Chùm ảnh: Sôi động kỷ niệm “Ngày sở hữu trí tuệ thế giới”

Sáng ngày 23/4, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Khoa học & Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng nhiều đơn vị đã tổ chức chương trình kỷ niệm “Ngày sở hữu trí tuệ thế giới” (26/4).
 
Sự kiện được tổ chức với các hoạt động chính là triển lãm sáng tạo số, tọa đàm về Sở hữu trí tuệ, sáng tạo số và khởi nghiệp” và chương trình biểu diễn âm nhạc điện tử.
 
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ, kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Việt Thanh cùng lãnh đạo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại diện Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam và các đơn vị liên quan và gần 1000 người, bao gồm sinh viên, cán bộ thanh niên một số bộ ngành liên quan đã tham dự sự kiện.
 
 
Các đại biểu, khách mời cùng sinh viên Đại học Bách Khoa đang chăm chú xem những chương trình ca nhạc thú vị trong Chương trỉnh kỷ niệm "Ngày sở hữu trí tuệ thế giới"(26/04).
 
 
 
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ Trần Việt Thanh phát biểu khai mạc.
 
 
Tọa đàm chủ đề "Sáng tạo số & Sở hữu trí tuệ".
 
 
Đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, ông Trần Việt Thanh tặng hoa và quà cho khách mời và các đơn vị tham dự.
 
 
Thứ trưởng Trần Việt Thanh chơi trò tương tác tự do cùngTS. Juneho Jang, Trưởng Phòng các giải pháp vận hành Cơ quan Sở hữu trí tuệ, Tổ chức SHTT Thế giới WIPO – Head IP Office Busines Solutions Division.
 
 
 
Biểu tượng nút like thể hiện cho tinh thần sáng tạo số trong sở hữu trí tuệ.
 
 
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Việt Thanh tham gia trò chơi tự do và tương tác ngẫu hứng.
 
 
Các sinh viên đang xếp thành hình Walking Ahead- Vòng tròn Văn hóa số.
 
 
Màn biểu diễn Võ thuật hết sức sôi động của các bạn sinh viên.
 
 
“Ngày sở hữu trí tuệ thế giới” (World Intellectual Property Day – viết tắt là IP Day) đã được các đại biểu, khách mời cùng sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp thành chữ IP trong màu áo vàng hình ngôi sao năm cánh và màu đỏ của cờ Tổ quốc.
 
 
Các đại biểu, khách mời chụp ảnh cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
Loan Lê
 

Chung tay đưa hệ thống sở hữu trí tuệ thành một văn hóa

Mong rằng tất cả các bạn đều là các IP Man, đầy ý tưởng, tràn năng lực, chung tay đưa hệ thống SHTT trở thành một văn hóa, một thói quen trong xã hội chúng ta, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên trường quốc tế.
 
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, kiêm Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ đã đưa ra lời kêu gọi tại lễ kỷ niệm “Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” được tổ chức sáng 23/4, tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Sự kiện do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) phối hợp cùng Hội truyền thông số Việt Nam, CLB Doanh nhân sáng tạo, ĐH Bách khoa HN và ĐH Ngoại thương HN tổ chức.
 
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Việt Thanh cho rằng: “SHTT là công cụ vô cùng hữu hiệu nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo. Thành quả sáng tạo cần được đãi ngộ công bằng và xứng đáng thông qua các thể chế chặt chẽ và phù hợp”.
 
 
Ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ KH&CN, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ hào hứng tham gia các hoạt động
của chương trình.
Bên cạnh đó, ông Thanh tự hào đưa ra những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2015. Cụ thể, Việt Nam đã tăng 19 bậc lên 52/141 nước trong Bảng Chỉ số đổi mới toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Trường ĐH Cornell (Hoa Kỳ) và trường Quản trị kinh doanh INSEAD (Pháp) công bố. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ ba sau Singapore và Malaysia.
 
Năm nay, thông điệp của ngày SHTT thế giới là “Sáng tạo số – Tái hiện văn hóa”. Sự phát triển không ngừng của công nghệ số đã xóa đi mọi khoảng cách và mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Sáng tạo số đã mang tới cho người tiêu dùng nhiều lợi ích nhưng cũng là thách thức với nhà quản lý và người làm sáng tạo.
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh làm biểu tượng 0-1. Những con số nền tảng của công nghệ số.
 
Trước vấn đề này, ông Thanh chia sẻ: “Kỷ nguyên kỹ thuật số mở ra các thách thức cho hệ thống SHTT nhằm đảm bảo rằng các nghệ sĩ và ngành công nghiệp trong thế giới số được đãi ngộ xứng đáng, tạo động lực cho các hoạt động sáng tạo tiếp theo của họ”.
 
Cùng quan điểm với Thứ trưởng Bộ KHCN, ông Juneho Jang, đại diện Tổ chức SHTT thế giới WIPO cho biết: “Sáng tạo số – cách thức chúng ta tạo ra nó, cách thức chúng ta tiếp cận nó, và cách thức chúng ta kiếm lời từ nó – không phải không chứa hàm thách thức. Và thách thức của một hệ thống SHTT linh hoạt, phù hợp nhằm đảo bảo các cư dân số được định hướng một cách hợp lý trong công việc và từ đó họ có thể tiếp tục sáng tạo”.
 
Trước những khó khăn sẽ phải đối mặt trong thời gian tới, ông Thanh kêu gọi các nhà quản lý, doanh nhân, sinh viên,… chung sức chung lòng cùng chính phủ và cơ quan chức năng để bảo vệ quyền SHTT.
 
 
Các đại biểu, khách mời cùng sinh viên Đại học Bách Khoa cùng chụp ảnh kỷ niệm.
 
“Bên cạnh các nhà hoạch định chính sách có nhiệm vụ ban hành thể chế, điều phối hoạt động của hệ thống SHTT, chúng tôi cần sự giúp đỡ của xã hội… Tôi mong và tin tưởng rằng, tất cả các bạn ở đây đều là các IP Man, đầy ý tưởng, tràn năng lực, chung tay đưa hệ thống SHTT trở thành một văn hóa, một thói quen trong xã hội chúng ta, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên trường quốc tế”.
 
Cuối chương trình, Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã cùng các khách mời và hơn 1000 bạn trẻ xếp chữ “IP” để cùng cổ vũ cho tinh thần của ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
 
Vũ Ngọc
 

Điều gì xảy ra nếu hít phải thủy ngân trong không khí

Hít phải không khí có thủy ngân có thể mắc bệnh phổi cấp tính, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột, một số trường hợp ngộ độc, suy hô hấp.
 
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động. Mới đây, thiết bị đo đạc quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân có trong bầu không khí thủ đô.Mặc dù thủy ngâncó trong không khí mới đo được ở một địa điểm tại Hà Nội nên chưa có đủ căn cứ để kết luận về chỉ số này, song theo các chuyên gia không thể lơ là bởi thủy ngân cực độc, sẽ vô cùng nguy hại nếu con người hít phải không khí có chứa chất này.
 
 
Các phương tiện giao thông trở thành nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm đô thị. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nếu ở dạng hơi hay hợp chất, muối thì rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não, gan khi con người tiếp xúc, hít thở, ăn phải. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép. Nếu hít phải khí có chứa thủy ngân, thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.
 
Phó giáo sư Côn cho rằng hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.
 
Ngoài ra, thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đángkể đối với môi trường vì hình thành các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.Một trong những hợp chất độc nhất của nó là dimetyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.
 
Chứng bệnh minamatalà một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ươngvà hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi.
 
Vị chuyên gia này cho biết, có nhiều khả năng thủy ngân đo được trong không khí Hà Nội được sinh ra từ các lò đốt rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp, các địa điểm sản xuất vàng bạc, các trung tâm nha khoa… Con người không thể can thiệp nếu thủy ngân có trong không khí, song có thể ngăn chặn tình trạng này nếu phát hiện ra nguồn sinh ra nó.
 
Ông Côn khuyến cáo, thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, người dân nên cẩn trọng với các vật dụng trong gia đình chứa thủy ngân như nhiệt kế. Khi bị ngộ độc thủy ngân, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến nơi thông thoáng và khẩn cấp đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
 
Theo VnExpress
 
 
 
 
 

Hội khoa học: Một giải pháp cho sự phát triển của khoa học

 
 
Tôi thường bày tỏ quan điểm trên các trang báo rằng chúng ta, các nhà khoa học, nên quan tâm hơn tới sự phát triển và tiến bộ của sự nghiệp khoa học và nghiên cứu trong nước; chúng ta không thể chỉ trông chờ các cơ quan, Chính phủ, hay Đảng, … đưa ra mọi giải pháp cho tất cả mọi vấn đề; chúng ta nên cảm thấy có trách nhiệm chủ động đối diện với các khó khăn gặp phải trong công việc của mình.
Vậy thì làm như thế nào? Ở nhiều nước, các hội khoa học (learned societies) hay các viện hàn lâm đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Họ tạo ra diễn đàn để thảo luận mọi vấn đề cần xem xét. Với tư cách độc lập đối với Nhà nước, họ thực sự tự do; đồng thời họ nhận được sự tôn trọng từ các cơ quan do luôn tiếp cận các vấn đề một cách có trách nhiệm. 
 
Thay vì bị coi như các tổ chức gắn với một số lĩnh vực đặc thù riêng, ví dụ như các thương hội, với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi cộng đồng của mình, hội khoa học có vai trò rộng hơn, thường được nhờ tư vấn hoặc tham gia xây dựng chính sách khoa học cho đất nước. Ở Việt Nam, các viện hàn lâm chưa thực sự có vai trò như vậy, đồng thời các viện sỹ cũng chưa được bổ nhiệm dựa theo đề cử của giới khoa học căn cứ trên thành tựu khoa học xuất sắc: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực chất vẫn là một cơ quan Nhà nước phục vụ cho nghiên cứu khoa học, không hề giống với các hội học giả trên thế giới như Hội Hoàng gia Anh, Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ cho các ngành khoa học hay Viện Hàn lâm Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có các hội khoa học, ví dụ như Hội Toán học Việt Nam hay Hội Vật lý Việt Nam. Sẽ khá thú vị nếu chúng ta tìm hiểu về vai trò, chức năng của chúng.
 
Một khác biệt giữa hội học giả so với các viện hàn lâm là thành viên của hội học giả có thể là nhà nghiên cứu, giảng viên cấp đại học hay phổ thông, các kỹ sư, và tất cả những ai quan tâm tới khoa học nói chung. Để trở thành thành viên bạn chỉ cần được một hoặc hai thành viên khác giới thiệu và hướng dẫn. Bạn cũng chỉ cần đóng một khoản phí để giúp chi trả cho sinh hoạt của hội. Những người điều hành hội được bầu bởi các thành viên, và thực hiện chức trách của mình một cách tình nguyện, không lương. Nhìn chung, các thành viên quốc tế cũng được tham gia, ví dụ Hội Vật lý Mỹ không lưu hồ sơ về quốc tịch các thành viên của mình, hội này có tới khoảng 12.500 thành viên sống bên ngoài nước Mỹ, chiếm tới 24% tổng số thành viên.
 
Các hội học giả thường hết sức quan tâm tới các vấn đề về đạo đức. Dù là các hội của Nhật Bản, Mỹ, hay châu Âu, chuẩn mực hạnh kiểm cho mọi nhà khoa học đều là một lý tưởng chung, rằng “sự tốt đẹp của khoa học dựa trên bản thân các nhà khoa học trong việc tạo ra các kết quả khoa học và chia sẻ chúng một cách cởi mở, trung thực, đảm bảo rằng khoa học phục vụ cho lợi ích xã hội, và một nền văn hóa nuôi dưỡng liêm chính học thuật”, hay nói cách khác “mọi người liên quan tới khoa học đều có trách nhiệm đảm bảo khoa học được thực hiện với ưu tiên về chất lượng, với sự trung thực, liêm chính, và chuẩn mực cao về đạo đức”.
 
Các hoạt động thông thường của các hội khoa học thường bao gồm việc tổ chức các hội nghị, xuất bản các tạp chí khoa học chuyên ngành và phổ thông, trao các giải thưởng và duy trì quan hệ gần gũi giữa các hội học giả với nhau, kể cả trong nước và quốc tế. Một số tổ chức quốc tế có vai trò rất quan trọng theo nghĩa này, như Liên đoàn Thiên văn Quốc tế, Liên đoàn Quốc tế Vật lý Cơ bản và Ứng dụng, hay Liên hiệp các hội Vật lý Châu Á Thái Bình Dương (AAPPS). Ở đây cũng cần nhắc đến Viện Hàn lâm Trẻ toàn cầu (Global Young Academy), một tổ chức hướng tới “trở thành tiếng nói nhà khoa học trẻ toàn thế giới” và liên kết các Viện Hàn lâm Khoa học Trẻ hiện có tại một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, và Philippines. Trao cơ hội lên tiếng cho các nhà khoa học trẻ là điều được quan tâm, chia sẻ rộng rãi giữa các hội khoa học ở nhiều quốc gia tiến bộ, và đã có nhiều nỗ lực nhằm nuôi dưỡng những sáng kiến thúc đẩy tiến trình chung này. Trong khi viết bài báo này, tôi được biết rằng Việt Nam cũng đang thai nghén Viện Hàn lâm Trẻ của Việt Nam (địa chỉ trực tuyến tại vietnamyoungacademy.org), một tổ chức đang trong quá trình xây dựng và đã có danh sách các thành viên, nhà tư vấn, và các bạn bè đối tác. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức này chủ yếu vẫn nằm ở nước ngoài, và tôi còn chưa rõ cơ sở pháp lý nào để họ có thể đưa trụ sở về trong nước. Dù sao, điều đó họ cũng cho thấy đã đến lúc các hội khoa học chính thống trong nước cần thực sự lưu tâm.
***
Cần làm gì để giúp các hội học giả của Việt Nam đóng góp chủ động hơn cho sự phát triển khoa học của đất nước? Về nguyên tắc, họ chính là nơi nuôi dưỡng văn hóa trung thực, liêm chính học thuật và đạo đức, và là nơi thực hành quyền dân chủ và tự do ngôn luận, những điều không thể thiếu để giúp khoa học phát triển tiến bộ.
 
Về nguyên tắc, các hội khoa học chính là nơi nuôi dưỡng văn hóa trung thực, liêm chính học thuật và đạo đức, và là nơi thực hành quyền dân chủ và tự do ngôn luận, những điều không thể thiếu để giúp khoa học phát triển tiến bộ.
 
Hiện nay, các hội học giả trong nước đều nằm trong Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và được thành lập bởi Nhà nước. Về nguyên tắc, mối quan hệ như vậy không nên tạo trở ngại, mà ngược lại nên là điều thuận lợi [cho các hội khoa học]. Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ này khiến các hội học giả trở nên thận trọng hơn mức cần thiết, với xu hướng né tránh làm những việc phải phiền hà xin phép bên trên. Một ví dụ như quy định các thành viên hội phải là công dân Việt Nam, có lẽ xuất phát từ thói quen thời chiến tranh khi những người nước ngoài thường bị nhìn với con mắt nghi ngại. Đến nay lẽ ra quy định này cũng nên thay đổi, nhưng điều ấy có lẽ là bất khả thi. Một ví dụ khác là sự thiếu vắng những tranh luận trong cộng đồng các nhà vật lý về tương lai lâu dài của nghiên cứu cơ bản trong nước. Ít năm trước, tôi trình bày trước Hội Vật lý Việt Nam một bài viết có quan điểm rằng các định hướng nghiên cứu của Việt Nam trên các lĩnh vực vật lý lượng tử, vật lý hạt nhân, và vật lý thiên văn, cần được thảo luận và xem xét điều chỉnh lại. Nhưng một đề xuất như vậy chẳng những bị coi là không đúng về mặt chính trị, mà có lẽ còn là sự cấm kỵ, và bài viết của tôi không được đưa vào kỷ yếu hội nghị.
 
Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cung cách để khôi phục sự minh bạch, khuyến khích sự sáng tạo, và lắng nghe thế hệ trẻ để nhìn về phía trước với quyết tâm vì sự tiến bộ. Điều đó là vì quyền lợi của đất nước và khoa học, tất cả chúng ta đều là người thắng và chẳng có gì tổn hại từ một cuộc cải cách như vậy. Tất cả những gì chúng ta cần là một quyết tâm từ VUSTA, không chỉ cho phép sự độc lập hoàn toàn từ các hội thành viên, mà còn khuyến khích họ chủ động thể hiện một thái độ trách nhiệm và tích cực trong vai trò của mình là tiếng nói của cộng đồng khoa học mà họ là đại diện.
 
Với sự đổi mới như vậy, chúng ta có thể sẽ được thấy các hội như Hội Vật lý Việt Nam tổ chức các cuộc tranh luận mở về tương lai ngành của mình, thông tin tới các cộng đồng về các quyết sách của Chính phủ trong lĩnh vực khoa học (thay vì phải để các nhà khoa học Việt kiều làm việc đó như với chiến lược ngành vật lý gần đây), quan tâm tới mối quan hệ với các tổ chức quốc tế mới như Viện Hàn lâm Trẻ toàn cầu, v.v. và tạo cơ hội hình thành một diễn đàn thảo luận cởi mở về định hướng tương lai của ngành. Một đòi hỏi như vậy liệu có là quá nhiều? 
 
Pierre Darriulat

Dinh dưỡng : Quá nhiều thông tin không chính xác

 
 
Ở Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống luôn thu hút được sự quan tâm của mọi đối tượng, từ phụ nữ muốn có vóc dáng đẹp, người mẹ sắp mang thai, gia đình nuôi con nhỏ đến những người trung niên lo lắng về vấn đề huyết áp, tim mạch… Tuy nhiên, đi cùng với xu hướng đó, một tình trạng khá phổ biến đang xảy ra là sự bùng nổ về các thông tin dinh dưỡng không chính xác, được củng cố bởi tâm lý đám đông và những kẻ trục lợi.
Do nhận thức về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe được nâng cao, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng tự chăm sóc sức khỏe của bản thân. Xu hướng này đẩy mạnh vai trò của thông tin dinh dưỡng đối với cuộc sống của mỗi người. Nhưng nó cũng làm cho con người dễ bị thiệt hại hơn cả về sức khỏe cũng như kinh tế bởi những thông tin sai lệch về dinh dưỡng. Vấn đề này càng cần được quan tâm hơn khi dân số già đi và xã hội ngày càng tăng mức chi tiêu cho mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, cũng như cho giải pháp giảm cân, làm đẹp, với mong muốn cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình. 
 
Sự bùng nổ về nhu cầu của người dân đối với dinh dưỡng và sức khỏe là điều kiện để ngành công nghiệp này nở rộ ở Việt Nam. Hàng trăm, hàng ngàn công ty, loại sản phẩm có mặt trên thị trường, cả nội địa và nhập ngoại. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh này khiến cho việc thiết kế các điều luật, quy trình kiểm soát không theo kịp, khiến cho người tiêu dùng dễ bị lẫn lộn giữa hàng thật và hàng giả, giữa sản phẩm tốt thực sự và sản phẩm gây hại cho sức khỏe. Trong bối cảnh đó, họ càng dễ đưa ra những lựa chọn dinh dưỡng sai lầm bởi tình trạng tràn lan các thông tin dinh dưỡng sai lệch hoặc thiếu kiểm chứng, được tạo ra bởi ý kiến chủ quan của những người tự cho mình là chuyên gia, hoặc những người có mục đích thương mại đằng sau.
 
Tự cho mình là chuyên gia do hiệu ứng Dunning-Kruger và niềm tin theo thói quen
 
Dạo quanh một số diễn đàn, trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy dinh dưỡng là đề tài thảo luận của rất nhiều thành viên, nhưng điều nghịch lý là những ý kiến tự tin nhất lại thường không đến từ những chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe thực thụ, mà đến từ những ai đó chỉ dựa theo những quan niệm hay nguồn thông tin chưa đầy đủ. 
 
Nguyên nhân của tình trạng này chính là hiệu ứng Dunning-Kruger hay là sự thiên vị về nhận thức khiến người có hiểu biết ít trong một vấn đề hay ngành học thì hay đánh giá quá cao khả năng của mình, trong khi hầu hết các chuyên gia lại có xu hướng đánh giá thấp bản thân. Cụ thể là với lĩnh vực dinh dưỡng, những người càng đi sâu nghiên cứu thì càng trở nên khiêm tốn, ít khi đưa ra những khẳng định tuyệt đối, bởi họ nhận ra rằng trong thực tế, những điều chúng ta biết được chắc chắn là rất ít. Chẳng hạn trước đây các nhà khoa học tưởng như đã hiểu rất rõ quá trình tiêu hóa và vai trò của từng chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, đường, chất béo, nhưng đến thời điểm hiện nay thì ảnh hưởng của những chất này đối với từng bệnh khác nhau vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu để có thể khẳng định thực sự trên người. Vì vậy, những chuyên gia thực sự thường dè dặt trong phát ngôn, và do không tập trung vào việc tiếp thị bản thân nên ý kiến của họ nhiều khi thiếu sức ảnh hưởng với công chúng. 
 
Hiệu ứng Dunning-Kruger càng trở nên mạnh mẽ hơn khi kết hợp cùng hiệu ứng đám đông. “Nếu nhiều người nghĩ như tôi, chắc hẳn đó phải là sự thật”. Điều này được gọi là sự mong muốn đồng thuận: một ý tưởng trở thành sự thật với một số người chỉ vì nó được chia sẻ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong một số cộng đồng trên internet, việc tập hợp một số lượng người trong thế giới ảo có chung một suy nghĩ tạo ra sức mạnh cho suy nghĩ đó trong những người chia sẻ nó. Vì vậy, mới tồn tại những cộng đồng tin hoàn toàn theo một chế độ ăn “thần thánh”, không cân bằng và không được chứng minh bởi khoa học, vì lí do đơn giản rằng những người trong diễn đàn, fanpage đó đều chung suy nghĩ như vậy.
 
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới những ý kiến chủ quan về dinh dưỡng là niềm tin tạo ra bởi thói quen và sự bảo vệ niềm tin của cá nhân một cách thiên vị. Đối với thực phẩm, khẩu vị và thói quen của chúng ta được tạo nên từ khi còn bé, bị tác động môi trường xung quanh và lối sống hằng ngày… Chúng ta không thực sự quyết định những gì chúng ta thích ăn uống mà ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thói quen. Có không ít những phản bác được đưa ra kiểu như “Chúng tôi luôn luôn ăn/làm như thế” hoặc “làm như thế chẳng thấy gây chết ai bao giờ”.
 
Ngoài ra, khi một người thấy rằng niềm tin của họ bị đặt câu hỏi, thì người đó sẽ phản ứng dữ dội để loại bỏ lý do đe doạ và càng thu mình lại trong những niềm tin của bản thân. Những nhà nghiên cứu đều cho rằng hiện tượng này là một điểm yếu của nhận thức hay một số gọi nó là “sự thiên vị xác nhận” (confirmation bias). Đây là một sự thiên vị nhận thức rất phổ biến, trong đó con người có xu hướng chỉ ghi nhận, tiếp thu hay đánh giá cao những thông tin, lí do mà ủng hộ cho ý kiến cá nhân, và cùng lúc gạt bỏ đi những thông tin, lí do đi ngược lại niềm tin bản thân. Nó như một dạng trí nhớ chọn lọc thông tin (chúng ta chỉ lưu lại những gì chúng ta muốn), kết hợp với một sự giải thích thiên vị (nếu thông tin theo chiều hướng như những gì ta nghĩ thì chắc chắn đó là một thông tin tốt, nếu không chắc chắn thông tin đó là sai). 
 
Cố tình thông tin không chính xác để trục lợi
 
Người tiêu dùng thường dễ bị hấp dẫn bởi những phương pháp, sản phẩm nói rằng sẽ có được kết quả lớn chỉ với nỗ lực nhỏ và trong thời gian ngắn. Những công cụ marketing hay những tuyên bố kiểu “nửa sự thật” dưới danh nghĩa khoa học thường dựa vào tâm lý đó để đánh lừa người tiêu dùng. Lợi dụng mong muốn có được những thông tin dinh dưỡng hữu dụng của mọi người, những người tự xưng là “chuyên gia” sẽ có những tuyên bố theo kiểu “sống khỏe mạnh không hề khó, chỉ cần làm điều này/ăn thực phẩm này/theo lời chỉ dẫn của tôi, mua quyển sách của tôi”. Họ dựa vào đó để bán cho chúng ta các loại sản phẩm từ thực phẩm tự chế, nước ép đến các viên thực phẩm chức năng. Những “chuyên gia” này chỉ đơn giản là muốn kiếm lợi, hoặc đôi khi cũng tin rằng họ đang làm điều tốt cho người khác. Trên thực tế, những lời khuyên này chỉ đề cập đến một phần của vấn đề hoặc hầu như không hề dựa trên các kết quả khoa học xác thực, cập nhật nhất.
 
Những thông tin kiểu này dễ dàng tiếp cận với người nghe, người tin vào nó còn do tình trạng hoài nghi cao và dễ dàng tin những điều không tốt về thực phẩm, dinh dưỡng. Một số người quá dễ dàng tin vào những điều không tốt trong thực phẩm được nghe, được kể lại dù những điều này chưa hề được chứng minh bởi nghiên cứu khoa học hay khẳng định bởi bất cứ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nào. 
 
Rất nhiều scandal về an toàn thực phẩm và sự lừa đảo tràn lan của không ít những người bán thực phẩm chức năng khiến chúng ta hình thành trong đầu một tư tưởng “nhìn đâu cũng thấy sâu”. Điều này phần nào cũng có ích vì chúng ta cẩn thận hơn trước mọi quyết định liên quan đến ăn uống, dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng có một số cá nhân hay tổ chức lợi dụng điều này để giật tít, gây hoang mang trong dân chúng rồi cùng lúc đưa ra các giải pháp, sản phẩm thương mại mà thực chất cũng không tốt đẹp như họ quảng bá. Người tiêu dùng nếu vội vã tin dùng các sản phẩm này có thể gặp hậu quả như chế độ ăn uống mất cân bằng gây ra những bệnh rối loạn chuyển hóa và những tổn hại khác cho sức khoẻ. Ví dụ cụ thể như các loại thức uống detox được quảng cáo tốt hơn và an toàn hơn các viên giảm cân (trên thực tế, các viên giảm cân không phải loại nào cũng hiệu quả và an toàn, đó là nguyên nhân khiến người tiêu dùng nghi ngờ và dễ dàng tin vào một giải pháp khác tưởng như an toàn hơn), làm cho người tiêu dùng không hiểu đúng, chỉ dùng thức uống này thay cho bữa ăn. Điều này khiến cho cơ thể thiếu chất đạm, thiếu năng lượng, làm đường huyết không ổn định, giảm sức đề kháng. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có bất kì nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên nào được tiến hành để kiểm tra tính hiệu quả của chế độ detox trên cơ thể người, tuy rằng nó là cần thiết để người tiêu dùng được biết đến tiềm năng tốt hay xấu của những chế độ giảm cân như thế này.
 
Những hậu quả của thông tin sai 
 
Thông tin dinh dưỡng sai lệch có thể khiến người sử dụng không ý thức được những thành phần độc hại ẩn chứa trong thực phẩm, sử dụng sai cách hay nghiêm trọng hơn là gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh. Những hậu quả này không chỉ dừng lại ở người trực tiếp tiếp nhận thông tin mà còn có thể lan toả đến người xung quanh và cả cộng đồng qua quá trình trao đổi thông tin và sinh hoạt ăn uống tập thể.
 
Những hậu quả kinh tế liên quan đến thông tin sai lệch cũng không hề nhỏ: từ việc chữa trị bệnh tật gây ra do hiểu sai về dinh dưỡng, đến chi phí tìm ra liệu pháp thay thế/kéo dài cách điều trị cũ do tác động của nguồn thực phẩm độc hại, chi phí cho quá trình điều tra sự thật của cơ quan chính quyền, phí tổn thu hồi sản phẩm gây hại cho sức khoẻ.
 
Những thông tin dinh dưỡng sai lệch còn khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào nhiều loại sản phẩm cho dù không độc hại. Họ cũng nảy sinh nghi ngờ với những công bố khoa học mới. Đáng sợ nhất là điều đó sẽ làm xuất hiện tư tưởng phó mặc không quan tâm đến dinh dưỡng vì hoang mang bởi thông tin.
 
Thông tin dinh dưỡng chuẩn và ba dạng thông tin sai lệch
 
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được rõ ràng giữa thông tin dinh dưỡng đúng đắn và thông tin không chính xác, hoặc xác định đâu là thông tin dinh dưỡng chuẩn, có độ xác thực cao, ngay cả đối với những người có kiến thức khoa học. 
 
Thông tin đúng đắn về dinh dưỡng là những nghiên cứu khoa học đã trải qua sự xem xét, đánh giá của hội đồng, chuyên gia một cách khách quan. Thông tin dinh dưỡng chuẩn là những thông tin có độ xác thực cao, dựa trên những quan sát theo thời gian, nghiên cứu trên cơ thể người với số lượng đáng tin cậy, cũng như có những phân tích tổng hợp. 
 
Thông tin sai lệch về dinh dưỡng là thông tin khoa học sai sót hoặc không đầy đủ. Những thông tin này được tạo ra do những mục đích xấu hay để phục vụ mục đích chủ quan (bán sản phẩm, gây sự chú ý của công chúng). Chúng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và kinh tế của người tiêu dùng. 
 
Thông tin sai lệch gồm ba dạng: thông tin chạy theo mốt, gian lận y tế, và những tuyên bố sức khỏe gây hiểu lầm. 
* Thông tin chạy theo mốt: là những thông tin về niềm tin không được kiểm chứng, xác thực và thường thái quá cho rằng việc ăn hay không ăn một vài loại thực phẩm, sản phẩm bổ sung có thể chữa bệnh, hay giúp giảm cân nhanh chóng. Những người tuyên truyền cho những dạng thông tin như thế này có thể chính là những nạn nhân của thông tin, công bố sức khỏe sai lệch, hoặc có thể tin một cách ngờ nghệch rằng họ đang mang đến cho người khác thông tin chính xác.
 
* Gian lận y tế: là những thông tin cũng có những điểm chung với thông tin chạy theo mốt, trừ một điểm là nó được làm ra do cố ý và vì mục đích lợi nhuận. Gian lận y tế là sự cổ vũ vì mục đích lợi nhuận cho một phương thuốc không có tác dụng hoặc chưa từng được chứng minh có tác dụng, nhưng lại được quảng cáo là cải thiện sức khỏe, vóc dáng.
 
* Cuối cùng, tuyên bố sức khỏe gây hiểu lầm khiến cho người tiêu dùng có những suy luận, khái quát hóa sai lầm về  ảnh hưởng của thực phẩm với sức khỏe. Ví dụ như một sản phẩm được quảng cáo, tuyên bố là “ít đường” nhưng lại chứa nhiều chất béo, hay sản phẩm thanh ngũ cốc được quảng cáo là “hạt đầy đủ vỏ” (chứa nhiều chất xơ hơn hạt thường) nhưng trên thực tế lại chứa rất ít vitamin, khoáng chất mà lại có lượng calo cao. Trong những trường hợp này, các tuyên bố gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến họ tin rằng sản phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe hơn so với thực tế.
 
Lê Đoàn Thanh Lâm
 
Theo: tiasang.com.vn

Chuyện tử tế ở Afghanistan

 
 
Nhóm Thiện nguyện Đèn lồng bên Bức tường Tử tế của mình.
 
Afghanistan, mảnh đất của chiến tranh và thương vong, nơi theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, số lượng thường dân thiệt mạng năm 2015 lên tới mức kỷ lục là 3.545 người và 7.457 trường hợp khác bị thương, nơi tưởng chừng ở mọi nơi mọi lúc mối ưu tiên hàng đầu của con người chỉ là làm sao để sống sót tới cuối ngày, nhưng trên thực tế người ta vẫn có chỗ dành cho những giá trị cao đẹp như lòng tử tế, sách và âm nhạc.
1. Bức tường Tử tế chống lại hiện thực khắc nghiệt
 
Cuối năm ngoái, Bức tường Tử tế đầu tiên được dựng lên ở Mashhad, Iran, và trong ba tháng tiếp theo ý tưởng này đã lan tới nhiều thành phố khác ở Iran rồi lan sang Pakistan và tới tận Hạ Môn ở miền Nam Trung Quốc.
 
Khi tới Afghanistan vào tháng 2/2016, ý tưởng này đã nhanh chóng được tiếp nhận và nhiều Bức tường Tử tế mọc lên ở các thành phố Mazar-i-Sharif, Lashkar Gah, Herat cũng như các tỉnh Faryab, Takhar và Baghlan. Nhưng ở Kabul, dường như không ai quan tâm đến điều đó cho tới khi cô bé Halima Behroz 16 tuổi xem một chương trình truyền hình nói về một bức tường ở Iran. Cô quay sang nói với anh trai Abdul Latif 17 tuổi: “Chúng mình hãy làm đi!”
 
Hai anh em đứng lên tập hợp bạn bè và thành lập Nhóm Thiện nguyện Đèn lồng gồm khoảng 20 học sinh trung học độ tuổi 14 – 17. Sau khi huy động tiền tiết kiệm của cả nhóm cộng với khoản quyên góp của một phụ huynh, họ đã có một khoản ngân sách là 100USD, đủ để mua sơn, đinh và mua vé xe buýt cho các thành viên trong nhóm.
 
Họ gặp phải những thử thách đầu tiên: chủ một tòa nhà tại khu trung tâm đông đúc Shar-e Naw từ chối hợp tác bởi lo ngại rằng bức tường sẽ khiến mọi người đổ xô lại xem, và điều đó rất dễ dụ một kẻ ném bom liều chết xuất hiện. Nhóm cũng bị trường Đại học Kabul từ chối vì cho rằng điều đó sẽ làm mất mỹ quan của trường.
 
Cuối cùng, hiệu trưởng trường Trung học Habibia đồng ý cho nhóm sử dụng các bức tường của trường. Nhóm đã sơn bức tường màu hồng da cam và viết lên đó những dòng chữ màu xanh, trong đó có câu “Lòng nhân đạo là ước mơ của tôi”, một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ người Afghanistan Maulana.
 
Tuy nhiên, một rắc rối khác lại xuất hiện: Bức tường Tử tế không nhận được nhiều sự tử tế cho lắm. Nhiều lần sau khi đã đóng đinh lên tường, ngày hôm sau nhóm quay lại thì có người đã nhổ hết đinh ra và mang đi. Những nhóm thanh niên thường tìm đến kiếm cớ gây sự với nhóm tình nguyện. Một vài người bảo thủ cũng lên tiếng chê trách khi thấy trang Facebook mà nhóm lập ra để quảng bá cho bức tường lại có hình ảnh nam nữ đứng “cặp kè” cạnh nhau, bởi trong nhóm có khá nhiều bạn nữ.
 
Nhưng rồi, vào tháng Ba vừa qua, trên hàng đinh mới đóng đã thấy treo hai áo phông, một áo sơ mi, một quần lính, và một áo khoác. Muhammad Hashem, người bảo vệ của trường Habibia, là “khách hàng” đầu tiên. Ông lấy chiếc áo sơ mi cho đứa con nhỏ của mình. Với mức thu nhập khoảng 85USD một tháng và bốn đứa con, hầu như ông không bao giờ dư tiền để mua sắm quần áo.
 
Những Bức tường Tử tế ở các nơi khác đã và đang được “tiếp tế” đầy đủ. Bức tường đầu tiên của Afghanistan tại thành phố Mazar-i-Sharif thường xuyên chật ních đồ. Những người nổi tiếng và các quan chức chính phủ nô nức tới đây để được chụp ảnh/ghi hình cảnh họ treo đồ quyên góp. 
 
Nhóm Thiện nguyện Đèn lồng vừa nghĩ ra một ý tưởng mới: Họ sẽ kéo nhau tới tận nhà của những gia đình giàu có ở Kabul để quyên góp quần áo. Và như vậy họ sẽ có thể “tiếp tế” cho bức tường của mình.
 
 
Ý tưởng của Bức tường Tử tế khá đơn giản: Dùng sơn sáng màu sơn lên bức tường phía ngoài các ngôi nhà; viết lên đó những khẩu hiệu nói về ý nghĩa của việc chia sẻ cho người nghèo; rồi đóng những chiếc đinh lên tường để người qua đường có thể treo quần áo họ muốn tặng cho người nghèo trên đó.
Các thông điệp trên những bức tường rất đa dạng – hòa bình, sự tử tế, thơ – nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa chung: “Nếu bạn không cần hãy để lại đấy, nếu bạn cần thì hãy mang đi.”
 
2. Đưa sách tới những vùng đất của bạo lực
 
Thoạt nhìn, nơi đây không có vẻ gì giống với một thư viện cho lắm: hai giá sách với khoảng 1.600 đầu sách và tạp chí trong một căn phòng ở tầng hầm nằm sâu trong một con hẻm tồi tàn ở huyện Panjwai, tỉnh Kandahar miền Nam Afghanistan, trung tâm cuộc nổi dậy đầu tiên của Taliban trong thập kỷ 1990 và là biểu tượng cho bi kịch và những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra. Thậm chí, chỉ cần nói rằng bạn đến từ Panjwai là đã đủ để khiến những người xung quanh hoảng sợ bỏ chạy.
 
Nhưng thông tin trên sổ theo dõi mượn sách cho thấy một phần cộng đồng ở đây, đặc biệt là những người trẻ, đang trân trọng bất kỳ cơ hội nào để thỏa mãn trí tò mò của mình. Hassanullah, 18 tuổi, vừa đăng ký mượn cuốn “Lịch sử Tổng quan”, Muhammad Rahim, 27 tuổi, mượn cuốn “Lửa địa ngục” ngày hôm trước và ngày hôm sau đã mang trả lại, cuốn sách ngay sau đó được một cậu bé 12 tuổi tên Nabi tới mượn. Taher Agha, 15 tuổi, thích cuốn “Về tình yêu và những người được yêu”, cô bé giữ cuốn sách tới 10 ngày mới đem trả. Một thanh niên khác chuẩn bị lập gia đình đạp xe 10km tới hỏi xem có cuốn “Xây tổ ấm” hay không.
 
Thư viện này chủ yếu là công lao xây dựng của Matiullah Wesa, một sinh viên 22 tuổi từ Kandahar và hiện đang theo học ngành khoa học chính trị ở Ấn Độ. Trong tám năm qua, tổ chức tình nguyện mà Wesa thành lập đã và đang nỗ lực mở lại các trường học bị đóng cửa vì bạo lực và mang sách tới những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc xung đột. Panjwai là điểm đến gần đây nhất của tổ chức này.
 
Một nỗi “phiền toái” đối với Muhammad Nasim Haidary, thủ thư và cũng là chủ nhà nơi thư viện mới đặt “bản doanh”, là sự xuất hiện của một vài độc giả nữ. Xã hội Afghanistan vẫn “kỳ thị” với việc viết tên phụ nữ ở nơi công cộng. Vì vậy, để theo dõi những người tới mượn sách, ông đã nghĩ ra cách đặt “biệt danh” cho các độc giả nữ để tránh ghi tên thật của họ vào sổ theo dõi. 
 
Tổ chức của Wesa bắt đầu một hành trình thu thập sách trên toàn quốc từ năm ngoái, và họ thu được khoảng 20.000 đầu sách trong một chiến dịch tập trung trên mạng xã hội. Những cuốn sách này đã giúp thành lập nên bảy thư viện khiêm tốn tại các tỉnh nổi tiếng vì tình trạng bạo động nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến: Helmand, Kandahar, Khost, Kunar và Wardak. Hiện Wesa đang rất hào hứng và anh đang lên kế hoạch mở thêm nhiều thư viện nhỏ nữa trong những năm tới. 
 
3. Chơi nhạc vì tương lai quê hương
 
Trong phòng tập tại trường Đại học Hunter, bang Manhattan, chàng trai 19 tuổi Elham Fanoos đang ngồi chăm chú luyện đàn trên bàn phím piano, một loại nhạc cụ xa lạ với quê nhà ở Afghanistan. 
 
Fanoos sinh năm 1997, một năm sau khi Taliban vào Kabul và bắt đầu lãnh đạo chính quyền. Dưới sự cai trị của Taliban, âm nhạc gần như bị loại trừ khỏi đời sống, các đĩa CD nhạc và nhạc cụ bị tiêu hủy còn các nghệ sĩ bị bỏ tù; tuy vậy, cha anh, một ca sĩ nhạc cổ điển người Ấn Độ, vẫn âm thầm hát và luyện giọng. Từ nhỏ Fanoos đã học chơi tabla, một cặp trống nhỏ vỗ bằng tay truyền thống trong vùng. Nhưng khi anh 12 tuổi, lúc này Taliban đã bị đẩy lui, cha anh khuyến khích chơi một nhạc cụ quốc tế, như piano chẳng hạn. Cùng thời điểm này, Viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan, học viện âm nhạc duy nhất tại đất nước này, được nhà âm nhạc học Ahmad Sarmast thành lập. Xuất thân là một trẻ mồ côi nên ông quyết định rằng một nửa số học viên sẽ đến từ các trại trẻ mồ côi và trẻ em đường phố. Nhiều học viên vừa học vừa làm, có người đi bán trứng luộc, có người bán túi nilon dạo. 
 
Khi danh tiếng của nhạc viện tăng lên, những mối đe dọa từ phiến quân cũng ngày một gia tăng. Năm 2013, dàn nhạc của họ tới Mỹ biểu diễn tại Phòng Hòa nhạc Carnegie Hall và Trung tâm Kennedy và khi trở về Kabul, trong lúc dàn nhạc đang chuẩn bị cho một buổi biểu diễn thì một kẻ đánh bom liều chết trà trộn vào đám khán giả ngồi phía sau ông Sarmast. Trong vụ nổ đó, ông Sarmast bị thương nặng và buộc phải đóng cửa trường một thời gian. Fanoos buộc phải đi tới chỗ khác để tập nhạc. Anh nảy ra một ý tưởng: khách sạn sang trọng nhất ở Kabul có một chiếc piano đặt ở sảnh nhưng ít khi được dùng nên anh sẽ tới đó chơi “trộm”.
 
Khi Fanoos đang chơi Chopin, bảo vệ lăm le cầm vũ khí đi vào, nhưng sau vài phút họ đã dịu lại. Buổi biểu diễn ngẫu hứng của anh đã dẫn tới sự ra đời của một buổi hòa nhạc chính thức cho cộng đồng ngoại giao ở Kabul. 
 
Về phía Fanoos, buổi hòa nhạc tại Carnegie Hall và các chương trình biểu diễn của anh trên YouTube đã đưa anh lọt vào tầm ngắm của giới âm nhạc New York.
 
“Tôi đã nhìn thấy cậu ấy trên YouTube và khá sửng sốt trước trình độ và “độ chín” trong cách chơi của cậu bé,” Geoffrey Burleson, giám đốc chuyên ngành piano tại trường Đại học Hunter, cho biết. Hiện ông đang là thầy dạy của Fanoos tại đó.
 
“Fanoos là một dấu hiệu cho thấy những thay đổi tích cực tại Afghanistan,” ông Sarmast nói, “rằng không ai có thể quay ngược lại bánh xe của lịch sử. Kể cả Taliban hay bất kỳ ai khác.”
 
Fanoos ước mơ trở thành một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp. Anh tâm sự: “Tôi muốn thế giới này có thêm nhiều nghệ sĩ piano người Afghanistan nữa. Tôi muốn thể hiện một khuôn mặt mới và tích cực của người dân Afghanistan, những người có thể làm điều gì đó hữu ích cho thế giới.” 
 
Quỳnh Ca tổng hợp

Thứ trưởng Trần Văn Tùng ” đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính”

Ngày 19/4/2016, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến và làm việc với Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) và kết quả hoạt động KH&CN năm 2015; kế hoạch hoạt động năm 2016 và những năm tiếp theo. 
 
Đại diện các đơn vị thuộc Bộ KH&CN tham gia Đoàn công tác gồm Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (KT-KT), Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định công nghệ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. 
 
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi làm việc với UBND Tỉnh
Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh và Lãnh đạo các Sở: Sở KH&CN, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư Pháp, Sở Thông tin và Truyền thông cùng đại diện một số ban, ngành khác của tỉnh Thái Nguyên.
 
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã nghe đại diện Lãnh đạo Sở Nội vụ báo cáo về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính; đại diện lãnh đạo Sở KH&CN báo cáo kết quả hoạt động KH&CN năm 2015, tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2017 và các năm tiếp theo của tỉnh Thái Nguyên.
 
Về kết quả thực hiện công tác CCHC: Cơ bản, công tác CCHC đã được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) giai đoạn 2015 – 2016. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương tương đối ổn định, từng bước tham mưu có hiệu quả. Về nhận thức của người đứng đầu, cán bộ, công chức các đơn vị, các cấp đối với công tác CCHC được nâng lên, trách nhiệm của các ngành, các cấp được phân định rõ ràng. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính tiếp tục được thực hiện có nề nếp, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân ngày càng được nâng cao, hồ sơ tồn đọng ít. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc dự thảo trình UBND Tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ… Các cơ quan, đơn vị tăng cường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo Đề án vị trí việc làm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng đáp ứng yêu cầu trong hoạt động công vụ, việc phân cấp quản lý được đẩy mạnh. Một số nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2011 – 2015 cơ bản đã được các sở, ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thời gian và hoàn thành theo đúng yêu cầu; đã góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI xếp thứ 7/63 tỉnh, thành và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI nằm trong tốp các tỉnh, thành đạt chỉ số cao nhất.
 
Về kết quả hoạt động KH&CN năm 2015: UBND Tỉnh đã ban hành 07 văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật KH&CN năm 2013; ban hành Quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ của Quỹ phát triển KH&CN Tỉnh nhằm đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN được quan tâm đẩy mạnh hơn thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên trong các lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Các đề tài, dự án KH&CN, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới được triển khai có tính ứng dụng cao và nhiều kết quả nghiên cứu đã được nhân rộng có hiệu quả trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đã góp phần nâng cao năng xuất lao động, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, năm 2015 cũng còn những tồn tại, hạn chế cần sự đóng góp, tác động tích cực hơn nữa của KH&CN trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn Tỉnh như: Chưa xây dựng và hình thành được các khu nông nghiệp công nghệ cao; vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ lẻ, phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy mô nhỏ, chưa có những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao của Tỉnh; Thị trường KH&CN còn nhỏ bé, do chưa tạo được môi trường cho thị trường phát triển. Giữa nghiên cứu ứng dụng và triển khai ra diện rộng còn có khoảng cách nhất định. Số lượng các đề tài, dự án KH&CN còn nhiều, dàn trải, kinh phí, quy mô nghiên cứu còn hạn chế, một số ít đề tài, dự án sau khi được nghiệm thu không có tính nhân rộng; Hoạt động KH&CN cấp huyện, thành phố, thị xã còn nhiều bất cập về nhân lực, kinh phí hoạt động, cơ chế chính sách để hoạt động. Công tác tham mưu cho UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN cấp huyện chưa kịp thời; Các đơn vị còn thiếu chủ động trong việc đề xuất triển khai các nhiệm vụ KH&CN; Công tác xã hội hóa các hoạt động KH&CN còn hạn chế, việc thực hiện đa dạng nguồn vốn cho hoạt động KH&CN còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh đã báo cáo những nét khái quát nhất về tiềm năng, thế mạnh, về tình hình phát triển KT-XH của Thái Nguyên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh, đồng chí Trịnh Việt Hùng thay mặt Lãnh đạo Tỉnh đề nghị Bộ KH&CN có hướng dẫn cụ thể trong thực hiện định mức chi tiêu đối với nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách Nhà nước; tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN của Tỉnh được tham gia thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất, đặt hàng với Bộ; xem xét cho phép sử dụng nguồn kinh phí khoa học hỗ trợ thực hiện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nhất là cấp xã; tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN của Tỉnh được tham gia và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đã đề xuất đặt hàng với Bộ KH&CN; giúp đỡ xây dựng và cấp kinh phí thực hiện Đề án nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Tỉnh; xây dựng cơ chế chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN cũng như chỉ đạo vấn đề thẩm định, đánh giá công nghệ đối với các dự án đầu tư trên địa bàn có sử dụng ngân sách nhà nước; giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong việc đổi mới công nghệ; nâng cao thương hiệu, giá trị của sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương đặc biệt là cây chè.
 
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đã đánh giá cao công tác cải cách hành chính của Tỉnh và đề nghị Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cải cách hành chính. Về hoạt động KH&CN, đồng chí yêu cầu tỉnh cần tăng cường đầu tư, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Để phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh là cây chè, tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ rà soát lại diện tích, quy trình sản xuất, xây dựng thị trường…để đưa vào chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia nhằm nâng cao, thương hiệu, giá trị của sản phẩm. Với các kiến nghị của Tỉnh, giao cho các đơn vị của Bộ tiếp thu, phối hợp với tỉnh để giải quyết kịp thời.
 
 
Đoàn thăm mô hình nuôi trồng thủy sản tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
 
Cùng ngày, Đoàn công tác Bộ KH&CN đã đến thăm mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc của trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên./.
 
Nguồn:  Ngô Xuân Cường, Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng chè an toàn

 
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Lê Thị Thanh Thủy – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã tiến hành Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái.
 
Kết quả đạt được qua quá trình nghiên cứu như sau:
 
Phục tráng thành công 2 giống chè Shan (Dòng chè SG1 và SG2) có chất lượng và năng suất cao bằng phương pháp chỉ thị phân tử.
 
Dòng chè SG1 đạt năng suất là 13,0 – 16,14 tấn/ha. Về chất lượng có hàm lượng chất tan là 46,03%, hàm lượng tanin là 37,32%, thử cảm quan chè xanh (ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị) đạt ≥15,2 điểm. 
 
Dòng chè SG2 đạt năng suất 10,04-12,86 tấn/ha. Về chất lượng có hàm lượng chất tan là 45,16%, hàm lượng tanin 31,63%, cảm quan chè xanh đạt ≥15,2 điểm. Cây chè phục tráng có sức sống, tỷ lệ sống sót giống chè Shan phục tráng cao hơn 13% so với loại chè không phục tráng. Môi trường thích hợp để nhân nhánh cây chè là N6+2mg/l BA +0,4mg/l IAA. Môi trường ra rễ cây chè là N6 +1,5mg/l BA +0.3 mg/l α-NAA. Đã nhân giống cây chè con từ 2 dòng chè chọn lọc từ cây chè Shan cổ thụ Suối Giàng (SG1 và SG2) và đưa vào trồng 4 ha chè Shan tại Suối Giàng và Bản Công (Yên Bái). Giống chè phục tráng đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế năng suất tăng 21-24%.
 
Chủng giống VSV có hoạt tính sinh học: Hoạt tính cố định nitơ đạt 342,7 – 427,2 nmol C2H4/ml/ngày. Hoạt tính sinh chất KTST thực vật là 103,48-162,70µg IAA/ml. Hoạt tính phân giải lân (đường kính VPG) là 16-18 mm. Hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh (đường kính VPG) là 15-80 mm. Hoạt tính phân giải xenlulo (đường kính VPG) đạt 30 mm, kế thừa được 2 chủng. Định danh VSV được 12 chủng như sau: 3 chủng vi khuẩn cố định nitơ tự do gồm VC03, TY02, YB03; 3 chủng phân giải lân là BL2, BL4, BL7; 3 chủng kích thích sinh trưởng là ST1, ST8, ST18 có các hoạt tính sinh học cao; 3 chủng vi khuẩn đối kháng VKĐK58, VKĐK313, VKĐK362 có các hoạt tính kháng nấm bệnh cao. 12 chủng này được đánh giá an toàn sinh học cho người và động vật máu nóng. Các chủng này có hoạt tính phân giải xenluno cao, sử dụng để xử lý nguyên liệu hữu cơ sản xuất phân bón được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Phù hợp với yêu cầu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh phòng bệnh cho cây chè tỉnh Yên Bái.
 
Chế phẩm vi sinh phòng bệnh: Có được 2 sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh chuyên dụng cho thâm canh và phòng chống bệnh chè đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Mật độ tế bào VSV đối kháng bệnh đạt 108 CFU/g, Giảm tỷ lệ bệnh là 50,9 – 77,58%. Chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh cho chè đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp dụng tốt tại các cơ sở sản xuất. Đạt tiêu chuẩn cấp cơ sở. Đảm bảo mật độ tế bào vi sinh vật hữu ích trong sản phẩm là 108 CFU/g, sau 6 tháng bảo quản. Xây dựng thành công quy trình sản xuất và sản xuất 10 tấn chế phẩm vi sinh để phòng bệnh chè Yên Bái.
 
Phân bón hữu cơ vi sinh: Ca, S, Mn lần lượt là 1,374%; 0,686%; 0,3%. B, Mn, Zn lần lượt là 0,0175; 0,03%; 0,08 và Acid humic là 3%. Độ pH là 6,0-7,0. Vi sinh vật là Bacillus; Azotobacter. Mật độ vi sinh vật có ích trên mỗi loại là ≥1.106CFU/g. Độ ẩm là 25-30%. Hữu cơ ≥22%. N-P2O5(hh)-K2O là 1,3-1-1%. Thời gian bảo quản ≥6 tháng. Phân hữu cơ vi sinh đảm bảo chất lượng sản phẩm và đạt tiêu chuẩn cấp cơ sở và mật độ tế bào VSV hữu ích trong sản phẩm là 106 CFU/g, sau 6 tháng bảo quản. Xây dựng được quy trình sản xuất và sản xuất 50 tấn phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh phòng bệnh cho cây chè tỉnh Yên Bái.
 
Việc xây dựng được 02 mô hình, 2 ha/mô hình tại xã Suối Giàng – huyện Văn Chấn và xã Bản Công – huyện Trạm Tấu tại tỉnh Yên Bái. Cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới (giống chè Shan SG1, phân bón hữu vi sinh VTN6-SHAN,chế phẩm vi sinh VTN7-ĐK, kỹ thuật trồng chè sạch, chăm sóc) giúp cho cây chè Shan trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng của cây, tăng khả năng sống sót, giảm bệnh hại chè (đốm nâu, phồng lá). Bên cạnh đó giảm chi phí đầu tư phân khoáng và thuốc bảo vệ thực vật, góp phần duy trì, nâng cao dinh dưỡng đất và bảo vệ môi trường. Các quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, quy trình sản xuất vi sinh phòng bệnh cho chè, quy trình thâm canh chè đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo xuất khẩu và dễ thực hiện. Các quy trình này đều được Hội đồng KH&CN cấp cơ sở đánh giá nghiệm thu.
 
Kết quả của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn loài gen cây chè Shan cổ thụ tại Suối Giàng quý hiếm, làm sáng tỏ hơn nữa khả năng ứng dụng các chủng vi sinh vật trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh cây trồng. Mỗi loại cây trồng sẽ có một loại phân đặc thù và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Các kết quả minh chứng rõ nét hiệu quả của việc áp dụng quy trình thâm canh chè năng suất cao và đảm bảo xuất khẩu.
 
Tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Mã số kho 11321-2015).
 
Nguồn:  P.T.T (NASATI)

Cung cấp dịch vụ chiếu xạ kiểm dịch đối với hàng hóa nông sản

Ngày 22/4/2016 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (Trung tâm) và khánh thành Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng Trung tâm phục vụ chiếu xạ kiểm dịch quả tươi xuất khẩu.
 
Tham dự có nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh và đại diện các cá nhân, ban ngành có liên quan.
 
 
Thứ trưởng Trần Việt Thanh phát biểu tại buổi Lễ
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, năm 1986, với sự hỗ trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia đã thành lập Trung tâm đầu tiên của Việt Nam tại Hà Nội. Với chức năng chính là thực hiện công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ chiếu xạ thực phẩm, giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và an ninh lương thực cho đất nước, Trung tâm đã triển khai hàng loạt nghiên cứu khoa học nhằm khẳng định ưu điểm công nghệ, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp chiếu xạ của Việt Nam.
 
Qua 30 năm phát triển, Trung tâm đã trở thành một cơ sở nghiên cứu, triển khai hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ bức xạ gồm các thiết bị chiếu xạ gamma nguồn Co – 60, máy gia tốc cyclotron 13 MeV,… Điều này đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo chất lượng nông sản thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ, thúc đẩy thương mại các loại thực phẩm trong và ngoài nước.
 
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ chiếu xạ kiểm dịch đối với hàng hóa nông sản miền Bắc (trước mắt là quả vải và nhãn), Bộ KH&CN đã quyết định đầu tư cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện Dự án Nâng cấp Trung tâm phục vụ chiếu xạ kiểm dịch hoa quả tươi xuất khẩu.
 
 
Lễ cắt băng khánh thành Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng Trung tâm phục vụ chiếu xạ kiểm dịch quả tươi xuất khẩu
 
“Xử lý chiếu xạ đã được xem là biện pháp hiệu quả để kiểm dịch hoa quả tươi xuất khẩu, kỹ thuật này đã được nhiều quốc gia phát triển như: Mỹ, Úc xem như biện pháp bắt buộc để kiểm dịch hoa quả tươi xuất khẩu”, Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh.
 
Thứ trưởng cũng mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tiếp tục hỗ trợ Trung tâm sớm được cấp phép của các nước nhập khẩu, trở thành địa chỉ tin cậy nhằm giúp nông sản miền Bắc tiếp cận các thị trường lớn, khó tính thay vì phải vận chuyển vào Nam.
 
 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho Trung tâm 
 
Tại buổi Lễ, Giám đốc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội Đặng Quang Thiệu cho biết, trong hoạt động nghiên cứu, thời gian qua, Trung tâm đã hoàn thành một số lượng lớn các nhiệm vụ KH&CN liên quan đến chiếu xạ như: chiếu xạ thực phẩm, khử trùng y tế, biến tính vật liệu polyme, công nghệ nano, sản xuất đồng vị 18F, dược chất phóng xạ,…
 
Ngoài ra, Trung tâm đã thiết lập các Chương trình hợp tác nghiên cứu với nhiều cơ sở khoa học và đào tạo chuyên ngành trong và ngoài nước nhằm tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ bức xạ trong nông nghiệp, y tế và xử lý môi trường,…
 
“Trên cơ sở có 04 loại trái cây tươi hiện nay của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Mỹ gồm thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và việc hoàn thành Dự án nâng cấp thiết bị chiếu xạ để kiểm dịch hoa quả tươi phục vụ xuất khẩu, Trung tâm có thể đáp ứng yêu cầu chiếu xạ kiểm dịch các loại quả trên và trở thành địa chỉ tin cậy để xử lý chiếu xạ quả tươi trước khi xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ, NewZealand trong thời gian tới”, ông Đặng Quang Thiệu cho biết.
 
 
Phòng điều khiển dây chuyền chiếu xạ tại Trung tâm 
 
Nguồn:  Ngũ Trịnh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Tự động hóa – một trong bốn lĩnh vực ưu tiên phát triển

“Đảng và Nhà nước đã coi tự động hóa là một trong 4 lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định đây là một trong bốn lĩnh vực công nghệ cao cần phải được tập trung, đầu tư”. Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, TS. Nguyễn Quân cho biết nhân Lễ kỷ niệm 15 năm Tạp chí Tự động hóa ngày nay ra số đầu tiên sáng ngày 22/4.
 
Sự ra đời của Tạp chí Tự động hóa ngày nay (Tạp chí) đánh dấu sự xây dựng của một nền tạp chí chuyên ngành, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Lễ kỷ niệm cũng là dịp nhìn lại chặng đường phát triển của Tạp chí, đồng thời đề ra các biện pháp, các ý kiến đóng góp xây dựng và phát triển Tạp chí trong giai đoạn tiếp theo.
 
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quân thay mặt cho Hội tự động hóa Việt Nam- cơ quan chủ quản của Tạp chí nhiệt liệt chúc mừng Tạp chí đã trải qua 15 năm hoạt động và có những thành công bước đầu được xã hội ghi nhận, được những người làm khoa học công nghệ nói chung và tự động hóa nói riêng coi là một địa chỉ tin cậy có thể công bố kết quả nghiên cứu của mình. 
 
 
Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Chủ tịch Hội Hội tự động hóa Việt Nam chia sẻ: 15 năm đối với một tạp chí khoa học không phải là dài nhưng nỗ lực của Ban biên tập, sự hợp tác của các nhà khoa học trong cả nước đã góp phần làm nên thành công của Tạp chí ngày nay. Chúng tôi tin tưởng trong giai đoạn sắp tới, Tạp chí tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nhất là khi Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập thế giới sâu rộng và toàn diện.
 
Nhân dịp này, thay mặt cho Hội tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Quân bày tỏ sự biết ơn đối với các nhà học, những người nếu thiếu họ Tạp chí không thể thành công bởi các sản phẩm, kết quả nghiên cứu của họ trong 15 năm qua được đăng tải trên Tạp chí giúp cho Tạp chí có độ tin cậy cao, có hệ số tương đối tốt trong hệ thống tạp chí được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng chức danh Nhà nước chấp nhận. 
 
 
Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân đã có đóng góp cho Tạp chí
 
Ông Trịnh Đình Đề, Tổng biên tập Tạp chí cho biết, trải quả 15 năm hình thành và phát triển, nội dung và hình thức của Tạp chí đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, các sự kiện trong nước liên quan đến KH&CN nói chung và tự động hóa nói riêng thường xuyên được cung cấp tới bạn đọc về tình hình ứng dụng, xu hướng phát triển kỹ thuật công nghệ, các sự kiện trên thế giới và khu vực.
 
Đặc biệt hơn, Tạp chí đã tạo được một diễn đàn KH&CN với luận đàm về chủ đề nóng của ngành, những bài viết chuyên sâu về nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng rộng rãi, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm, thông tin… góp ý hoàn thiện cho các nghiên cứu mới, ứng dụng mới tại từng cơ sở sản xuất cũng như từng doanh nghiệp.
 
Nhân dịp này, Hội tự động hóa Việt Nam cũng đã biểu dương tập thể và cá nhân đã có đóng góp cho Tạp chí.
 
 
Chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
 
Nguồn:  Mai Hà, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN