Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của phóng xạ phát ra từ nhà máy điện hạt nhân

 
 
 
TS. Nguyễn Tuấn Khải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân
 
Bước đầu góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân  là một trong những kết quả mà nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đạt được khi thực hiện đề tài KC-05.04/11-15 “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của phóng xạ phát ra từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trong điều kiện hoạt động bình thường và khi xảy ra sự cố, tai nạn theo các cấp độ khác nhau”.
Với yêu cầu phục vụ cơ quan pháp quy Việt Nam trong đánh giá phát thải phóng xạ của NMĐHN Ninh Thuận 1 sử dụng công nghệ VVER-1000, cung cấp số liệu tính toán phân bố liều bức xạ trong điều kiện làm việc bình thường và đánh giá phát thải phóng xạ, xây dựng bản đồ phân bố liều bức xạ, kế hoạch ứng phó sự cố trong một số kịch bản tai nạn giả định xảy ra tại NMĐHN Ninh Thuận 1, Viện Khoa học & Kỹ thuật hạt nhân đã được Bộ KH&CN giao thực hiện đề tài KC-05.04/11-15 "Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của phóng xạ phát ra từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trong điều kiện hoạt động bình thường và khi xảy ra sự cố, tai nạn theo các cấp độ khác nhau" thuộc chương trình KH&CN cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (KC-05).
 
Nghiên cứu phát tán phóng xạ bằng bộ phần mềm của cơ quan pháp quy Mỹ
 
Đây là đề tài nghiên cứu với phạm vi chuyên môn rộng, đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia và cán bộ nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, từ vật lý hạt nhân, công nghệ NMĐHN, an toàn bức xạ và đánh giá tác động môi trường, khí tượng học. TS. Nguyễn Tuấn Khải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân được giao nhiệm vụ chủ nhiệm đề tài, GS.TS. Phạm Duy Hiển, chuyên gia hàng đầu về an toàn bức xạ và đánh giá tác động môi trường, được mời với vai trò cố vấn khoa học của đề tài. Với thời gian thực hiện 3,5 năm (từ 1/2012 đến tháng 6/2015), đề tài đã hoàn thành ba mục tiêu quan trọng: 1. Đánh giá an toàn bức xạ đối với dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 dựa trên yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào, vận hành và làm chủ bộ phần mềm NRCDose72 do Cơ quan Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ cung cấp trong trường hợp NMĐHN vận hành bình thường, 2. Xây dựng các kịch bản tai nạn tại NMĐHN Ninh Thuận 1 theo thang sự cố/tai nạn hạt nhân quốc tế (INES), từ đó thu được các kết quả đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải, đánh giá các hậu quả tai nạn dựa trên các đặc trưng khí tượng và địa hình của vùng Ninh Thuận, xây dựng bản đồ phân bố liều và đề xuất kế hoạch ứng phó sự cố tùy theo cấp độ tai nạn. 3. Bước đầu góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân dựa trên yêu cầu nghiên cứu mô hình tính toán và đánh giá vận chuyển, phát tán chất phóng xạ trong môi trường. Các kết quả thu được trong khuôn khổ đề tài có thể hỗ trợ Cơ quan Pháp quy Việt Nam trong đánh giá an toàn và thẩm định báo cáo phân tích an toàn (SAR) đối với dự án ĐHN Ninh Thuận 1.
 
Quy trình đánh giá liều bức xạ đối với dân chúng mà nhóm nghiên cứu thực hiện đã được thực hiện theo hướng dẫn chặt chẽ của Cơ quan Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (USNRC), bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ điện hạt nhân sử dụng, vềkhí tượng thủy văn và địa hình, về phân bố dân cư, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, chế biến sữa… Tất cả số liệu này được thu thập và xử lý để xây dựng bộ số liệu đầu vào cho các tính toán số hạng nguồn phóng xạ phát thải và phân bố liều bức xạ trong bán kính 80 km từ vị trí nhà máy trên cơ sở sử dụng bộ phần mềm tiêu chuẩn NRCDose72 do Trung tâm Ứng phó sự cố (NRA) trực thuộc USNRC cung cấp, bao gồm các phần mềm LADTAP2, GASPAR2, XOQDOQ, và hai phần mềm khác GALE86 và RASCAL4.3. Đây là bộ phần mềm mà NRA đã dùng để cấp phép cho các dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới NMĐHN, gần đây nhất được sử dụng vào việc đánh giá an toàn bức xạ cho dự án NMĐHN của Hàn Quốc xây dựng ở Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Bản quyền phần mềm do NRA trao đã cho phép nhóm nghiên cứu có thể sử dụng cho 4 copy, 4 máy tính với thời gian vĩnh viễn, thậm chí nếu phát triển tính năng mới, NRA sẽ gửi bản cập nhật để các nhà nghiên cứu Việt Nam kịp thời bổ sung, chỉnh sửa. Từ việc xử lý dữ liệu trên bộ phần mềm NRCDose72, các kết quả đánh giá cho phép kết luận: công nghệ lò phản ứng VVER được xem xét lựa chọn đối với dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 đáp ứng các yêu cầu an toàn phóng xạ đối với con người và môi trường trong điều kiện làm việc bình thường theo quy định của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
 
 
Sách chuyên khảo "Đánh giá phát tán phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1", một trong những sản phẩm của đề tài nghiên cứu.
 
Để tìm hiểu số hạng nguồn và nghiên cứu phát tán phóng xạ trong trường hợp xảy ra tai nạn NMĐHN, nhóm đề tài đã xây dựng 4 kịch bản tai nạn giả định đối với NMĐHN Ninh Thuận 1 từ cấp độ 4 đến 7 theo thang phân loại cấp độ sự cố/tai nạn quốc tế (INES). Kịch bản được xây dựng dựa trên các hiện tượng và sự cố tiêu biểu vẫn thường xảy ra với các NMĐHN trên thế giới như mất nước tải nhiệt vùng hoạt (LOCA), nứt (vỡ) đường ống trong hệ thống tải nhiệt, sự cố mất nguồn điện lưới (SBO). Các kết quả thu được bao gồm phân bố hoạt độ và liều bức xạ, tỉ số nồng độ tương đối D/Q, xây dựng cácbản đồ phân bố hoạt độ phóng xạ và liều bức xạ, đề xuất quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ), vùng cấm dân cư (EBA) và kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Đây là các số liệu cần thiết đối với Cơ quan pháp quy tham khảo, sử dụng trong phân tích an toàn vàtrong việc hoạch định các kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi có tai nạn hạt nhân xảy ra cũng như hỗ trợ đánh giá mức rủi ro, thiệt hại trong xem xét tính khả thi, hiệu quả kinh tế cùng mối tương quan với an toàn hạt nhân, bảo vệ bức xạ của dự án NMĐHN.
 
Quá trình thực hiện đề tài cho thấy vai trò hết sức quan trọng của số liệu quan trắc khí tượng trong môi trường khí và số liệu đo đạc thủy văn, dòng chảy ở môi trường biển Ninh Thuận. Đây là các số liệu có yếu tố quyết định đến độ chính xác trong đánh giá kết quả tính toán cả về giá trị và hướng quỹ đạo di chuyển. Trong giai đoạn tới khi chúng ta tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hai dự án ĐHN Ninh Thuận thì việc bổ xung thiết bị đo cho các trạm quan trắc đã có, xây dựng thêm một số trạm quan trắc để có được cơ sởsố liệu theo yêu cầu như hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời,độ mây, nhiệt độ tại một số độ cao tiêu chuẩn tại hai vị trí NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2.
 
Những đề xuất
 
Song song với việc chuẩn bị cho các dự án xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2, chúng ta cũng cần xây dựng năng lực nghiên cứu đánh giá đối với tác động từ các chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của các nước láng giềng. Theo dự kiến trong thời gian 2015-2016, Trung Quốc đưa vào vận hành 2 lò phản ứng CPR-1000 với công suất 1080 MW thuộc dự án NMĐHN tại thành phố cảng Phòng Thành, Quảng Tây. Vị trí nhà máy chỉ cách thành phố Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 60 km. Điều này đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu vấn đề phát tán phóng xạ và đánh giá tác động môi trường đối với nước ta do phát thải phóng xạ từ NMĐHN Phòng Thành trong trường hợp nhà máy hoạt động bình thường và khi xảy ra sự cố/tai nạn. Từ suy nghĩ này, nhóm đề tài đề xuất một số nội dung nghiên cứu và công việc cần triển khai trong thời gian tới:
 
– Nghiên cứu đánh giá và thu thập các tham số kỹ thuật đặc trưng của công nghệ lò phản ứng CPR-1000, cần thiết để xây dựng cơ sở số liệu đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải;
 
– Xây dựng trạm quan trắc khí tượng tại một số tỉnh giáp biên giới để có được cơ sở số liệu khí tượng cần thiết cho nghiên cứu phát tán;
 
– Thu thập và xử lý số liệu địa hình từ NMĐHN Phòng Thành đến các tỉnh biên giới của nước ta;
 
– Xây dựng trạm quan trắc phóng xạ môi trường tại một số tỉnh biên giới (đã có trong dự án mạng quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia);
 
–  Nghiên cứu xây dựng một số kịch bản tai nạn giả định tại NMĐHN Phòng Thành;
 
Để xây dựng kế hoạch tổng thể trong triển khai và thực hiện các đề xuất nói trên cần có sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo ba đơn vị trong ngành năng lượng nguyên tử của Bộ KHCN là Viện NLNTVN, Cục ATBXHN và Cục NLNT.  
 
Khi đi vào hoạt động NMĐHN sẽ thải một lượng phóng xạ nhất định ra môi trường, chất phóng xạ khi vận chuyển trong môi trường, lắng đọng trên mặt đất sẽ gây ra tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, nghiên cứu quá trình vận chuyển, phát tán các chất phóng xạ phát thải từ NMĐHN, đánh giá liều bức xạ đối với dân chúng trong điều kiện nhà máy vận hành bình thường là yêu cầu rất cấp thiết, mang tính pháp quy đối với một dự án NMĐHN.  
 
Nguyễn Tuấn Khải
 
Nguồn: tiasang.com.vn
 

Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt

 
 
Cần đẩy mạnh triển khai việc nuôi tôm đúng khoa học tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: nongnghiep.vn
 
Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt sẽ ngày càng đi sâu hơn vào đất liền là một thực tế không cưỡng lại thiên nhiên được. Do vậy chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là một tài nguyên quí, để chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững.
Hạn hán đầu nguồn kéo theo xâm nhập mặn ven biển
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị thiệt hại bởi tình trạng khí hậu biến đổi khôn lường từ thập kỷ qua. Đặc biệt trong năm 2015, nông nghiệp thế giới bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng El Nino xuất phát từ vùng xích đạo Đông Thái Bình Dương khi nhiệt độ mặt biển tăng cao hơn bình thường. Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ nước biển tăng cao tạo ra một hệ thống áp thấp nhiệt đới lan ra cả vùng rộng lớn. Hệ thống áp thấp kéo theo hệ lụy dây chuyền cho các hệ áp cao và áp thấp trên khắp địa cầu. Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thì mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhiệt độ nước biển tăng cao do hoạt động của con người thải ra ngày càng nhiều khí nhà kính vào khí quyển (chủ yếu do xe cộ và nhà máy phun khói, sử dụng đất nông nghiệp và rừng bao gồm chất thải chăn nuôi, trồng lúa nước bón phân không đúng kỹ thuật và đốt đồng) làm cho bầu khí quyển nóng lên thêm. Những tác động khác của con người làm cho đất đai bị hạn hán bao gồm đắp đập thủy điện hoặc đập chứa nước ở thượng nguồn con sông, khai thác rừng đầu nguồn quá giới hạn (để lấy gỗ hoặc để trồng cây lương thực), mở rộng vùng trồng trọt, nhất là trồng lúa, tiêu tốn quá nhiều nước ngọt trong mùa nắng ráo. Các chuyên gia khí tượng tiên đoán là đến tháng 8/2017 thì chu kỳ ngược của El Nino là La Nina sẽ xuất hiện mang đến ngập lụt cho các vùng hạn hán hiện nay.
 
Trong số các quốc gia dọc sông Cửu Long (nay chỉ còn Thất Long, vì sông Ba Lai ở Bến Tre bị bồi lắng cạn dần nên nhà nước cho đắp đập kín luôn để ngăn mặn, và sông Ba Thắc trên Cù Lao Dung, Sóc Trăng đã bị phù sa bồi lấp tự nhiên không còn dấu vết), Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có tưới trong mùa khô (Đông-Xuân) từ hơn 35 năm nay, giúp cho sản lượng lúa tăng gấp năm lần so với năm 1974, đạt 25,5 triệu tấn lúa năm 2014. Nhờ đó, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng tự túc lương thực, xuất khẩu hằng năm 6-7 triệu tấn gạo. Theo gương Việt Nam, các nước khác dọc sông Mekong cũng mở thêm diện tích lúa cao sản ngắn ngày vụ Đông Xuân, từ Vân Nam (Trung Quốc), xuống đến Lào và Campuchia. Và mới hai năm gần đây, Thái Lan cũng đắp đập lấy nước sông Mekong về tưới cho vùng Đông Bắc của họ. Thêm vào đó, hệ thống trên 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ Vân Nam sang Lào chắc chắn ảnh hưởng xấu đến lượng nước cuối nguồn. Như thế khối lượng dòng chảy sông Mekong về đến ĐBSCL sẽ tiếp tục giảm, rõ nét nhất là trong mùa khô (Đông Xuân).
 
Theo các chuyên gia thủy văn nắm rõ lịch sử ngập lũ của vùng hạ lưu sông Mekong, sự cung cấp nước ngọt và sự ngập lũ của ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa trong mùa gió mùa Tây Nam mà hai hồ chứa lớn nhất là Tonle Sap (Biển Hồ) và Đồng Tháp Mười (ĐTM) xưa kia đã chứa nước cho cả vùng. Ngày nay rừng đầu nguồn quanh Biển Hồ đã bị khai thác gần hết, đất bị xói mòn lấp cao đáy hồ nên lượng nước chứa lại không được bao nhiêu để chuyển qua cho ĐB Sông Mekong, và ĐTM cũng không còn là vùng trũng như trước nữa, thay thế bởi trên 700.000 hecta ruộng lúa 2-3 vụ/năm, nên đáp ứng nhu cầu nước tưới lúa bây giờ phải bơm từ sông Mekong chứ không thể từ hồ chứa ĐTM được. Trong toàn cảnh hệ thống sông Mekong từ Tây Tạng đến Campuchia là như thế, chúng ta tuy có Ủy hội Sông Mekong quốc tế nhưng vẫn không tin vào sự nhượng bộ của quốc gia nào trên thượng nguồn, nên phải lo lấy thân ta trong thực tế nước sông Mekong về đến địa phận khu Tây Nam Bộ bây giờ ngày càng giảm như đã nói ở trên.
 
Nghịch lý trong sản xuất lúa gạo Việt Nam
 
Những năm nước ta thiếu ăn, hạt lúa thật sự quí như hạt ngọc, xứng đáng cho tất cả chi phí và công lao cả nước đã đầu tư vào. Nông dân làm ra bao nhiêu lúa cũng đều có nơi giành giựt tiêu thụ ngay. Nhưng bây giờ lúa chín đầy đồng, cả nước dư thừa mỗi năm trên dưới 20 triệu tấn lúa, cố gắng bán rẻ lắm ta mới chỉ xuất được 2/3 số lượng đó. Nông dân thu hoạch lúa xong là phải bán ngay với giá rẻ để thanh toán nợ nần, mùa nào cũng thế, không có dư bao nhiêu, người nông dân trồng lúa suốt 40 năm nay vẫn còn nghèo. Giá lúa gạo Việt Nam quá thấp vì người mua trong nước cũng như ngoài nước biết khối lượng cung quá lớn mà khối lượng cầu không tăng bao nhiêu. Thêm vào đó, chất lượng gạo của chúng ta chưa được tin tưởng vì không ngon và không truy nguyên được nguồn gốc, không biết có thật là an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Mặt khác, chính sách nhà nước định giá lúa gạo thấp chủ yếu để cho người tiêu dùng Việt Nam có thể mua được dễ dàng. Hạch toán giá thành của lúa gạo, chúng ta không đưa phí nước ngọt vào giá thành, mà coi nước ngọt là của trời cho. Vô tình những người nước ngoài ăn gạo của Việt Nam cũng được nhà nước Việt Nam bao cấp luôn tiền nước ngọt. Thông thường nếu trồng mỗi hecta đạt 5 tấn lúa thì phải tốn 5.000-6.750 m3 nước. So với cây ăn trái nhiệt đới, mỗi hecta vườn chỉ tốn khoảng 150 m3 nước ngọt.
 
Quyết định 899/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể để sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn, cho chuyển đất lúa sang nuôi trồng cây con có giá trị cao hơn lúa mà sử dụng tiết kiệm nước ngọt, tuy đã ban hành từ tháng 6/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì đáng biểu dương. Chúng ta thấy rõ gần như không có chuyển biến gì tại các vùng đất ven biển không thích hợp trồng lúa trong mùa nắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và lãnh đạo các địa phương không có nước ngọt trong mùa nắng vẫn chỉ đạo cho dân tiếp tục trồng lúa, bất chấp những cảnh báo khoa học. Và khi hạn hán trở nên ngày càng gay gắt, nguồn nước ngọt không về đủ, nhường chỗ cho nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền giết hại “lúa cải trời” thì trong nhiều ngày qua các phương tiện truyền thông của Việt Nam tường thuật quá nhiều về hiện trạng nước biển tiến sâu vào đất liền làm ảnh hưởng hàng trăm ngàn hecta lúa vùng ven biển của vùng Tây Nam Bộ, trong đó theo Bộ NN&PTNT có khoảng 58.300 hecta lúa sẽ bị thiệt hại. Chính quyền bốn tỉnh ven biển đang huy động sức người và sức của để cứu lúa. Và ngành nông nghiệp đang dự kiến một số dự án tiếp tục đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng mặn thiên nhiên này để nông dân tiếp tục trồng lúa an toàn. Họ coi thường Quyết định 899/QĐ-TTg. Vào Internet, trên trang Google, ta gõ “rice damaged by salinity intrusion 2016” thấy tin từ Việt Nam là phần lớn, một ít tin từ Bangladesh. Nếu gõ tiếng Việt “lúa thiệt hại do xâm nhập mặn 2016” thì hầu như chỉ có tin từ Việt Nam. Thái Lan cũng đang bị hạn hán (không bị mặn) gay gắt nhất trong 50 năm làm thiệt hại mùa màng và nước sinh hoạt trong 12 tỉnh. Nhưng phần lớn tin tức xâm nhập mặn chỉ nói đến khía cạnh cây lúa, cho nên đã gây nên dư luận xem nước mặn quả là kẻ thù mà mọi người cần phải chống, bằng mọi cách.
 
Mưa bão, ngập lụt, hạn hán đều là thiên tai chứ có ai muốn. Có người hỏi tại sao lúc thời điểm này thiên tai lại ghét nông dân trồng lúa của bốn tỉnh ven biển miền Tây dữ dội thế? Có rất nhiều lý do mà báo đài và các cấp thẩm quyền đã nêu, nhưng lý do thực tế nhất mà có vài chuyên gia đã nói nhưng ít được phổ biến là thiên nhiên đã và đang phạt những ai cố trồng lúa trong điều kiện không thích hợp – tức là trong mùa không nước ngọt tại vùng mặn. Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng lại ít được phổ biến, đó là những người nuôi tôm sau khi thu hoạch lúa của tỉnh Bạc Liêu. Hằng năm những nông dân thực hiện hệ thống canh tác lúa – tôm muốn có nước mặn để nuôi tôm nhưng phải đấu tranh với nông dân trồng lúa không cho nước mặn vào vùng này, rốt cuộc rồi cả lúa và tôm đều bị thiệt hại.
 
Hướng phát triển bền vững với tài nguyên nước có sẵn tại hạ lưu sông Mêkong
 
Đến thời điểm này tất cả chúng ta đang sẵn sàng bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Đại hội Đảng Đổi mới, thì sự đổi mới trước tiên trong phát triển kinh tế Việt Nam là sự đổi mới tư duy, cách nghĩ và cách làm thế nào vừa sức với ngân sách quốc gia, sử dụng tài nguyên hợp lý sao cho đa số nông dân có thể bắt đầu làm giàu. Nông dân không thể làm giàu bằng lúa gạo, như kinh nghiệm 40 năm qua cho thấy rất rõ. Trồng lúa phải tiêu tốn khối lượng ngân sách khổng lồ, tiêu tốn khối lượng nước ngọt quí hiếm rất lớn đáng lẽ phải dành cho nước sinh hoạt của dân ven biển. Nhưng giá lúa thì luôn thấp mà đầu ra rất bấp bênh khiến nhà nước lại phải bỏ tiền ra mua tạm trữ, dân không lời được bao nhiêu. Vì vậy, chính sách “an ninh lương thực” đã làm tốt nhiệm vụ lịch sử từ lâu rồi, bây giờ phải sang chính sách “tái cơ cấu nông nghiệp” cho vùng ĐBSCL theo hướng:
 
a. Vùng nước ngọt hoàn toàn:
 
1) Tập trung đầu tư sản xuất lúa cao sản và đặc sản phù hợp. Triệt để áp dụng phương pháp tưới lúa tiết kiệm nước theo qui trình GAP. Trong qui hoạch cho cây lúa cao sản của đồng bằng sông Mekong, từ khi chúng ta sử dụng lúa ngắn ngày, chúng tôi đã bố trí trồng hai vụ đông xuân và hè thu, để mùa lũ tự nhiên cho khai thác thủy sản thiên nhiên. Không nên sản xuất lúa vụ ba.
 
2) Một phần đất có thể trồng rau, quả cao cấp trong hệ thống bao đê ngăn lũ và giữ nước ngọt trong mùa mưa lũ. Áp dụng qui trình GAP.
 
b. Vùng mặn ven biển: đây là tài nguyên quí chỉ có ở nước ta, các nước thượng nguồn không thể có được.
 
1) Vùng đất sau bờ biển (đất giồng cát, đất cao): trồng cây ăn trái, hoa màu phụ trên đất cao hoặc đất liếp, xây dựng đìa (ao sâu) giữa các giồng cát để chứa nước ngọt trong mùa mưa để dành tưới cây ăn trái, hoa màu phụ trong mùa nắng.
 
2) Vùng còn rừng ngập mặn: áp dụng qui trình tôm-rừng hoặc thủy sản rừng.
 
3) Vùng đã bị xóa rừng để nuôi tôm: xây dựng hệ thống thủy lợi điều khiển hệ thống nước mặn pha lợ nuôi tôm đúng khoa học. Đưa nhà máy chế biến thủy sản vào làm trung tâm và sắp xếp dân nuôi tôm vào cơ sở hạ tầng mới này.
 
4) Vùng ven biển thường trồng lúa trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa khô, chúng ta bố trí một vụ lúa cao sản trong mùa mưa, và khi dứt mưa thu hoạch lúa xong, lúc ruộng lúa đang còn sình lầy thì nông dân cho nước mặn lên ruộng để nuôi tôm, các kèo, cua, v.v. đạt lợi tức trên ba lần lúa với nước mặn.
 
Trong thời gian qua, nhiều nông dân gần nguồn nước mặn đã áp dụng kỹ thuật trồng lúa – nuôi tôm, trở nên khá giả. Nhiều nông dân khác trong vùng ngọt hóa đã lén phá đập ngăn mặn để lấy nước mặn nuôi tôm, đạt kết quả trong vài năm đầu rất khả quan, xây nhà mới, tậu nhiều vật dụng sang trọng. Tất cả họ đều hành động một cách tự phát, bất hợp pháp, ngược với chủ trương sản xuất lương thực của nhà nước. Những vuông tôm của họ được xây dựng nối tiếp nhau một cách vô tổ chức, nước thải từ vuông tôm này được vuông tôm kia hứng, làm cho bệnh tôm lây lan ngày càng trầm trọng, khiến nhiều người nuôi tôm trở nên sạt nghiệp sau vài năm làm giàu trước đó. Nhìn sang các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia, công nghệ nuôi tôm được nhà nước cho đầu tư một cách khoa học, nông dân sản xuất rất yên tâm và hiệu quả cao.
 
* * *
 
Trong thời đại tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với khí hậu biến đổi khôn lường, nước ngọt là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm không tái tạo được thì chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là một tài nguyên quí, từ đó chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững tại vùng nhiễm mặn, như hệ thống lúa-tôm, lúa-cá, v.v., vườn cây ăn trái…  để nhanh chóng tăng GDP bình quân đầu người Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra.
 
Võ Tòng Xuân
 
Nguồn: tiasang.com.vn

Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt

 
 
Cần đẩy mạnh triển khai việc nuôi tôm đúng khoa học tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: nongnghiep.vn
 
Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt sẽ ngày càng đi sâu hơn vào đất liền là một thực tế không cưỡng lại thiên nhiên được. Do vậy chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là một tài nguyên quí, để chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững.
Hạn hán đầu nguồn kéo theo xâm nhập mặn ven biển
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị thiệt hại bởi tình trạng khí hậu biến đổi khôn lường từ thập kỷ qua. Đặc biệt trong năm 2015, nông nghiệp thế giới bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng El Nino xuất phát từ vùng xích đạo Đông Thái Bình Dương khi nhiệt độ mặt biển tăng cao hơn bình thường. Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ nước biển tăng cao tạo ra một hệ thống áp thấp nhiệt đới lan ra cả vùng rộng lớn. Hệ thống áp thấp kéo theo hệ lụy dây chuyền cho các hệ áp cao và áp thấp trên khắp địa cầu. Vì thế thời tiết thay đổi khó lường, cùng một thời điểm mà nơi thì mưa bão, nơi thì khô hạn. Nhiệt độ nước biển tăng cao do hoạt động của con người thải ra ngày càng nhiều khí nhà kính vào khí quyển (chủ yếu do xe cộ và nhà máy phun khói, sử dụng đất nông nghiệp và rừng bao gồm chất thải chăn nuôi, trồng lúa nước bón phân không đúng kỹ thuật và đốt đồng) làm cho bầu khí quyển nóng lên thêm. Những tác động khác của con người làm cho đất đai bị hạn hán bao gồm đắp đập thủy điện hoặc đập chứa nước ở thượng nguồn con sông, khai thác rừng đầu nguồn quá giới hạn (để lấy gỗ hoặc để trồng cây lương thực), mở rộng vùng trồng trọt, nhất là trồng lúa, tiêu tốn quá nhiều nước ngọt trong mùa nắng ráo. Các chuyên gia khí tượng tiên đoán là đến tháng 8/2017 thì chu kỳ ngược của El Nino là La Nina sẽ xuất hiện mang đến ngập lụt cho các vùng hạn hán hiện nay.
 
Trong số các quốc gia dọc sông Cửu Long (nay chỉ còn Thất Long, vì sông Ba Lai ở Bến Tre bị bồi lắng cạn dần nên nhà nước cho đắp đập kín luôn để ngăn mặn, và sông Ba Thắc trên Cù Lao Dung, Sóc Trăng đã bị phù sa bồi lấp tự nhiên không còn dấu vết), Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có tưới trong mùa khô (Đông-Xuân) từ hơn 35 năm nay, giúp cho sản lượng lúa tăng gấp năm lần so với năm 1974, đạt 25,5 triệu tấn lúa năm 2014. Nhờ đó, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng tự túc lương thực, xuất khẩu hằng năm 6-7 triệu tấn gạo. Theo gương Việt Nam, các nước khác dọc sông Mekong cũng mở thêm diện tích lúa cao sản ngắn ngày vụ Đông Xuân, từ Vân Nam (Trung Quốc), xuống đến Lào và Campuchia. Và mới hai năm gần đây, Thái Lan cũng đắp đập lấy nước sông Mekong về tưới cho vùng Đông Bắc của họ. Thêm vào đó, hệ thống trên 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ Vân Nam sang Lào chắc chắn ảnh hưởng xấu đến lượng nước cuối nguồn. Như thế khối lượng dòng chảy sông Mekong về đến ĐBSCL sẽ tiếp tục giảm, rõ nét nhất là trong mùa khô (Đông Xuân).
 
Theo các chuyên gia thủy văn nắm rõ lịch sử ngập lũ của vùng hạ lưu sông Mekong, sự cung cấp nước ngọt và sự ngập lũ của ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa trong mùa gió mùa Tây Nam mà hai hồ chứa lớn nhất là Tonle Sap (Biển Hồ) và Đồng Tháp Mười (ĐTM) xưa kia đã chứa nước cho cả vùng. Ngày nay rừng đầu nguồn quanh Biển Hồ đã bị khai thác gần hết, đất bị xói mòn lấp cao đáy hồ nên lượng nước chứa lại không được bao nhiêu để chuyển qua cho ĐB Sông Mekong, và ĐTM cũng không còn là vùng trũng như trước nữa, thay thế bởi trên 700.000 hecta ruộng lúa 2-3 vụ/năm, nên đáp ứng nhu cầu nước tưới lúa bây giờ phải bơm từ sông Mekong chứ không thể từ hồ chứa ĐTM được. Trong toàn cảnh hệ thống sông Mekong từ Tây Tạng đến Campuchia là như thế, chúng ta tuy có Ủy hội Sông Mekong quốc tế nhưng vẫn không tin vào sự nhượng bộ của quốc gia nào trên thượng nguồn, nên phải lo lấy thân ta trong thực tế nước sông Mekong về đến địa phận khu Tây Nam Bộ bây giờ ngày càng giảm như đã nói ở trên.
 
Nghịch lý trong sản xuất lúa gạo Việt Nam
 
Những năm nước ta thiếu ăn, hạt lúa thật sự quí như hạt ngọc, xứng đáng cho tất cả chi phí và công lao cả nước đã đầu tư vào. Nông dân làm ra bao nhiêu lúa cũng đều có nơi giành giựt tiêu thụ ngay. Nhưng bây giờ lúa chín đầy đồng, cả nước dư thừa mỗi năm trên dưới 20 triệu tấn lúa, cố gắng bán rẻ lắm ta mới chỉ xuất được 2/3 số lượng đó. Nông dân thu hoạch lúa xong là phải bán ngay với giá rẻ để thanh toán nợ nần, mùa nào cũng thế, không có dư bao nhiêu, người nông dân trồng lúa suốt 40 năm nay vẫn còn nghèo. Giá lúa gạo Việt Nam quá thấp vì người mua trong nước cũng như ngoài nước biết khối lượng cung quá lớn mà khối lượng cầu không tăng bao nhiêu. Thêm vào đó, chất lượng gạo của chúng ta chưa được tin tưởng vì không ngon và không truy nguyên được nguồn gốc, không biết có thật là an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Mặt khác, chính sách nhà nước định giá lúa gạo thấp chủ yếu để cho người tiêu dùng Việt Nam có thể mua được dễ dàng. Hạch toán giá thành của lúa gạo, chúng ta không đưa phí nước ngọt vào giá thành, mà coi nước ngọt là của trời cho. Vô tình những người nước ngoài ăn gạo của Việt Nam cũng được nhà nước Việt Nam bao cấp luôn tiền nước ngọt. Thông thường nếu trồng mỗi hecta đạt 5 tấn lúa thì phải tốn 5.000-6.750 m3 nước. So với cây ăn trái nhiệt đới, mỗi hecta vườn chỉ tốn khoảng 150 m3 nước ngọt.
 
Quyết định 899/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể để sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn, cho chuyển đất lúa sang nuôi trồng cây con có giá trị cao hơn lúa mà sử dụng tiết kiệm nước ngọt, tuy đã ban hành từ tháng 6/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì đáng biểu dương. Chúng ta thấy rõ gần như không có chuyển biến gì tại các vùng đất ven biển không thích hợp trồng lúa trong mùa nắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và lãnh đạo các địa phương không có nước ngọt trong mùa nắng vẫn chỉ đạo cho dân tiếp tục trồng lúa, bất chấp những cảnh báo khoa học. Và khi hạn hán trở nên ngày càng gay gắt, nguồn nước ngọt không về đủ, nhường chỗ cho nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền giết hại “lúa cải trời” thì trong nhiều ngày qua các phương tiện truyền thông của Việt Nam tường thuật quá nhiều về hiện trạng nước biển tiến sâu vào đất liền làm ảnh hưởng hàng trăm ngàn hecta lúa vùng ven biển của vùng Tây Nam Bộ, trong đó theo Bộ NN&PTNT có khoảng 58.300 hecta lúa sẽ bị thiệt hại. Chính quyền bốn tỉnh ven biển đang huy động sức người và sức của để cứu lúa. Và ngành nông nghiệp đang dự kiến một số dự án tiếp tục đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng mặn thiên nhiên này để nông dân tiếp tục trồng lúa an toàn. Họ coi thường Quyết định 899/QĐ-TTg. Vào Internet, trên trang Google, ta gõ “rice damaged by salinity intrusion 2016” thấy tin từ Việt Nam là phần lớn, một ít tin từ Bangladesh. Nếu gõ tiếng Việt “lúa thiệt hại do xâm nhập mặn 2016” thì hầu như chỉ có tin từ Việt Nam. Thái Lan cũng đang bị hạn hán (không bị mặn) gay gắt nhất trong 50 năm làm thiệt hại mùa màng và nước sinh hoạt trong 12 tỉnh. Nhưng phần lớn tin tức xâm nhập mặn chỉ nói đến khía cạnh cây lúa, cho nên đã gây nên dư luận xem nước mặn quả là kẻ thù mà mọi người cần phải chống, bằng mọi cách.
 
Mưa bão, ngập lụt, hạn hán đều là thiên tai chứ có ai muốn. Có người hỏi tại sao lúc thời điểm này thiên tai lại ghét nông dân trồng lúa của bốn tỉnh ven biển miền Tây dữ dội thế? Có rất nhiều lý do mà báo đài và các cấp thẩm quyền đã nêu, nhưng lý do thực tế nhất mà có vài chuyên gia đã nói nhưng ít được phổ biến là thiên nhiên đã và đang phạt những ai cố trồng lúa trong điều kiện không thích hợp – tức là trong mùa không nước ngọt tại vùng mặn. Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng lại ít được phổ biến, đó là những người nuôi tôm sau khi thu hoạch lúa của tỉnh Bạc Liêu. Hằng năm những nông dân thực hiện hệ thống canh tác lúa – tôm muốn có nước mặn để nuôi tôm nhưng phải đấu tranh với nông dân trồng lúa không cho nước mặn vào vùng này, rốt cuộc rồi cả lúa và tôm đều bị thiệt hại.
 
Hướng phát triển bền vững với tài nguyên nước có sẵn tại hạ lưu sông Mêkong
 
Đến thời điểm này tất cả chúng ta đang sẵn sàng bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Đại hội Đảng Đổi mới, thì sự đổi mới trước tiên trong phát triển kinh tế Việt Nam là sự đổi mới tư duy, cách nghĩ và cách làm thế nào vừa sức với ngân sách quốc gia, sử dụng tài nguyên hợp lý sao cho đa số nông dân có thể bắt đầu làm giàu. Nông dân không thể làm giàu bằng lúa gạo, như kinh nghiệm 40 năm qua cho thấy rất rõ. Trồng lúa phải tiêu tốn khối lượng ngân sách khổng lồ, tiêu tốn khối lượng nước ngọt quí hiếm rất lớn đáng lẽ phải dành cho nước sinh hoạt của dân ven biển. Nhưng giá lúa thì luôn thấp mà đầu ra rất bấp bênh khiến nhà nước lại phải bỏ tiền ra mua tạm trữ, dân không lời được bao nhiêu. Vì vậy, chính sách “an ninh lương thực” đã làm tốt nhiệm vụ lịch sử từ lâu rồi, bây giờ phải sang chính sách “tái cơ cấu nông nghiệp” cho vùng ĐBSCL theo hướng:
 
a. Vùng nước ngọt hoàn toàn:
 
1) Tập trung đầu tư sản xuất lúa cao sản và đặc sản phù hợp. Triệt để áp dụng phương pháp tưới lúa tiết kiệm nước theo qui trình GAP. Trong qui hoạch cho cây lúa cao sản của đồng bằng sông Mekong, từ khi chúng ta sử dụng lúa ngắn ngày, chúng tôi đã bố trí trồng hai vụ đông xuân và hè thu, để mùa lũ tự nhiên cho khai thác thủy sản thiên nhiên. Không nên sản xuất lúa vụ ba.
 
2) Một phần đất có thể trồng rau, quả cao cấp trong hệ thống bao đê ngăn lũ và giữ nước ngọt trong mùa mưa lũ. Áp dụng qui trình GAP.
 
b. Vùng mặn ven biển: đây là tài nguyên quí chỉ có ở nước ta, các nước thượng nguồn không thể có được.
 
1) Vùng đất sau bờ biển (đất giồng cát, đất cao): trồng cây ăn trái, hoa màu phụ trên đất cao hoặc đất liếp, xây dựng đìa (ao sâu) giữa các giồng cát để chứa nước ngọt trong mùa mưa để dành tưới cây ăn trái, hoa màu phụ trong mùa nắng.
 
2) Vùng còn rừng ngập mặn: áp dụng qui trình tôm-rừng hoặc thủy sản rừng.
 
3) Vùng đã bị xóa rừng để nuôi tôm: xây dựng hệ thống thủy lợi điều khiển hệ thống nước mặn pha lợ nuôi tôm đúng khoa học. Đưa nhà máy chế biến thủy sản vào làm trung tâm và sắp xếp dân nuôi tôm vào cơ sở hạ tầng mới này.
 
4) Vùng ven biển thường trồng lúa trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa khô, chúng ta bố trí một vụ lúa cao sản trong mùa mưa, và khi dứt mưa thu hoạch lúa xong, lúc ruộng lúa đang còn sình lầy thì nông dân cho nước mặn lên ruộng để nuôi tôm, các kèo, cua, v.v. đạt lợi tức trên ba lần lúa với nước mặn.
 
Trong thời gian qua, nhiều nông dân gần nguồn nước mặn đã áp dụng kỹ thuật trồng lúa – nuôi tôm, trở nên khá giả. Nhiều nông dân khác trong vùng ngọt hóa đã lén phá đập ngăn mặn để lấy nước mặn nuôi tôm, đạt kết quả trong vài năm đầu rất khả quan, xây nhà mới, tậu nhiều vật dụng sang trọng. Tất cả họ đều hành động một cách tự phát, bất hợp pháp, ngược với chủ trương sản xuất lương thực của nhà nước. Những vuông tôm của họ được xây dựng nối tiếp nhau một cách vô tổ chức, nước thải từ vuông tôm này được vuông tôm kia hứng, làm cho bệnh tôm lây lan ngày càng trầm trọng, khiến nhiều người nuôi tôm trở nên sạt nghiệp sau vài năm làm giàu trước đó. Nhìn sang các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia, công nghệ nuôi tôm được nhà nước cho đầu tư một cách khoa học, nông dân sản xuất rất yên tâm và hiệu quả cao.
 
* * *
 
Trong thời đại tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với khí hậu biến đổi khôn lường, nước ngọt là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm không tái tạo được thì chúng ta không nên xem nước mặn là kẻ thù mà là một tài nguyên quí, từ đó chọn hướng sản xuất thâm canh những cây trồng vật nuôi theo các hệ thống canh tác làm giàu bền vững tại vùng nhiễm mặn, như hệ thống lúa-tôm, lúa-cá, v.v., vườn cây ăn trái…  để nhanh chóng tăng GDP bình quân đầu người Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra.
 
Võ Tòng Xuân
 
Nguồn: tiasang.com.vn

Triển lãm về loài thú cổ đại bí ẩn nhất trên thế giới tại Huế

Ngày 30/4, tại công viên Tứ Tượng, thành phố Huế, lần đầu tiên Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) – Việt Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế tổ chức triển lãm về sao la.
 
Đây là hoạt động trong khuôn khổ hưởng ứng Festival Huế 2016 và hướng tới kỷ niệm Ngày Sao la quốc tế đầu tiên được tổ chức vào ngày 9/7 trong năm nay.
 
Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết triển lãm được đặt trong một không gian rộng giữa thiên nhiên với nhiều thông tin thú vị về sao la và sự đa dạng sinh học của Thừa Thiên-Huế.
 
Đặc biệt, người xem lần đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh mô phỏng thực của sao la, tìm hiểu những mối đe dọa và các biện pháp khoa học WWF và Chi cục Kiểm lâm thực hiện nhằm bảo tồn loài này.
 
 
Triển lãm là dịp để khơi dậy niềm tự hào và tình yêu của người dân với sao la, một loài thú thời cổ đại duy nhất được tìm thấy tại dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, loài này đang ở bên bờ vực tuyệt chủng, cần sự chung tay để bảo vệ.
 
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất trên thế giới, sinh sống chủ yếu tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào, khu vực rừng đầu nguồn các con sông với ghềnh đá nhiều hang hốc.
 
Loài vật này được coi là báu vật thiên nhiên còn sót lại cùng thời với các loài thú khác trong quá trình tiến hóa của mình tại vùng rừng núi hẻo lánh của dãy Trường Sơn.
 
Sao la có cặp sừng thon dài với những sọc trắng nổi bật trên mặt; thức ăn chính của sao la là môn thục, thiên niên kiện. Năm 1992, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện được loài này tại tại Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh.
 
Triển lãm kết thúc vào ngày 2/5./.
 
Theo Vietnam Plus
 

Dùng đất để giảm phát thải khí nhà kính

Đất có một đặc tính quan trọng ít được chú ý: Khả năng cô lập cácbon, giảm phát thải khí nhà kính. Các nhà khoa học đang nghiên cứu lợi ích này để tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu.
 
 
Đất có khả năng cô lập cácbon, làm giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Organicconsumers
 
Trong không khí hiện có khoảng 830 tỷ tấn cácbon. Mỗi năm, con người thải thêm khoảng 10 tỷ tấn. Đất có thể chứa 4.800 tỷ tấn, gấp 6 lần không khí.
 
Ônh Johannes Lehmann thuộc Đại học Cornell – đồng tác giả nghiên cứu – cho biết: “Chúng ta có thể làm giảm đáng kể lượng cácbon trong khí quyển bằng cách sử dụng đất, sử dụng công nghệ quản lý đất để giảm khí nhà kính”.
 
Điều quan trọng là phải tăng cường chu trình nitơ trong đất, đảm bảo nitơ – yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng thực vật – được cân bằng. Điều này không chỉ giúp đất tăng khả năng cô lập cácbon, giảm hiệu ứng nhà kính mà còn tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm nước và xói mòn, bảo vệ cây trồng khỏi các tác động của biến đổi khí hậu.
 
Các hoạt động cụ thể để quản lý đất là: Giữ gìn đất bằng cách duy trì rừng hoặc đồng cỏ, giảm đất canh tác, tăng cường chăn thả gia súc, áp dụng than sinh học, trồng cây che phủ và thảm thực vật cho vùng đất sản xuất cằn cỗi.
 
Để phát huy tác dụng kiềm chế hiện tượng nóng lên toàn cầu, việc quản lý đất đai đòi hỏi sự kết hợp kiến thức trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
 
N.Ánh (Theo Techtimes)
 

“An toàn điện hạt nhân chỉ đạt được qua giáo dục”

Ông Yves Fanjas – Giám đốc Viện quốc tế về Năng lượng hạt nhân Pháp – khẳng định như vậy trong buổi làm việc tại Việt Nam mới đây, nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác đào tạo nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam.
 
Tìm hiểu nhu cầu, xây dựng một chương trình tổng thể về đào tạo nhân lực là cách thức nước Cộng hòa Pháp lựa chọn để đưa công nghệ điện hạt nhân (ĐHN) ra thế giới – đặc biệt là những quốc gia đang chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên như Việt Nam.
 
 
Ông Yves Fanras thảo luận về điện hạt nhân với các đối tác quốc tế. Ảnh: INT
Pháp mở rộnghợp tác đào tạo ĐHN
Cộng hoà Pháp là quốc gia có tỷ trọng ĐHN chiếm tới 3/4 tổng điện năng quốc gia. Đến nay, Pháp vẫn tiếp tục xem nguồn năng lượng này là quan trọng nhất trong nền điện năng quốc gia.
Không chỉ phát triển ĐHN ở trong nước, Pháp còn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ và hợp tác đào tạo nhân lực ĐHN ra thế giới. Bắt đầu bằng việc hợp tác đào tạo nhân lực cho Ba Lan vào tháng 9/2011, ngoài hy vọng Ba Lan sẽ được hưởng lợi từ những kinh nghiệm của mình khi xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên, Pháp cũng muốn bán công nghệ cho quốc gia này.
 
Việt Nam đang chuẩn bị các bước để khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận. Việc đào tạo nguồn nhân lực – nhất là các chuyên gia về an toàn hạt nhân – được xác định là ưu tiên hàng đầu. Pháp đã không bỏ qua cơ hội này.
 
Trong cuộc gặp gỡ vào tháng 3/2012 tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân Seoul (Hàn Quốc), ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Việt Nam nhiệm kỳ 2006-2011 và ông François Fillon – Thủ tướng Pháp từ năm 2007-2012 – đã nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử – trong đó ưu tiên lĩnh vực đào tạo và an toàn hạt nhân.
 
Triển khai lộ trình Chính phủ Pháp đã vạch sẵn, Cơ quan hạt nhân quốc tế Pháp đã đến Việt Nam vào tháng 6/2012 để xây dựng một chương trình tổng thể về đào tạo nhân lực ĐHN của Việt Nam.
 
Nhu cầu đào tạo nhân lực ĐHN của Việt Nam khá đa dạng, từ chuyên gia xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan pháp quy, cán bộ quản lý đến chuyên gia, kỹ sư vận hành các nhà máy ĐHN.
 
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – khi đó là ông Nguyễn Quân, ông Marc Ponchet – Phó Giám đốc Cơ quan Hạt nhân quốc tế Pháp – đã nói về ý tưởng xây dựng các cơ sở đào tạo lĩnh vực ĐHN tại Việt Nam, hợp tác đào tạo giảng viên ĐHN.
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ cuối tháng 2/2016 đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nhân lực ĐHN với Viện quốc tế về Năng lượng hạt nhânPháp. “Đây là chương trình quy mô lớn bao gồm cả đào tạo, nghiên cứu, xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN” – ông Yves Fanjas – Giám đốc Viện quốc tế về Năng lượng hạt nhân Pháp – cho biết trong buổi làm việc với Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (ICONE) ngày 12/4.
 
Ông Yves Fanjas cho biết, mục đích của chuyến thăm ICONE lần này là tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn trong đào tạo nhân lực ĐHN của Việt Nam – đặc biệt là tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Bên cạnh đó, việc hợp tác đào tạo giáo viên chuyên ngành ĐHN cho các trường đại học cũng như các trung tâm đào tạo chuyên ngành năng lượng hạt nhân cũng được người Pháp cho là có tiềm năng.
3 trường đại học đào tạo sâu về ĐHN
 
“An toàn ĐHN chỉ đạt được khi thông qua giáo dục” – ông Yves Fanjas nói. Vì vậy, ngoài 3 trường đại học đào tạo chuyên sâu về năng lượng nguyên tử là Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Đà Lạt, phía Pháp cũng sẽ hợp tác với Đại học Điện lực để đào tạo nhân lực ĐHN.
 
Nước Pháp có kinh nghiệm trong việc đào tạo nhân lực ĐHN, có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo cũng như xây dựng nhà máy ĐHN. Ông L. Turpin – Giám đốc Cơ quan hạt nhân quốc tế Pháp (AFNI) – khẳng định: “Kinh nghiệm về ĐHN của Pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được Việt Nam áp dụng”.
 
Theo Ban quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận, đến năm 2022 số nhân sự cần cho hai nhà máy ĐHN Ninh Thuận I và II là khoảng 2.200 người. Trong đó, yêu cầu về trình độ đại học là hơn 800 người, cao đẳng nghề hơn 900 người, lao động phổ thông là hơn 400 người.
 
Việc đào tạo nhân lực năng lượng nguyên tử nói chung, ĐHN nói riêng đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam, bởi đây là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.
 
PGS-TS Hà Mạnh Thư – Giám đốc ICONE – cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cũng đã giao 3 trường đại học đào tạo chuyên sâu về năng lượng nguyên tử là Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Đà Lạt.
 
Các trường đại học khác sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo các chuyên ngành đã được phân công theo quy hoạch của đề án 1558 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo nhân lực để phục vụ các dự án ĐHN.
 
Tuy nhiên, do “tiềm lực và kinh nghiệm trong phát triển ĐHN còn hạn chế nên cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng, đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển ĐHN của nước ta” – PGS Hà Mạnh Thư nói.
Nguyễn Hoàng

Trên 500 đại biểu trong nước và quốc tế sẽ tham dự “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2016”

Theo thống kê của Ban Tổ chức, sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2016” sẽ có trên 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, trong đó có hơn 300 đại biểu quốc tế đến từ gần 40 quốc gia trên thế giới.
 
Với mục đích tăng cường hội nhập, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia sẽ tổ chức sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2016 (ASEAN-EU STI Days 2016)” từ ngày 10 – 12/5/2016 tại khách sạn Melia, 44B, Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
 
 
Trên 500 đại biểu trong nước và quốc tế sẽ tham dự sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016, trong đó có hơn 300 đại biểu quốc tế đến từ gần 40 quốc gia trên thế giới
Sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa hai khu vực Liên minh châu Âu và Đông Nam Á.
 
Với 22 hội thảo, hội nghị kéo dài trong 3 ngày, nội dung chính của STI Days 2016 gồm có:
 
– Hội thảo khai mạc với sự tham gia của nhiều quan chức, các nhà hoạch định chính sách cấp cao từ Liên minh châu Âu và khu vực Đông Nam Á nhằm trình bày quan điểm đối với hoạt động hợp tác về KHCN giữa 2 khu vực;
– Nhiều hội nghị/hội thảo khoa học về các chủ đề có sự quan tâm chung giữa hai khu vực như y tế, quản lý nguồn nước, an ninh và an toàn thực phẩm, đo lường, đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp…;
– Triển lãm về đổi mới sáng tạo với mục đích quảng bá năng lực KHCN và đổi mới sáng tạo của các quốc gia Đông Nam Á đối với các đối tác tại châu Âu.
 
 
ASEAN – EU STI Days 2016 – cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ phát triển các mối quan hệ với các đối tác thuộc Liên minh châu Âu
 
Sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016 sẽ là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, hoạt động nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội hợp tác tiềm năng, phát triển các mối quan hệ với các đối tác thuộc Liên minh châu Âu và khu vực Đông Nam Á, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hợp tác khoa học và công nghệ.
Thông tin chi tiết liên tục được cập nhật tại website http://www.stidays.net/
 
 
Nguồn:  NASATI
 
 

Nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn của các loài Mang (Cervidae: Muntiacinae) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử

Năm 2015, Nhóm nghiên cứu do Lê Đức Minh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu đã thành công trong việc Nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn của các loài Mang (Cervidae Muntiacinae) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử. Thành công của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong phân loại học của nhóm Mang, một nhóm động vật quý hiếm, cũng như trong việc xây dựng kế hoạch bảo tồn nhóm động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí ISI và một số tạp chí chuyên ngành uy tín của Việt Nam.
 
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm nghiên cứu tổng thể mức độ đa dạng của nhóm Mang ở Việt Nam sử dụng các phương pháp thu mẫu không trực tiếp. Các mẫu đã được thu từ phân và mẫu khô của thợ săn tại vùng điều tra và từ những mẫu hiện nằm trong các bảo tàng để nhằm xác định mức độ đa dạng về gen và biến động về số lượng của những loài này từ trước đến nay. Số liệu thu được từ các mẫu này cũng được sử dụng để phân tích và đánh giá phân bố, cấu trúc gen trong quần thể, số lượng và mức độ đa dạng và kiểu hình thành loài. Ngoài ra, mục đích chính của nghiên cứu là nhằm xác định những loài ẩn sinh bằng cách so sánh số liệu về gen của những mẫu thu được từ nhiều địa điểm khác nhau, kiểu hình thành loài, và sự biến động về số lượng theo thời gian. Đồng thời, số liệu thu được dùng để kiểm chứng một số giả thuyết liên quan đến kiểu phân bố của nhóm này. Cụ thể là ở mức độ địa phương, mẫu của những loài có phân bố rộng đã được thu thập từ nhiều vùng địa lý khác nhau và so sánh về mặt gen sử dụng công cụ cây phát sinh loài để xác định sự khác biệt di truyền giữa các quần thể này. Ở mức độ vùng, các loài của giống này đã được so sánh bằng cây phát sinh loài để xác định mối quan hệ về mặt tiến hóa. Những mối quan hệ này sau đó được sử dụng để tìm ra lịch sử về mặt địa sinh học và xem nó liên quan gì với mô hình thay đổi khí hậu. các kết quả nghiên cứu này cũng xác định vùng đặc hữu của nhóm này. 
Nghiên cứu này cũng đã phát triển được một số phương pháp về chiết tách và nhân dòng các mẫu có chất lượng ADN thấp và các phương pháp xây dựng quy trình xây dựng cây phát sinh loài phục vụ nghiên cứu tiến hóa phân tử.
Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra trên toàn bộ vùng phân bố của Mang từ tỉnh Điện Biện đến Kon Tum. Tập trung chủ yếu vào khu bảo tồn hiện có và đang được kiến nghị và tập trung vào môi trường sống ưa thích của chúng ở các khu rừng có độ cao tương đối lớn. Thu được hơn 200 mẫu từ các vùng phân bổ này. Các mẫu được thu và giữ khô bằng hạt silica hoặc ngâm trong cồn để phục vụ chiết tác ADN. Để lập được bản đồ vùng phân bổ, mỗi mẫu được gắn mã số riêng và tọa độ địa lý được ghi lại bằng máy GPS. Các mẫu khác được thu từ mẫu khô của thợ săn trong vùng phân bổ hoặc ở các bảo tàng.
 
Bằng cách sử dụng bộ phân tách Qiamp DNA Stool Kit của Qiagen, nhóm tiến hành tách ADN từ các mẫu phân thu được. Do lượng ADN trong mẫu thấp nên họ đã sử dụng hỗn hợp đa dụng HotStarTaq, đây là Taq đặc trưng và chuyên dụng dùng cho các mẫu có lượng ADN thấp.
 
Các mẫu thu được từ thợ săn và lấy từ bảo tàng được phân tách bằng bộ DNeasy Kit thông thường của Qiagen hoặc bộ Qiamp DNA Micro Kit trong trường hợp lượng ADN còn lại thấp. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng 3 loại Gen khác nhau, trong đó có 2 Gen ti thể (NADH dehydrogenase 4 (ND4) – 700 nucleotid, cytb-1.140 nucleotid) và 1 Gen nhân (G-fibrinogen-590 nucleotid). Tất cả các cặp mồi được thiết kế (ND4) hoặc được lấy tìe Egan (2000). Các mẫu đã chiết tách được tổng hợp nhân bản và đọc trình tự. Quá trình này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền – Đại học Khoa học Tự nhiên. Nhóm đã thay thế gen 16S và 12S bằng ND4 vì gen này có mức độ đột biến cao hơn.
 
Các chuỗi ADN sau khi đọc trình tự được sắp xếp lại bằng phần mềm ClustalX. Kết quả thu được dùng phương pháp phân tích maxium parsimony (MP) và phương pháp Bayes để phân tích. Chỉ số bootstrap được đánh giá dựa trên 1000 lần phân tích lặp lại có sử dụng lặp lại 100 lần có thêm taxon ngẫu nhiên. Việc tính khoảng cách di truyền giữa các mẫu được thực hiện trên phần mềm PAUP.
Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả khả quan. Các phương pháp phân tích số liệu được phát triển thông qua nghiên cứu này có tính ứng dụng rộng rãi và đã được sử dụng thành công trong các nghiên cứu tương tự với nhiều loại đối tượng nghiên cứu khác nhau. Cây phát sinh loài có độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn đặt ra bởi các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực. Cây phát sinh loài giúp cho việc phát triển các giả thiết tiến hóa như mối tương quan giữa những thay đổi về điều kiện khí hậu và môi trường trong quá khứ tới tốc độ phát sinh loài, sự hình thành vùng địa sinh học trong suốt chiều dài lịch sử của nhóm loài, tương tác giữa hoạt động địa chất tới quá trình phân tách di truyền của các quần thể. Phương pháp này còn có thể sử dụng rộng rãi trong việc phát hiện loài mới bằng phương pháp sinh học phân tử. Trong tương lai, phương pháp này hứa hẹn sẽ có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu tại Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu tiến hóa phân tử của nhiều nhóm loài, cũng như giúp cho việc mô tả loài mới đặc biệt ở những nhóm loài còn ít được nghiên cứu. Từ cây phát sinh loài, nhóm nghiên cứu xác nhận Việt Nam có thêm một loài mang mới, đó là loài mang Roosevelt, mà loài này trước đây được ghi nhận tại Lào. Ngoài ra, cây phát sinh loài cũng cho thấy nhiều loài mang ở nước ta có tính đa dạng di truyền cao đặc biệt là loài mang vó vàng (Muntiacus muntjak) và mang lớn (Muntiacus vuquangensis). Loài Mang Pù Hoạt có thể không phải là một loài có hiệu lực và là loài đồng vật (synonym) với loài mang Roosevelt. Thành công trong việc xây dựng phương pháp chiết tách và nhân dòng ADN từ các mẫu có chất lượng thấp thực sự hữu dụng cho việc điều tra các loại khó tiếp cận. Bằng phương pháp này, nhóm đã thu được số liệu từ các loài mang và rùa mai mềm Thượng Hải. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với việc buôn bán trái phép các loài quý hiếm thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử của các loài này. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp xác định và nhận dạng chính xác các mẫu vật và các sản phẩm từ các loài quý hiếm đang bị buôn bán. Phương pháp chiết tách và nhân dòng đạt hiệu quả cao, có thể khắc phục những khó khăn trong việc đọc trình tự ADN từ những mẫu vật và những sản phẩm.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài Nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn của các loài Mang (Cervidae: Muntiacinae) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Mã đề tài: 106.15-2010.30.
 
Nguồn:  P.T.T (NASATI, 2015)
 

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm nấm có ích trừ rầy nâu hại lúa và trừ sâu hại rau họ hoa thập tự tại Hải Phòng

“Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm nấm có ích Metarhizium (BIOFUN 1) trừ rầy nâu hại lúa và Beauveria (BIOFUN 2) trừ sâu hại rau họ hoa thập tự tại Hải Phòng” là dự án ứng dụng được Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng) triển khai thành công từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2016, trên cơ sở tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất 02 loại chế phẩm nấm có ích BIOFUN 1 và BIOFUN 2 từ Viện Bảo vệ Thực vật. Dự án được Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp thành phố đánh giá xếp loại xuất sắc chiều 28/4/2016 tại Sở KH&CN thành phố Hải Phòng.
 
 
Sản xuất chế phẩm nấm có ích BIOFUN 1 trừ rầy nâu hại lúa
Dự án đã đào tạo được 04 cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục Bảo vệ Thực vật phục vụ trực tiếp mô hình và 15 cán bộ kỹ thuật của Chi cục nắm được quy trình công nghệ sinh học sản xuất và sử dụng chế phẩm nấm có ích BIOFUN 1 trừ rầy nâu hại lúa và BIOFUN 2 trừ sâu hại rau họ hoa thập tự. 
 
Với việc tiếp nhận và áp dụng 05 quy trình kỹ thuật để sản xuất chế phẩm trong khoảng thời gian từ 20-28 ngày (kỹ thuật nhân sinh khối nguồn nấm sơ cấp có ích BIOFUN 1 và BIOFUN 2 (giống cấp 1); kỹ thuật nhân sinh khối chế phẩm sơ cấp nấm có ích BIOFUN 1 và BIOFUN 2 (giống cấp 2); kỹ thuật nhân sinh khối trên giá thể sản phẩm; kỹ thuật sấy chế phẩm và kỹ thuật kiểm nghiệm, đóng gói và bảo quản chế phẩm), dự án đã sản xuất thử nghiệm được 1.000 kg chế phẩm nấm BIOFUN 1 và BIOFUN 2, trong đó có 850 kg đạt tiêu chuẩn. Chế phẩm đạt tiêu chuẩn có mật độ bào từ đạt 2,97 – 3,26 x 109 trong 01 gram chế phẩm. Công suất sản xuất chế phẩm đạt 5 tấn/năm. Giá thành sản xuất chế phẩm nấm có ích tại Chi cục Bảo vệ Thực vật Hải Phòng là 89.585 đồng/kg, thấp hơn khoảng 20.000đ/kg so với giá bán tại Viện Bảo vệ thực vật.
 
Sau khi sản xuất thử nghiệm thành công 02 loại chế phẩm nấm có ích, dự án triển khai thực nghiệm tại 02 địa điểm: Chế phẩm BIOFUN 1 trừ rầy nâu hại lúa vụ Xuân 2015 thực hiện tại thôn Lai Thị, xã Tân Dân, huyện An Lão, diện tích 10 ha; Chế phẩm BIOFUN 2 trừ sâu hại rau họ hoa thập tự thực hiện tại xã An Hòa, huyện An Dương, diện tích 5ha. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sử dụng chế phẩm BIOFUN 1 cho hiệu quả trừ rầy nâu hại lúa đạt 85% sau 14 ngày phun chế phẩm. So với ruộng của nông dân (ngoài vùng dự án), mật độ rầy nâu trong vùng dự án tại các thời kỳ sinh trưởng của lúa thấp hơn đáng kể, đặc biệt từ giai đoạn làm đòng đến khi chín và thu hoạch (giai đoạn làm đòng, có thời điểm, mật độ rầy nâu tại ruộng của nông dân là 1.567,5 con/m2, ruộng trong vùng dự án là 102 con/m2; giai đoạn chín – thu hoạch, mật độ rầy nâu tại ruộng của nông dân là 328,6 con/m2, ruộng trong vùng dự án là 41,2 con/m2). Thử nghiệm chế phẩm nấm có ích BIOFUN 2 trừ sâu hại rau họ hoa thập tự cho hiệu quả trừ sâu hại đạt từ 62,8 – 80,6% sau 7 – 10 ngày phun chế phẩm, tùy thuộc vào áp lực sâu trên đồng ruộng và đối tượng sâu hại. Sử dụng chế phẩm sin học trừ rầy nâu hại lúa và trừ sâu hại rau họ hoa thập tự trong vùng dự án cho hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng của nông dân ngoài vùng dự án (sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh) từ 827.700 – 977.800 đồng/ha.
 
Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN, dự án cần được nhân rộng bởi những hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
 
Nguồn:  Sở KH&CN thành phố Hải Phòng

Phân bón sản xuất bằng ánh sáng Mặt Trời

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện cách thức sử dụng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp amoniac, thành phần quan trọng trong việc sản xuất phân bón.
 
 
Phân bón đóng vai trò quan trọng giúp tăng năng suất cây trồng. Ảnh: WordPress.
 
Theo UPI, hiện nay có hai cách chính để tổng hợp amoniac (NH3) từ khí nitơ (N2). Đầu tiên là biện pháp sinh học, vi khuẩn có trong nốt sần của rễ cây họ đậu và một số loài cây khác sử dụng protein nitrogenase biến đổi nitơ thành amoniac. Cách thứ hai dựa trên quy trình công nghiệp Haber – Bosch, gồm nhiều phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
 
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ hợp tác với Đại học Colorado, tìm ra quy trình tổng hợp mới, khai thác tiềm năng sinh hóa của nitrogenase trên quy mô sản xuất công nghiệp.
 
Nhóm nghiên cứu kết hợp nitrogenase với tinh thể nano của hợp chất cadmium sulfide (CdS). Năng lượng ánh sáng Mặt Trời kích thích các electron trong tinh thể nano, tạo ra sự chuyển đổi nitơ thành amoniac. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 22/4.
 
"Bí quyết nằm ở chỗ kết hợp các tinh thể nano bán dẫn có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời với nitrogenase, chất xúc tác tự nhiên giúp chuyển đổi nitơ thành amoniac", Gordana Dukovic, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
 
Hiện nay, sản xuất phân bón là một quy trình tốn nhiều năng lượng, chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ mới mang đến hy vọng sản xuất phân bón theo cách bền vững hơn.
 
"Sử dụng ánh sáng Mặt Trời để thực hiện những phản ứng hóa học xúc tác khó mở ra tiềm năng chế tạo các hóa chất mới và sản xuất nhiên liệu hiệu quả hơn", Katherine Brown, nhà nghiên cứu tại NREL, chia sẻ.
 
Theo Vnexpress