bộ ngành khác cùng thực hiện. Do đó, Chính phủ Malaysia luôn quan tâm đầu tư cho KH&CN với mức đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm chiếm khoảng 1,13% GDP và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 2% GDP. Còn ở Singapore là sự đầu tư không hề nhỏ từ phía Chính phủ với 2,65% GDP và phấn đấu lên đến 3% trong những năm tới.

Để thúc đẩy KH&CN phát triển, Chính phủ Malaysia đã đưa ra nhiều quyết sách như: tăng cường hoạt động các quỹ dành cho hoạt động KH&CN đặc biệt là huy động nguồn lực từ xã hội; tăng cường các dịch vụ KH&CN; tăng cường thương mại hóa sản phẩm là các kết quả nghiên cứu; tăng cường liên kết giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn; tăng lương cho nhà khoa học, tăng sức sáng tạo cho học sinh ở cấp phổ thông, tăng cường thu hút chất xám từ nước ngoài…

Lắng nghe nhu cầu của người dân, đánh giá mức độ hài lòng của công chúng về KH&CN, cập nhật các công nghệ mới đang phát triển trên thế giới một cách thường xuyên, triển khai quyết liệt các chính sách về KH&CN, đổi mới sáng tạo … là những “bí quyết” làm nên thành công trong công tác truyền thông khoa học ở hai quốc gia Malaysia và Singapore, để từ đó thu hút sự quan tâm của người dân với KH&CN, kết nối và hợp thành cộng đồng nghiên cứu, thúc đẩy sự sáng tạo, hướng đến mục tiêu cao nhất phát triển đất nước bằng KH&CN.

Bài, ảnh: Đăng Minh

 

 

 

 

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức cán bộ năm 2014

 

 

 


Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị
Ngày 07/8, tại thành phố Đà Nẵng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ năm 2014 với sự tham gia của hơn 130 đại biểu là lãnh đạo và các cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ (TCCB) đến từ 32 đơn vị thuộc Bộ KH&CN.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng hợp công tác Tổ chức cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ 2013 – 2014; nội dung Quy chế Quản lý đoàn ra, hộ chiếu; nội dung Quy chế nâng lương trước hạn; nội dung Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ; dự thảo Quy chế phân cấp Quản lý cán bộ của Bộ.

Ông Trần Đắc Hiến – Vụ trưởng Vụ TCCB cho biết, Hội nghị là cơ hội để lãnh đạo và cán bộ làm công tác TCCB các đơn vị trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trọng này. Thông qua Hội nghị, vụ TCCB mong muốn công tác tổ chức cán bộ của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ ngày càng chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý KH&CN của Luật KH&CN năm 2013.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác TCCB thời gian qua là việc ban hành Quy chế/ Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ. Vụ TCCB đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (thay thế Quyết định số 1101/QĐ-TTg về danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ).

Bên cạnh đó, công tác xây dựng cơ chế, chính sách bao gồm việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hệ thống tổ chức, nhân lực KH&CN; xây dựng các đề án, chương trình; các văn bản về công tác tổ chức, cán bộ của Bộ,… cũng được đặc biệt chú trọng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Triển khai thực hiện nhiệm vụ này, Vụ TCCB đang tập trung nghiên cứu, xây dựng Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN bằng ngân sách sự nghiệp KH&CN. Vụ TCCB đang tích cực phối hợp với Vụ Tài chính để xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN để sớm đưa các nội dung được quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP vào thực tiễn.

Trong năm vừa qua, công tác cán bộ đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Vụ TCCB đã tiến hành các thủ tục tuyển dụng đặc cách không qua thi cho 40 công chức, viên chức tại một số đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện các thủ tục để trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định bổ nhiệm ngạch cho các viên chức, công chức đạt kết quả trong các kỳ thi nâng ngạch, chuyển ngạch; nâng ngạch không qua thi cho các công chức, viên chức theo đúng quy định.

Thời gian tới, công tác TCCB của Bộ cần tập trung xây dựng, dự thảo các văn bản, chính sách hướng dẫn thực hiện Luật KH&CN sửa đổi, Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020; tiếp tục triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành KH&CN giai đoạn 2011 – 2020” đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt; tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ kiện toàn tổ chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định 20/2013/NĐ-CP; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức như thuyên chuyển, tiếp nhận cán bộ, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ;…

Các đại biểu cũng dành phần lớn thời gian báo cáo về công tác TCCB tại đơn vị, thảo luận với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; công tác tổ chức cán bộ; những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ,…

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Quân thông báo khái quát các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới cũng như những khó khăn, bất cập của ngành KH&CN. Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác TCCB và vai trò của cán bộ làm công tác TCCB. Công tác TCCB cần được thực hiện nghiêm túc, nhất quán đảm bảo công tác ưu đãi, sử dụng, trọng dụng cán bộ. Cán bộ làm công tác TCCB cần quan tâm, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo, đảm bảo quyền lợi chế độ chính sách cho cán bộ trong đơn vị, cần quan tâm, chia sẻ, đúng mực trong cư xử đảm bảo công bằng, khách quan trong công việc. Công tác TCCB cần đảm bảo tính công khai, minh bạch, để Bộ KH&CN có môi trường làm việc tốt nhất góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ và mục tiêu chung của toàn ngành KH&CN.

Tin, ảnh: Hương Thuỷ

 

 

 

 

 

Lễ tuyên dương học sinh giỏi năm học 2013 – 2014

 
Bộ trưởng Nguyễn Quân trao phần thưởng cho các cháu đạt học sinh giỏi cấp Quốc tế
Ngày 10/8, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Công đoàn Bộ KH&CN đã tổ chức lễ tuyên dương học sinh giỏi năm học 2013 – 2014.

Tham dự Lễ tuyên dương có ông Nguyễn Quân –Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; bà Trần Thị Hoan – Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Nữ công Công đoàn Viên chức Việt Nam; ông Đặng Quang Huấn, Chủ tịch Công đoàn Bộ; … cùng đông đảo cán bộ, CCVC và các cháu là con cán bộ CCVC cơ quan Bộ KH&CN.

Trong năm học 2013 – 2014 vừa qua, nhiều con em của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Bộ KH&CN đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, xứng đáng với danh hiệu “con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”. Nhiều cháu đã đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận, thành phố, Quốc gia và Quốc tế. Đây là niềm động viên tinh thần quý báu cho các bậc phụ huynh và của cơ quan, đơn vị trong Bộ KH&CN.
Cụ thể, năm học 2013 – 2014 vừa qua đã có 2607 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi trong đó 31 cháu đạt giải cấp thành phố, 8 cháu đạt giải cấp Quốc gia và 7 cháu đạt giải cấp Quốc tế. So với năm học 2012 – 2013, tỷ lệ học sinh giỏi năm học nay tăng trên 26% (519 cháu).

Bộ trưởng Nguyễn Quân trao quà cho 02 cháu có thành tích nổi bật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Đặc biệt, tại Lễ tuyên dương, cháu Hoàng Anh Minh – học sinh lớp 10 trường Amsterdam, đã dành được Huy chương Đồng trong kì thi Toán quốc tế KIMC 2014 tổ chức tại Hàn Quốc và cháu Nguyễn Phương Tú – học sinh lớp 11 trường PTTH Nguyễn Bỉnh Kiêm, với tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh của gia đình, cháu Tú đã tự lực phấn đấu vươn lên trong học tập và đạt nhiều kết quả cao đã nhận được phần thưởng trị giá 10 triệu đồng của Bộ trưởng Nguyễn Quân trao tặng. Đây không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là tấm gương sáng cho các bạn trẻ, đặc biệt là con em cán bộ, công chức của Bộ KH&CN noi theo.

Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: Lễ tuyên dương học sinh giỏi là một truyền thống tốt đẹp mà Công đoàn Bộ đã nhiều năm tổ chức và được cha mẹ các cháu hoan nghênh, ủng hộ. Đồng thời, Bộ trưởng bày tỏ sự vui mừng năm nay số lượng các cháu học sinh giỏi ngày càng tăng, đặc biệt có nhiều cháu đạt các giải tại kì thi học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế. Thành tích trên trước hết là sự nỗ lực của các cháu trong học tập, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt nhiều thành tích cao. Bên cạnh đó, có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ CCVC Bộ KH&CN, những người vừa giỏi việc Bộ, vừa đảm việc nhà.

Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã đánh giá cao các cháu trong hoàn cảnh khó khăn đã biết vượt khó, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình để đạt nhiều thành tích cao. Chính những tấm gương này sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá cho các bạn cùng trang lứa, để các cháu là con cán bộ CCVC Bộ KH&CN trong những năm tiếp theo tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành tích cao hơn nữa trong học tập.

Tin, ảnh: Ánh Tuyết