Các sản phẩm AI nổi bật của VinBigdata

Đội ngũ phát triển của VinBigdata tạo dấu ấn với các sản phẩm AI tích hợp công nghệ xử lý ngôn ngữ và tiếng nói như ViVi, ViChat, ViVoice, ViBio.

Trợ lý ảo ViVi 2.0

“ViVi 2.0 tích hợp công nghệ AI tạo sinh khá ấn tượng. Từ câu trả lời từ lịch sử, địa lý tới tư vấn quán ăn, điểm du lịch đều không làm khó được ViVi, cách trả lời cũng linh hoạt, giống như người thật”, anh Hoàng Linh, một khách hàng trải nghiệm ViVi 2.0 trên VF 8 Lux Plus tại Hà Nội nói.

Trợ lý ảo ViVi 2.0 tích hợp trên xe VinFast VF 8 Lux Plus. Ảnh: VF

Trợ lý ảo ViVi 2.0 tích hợp trên xe VinFast VF 8 Lux Plus. Ảnh: VF

Giới chuyên gia và người dùng ấn tượng với chỉ số thông minh của ViVi 2.0 cũng như năng lực của đội ngũ phát triển – VinBigdata.

Theo đại diện của nhà sản xuất, sản phẩm AI thế hệ mới được đánh giá ưu việt hơn so với phiên bản trước đó ở khả năng tương tác linh hoạt theo từng ngữ cảnh. Thay vì hỏi – đáp với trợ lý ảo thông qua những câu lệnh mẫu có sẵn, giờ đây, người dùng có thể trò chuyện một cách tự nhiên với đa dạng các chủ đề khác nhau như lịch sử, văn hoá, địa lý, danh nhân….

Đại diện đội ngũ phát triển VinBigdata cho biết bên cạnh kho tri thức lên tới 3.500 TB dữ liệu đặc trưng, cùng hơn 30.000 giờ dữ liệu giọng nói chất lượng cao. Trợ lý ảo ViVi 2.0 còn có sự cải thiện về khả năng nhận dạng tiếng nói, hiểu và phân tích ngữ cảnh để phản hồi người dùng một cách chính xác và phù hợp.

Bên cạnh ViVi, một số sản phẩm của đội ngũ phát triển VinBigdata cũng gây chú ý về việc tích hợp công nghệ xử lý ngôn ngữ và tiếng nói như ViChat (Chatbot tích hợp AI tạo sinh), ViVoice (Callbot tích hợp AI tạo sinh), hay ViGPT (ChatGPT phiên bản Việt đầu tiên dành cho người dùng cuối).

“Các sản phẩm AI này hiện đang được triển khai tại hệ sinh thái Vingroup cùng hàng chục doanh nghiệp và cơ quan chính phủ trên cả nước như Bộ Thông tin và Truyền thông (thử nghiệm cùng Trung tâm Thông tin), Ngân hàng ACB, Lado Taxi… giúp hỗ trợ tự động hóa nhiều tác vụ thủ công”, đại diện VinBigdata nói.

Vị này cho biết thêm, các sản phẩm được đánh giá giúp doanh nghiệp, tổ chức tối ưu nguồn lực và gia tăng trải nghiệm đồng thời giúp người dùng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.

Công nghệ giọng nói của VinBigdata

Theo VinBigdata, chỉ sáu tháng sau khi công bố ra mắt ViGPT – “ChatGPT phiên bản Việt” đầu tiên dành cho người dùng cuối (tháng 12/2023), VinBigdata đã tiếp tục tiến thêm một bước trong việc nghiên cứu, kết hợp mô hình ngôn ngữ lớn nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống nhận dạng tiếng nói.

Công nghệ sinh trắc học giọng nói ViBio. Ảnh: VinBigdata

Công nghệ sinh trắc học giọng nói ViBio. Ảnh: VinBigdata

Thành tựu khoa học này vừa được chấp thuận và sẽ được công bố tại Interspeech 2024 (Hội nghị toàn diện và lớn nhất thế giới về công nghệ xử lý tiếng nói) vào tháng 9 tới đây. “Trong nghiên cứu, VinBigdata đề xuất một kiến trúc mới có sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn để cung cấp thông tin ngữ cảnh, giúp hệ thống AI cải thiện độ chính xác khi nhận dạng tiếng nói”, đại diện VinBigdata nói.

Nghiên cứu mở ra một hướng đi mới có khả năng giải quyết các hạn chế hiện tại của hệ thống nhận dạng tiếng nói, đặc biệt trong các điều kiện không thuận lợi như môi trường nhiều tạp âm, giọng vùng miền, thiếu thông tin ngữ cảnh và sử dụng các từ hiếm (tên riêng, từ ngoại lai…).

Kết quả thực nghiệm khẳng định hệ thống của VinBigdata cải thiện tỷ lệ lỗi từ (Word error rate – WER) trung bình lên tới 30% so với hệ thống nhận dạng tiếng nói thông thường.

“Công bố khoa học tại hội nghị hàng đầu quốc tế Interspeech thể hiện sự đầu tư của chúng tôi cho việc nghiên cứu và làm chủ công nghệ tiếng nói từ tầng lõi đang đi đúng hướng. Với nghiên cứu này, VinBigdata kỳ vọng sẽ từng bước ứng dụng công nghệ mới nhằm gia tăng hiệu quả, độ chính xác và trải nghiệm của người dùng khi tương tác với các hệ thống AI như trợ lý ảo”. TS. Nguyễn Kim Anh, Giám đốc Sản phẩm VinBigdata nói.

Bên cạnh nghiên cứu trên, ViBio – sản phẩm sinh trắc học giọng nói của VinBigdata – cũng vừa được công nhận đạt ISO 19795-1 và ISO 19795-2 theo tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST).

Theo công bố từ nhà sản xuất, từ kiểm thử của FIME (Phòng thí nghiệm thuộc chương trình NIST/NVLAP Hoa Kỳ), thuật toán của ViBio có độ chính xác vượt trội khi xác thực giọng nói, với tỷ lệ xác thực sai chỉ 0,00175% trên các mẫu giọng được thu thập tại Việt Nam.

Trước khi xác lập hai thành tựu mới với Interspeech hay chứng nhận của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia của Mỹ (NIST), VinBigdata đã sở hữu gần 100 công bố khoa học tại các tạp chí, hội nghị hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng cho sự ra đời của các sản phẩm công nghệ do VinBigdata phát triển.

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu công nghệ, củng cố cơ sở dữ liệu và phát triển các sản phẩm AI tiên tiến, có khả năng giải quyết những bài toán hóc búa mà người dân, doanh nghiệp Việt đang gặp phải, nhằm góp phần vào công cuộc chuyển đổi số toàn diện của đất nước và khẳng định năng lực công nghệ Việt trên trường quốc tế”, TS. Nguyễn Kim Anh chia sẻ.

Hội An

Việt Nam dùng công nghệ mới giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Viện Công nghệ sinh học sử dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) nhằm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, người mất tích trong chiến tranh.

Tại cuộc họp kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chiều 12/7, PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho hay tính từ năm 2019 đến nay, Trung tâm giám định ADN phát triển 13 quy trình phân tích ADN từ mẫu xương lâu năm.

Trung tâm thực hiện 800 đợt tách chiết ADN nhân, tương đương khoảng 8.000 mẫu hài cốt liệt sĩ. “Tỷ lệ tách thành công và bàn giao đạt 22%, tương đương khoảng 1.600 mẫu bàn giao cho Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội”.

Viện đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình mẫu và 2 quy trình giám định ADN thường quy, tức là cải tiến trên nền tảng công nghệ cũ vốn được công nhận và áp dụng.

PGS Phí Quyết Tiến chia sẻ thông tin tại họp báo. Ảnh: QD

PGS Phí Quyết Tiến chia sẻ thông tin tại họp báo. Ảnh: QD

Theo PGS Tiến, trước đây các đơn vị đang sử dụng công nghệ giám định ADN cho mẫu hài cốt liệt sĩ dựa trên phân tích ADN ty thể. Tuy nhiên với chất lượng mẫu ngày càng khó khăn, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ứng dụng giám định công nghệ ADN ty thể vào quy trình giám định thường quy.

Nhưng nay xu hướng thế giới với sự phát triển công nghệ phân tích hiện đại với máy giải trình tự gene thế hệ mới kết hợp công nghệ phân tích vi sinh học, việc giám định ADN từ mẫu xương cổ được phân tích theo gene nhân. “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt triển khai nhiệm vụ giải trình tự thế hệ gene theo tham số người Việt để có được tham chiếu ADN xương cổ nói chung và công tác ADN người Việt”, PGS Tiến nói.

Ông cho hay, ứng dụng công nghệ mới về khai thác ADN xương cổ được phối hợp Viện khảo cổ học nhằm xác định nguồn gốc di truyền với mẫu xương có niên đại vài trăm năm đến nghìn năm. Đây là cơ sở tiếp tục phát triển giám định mẫu ADN xương cổ các liệt sĩ có thời gian chôn lấp đưa vào giám định từ 40-80 năm.

Để tăng cường năng lực giám định ADN hài cốt liệt sĩ theo công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới (NGS), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Ủy ban Quốc tế về Người mất tích (ICMP) phối hợp triển khai dự án ODA. Viện cử đoàn công tác mang 100 mẫu hài cốt liệt sĩ sang Hà Lan triển khai tách chiết ADN nhân và giám định ADN. Ông đánh giá kết quả bước đầu cho thấy kỹ năng chuyên môn, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ có thể làm chủ và hợp tác với ICMP.

Ông Tiến cho biết, giai đoạn tới, Trung tâm giám định ADN sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất trên cơ sở tiếp nhận máy giải trình thế hệ mới tài trợ, cải tiến, ứng dụng công nghệ mới vào công tác giám định, nghiên cứu tối ưu thử nghiệm phương pháp khác nhau. Bên cạnh Viện cũng tăng cường hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, gửi cán bộ tiếp nhận công nghệ, tham gia công tác giám định từ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á.

Huyền Anh

Việt Nam lưu giữ hơn 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý hiếm

Đến năm 2023 Việt Nam có tổng số nguồn gene thu thập và lưu giữ được là 80.911 (gấp 2,8 lần so với năm 2010), trong đó nhiều gene quý giúp lai tạo các giống mới năng suất chất lượng, giá trị cao.

Kết quả được nêu tại hội thảo đánh giá Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene giai đoạn 2015 – 2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025 – 2030, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 29/7.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhìn nhận chương trình “đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ”. Hiện nhiều nguồn gene được khai thác và ứng dụng trong sản xuất, đời sống như sâm ngọc linh, tôm mũ ni, cá hô, lúa bản địa chất lượng cao, cây vù hương, lợn ỉ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: La Duy

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: La Duy

Theo Bộ trưởng, quá trình triển khai các nhà khoa học có thể gặp những khó khăn, cần giải pháp, cơ chế chính sách tháo gỡ, xây dựng hành lang pháp lý để chương trình hiệu quả hơn. Ông mong muốn nhà khoa học, các chuyên gia đề xuất các định hướng khoa học và công nghệ trong bảo tồn, đánh giá, khai thác và phát triển nguồn gene sinh vật đến năm 2030.

Ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho hay tính đến năm 2023 tổng số nguồn gene thu thập và lưu giữ được là 80.911 (gấp 2,8 lần so với năm 2010). Trong đó Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thu thập hơn 10.000 nguồn gene các nhóm cây trồng; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường đại học có khoa lâm nghiệp thu thập bảo tồn gần 2.000 nguồn gene thuộc 70 loài cây lâm nghiệp, với các nguồn gene của nhiều loài quý hiếm, 100% nguồn gene bản địa về trồng ở một số nơi địa phương như Sơn La, Lào Cai, Ba Vì, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Thuận. Đặc biệt số lượng nguồn gene có giá trị làm thuốc được phát hiện và thu thập, bảo tồn khoảng trên 7.000.

Ông Nguyễn Phú Hùng trình bày báo cáo đánh giá kết quả Chương trình quỹ gene giai đoạn 2015-2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025-2030. Ảnh: La Duy

Ông Nguyễn Phú Hùng trình bày báo cáo đánh giá kết quả Chương trình quỹ gene giai đoạn 2015-2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025-2030. Ảnh: La Duy

Báo cáo cũng chỉ ra hơn 14.000 nguồn gene đã được đánh giá chi tiết. Với đánh giá nguồn gene cây trồng tập trung về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường bất thuận, phân tích chất lượng. Điển hình là cây lúa, Trung tâm Tài nguyên thực vật đã đánh giá, phục tráng 3 giống lúa tẻ gạo mầu địa phương với nhiều tiềm năng, đặc tính nổi trội. Nhóm nghiên cứu phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa gạo để đưa sản phẩm ra thị trường.

Các nguồn gene quý hiếm có giá trị kinh tế thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, dược liệu, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật cũng được khai thác sử dụng hiệu quả. Hiện có hơn 1.500 nguồn gene về dược liệu, nhiều công nghệ ứng dụng trong mô hình bảo tồn cây thuốc tại Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Hơn 50 loài dược liệu được khai thác và thương mại, trong đó có các gene quý như Sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, đinh lăng; bảy lá một hoa, hà thủ ô đỏ. Hơn 391 nguồn gene của 80 loài thủy hải sản được lưu trữ, trong đó nhiều gene sử dụng cho chọn giống mang lại kinh tế cao. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản 6,7 tỷ USD năm 2015 lên 8,97 tỷ USD năm 2023, theo báo cáo.

“Hơn 300 nguồn gene động, thực vật và trên 700 nguồn gene vi sinh vật được đưa vào khai thác, làm chủ được 178 quy trình công nghệ, kỹ thuật về nhân giống, chọn tạo giống”, ông Hùng nói.

Tại hội thảo, 9 báo cáo tham luận từ đại diện Bộ, ngành, địa phương từ Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ cũng cho thấy các kết quả nổi bật. Thông qua các nhiệm vụ, sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia như ngọc trai Hạ Long xuất khẩu sang Anh, Ấn Độ, Nhật Bản với giá trị khoảng 6-8 tỷ đồng/năm; Trà hoa vàng Quy hoa đang đàm phán để doanh nghiệp Hàn Quốc phân phối toàn cầu; Hồi Bình Liêu xuất khẩu đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Một số nguồn gene đã phát triển thành sản phẩm hàng hóa tập trung, được xây dựng và bảo hộ thương hiệu như cam xã đoài, bưởi diễn, quýt Bắc Kạn, hồng không hạt, miến dong, vịt bầu cổ xanh, gạo bao thai Chợ Đồn, Khẩu nua lếch Ngân Sơn, Chè shan tuyết Bằng Phúc huyện Chợ Đồn.

Định hướng giai đoạn 2025-2030 Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khai thác tốt nhất nguồn gene quý hiếm và đặc hữu, có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh thu thập bảo tồn đến năm 2030 có trên 100.000 nguồn gene, cần tiếp tục xác định giá trị nguồn gene đã thu thập được. “Lựa chọn và đánh giá tiềm năng duy trì nguồn gene sinh vật có giá trị khoa học, kinh tế, xây dựng bản đồ gene của nguồn đặc hữu hoặc sản phẩm lực trọng điểm của Việt Nam”, ông Hùng cho hay.

Theo GS.TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong xu thế Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế nền tảng sinh học kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cách mạng công nghiệp 4.0, cho thấy tầm quan trọng và vai trò của nguồn gene bản địa trong phát triển kinh tế, xã hội dựa trên thế mạnh phát triển nông nghiệp và đa dạng nguồn gene bản địa. Do đó giai đoạn tới cần tiếp tục ưu tiên phát triển nghiên cứu cơ bản chuyên sâu về nguồn gene (số hóa nguồn gene theo chuẩn quốc tế, duy trì bảo tồn, đăng ký sở hữu trí tuệ…) kết hợp với nghiên cứu truyền thống trên các nguồn gene động vật, thực vật và vi sinh vật học.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (ở giữa) cùng các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: La Duy

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: La Duy

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái đánh giá chương trình đạt được 4/5 mục tiêu đặt ra, với hơn 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý hiếm được lưu trữ, bảo tồn. Các báo cáo cho thấy sự đóng góp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tạo giống cây trồng vật nuôi mới, giống thủy sản mới hay cân nhắc ứng dụng thêm các công nghệ mới như đồng vị bức xạ, năng lượng nguyên tử tạo thế hệ gene mới. Với các địa phương, Thứ trưởng cho hay nghiên cứu nguồn gene góp phần tạo cây trồng chủ lực, hướng tới kinh tế xanh phát triển bền vững kết hợp du lịch, giúp công nghệ y dược phát triển.

Ghi nhận các ý kiến từ đại biểu, chuyên gia, Thứ trưởng ghi nhận những điểm tồn tại phải được khắc phục để triển khai tốt hơn trong giai đoạn tới. Ông nhấn mạnh cần hoàn thiện cơ chế, kêu gọi phê duyệt triển khai và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và người dân. Thứ trưởng mong muốn cùng đề xuất phương pháp, quy trình, chia sẻ kinh nghiệm tri thức quốc tế, kết nối trung ương tới địa phương trong xây dựng, triển khai khung chương trình để không bị gián đoạn. Ông nhấn mạnh các kiến nghị từ địa phương cần được lưu tâm và cần có sự đồng hành từ doanh nghiệp.

Như Quỳnh

Lò phản ứng hút nước biển để sản xuất hydro trên tàu

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển phương pháp mới để sản xuất nhiên liệu hydro với nước biển và bã cà phê.

Hai nhà nghiên cứu MIT Aly Kombargi (trái) và Niko Tsakiris (phải) với lò phản ứng hydro mới. Ảnh: Tony Pulson

Hai nhà nghiên cứu MIT Aly Kombargi (trái) và Niko Tsakiris (phải) với lò phản ứng hydro mới. Ảnh: Tony Pulson

Phương pháp sản xuất hydro của MIT có thể ứng dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ hoặc pin nhiên liệu trong các phương tiện hàng hải, New Atlas hôm 28/7 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Cell Reports Physical Science.

Hydro là một yếu tố quan trọng trong sứ mệnh khử carbon do đốt cháy sạch, giàu năng lượng và khi dùng cho pin nhiên liệu thì chỉ thải ra nước. Nhưng một trở ngại lớn là hydro khó bảo quản và vận chuyển vì những phân tử tí hon có xu hướng rò rỉ qua thùng chứa và đường ống. Điều này không chỉ gây thất thoát mà lượng hydro dư thừa còn có thể gây hại trong khí quyển.

Công nghệ mới của MIT giúp sản xuất hydro ngay tại chỗ. Thứ duy nhất cần vận chuyển và bảo quản là viên nhôm, ổn định và dễ sử dụng hơn nhiều. Khi thử nghiệm, một viên nhôm nặng 0,3 g đặt trong nước ngọt khử ion đã tạo ra 400 ml hydro chỉ trong 5 phút. Khi tăng quy mô, nhóm nghiên cứu ước tính 1 g viên nhôm có thể tạo ra tới 1,3 lít hydro. Điều này dựa trên việc nhôm phản ứng rất mạnh với oxy. Do đó, khi cho nhôm vào nước, nó nhanh chóng tước O khỏi H2O và để H2 thoát ra.

Nhóm nghiên cứu đã xử lý trước viên nhôm với hợp kim gali và indi, cho phép phản ứng kéo dài hơn. Có một nhược điểm là gali và indi rất hiếm và đắt, nhưng nhóm nghiên cứu phát hiện rằng thực hiện phản ứng trong dung dịch ion khiến hợp kim kết tụ thành dạng có thể vớt ra và tái sử dụng. Nước biển chính là một dung dịch ion.

Vấn đề tiếp theo là tốc độ phản ứng trong nước biển rất chậm. Nhóm nghiên cứu khắc phục bằng cách thêm bã cà phê, giúp rút ngắn thời gian đáng kể, từ 2 tiếng xuống chỉ còn 5 phút. Chìa khóa ở đây là imidazole, một hợp chất trong caffeine.

Nhóm chuyên gia cho rằng phương pháp mới đặt nền tảng cho một lò phản ứng hydro thiết thực, cung cấp năng lượng cho các phương tiện trên biển. “Phương pháp này rất thú vị với các phương tiện hàng hải như thuyền hoặc tàu ngầm vì không cần mang theo nước biển. Nước biển luôn có sẵn”, Aly Kombargi, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra với một tàu lượn dưới nước nhỏ. Nhóm nghiên cứu ước tính, con tàu có thể chạy liên tục 30 ngày bằng cách bơm nước biển từ môi trường xung quanh qua một lò phản ứng chứa khoảng 18 kg viên nhôm.

“Chúng tôi đang chứng minh một phương pháp mới để sản xuất nhiên liệu hydro, không cần mang hydro mà mang theo nhôm. Tiếp theo, chúng tôi cần tìm ra cách ứng dụng cho xe tải, tàu hỏa, có thể cả máy bay. Có lẽ thay vì mang theo nước, chúng tôi sẽ chiết xuất nước từ hơi ẩm xung quanh để sản xuất hydro”, Kombargi chia sẻ.

Thu Thảo (Theo New Atlas)

Các nhà khoa học xã hội nên định hướng bản thân như thế nào trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều triển vọng trong nghiên cứu khoa học, nhưng cũng đặt ra những thách thức về tính chính xác, sự thiên lệch thông tin và vấn đề đồng thuận trong sử dụng dữ liệu. Thay vì né tránh hoặc ngăn cản sự phát triển này, các nhà nghiên cứu nên chủ động thích ứng và tích hợp AI vào quy trình làm việc một cách có trách nhiệm, đồng thời duy trì tư duy phản biện và nền tảng lý thuyết vững chắc. Một hướng tiếp cận đầy tiềm năng là kết hợp lý thuyết sâu như Mindsponge với phương pháp tính toán như suy luận Bayes. Cách tiếp cận này có thể là chìa khóa giúp các nhà khoa học xã hội tiến hành nghiên cứu sáng tạo, hiệu quả và có trách nhiệm, bước vào một kỷ nguyên AI do con người dẫn dắt, thay vì bị cuốn vào một môi trường hỗn loạn do AI tạo ra.

 

Một trong những môn học khiến nhiều học viên cảm thấy thử thách nhất chính là môn Tư tưởng xã hội, vì họ phải đọc và viết tóm tắt cho ít nhất 5 bài báo khoa học hoặc một cuốn sách (thường dày từ 100-250 trang) vào 2 buổi trong tuần. Trên lớp, giáo sư thường yêu cầu mỗi học viên lần lượt đưa ra quan điểm cá nhân về bài đọc, tự đặt câu hỏi và cùng thảo luận về các vấn đề xã hội liên quan. Sau mỗi buổi học, học viên phải nộp một bài luận trình bày góc nhìn của bản thân về nội dung bài đọc và cuộc thảo luận trên lớp.

Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi khi bài tập về nhà của các học viên đối với môn Tư tưởng xã hội hay bất kỳ môn học nào đã đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ vào AI. AI có thể tóm tắt bất cứ cuốn sách hay bài báo nào chỉ trong vài giây, rút ngắn thời gian làm việc [1]. Hơn thế nữa, AI còn có khả năng tổng hợp văn bản để tìm ra khoảng trống trong tri thức, tạo câu hỏi nghiên cứu, viết tổng quan nghiên cứu, phân tích dữ liệu định tính, thiết kế bài thuyết trình và thậm chí tự tạo nội dung bài đăng truyền thông [2]. Không quá khi nói rằng, AI đang dần trở thành một “thần đèn” trong thế giới học thuật. Riêng trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học và truyền thông, tính đến năm 2023, có khoảng 250 ứng dụng AI đã được tạo ra để hỗ trợ các nhà nghiên cứu làm khoa học [3]. Các mô hình ngôn ngữ lớn đã được sử dụng để hỗ trợ viết giả thuyết khoa học, tổng hợp thông tin đánh giá nghiên cứu và thực hiện phân tích dự đoán. Trong một cuộc khảo sát gần đây được công bố bởi Turnitin, gần 800 trong số 1600 sinh viên sau đại học và 200 trong số 1000 giảng viên cho biết, họ thường xuyên sử dụng AI cho nghiên cứu và học tập.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, AI cũng tiềm ẩn một số rủi ro và hạn chế đáng quan ngại mà các nhà khoa học cần thận trọng xem xét. Nổi bật trong số đó là hiện tượng ảo giác, sự thiên lệch góc nhìn đối với thông tin và những thách thức liên quan đến sự đồng thuận trong việc sử dụng dữ liệu [4]. Khi lạm dụng hoặc phụ thuộc quá mức vào AI, 3 rủi ro kể trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính xác, độ tin cậy của kết quả và đạo đức khoa học [5].

Hiện tượng ảo giác là một trong những thách thức đáng chú ý nhất khi sử dụng AI, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn. Đây là tình huống khi AI tạo ra thông tin sai lệch, bịa đặt dữ liệu, hoặc đưa ra những phản hồi không có cơ sở thực tế. Một ví dụ điển hình xảy ra vào năm ngoái, khi ChatGPT đã tạo ra một tin giả về việc một giáo sư đại học có thật ngoài đời bị cáo buộc quấy rối tình dục, thậm chí còn bịa đặt cả trích dẫn từ tờ Washington Post. Để hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng này, chúng ta cần đi sâu vào cơ chế hoạt động của các mô hình ngôn ngữ lớn.

Mô hình ngôn ngữ lớn là một phần của mô hình nền tảng, được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu khổng lồ không gán nhãn và tự giám sát. Quá trình này cho phép mô hình học hỏi từ các mẫu trong dữ liệu, tạo ra kết quả có khả năng tổng quát hóa và thích ứng cao. ChatGPT là một ví dụ tiêu biểu của mô hình ngôn ngữ lớn, có thể tạo ra văn bản gần giống con người. Thay vì tra cứu thông tin từ một cơ sở dữ liệu cụ thể, ChatGPT hoạt động bằng cách dự đoán từ tiếp theo trong câu, dựa trên mối quan hệ xác suất thống kê giữa các từ xung quanh. Kết quả là, mặc dù ChatGPT có thể tạo ra câu trả lời đúng về mặt cú pháp, nhưng không nhất thiết chính xác về mặt ngữ nghĩa hoặc ngữ cảnh. Giải thích đơn giản là ChatGPT không thực sự “hiểu” ý nghĩa sâu xa của câu hỏi hoặc ngữ cảnh của cuộc đối thoại, mà chỉ dựa vào các mẫu thống kê đã học được trước đó. Hiện tưởng ảo giác trong AI đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt khi con người có xu hướng tin tưởng vào kết quả từ máy móc hơn là từ nguồn thông tin của con người.

Rủi ro thứ hai là sự thiên lệch góc nhìn đối với thông tin. Một nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế này khi các tác giả sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để phân tích báo cáo tài chính [6]. Kết quả cho thấy, độ chính xác của GPT-3 trong việc đưa ra lý luận đúng chỉ đạt dưới 50%. Hiệu suất kém này có thể do GPT-3 chưa từng tiếp xúc với mô hình tương tự như yêu cầu họ đưa ra trong quá trình huấn luyện. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, sự thiên lệch này có thể dẫn đến những kết quả và phân tích không công bằng và thiếu khách quan. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, khi các nhà nghiên cứu không nhận thức đầy đủ về sự thiên lệch này, họ có thể rơi vào “ảo tưởng về tính khách quan” [4]. Nói cách khác, họ có thể lầm tưởng rằng các công cụ AI không mang quan điểm riêng hoặc có khả năng đại diện cho mọi góc nhìn. Trong khi thực tế, các công cụ này đều chứa đựng những quan điểm bắt nguồn từ dữ liệu huấn luyện và từ chính những nhà phát triển chúng.

Vấn đề cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là sự đồng thuận trong việc sử dụng dữ liệu. Điều này xảy ra do nhiều công cụ AI được phát triển bởi các công ty tư nhân với dữ liệu huấn luyện và mô hình đóng, khiến người dùng không thể xác minh nguồn gốc và tính hợp pháp của dữ liệu được sử dụng [5]. Câu hỏi đặt ra là liệu những dữ liệu này có được thu thập với sự đồng ý của chủ sở hữu và tuân thủ các quy định về bản quyền hay không? Đây là một trong những mối quan ngại hàng đầu của người dùng, bởi các phản hồi họ nhận được từ các mô hình ngôn ngữ lớn có thể được trích xuất từ những nguồn nhạy cảm như tin nhắn riêng tư hoặc thậm chí là thông tin từ trẻ vị thành niên mà không có sự cho phép. Để đảm bảo tính minh bạch và đạo đức trong nghiên cứu, các nhà khoa học cần phải chủ động tìm hiểu và giải quyết những thách thức này khi sử dụng AI như một công cụ nghiên cứu.

Ngoài những rủi ro và mối lo ngại đã đề cập, việc phụ thuộc quá mức vào công cụ AI còn tiềm ẩn những tác động tiêu cực khác đối với cộng đồng học thuật. Một trong những hệ lụy đáng quan ngại nhất là sự suy giảm khả năng tư duy phản biện của sinh viên và nguy cơ góp phần vào cuộc khủng hoảng tái lập trong nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu trên sinh viên đại học ở Pakistan và Trung Quốc cho thấy, AI có tác động đáng kể đến việc suy giảm khả năng ra quyết định (27,7% sinh viên) và gây ra tình trạng lười biếng (68,9% sinh viên) [7]. Hơn nữa, trong bối cảnh AI đang phát triển nhanh chóng và khó dự đoán, việc sử dụng công nghệ AI như một công cụ phân tích có thể đặt các nhà nghiên cứu vào tình thế bấp bênh [5]. Do các nhà khoa học có thể gặp khó khăn trong việc tái tạo lại chính nghiên cứu của mình, điều này làm trầm trọng thêm các thách thức hiện có trong giới học thuật về việc duy trì niềm tin của công chúng vào khoa học [8].

Trong bối cảnh AI đang ngày càng phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực nghiên cứu, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Làm thế nào để chúng ta xây dựng mối quan hệ hiệu quả và có trách nhiệm với công cụ mạnh mẽ này? Đồng thời, các nhà khoa học nên định hướng bản thân như thế nào trong kỷ nguyên AI?

Thay vì có thái độ phòng thủ hoặc cố gắng ngăn chặn sự phát triển của AI, chúng tôi cho rằng, cộng đồng học thuật – bao gồm các nhà nghiên cứu, biên tập và người đánh giá nên chủ động thích ứng và tích hợp công nghệ AI vào quy trình làm việc của mình một cách thông minh, có chọn lọc, và có trách nhiệm. Lý do là vì AI đang không ngừng phát triển và tự hoàn thiện mỗi ngày. Một minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ này là phiên bản cập nhật ChatGPT 4, với khả năng đưa ra các phản hồi hợp lý và logic vượt trội so với phiên bản tiền nhiệm ChatGPT 3 trong việc giải quyết các bài toán phức tạp [9]. Những điểm mạnh và điểm yếu của AI giống như hai mặt của một đồng xu: sức mạnh của AI trong việc tìm kiếm, tổng hợp và tạo ra thông tin có thể trở thành lợi thế to lớn khi chúng ta biết cách khai thác hiệu quả; ngược lại, nếu không kiểm soát được hoặc phụ thuộc quá mức vào AI, những ưu điểm này có thể nhanh chóng biến thành điểm yếu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nghiên cứu và sự phát triển của tư duy độc lập.

Để thích ứng và áp dụng AI một cách hiệu quả, các nhà nghiên cứu, biên tập viên và người đánh giá cần có nền tảng lý thuyết sâu sắc cho tư duy khái niệm và khả năng xử lý, kết hợp và xác minh thông tin do AI cung cấp. Điều này đòi hỏi việc tích hợp lý thuyết sâu và các khung phân tích để xây dựng nền tảng logic và lý luận vững chắc trong mọi nghiên cứu.

Cuốn sách phương pháp luận Bayesian Mindsponge Framework.

Trong khoa học xã hội và nhân văn, việc tích hợp lý thuyết sâu như Mindsponge với phương pháp tính toán như suy luận Bayes mở ra một hướng đi đầy hứa hẹn. Lý thuyết Mindsponge tập trung vào cấp độ cơ bản của tâm lý và hành vi con người thông qua lăng kính xử lý thông tin, giúp hiểu sâu sắc hơn về cách con người tương tác với thông tin và môi trường xung quanh. Hơn nữa, lý thuyết Mindsponge không mâu thuẫn với các lý thuyết và khung tâm lý và xã hội hiện có, mà thay vào đó, nó mở rộng, giải quyết các mâu thuẫn và kết nối các khái niệm thông qua góc nhìn động về xử lý thông tin [10].

Khi kết hợp Lý thuyết Mindsponge với tư duy tính toán như suy luận Bayes, các nhà nghiên cứu có thể tận dụng cả sức mạnh lý luận lý thuyết và ưu điểm thống kê để nâng cao hiệu quả và độ chính xác của nghiên cứu [11, 12]. Ví dụ, Lý thuyết Mindsponge giúp thiết kế phương pháp khảo sát hiệu quả hơn bằng cách xác định chính xác các yếu tố liên quan đến quá trình tâm lý trong nghiên cứu, từ đó cho phép áp dụng các phép đo và loại dữ liệu phù hợp [11]. Ngoài ra, suy luận Bayes bổ sung thêm nhiều lợi thế, như khả năng đưa thông tin đáng tin cậy vào trước khi phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề đa cộng tuyến trong phân tích thống kê. So với phương pháp tần suất truyền thống, suy luận Bayes còn giúp các nhà khoa học dễ dàng xác định vùng tin cậy chứa giá trị tham số thực với xác suất cao [10]. Sự kết hợp này tạo nên phương pháp luận Bayesian Mindsponge Framework (BMF), một công cụ đa năng đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, giáo dục đến tâm lý môi trường và chăm sóc sức khỏe. BMF không chỉ nâng cao chất lượng nghiên cứu mà còn mở ra những hướng tiếp cận mới, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong khoa học xã hội và nhân văn [11].

Vì AI không “suy nghĩ” như con người và vẫn có những hạn chế trong cách thức hoạt động, cộng đồng học thuật, bao gồm các nhà nghiên cứu, biên tập và đánh giá cần có nền tảng lý thuyết sâu sắc để tư duy phản biện và sáng tạo. Dựa trên những lập luận trên, lý thuyết Mindsponge và phương pháp luận BMF có tiềm năng mang lại một con đường hứa hẹn cho các nhà khoa học xã hội và nhân văn để tiến hành nghiên cứu một cách sáng tạo, có trách nhiệm và hiệu quả. Bằng cách tận dụng các ưu điểm của AI trong khi duy trì khả năng kiểm soát và đánh giá của con người dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc, chúng ta có thể bước vào một kỷ nguyên AI do con người dẫn dắt, thay vì bị cuốn vào một môi trường hỗn loạn do AI gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T.B. Brown, B. Mann, N. Ryder, et al. (2020), “Language models are few-shot learners”, Arxiv, DOI: 10.48550/arXiv.2005.14165.

[2] T. Davidson (2024), “Start generating: Harnessing generative artificial intelligence for sociological research”, SocArXiv Papers, DOI: 10.31235/osf.io/u9nft.

[3] M.S. Richardson, L. Brown, M. Paul, et al. (2023), “Artificial intelligence applications for social science research”, Scholars Junction, Mississippi State University.

[4] L. Messeri, M.J. Crockett (2024), “Artificial intelligence and illusions of understanding in scientific research”, Nature627, pp.49-58, DOI: 10.1038/s41586-024-07146-0.

[5] A. Spirling (2023), “Why open-source generative AI models are an ethical way forward for science”, Nature616, pp.413-413, DOI: 10.1038/d41586-023-01295-4.

[6] Z. Chen, S. Li, C. Smiley, et al. (2022), CONVFINQA: Exploring the chain of numerical reasoning in conversational finance question answering”, Proceedings of The 2022 Conference on Empirical Methods in Natural Language Processing, pp.6279-6292.

[7] S.F. Ahmad, H. Han, M.M. Alam, et al. (2023), “Impact of artificial intelligence on human loss in decision making, laziness and safety in education”, Humanit. Soc. Sci. Commun.10(1), DOI: 10.1057/s41599-023-01787-8.

[8] M.T. Ho, Q.H. Vuong (2019), “The values and challenges of “openness” in addressing the reproducibility crisis and regaining public trust in social sciences and humanities”, European Science Editing45(1), pp.14-17, DOI: 10.20316/ESE.2019.45.17021.

[9] Q.H. Vuong, V.P. La, M.H. Nguyen, et al. (2023), “Are we at the start of the artificial intelligence era in academic publishing?”, Science Editing10(2), pp.158-164, DOI: 10.6087/kcse.310.

[10] Q.H. Vuong (2023), Mindsponge Theory, Sciendo, 256pp.

[11] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen, V.P. La (2022), The Mindsponge and BMF Analytics for Innovative Thinking in Social Sciences and Humanities, Sciendo, 430pp.

[12] M.H. Nguyen, V.P. La, T.T. Le, et al. (2022), “Introduction to Bayesian Mindsponge Framework analytics: An innovative method for social and psychological research”, MethodsX9, DOI: 10.1016/j.mex.2022.101808.

Trần Thị Mai Anh1, Phí Công Thường2

1Đại học Công nghệ Michigan, Mỹ

2Bộ Khoa học và Công nghệ

Tăng cường hợp tác song phương về KH,CN&ĐMST giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngoài một số lĩnh vực tiêu biểu như nông nghiệp công nghệ cao; năng lượng mới và các giải pháp môi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) còn rất lớn.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ngày 26/7/2024, tại Hà Nội.
Toàn cảnh buổi tiếp.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Ito Naoki gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến và Chính phủ Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngài Đại sứ cho biết, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều năm qua đã không ngừng được mở rộng và phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST. Hiệp định Chính phủ về hợp tác KH&CN Việt Nam – Nhật Bản đã được ký vào tháng 8/2006, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học đẩy mạnh hợp tác thông qua việc trao đổi, chia sẻ thông tin, tạo bước phát triển mới để tăng cường hoạt động hợp tác về KH&CN.
Thời gian qua hai bên đã tổ chức 04 Khóa họp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác KH&CN để thảo luận nhằm thúc đẩy hợp tác song phương về KH&CN giữa hai nước ngày càng phát triển một cách sâu rộng. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan tích cực chuẩn bị để tổ chức Khóa họp lần thứ 5 của Ủy ban Hỗn hợp trong năm 2020. Tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hoạt động này phải tạm hoãn. Do đó, Nhật Bản mong muốn thời gian tới Khóa họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 5 tiếp tục được triển khai.
Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh, Sáng kiến chung ASEAN – Nhật Bản là sự hợp tác đặc biệt giữa Nhật Bản và ASEAN trong đó có Việt Nam thông qua quỹ ASEAN – Nhật Bản. Đại sứ mong muốn Bộ KH&CN quan tâm, tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ chung trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam như chuyển đổi số, đào tạo nhân lực chất lượng cao… Bên cạnh đó tham gia vào chương trình, dự án như: xây dựng hệ thống cung cấp nước, chống ô nhiễm nước; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.
Đại sứ chia sẻ một số dự án đang triển khai tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, với sự hợp tác và hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản như: dự án đào tạo nguồn nhân lực cao, công nghệ nano, khoa học máy tính… tại Trường Đại học Việt Nhật và Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cảm ơn ngài Đại sứ đã chia buồn đối với nhân dân Việt Nam, và chúc mừng ngài Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ trong thời điểm quan hệ hai nước sâu sắc hơn bao giờ hết.
Bộ trưởng cho biết, tại Việt Nam, hợp tác và hội nhập quốc tế được coi là giải pháp then chốt để nâng cao nhanh tiềm lực và trình độ KH,CN&ĐMST của đất nước. Các nỗ lực thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương không ngừng được đẩy mạnh với các hoạt động trên nhiều lĩnh vực và khuôn khổ khác nhau.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tặng quà lưu niệm cho ngài Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki.
Bộ KH&CN mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu tại các viện, trường cũng như các cơ quan có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học Việt Nam tham gia vào các chương trình tài trợ cho hợp tác nghiên cứu của Nhật Bản, Bộ trưởng cho biết.
Nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất, hai bên cùng mong muốn tạo ra một khuôn khổ hợp tác chính thức và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác này thông qua việc tiến tới ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) về KH,CN&ĐMST.
Bộ trưởng cảm ơn Ngài Đại sứ đã luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động hợp tác KH,CN&ĐMST với Việt Nam. Đồng thời mong muốn Ngài Đại sứ, trong nhiệm kỳ công tác của mình tiếp tục quan tâm, ủng hộ và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong một số lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Vụ Hợp tác quốc tế

Nhà máy điện lò phản ứng thorium đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy điện lò phản ứng muối nóng chảy đầu tiên trên thế giới vào năm sau trên sa mạc Gobi.

Thí nghiệm vòng lặp muối nóng chảy của Trung Quốc. Ảnh: Thorium Energy World

Thí nghiệm vòng lặp muối nóng chảy của Trung Quốc. Ảnh: Thorium Energy World

Lò phản ứng muối nóng chảy thorium mới không cần dùng nước làm mát do sử dụng muối nóng chảy và carbon dioxide để truyền nhiệt và sản xuất điện. Dùng thorium làm nguyên liệu chủ chốt, thiết kế này giúp loại bỏ lo ngại về khả năng thiếu uranium, nhiên liệu phổ biến trong lò phản ứng hạt nhân bởi thorium dồi dào hơn uranium, Interesting Engineering hôm 26/7 đưa tin

Theo ước tính của một số nhà khoa học, Trung Quốc có đủ thorium dự trữ để đáp ứng nhu cầu điện trong 20.000 năm. Lò phản ứng được lên lịch hoàn thành và hoạt động trong năm 2029, sản sinh nhiệt ở công suất tối đa 60 megawatt (MW). Một phần nhiệt năng sẽ chạy máy phát điện 10MW, phần còn lại sẽ sản xuất hydro bằng cách tách phân tử nước ở nhiệt độ cao.

Nhà máy điện lò phản ứng muối nóng chảy nhỏ dạng module sử dụng thorium sẽ được xây dựng và vận hành bởi Viện vật lý ứng dụng Thượng Hải thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Viện chia sẻ kế hoạch xây dựng trong báo cáo đánh giá môi trường. Dự án này sẽ “thúc đẩy phát triển hàng loạt công nghệ bao gồm sản xuất vật liệu và thiết bị cao cấp”, Viện thiết kế và nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân Thượng Hải cho biết. Nó sẽ giúp Trung Quốc giành độc lập năng lượng.

Hiện nay, lò phản ứng thorium duy nhất đang hoạt động trên Trái Đất cũng nằm trên sa mạc Gobi, cách thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, 120 km về phía tây bắc. Lò phản ứng thử nghiệm này chỉ có thể sản xuất 2 MW nhiệt năng và không sản xuất điện. Tuy nhiên, nó tích hợp một số công nghệ cách mạng, bao gồm siêu hợp kim có thể chịu nhiệt độ cao, bức xạ và ăn mòn hóa học.

Lò phản ứng nhỏ đó được cấp phép hoạt động từ Cục an toàn hạt nhân Trung Quốc vào tháng 6 năm ngoái và đạt phản ứng hạt nhân chuỗi bền vững vào tháng 10 cùng năm. Thành công của dự án thí điểm cung cấp nền móng và kinh nghiệm để xây dựng lò phản ứng lớn hơn có thể sản xuất điện. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiết lộ tình trạng hoạt động của lò phản ứng thử nghiệm.

Lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy sử dụng thorium có một số ứng dụng quân sự tiềm năng do cấu trúc nhỏ gọn và an toàn, như cung cấp điện cho tàu hải quân, tàu ngầm, thậm chí máy bay. Khu vực xây lò phản ứng thế hệ mới nằm ở phía tây lò phản ứng nhỏ thử nghiệm, chiếm diện tích nhỏ hơn sân bóng đá. Muối nóng chảy đưa nhiên liệu thorium vào lõi lò phản ứng thông qua đường ống, để trải qua phản ứng chuỗi. Sau khi nhiệt độ tăng lên, nó chảy ra ở đầu bên kia và truyền nhiệt tới muối nóng chảy còn thorium tuần hoàn theo vòng riêng biệt. Muối nóng chảy không phóng xạ sau đó chảy vào nhà máy điện bên cạnh lò phản ứng, giúp chạy turbine gas dựa trên carbon dioxide để sản xuất điện.

Dự án mới cũng bao gồm nhiều cơ sở như trung tâm nghiên cứu và nhà máy xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng. Theo báo cáo, hơn 80% nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ được tái chế, phần chất thải phóng xạ còn lại sẽ đông đặc thành thủy tinh và chuyển tới cơ sở chứa chất thải hạt nhân sâu dưới lòng đất ở sa mạc Gobi. Hiện nay, phần lớn lò phản ứng nhiên liệu uranium sử dụng nước làm mát có nguy cơ phát nổ nếu bơm bị hỏng. Tuy nhiên, ở lò phản ứng thorium, muối nóng chảy có thể đổ vào khoang chứa bên dưới lò phản ứng, không đe dọa môi trường xung quanh.

Lò phản ứng mới sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, một cơ sở điện gió, một nhà máy điện mặt trời, một cơ sở lưu trữ năng lượng dựa trên muối nóng chảy, một nhà máy nhiệt điện và một cơ sở sản xuất hóa chất cũng được xây dựng đồng thời với nhà máy điện thorium.

Các loại năng lượng khác nhau sẽ được tích hợp vào lưới điện thông minh để cung cấp đủ điện giá rẻ, thải ít carbon, ổn định cho sản xuất công nghiệp. Sau đó, bắt đầu từ năm 2020, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng lò phản ứng thorium module thương mại với công suất sản xuất điện 100 MW hoặc hơn. Những nhà đóng tàu Trung Quốc cũng giới thiệu thiết kế đầu tiên trên thế giới dành cho tàu container khổng lồ chạy nhờ lò phản ứng muối nóng chảy.

Một số nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của công nghệ này. Một thách thức lớn mà lò phản ứng phải đối mặt là đường ống kim loại trở nên giòn và thậm chí nứt vỡ dưới ảnh hưởng của muối nóng chảy với nhiệt độ, độ ăn mòn và tính phóng xạ cao. Phát hiện thêm các mỏ uranium mới và tăng cường sản xuất dường như cũng khiến việc thay thế bằng nhiên liệu thorium trở nên ít cấp bách hơn.

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển 6 – 8 lò phản ứng hạt nhân mỗi năm, sử dụng công nghệ mới tự phát triển. Trên thực tế, kế hoạch của Bắc Kinh là năm 2035, số lượng lò phản ứng cao cấp ở Trung Quốc sẽ đạt 150 lò, vượt qua tổng số lò của Mỹ và Pháp gộp lại.

An Khang (Theo Interesting Engineering)

Phát hiện gene chủ đạo hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

TS Võ Văn Giàu, 38 tuổi, cùng cộng sự, phát hiện ra gene chủ đạo ngăn chặn tình trạng chết tế bào não, mở đường cho chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer.

Bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer’s disease – AD) là bệnh lý não bộ gây ra bởi các hiện tượng sinh hóa lý bất thường trong não, dẫn tới chết các tế bào não và làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh. Hiện mới có 6 loại thuốc bao gồm Tacrine, Donepezil, Carbalatine, Galanthamine, Memantine và Lecanemab đã được phê duyệt bởi FDA để sử dụng trong lâm sàng điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên thuốc chỉ có thể hỗ trợ cắt giảm triệu chứng chứ chưa loại bỏ tận gốc các tác nhân sinh bệnh cốt lõi liên quan đến sự tích tụ và rối loạn chức năng của hai loại protein chính: beta-amyloid (Aβ) và Tau.

Theo TS Giàu, Viện khám phá Y học Sanford Burnham Prebys (Mỹ), một trong những rào cản cho việc tìm kiếm phương pháp trị liệu hiệu quả ở bệnh Alzheimer là do còn hạn chế hiểu biết về các nguyên nhân sinh học cơ bản bất thường trong quá trình sinh bệnh.

Với vai trò chủ nhiệm dự án, anh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khám phá Y học Sanford Burnham Prebys đã tìm và chứng minh được vai trò các gene thuộc phức hợp retromer, bao gồm gene SORLA trong việc ngăn chặn sự hình thành các protein Aβ thông qua mô hình động vật. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học chứng minh được gene này có ảnh hưởng đến việc ức chế sự hình thành protein Tau. Các rối loạn giảm chức năng retromer và/hoặc SNX27 cũng được nhóm nghiên cứu chứng minh có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh bệnh.

TS Võ Văn Giàu tại phòng thí nghiệm của Viện khám phá Y học Sanford Burnham Prebys (Mỹ). Ảnh: NVCC

TS Võ Văn Giàu tại phòng thí nghiệm của Viện khám phá Y học Sanford Burnham Prebys (Mỹ). Ảnh: NVCC

Anh giải thích, sự tích tụ bất thường các mảng lão hóa protein Aβ và Tau có thể góp phần gây viêm nhiễm, thoái hóa thần kinh, suy giảm nhận thức ở bệnh Alzheimer và các tình trạng thoái hóa thần kinh khác. Trong đó, SORL1 (gene mã hóa SORLA) là một trong nhiều gene có nguy cơ mắc Alzheimer. Do đó, phát hiện này giúp các nhà khoa học hóa sinh hiểu hơn về SORLA ảnh hưởng thế nào đến protein Aβ và Tau.

“Việc dự đoán chính xác tiến triển của bệnh Alzheimer dựa trên các biến thể di truyền ở cụm gene retromer bao gồm SORLA giúp cải thiện thiết kế thử nghiệm lâm sàng, mở ra cơ hội phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới mang tính cá thể hóa hơn”, TS Giàu nói.

Để tiên phong hướng triển vọng này, nhóm phát triển và ứng dụng hệ thống cấy ghép dị loại tế bào vi giao (microglia) và tế bào thần kinh, bằng cách tiêm các tế bào tiền thân tạo máu (hematopoietic progenitor cell – HPC) và tế bào tiền thân thần kinh (neural progenitor cells – NPCs) vào não chuột (đã làm suy giảm miễn dịch) ngay sau khi sinh (P0/P1). Đây là giai đoạn hàng rào máu-não chưa phát triển hoàn thiện và khả năng tiếp nhận của não bộ cao hơn. Mục tiêu của việc cấy ghép này nhằm khám phá đặc điểm, vai trò, và cơ chế tác động tiềm ẩn của các biến thể di truyền trên cả 2 mô hình bệnh lý chính gồm Tau và Aβ.

Để chuyển dịch các kết quả nghiên cứu cơ bản, nhóm bước đầu tìm ra một số hợp chất bảo vệ và tăng cường biểu hiện chức năng gene trên SNX27/retromer và SORLA thông qua các mô hình thử nghiệm trên tế bào gốc và động vật. Từ đó hướng đến điều chế các dẫn chất có tác dụng bảo vệ thần kinh, ngăn ngừa và ức chế sự hình thành Aβ và Tau trong não.

Dự án vừa được Quỹ Conrad Prebys tài trợ với mục tiêu thực hiện sàng lọc và phát triển các hợp chất để điều chế các dẫn chất có tác dụng bảo vệ thần kinh.

Sơ đồ bảo vệ và tăng cường chức năng của các gen thuộc retromer có thể là các chiến lược trị liệu tiềm năng chống lại sự lão hóa và suy giảm nhận thức. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Sơ đồ bảo vệ và tăng cường chức năng của các gene thuộc retromer có thể là các chiến lược trị liệu tiềm năng chống lại sự lão hóa và suy giảm nhận thức. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Giáo sư Kevin Yip của Sanford Burnham Prebys đánh giá “công trình có khả năng giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer, cũng như các bệnh lý liên quan đến Tau (bệnh tauopathies) như chứng mất trí nhớ vùng trán, thoái hóa vỏ não và liệt trên nhân tiến triển”.

TS Giàu bắt đầu theo đuổi hướng nghiên cứu liên quan khoa học sức khỏe, trong đó có chẩn đoán và điều trị các bệnh phổ biến ở người già bao gồm Alzheimer kể từ năm 2014 khi nhận được học bổng toàn phần cho chương trình tiến sĩ Kỹ thuật Y sinh học tại Đại học Gachon, Hàn Quốc. Hơn 10 năm qua, anh có nhiều công trình ứng dụng rộng rãi như phát triển thành bộ Kit trong phát hiện và sàng lọc bệnh tại nhiều bệnh viện lớn Hàn Quốc, thiết kế bản đồ gene chẩn đoán bệnh Alzheimer…

Anh từng công bố 90 bài báo ISI, 7 chương sách chuyên khảo quốc tế cùng 2 bằng sáng chế về giải pháp chẩn đoán bệnh Alzheimer. Anh cũng nhận nhiều học bổng và giải thưởng về khoa học công nghệ như Nhà khoa học xuất sắc năm 2017 từ Quỹ BK21 Hàn Quốc; Giải thưởng Nhà khoa học trẻ từ Hiệp hội Sinh hóa, sinh học phân tử Malaysia năm 2019; Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2019, Giải thưởng Conrad Prebys nhằm tôn vinh những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu y khoa, nghệ thuật và giáo dục tại Mỹ năm 2023…

Như Quỳnh

Turbine nổi sản xuất điện sóng công suất 1,25 MW

Ocean Energy triển khai phao biến đổi năng lượng sóng 826 tấn OE-35 ở cơ sở thử nghiệm của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Oahu trước khi nối với lưới điện Hawaii.

Hệ thống OE-35 sử dụng turbine Wells. Ảnh: Ocean Energy

Hệ thống OE-35 sử dụng turbine Wells. Ảnh: Ocean Energy

Có kích thước 38 x 18 m với mớn nước 9 m, OE-35 nằm ở vịnh Kaneohe tại vùng Windward của đảo Oahu, phía bắc của bán đảo Mōkapu, New Atlas hôm 26/7 đưa tin. Hệ thống không chỉ được thử nghiệm ở Hawaii mà cả Scotland trong dự án 12 triệu USD của Phòng hiệu suất năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và Cơ quan năng lượng bền vững của Ireland (SEAI). Với công suất tiềm năng 1,25 MW, OE-35 khai thác năng lượng từ sóng biển bằng hệ thống khí luồng kép đặc biệt.

Một số hệ thống năng lượng sóng hoạt động bằng cách sử dụng sóng tràn qua để nén một cột khí giúp chạy turbine. Tuy nhiên, chúng thường hoạt động như một động cơ piston, với thì phát động đi kèm một khoảng lặng khi thông hơi và hệ thống tự khởi động lại trước cơn sóng tiếp theo.

OE-35 khác biệt ở chỗ sử dụng turbine hoạt động theo nguyên lý của turbine Wells do Alan Arthur Wells ở Đại học Queen Belfast phát minh vào cuối thập niên 1970. Đây là một turbine khí áp suất thấp quay liên tục theo một chiều độc lập với hướng của luồng khí. Nói cách khác, khi sóng nén khí trong 3 buồng bên trong phao, turbine xoay tròn. Sau đó không khí giãn nở và luồng khí đảo chiều, turbine vẫn xoay theo cùng hướng. Thiết kế này giúp loại bỏ cơ cấu và van phức tạp để xử lý luồng khí hai chiều.

Đây không phải là cách sản xuất điện hiệu quả nhất bởi cánh turbine có hệ số cản cao hơn turbine thông thường và hệ thống dễ chết máy. Tuy nhiên, nó hoạt động tốt đến mức chi nhánh của Ocean Energy ở Ireland hy vọng có thể sớm bàn giao OE-35 sau thử nghiệm cuối cùng và hệ thống sẽ được nối với lưới điện toàn quốc bằng cáp dưới biển.

“Sau hơn 15 năm thiết kế, thử nghiệm, kiểm tra và chế tạo, chúng tôi có thể tiến thêm một bước quan trọng hướng tới thương mại hóa thiết bị OE-35”, giáo sư Tony Lewis, giám đốc công nghệ của Ocean Energy, cho biết. “Dự án quan trọng này hoạt động ở thời điểm mấu chốt đối với Mỹ và Ireland khi thế giới cần đẩy nhanh tốc độ giảm khí thải carbon bằng những công nghệ mới tiên tiến”.

An Khang (Theo New Atlas)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện

Hiện tại, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các thiết bị bay không người lái (drone/UAV) đang trở thành một xu hướng mới. Khi kết hợp drone/UAV với AI, khả năng tự động hóa sẽ được cải thiện, giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác trong phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện. Trên cơ sở này, các kỹ sư của Công ty Điện lực Quảng Trị đã nghiên cứu, ứng dụng AI để phân tích hình ảnh/video do drone/UAV thu thập để cải thiện quy trình giám sát, quản lý lưới điện tại địa phương .

Nhóm tác giả áp dụng giải pháp tại hiện trường.

Hiện nay việc kiểm tra các bất thường như vi phạm hành lang tuyến, hư hỏng phụ kiện/dây dẫn… chủ yếu được các kỹ thuật viên thực hiện tại hiện trường như kiểm tra bằng mắt, ống nhòm hay hình ảnh từ flycam/drone chụp về; sau đó cập nhật hình ảnh và kết quả theo danh mục phân loại vào phần mềm kiểm tra hiện trường. Phương pháp này nặng tính thủ công, tốn thời gian và nhân lực.

Trong thời đại công nghệ 4.0, AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những ứng dụng tiềm năng của AI là phát hiện các nguy cơ mất an toàn của lưới điện thông qua hình ảnh hoặc video thu thập từ drone hoặc UAV. Qua nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình AI vào bài toán thực tế trong phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện từ hình ảnh/video thu thập được của drone/UAV phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện, nhóm kỹ sư của Công ty Điện lực Quảng Trị đã sử dụng giải pháp ứng dụng mô hình Yolov8 và các công cụ hỗ trợ như Google Colab, RoboAI.

Hình 1. Mô hình kết nối của hệ thống PMIS-AI với phần mềm kiểm tra hiện trường PMIS.

Các hình ảnh, video sau khi được thu thập từ các thiết bị bay sẽ được đồng bộ vào chương trình PMIS-AI để phần mềm tự động phân tích, phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện. Để hệ thống hoạt động với độ chính xác cao, ngoài việc xây dựng mô hình, chuẩn hóa dữ liệu, gán nhãn đối tượng; huấn luyện chương trình nhận diện các đối tượng…, các kỹ sư đã ứng dụng mô hình Yolov8 vào chương trình PMIS-AI (hình 1). Với mô hình này, thời gian xử lý hình ảnh có dung lượng 4MB chỉ mất 1/10 giây. Cụ thể, giải pháp mang lại các lợi ích sau:

Tăng cường phạm vi giám sát: Sử dụng drone/UAV cho phép thu thập hình ảnh/video từ không gian, giúp tăng cường phạm vi giám sát của lưới điện. Nhờ vào đó, việc phát hiện các nguy cơ mất an toàn trên các vùng rộng và khó tiếp cận trở nên dễ dàng hơn, nâng cao khả năng giám sát và phản ứng kịp thời đối với các vấn đề tiềm ẩn (hình 2). Tự động hóa và sử dụng AI sẽ giúp giảm thiểu sai sót do yếu tố con người trong việc phát hiện và báo cáo các nguy cơ mất an toàn.

Hình 2. Hình ảnh mất an toàn lưới được drone/UAV phát hiện.

Giảm thiểu các tai nạn và sự cố về điện: Nhờ vào việc phát hiện sớm các sự cố, các biện pháp khắc phục có thể được triển khai kịp thời, giúp bảo vệ cộng đồng khỏi các tai nạn và sự cố liên quan đến điện, giảm thiểu nguy cơ tai nạn và thương vong cho những công nhân hoặc kỹ sư thường xuyên phải làm việc trong môi trường nguy hiểm khi kiểm tra và bảo trì lưới điện.

Tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực: Giải pháp giúp giảm thiểu yêu cầu về thời gian so với việc sử dụng phương tiện kiểm tra truyền thống từ đó giảm thiểu nhân lực. Khi kết hợp với AI, công việc kiểm tra và phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, giúp giảm chi phí cho các công ty điện.

Công ty Điện lực Quảng Trị là đơn vị đầu tiên trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện giải pháp này. Trong giai đoạn 2021-2023, giải pháp đã giúp Công ty Điện lực Quảng Trị tiết kiệm ước tính khoảng 25 tỷ đồng/năm. Trong thời gian tới, giải pháp sẽ được áp dụng cho tất cả các Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Việc nghiên cứu và ứng dụng AI trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian và nhân lực, từng bước nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp công nghệ drone/UAV và AI còn có khả năng mở rộng và áp dụng vào nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác như quản lý môi trường và an toàn công cộng.

Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tài, Lê Công Hiếu, Lê Văn Minh

Công ty Điện lực Quảng Trị