Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/4/2016, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Trần Văn Tùng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn để Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN năm 2015, tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2017 và những năm tiếp theo của địa phương; trao đổi, thảo luận những nhiệm vụ KH&CN trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
 
Đại diện các đơn vị thuộc Bộ KH&CN tham gia đoàn công tác gồm Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (KT-KT), Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định công nghệ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. 
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi làm việc
 
Làm việc với Đoàn, về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Nhân dân (UBND) Tỉnh và Lãnh đạo Sở KH&CN cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.
 
Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Tỉnh, đồng chí Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở KH&CN báo cáo kết quả hoạt động KH&CN năm 2015, tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2016; kế hoạch hoạt động năm 2017 và những năm tiếp theo; nêu một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh đối với Bộ KH&CN.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị đại diện các sở, ngành của Tỉnh làm rõ thêm các thông tin về cây trồng, sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để đại điện các đơn vị thuộc Bộ trong đoàn công tác cùng trao đổi, thảo luận bàn giải pháp phối hợp và hỗ trợ Tỉnh, đồng thời giải đáp các thông tin liên quan đến đề xuất, kiến nghị của Tỉnh.
 
Với một số sản phẩm đặc sản của tỉnh như hồi, na Chi Lăng, hồng không hạt Bảo Lâm, quýt Bắc Sơn, thạch đen Tràng Định… Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị hoạt động KH&CN của tỉnh cần hướng tới việc nâng cao giá trị sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất sạch, an toàn, khép kín; đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính đối với KH&CN để phát huy giá trị các loại đặc sản trên.
 
Thay mặt Lãnh đạo Tỉnh, đồng chí Lý Vinh Quang giới thiệu và làm rõ thêm với đoàn công tác của Bộ về những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; những định hướng của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đối với hoạt động KH&CN trên địa bàn; trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến góp ý, chỉ đạo của Thứ trưởng tại buổi làm việc và xin ý kiến của Bộ về chủ trương của Tỉnh dự kiến sáp nhập Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN với Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn.
 
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng ghi nhận những kết quả hoạt động KH&CN của Tỉnh trong thời gian qua; đề nghị Tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo ra bước phát triển đột phá ứng dụng KH&CN vào sản xuất, lựa chọn những sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương để tập trung phát triển; đối với việc sáp nhập 02 Trung tâm, Thứ trưởng đề nghị tỉnh cần nghiên cứu, xây dựng Đề án, đảm bảo hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập.
 
Đoàn thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
 
 
Cùng ngày, Đoàn đến thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN Tỉnh.
 
Nguồn:  Ngô Xuân Cường, Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/4/2016, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Trần Văn Tùng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn để Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN năm 2015, tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2017 và những năm tiếp theo của địa phương; trao đổi, thảo luận những nhiệm vụ KH&CN trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
 
Đại diện các đơn vị thuộc Bộ KH&CN tham gia đoàn công tác gồm Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (KT-KT), Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định công nghệ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. 
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi làm việc
 
Làm việc với Đoàn, về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Nhân dân (UBND) Tỉnh và Lãnh đạo Sở KH&CN cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.
 
Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Tỉnh, đồng chí Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở KH&CN báo cáo kết quả hoạt động KH&CN năm 2015, tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2016; kế hoạch hoạt động năm 2017 và những năm tiếp theo; nêu một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh đối với Bộ KH&CN.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị đại diện các sở, ngành của Tỉnh làm rõ thêm các thông tin về cây trồng, sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để đại điện các đơn vị thuộc Bộ trong đoàn công tác cùng trao đổi, thảo luận bàn giải pháp phối hợp và hỗ trợ Tỉnh, đồng thời giải đáp các thông tin liên quan đến đề xuất, kiến nghị của Tỉnh.
 
Với một số sản phẩm đặc sản của tỉnh như hồi, na Chi Lăng, hồng không hạt Bảo Lâm, quýt Bắc Sơn, thạch đen Tràng Định… Thứ trưởng Trần Văn Tùng đề nghị hoạt động KH&CN của tỉnh cần hướng tới việc nâng cao giá trị sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất sạch, an toàn, khép kín; đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính đối với KH&CN để phát huy giá trị các loại đặc sản trên.
 
Thay mặt Lãnh đạo Tỉnh, đồng chí Lý Vinh Quang giới thiệu và làm rõ thêm với đoàn công tác của Bộ về những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; những định hướng của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đối với hoạt động KH&CN trên địa bàn; trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến góp ý, chỉ đạo của Thứ trưởng tại buổi làm việc và xin ý kiến của Bộ về chủ trương của Tỉnh dự kiến sáp nhập Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN với Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn.
 
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng ghi nhận những kết quả hoạt động KH&CN của Tỉnh trong thời gian qua; đề nghị Tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo ra bước phát triển đột phá ứng dụng KH&CN vào sản xuất, lựa chọn những sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương để tập trung phát triển; đối với việc sáp nhập 02 Trung tâm, Thứ trưởng đề nghị tỉnh cần nghiên cứu, xây dựng Đề án, đảm bảo hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập.
 
Đoàn thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
 
 
Cùng ngày, Đoàn đến thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN Tỉnh.
 
Nguồn:  Ngô Xuân Cường, Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Triển khai Nhóm khai thác và sử dụng hệ thống mô phỏng nhà máy điện hạt nhân VVER1200

Chiều ngày 19/4/2014 tại Trung tâm Đào tạo hạt nhân (TTĐTHN) trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã diễn ra buổi thảo luận để triển khai Nhóm khai thác và sử dụng hệ thống mô phỏng nhà máy điện hạt nhân VVER1200. 
 
Tham dự buổi thảo luận có ông Lê Đại Diễn – Phó Giám đốc TTĐTHN, TS. Nguyễn Nam Giang – Trưởng Phòng Đào tạo và Giáo vụ TTĐTHN, cùng các cán bộ nghiên cứu đến từ Cục Năng lượng nguyên tử, Trung tâm An toàn hạt nhân và Trung tâm Năng lượng hạt nhân thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân. 
 
Hệ thống mô phỏng nhà máy điện hạt nhân VVER1200 được lắp đặt tại Trung tâm đào tạo hạt nhân ngày 09/12/2015, nằm trong gói viện trợ của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho Việt Nam trong khuôn khổ Dự án triển khai hỗ trợ kỹ thuật VIE2010. 
 
Đây là hệ thống mô phỏng nhà máy điện hạt nhân VVER1200 với thời gian thực. Được cài đặt và thực hiện quá trình mô phỏng trên hệ thống máy vi tính (PC-Based Simulator) với 1 máy chủ dành cho người hướng dẫn (instructor) và 4 máy trạm (client) dành cho người học. Hệ thống có thể mô phỏng được các điều kiện hoạt động của nhà máy điện hạt nhân VVER1200 như: hoạt động ở mức công suất tối đa (100%) hay hoạt động ở mức 64% công suất danh định…; các quá trình chuyển tiếp; hay các kịch bản sự cố. Bên cạnh đó hệ thống còn cho phép thực hiện các thao tác vận hành dừng lò phản ứng, khởi động lò phản ứng và đặc biệt cho phép xây dựng các kịch bản sự cố cũng như các quá trình chuyển tiếp phục vụ mục đích nghiên cứu hay học tập của người sử dụng. 
 
Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cho các dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, đặc biệt là dự án Ninh Thuận 1 sẽ sử dụng công nghệ lò VVER1200. Vì vậy việc lắp đặt và triển khai hệ thống mô phỏng công nghệ lò VVER1200 có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất định góp phần vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực và hỗ trợ việc tìm hiểu công nghệ và phân tích các tính toán an toàn cho nhà máy điện hạt nhân VVER1200. 
 
Nhóm triển khai và sử dụng hệ thống mô phỏng bao gồm các thành viên là các cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Cục Năng lượng nguyên tử đã tham gia khóa đào tạo 1 tháng sử dụng hệ thống mô phỏng này ở Hoa Kỳ vào tháng 7/2015 và cán bộ thuộc Trung tâm An toàn hạt nhân và Trung tâm Năng lượng hạt nhân thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân. 
 
 
Các cán bộ tham gia nhóm công tác

 

Nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống mô phỏng, định hướng của nhóm sẽ triển khai và sử dụng hệ thống mô phỏng phục vụ 2 mục đích đó là đào tạo và nghiên cứu. Đối với mục đích đào tạo, trước mắt nhóm sẽ xây dựng các bài thực hành hướng đối tượng: sinh viên và cán bộ chuyên môn. Đối với mục đích nghiên cứu, nhóm xây dựng các kịch bản đối với các quá trình chuyển tiếp và kịch bản sự cố phục vụ các tính toán phân tích, kiểm chứng kết quả tính toán từ một số chương trình tính toán thủy nhiệt thông qua xây dựng bài toán chuẩn, thu thập các dữ liệu vận hành làm cơ sở tham chiếu và hỗ trợ trong công tác đánh giá thẩm định Báo cáo phân tích an toàn (SAR) cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. 
 
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Cục Năng lượng nguyên tử đang xây dựng thỏa thuận hợp tác nhằm từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ và triển khai việc khai thác, vận hành hệ thống mô phỏng để thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và phục vụ Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho điện hạt nhân ở Việt Nam./. 
 
Nguồn:  Đoàn Mạnh Long, Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Viện NLNTVN
 

Tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”

Sáng ngày 20/04/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và BSA| Liên minh Phần mềm đã tổ chức Tọa đàm doanh nghiệp với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Đây là một hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động của “Tháng hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập”. Nội dung của Tọa đàm tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến những cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam trong TPP.
 
 
Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo và đại diện của 09 bộ, ngành thuộc Chương trình hành động 168, các tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Nội dung Tọa đàm bao gồm các bài chia sẻ và thảo luận các vấn đề liên quan đến cam kết về SHTT trong TPP; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; thực thi quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm máy tính, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế.
 
 
Ông Trần Minh Dũng – Chánh Thanh tra Bộ KH&CN chủ trì buổi tọa đàm
 
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN nhấn mạnh: Quyền Sở hữu trí tuệ, ngày nay, đã trở thành một bộ phận, thành tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, quyền SHTT không chỉ là tài sản vô hình được tạo dựng, tích lũy liên tục, không giới hạn bởi không gian, thời gian của doanh nghiệp mà nó còn là công cụ pháp lý để bảo vệ, giúp cho doanh nghiệp khởi sự việc kinh doanh trên thị trường toàn cầu và trên cả môi trường kinh doanh trực tiếp và môi trường thương mại điện tử (môi trường kỹ thuật số). Vai trò của việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT không thể thiếu đối với các doanh nghiệp ở tầm vi mô và đối với quốc gia ở tầm vĩ mô. Với nhận thức đó, Chính phủ Việt Nam cùng toàn bộ hệ thống đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đang hoàn thiện và nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động bảo hộ và thực thi quyền SHTT. 
 
 
TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – VCCI phát biểu chào mừng
 
 
Ông Phạm Văn Toàn – Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN trình bày về công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính
 
Là thành viên thường trực của nhóm đàm phán về SHTT của Việt Nam trong TPP, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng – Phòng Pháp chế & Chính sách, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã có phần trình bày mở đầu rất chi tiết về những cam kết về bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong TPP, để cộng đồng doanh nghiệp trong nước nắm bắt được đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng những lộ trình hợp lý cho vấn đề này.
 
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng phòng – Phòng Pháp chế & Chính sách, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày về những cam kết về SHTT của Việt Nam trong TPP
 
Cũng tại buổi Tọa đàm, ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chia sẻ về công tác thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Ông Minh cho biết: Thanh tra Bộ đã phối hợp với Bộ Công an, xử lý và giải quyết 100% đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chủ sở hữu chương trình phần mềm máy tính. Từ năm 2006 – 2015, tiến hành thanh tra đột xuất 541 doanh nghiệp trên cả nước và số máy tính được kiểm tra: 27.602 máy, phát hiện hành vi sao chép tác phẩm phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, Thanh tra Bộ đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 499 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước là 8.613.000.000 đồng.
 
 
Ông Trần Văn Minh – Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch trình bày về công tác thực thi quyền SHTT phần mềm máy tính
 
“ Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâm là bảo hộ quyền SHTT, trong đó thực thi quyền SHTT được đặc biệt chú trọng, trong đó có nội dung: kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả lên là 70 năm và thực thi quyền bao gồm cả khả năng bị truy tố hình sự. Điều này đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy định về SHTT. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính, trong những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền phần mềm máy tính vẫn còn tương đối phổ biến. Vì vậy, đối với cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm hơn tới vấn đề SHTT, có những bước chuẩn bị về tài chính, về nhân lực và về kỹ thuật để khi hội nhập TPP, chúng ta tránh được các rắc rối khiếu kiện có thể xảy ra.” Ông Minh nhấn mạnh.
 
 
Ông John Hill, Tham tán Kinh tế của ĐSQ Hoa Kỳ chia sẻ những cơ hội và lợi ích lớn mà TPP sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
 
Tại buổi Tọa đàm, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông John Hill đã chia sẻ những cơ hội và lợi ích lớn mà TPP sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cho cả nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Theo ông John Hill, TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những lợi ích hữu hình, gồm : 
 
• Nhờ thuế xuất nhập giảm mà sẽ đem lại những lợi ích trực diện nhất, đặc biệt khi Việt Nam tiếp cận được nhiều hơn với thị trường Hoa Kỳ.
 
• TPP hướng đến việc giảm 18.000 dòng thuế nhập khẩu về mức 0, và đây là một con số khổng lồ.
 
• Về may mặc và da giày, vốn là những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, mức thuế suất lên đến 32% tại Hoa Kỳ.
 
• Những ngành xuất khẩu khác cũng sẽ được hưởng lợi như ngành thủy sản nhờ giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm, mực, cá ngừ.
 
• Mô hình của các tổ chức tư vấn hàng đầu dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ là nước có được mức hiệu quả tăng cao nhất.
GNP tăng 8,1 và 9,8% (số liệu lần lượt của Viện Peterson và Ngân hàng Thế giới), so với mức tăng 0,4 – 0,5% của Hoa Kỳ.
Xuất khẩu tăng 30% (số liệu của cả Viện Peterson lẫn Ngân hàng Thế giới), so với 8 – 9% của Hoa Kỳ.
 
Thu nhập tăng 13% (Viện Peterson).
 
“Nhưng có thể nói, một điều còn quan trọng hơn cả những lợi ích thương mại trực tiếp mà TPP mang lại, đó là khuôn khổ những chuẩn mực, hành vi mà về lâu dài sẽ định hình quỹ đạo kinh tế cho Việt Nam.” Ông John Hill nhấn mạnh tại buổi Tọa đàm.
 
Mặc dù, trong nhiều năm qua, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn rất cao. Khi vào TPP, với sức ép phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn về sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một sức ép lớn cho các doanh nghiệp, buộc các các doanh nghiệp phải tuân thủ khi đã bước vào một sân chơi kinh tế tự do lớn nhất thế giới.
 
Với nhiều năm hợp tác với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình Tuân thủ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của BSA | Liên minh phần mềm đã có phần chia sẻ về những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt, gồm các vấn đề về an ninh mạng Việt Nam bước vào một thế giới siêu kết nối. Trả lời câu hỏi được các doanh nghiệp quan tâm về những rắc rối mà các doanh nghiệp gặp phải khi sử dụng phần mềm không có bản quyền trong TPP, ông Roland Chan cho rằng, vấn đề đầu tiên doanh nghiệp mắc phải là vấn đề pháp lý. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, việc sử dụng các phần mềm bất hợp pháp là vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền SHTT, trong đó có phần mềm máy tính. 
 
 
Ông Roland Chan, Giám đốc Cấp cao – Chương trình Tuân thủ thuộc BSA Liên minh phần mềm – Khu vực châu Á –
Thái Bình Dương
 
“Vấn đề quan trọng hơn mà các doanh nghiệp sử dụng phần mềm không có bản quyền là đối mặt với các rủi ro về an ninh mạng. Khi sử dụng phần mềm không bản quyền, khả năng hệ thống máy tính của doanh nghiệp bị tấn công bởi các phần mềm mã độc là rất cao, vì thế, an ninh của bản thân doanh nghiệp bị nguy hại.” Ông Roland Chan cho biết.
 
“Tháng hưởng ứng ngày SHTT thế giới vì mục tiêu hội nhập” với nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực, thể hiện nỗ lực của Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong đó, Tọa đàm doanh nghiệp này là một hoạt động quan trọng, cung cấp thông tin vô cùng hữu ích, góp phần hiện thực hóa mục tiêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của quyền SHTT đối với phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh việc xác lập, khai thác, phát triển và bảo vệ quyền SHTT; bảo đảm quyền SHTT thực sự trở thành công cụ thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung; tạo ra nhận thức trong toàn xã hội để thực hiện các cam kết quốc tế về SHTT”./.
 
Nguồn:  Thanh tra Bộ KH&CN
 

Khai mạc Ngày sách Việt Nam chủ đề “Sách – cái hay, cái đẹp và sự đam mê”

Chiều ngày 21-4, Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 với chủ đề “Sách – cái hay, cái đẹp và sự đam mê” chính thức khai mạc tại Đường sách TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tham dự và động viên những người làm sách.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Lê Thanh Liêm nhấn mạnh: Ngày sách Việt Nam lần 3 là dịp để công đồng tôn vinh những giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, để từ đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. 
Đây không chỉ là ngày hội của người làm sách, người đọc, của những người yêu thích sách mà còn góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng đam mê đọc sách của xã hội…
 
 
 
 
Lãnh đạo thành phố cắt băng khai mạc và cùng các đại biểu tham quan đường sách
 Ngày sách Việt Nam 2016 diễn ra đến hết ngày 24/4. Trong dịp này, tại đường Nguyễn Văn Bình sẽ có các hoạt động hưởng ứng như triển lãm trưng bày “Sách hay, sách đẹp” và triển lãm sách “Văn học lãng mạn đầu thế kỷ 20” với nhiều ấn phẩm chất lượng. 
 
Ngoài ra, chương trình còn có nhiều buổi tọa đàm về các chủ đề: “văn học lãng mạn Việt Nam”, “sách và niềm đam mê”, nghề đóng sách cũ; thi cảm nhận “sách và tôi”… Buổi đấu giá sách hay, sách quý của các nhà sưu tập sẽ diễn ra vào tối 24-4 nhằm gây dựng kinh phí  xây dựng Quỹ ủng hộ phát triển văn hóa đọc cho trẻ em vùng sâu, vùng xa…
 
Cũng trong khuôn khổ diễn ra Ngày sách Việt Nam, các gian hàng tại Đường sách TP Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu sách, văn nghệ để thu hút đông đảo người dân, du khách…
 
N.H

​Hội sách Hà Nội “chết lặng” vì mưa

TTO – Cơn mưa lớn ập đến vào lúc 10g30 sáng 22-4 và kéo dài đến gần 14g chiều khiến các hoạt động tại Hội sách Hà Nội ngừng trệ. 
 
Nhiều gian hàng tại hội sách phải đóng cửa – Ảnh: H.T.P.
 
Các đơn vị tham gia đều phải phủ bạt quây kín bảo vệ sách, nhiều gian hàng đóng cửa, có nhân viên phải dùng sào, gậy, mũ bảo hiểm để tát nước mưa.
Hội sách Hà Nội là hoạt động hưởng ứng ngày Sách Việt Nam lần thứ ba, đang diễn ra tại Công viên Thống Nhất (phố Trần Nhân Tông –  Q. Hai Bà Trưng –  Hà Nội).
 
Ngay từ đêm trước ngày khai mạc, một trận mưa đêm rất lớn khiến một số đơn vị không khịp trở tay, dẫn tới sách bị ướt.
 
Thậm chí, có những đơn vị, như Công ty sách Đông A, dù che chắn nhưng do mưa lớn, nước đọng thành vũng lớn trên tấm bạt căng làm mái gian hàng bị vỡ, dẫn đến hàng loạt cuốn sách đắt tiền bị ướt.
 
Theo ghi nhận, bước sang ngày thứ hai, lượng người đến Hội sách chưa đông. Lý giải điều này, theo một số đơn vị tham gia Hội sách, là bởi chưa vào kỳ nghỉ cuối tuần. Thêm nữa, mới đầu tháng 4 Hội sách Mùa xuân tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ. Nhiều hội sách diễn ra trong thời gian ngắn góp phần làm cho lượng người đến với Hội sách Hà Nội lần này giảm.
 
Thêm vào đó là yếu tố thời tiết không thuận lợi. Trận mưa sáng 22-4 làm gián đoạn nhiều hoạt động đang diễn ra tại hội sách.
 
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Trần Hinh, nhà văn Di Li… phải thay đổi vị trí ngồi nhiều lần khi đang là những “nhân vật chính” trong buổi giao lưu ra mắt sách Ngày cuối cùng của một tử tù do NXB Văn học phối hợp với Khoa Văn – Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội tổ chức. Lý do là bọng nước khá lớn từ tấm bạt liên tục nhiễu xuống người dự khán.
 
Tương tự, chương trình giao lưu với ba nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Tống Ngọc Hân, Nguyễn Thị Hồng do NXB Công an Nhân dân tổ chức cũng “dở khóc dở cười” vì mưa. Nhiều độc giả phải xin túi nilon của đơn vị tổ chức sự kiện để… làm mũ đội đầu cho đỡ bị ướt.
 
Các gian hàng của các đơn vị tham gia còn bi hài hơn. Không chỉ vắng khách đến mua hàng mà các nhân viên con phải thay nhau che chắn cho sách, tát nước trên mái…
 
Một số đơn vị tham gia hội sách cho rằng có lẽ ban tổ chức không lường trước được mưa, dẫn tới việc thiết kế các gian hàng một cách rất sơ sài. Việc dùng vải bạt để làm mái che chính là nguyên nhân khiến các gian sách bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
*Xem hình ảnh Hội sách Hà Nội "chết lặng" vì mưa:
 
 
 
 
 
 
 
HOÀNG THU PHỐ
 
 

Độc giả nhí hào hứng với hội sách ở trường

TTO –  Những hội sách được tổ chức ngay khuôn viên trường học, với những quyển sách do chính các em đóng góp đang trở thành một hoạt động ngoại khóa thu hút sự quan tâm của học sinh, tưới tẩm thêm tình cảm của các em dành cho thế giới sách, truyện. 
 
 
Các em học sinh trường tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình ngồi bệt trên cỏ đọc sách – Ảnh: Trường Lomonoxop
Vài trường học ở Hà Nội đã làm được những hội sách như thế ngay những ngày giữa tháng tư, khi ngày sách Việt Nam (21-4) đang cận kề.
 
Góp sách cùng đọc
 
 
Các em học sinh trường tiểu học Bạch Mai chọn mua sách từ gian hàng NXB Kim Đồng – Ảnh: Đức Triết
 
Hội sách trong khuôn viên trường tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình cũng như trường tiểu học Bạch Mai chỉ có 4-5 gian hàng trưng bày sách do các khối học sinh tự thực hiện và một gian hàng của NXB Kim Đồng bày bán sách.
 
Nếu so sánh với những hội sách khác thì các gian hàng ấy thật là…nhỏ nhoi, ít ỏi. Thế nhưng, ngay sau tiếng trống trường, không gian sinh hoạt ngoại khóa này đầy ắp độc giả nhí.
 
Các em tự do ngắm nghía những cuốn sách vừa có bìa in đẹp, vừa có câu chuyện hay; tự do lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích và tùy ý chọn chỗ ngồi xem tranh hay đọc những trang sách hấp dẫn nhất…
 
Nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn nhỏ nào cũng sung sướng, phấp phỏng nhìn những cuốn sách mình đóng góp cho ngày hội sẽ được bạn nào chọn đọc và sau đó lại được lưu giữ trong thư viện nhà trường.
 
“Lần đầu con được xem nhiều sách đến thế. Mà toàn là sách hay. Trong đó có cả sách của con và các bạn đóng góp đấy – cuốn Truyện cổ tích Việt Nam và Sự tích chú Cuội…”- Bạn Nguyễn Việt Anh, lớp 4B, trường tiểu học Bạch Mai khoe.
 
Còn, chị Nguyễn Thị Hà – phụ huynh một học sinh trường tiểu học Bạch Mai kể: “Tôi khá ngạc nhiên khi thấy con trở về nhà và hí hoáy soạn tủ sách và chọn mấy cuốn liền và nói muốn đóng góp cho ngày hội sách của trường. Và sau ngày hội ấy, con say sưa kể cho tôi nghe niềm vui khi thấy nhiều bạn trong trường chọn truyện của con để đọc cũng như con thích thú với những cuốn truyện mới lạ được các bạn khác đóng góp. Rõ ràng, thái độ của con với sách có thay đổi”.
 
Khi các độc giả nhí giới thiệu sách cho nhau
 
 
Học sinh trường tiểu học Bạch Mai hóa thân vào nhân vật truyện cổ tích Tấm Cám – Ảnh: Đức Triết
 
Cùng với việc trưng bày sách, ở trường Tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình, đây là lần thứ hai các học sinh thi giới thiệu về những cuốn sách em yêu thích. 
 
Cô Dung – phụ trách thư viện của trường nói rằng cô khá ngạc nhiên khi thấy các bạn nhỏ có cách “truyền cảm hứng” đọc sách đến bạn bè của mình rất ngộ nghĩnh, hiệu quả hơn cách người lớn trò chuyện. Nhiều bạn nhỏ tìm mua sách sau khi được bạn mình giới thiệu.
 
Cũng trong ngày hội sách, gần 1000 học sinh trường tiểu học Bạch Mai đã “mắt tròn, mắt dẹt” khi lần đầu xem các bạn của mình hóa thân thành những cô Tấm, mẹ con Cám, hoàng tử, ông bụt (truyện Tấm Cám); 7 chú lùn, nàng Bạch Tuyết, dì ghẻ (truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn); chim đại bàng, người anh và người em (truyện Cây khế)…
 
Điều thú vị là tất cả những truyện cổ tích ấy được các em kể rất ngắn gọn và…không lời. Đấy chính là phần cô giáo “cố tình” bỏ ngỏ để học sinh toàn trường cùng bước vào thế giới cổ tích khi tham gia đoán truyện…
 
Cũng tại đây, các em được tìm hiểu lịch sử đất nước qua bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh; xem hình ảnh đầy ấn tượng của cuốn sách tranh Trẻ em thời chiến.
 
Tỉ mẩn dẫn giải cho học sinh về lịch sử đất nước qua những bộ sách này, cô giáo Phạm Thị Thảo- Hiệu phó trường Tiểu học Bạch Mai tâm đắc: “Đây là cơ hội để các em được tiếp xúc với sách, thấy được giá trị của sách đối với con người, cuộc sống, từ đó dần hình thành thói quen trân trọng sách”.
 
 
Học sinh trường tiểu học Bạch Mai tranh thủ ghi chép tư liệu từ bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh – Ảnh: Đức Triết
 
Xây dựng những tủ sách học đường
 
Nhiều năm qua, NXB Kim Đồng đã thường xuyên đến với các trường học ở Hà Nội để giới thiệu sách và xây dựng những tủ sách học đường.
 
Năm nay, nhân dịp ngày sách Việt Nam (21-4) và ngày sách và bản quyền thế giới (23-4), NXB Kim Đồng đã phối hợp với trường tiểu học Bạch Mai, trường tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình tổ chức ngày sách với nhiều hoạt động như triển lãm, trưng bày sách, giới thiệu sách…để giới thiệu đến độc giả nhí nhiều đầu sách mới, giúp các em tiếp cận những cuốn sách hay.
 
Ngày 21-4 tới, NXB Kim Đồng tiếp tục phối hợp với trường tiểu học Lê Ngọc Hân tổ chức ngày hội sách ý nghĩa này.
 
ĐỨC TRIẾT
 

Học sinh Hà Nội có cơ hội trải nghiệm thiết bị đo sóng não Emotiv

ictnews Tham gia sự kiện “STEM X – Hành tinh thông minh” diễn ra ngày 24/4 tới, các học sinh Hà Nội sẽ có cơ hội trải nghiệm thiết bị đo sóng não Emotiv lần đầu tiên có tại Việt Nam, đồng thời được trải nghiệm công nghệ thực tế ảo du hành trên vũ trụ rộng lớn.
 
 
Tham gia hoạt động Open Space, các học sinh Hà Nội sẽ được trải nghiệm thiết bị đo sóng não Emotiv lần đầu tiên có tại Việt Nam, giúp các em tận mắt chứng kiến não của mình đang hoạt động ra sao và dùng suy nghĩ để điều khiển chuyển động của vật thể (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Sự kiện STEM X – một trong chuỗi các hoạt động tiền khai trương của Học viện STEM sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24/4/2016 tại tầng 3, Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, Hà Nội.
 
Ban tổ chức cho biết, thông qua sự kiện này, các bạn nhỏ sẽ có thêm những kiến thức về những công nghệ phổ biến trong tương lai như robot giao thông thông minh, nhà thông minh, thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh, khám phá vũ trụ thông qua công nghệ thực tế ảo, điều khiển vật thể bằng sóng não…
 
Chủ đề của STEM X là “Hành tinh thông minh”, theo đó các bạn nhỏ sẽ được tham gia tối đa 3 hoạt động tùy theo lứa tuổi. STEM X dự kiến tiếp đón 300 học sinh mỗi buổi với các cấp độ khác nhau từ lớp 1 đến lớp 12. Trong đó, hoạt động STEM Play dành cho các bạn từ 6 – 10 tuổi; hoạt động STEM Make dành cho các bạn từ 10 -14 tuổi; và hoạt động STEM Coach dành cho các bạn từ 14 – 18 tuổi. 
 
Các hoạt động chính của sự kiện STEM X gồm có: STEM show hấp dẫn, thú vị với các show chính là STEM show Robot chở hàng thông minh và STEM show Thiết kế hành tinh thông minh; Công nghệ Robot đỉnh cao: trải nghiệm công nghệ tự động hóa, nơi Robot sẽ thay con người làm những công việc theo yêu cầu – Robot giao thông thông minh; Lập trình game và phim hoạt hình theo chủ đề Nhà thông minh; Thiết kế đèn chiếu sáng thông minh; STEM với Khoa học, giải thích các hiện tượng trong cuộc sống: về sự chồng lấn của màu sắc, hiện tượng chìm & nổi của vật thể trong hành tinh thông minh…
 
Đáng chú ý, với hoạt động Open Space, các học sinh tham gia STEM X sẽ có cơ hội trải nghiệm thiết bị đo sóng não Emotiv lần đầu tiên có tại Việt Nam giúp các em tận mắt chứng kiến não của mình đang hoạt động ra sao và dùng suy nghĩ để điều khiển chuyển động của vật thể; Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo du hành trên vũ trụ rộng lớn, tới thăm các vì sao ngoài trái đất; Thể thao thông minh – tập thể thao và tham gia giải trí theo phong cách hiện đại để sống khỏe hơn trong hành tinh thông minh.
 
Đại diện DTT Eduspec  cho biết, sau 5 năm triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu của nhà trường, phụ huynh và các bạn học sinh, DTT Eduspec sẽ chính thức mở Học viện STEM tại Tầng 3, Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, Hà Nội vào tháng 6/2016. 
 
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học).Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. 
 
M.T
 

Giải Sách Việt Nam 2015: Tôn vinh những bộ sách đồ sộ

 Tất cả các giải Vàng Sách hay, Sách đẹp của giải thưởng 2015 đều thuộc về những bộ sách đồ sộ, công phu, mang nhiều giá trị.
 
Sáng 21/4, trong không khí sôi nổi của Ngày Sách Việt Nam, lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam năm 2015 đã diễn ra tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. Ngay từ sớm, lãnh đạo Ban Tuyên Giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản cùng các tác giả, giới làm sách đã tề tựu đông đủ trong ngày tôn vinh những cuốn sách. Qua 11 lần trao giải, tới 2015, Giải thưởng Sách Việt Nam ngày càng mở rộng với số lượng sách được giải tăng lên, chuyên nghiệp hóa trong khâu tổ chức, tìm ra nhiều cuốn sách hay, sách đẹp giới thiệu tới bạn đọc.
 
 
Các giải Vàng của Giải thưởng sách Việt Nam được trao vào sáng 21/4. Ảnh: Việt Hùng
Năm 2015, có bốn đầu sách được giải Vàng hạng mục Sách hay. Các tác phẩm được giải đều có giá trị cao về lý luận, nghệ thuật, khoa học và thực tiễn. Những cuốn sách tiêu biểu được giải Vàng năm nay đa phần là những bộ sách lớn nhiều tập được biên soạn công phu.
 
Bộ Lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học Xã hội gồm 15 tập là bộ Thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay. Sách có giá trị lớn về học thuật, thực tiễn và xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập hiện nay. Bộ Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến năm 1975 và phần tổng luận của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật gồm năm tập. Bộ sách là công trình khoa học lần đầu tiên nghiên cứu toàn diện về lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam qua suốt chặng đường dài của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
 
Bộ sách Phạm Phú Thứ toàn tập của nhà xuất bản Đà Nẵng được biên soạn đồ sộ, công phu, giới thiệu di sản văn chương của vị đại thần triều Nguyễn, người khơi dòng duy tân, có nhiều kiến nghị làm dân giàu nước mạnh, tiến theo hướng văn minh. Bộ sách Cổ tích mới của Nhà xuất bản Trẻ gồm sáu cuốn dành cho thiếu nhi. Bộ sách của tác giả Nguyên Hương được viết dưới hình thức truyện cổ tích nhưng nội dung gần gũi với đời sống hiện đại, mang tính giáo dục cao.
 
 
Ở hạng mục Sách đẹp, sách dự giải có chất lượng đồng đều, với công nghệ ấn loát tốt, sắp chữ ngay ngắn, cân đối, kiểu chữ phù hợp nội dung. Bìa sách trình bày trang nhã, hình minh họa sáng sủa, đúng với nội dung sách. Hội đồng chấm giải Sách đẹp nhận định điểm nổi bật năm nay là “sự hình thành những bộ sách của các nhà xuất bản”. Tiêu biểu như: Nhà xuất bản Hội Nhà văn với bộ sách được giải thưởng Nhà nước năm 2014 với 75 cuốn, bộ sách 18 cuốn do Nhà nước đặt hàng. Hai bộ sách đều có bìa trình bày trang nhã, giản dị, màu sắc nhẹ nhàng. Nhà xuất bản Trẻ với Lịch triều hiến chương loại chí năm tập dày dặn, bề thế của Phan Huy Chú. Bộ phép tắc lễ nghĩa này được in bằng giấy ruột dày mà nhẹ, trình bày sáng sủa, mạch lạc. Nhà xuất bản Kim Đồng với nhiều bộ sách cho thiếu nhi sinh động, bắt mắt như bộ Tuổi thần tiên (năm cuốn), bộ của tác giả Roald Dahl (15 cuốn), bộ Cô bé thần tiên (10 tập).
 
Bên cạnh chín giải Vàng cho sách hay, sách đẹp, Giải thưởng Sách Việt Nam 2015 trao thêm các giải Bạc, Đồng, Khuyến khích cho 74 đầu sách hay về nội dung, đẹp về hình thức. Ông Đỗ Quý Doãn – Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – cho biết, năm nay nhiều đầu sách gửi tới dự giải hơn mọi năm. Nhiều nhà xuất bản địa phương được nhận giải cao như nhà xuất bản Đà Nẵng, nhà xuất bản Trẻ (đơn vị của Thành Đoàn TP HCM)… Trong những năm gần đây, mảng sách về chủ quyền, biển đảo có nhiều tác phẩm đã tạo thu hút với hội đồng chấm giải.
 
 
Lễ trao giải Sách Việt Nam 2015 cũng là dịp gặp gỡ và trao đổi của những người làm xuất bản trên cả nước. Ảnh: Việt Hùng
 
Bà Kiều Thúy Nga – Giám đốc Thư viện Quốc gia – đánh giá về Giải thưởng Sách Việt Nam: "Điểm ý nghĩa nhất là Giải thưởng đã tìm ra những cuốn sách hay, sách đẹp. Đây là cơ sở để công chúng, bạn đọc có thể thưởng thức những đầu sách có giá trị hiện nay. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt giới trẻ thường có xu hướng đọc trực tuyến, đọc qua mạng internet nhiều hơn sách vở. Vì thế tôn vinh những cuốn sách giá trị, ý nghĩa cũng là cách lan tỏa tri thức trong cuộc sống".
 
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ – đơn vị có sách đoạt giải Vàng ở cả hạng mục Sách hay lẫn Sách đẹp – nói: "Tôi cảm thấy rất vui, xúc động, cảm ơn Hội đã trao giải. Đây là sự thừa nhận của các chuyên gia, các đồng nghiệp về quá trình lao động, làm nghề của mình. Chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn, lấy đó là sự động viên với mình. Có được giải thưởng của Hội, chuyên gia là may mắn, bên cạnh đó chúng tôi còn mong muốn một giải thưởng từ những độc giả bằng việc đón nhận của họ với các đầu sách".
 
Từ miền Nam ra nhận giải, ông Đinh Kim Phúc – chủ biên cuốn Hoàng Sa Trường Sa trong thư tịch cổ – chia sẻ niềm vui: “Cá nhân tôi có nhiều sách đứng tên riêng chung. Tôi hơi bất ngờ khi được thông báo đi nhận giải thưởng Sách Việt Nam. Đó là sự ghi nhận cho quá trình làm việc, nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn giải thưởng không chỉ dừng lại ở lễ trao giải, mà còn đi tiếp, quảng bá tới toàn dân được biết, đọc những cuốn sách hay, sách quý, kiến thức về chủ quyền, biển đảo”.
 
Trao Giải thưởng Sách Việt Nam 2015
Thu Hiền
Đồ họa: Nguyễn Linh

Ông Đỗ Quý Doãn: ‘Mất cả năm trời để tìm ra sách xứng đáng’

 Chủ tịch Hội Xuất bản chia sẻ câu chuyện chấm Giải thưởng Sách Việt Nam, những việc làm nhằm lan tỏa các cuốn sách giá trị tới cộng đồng.
– Xin ông cho biết Giải thưởng Sách Việt Nam năm nay có điểm gì nổi bật?
 
– Năm nay số lượng các nhà xuất bản tham gia có giảm, nhưng số đầu sách tham gia tăng hơn trước. Việc phân bổ sách đoạt giải ở các hạng mục, giữa các thể loại tương đối đồng đều. Các hạng mục đều tìm được đủ các cuốn sách tôn vinh, nhất là có nhiều bộ sách đồ sộ, được thực hiện với sự đầu tư lớn, kỳ công.
 
Giải thưởng năm nay không chỉ tập trung vào các nhà xuất bản lớn mà còn trao cho những đơn vị ở địa phương như nhà xuất bản Đà Nẵng (bộ Phạm Phú Thứ toàn tập), nhà xuất bản Trẻ, cơ quan của Thành Đoàn TP HCM (hai giải Vàng cho bộ Cổ tích mới và bộ Lịch triều hiến chương loại chí). Điều đó làm cho các nhà xuất bản thấy cơ hội dành cho mỗi nhà là như nhau, chứ không phải chỉ tập trung vào các nhà xuất bản lớn. Quan trọng vẫn là có cuốn sách hay, biên tập tốt, thiết kế đẹp… hay không.
 
Điểm đặc biệt nữa là mảng sách cho thiếu nhi có nhiều cuốn giá trị. Mảng sách giáo dục thiếu nhi cũng có những cuốn thu hút được hội đồng chung khảo.
 
 
Theo ông Đỗ Quý Doãn, các hội đồng chấm Giải thưởng sách Việt Nam đã làm việc công tâm để chọn ra những cuốn sách xứng đáng được giải. Ảnh: Hoàng Hà
– Một năm có vô vàn đầu sách ra thị trường. Ban tổ chức đã nỗ lực như thế nào để tìm ra những tác phẩm xứng đáng trao giải?
 
– Để tìm ra một bộ sách hay, sách đẹp để trao giải không phải điều dễ dàng, có khi chúng tôi mất cả năm trời. Ngay từ khâu lựa chọn sách ở các nhà xuất bản, sau đó ở vòng sơ khảo đã có những tiểu ban. Hội đồng chọn sách gồm các nhà chuyên môn là những Giáo sư, Viện sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà giáo… có tầm cỡ. Các tiểu ban lựa chọn trong sáu tháng trời. Sau đó Hội đồng Chung khảo mới họp để chấm giải. Đặc biệt, việc đầu tư cho Hội đồng chấm giải vô cùng thấp, nhưng các thành viên tham gia đều có sự nhiệt tình, tìm ra những tác phẩm giá trị, chất lượng.
 
– Ông đánh giá như thế nào về chất lượng của các cuốn sách dự giải năm nay?
 
-Tất cả sách đưa vào vòng chung khảo đều đạt nững tiêu chí như nội dung chất lượng cao, biên tập kỹ lưỡng, tư liệu phong phú có chất lượng hiệu quả, ảnh hưởng, tác động của nó tới xã hội.
 
Lâu nay, một câu hỏi mà chúng tôi quan tâm là làm sao sau giải thưởng, các cuốn sách được giới thiệu, đánh thức được xã hội. Không chỉ có Hội Xuất bản, mà các đơn vị, địa phương cũng cần chung tay quảng bá cho sách, văn hoá đọc và Giải thưởng Sách Việt Nam.
 
– Một trong những ý nghĩa lớn nhất của Giải thưởng Sách Việt Nam là tìm ra những tác phẩm hay, đẹp. Vậy ban tổ chức có kế hoạch cụ thể nào để quảng bá cho những cuốn sách ấy?
 
– Bao giờ cũng vậy, sau giải thưởng, Hội đều chỉ đạo các thành viên là những nhà xuất bản, đơn vị phát hành có nhiệm vụ quảng bá giới thiệu. Ví dụ, ngay trong Ngày Sách Việt Nam này, các cuốn được giải đều được trưng bày giới thiệu tại Thư viện Quốc gia. Các cuốn sách được giải đều được lựa chọn để giới thiệu tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP HCM. Hội cũng có kế hoạch quảng bá từng sách được giải qua các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Không chỉ Hội, bản thân các nhà xuất bản cũng có trách nhiệm quảng bá. Ngay sau lễ trao giải, bản thân các tác giả cũng có những buổi trò chuyện, tọa đàm về tác phẩm của mình.
 
Có rất nhiều hình thức để giới thiệu những cuốn sách đoạt giải. Việc trao giải sách đã làm rồi, làm sao có kinh phí, công sức để quảng bá nó để ý nghĩa giải thưởng được trọn vẹn.
 
 
– Ông có đề đạt, mong muốn gì để tổ chức Giải thưởng Sách Việt Nam được tốt hơn?
 
– Giải thưởng Sách là hoạt động có ý nghĩa, có độ sang trọng, “dẫu có bạc vàng trăm ngàn lượng, không bằng kinh sử một vài pho”. Sách có giá trị như vậy,nên cần có sự quan tâm đầy đủ, xứng đáng cả tinh thần, vật chất từ các cơ quan Đảng, Nhà nước đến các địa phương. Tuy nhiên, để xứng đáng, mỗi nhà xuất bản phải tự làm những cuốn sách thật tốt, thật hay trước đã, phải có sách hay mới có công chúng.
 
– Thưa ông, hiện nay lộ trình Giải thưởng Sách Việt Nam nâng cấp thành giải thưởng Sách Quốc gia đang diễn tiến đến đâu?
 
– Đề xuất của Hội Xuất bản Việt Nam cách đây mấy năm là nâng cấp giải thưởng. Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông đang hoàn chỉnh lần cuối đề án Giải thưởng Sách Quốc gia từ giải thưởng Sách Việt Nam. Hiện nay các bộ ban ngành cho ý kiến đều hết sức ủng hộ Hội Xuất bản Việt Nam tiếp tục thực hiện giải thưởng Sách, kể cả khi nâng thành giải Sách Quốc gia.
 
 
Thu Hiền – Quang Đức