Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

 
Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Suốt 5 năm qua, thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng này có xu hướng được cải thiện trên mọi khía cạnh.
 
Ngày 10/7 tại trung tâm công nghệ của trường Đại học Cornell ở New York (Mỹ) Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với trường Cornell và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 (gọi tắt là GII 2018).
Theo đó, Việt Nam đã tiếp tục cải thiện vị trí trong xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Trong nhóm 30 quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 sau Ukraine. Việt Nam cũng được đánh giá là nền kinh tế có thành tích nổi bật trong việc biến đầu tư cho đổi mới sáng tạo thành những kết quả cụ thể.
 
Ông Sacha Wunsch-Vincent, chuyên gia cao cấp của WIPO tham gia nhóm nghiên cứu GII cho biết, trong các ấn bản gần đây nhất của GII, Việt Nam nổi lên như một quốc gia có hiệu quả đặc biệt về đổi mới sáng tạo, trở thành hình mẫu về đổi mới công nghệ cho nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp noi theo.
 
Theo ông Sacha, Việt Nam là quốc gia duy nhất có sự chỉ đạo từ cấp Thủ tướng với một nghị quyết thành lập nhóm chuyên viên đặc biệt tập hợp nhiều bộ, ban, ngành khác nhau để cùng thúc đẩy những chính sách nhằm cải thiện được vị trí trong xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
 
Ông Sacha lưu ý rằng một số nền kinh tế đang phạm phải sai lầm nghiêm trọng, đó là không theo đuổi một cách liên tục chương trình nghị sự về đổi mới sáng tạo. Ông khuyến nghị Việt Nam tránh vết xe đổ này, kiên định với những chính sách, những kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
 
Ông cũng khuyến nghị Việt Nam không nên mắc phải một sai lầm khác của nhiều quốc gia, đó là đề ra những mục tiêu quá tham vọng như xây dựng Thung lũng Silicon hay phấn đấu trở thành một quốc gia hiện đại nào đó.
 
Thay vào đó nên chú trọng vào những sức mạnh nội tại đặc biệt của mình, như là trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, để từ đó xem xét cách thức để tăng khả năng đổi mới ở trong nước, bên cạnh việc tiếp thu những công nghệ mới từ bên ngoài.
 
Nhận xét về xếp hạng của Việt Nam trong bản GII 2018, ông Lê Thanh Bình, tham tán khoa học công nghệ của Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cho biết có 4 điểm đáng chú ý: Việt Nam đã cải thiện được 14 bậc so với xếp hạng năm 2016; Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột của GII, các điểm số này đều cao hơn mức trung bình của nhóm các nước thu nhập trung bình thấp; tính hiệu quả của nỗ lực đổi mới của Việt Nam thể hiện qua cả chỉ số đầu vào và chỉ số đầu ra; 5 năm gần đây, thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng GII có xu hướng được cải thiện trên mọi khía cạnh.
 
Trong bảng xếp hạng GII 2018, Thụy Sỹ tiếp tục là quốc gia sáng tạo nhất thế giới, tiếp theo là Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Singapore, Mỹ, Đan Mạch. Đức và Ireland. Trong nhóm 20 quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng GII 2018, Israel và Trung Quốc là hai quốc gia có bước tiến nhảy vọt – Israel tăng 7 hạng lên vị trí số 11 còn Trung Quốc tăng 5 hạng, xếp vị trí thứ 17, đánh dấu mốc lần đầu tiên lọt vào nhóm 20 này.
 
Đây là lần thứ 11 liên tiếp, Báo cáo Chỉ số GII được công bố với chủ đề "Tiếp sinh lực cho Thế giới bằng sự Đổi mới" xem xét những thách thức cũng như cơ hội đối với việc thúc đẩy những hệ sinh thái đổi mới lành mạnh tại khu vực năng lượng.
 
Báo cáo nêu bật sự cần thiết phải mở rộng các công nghệ xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhu cầu năng lượng trên thế giới. Báo cáo đưa ra kết luận rằng "tới năm 2040, thế giới sẽ cần thêm tới 30% năng lượng so với mức nhu cầu hiện nay, trong khi những cách tiếp cận thông thường để mở rộng nguồn cung năng lượng không còn khả thi trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
 
Liên kết nguồn tin:
 
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Viet-Nam-tang-2-bac-trong-xep-hang-Chi-so-doi-moi-sang-tao-toan-cau/341103.vgp
 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Cuộc CMCN 4.0 tác động ngày càng rõ nét tới kinh tế – xã hội Việt Nam

 
“Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành một trong ba đột phá chiến lược".
 
 
Toàn cảnh Hội thảo.
 
Ngày 13/7/2018, tại khách sạn JW Marriott Hà Nội diễn ra phiên Hội thảo Chuyên đề 1 “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 – Nhận diện tác động và khuyến nghị đối với Việt Nam”, với sự chủ trì của ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
 
Hội thảo trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh – Industry 4.0 Summit 2018”.
 
Mục đích của Hội thảo nhằm đi sâu vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chính phủ điện tử để phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
 
Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam còn có Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy; đại diện lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Quang Liêm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
 
Về phía quốc tế, có bà Rebecca Bryant, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Hà Nội; bà Sarah Pearson, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-lia; ông Stefan Hajkowicz, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu chuyên sâu về Dự báo Data61 Insight, Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Ô-xtrây-lia (CSIRO); bà Lucy Cameron, Giám đốc Dự án Tương lai Kinh tế số Việt Nam, Bộ phận Nghiên cứu chuyên sâu về Dự báo Data61 Insight, Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Ô-xtrây-lia (CSIRO); ông Robert Pepper – Giám đốc Khối Kế hoạch và Chính sách kết nối toàn cầu Facebook; bà Mariam Jaafar, Thành viên Ủy ban Kinh tế tương lai Singapore, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group với Giải pháp dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam.
 
Hội thảo còn có sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các viện nghiên cứu, trường đại học; các đại sứ quán, các tổ chức nước ngoài; các Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
 
Theo báo cáo đánh giá đánh giá mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 48/100 về Cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về Các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm Sơ khởi nhưng khá gần với nhóm Tiềm năng cao.
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại Hội thảo.
 
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: cuộc CMCN 4.0 đã và đang có những tác động ngày càng rõ nét đối với kinh tế – xã hội của Việt Nam. Với nhiệm vụ được Chính phủ giao về việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển; ứng dụng, chuyển giao công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN 4.0, thông qua Hội thảo, Bộ KH&CN mong muốn tiếp thu ý kiến rộng rãi từ xã hội, bạn bè trong nước và quốc tế. Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong cuộc CMCN 4.0, Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành một trong ba đột phá chiến lược".
 
"Trong quá trình triển khai những chương trình hành động, giải pháp để đưa Việt Nam tiếp cận sâu hơn nữa vào cuộc CMCN 4.0, chúng ta cũng cần có thêm những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, diễn giả đến từ các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Tôi hy vọng rằng, với sự đóng góp ấy, Việt Nam sẽ nắm rõ những bước đi, những diễn biến của cuộc cách mạng này và có chính sách phù hợp để kinh tế xã hội đất nước ngày càng phát triển phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá.
 
"Ngoài ra, để phục vụ các nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ của CMCN 4.0, làm cơ sở nhân rộng các kết quả ra khối doanh nghiệp, Bộ KH&CN cũng đang nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng phê duyệt và đưa vào triển khai “Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cuộc CMCN 4.0", Bộ trưởng nhấn mạnh.
 
Bà Rebecca Bryant, đại biện lâm thời, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Hà Nội cho biết, chúng tôi đánh giá rất cao việc Chính phủ Việt nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần này thể hiện sự quan tâm và quyết tâm ứng dụng cuộc CMCN 4.0.
 
Tuy nhiên Bà Đại sứ khẳng định, để có thể xây dựng được một lộ trình phát triển công nghệ hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì hợp tác chính là một yếu tố then chốt. Bởi một mặt chúng ta cần làm thế nào để phát triển mạnh mẽ KH&CN, nhưng mặt khác cần đẩy mạnh việc hợp tác.
 
 “Hợp tác, hợp tác, hợp tác, là chìa khóa quan trọng để chúng ta có được thành công trong cuộc CMCN 4.0 và tôi tin tưởng Chính phủ Việt Nam đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy, hỗ trợ cho các đơn vị triển khai các chương trình đổi mới sáng tạo một cách nhanh chóng nhất”, bà Rebecca Bryant bày tỏ tin tưởng.
 
Bà Rebecca Bryant cũng cho rằng, về việc nghiên cứu và phát triển, cần chuyển các kiến thức, kết quả nghiên cứu thành những kết quả hiện hữu giúp cho Chính phủ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Ngoài ra cần thay đổi văn hóa nghiên cứu cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ…đó chính là cách thức Chính phủ sẽ xem xét việc đón đầu công nghệ trong cuộc CMCN 4.0.
 
 
Cùng quan điểm trên, bà Sarah Pearson, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a cho rằng đối với cuộc CMCN 4.0, sự hợp tác giữa các quốc gia để nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng và phải đặt lên hàng đầu. Bà cũng cho rằng: trong xu thế lớn của CMCN 4.0, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để xây dựng một nền kinh tế mới ngày càng hiện đại, hiệu quả, hội nhập.
 
“Tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ KH&CN trong việc triển khai các chính sách, các chương trình cụ thể, khoa học để đưa nền kinh tế Việt Nam tiếp cận, hội nhập sâu rộng vào cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới. Việt Nam có tiềm năng lớn và nếu biết tận dụng xu hướng này một cách hợp lý, các bạn hoàn toàn có thể xây dựng một nền tảng kinh tế xã hội hiện đại, văn minh, cùng hội nhập sâu vào thời đại kinh tế số của thế giới.”, bà Sarah Pearson cho hay.
 
Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Quang Liêm, Trưởng Nhóm nghiên cứu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nhận định, CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi cả Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam phải có những đổi mới mạnh mẽ.
 
"Cần xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền công nghiệp số hoá, chuẩn bị toàn diện cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu từ quản trị công quốc gia đến các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, xã hội số; Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; Cải cách hành chính; Nâng cao năng lực cạnh tranh…", GS-TS Nguyễn Quang Liêm đề xuất.
 
Dưới sự điều hành của Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, các đại biểu tham dự đã tiến hành các phiên thảo luận chuyên đề về các xu hướng lớn của chuyển đổi số, các cơ hội và thách thức của nền kinh tế số đối với Việt Nam.
 
 
Tại Hội thảo lần này, dưới sự điều hành của Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, các đại biểu tham dự đã tiến hành các phiên thảo luận chuyên đề về các xu hướng lớn của chuyển đổi số, các cơ hội và thách thức của nền kinh tế số đối với Việt Nam.
 
Nhiều diễn giả đã nêu ra những khuyến nghị cho Việt Nam để tiếp cận, hội nhập sâu rộng hơn vào xu hướng 4.0 vốn đang diễn biến hết sức sôi động trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp đồng bộ ở cả 4 trụ cột: hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
 
Trong đó, về thể chế, chính sách, cần tiếp tục cải thiện môi trường môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh tiếp cận, học hỏi và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Đặc biệt, chú ý tới việc đảm bảo nguồn nhân lực có năng lực phù hợp để tiếp cận Công nghiệp 4.0, các chính sách và nội dung giáo dục cũng cần được thay đổi mạnh mẽ để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.
 
Trên cơ sở đó, đề xuất các hướng công nghệ Việt Nam ưu tiên phát triển trong thời gian tới cùng với những chính sách cần xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng công nghệ này được triển khai hiệu quả. Bên cạnh những nội dung nêu trên, Hội thảo còn đề cập đến vấn đề phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam, các xu thế, đề xuất định hướng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng mô hình kinh doanh mới trong kinh tế số.
 
 
Hội thảo còn được nghe phần trình bày tham luận của Tiến sĩ Robert Pepper – Giám đốc Khối Kế hoạch và Chính sách kết nối toàn cầu Facebook với các chính sách phát triển chiến lược phổ biến Internet trong kỷ nguyên 4.0; Ông Sreenidhi Thubanakere – Giám đốc PwC khu vực Đông Nam Á với những chia sẻ về kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng xoay vòng, nâng cao hiệu quả sản xuất; Bà Mariam Jaafar, Thành viên Ủy ban Kinh tế tương lai Singapore, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group với Giải pháp dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam… Đại diện của các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong nước thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và đặt câu hỏi với các diễn giả xoay quanh các chủ đề trên.
 
Thông qua Hội thảo, các đại biểu cùng nhận diện ra những thuận lợi, khó khăn và chia sẻ nhiều hơn nữa những hiểu biết, kinh nghiệm của mình, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giúp Việt Nam xây dựng xác định, xây dựng chủ trương, chính sách và các doanh nghiệp chủ động tham gia Cuộc CMCN 4.0 một cách chắc chắn và hiệu quả!
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Hội nghị sơ kết phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2015 – 2020

 
Chiều 18/7, tại Trụ sở Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) đã diễn ra Hội nghị sơ kết phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với Bộ TN&MT về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2015 – 2020.
 
 
Toàn cảnh Hội nghị.
 
Tham dự Hội nghị, về phía Bộ TN&MT có Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có các Thứ trưởng: Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
 
Về phía Bộ KH&CN có Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Phạm Công Tạc và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN.
 
Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Bình Trọng – Vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ TN&MT cho biết: chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác triển khai phối hợp với 07 nội dung trọng tâm, cụ thể:
 
Triển khai xây dựng và thực hiện Chương trình KH&CN về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ. Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ TN&MT phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia “KH&CN ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020”.
 
Hai bên đã phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển đến năm 2020 theo Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ. Theo đó, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ TN&MT xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 phê duyệt Chương trình phát triển các khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025. Bộ TN&MT ưu tiên mở mới năm 2019 cho các nhiệm vụ thuộc chương trình với các nội dung ưu tiên theo Quyết định số 3585/BKHCN ngày 15/12/2017 về việc phê duyệt định hướng ưu tiên các khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025.
 
Bên cạnh đó, 2 Bộ đã đẩy mạnh tham gia các hoạt động về hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức quốc tế về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT.
 
Lựa chọn, hình thành và đầu tư phát triển một đến hai tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ TN&MT đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia về TN&MT. Bộ TN&MT đã tập trung, định hướng phát triển Viện khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thông qua dự án đầu tư, hợp tác quốc tế, nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia và đào tạo nguồn nhân lực KHCN. Đồng thời dự kiến đầu tư xây dựng khu liên cơ quan nghiên cứu tại trụ sở của Viện để tập trung đầu tư thiết bị nghiên cứu, phân tích thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các Viện, trường đại học thuộc Bộ.
 
Ngoài ra, 2 Bộ đã tập trung xây dựng một số nhiệm vụ KHCN ưu tiên phục vụ việc triển khai các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Biến đổi khí hậu, Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Năm 2018, 2 Bộ đã thống nhất đưa vào và triển khai thực hiện 01 nhiệm vụ cấp Bộ TN&MT “Nghiên cứu các điều ước quốc tế về bảo tồn Đa dạng sinh học làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc điều chỉnh, bổ sung Luật Đa dạng sinh học”.
 
Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN trong các đơn vị thuộc Bộ TN&MT. Hàng năm, Bộ KH&CN đều phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức, tham gia các Hội thảo, tọa đàm nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN cho các đơn vị thuộc Bộ TN&MT.
 
Phối hợp tích hợp cơ sở dữ liệu về kết quả hoạt động, tiềm lực KH&CN của ngành TN&MT vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN theo Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN. Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành quyết định số 3326/QĐ-BTMT ngày 18/12/2015 về Quy chế thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN của Bộ TN&MT, giao cho Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN của Bộ, có nhiệm vụ thu thập, công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN, đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thu thập và công bố thông tin về ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN.
 
Năm 2016-2017 Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên môi trường (Bộ TN&MT) chủ trì và phối hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) thực hiện nhiệm vụ "Nghiên cứu tích hợp cơ sở dữ liệu kết quả hoạt động, tiềm lực, thông tin khoa học và công nghệ ngành TN&MT vào Cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia"…
 
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN cũng đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng như các lãnh đạo Bộ TN&MT tới nhiệm vụ, công tác KH&CN trong các lĩnh vực của ngành TN&MT. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, qua ba năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN, 07 nội dung được hai Bộ phối hợp hết sức chặt chẽ, toàn diện và đạt nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, đo đạc và bản đồ, viễn thám.
 
Đồng thời, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, hai bên cần phải chỉ ra những vấn đề đang vướng mắc, những nhu cầu cấp thiết hiện nay để lãnh đạo hai Bộ có thể chỉ đạo và định hướng cho các đơn vị hai bên cùng nhau phối hợp, để áp dụng KH&CN tới 08 lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
 
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà  cho biết, vai trò của KH&CN ngày càng quan trọng nhất là trong quá trình phát triển đất nước hiện nay, với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực điều hành thì các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường càng phải thay đổi để theo kịp với tình hình mới. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng bày tỏ mong muốn luôn nhận được sự đồng hành từ Bộ KH&CN với những ý kiến đóng góp, những giải pháp có tính đổi mới để ngành tài nguyên và môi trường có thể vận dụng, tiếp thu được những thành tựu KH&CN đưa ngành phát triển tiên tiến, hiện đại hơn và đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn hiện nay.
 
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị của hai Bộ cũng đóng góp nhiều ý kiến để hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động KH&CN trong lĩnh vực TN&MT ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn nữa để phục vụ  xây dựng và phát triển đất nước.
 
 
Bộ trưởng Bộ TM&MT Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh ký chương trình hợp tác giữa 2 Bộ.
 
Trong 03 năm qua hoạt động KH&CN của Bộ TN&MT đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phát triển công nghệ trong điều tra cơ bản về TN&MT. Thành tựu này là kết quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ trong việc thực hiện chương trình phối hợp công tác đã được hai Bộ trưởng ký tại văn bản số 1134/Ctr-BKHCN-BTNMT ngày 15/4/2015. Trên cơ sở đánh giá kết quả phối hợp giữa hai Bộ và nhu cầu cần thiết trong giai đoạn mới, Bộ trưởng Bộ TM&MT Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh ký bổ sung chương trình hợp tác mới giữa hai Bộ trong thời gian tới.
 
 
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Bộ trưởng Khoa học: Cách mạng 4.0 mang lại cơ hội nhưng thách thức rất lớn

 
Bộ Khoa học đang nghiên cứu và sẽ báo cáo Thủ tướng phê duyệt, triển khai "Chương trình trọng điểm quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0".
Robot Sophia tiết lộ mẫu người yêu lý tưởng
 
Sáng 13/7, bên lề Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã chia sẻ về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để Việt Nam tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng cho sự phát triển kinh tế.
 
Theo Bộ trưởng, với Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất, dịch vụ thông minh, các loại hình nông nghiệp thông minh… giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất, mang lại lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.
Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức. Nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.
 
Ông Chu Ngọc Anh cho rằng Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh; đưa ra giải pháp về quản trị quốc gia và phát triển các mô hình sản xuất, dịch vụ thông minh… Doanh nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ, ứng dụng các giải pháp công nghệ. 
 
Để phục vụ các nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, ông Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ  đang nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng phê duyệt, đưa vào triển khai chương trình trọng điểm quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0.
 
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã lựa chọn cách tiếp cận của riêng mình đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Dù từ cách tiếp cận nào thì các quốc gia đều phải dựa vào nền tảng là sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.
 
Cũng tại diễn đàn, Sophia – robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người – đã xuất hiện với tư cách là khách mời đặc biệt. 
 
Trong tà áo dài trắng, Sophia đã giới thiệu về mình và trả lời câu hỏi về chiến lược của Việt Nam cần có trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. “Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Tôi cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh sự sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững hơn”, Sophia nói. 
 
Robot Sophia duyên dáng trong tà áo dài. Ảnh: BN.
 
 
Sophia cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 luôn luôn là thách thức với vấn đề việc làm trong xã hội, Việt Nam cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương. Trong đó, con người cần trang bị những kỹ năng cần thiết để hòa nhập, tận dụng lợi thế của công nghệ, mang lại những lợi ích, phồn vinh và cơ hội cho người nghèo trong xã hội.
 
Nhìn ở góc độ khác, nữ robot này cho rằng sự phát triển về công nghệ cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm, điển hình là ứng dụng trong giao thông như Uber hay Grab. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là con người cần trang bị những kỹ năng mới, tìm ra và làm chủ công nghệ mới.
 
Bích Ngọc

Thanh niên, nghiên cứu viên trẻ với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4

 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác và Hội thảo.
 
 
Sáng 06/7, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên của ba cơ quan gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam đã tổ chức Lễ kí kết Bản ghi nhớ hợp tác và Hội thảo “Thanh niên, nghiên cứu viên trẻ với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Sự kiện được tổ chức với mong muốn mang đến cho đoàn viên thanh niên những kiến thức cơ bản và hữu ích về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giai đoạn mới. Hội thảo là nỗ lực của 3 Đoàn Thanh niên trong việc tích cực thúc đẩy việc học tập, tìm hiểu và chia sẻ tri thức về ngành, đồng thời cũng là sự chia sẻ, đồng hành của đoàn Thanh niên 3 cơ quan đối với công tác chung của Bộ KH&CN và 2 Viện Hàn lâm.
 
Tham dự Lễ kí kết về phía Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có ông Phan Văn Kiệm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
 
Về phía Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có ông Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; ông Vũ Hùng Cường, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; ông Phạm Minh Phúc, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
 
Về phía Bộ KH&CN có ông Trần Văn Tùng, Bí thư  Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ KH&CN; ông Phạm Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ KH&CN; ông Đặng Quang Huấn – Chủ tịch Công đoàn Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Lãnh đạo các đơn vị và đại diện các tổ chức chính trị – xã hội trực thuộc Bộ KH&CN.
 
Về phía Đoàn Khối cơ quan Trung ương có ông Trần Hữu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương.
 
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đánh giá cao sáng kiến tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Đoàn thanh niên 3 Cơ quan: Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam mà tiền thân trước đây là: Đoàn Thanh niên Ủy ban Khoa học Nhà nước. Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, trong bối cảnh hiện nay, thanh niên, nghiên cứu viên trẻ cần phải biết vận dụng thế mạnh cuộc CMCN 4.0 để phục vụ cho công việc của mình và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
 
Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng mong muốn các thanh niên, nghiên cứu viên trẻ sẽ là những người xung kích, sáng tạo, đề xuất các giải pháp và triển khai hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống giải quyết một số vấn đề xã hội quan tâm như vấn đề môi trường, nông nghiệp nông thôn, v.v.., để khẳng định rõ vai trò của thanh niên, nghiên cứu viên trẻ cũng như khoa học công nghệ đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng.
 
Đặc biệt, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng bày tỏ mong muốn các bạn thanh niên tích cực học tập, rèn luyện chuyên môn và trau dồi kiến thức xã hội, trở thành những cán bộ có đạo đức, mẫn cán, chăm chỉ, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
 
 
Đoàn Thanh niên của 3 cơ quan: Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký Bản ghi nhớ hợp tác.
 
 
Tại buổi Lễ, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Đoàn thanh niên Bộ KH&CN, Đoàn thanh niên Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đoàn thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã được ký kết. Đây là mốc hợp tác đáng nhớ trong mối quan hệ giữa ba cơ sở Đoàn – vốn có rất nhiều điểm chung và được Ban Chấp hành 3 cơ sở Đoàn tích cực vun đắp, phát huy trong thời gian qua. Với mong muốn đẩy mạnh việc giao lưu, học hỏi nhằm tiếp tục phát huy truyền thống của ngành và tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, Bản ghi nhớ là căn cứ hữu hiệu và là lời khẳng định quyết tâm của 3 cơ sở Đoàn trong việc đưa hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng đi vào thực chất, gắn với thực tiễn công việc và cuộc sống.
 
Bên cạnh Lễ ký kết, Đoàn Thanh niên 3 cơ quan đã tổ chức Hội thảo “Thanh niên, nghiên cứu viên trẻ với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về các chủ đề: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0; Hoạt động đổi mới sáng tạo tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Nghiên cứu viên trẻ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trước những vấn đề đặt ra của CMCN 4.0.
 
Các diễn giả tham gia giao lưu với các bạn đoàn viên thanh niên của 3 tổ chức cơ sở Đoàn.
 
 
Tham gia thuyết trình tại Hội thảo, ông Phạm Đức Nghiệm – Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết: thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có rất nhiều cơ hội như: khởi nghiệp thành công sẽ tạo ra làn sóng kinh doanh và việc làm, có khả năng làm chủ nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như CNTT, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, v.v..; thanh niên có cơ hội góp sức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với các khoản đầu tư lớn để nghiên cứu và phát triển những công nghệ tiên phong.
 
Bên cạnh những thuận lợi, ông Nghiệm cũng thẳn thắn chỉ ra những thách thức của thị trường đối với hoạt động khởi nghiệp ĐMST như: đòi hỏi thanh niên, người lao động phải có kỹ năng, nghiệp vụ cao hơn, thành thạo ngoại ngữ; sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nhân lực, việc làm.
 
Trong khuôn khổ Hội thảo, PGS.TS.Nghiên cứu viên cao cấp Phan Tiến Dũng – Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có bài tham luận  về các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Theo ông Dũng, Viện đã đưa sở hữu trí tuệ là một trong những tiêu chí tuyển chọn và nghiệm thu đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm; xây dựng 4 chương trình phát triển gắn với phát triển sản phẩm thương mại; tổ chức các hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa công nghệ. Giới thiệu một số sản phẩm nghiên cứu đã được áp dụng và thương mại hóa thành công của Viện Hàn lâm KH&CN trong thời gian qua.
 
Bên cạnh đó, tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng, Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ về nghiên cứu viên trẻ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trước những vấn đề đặt ra của CMCN 4.0. Theo ông Thắng, trong bối cảnh CMCN 4.0 thanh niên cần chủ động tham gia nghiên cứu đánh giá các tác động của CMCN 4.0 đến kinh tế Việt Nam như: dự báo các ngành nghề tiềm năng trong tương lai; dự báo các tác động tích cực, tiêu cực, các phương thức kinh doanh mới trên nền tảng thành tựu công nghệ; nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản trị nhà nước về KH&CN nói riêng và quản lý nhà nước nói chung; nghiên cứu những vấn đề xã hội, tâm lý, lối sống, quan hệ xã hội trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, v.v…
 
Toàn cảnh Lễ kí kết Bản ghi nhớ hợp tác và Hội thảo.
 
 
Sự kiện ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa 3 cơ sở Đoàn và Hội thảo “Thanh niên, nghiên cứu viên trẻ với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0” là hoạt động gắn kết hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên giữa các tổ chức Đoàn thanh niên trong ngành khoa học công nghệ. Thông qua công tác Đoàn, đại diện thanh niên các cơ sở Đoàn cũng nhận thức được sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc đẩy mạnh giao lưu, học hỏi nhằm tiếp tục phát huy truyền thống của ngành và tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
 
 
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

4.0 sau cánh cửa nhà máy

 
Không ồn ào như các cuộc bàn luận về lý thuyết, công nghiệp 4.0 đang chuyển động âm thầm sau cánh cửa các nhà máy cơ khí Việt Nam.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Khi lửa đã nhen lên trong nhà máy / Doanh nghiệp Việt rục rịch tung sản phẩm 4.0
 
Công nhân điều khiển máy cắt bằng tia nước tại một nhà máy ở Khu công nghiệp Tân Tạo (TP HCM). Ảnh: Viễn Thông
 
Nhiều người trong giới cơ khí biết đến ông Nguyễn Lưu Dũng. Là giám đốc của Vinamachines, chuyên phân phối máy cơ khí chính xác ở Việt Nam, nhưng danh thiếp của ông chỉ ghi đơn giản 'Technical Advisor', tức 'Cố vấn kỹ thuật'. "Công ty tôi ai cũng là người đi bán máy như nhau cả", ông bảo.
 
Ít phô trương, khá kín tiếng là điểm mà Dũng không giống với nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí. Khi 'cơn lốc' chủ đề 4.0 quét qua hàng loạt diễn đàn, hội thảo lớn nhỏ thời gian qua, không ít người thắc mắc các doanh nghiệp này quan tâm ra sao? Phía sau cánh cửa nhà máy, 4.0 đã đến chưa, với các robot, máy in 3D?
 
"Tôi vừa giao cho một đơn vị sản xuất thang máy hai dàn máy giá 20 tỷ đồng và 50 tỷ đồng, dùng để gia công tấm kim loại công nghệ 4.0. Với tổ hợp này, việc gia công các tấm thang máy inox ngày xưa mất 8 giờ thì nay chỉ còn một giờ", ông Dũng tiết lộ giải pháp đã nâng công suất từ 300 lên 600-800 thang máy mỗi tháng cho công ty khách hàng.
 
 
Trong ngành cơ khí, những máy móc hiện đại hàng đầu không phải không có. Máy cắt nước, vốn có ưu điểm hơn máy cắt laser vì cắt được mọi vật liệu mà không làm chúng biến dạng, là ví dụ.
 
Thế hệ cao cấp hàng đầu hiện là máy cắt bằng tia nước đa trục 3D của Mỹ với giá 500.000 – 700.000 USD, đã xuất hiện trong một doanh nghiệp. Khoảng 50 công ty tại Việt Nam sở hữu thế hệ thấp hơn chút, với giá tầm 200.000 – 400.000 USD mỗi máy. Trong đó, tầm 200.000 USD là xuất xứ Đài Loan, đắt hơn được sản xuất trong khối G7.
 
Tuy nhiên, những thông tin đầu tư máy móc thường không được các doanh nghiệp chia sẻ vì lý do cạnh tranh. Gần đây, VinFast công bố sẽ tự động hóa hoàn toàn nhà máy ôtô. Nhưng làm được và chia sẻ được như ông lớn này chỉ là thiểu số. Ở đa số còn lại, hầu hết doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo Việt Nam làm khá lặng lẽ, bởi nhiều lý do.
 
Đầu tiên, 4.0 không phải cuộc chạy đua để đánh bóng tên tuổi. Một số doanh nghiệp cho biết họ chỉ đầu tư khi thật sự có đơn hàng phù hợp, chứ không 'lên đời' mọi giá để lãng phí vốn và công nghệ.
 
Anh Thăng Long là trưởng phòng kỹ thuật một nhà máy gia công mô tơ cho Toshiba ở Trảng Bom, Đồng Nai – nhà máy sở hữu hai máy tiện và một máy phay. Máy tiện tại đây là loại máy 4 trục.
 
"So với nước ngoài thì dòng 4 trục không mới. Tuy nhiên, khi gia công hàng gì thì mình sẽ chọn loại máy nào để làm tối ưu. Thế giới có loại 5 trục nhưng mình chưa có đơn hàng cần máy đó nên chỉ dùng loại 4 trục. Nếu có, lãnh đạo nhà máy sẽ đầu tư thôi", anh Long nói.
 
Thứ hai là vốn. Trong một lần gặp gỡ báo chí, lãnh đạo Công ty Shin Fung tại Khu công nghiệp Song Mây (Đồng Nai) cho biết đang bàn bạc để sắm một dây chuyền hàn đúc tự động. Dây chuyền mới sẽ giúp nâng công suất lên 30% và cần một triệu USD để đầu tư. Với các doanh nghiệp cơ khí quy mô trung bình ở Việt Nam, một dây chuyền triệu USD không phải con số nhỏ.
 
"Đối với các ngành như bất động sản hay ngân hàng thì vài chục tỷ đồng là bình thường. Nhưng với doanh nghiệp cơ khí thì họ rất tiết kiệm và căn cơ. Nói đến vài tỷ thôi thì họ đã phải rất cân nhắc chứ không thoải mái như các ngành kia được", một chuyên gia kinh tế bình luận với VnExpress.
Một góc tổ hợp thực hành robot tự động hóa của Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt Nhật thuộc Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Viễn Thông
 
 
Thứ ba là nhân lực. 4.0 không đơn giản bỏ tiền lắp một dàn máy tự động là xong. Vẫn cần đội ngũ để vận hành chúng. Trong khi đó, lao động kiểu 'vừa thừa vừa thiếu' ở Việt Nam thì không mới. 
 
Hồi giữa tháng 6, Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) đã thành lập Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt Nhật, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Phát biểu tại buổi ra mắt, ông Lê Hoài Quốc – Trưởng ban SHTP cho biết Trung tâm này ra đời bởi nhu cầu cấp thiết về lao động nghề chất lượng cao, nắm bắt các kiến thức về 4.0, để cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất chế tạo. 
 
Những chuyển động âm thầm sau cánh cửa nhà máy không qua mắt được giới kinh doanh. Một loạt doanh nghiệp sản xuất máy công cụ Đài Loan gần đây nhộn nhịp mang những mặt hàng hiện đại nhất sang chào bán.
 
Ví dụ như hệ thống in laser và tạo hình 3D của TTGroup, robot tự học bằng quan sát không cần qua lập trình, robot có thị giác, thính giác, xúc giác của Hiwin. Hay như hệ thống điều hành sản xuất thông minh ứng dụng MES và IoT của Takisawa.
 
Quy mô thị trường sản xuất thông minh toàn cầu
Đơn vị: Tỷ USD (Nguồn: Viện nghiên cứu Topology)
 
Theo số liệu của Viện nghiên cứ Topology (Đài Loan), thị trường sản xuất thông minh toàn cầu đạt giá trị 250 tỷ USD năm ngoái và dự đoán chạm mốc 320 tỷ USD vào 2020. Trong đó, Việt Nam là thị trường nhỏ nhưng triển vọng. Tuy nhiên, còn có một thực tế khác. Những chuyển động tích cực về hướng 4.0 chưa phải là đa số trong các nhà máy cơ khí.
 
"Đa số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn thì dùng máy mới của Đài Loan, Âu Mỹ. Còn doanh nghiệp nhỏ thường dùng máy bãi. Máy bãi tức là máy vẫn hoạt động bình thường nhưng quá niên hạn sử dụng theo quy định tại nước đó", một chuyên gia cơ khí thẳng thắn cho biết.
 
Bản thân ông Dũng cũng thừa nhận, cơ khí nội địa vẫn còn dùng hàng cũ nhiều. Nhưng bóng dáng của 4.0 là rất tích cực. "Ngành gia công cơ khí chúng ta khá lạc hậu với tầm 70% đang dùng máy cũ nên công suất thấp. Tuy nhiên, hãy nhìn các tín hiệu như Samsung, GE hay Boeing đã và có ý định vào Việt Nam. Điều đó phản ánh rằng, phần nào các đại gia tin tưởng thế hệ công nghệ mới của Việt Nam sẽ sớm được nâng tầm", ông Dũng bình luận.
 
Viễn Thông

Triển lãm “Khoa học và Công nghệ phát triển nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên năm 2018”

 
 
Các đồng chí Lãnh đạo cắt băng khai mạc triển lãm.
Tối ngày 28/6/2018, tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Chương trình Triển lãm Khoa học – Công nghệ phát triển Nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ – Tây Nguyên đã chính thức được khai mạc. Đến dự Lễ Khai mạc có sự tham gia của Ông Phan Xuân Dũng – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Ông Đào Công Thiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cùng các đồng chí Lãnh đạo, đại diện của hơn 20 tỉnh/ thành phố và trên 200 doanh nghiệp tại các tỉnh Vùng Duyên Hải Nam Trung bộ – Tây nguyên.
Chương trình Triển lãm Khoa học – Công nghệ phát triển Nông nghiệp vùng Duyên hải Nam trung bộ – Tây Nguyên do Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì tổ chức; Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cùng Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt được giao phụ trách thực hiện.
 
 
Triển lãm diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 28/6/2018 đến hết ngày 01/7/2018) với sự tham gia của hơn 150 gian hàng, trưng bày hàng trăm thiết bị, công nghệ, sản phẩm KH&CN tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp.
 
 
Trong khuôn khổ Chương trình là chuỗi các sự kiện: Hội thảo “Ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp”, Hội thảo “Kết nối đầu tư – chuyển giao công nghệ”, chương trình tham quan“Nông nghiệp làng nghề”, chương trình “Trình diễn, giới thiệu sản phẩm công nghệ”. Đây là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà đầu tư cùng doanh nghiệp về những thành tựu ứng dụng KH&CN thành công trong lĩnh vực nông nghiệp; liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân nhằm giúp đổi mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đồng thời kết nối trực tiếp với các nhà cung ứng, chuyển giao uy tín và tư vấn để các đơn vị tiếp cận các chính sách ưu đãi phù hợp.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, hình thành chuỗi nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, không có con đường nào khác ngoài việc tích cực đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản và chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế vùng miền; xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Kết thúc chương trình, có gần 100 công nghệ, thiết bị sẵn sàng chuyển giao và sản phẩm xúc tiến đầu tư, trong đó có hơn 20 biên bản, hợp đồng hợp tác, chuyển giao công nghệ đã được ký kết.
Nguồn: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN


Các đồng chí Lãnh đạo cắt băng khai mạc triển lãm.

Nguyên tố nặng có hạt nhân nguyên tử hình quả bóng bầu dục

 
Dân trí Hạt nhân của một nguyên tố nặng – nobelium – bị biến dạng toàn bộ, và có hình dạng như quả bóng bầu dục. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia laze để thăm dò các nguyên tử nobelium riêng lẻ để đo kích thước của chúng.
 
 
Theo báo cáo của của các nhà khoa học trên Physical Review Letters ngày 8/6, nobelium – nguyên tố thứ 102 trong bảng tuần hoàn – có một hạt nhân nguyên tử đã bị biến dạng thành hình một quả bóng bầu dục. Nguyên tố này là nguyên tố nặng nhất được ước lượng hạt nhân.
 
Bằng cách sử dụng tia laze thăm dò các nguyên tử nobelium riêng lẻ, đội nghiên cứu đã đo được hình chữ nhật của ba đồng vị nobelium: nobelium-252, -253 và -254. Mỗi hình dạng khác nhau của nguyên tố này chứa 102 proton, nhưng có số neutron khác nhau. Hình dạng này của hạt nhân rất phổ biến, nhưng các nhà khoa học cũng xác định rằng nobelium-252 và -254 chứa ít proton ở tâm hạt nhân hơn vùng bên ngoài – một kết cấu kì lạ được biết đến như một “hạt nhân bong bóng”.
 
Các kích thước này phù hợp với các dự đoán giả thuyết trước đó. Đồng tác giả nghiên cứu Witold Nararewicz, một nhà vật lý hạt nhân lý thuyết tại Đại học Bang Michigan ở Đông Lansing, cho biết: “Nó xác nhận niềm tin của chúng tôi”.
 
Các nguyên tố nặng hơn uranium, nguyên tố thứ 92, không được tìm thấy nhiều trong tự nhiên, và phải được chế tạo ra. Hiện nay, nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn là oganesson, nguyên tố thứ 118. Nhưng các nhà khoa học hi vọng sẽ tìm ra được nguyên tố lớn hơn, trong khi tìm kiếm một “hòn đảo ổn định” tiềm năng, một địa hạt dự kiến trong đó các nguyên tố sẽ ổn định hơn các nguyên tố nặng khác.
 
Trong khi nhiều nguyên tố siêu nặng phân rã chỉ trong vài phần của giây, một số tính toán lý thuyết chỉ ra rằng các nguyên tố cư ngụ ở vùng nội địa dự kiến này có lẽ sẽ bám trụ lâu hơn, khiến chúng dễ nghiên cứu hơn. Hiểu biết sâu hơn về những nguyên tố nặng nhất từng được biết đến, bao gồm hình dạng hạt nhân nguyên tử của chúng, có thể giúp các nhà khoa học xác định điều gì nằm ngay ngoài tầm với.
 
Lộc Ninh (Theo Science News)

3 lĩnh vực “nóng” triển khai đợt thanh tra chuyên đề KH&CN 2018

 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Thanh tra về đề tài, dự án KH&CN; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và an toàn bức xạ hạt nhân; sở hữu trí tuệ, là 03 lĩnh vực được Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp phối các đơn vị chức năng liên quan tập trung triển khai trong đợt thanh tra chuyên đề KH&CN năm nay.
Đây là nội dung được đưa ra tại buổi tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành KH&CN do Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với Sở KH&CN Bình Định tổ chức từ ngày 03 đến ngày 05/7/2018 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Tham dự buổi tập huấn có Lãnh đạo Sở KH&CN, Lãnh đạo Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường- Chất lượng, thanh tra viên và công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của các sở KH&CN các địa phương trong cả nước.
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trương Hồng Dương- Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho biết, với yêu cầu gắn việc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành KH&CN với với những vấn đề “ nóng”, mang tính thời sự, được dư luận xã hội quan tâm nên nội dung tập huấn năm nay tập trung chủ yếu với những hoạt động thanh tra chuyên đề, cụ thể là: Lĩnh vực đề tài, dự án KH&CN gắn việc tập huấn với hoạt động thanh tra về chương trình nông thôn miền núi; đối với lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thì tập trung 2 mảng là: Chất lượng xăng, dầu, khí hóa lỏng và mã số, mã vạch. Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ được tập trung vào các vấn đề mới phát sinh trong xử lý xâm phạm quyền SHTT như tên miền xâm phạm quyền SHTT, xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử; xử lý xung đột quyền SHTT. 
 
 Ông Trương Hồng Dương – Chánh Thanh tra Bộ KH&CN phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Cũng theo ông Trương Hồng Dương, trong thời gian gần đây, hoạt động của thanh tra KH&CN nói chung và của Thanh tra Bộ KH&CN nói riêng có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển của KH&CN nước nhà: Tiếp tục khẳng định vai trò đầu mối, chỉ đạo đối với thanh tra chuyên đề diện rộng trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bước đầu khẳng định vai trò quản lý nhà nước về thanh tra KH&CN đối với các bộ, ngành qua thanh tra các đề tài, dự án KH&CN ở Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, trong đó có Bình Định,…
 
Đặc biệt về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Thanh tra Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan giải quyết thành công nhiều vụ việc phức tạp (tranh chấp giữa các doanh nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực, kéo dài trong nhiều năm); tăng cường đối thoại trong giải quyết khiếu nại và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần đáng kể trong ngăn chặn khiếu kiện kéo dài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.
 
Ông Lê Công Nhường – Giám đốc Sở KH&CN Bình Định phát biểu chào mừng tại Hội nghị
 
Ngoài ra, trong năm qua, Thanh tra Bộ vẫn phát huy vai trò là đầu mối trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan tronh Bộ (TĐC, Cục SHTT, Cục ATBXHN,…) hướng dẫn, thống nhất trong việc định hướng xử lý các vấn đề phức tạp mà Sở KH&CN các địa phương quan tâm; trả lời những vướng mắc khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực hiện pháp luật về thanh tra KH&CN.
 
Tại Hội nghị, nhằm giúp các Sở KH&CN địa phương nắm bắt được xu hướng và phương thức xử lý đối với những vụ việc cụ thể, bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh Thanh tra Bộ trình bày “Một số vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” với nhiều nội dung mới và thiết thực như: Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thương mại điện tử; Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; Xử lý hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Xử lý xâm phạm trong trường hợp xung đột quyền; Tăng cường đối thoại trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
 
Trong 03 ngày, từ ngày 3 đến ngày 5/7/2018, Hội nghị sẽ lắng nghe và thảo luận các chuyên đề về Các Thông tư quản lý Chương trình NTMN giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020; Một số vấn đề về thanh tra các dự án thuộc Chương trình NTMN; Quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng đối với xăng dầu và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra phương tiện đo, lấy mẫu thử nghiệm chất lượng xăng dầu; Quản lý nhà nước về mã số mã vạch và hướng dẫn nội dung kiểm tra việc quản lý, sử dụng mã số mã vạch; Áp dụng Nghị định 119/2017/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
 
Bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN trình bày chuyên đề tại Hội nghị
 
Để Hội nghị tập huấn đạt kết quả tốt, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN Trương Hồng Dương đề nghị các đại biểu chú trọng và tăng cường trao đổi giữa báo cáo viên và học viên, trao đổi giữa các Sở với nhau, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, thẳng thắn chia sẻ những vấn đề còn chưa rõ, những khó khăn, bất cập trong thực tiễn hoạt động thanh tra để làm sáng tỏ những vấn đề cùng quan tâm. Từ đó định hướng tốt cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác thanh tra; tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về KH&CN.
 
Tin, ảnh: Trần Hồng

TechDemo 2018: Đổi mới công nghệ – sáng tạo, hội nhập và phát triển

 
Sắp tới, TechDemo 2018 sẽ được tổ chức tại thành phố Cần Thơ với các hoạt động trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ quốc tế dựa trên ba trụ cột chính là “Trí tuệ – Công nghệ – Quan hệ”.
Từ ngày 3 – 5/10/2018, sự kiện Kết nối Cung – Cầu TechDemo 2018 với chủ đề “Đổi mới công nghệ – Sáng tạo, hội nhập và phát triển” sẽ được tổ chức tại Trung tâm XTĐT-TM và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.
 
Sự kiện cũng sẽ giới thiệu và trình diễn những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc nâng cao năng lực ứng dung kỹ thuật và công nghệ cho các địa phương và doanh nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ.
 
TechDemo năm nay quy tụ 500 công nghệ, thiết bị, kết quả nghiên cứu đến từ 7 nhóm ngành công nghệ: Nông – Lâm – Thủy – Hải sản; Công nghệ Vật liệu mới, Xây dựng cơ bản; Cơ khí chế tạo, Công nghiệp ô tô, xe máy và công nghệ hỗ trợ; Công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, IoT; Công nghệ sinh hóa, y dược phẩm; Công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Công nghệ bảo vệ và xử lý môi trường.
 
Với 150 gian hàng (50 – 70 gian hàng quốc tế), TechDemo 2018 dự kiến thu hút 15 nghìn lượt tham quan của các cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực khoa học, công nghệ.
 
Bên cạnh việc trình diễn và giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, cung – cầu công nghệ, TechDemo 2018 còn mang đến nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực cho doanh nghiệp như: Hoạt động tư vấn công nghệ và cải tiến quy trình kỹ thuật, hoạt động tư vấn kết nối tài chính – công nghệ. Từ đó, sẽ có khoảng 100 lượt doanh nghiệp được tư vấn công nghệ và kết nối tài chính – công nghệ, 500 cuộc kết nối và tư vấn từ chuyên gia.
 
Đại diện các doanh nghiệp, đơn vị ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ tại TechDemo 2017.
 
Các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trong dịp này cũng sẽ có những buổi đào tạo và tập huấn nâng năng lực, trình độ. Song hành với đó là các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm với nội dung bám sát tình hình thực tế của lĩnh vực khoa học công nghệ như: Diễn đàn Quốc tế Chính sách phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại; Hội thảo quốc tế Kết nối chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Tọa đàm chuyên sâu về ứng dụng đổi mới và chuyển giao theo nhóm lĩnh vực công nghệ; Hội nghị Hoạt động Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lần thứ 11 (năm 2018).
 
Trước đó, TechDemo 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng đã có trên 500 sản phẩm/quy trình/công nghệ/thiết bị nghiên cứu của gần 150 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN trong và ngoài nước. TechDemo 2017 cũng thu hút 2000 đại biểu tham dự cùng hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm các thiết bị KH&CN. 
 
Về kết nối cung – cầu công nghệ, các bên tham gia TechDemo 2017 đã trao đổi, thống nhất, xác định được 12 hợp đồng hợp tác Chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị hơn 200 tỉ đồng.
 
Thông tin từ Ban tổ chức, tính đến thời điểm hiện tại, TechDemo đã mang lại hai kết quả lớn:
 
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) cho 2000 nguồn cung (1600 nguồn cung công nghệ viện trường và 400 nguồn cung từ các đơn vị, tổ chức nước ngoài) và 412 nguồn cầu công nghệ.
 
Đã đưa ra trình diễn, giới thiệu khoảng 800 nguồn cung công nghệ, 200 công nghệ thông qua 31 hội thảo, tọa đàm, diễn đàn chuyên sâu; hỗ trợ và ký kết thành công gần 150 hợp đồng chuyển giao công nghệ, thỏa thuận hợp tác với trị giá gần 800 tỷ đồng.
 
Xây dựng phầm mềm quản lý dữ liệu công nghệ cho 20 Sở Khoa học và Công nghệ, 4 trường Đại học và hình thành 4 điểm kết nối cung cầu công nghệ trên cả nước. Từ đó, kết nối, đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế.
 
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin công nghệ, chuyên gia công nghệ và tham gia các chương trình khoa học và công nghệ với gần 250 doanh nghiệp được tiếp cận 12 kênh tài chính, vốn, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; 50 nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận thông tin công nghệ; 350 lượt doanh nghiệp được tư vấn công nghệ, kỹ thuật với 130 chuyên gia trong và ngoài nước, được tư vấn kết nối tài chính.
 
Liên kết nguồn tin: http://vietq.vn/techdemo-2018-doi-moi-cong-nghe—sang-tao-hoi-nhap-va-phat-trien-d145041.html
 
Nguồn: vietq.vn