Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ Việt Nam 2015

 
Sáng ngày 15/5/2015, tại ĐHQGHN đã diễn ra Lễ Khai mạc “Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ Việt Nam 2015”. Sự kiện này được tổ chức trong 3 ngày từ 15 đến 17/5/2015 nhằm chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ 2 (18/5/2015).
>>> Một số hình ảnh về lễ khai mạc ngày hội Khởi nghiệp và Khoa học Công nghệ Việt Nam 2015 
 
 
Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ phát biểu chào mừng tại lễ khai mạc ngày hội Khởi nghiệp và Khoa học Công nghệ Việt Nam 2015
 
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Quân – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Phùng Xuân Nhạ – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQGHN; Đinh Văn Cương – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đặng Huy Đông – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Sự kiện còn có sự hiện diện của Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức, bà Meirav Eilon Shahar – Đại sứ Israel tại Việt Nam và đại diện các đại sứ quán các nước như Bỉ, Phần Lan,…
 
Cùng dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành của Chính phủ, Cơ quan Trung ương, các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; đại diện lãnh đạo văn phòng, các ban chức năng, các đơn vị thành viên, trực thuộc cùng đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên ĐHQGHN.
 
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, ngày hội được tổ chức nhân dịp kỉ niệm Ngày khoa học công nghệ Việt Nam lần thứ 2 – 18/5/2015 nhằm tạo sân chơi cho các cá nhân, tổ chức đam mê khoa học công nghệ và còn là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhóm khởi nghiệp kết nối kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng là cơ hội để họ được giao lưu, gặp gỡ các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư.
 
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định: “Sự phối hợp giữa ĐHQGHN và Bộ Khoa học & Công nghệ là sự kiện vô cùng có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay – khi Việt Nam đang chuẩn bị hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
 
Để đạt được mục tiêu có 5000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào năm 2020, chúng ta đang đi bước đi đầu tiên trong việc xây dựng một đại học khởi nghiệp để trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một thành phố khởi nghiệp và sau đó chúng ta sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Nếu không có bước đi đầu tiên này, chúng ta sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia khởi nghiệp được và cũng sẽ không đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”.
 
Trước thực tế trong vòng 7 – 8 năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ chưa phát triển như mong đợi do cơ chế, chính sách chưa khuyến khích, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân nhận định, ngày hội là cơ hội lớn để các sinh viên có hoài bão, đam mê, có ý tưởng khoa học, công nghệ sẽ thành công trong việc xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp của mình.
 
Phát biểu chào mừng, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cho biết, ĐHQGHN là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu đất nước, có truyền thống hơn 100 năm xây dựng và phát triển.
 
Trong những năm qua, bên cạnh việc phát huy truyền thống trong nghiên cứu khoa học cơ bản, ĐHQGHN đã chú trọng phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với doanh nghiệp, hướng tới cộng đồng, theo phương châm “khoa học vị nhân sinh”.
 
ĐHQGHN đã ký kết thoả thuận hợp tác với nhiều tỉnh/thành, doanh nghiệp lớn như Tp. Hà Nội, các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Giang, các Tập đoàn Dầu khí, Viettel, Ngân hàng BIDV… nhằm nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm KH&CN.
 
Các hoạt động KH&CN của ĐHQGHN đã gắn kết chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra, gắn kết chặt chẽ với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ Việt Nam 2015 là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN mà còn là diễn đàn để các doanh nghiệp KH&CN, các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ và ươm tạo công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan quản lý Nhà nước cùng nhau trao đổi, kiến tạo hợp tác để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KH&CN.
 
“Đây là cơ hội lớn, đồng thời là trách nhiệm của ĐHQGHN. Ngày hội tuy ngắn, nhưng đó sẽ là bước khởi đầu cho một chặng đường dài để chúng ta có những bước đi vững chắc, nhanh chóng đưa khoa học công nghệ vào các sản phẩm có thương hiệu quốc gia”, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ phát biểu.
 
 
Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ thăm quan các gian hàng của các công ty khởi nghiệp
 
Khẳng định vai trò quan trọng của các nhà đầu tư trong việc phát triển Khởi nghiệp và Công nghệ, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ bày tỏ mong muốn ĐHQGHN tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ KH&CN; sự hợp tác, đầu tư có hiệu quả của các địa phương, doanh nghiệp để ĐHQGHN có thể trở thành một trung tâm khởi nghiệp, kết nối các hoạt động KH&CN trong và ngoài nước, xứng đáng với tiềm năng và vị thế của một đại học hàng đầu đất nước.
 
Cũng tại buổi lễ, ông Tomy Sarkioja – Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển vững mạnh dựa trên các ý tưởng đổi mới và sự sáng tạo.
 
Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã có những phát biểu thu hút được nhiều sự chú ý tại buổi lễ khai mạc khi chia sẻ về xu hướng công nghệ và tình hình doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam.
 
Sau khi chia sẻ câu chuyện về nhà lập trình Nguyễn Hà Đông và câu chuyện về Uber taxi, ông Trương Gia Bình tin rằng Nguyễn Hà Đông mới chỉ là một trong số các bạn trẻ ở Việt Nam đang mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn từ việc tạo ra các sản phẩm vươn tầm thế giới. Cũng theo ông Trương Gia Bình, thế giới giờ đã đổi khác, nhưng cơ hội là công bằng cho tất cả mọi người. Do vậy, hãy không ngừng sáng tạo và mạnh dạn đầu tư vào các ý tưởng mới.
 
Ông Oren Simanian – Nhà sáng lập Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ StarTau, Đại học Tel-aviv, Israel, đại diện của Quỹ đầu tư gọi vốn từ cộng đồng Indiegogo – đã chia sẻ kinh nghiệm của Israel – đất nước của sỏi đá, sa mạc – trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
 
Nhà sáng lập Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ StarTau cho rằng có 3 lý do chính cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đó là: sức mạnh của sự cạnh tranh; giảm thiểu nạn thất nghiệp và khát khao thành công của các doanh nhân quanh ta.
 
Chia sẻ về kinh nghiệm của Israel, ông Oren Simanian nói: “Muốn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công, Việt Nam cần có nhiều viện, trường tốt để tạo ra nhiều sinh viên giỏi; cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và phải mở rộng, kết nối các hoạt động hỗ trợ sáng tạo trong thời gian tới. Ngoài ra, cũng cần kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng”.
 
Trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, ông Oren Simanian nhắn nhủ tới các sinh viên của ĐHQGHN: “Thất bại là khởi đầu cho những thành công tiếp theo. Do vậy, đừng sợ các khó khăn bởi đó chính là điều kiện để chúng ta thành công.
 
Các em phải không ngừng sáng tạo và nên nhớ rằng chìa khóa để thành công là sự cạnh tranh, sự khát khao chiếm lĩnh thị trường”.
 
Với nhiều hoạt động đa dạng như triển lãm gian hàng, tọa đàm, hội thảo, cuộc thi khởi nghiệp…, Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ Việt Nam năm 2015 hứa hẹn sẽ mang đến cho những người yêu thích công nghệ, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ và sinh viên có tinh thần khởi nghiệp những điều bổ ích và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
 
Ngày hội dự kiến sẽ diễn ra một số hội thảo, tọa đàm với các chủ đề như: Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thách thức trong việc liên kết viện – trường với các nhà đầu tư;  Đầu tư thông minh…
 
Ngày hội thu hút được hơn 50 các nhà đầu tư, trong đó có 20 nhà đầu tư trong nước và 30 quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ sở ươm tạo danh tiếng quốc tế như CyberAgents Ventures (Nhật Bản), IDG Ventures (Hoa Kỳ), Goden Gates Ventures, Expara IDM Ventures, Muru-D (Singapore).
 
Đặc biệt, có hơn 50 doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN tham gia triển lãm sản phẩm và kết nối đầu tư, trong số đó có cả những doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công tại Việt Nam như Peacesoft, Appota  cùng những doanh nghiệp trẻ có sản phẩm giàu tiềm năng thị trường và được nhiều nhà đầu tư quan tâm như VP9, Beeketing, Babyme,…
 
Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo ở trong nước như Đại diện Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, BK-Holdings – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Topica Founder Institute, Hatch!Program,… cũng tham gia Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ năm nay với nhiều sản phẩm mới, tiềm năng.
 
Chương trình của Ngày hội còn có cuộc thi khởi nghiệp Startup Discovery được tổ chức theo mô hình quốc tế đã tổ chức tại Slush (Phần Lan) và Echelon (Singapore).

Ngày hội STEM – Tạo niềm khoa học cho các em học sinh

 
 
Toàn cảnh Ngày hội
 
 
Với mục đích phi lợi nhuận và mang đến cơ hội trải nghiệm khoa học kỹ thuật miễn phí cho các em học sinh, ngày 16 /5/2015 tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Ngày hội STEM (Science Technology Engineering Math) lần thứ nhất.
Tham dự Ngày hội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân, Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các trường triển khai STEM tại Hà Nội và các phụ huynh, học sinh trên địa bàn TP Hà Nội.
 
Theo đó, tham gia Ngày hội, các em học sinh sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế vô cùng thú vị, mới lạ, như: Xây những cây cầu tự đứng vững theo bản thiết kế của Leonardo Da Vinci, xây dựng kịch bản và làm phim và trò chơi bằng phần mềm Scratch; lắp ráp, lập trình robot thực hiện những nhiệm vụ đang cần các “nhà khoa học” giải quyết; các thí nghiệm vật lý vui từ các hiện tượng phản xạ, khúc xạ… đến sự truyền sóng âm,…
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Ngày hội
 
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, sáng tạo là năng lực và đặc tính của con người, do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người đều có mong muốn đổi mới, sáng tạo. STEM là một trong những phương pháp giáo dục đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm phát huy, nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học, kỹ thuật, tính sáng tạo của học sinh.
Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn các nhà quản lý, nhà giáo dục, phụ huynh tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện để các em học sinh có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng những thành tựu từ hoạt động KH&CN nhằm vận dụng các kỹ năng, tư duy khoa học trong cuộc sống.
 
 
 
 
Các em học sinh tham dự một thí nghiệm về lửa với tiêu đề: Sức mạnh của sự đoàn kết.
Theo Ban tổ chức, dự kiến trong hai ngày 16-17/5, sẽ có khoảng 2.000 học sinh tại Hà Nội đến để trải nghiệm các hoạt động khoa học công nghệ cao.
Được biết, STEM là sự tích hợp giữa Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Trên góc độ giáo dục, STEM trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học.
 
Tin, ảnh: Ngũ Hiệp
 
 
 

Nhiều đơn vị chúc mừng Bộ KH&CN nhân ngày KH&CN Việt Nam lần thứ 2

 
 
Bộ biên tập tạp chí cộng sản tặng hoa chúc mừng Bộ KH&CN
 
Hôm nay (18/5), tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhiều đơn vị như: Bộ biên tập Tạp chí cộng sản, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Bộ Nội Vụ,…đã đến chúc mừng Bộ KH&CN nhân ngày KH&CN lần thứ 2.
 
Ngày KH&CN Việt Nam năm nay có chủ đề: "KH&CN – động lực phát triển nhanh và bền vững" đã diễn ra nhiều hoạt động chào mừng với nhiều hình thức từ Trung ương đến địa phương, được coi là ngày hội của những người hoạt động KHCN và mọi người dân. Đây là lần thứ hai, Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 được tổ chức nhằm tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN; động viên thế hệ trẻ tham gia hoạt động KH&CN, góp phần xây dựng và phát triển lực lượng KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
 
Hôm nay, nhiều nơi trong cả nước đã tổ chức các hoạt động chào mừng ngày KH&CN tiêu biểu như: tại Vĩnh Long, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Lễ khánh thành khu tưởng niệm VS. Trần Đại Nghĩa; Bộ Công an tổ chức Lễ kỉ niệm ngày KH&CN Việt Nam; Bộ Văn hóa thể thao du lịch tổ chức chương trình “Gặp mặt các nhà khoa học nhân ngày KH&CN Việt Nam 18/5”, “Banking Vietnam 2015” chào mừng ngày KH&CN Việt Nam,….
 
 
 
Ngày 18/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố ngày KH&CN. Tại Lễ công bố, Thủ tướng cũng nhấn mạnh ngày KH&CN sẽ là một sự kiện thường niên, gắn kết cộng động khoa học trong và ngoài nước; truyền cảm hứng và niếm say mê sáng tạo khoa học và công nghệ cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng và toàn xã hội.
 
Tin, ảnh: Ánh Tuyết
 

Lễ ra mắt sách mới ” An toàn điện hạt nhân”

  Giao lưu và Giới thiệu sách 
“AN TOÀN ĐIỆN HẠT NHÂN” – GS. TS. Phạm Duy Hiển
Hòa cùng với không khí sôi động của các hoạt động kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ hai, 18 tháng 5 năm 2015, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức buổi Giới thiệu sách “An toàn điện hạt nhân” của GS. TS. Phạm Duy Hiển vào hồi 16h chiều ngày 15 tháng 5 năm 2015 tại Trung tâm đào tạo Hạt nhân – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – 140 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội.
 
Tham dự buổi giới thiệu sách có GS. TS. Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân Việt Nam, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách; Lãnh đạo và cán bộ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam; Lãnh đạo Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân; Lãnh đạo Cục Năng lượng nguyên tử; Đại diện Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; cũng như sư có mặt của giới chuyên gia, nhà giáo, văn nghệ sỹ, bạn bè, đồng nghiệp của tác giả, nhiều khách quý, đối tác và bạn đọc. Đặc biệt là các bạn trẻ yêu khoa học đã, đang và sẽ làm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung và điện hạt nhân nói riêng. Ngoài ra, để buổi giới thiệu sách thêm sôi nổi và hào hứng, có một số tiết mục văn nghệ của ca sỹ Dương Hoàng Yến, ca sỹ Vũ Hà Anh và ban nhạc Lãng Du và Đoàn Thanh niên Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
 
Cuốn sách “An toàn điện hạt nhân” của GS. TS. Phạm Duy Hiển được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản đầu tháng 5/2015, trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị các nguồn lực cho dự án Điện hạt nhân đầu tiên, đặc biệt là nguồn nhân lực. Việt Nam không chỉ thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi có nhiều kinh nghiệm mà còn thiếu tài liệu tham khảo và giảng dạy bằng tiếng Việt liên quan đến chuyên ngành Điện hạt nhân, cụ thể là An toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Sự ra đời của cuốn sách trong bối cảnh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.
 
Nhắc đến GS. Phạm Duy Hiển là nghĩ tới sự nghiêm túc trong khoa học, là sự đóng góp to lớn đáng trân trọng cho ngành hạt nhân Việt Nam. Với tác giả, giới thiệu sách An toàn điện hạt nhân, tạo điều kiện để tác giả tiếp xúc với công chúng, bạn đọc, lắng nghe những ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm của mình. Qua giao lưu, sự “hiểu biết lẫn nhau” giữa tác giả và độc giả được thiết lập, duy trì; những thông tin phản hồi từ phía công chúng được tác giả nắm bắt, từ đó, có thể có  những điều chỉnh cần thiết.
Thông qua buổi Giới thiệu sách này, độc giả có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với tác giả, các “nhà chuyên môn về Điện hạt nhân”. Từ đó, nhu cầu  tìm đọc các tác phẩm Điện hạt nhân được giới thiệu hay có liên quan sẽ hình thành và được kích thích. Nhìn từ đây, có thể thấy giới thiệu sách An toàn điện hạt nhân là hoạt động thực sự cần thiết đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc cũng như đáp ứng nguồn tài liệu về An toàn Điện hạt nhân.
Đoạn kết của Lời tựa trong cuốn sách cũng thể hiện tâm huyết của GS. TS. Phạm Duy Hiển “Viết sách là đối thoại với người đọc. Đọc sách là đối thoại với tác giả. Từ những cuộc đối thoại này tri thức khoa học sẽ đến với công chúng”. Để hiểu rõ hơn về tác giả cũng như nội dung của cuốn sách, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật trân trọng kính mời quý độc giả tới tham dự Buổi giới thiệu sách nói trên của GS. TS. Phạm Duy Hiển. 
Với sự ra mắt của cuốn sách “An toàn điện hạt nhân”, cùng chuỗi hoạt động hướng về kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật mong muốn góp phần truyền bá các tri thức khoa học và công nghệ đến với đông đảo bạn đọc cũng như có được sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đội ngũ cộng tác viên để cho ra đời những cuốn sách, bộ sách khoa học và công nghệ có chất lượng.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
 
 
 
 
 

Đại hội Công đoàn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật nhiệm kỳ 2015-2020

 
Đại hội Công đoàn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật nhiệm kỳ 2015-2020
 
Ngày 25/4/2015, Công đoàn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Tham dự Đại hội có đồng chí Phạm Ngọc Khôi, Bí thư, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và đồng chí Đặng Quang Huấn, Chủ tịch Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ. Đại hội có sự tham dự của toàn thể các công đoàn viên Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Đại hội đã tiến hành tổng kết các hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ 2012-2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2015-2020. Báo cáo tổng kết đã nhấn mạnh năm 2012, 2013, 2014 do suy giảm kinh tế, vấn đề khó tiêu thụ xuất bản phẩm, nạn in lậu sách… vẫn tồn tại gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản. Phần lớn đoàn viên Công đoàn ở các Phòng, Ban đều rất bận rộn với công tác xuất bản, phát hành (kể cả ngoài giờ hành chính) nên việc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao có phần bị hạn chế. Tuy nhiên tất cả đoàn viên đều tự giác lao động, quyết tâm hoàn thành kế hoạch chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà xuất bản đồng thời đảm bảo đời sống của mình. 
Công đoàn Nhà xuất bản tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của Công đoàn. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ, tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chương trình cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa, truyền thông về dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền về Hiến pháp, Biển đảo… 
Năm 2014, năm đầu tiên triển khai Luật khoa học và công nghệ sửa đổi, Công đoàn Nhà xuất bản đã tuyên truyền đến các công đoàn viên và người lao động về việc triển khai, thực hiện Luật khoa học và công nghệ, Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18/5) và 55 năm thành lập Bộ.
Công đoàn Nhà xuất bản đã vận động công đoàn viên hoàn thành các gói sách Nhà nước đặt hàng, sách Chương trình mục tiêu quốc gia, sách Bộ hỗ trợ kinh phí.
Tổ chức tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đoàn viên công đoàn: tổ chức tốt các dịp lễ, tết, nghỉ mát dịp hè, quan tâm đến các gia đình công đoàn viên có hiếu, hỷ, ốm đau hoặc hoàn cảnh khó khăn, v.v… Các hoạt động nữ công cũng được quan tâm tổ chức, bảo đảm quyền lợi cho các nữ công đoàn viên. Trong các hoạt động xã hội, từ thiện, công đoàn Nhà xuất bản vận động anh chị em ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do thiên tai và Quỹ Ngày vì người nghèo, hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Bộ. Tham gia tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của Công đoàn Bộ. Ủng hộ Quỹ "Vì Trường Sa thân yêu" và chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa", "Tấm lưới nghĩa tình"…
Trong nhiệm kỳ tới, Công đoàn Nhà xuất bản phấn đấu đạt nhiều mục tiêu, trong đó có các chỉ tiêu như phát triển 100% cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện vào tổ chức Công đoàn; Tăng cường giao lưu công đoàn Nhà xuất bản ở Hà Nội và Chi nhánh của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tăng cường số lượng cán bộ nữ tham gia vào công tác công đoàn ở các tổ công đoàn và trong các phong trào công đoàn; Phấn đấu là công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm; Hàng năm giới thiệu 1 – 2 đồng chí công đoàn viên ưu tú học lớp cảm tình Đảng và phấn đấu giới thiệu cho Chi bộ Nhà xuất bản kết nạp các đồng chí đã học lớp cảm tình Đảng; Chủ động phối hợp với chính quyền để tổ chức Hội nghị công nhân viên chức, Hội đồng Lương công khai, dân chủ trong việc lên lương hàng năm cho cán bộ.Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Phạm Ngọc Khôi đề nghị Công đoàn Nhà xuất bản cần có các chương trình hành động thiết thực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn. Đồng chí nhấn mạnh trong bối cảnh ngành Xuất bản đang có những khó khăn, những thành tích của Nhà xuất bản là sự cố gắng lớn của Lãnh đạo Nhà xuất bản và toàn thể cán bộ nhân viên, trong đó có tổ chức Công đoàn Nhà xuất bản. Các cán bộ, công đoàn viên của Nhà xuất bản cần nâng cao trình độ hơn nữa để phát triển cơ quan cũng như ngành Xuất bản nói chung.
Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Đặng Quang Huấn, Chủ tịch Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ đã đánh giá tốt kết quả các hoạt động Công đoàn của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của Công đoàn Bộ và chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm đối với công tác công đoàn với thông điệp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: “Kỷ luật, mẫn cán, trí tuệ, nhân ái”. 
 
Đại diện Ban chấp hành Chi đoàn chúc mừng 
Ban chấp hành Công đoàn Nhà xuất bản nhiệm kỳ 2015-2020
Các ý kiến của các  công đoàn viên tham dự Đại hội đã được Đoàn Chủ tịch tổng hợp và bổ sung vào Báo cáo tổng kết công tác công đoàn nhiệm kỳ 2012-2015, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết Đại hội.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Công đoàn Nhà xuất bản nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 5 đồng chí và bầu 1 đồng chí tham dự Đại hội Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ.
 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 

Lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam năm 2014

 
Ngày 18/4, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam năm 2014. Tổng cộng 75 giải thưởng ở cả hai hạng mục Sách hay và Sách đẹp đã được trao. 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đạt 2 giải gồm: Giải Đồng sách đẹp và Giải khuyến khích sách hay cho cuốn sách “SINH THÁI CẢNH QUAN, LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN TRONG MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA” của tác giả Nguyễn An Thịnh. Đây là cuốn sách đạt giải thưởng kép, “vừa đẹp, vừa hay”.
 
 
 
Lễ trao giải thưởng thưởng Sách Việt Nam lần thứ 10 – năm 2014
Giải thưởng Sách Việt Nam 2014 là một trong những sự kiện do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hòa cùng không khí sôi nổi cả nước chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4. Bước sang năm thứ 10, giải thưởng sách thu hút sự tham dự của 44 nhà xuất bản với tổng số 479 cuốn sách dự giải, trong đó có 286 cuốn dự giải Sách hay và 193 cuốn dự giải Sách đẹp, nhiều cuốn được đăng ký dự thi cả giải Sách hay và Sách đẹp. Các ấn phẩm dự thi được phân thành nhiều thể loại như Lý luận – Chính trị, Khoa học – Công nghệ, Khoa học xã hội – Nhân văn, Văn học, Văn hóa – Nghệ thuật, Thiếu nhi, Giáo dục – Đào tạo. 
Sau 3 vòng tuyển chọn, Ban Giám khảo đã chọn ra 75 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 42 giải Sách hay, bao gồm 3 giải Vàng, 13 giải Bạc, 14 giải Đồng, 12 giải Khuyến khích; 33 giải Sách đẹp gồm 4 giải Vàng, 9 giải Bạc, 10 giải Đồng, 7 giải Khuyến khích và 3 giải Bìa đẹp. 
Về giải thưởng Sách hay, đồng chí Đỗ Quý Doãn cũng cho biết, so với năm 2013, năm nay không có giải Đặc biệt, các giải thưởng khác cũng ít hơn năm trước. Các tác phẩm đoạt giải đều là những tác phẩm có giá trị cao về lý luận, nghệ thuật, khoa học và thực tiễn.
Về giải thưởng Sách đẹp, số lượng sách dự thi năm 2014 đã tăng so với năm 2013 là 6 nhà xuất bản và 53 cuốn sách dự thi. Sách tham gia dự thi đã đồng đều hơn, không có cuốn nào mắc lỗi hoặc vi phạm quy chế dự thi. Công nghệ ấn loát đồng đều, bát chữ ngay ngắn, cân đối; các kiểu chữ phù hợp với nội dung. Bìa sách trình bày trang nhã, hình minh họa sáng sủa, đúng với nội dung.
 
Điểm nổi bật của các bộ sách tham gia dự thi năm nay là đã có những bộ sách được trình bày, in ấn công phu, dày dặn, chắc chắc có bìa cứng, giả da. Hoặc có những cuốn thuộc loại sách bỏ túi xinh xắn, có hình minh họa sinh động.
 
Giải thưởng Sách Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội Xuất bản Việt Nam thực hiện được 10 năm. Qua số lần trao giải, số lượng nhà xuất bản, tác giả và ấn phẩm ngày càng tăng; chất lượng ấn phẩm ngày càng cao. Việc trao giải thưởng sách hàng năm đã trở thành sự kiện quan trọng của toàn ngành xuất bản nhằm tôn vinh giá trị của sách; tôn vinh, cổ vũ động viên các tác giả và những người tham gia làm sách. Giải thưởng Sách Việt Nam đã góp phần khẳng định những thành tựu và đóng góp quan trọng của ngành xuất bản trong đời sống tinh thần của nước nhà.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
 
 

Chương trình khuyến mãi chào mừng ngày Sách Việt Nam

 
 
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VIỆT NAM
 
(Áp dụng trong thời gian khuyến mại từ 17/04/2015 đến 21/04/2015)
 
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015
 
 
 
Nhân dịp chào mừng Ngày Sách Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật kính gửi tới tất cả Quý khách hàng chương trình khuyến mãi hấp dẫn như sau:
 
Địa điểm áp dụng:
Thời gian hoạt động của Hội sách:
 
a. Thời gian tổ chức: Từ ngày 17/4/2015 đến hết ngày 21/4/2015.
 
– Thời gian khai mạc:09h00’ ngày 17/4/2015.
 
– Địa điểm: Công viên Thống Nhất (Cổng chính đường Trần Nhân Tông), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 
b. Giờ mở cửa hàng ngày: 8h00’ (Yêu cầu các gian hàng đến trước 30 phút).
 
c. Giờ đóng cửa hàng ngày: 21h00’(Yêu cầu các gian hàng hoạt động thực hiện niêm phong trước 15 phút).
 
d. Miễn phí vào cửa (Cổng chính đường Trần Nhân Tông) trong các ngày tổ chức Hội sách.
 
 
Nội dung:
 
1, Gói sách siêu tiết kiệm:  100.000VNĐ = 4cuốn sách khác nhau (Áp dụng cho hầu hết các loại sách hiện có của NXB Khoa học và Kỹ thuật.)
 
Đính kèm DMS không nằm trong gói sách siêu tiết kiệm (Phụ lục 1)gồm ….. tên sách.
 
2, Sách 1 giá: 50.000VNĐ = 1 cuốn Từ điển
 
Bộ sách từ điển, chuyên ngành sâu trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (Danh mục đính kèm).
 
3, Chương trình “ Sách cũ đổi sách mới”
 
Nhằm tôn vinh Ngày Sách và Bản quyền thế giới Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xây dựng chương trình “ Sách cũ đổi sách mới” diễn ra vào 01 ngày bất kỳ trong chương trình triển lãm Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2, vào thời gian vàng.
 
 
 
Nội dung: Khách hàng đổi sách cũ của mình lấy bất kỳ một cuốn sách mới yêu thích của Nhà xuất bản tại gian hàng triển lãm tổ chức tại Công viên Thống Nhất. Áp dụng mỗi khách hàng đổi 1 cuốn cũ = 1 cuốn mới. (chỉ áp dụng cho khách hàng lẻ, một người/1 cuốn).
 
 
 
Sách bán giảm giá trong thời gian khuyến mãiphải thu tiền ngay và không được nợ. Sách xuất bản trước 17/4/2015. Sau thời gian trên Quy định này sẽ không còn hiệu lực. Chế độ phát hành phí sẽ áp dụng như bình thường.
 
 
 
 
 
Nơi nhận:                                                                                     Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 
                                                                                             
–        Ban Giám đôc (để b/c)
 
–        Phòng kế toán
 
–        Chi nhánh
 
–        Lưu TTPH, VT
 
 
 
 
 
 
 

Hội nghị điển hình tiên tiến Khối Trường – Báo chí – Trung tâm – Nhà xuất bản

 
Chiều 30/3/2015, tại Hà Nội, Khối Trường – Báo chí – Trung tâm – Nhà xuất bản (Khối) đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến. Tham dự Hội nghị có ông Phạm Công Tạc- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); bà Lê Ngân Giang- Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Khối cùng đại diện tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Khối.
 
 
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
 
Hội nghị lần này được tổ chức nhằm đề ra mục tiêu phấn đấu, gắn bó phong trào thi đua với việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác phù hợp với đặc thù của Khối, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, kinh nghiệm về xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến ở từng cấp, từng đơn vị cơ sở.
 
Ông Hà Quốc Trung- Giám đốc Trung tâm Tin học, Trưởng Khối thi đua cho biết: Trong giai đoạn 2010 – 2014, các đơn vị thuộc Khối phát động phong trào thi đua và đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Khối đã quyết tâm phấn đấu và hoàn thành đúng thời hạn, có chất lượng cao các nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua do Khối và Bộ phát động. Thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác thi đua khen thưởng, tổ chức tốt các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả. Kịp thời tổng kết, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt nhiều thành tích tốt, chú trọng việc biểu dương nhân rộng gương điển hình tiên tiến. Đoàn kết xây dựng Khối vững mạnh, đưa các đơn vị trong Khối ngày càng phát triển.
 
Với những kết quả trên, trong giai đoạn qua, nhiều đơn vị thuộc Khối đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động; Cờ thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN; ….
 
Tại Hội nghị, Khối đã đưa ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn 2015 – 2020 như: Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của từng đơn vị; Quyết tâm lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; Tích cực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tuyên truyền sâu rộng Luật KH&CN sửa đổi và các văn bản pháp quy do Bộ KH&CN ban hành hoặc chủ trì soạn thảo, đặc biệt là các nội dung về đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế tài chính của hoạt động nghiên cứu khoa học, chính sách trọng dụng các nhà nghiên cứu khoa học, cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ và cơ chế khoán chi; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ để tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày KH&CN.
 
Tại Hội nghị, đồng chí Hà Quốc Trung đã phát động thi đua với khẩu hiệu: “Đoàn kết – Năng động – Đổi mới” với các nội dung như: Các đơn vị trong Khối tập trung nỗ lực tuyên truyền có hiệu quả cho các đường lối chính sách đổi mới về KH&CN cho Luật KH&CN, Ngày KH&CN; Đẩy mạnh và tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trên cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Bộ, Quy chế phối hợp công tác và các quy định phối hợp đã ban hành; Đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động và phối hợp hiệu quả của các đơn vị trong công tác; Triển khai các phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và gắn với việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đẩy mạnh công tác phát hiện, xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong toàn Khối.
 
Thảo luận tại Hội nghị, đa số các ý kiến cho rằng, Khối cần thúc đẩy các hoạt động chung nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho ngành KH&CN, đặc biệt là tuyên truyền về Luật KH&CN sửa đổi và các văn bản pháp quy do Bộ KH&CN ban hành hoặc chủ trì soạn thảo. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung về đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế tài chính của hoạt động nghiên cứu khoa học; các thành tựu KH&CN,….
 
 
Thứ trưởng Phạm Công Tạc trao Cờ Chính phủ cho Nhà xuất bản KH&KT 
 
 
Tại Hội nghị, đồng chí Lê Ngân Giang đã đọc Quyết định trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và Quyết định trao tặng Cờ thi đua của Bộ KH&CN cho Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và Trường Quản lý KH&CN.
 
Nguồn:  Ánh Tuyết, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
 

Hội nghị cán bộ chủ chốt Bộ Khoa học và Công nghệ

 
Lãnh đạo Bộ KH&CN tại Hội nghị cán bộ chủ chốt
Trong 2 ngày 27-28/3 tại thành phố Thái Bình, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt năm 2015.
 
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Hoàng Văn Phong – phái viên của Thủ tướng Chính phủ về KH&CN, Chủ tịch hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; cùng toàn bộ Lãnh đạo Bộ KH&CN; các đơn vị thuộc Bộ KH&CN và lãnh đạo sở KH&CN Thái Bình. 
 
 
Hội nghị là dịp để các cán bộ chủ chốt của Bộ đối thoại cởi mở với Lãnh đạo Bộ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động KH&CN trong kế hoạch công tác năm 2015 và các năm tiếp theo của Bộ KH&CN.
 
Trong năm 2014, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN trong cả nước. Năm qua, KH&CN đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, đóng góp thiết thực nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết, trong năm 2014, thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, Luật KH&CN, hoạt động KH&CN đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp; nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của KH&CN có chuyển biến tích cực. Công tác chỉ đạo điều hành đã hướng vào mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng như: nông nghiệp, công nghiệp, y-dược, môi trường, thông tin,… đồng thời giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội của địa phương cũng như cả nước. Hệ thống pháp luật về KH&CN được hoàn thiện cơ bản, tạo môi trường thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới sáng tạo.
 
Năm 2015 đối với ngành KH&CN cũng là một năm qua trọng với việc đánh giá kết quả thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời xây dựng ban hành phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020; sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển KH&CN chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020; sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020.
 
Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Đây là năm thứ 2 Bộ KH&CN sẽ tổ chức kỉ niệm ngày KH&CN 18/5 với nhiều hoạt động thiết thực tiêu biểu là sự kiện trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu và tổ chức gặp mặt giữa lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo một số Bộ, ngành, Trung ương, đại diện nhà khoa học, doanh nghiệp với đại biểu là quần chúng nhân dân có sáng kiến, cải tiến kĩ thuật. Ngoài ra, trong dịp này UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức khánh thành khu lưu niệm giáo sư, viện sỹ Trần Đại Nghĩa, tại đây Bộ KH&CN cũng có đóng góp với khu lưu niệm Trần Đại Nghĩa thư viện điện tử và cơ sở dữ liệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp GS Trần Đại Nghĩa. Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin KH&CN phía Nam cùng với TP HCM dự kiến khai trương giai đoạn I sàn giao dịch phía Nam nhằm giới thiệu các công nghệ, sản phẩm đã thực hiện được trong thời gian qua và nhiều công trình thiết thực khác nhằm chào mừng ngày KH&CN.
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả hoạt động KH&CN trong năm 2015. Đa số các ý kiến đều cho rằng, trong năm 2014 mặc dù kinh tế khó khăn nhưng hoạt động KH&CN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều chính sách đổi mới hoạt động KH&CN được ban hành và bước đầu đi vào thực tế cuộc sống, tạo động lực phát triển trong thời gian tới.
 
Trước đó, sáng ngày 27/3, Đoàn công tác Bộ KH&CN do đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Trưởng đoàn đã đi thăm một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Bộ trưởng có đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ.
 
Tại Nhà máy chế biến hạt giống chất lượng cao thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình, lãnh đạo Công ty đã giới thiệu cơ chế vận hành của trung tâm điều khiển hệ thống dây chuyền chế biến và dây chuyền đóng gói sản phẩm lúa giống với Bộ trưởng Nguyễn Quân và Đoàn công tác. Đồng chí Bộ trưởng cũng đã đi thăm Nhà máy chế tạo bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn tại Thái Bình thuộc Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thăm hệ thống kè chắn sóng thuộc xã Đông Minh (Tiền Hải). Tại những nơi đến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao sự sáng tạo của các đơn vị trong việc ứng dụng KH&CN để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Bộ trưởng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy thế mạnh, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát minh nhiều sáng kiến để ứng dụng vào thực tiễn.
 
Tin, ảnh: Ánh Tuyết – Bùi Hiếu 
 
 

​Hãy “vào sân” cùng với sách khoa học

 
TT – Dường như người Việt Nam lâu nay không chú ý lắm đến việc phát triển các dòng sách khoa học… nội địa. 
 
TS Giáp Văn Dương đang nói về tình hình “làm khoa học từ khán đài” tồn tại lâu nay ở Việt Nam – Ảnh: L.Điền
Nên đầu tư cho các em thiếu nhi về mảng khoa học, bởi đây mới chính là tương lai của đất nước, nếu không tương lai của ta cũng chỉ là sự mở rộng quá khứ mà thôi, kiểu như học để đi thi, học để kiếm tiền, học để lấy bằng… mà không có đột phá nào. Muốn đột phá thì chỉ có các em thiếu nhi
TS Giáp Văn Dương
“Chúng tôi từng làm một cuộc tìm hiểu các nhà sách ở Hà Nội, tại khu sách thiếu nhi không có tấm biển “sách khoa học” nào cả. Ở khu vực sách người lớn thì có biển “sách khoa học”, nhưng nơi đó lại bày bán chủ yếu là sách kỹ năng như thai sản, nấu ăn, các ngành công nghiệp…”. – ông Ðỗ Hoàng Sơn, giám đốc Công ty văn hóa giáo dục Long Minh, nói về sự thiếu chỉ dẫn trong việc đọc sách khoa học ngay tại các nhà sách.
 
11 năm làm khoảng 200 đầu sách
 
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ có vậy. Một cuộc tọa đàm có chủ đề “Thói quen đọc sách khoa học” do Công ty Ðông A tổ chức sáng 19-3 tại TP.HCM với ba diễn giả là ông Ðỗ Hoàng Sơn, TS Giáp Văn Dương và dịch giả Nguyễn Việt Long đã thu hút được nhiều ý kiến và làm bật ra một số ý tưởng không chỉ gói gọn trong không gian tìm – đọc sách khoa học.
 
Dường như người Việt Nam lâu nay không chú ý lắm đến việc phát triển các dòng sách khoa học… nội địa. Một phóng viên báo mạng nêu vấn đề: chúng ta có những công trình khoa học về y khoa, dược liệu, sao không thấy xuất bản? Và câu trả lời là thật ra chúng ta còn ít quá những công trình khoa học. Ngay cả thành tựu về phẫu thuật gan của giáo sư Tôn Thất Tùng cũng mới dừng lại ở báo cáo/bài báo khoa học, chứ chưa thể thành sách.
 
Còn các công trình có tính khoa học như nghiên cứu về “Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Ðỗ Tất Lợi, theo dịch giả Nguyễn Việt Long, đến nay đã có một số lạc hậu về tên khoa học cũng như cần cập nhật các phát hiện mới nhưng vẫn chưa thấy làm.
 
Thế nhưng sách dịch cũng không nhiều, ông Ðỗ Hoàng Sơn nhẩm tính mảng sách khoa học của ta nếu tính ở những đầu sách đáng kể, có chất lượng, từ những đơn vị xuất bản uy tín như NXB Trẻ, Kim Ðồng, Ðông A, Long Minh trong 11 năm qua làm khoảng 200 đầu sách.
 
Trong khi nhớ lại nước Nhật cách đây 150 năm khi bắt đầu cải cách vào thời Minh Trị, họ đã dịch khoảng 1.500 cuốn sách khoa học cần thiết để người dân trong nước được đọc và được học.
 
“Ngồi trên khán đài”
 
Tình hình sách khoa học từ hai phía bên trong và bên ngoài như vậy phản ánh thực trạng làm khoa học, dạy khoa học và học khoa học ở nước ta, TS Giáp Văn Dương nói một cách hình tượng là tất cả đều đang trên khán đài, còn cuộc sống thì diễn ra như trên sân cỏ.
 
Tức là trẻ em trong trường không được dạy về khoa học đúng cách, các bài giảng và sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được soạn từ những người “ngồi trên khán đài”, chứ không phải sản phẩm từ thực tế sân cỏ khoa học.
 
Kinh nghiệm từ khán đài và từ sân cỏ là rất khác nhau, hệ lụy là nhiều thế hệ người Việt không có tinh thần đam mê khoa học, nhiều người nhác trông thấy sách khoa học là cho rằng khô khan không nên đọc, các vấn đề sáng tạo, các thành tựu sáng chế của nước người thậm chí còn không có ý định tìm hiểu, thì làm sao khuyến khích hay giáo dục con em đam mê khoa học cho được.
 
Theo TS Giáp Văn Dương, việc dạy cho các em một định nghĩa khoa học có sẵn theo cách học thuộc lòng thì rất khó tiếp thu. Kiểu như bắt các em học “Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, sôi ở 100OC…” là cách dạy khoa học từ khán đài. Và ông đã từng xây dựng bài giảng về định nghĩa nước này theo kiểu đưa các em “vào sân cỏ thực tế”, để cho các em tự tìm hiểu, chứng kiến quá trình nước sôi bốc thành hơi hoặc nước đông lạnh thành đá.
 
Và để có thể “vào sân” cùng sách khoa học, phần việc của “người lớn” cũng thật nhiều. Ðó là việc chuẩn hóa thuật ngữ khoa học để bổ trợ cho công tác dịch sách khoa học.
 
Dịch giả Nguyễn Việt Long than rằng từ điển khoa học của chúng ta ít quá, sách tra cứu cũng vậy, ngay trong lĩnh vực sinh vật cũng ít sách tra cứu, nên công việc dịch thuật bị ảnh hưởng rất nhiều do các loại sách công cụ không được đầy đủ.
 
Ảnh: Đông A
 
Buổi tọa đàm cũng là buổi ra mắt hai tập sách kinh điển của NXB Anh Dorling Kindersley (DK) với bản tiếng Việt do Công ty Đông A phối hợp với NXB Dân Trí và NXB Y Học phát hành. 
Lịch sử tự nhiên và Atlas giải phẫu cơ thể người là hai nhan đề quan trọng trong tủ sách Bách khoa tri thức do Đông A Books thực hiện nhiều năm nay, với những sản phẩm được nhiều bạn đọc đón nhận như Bách khoa tri thức bằng hình, Bách khoa động vật, Bách khoa lịch sử thế giới, Bách khoa tri thức phổ thông…
 
Lịch sử tự nhiên với hơn 5.000 hình minh họa và dữ liệu bổ ích về khoáng vật, đá, hóa thạch và sinh giới trên Trái đất mở ra cánh cửa khám phá thế giới tự nhiên chứa đựng vô vàn những điều kỳ thú trên hành tinh của chúng ta.
 
Còn Atlas giải phẫu cơ thể người của BS Alice Roberts là cuốn cẩm nang trực quan và chi tiết giúp hiểu cơ thể người và nguyên nhân, cơ chế của các bệnh lý thường gặp.