Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch Nhóm Công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC) nhiệm kỳ 2019-2021

 
Ngày 29/3/2019, tại Bangkok, Thái Lan, trong khuôn khổ Cuộc họp lần thứ 58 Nhóm Công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 58) đã diễn ra Lễ chuyển giao vị trí Chủ tịch Nhóm AWGIPC từ ông Freddy Harris, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Indonesia sang ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Cục trưởng Freddy Harris bàn giao vị trí Chủ tịch Nhóm AWGIPC cho Cục trưởng Đinh Hữu Phí (Bangkok, Thái Lan, 29/3/2019)
 
Phát biểu tại Lễ chuyển giao, thay mặt Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ông Đinh Hữu Phí chúc mừng Indonesia đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm AWGIPC trong 2 năm qua, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của Indonesia trong việc điều hành Nhóm AWGIPC đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, đặc biệt là triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016-2025 cũng như củng cố hợp tác giữa ASEAN và các đối tác đối thoại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
 
Ông Đinh Hữu Phí cũng nhấn mạnh Việt Nam rất vui mừng và tự hào được lần đầu tiên tiếp nhận vị trí Chủ tịch Nhóm AWGIPC. Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với tất cả các nước thành viên trong khu vực và Ban Thư ký ASEAN thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và sáng kiến nêu trong Kế hoạch hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016-2025 cũng như tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa ASEAN và các đối tác đối thoại. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình từ tất cả các nước thành viên cũng như từ Ban Thư ký ASEAN.
 
Tại Buổi lễ, đại diện cơ quan sở hữu trí tuệ các nước trong khu vực đã chúc mừng Việt Nam trong vai trò Chủ tịch AWGIPC và bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt vai trò Chủ tịch trong nhiệm kỳ mới, giúp thúc đẩy đoàn kết và quan hệ hợp tác khu vực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ lên một tầm cao mới.
 
Bên lề sự kiện, đoàn Việt Nam đã có các buổi gặp mặt song phương với Australia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Dự án ARISE+IPR, Dự án IP KEY SEA và Tổ chức Sở hữu trí tuệ (WIPO) để trao đổi các kế hoạch hợp tác trong thời gian tới./.
 
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Dự án MEMS/NEMS triển khai đúng tiến độ

Ngày 11/3/2019, sau khoảng 7 tháng thi công Viện Ứng dụng công nghệ đã chính thức thực hiện cất nóc tòa nhà Phòng thí nghiệm MEMS/NEMS. Đồng chí Lê Hhttps://www.most.gov.vn/Images/editor/images/phoicanh1.jpgùng Lân – Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ đã chủ trì hoạt động quan trọng này.
 
Hạng mục xây dựng chính Phòng thí nghiệm MEMS/NEMS thuộc dự án “Phòng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế chế tạo các linh kiện cảm biến dựa trên công nghệ MEMS/NEMS – Quang điện tử và Khu Nghiên cứu Chế thử sản phẩm công nghệ cao – Giai đoạn 1” gọi tắt là dự án MEMS/NEMS. Dự án MEMS/NEMS được hình thành trên cơ sở định hướng phát triển của Viện Ứng dụng Công nghệ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó lĩnh vực Quang điện tử ứng dụng sẽ là lĩnh vực mũi nhọn của Viện nhằm tạo cơ sở nghiên cứu ứng dụng mạnh.
Dự án góp phần thực thi nhiệm vụ quốc gia trong một số lĩnh vực khoa học, tiếp thu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm KHCN từ các cơ sở nghiên cứu, kết hợp với các công ty trong và ngoài nước, tư vấn và giải quyết những vấn đề sản xuất đặt ra, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, tham gia vào các dự án Quốc tế và các dự án liên ngành.
Viện đã chính thức được bàn giao và tổ chức tiếp nhận lô đất số CN33 tại Khu Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ với diện tích 2,57 ha thuộc Khu Công nghệ cao Hoà Lạc để triển khai dự án đầu tư trên. Theo nội dung được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, dự án gồm 02 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Tập trung đầu tư xây dựng Khu Phòng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế chế tạo các linh kiện cảm biến dựa trên công nghệ MEMS/NEMS – Quang điện tử. Giai đoạn 2: Xây dựng Khu Nghiên cứu chế thử sản phẩm Công nghệ cao.
 
Phối cảnh tổng thể dự án MEMS/NEMS
 
Chất lượng, tiến độ
Theo kế hoạch, các hạng mục xây dựng thuộc dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý III/2019. Hạng mục quan trọng nhất của gói thầu là Phòng Thí nghiệm MEMS/NEMS có diện tích xây dựng 864m2, tổng diện tích sàn xây dựng 1.600 m2. Bao gồm Phòng sạch, phòng làm việc, nghiên cứu cho các chuyên gia, nghiên cứu viên, phòng hội thảo.
 
Đây là gói thầu xây dựng có nhiều hạng mục yêu cầu kỹ thuật cao trong xây dựng đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng để đủ điều kiện lắp đặt các thiết bị nghiên cứu hiện đại (các hạng mục xây dựng chính như Phòng sạch, gồm 4 module Phòng vàng; Phòng khắc ướt; Phòng chế tạo; Phòng đánh giá đặc trưng). Để triển khai dự án đảm bảo các yêu cầu “khắt khe trên” cần có sự phối hợp nhịp nhàng, giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chuyên ngành, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công. Công trình áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới trong thi công cũng như ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong việc vận hành sau này của dự án như: tạo nguồn năng lượng điện sạch từ hệ thống pin năng lượng mặt trời, hệ thống cấp thoát nước, điện nhẹ, PCCC được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phòng thí nghiệm.
Bên ngoài tòa nhà được thiết kế bảo đảm không gian thoáng, xanh sạch đẹp bởi những bồn hoa, cây xanh đảm bảo cho những người làm việc tại tòa nhà luôn có được điều kiện làm việc thoải mái nhất.
Trong quá trình thực hiện dự án, mặc dù thời tiết không thuận lợi, phát sinh khá nhiều vấn đề kỹ thuật cần phải xử lý kịp thời (như địa chất không ổn định khi ép cọc đại trà) tuy nhiên Viện Ứng dụng công nghệ đã phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời xử lý tại hiện trường. Đến nay, cơ bản tiến độ của dự án được đảm bảo, chất lượng của công trình được các bên tham gia dự án đánh giá cao.
Trong điều kiện công trình ở xa, nhân lực ít tuy nhiên Viện vẫn có phương án điều phối, giám sát chặt chẽ công việc. Hàng tuần, Viện Ứng dụng công nghệ chủ trì việc giao ban công trình tại hiện trường để giải quyết tại chỗ các vấn đề vướng mắc.
Song song với việc thi công xây dựng, Viện Ứng dụng công nghệ cũng đang tích cực đôn đốc các nhà thầu cung cấp thiết bị đúng tiến độ của dự án.
 
Đại diện các bên tham gia buổi cất nóc dự án    
 
Việc tòa nhà được cất nóc đúng tiến độ là biểu hiện cho sự quyết tâm của Lãnh đạo Viện Ứng dụng công nghệ trong việc đầu tư chiều sâu cơ sở vật chất, trang thiết bị để từng bước hướng tới trở thành Viện Quốc gia với quy mô ngang tầm các viện công nghệ trong khu vực. Dự án cũng là minh chứng cho sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ KH&CN trong việc ưu tiên triển khai đồng bộ dự án trong Khu CNC Hoà Lạc.
 
Bên cạnh đó, dự án MEMS/NEMS sẽ là bước tiến đầu tiên và quan trọng của Viện Ứng dụng công nghệ tại khu CNC Hòa Lạc. Đây là cơ sở để Viện có thể tận dụng hạ tầng hiện đại khu vực đồng thời liên kết hợp tác với các tổ chức (là đơn vị nghiên cứu/doanh nghiệp) đang hoạt động tại chính Khu CNC Hoà Lạc./.
 
Nguồn: Viện Ứng dụng công nghệ

Những thay đổi quan trọng về chính sách tiền lương, BHXH từ năm 2019

Từ ngày 1-1-2019, mức lương tối thiểu vùng mới chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng từ 160.000 – 200.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.
 
Trong năm 2019, tiền lương, mức hưởng BHXH cũng như mức đóng bảo hiểm của cán bộ, công chức và người lao động (NLĐ) sẽ có những sự thay đổi.
 
1. Lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 – 200.000 đồng/tháng
 
Từ ngày 1-1.2019, mức lương tối thiểu (LTT) vùng mới chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức LTT vùng năm 2019 tăng từ 160.000 – 200.000 đồng/tháng so với mức LTT vùng năm 2018.
 
Cụ thể, các doanh nghiệp (DN) thuộc vùng I áp dụng mức LTT là 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành).
 
Các DN thuộc vùng II áp dụng mức LTT là 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành).
Các DN thuộc vùng III áp dụng mức LTT là 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành);
 
– Các DN thuộc vùng IV áp dụng mức LTT là 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành).
 
 
2. Tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức
 
Từ ngày 1-7-2019 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng thêm 100.000 đồng so với năm 2018. Cụ thể, theo Nghị quyết 70/2018/QH14 do Quốc hội ban hành mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.
 
Đây là căn cứ tính bảng lương, mức phụ cấp, lương hưu và các khoản trợ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, các khoản tiền lương , phụ cấp, trợ cấp… đều được tăng lên.
 
DO mức lương cơ sở thay đổi tăng lên nên các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức lương cơ sở cũng tăng. Cụ thể như sau:
 
Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
 
Tăng trợ cấp một lần sau khi sinh con.
 
Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
 
Tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng.
 
Tăng mức trợ cấp mai táng.
 
Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng.
 
Tăng trợ cấp tai nạn lao động.
 
3. Tăng mức lương tính đóng BHXH bắt buộc
 
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: "Mức lương tính đóng BHXH của NLĐ làm việc trong doanh nghiệp không thấp hơn mức LTT vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường."
 
Mức LTT vùng năm 2019 có thay đổi tăng do đó mức lương để tính BHXH cũng tăng theo.
 
Cũng tại Quyết định này, tiền lương đóng BHXH của CBCCVC tính trên mức lương cơ sở, do đó khi mức lương cơ sở năm 2019 tăng thì mức đóng BHXH của CBCCVC cũng tăng theo.
 
4. Doanh nghiệp phải công khai việc đóng BHXH, BHYT
 
Nghị định 149/2018/NĐ-CP , ngày 07/11/2018, của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc có hiệu lực từ 01/01/2019. Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (người sử dụng lao động).
 
Trong đó, nội dung người sử dụng lao động phải công khai gồm: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia; nghị quyết Hội nghị người lao động; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
 
Tin -ảnh: K.Linh

Triển khai Nghị quyết số 01 và 02 năm 2019 của Chính phủ: Ngành khoa học và công nghệ phải bứt phá mạnh mẽ

Chủ trì cuộc họp đầu năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã thể hiện tinh thần quyết tâm với những giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong năm 2019 theo Chương trình hành động tại Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, với kỳ vọng ngành KH&CN tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng và sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung.
 
Ngày 14/02/2019, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ về triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ và Chương trình công tác năm 2019 của Bộ KH&CN với phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, bứt phá, sáng tạo, phát triển”.
 
 
Toàn cảnh cuộc họp
 
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khái quát ngắn ngọn về những kết quả cũng như những khó khăn, thách thức của ngành KH&CN trong năm 2018 vừa qua. Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương về hoạt động KH,CN và  đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển KH&CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế – xã hội. Qua đó đã ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch; tăng trưởng GDP đạt 7,08% vượt chỉ tiêu 6,7%, cao nhất kể từ năm 2008.
Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, xây dựng, thông tin, ngân hàng, du lịch. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn, năm 2018 đạt 43,5% (bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 42,18%, cao hơn nhiều giai đoạn 2011-2015 là 33,58%) vượt mục tiêu 5 năm 2016-2020 Quốc hội giao (khoảng 30%-35%). Năm 2018, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, từ vị trí 59 lên vị trí 47). Góp phần vào thành quả chung đó, ngành KH&CN trong năm 2018 đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận, khẳng định vị trí, vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN, cùng đất nước tiếp tục phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới.
Bộ trưởng khẳng định, với sự chuyển dịch chính sách – lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trong mấy năm gần đây, Bộ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; tập trung phát triển các sản phẩm theo chuỗi giá trị sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;… đặc biệt là việc tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhận định, mặc dù có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, Bộ trưởng mong muốn tập thể cán bộ Bộ KH&CN, nhất là những người đứng đầu các đơn vị cần phát huy sức mạnh và trí tuệ, bứt phá mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế của Bộ trong công tác tham mưu chính sách về phát triển KH,CN và ĐMST để ngành KH&CN tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng và sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung.
Theo Bộ trưởng, tiếp nối thành công của năm 2018, Bộ KH&CN sẽ phấn đấu thực hiện các mục tiêu đặt ra cao hơn trong năm 2019. Nhưng để thực hiện hóa điều này rất cần sự đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm vượt qua chính mình, thay đổi chính mình; cũng như công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt ở những người đứng đầu đơn vị. Tinh thần chung là phải quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2018.
 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh chủ trì cuộc họp
 
Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ
Tại hội nghị, Lãnh đạo các đơn vị đã được quán triệt các nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai theo Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, cụ thể: Khơi thông các nguồn lực, tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp; Triển khai các giải pháp để tiếp thu và làm chủ các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia liên kết chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế, biến khởi nghiệp sáng tạo thành một trong những động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng; Rà soát, tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia theo hướng coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ; Bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông KH&CN.
 
Các nhiệm vụ theo chức năng của Bộ KH&CN, cụ thể: Thực hiện các kế hoạch Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019; Triển khai kế hoạch năm 2019 và hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2020; Kế hoạch xây dựng các văn bản năm 2019 của Bộ KH&CN; Thực hiện công tác đánh giá, phân loại tổ chức, cá nhân; Tổ chức thực hiện Quy chế, Điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị trược thuộc Bộ đã được ban hành; Tiếp tục triển khai Nghị quyết 18, và 19 của Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 08,10 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ vể đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Xây dựng xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp; Triển khai kế hoạch năm 2019 của Lãnh đạo Bộ và triển khai các hoạt động thiết thực Chào mừng 60 năm Ngày thành lập Bộ KH&CN.
Bộ trưởng chỉ đạo, ngay sau kỳ nghỉ Tết, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ cần quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay những ngày làm việc sau Tết bảo đảm chất lượng và tiến độ, đặc biệt là những công việc còn tồn đọng hoặc chậm tiến độ do nghỉ Tết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
 

Thủ tướng Chính phủ: Cần tập trung chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng dựa vào khoa học và công nghệ

Ngày 11/02/2019, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm, làm việc, dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Đồng Giao.
 
Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng: đồng chí Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đồng chí Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương…, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình.
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao, thăm ruộng sản xuất của nông trường Đồng Giao, cắt băng xuất những chuyến hàng nông sản đầu tiên đi nước ngoài trong năm mới Kỷ Hợi 2019.
 
 
Thủ tướng dự lễ cắt băng xuất những chuyến hàng nông sản đầu tiên đi nước ngoài trong năm mới Kỷ Hợi 2019
(Ảnh: Quang Hiếu)
 
Tại nhà máy chế biển nông sản Đồng Giao và ruộng sản xuất của nông trường Đồng Giao (thành phố Tam Điệp), Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần sản xuất của cán bộ, công nhân viên công ty trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới âm lịch 2019.
 
Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao được thành lập năm 1955, tiền thân là Nông trường quân đội, do các Chiến sỹ Điện Biên và Cán bộ miền Nam tập kết về xây dựng. 15 năm trước đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa. Cùng với sự biến động, phát triển của đất nước, kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng đạt được nhiều thành tựu.
Công ty không những đã tập trung sản xuất nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả diện tích đã được giao tại Ninh Bình, Gia Lai mà còn chủ động liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại 13 tỉnh, tạo công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, châu Âu. Doanh thu bán hàng năm 2018 là 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD.
 
Bên cạnh đó, Công ty cũng áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm an toàn, năng suất, chất lượng cao. Tại tỉnh Ninh Bình, Công ty có diện tích 500 ha tưới tiêu tự động theo công nghệ cảm biến độ ẩm của Israel, tại Gia Lai, Công ty cũng đầu tư hệ thống tưới tiêu chủ động trên diện tích 2.000 ha. Ngoài ra, Công ty cũng liên kết trồng và tiêu thụ nông sản tại nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, giúp giải quyết đầu ra cho nông sản, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động tham gia chuỗi liên kết.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Công ty Đồng Giao đã áp dụng tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ vào trồng trọt và chế biến thực phẩm. Công ty đã liên kết rất rộng rãi với các tỉnh thành trong cả nước từ Tây Nguyên đến Đồng bằng Bắc Bộ để phát triển nông nghiệp, tích tụ đất đai góp phần nâng cao sản xuất. Cùng với đó là đa dạng các thị trường, mở rộng đến các thị trường khó tính.
 
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ảnh: Quang Hiếu)
 
Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Công ty Đồng Giao phải áp dụng mạnh mẽ, một là, công nghệ cảm biến, hai là robot tự động hóa, máy bay không người lái, thứ ba là dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, thứ tư là công nghệ in 3D, thứ năm là ITC, internet vạn vật.
 
Cho rằng kết quả của ngành nông nghiệp thời gian qua mới chỉ là khởi đầu, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan Trung ương và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước cần tập trung lãnh đạo chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng dựa vào khoa học và công nghệ, đa dạng sản phẩm, đi sâu vào chế biến, không chỉ đảm bảo tiêu dùng cho gần 100 triệu dân Việt Nam được sử dụng thực phẩm tốt nhất mà còn có một thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng.
 
Nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn các đơn vị trong cả nước bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 ngay từ đầu năm./.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Nhiều sản phẩm công nghệ mới sẽ được trưng bày tại Vietnam Expo 2019

Vietnam Expo 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 10-13/4/2019 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E. Đại diện Ban tổ chức cho biết họ sẽ lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu tham dự với các khu gian hàng: Khu Quốc tế – Khu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) – Khu Sản phẩm Công nghiệp – Khu Thực phẩm Tiêu dùng. Đặc biệt, tại Vietnam Expo năm nay sẽ xuất hiện những sản phẩm và công nghệ mới nhất trong các khu gian hàng được thiết kế đầu tư ấn tượng và công phu.
Với lịch sử là một sự kiện xúc tiến thương mại uy tín và lâu đời tại Việt Nam, Vietnam Expo vẫn luôn khẳng định điều đó qua từng năm tổ chức và năm 2019 – sau một năm với nhiều khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư đều đạt những dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng. Vietnam Expo tiếp tục phát huy vai trò của một sự kiện xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư, đưa sản phẩm Việt Nam quảng bá ra thế giới và ngược lại.
“Chất lượng – Đổi mới – Sáng tạo – Năng lực tiên phong” là những giá trị cốt lõi mà các sản phẩm, thiết bị, công nghệ được trưng bày tại triển lãm. Ngoài khu Quốc tế được trưng bày bắt mắt và hấp dẫn khách tham quan bởi sản phẩm tiên tiến và đa đạng, sự góp mặt của các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia (VIETNAM VALUE) nổi bật là các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, thể hiện trí tuệ và khả năng sáng tạo của người Việt cũng được giới thiệu công phu và chuyên nghiệp. Tại Vietnam Expo, các đối tác quốc tế có thể gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu tiên phong trong nhiều nhóm sản phẩm như nhựa, cao su, giấy, vật liệu xây dựng, phụ trợ công nghiệp, … Mục tiêu song song của các doanh nghiệp là quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu Việt nhằm phát triển thị trường nội địa.
Cho đến thời điểm này Algerie, Ấn Độ, Campuchia, Canada, CH Armenia, CHLB Nga, Cuba, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Trung Quốc là các quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức có mặt tại Vietnam Expo. Dự kiến Hội chợ năm nay sẽ thu hút các doanh nghiệp tham dự đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với đó là trên 15,000 lượt khách thương mại đến tham quan và làm việc trong thời gian 4 ngày Hội chợ.
 
 
Vietnam Expo 2019 dự kiến sẽ thu hút các doanh nghiệp tham dự đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ
 
Đánh giá hiệu quả của việc tham gia triển lãm ông Nguyễn Văn Lý – đại diện Viglacera cho rằng: “Chúng tôi nhận thấy hiệu quả sau mỗi lần tham gia hội chợ rất rõ ràng, chúng tôi có thêm một lượng khách hàng lớn, đặc biệt là khách quốc tế quan tâm đến sản phẩm mới có yếu tố thân thiện môi trường như vệ sinh thông minh V-Smart, gạch Granite xương trắng, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ngói đất sét nung… Thông qua Vietnam Expo, chúng tôi mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các đối tác nhằm nâng cao vị thế thương hiệu Viglacera, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mới đến các thị trường trong và ngoài khu vực.”
Vietnam Expo 2019 do Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến Thương mại chỉ đạo và Công ty VINEXAD tổ chức, sẽ mở cửa từ 9h00 đến 18h00 các ngày 10-13/4/2019 tại Trung tâm Triển lãm 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 
 
Vietnam Expo 2019 sẽ diễn ra từ ngày 10-13/04/2019
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN – Cục Thông tin KH&CN quốc gia

IPP2 – Chương trình ODA tiên phong trong hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Lễ kết thúc Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) khép lại một chặng đường Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan đồng hành trong tình hữu nghị và hợp tác gần một thập kỷ cho con đường phát triển đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã bày tỏ cảm xúc rất đặc biệt khi phát biểu tại buổi Lễ kết thúc Chương trình IPP2 sáng ngày 15/01/2019 tại Hà Nội.
 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ
 
Mang đến cho Việt Nam một tư duy mới về đổi mới sáng tạo
Với sự hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan, IPP là chương trình ODA về đổi mới sáng tạo lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam từ năm 2009 và đến nay đã có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Gần 10 năm trước, khi Chương trình được khởi xướng, Đổi mới sáng tạo – Innovation còn là một phạm trù mới và chưa được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Với các nỗ lực của IPP trong giai đoạn 1, Chương trình đã mang đến cho Việt Nam một tư duy mới về đổi mới sáng tạo từ kinh nghiệm Phần Lan như một công cụ mới để phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Cho đến hôm nay, đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những động lực mới quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới, một trong sáu phương châm hành động của Chính phủ Việt Nam trong năm 2019: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Bứt phá và Hiệu quả”. Đổi mới sáng tạo cũng đã trở thành một lĩnh vực mới thuộc đối tượng quản lý nhà nước, được Chính phủ giao cho Bộ KH&CN chính thức đảm nhiệm. Hướng tới một nền kinh tế phát triển dựa trên vai trò dẫn dắt của đổi mới sáng tạo là mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đổi mới sáng tạo là phạm trù xuyên ngành và cần đặt trong một hệ sinh thái có mối liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các thành tố. Trong bối cảnh mới, Chương trình IPP giai đoạn 2 đã lại một lần nữa đi tiên phong trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển một xu hướng mới và tiến bộ ở Việt Nam. Đó là Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nơi gieo mầm, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp sáng tạo để phát triển thành đội ngũ doanh nghiệp mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội. Các kết quả đạt được và tác động mang tính bền vững mà Chương trình IPP2 mang lại cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam là rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Từ việc hỗ trợ thiết kế các chính sách lớn của Chính phủ về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nâng cao năng lực cho cán bộ hoạch định chính sách, đào tạo đội ngũ tư vấn khởi nghiệp và giảng viên nguồn của các trường đại học, cho tới việc thử nghiệm các mô hình mới trong tài trợ, hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học và kết nối doanh nghiệp Phần Lan với thị trường năng động của Việt Nam: Trong từng hoạt động, IPP2 luôn đổi mới sáng tạo và linh hoạt điều chỉnh để có cách làm mới mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng trúng nhu cầu của thực tiễn Việt Nam. Và điều đó rất đáng được biểu dương, nhân rộng.
Thành công của các dự án doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp được IPP2 hỗ trợ, trong đó nhiều dự án đã tiếp tục gọi vốn thành công và vươn ra thị trường khu vực, quốc tế, đã minh chứng sự phù hợp của các mô hình mới, tiên phong về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của IPP2 đối với Việt Nam, đồng thời cho thấy tiềm năng to lớn của các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Nếu có các can thiệp chính sách kịp thời và phù hợp, thì tiềm năng đó có thể trở thành hiện thực, các nhóm khởi nghiệp non trẻ có thể trở thành doanh nghiệp trưởng thành có tiềm lực mạnh trong tương lai, mang lại việc làm và giá trị gia tăng cho xã hội. 
 
Cách tiếp cận đổi mới và linh hoạt
Bà Trần Thị Thu Hương – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ KH&CN, Giám đốc Chương trình IPP2 xúc động chia sẻ: Nhìn ngược lại hơn 4 năm trước, khi giai đoạn 2 của Chương trình IPP được bắt đầu, mảnh đất nuôi dưỡng các hạt mầm khởi nghiệp của Việt Nam mới bắt đầu hình thành, từ khung pháp lý, thiết chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, hạ tầng dịch vụ, cố vấn – tư vấn khởi nghiệp cho tới sự vào cuộc của các trường đại học. Trong khi nhìn sang các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia, hay xứ Bắc Âu như Phần Lan, họ đã đi trước chúng ta gần thập kỷ trong hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Còn đối với chúng tôi khi đó, khái niệm khởi nghiệp, hay hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, còn hết sức mới mẻ và cần rất nhiều nỗ lực tìm hiểu để có cách tiếp cận đúng.
Trong bối cảnh đó, IPP2 bắt đầu đi tiên phong trong các hỗ trợ mang tính thử nghiệm của mình. Lẽ ra, chúng tôi có thể chọn một con đường dễ dàng mà đi đó là thuần túy hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp và lặp đi lặp lại các vòng kêu gọi tài trợ, vốn đã được thiết kế trình tự, thủ tục, tiêu chí hết sức công phu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Quỹ Tekes Phần Lan. Nhưng chúng tôi đã chọn con đường khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, để luôn thử nghiệm các mô hình mới và các công cụ can thiệp chính sách mới mà chúng tôi cho rằng sẽ hữu ích đối với hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam – Bà Trần Thị Thu Hương nhớ lại.
 
 
Bà Trần Thị Thu Hương – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ KH&CN, Giám đốc Chương trình IPP2 phát biểu tại buổi lễ
 
Năm 2015, theo kế hoạch, Chương trình bắt đầu đợt kêu gọi tài trợ đầu tiên dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhóm liên danh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhưng không chỉ tập trung cho việc đó, nhóm triển khai Chương trình đã thảo luận về sự cần thiết phải hỗ trợ phía Việt Nam thiết kế các chính sách nền tảng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Căn cứ để Chương trình lựa chọn các chính sách để hỗ trợ là Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đề án của Bộ KH&CN trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2015.
Bằng việc đưa chuyên gia quốc tế từ Hoa Kỳ và Phần Lan vào Việt Nam trực tiếp làm việc và tư vấn cho các nhóm soạn thảo, IPP2 đã hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ KH&CN xây dựng và trình ban hành các chính sách lớn như Quyết định số 844 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844), Luật Chuyển giao công nghệ, và một số văn bản quan trọng khác.
Với cách tiếp cận đổi mới và linh hoạt đó, IPP2 đã không chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm mô hình hỗ trợ tài chính và hỗ trợ mềm cho các nhóm khởi nghiệp, Chương trình dần mở rộng ra các hoạt động khác, từ hỗ trợ thiết kế chính sách, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ hoạch định chính sách, hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, cho tới các sáng kiến hợp tác với các trường đại học Việt Nam để đào tạo giảng viên nguồn và đưa chương trình đào tạo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào giảng dạy trong các trường đại học, và sau này, triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Phần Lan tiếp cận thị trường Việt Nam, đào tạo chuyên gia tư vấn doanh nghiệp quốc tế là người Việt Nam, thúc đẩy kết nối hợp tác thành phố với thành phố, từ đó mở ra các cơ hội hợp tác mới trong tương lai giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan sau khi Chương trình IPP2 kết thúc sứ mệnh của mình ở Việt Nam.
Các hoạt động thử nghiệm theo tư duy sáng tạo đó đã góp phần tác động tích cực và toàn diện tới hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam. Bà Trần Thị Thu Hương chia sẻ: “Có những tác động và hiệu ứng lan tỏa mà chính những người thực hiện Chương trình cũng không hình dung được ngay từ ban đầu. Thực sự, việc triển khai Chương trình IPP2 là một trải nghiệm hoàn toàn mới, ngay cả đối với các chuyên gia Phần Lan. Từng bước, từng bước một, chúng tôi vừa làm, vừa quan sát, đánh giá và điều chỉnh, sao cho lựa chọn được các sáng kiến và hành động mang lại hiệu quả tối ưu và thực sự cần thiết cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam”.
“Tôi rất vui mừng chứng kiến các thành quả quan trọng của Chương trình IPP. Đối với Bộ KH&CN Việt Nam, trong những năm qua, IPP được xem là cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan trên lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, KH&CN. Vì vậy, thành công của Chương trình là minh chứng sinh động cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và hiệu quả giữa hai nước chúng ta”- Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo và xem đây như một giải pháp quan trọng thúc đẩy số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chương trình IPP2, nhiều chính sách, chương trình mới về hỗ trợ khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đã lần lượt được Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thông qua. Trong đó có các văn bản mang tính bản lề quan trọng như: Luật Chuyển giao Công nghệ 2017, chế định về khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm trong Luật Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 844 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Trên cơ sở đó, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp trung ương và địa phương đã được khởi động để thúc đẩy hoạt động ươm tạo, đào tạo và tư vấn khởi nghiệp, thương mại hóa công nghệ, tài trợ và hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các bài học kinh nghiệm và công cụ thí điểm hỗ trợ khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Chương trình IPP2 là nguồn tham khảo hữu ích để các cơ quan, tổ chức liên quan ở Việt Nam nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của đơn vị mình.
Việc bước đầu có được một hệ sinh thái thuận lợi về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam là kết quả của quá trình đổi mới tư duy chiến lược của các nhà hoạch định chính sách về đổi mới sáng tạo và nỗ lực chung của cộng đồng khởi nghiệp, trong đó có vai trò đóng góp tiên phong của Chương trình IPP2 với sự hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Phần Lan.
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh thay mặt Bộ KH&CN gửi lời cảm ơn chân thành vì sự ủng hộ và hỗ trợ quý báu của Chính phủ Phần Lan, Bộ Ngoại giao Phần Lan, Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội đối với hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam thông qua Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan cả hai giai đoạn.
“Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Bộ Ngoại giao Phần Lan trong năm 2019 và những năm tiếp theo, đặc biệt trong việc thúc đẩy triển khai có hiệu quả Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương mới đã được Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Kinh tế – Việc làm Phần Lan ký kết cuối năm 2018 vừa qua trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng năng lực và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh các dự án hợp tác nghiên cứu chung và tăng cường năng lực của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Chúc quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan ngày càng phát triển tốt đẹp. Chúc quan hệ hợp tác đối tác giữa Bộ KH&CN với Bộ Ngoại giao Phần Lan và các cơ quan Chính phủ Phần Lan phát triển lên một tầm cao mới, mang lại các lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và nhân dân hai nước chúng ta” – Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nói.
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Đại sứ Phần Lan Kahiluoto chụp ảnh lưu niệm
với các đại biểu và cán bộ, chuyên gia dự án IPP2
 
5 yếu tố đặc thù giúp IPP2 vượt qua các khó khăn, trở ngại để có thể đến đích thành công
Thứ nhất, có cam kết chính trị và sự ủng hộ, tin tưởng của các cấp lãnh đạo cao nhất của hai Bộ chủ trì, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan (Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội); trao quyền tự chủ và không gian sáng tạo cho Ban Quản lý Dự án và kiểm soát thực hiện bằng kết quả, hiệu quả đầu ra của Chương trình thông qua đánh giá độc lập.
Sự ủng hộ của Bộ trưởng và Thứ trưởng trực tiếp phụ trách, của Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao Phần Lan tại Helsinki, chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo Chương trình cùng với sự trợ giúp và hợp tác dựa trên tinh thần xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Bộ, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, các đơn vị truyền thông của Bộ,…), Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính, là thuận lợi rất lớn đối với Chương trình IPP2.
Thứ hai, có đội ngũ cán bộ dự án mạnh, kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Phần Lan và cán bộ Việt Nam thấu hiểu nhu cầu thực tiễn của phía Việt Nam, cùng hợp tác đồng sáng tạo trong môi trường khuyến khích sáng tạo.
Môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, đề cao tinh thần làm việc nhóm, khuyến khích đồng sáng tạo, suy nghĩ khác biệt và tôn trọng sự khác biệt, sự kết hợp hài hòa giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn kỹ thuật trình độ cao của Phần Lan với các cán bộ dự án người Việt có năng lực, chuyên nghiệp cũng là nhân tố quan trọng giúp Dự án triển khai thuận lợi.  
Thứ ba, áp dụng nguyên tắc không ngừng cải tiến (continuous improvement) trong mọi hoạt động của Chương trình; cho phép linh hoạt điều chỉnh và chuyển hướng kịp thời để tối ưu hóa hiệu quả, tác động.
Thứ tư, gây dựng niềm tin (public trust) trong cộng đồng khởi nghiệp và các đối tượng thụ hưởng thông qua các giá trị cốt lõi mà Chương trình theo đuổi: trao cơ hội công bằng cho mọi đối tượng; minh bạch thông tin; độc lập, khách quan trong quá trình lựa chọn các đề xuất dự án; đồng thời, tôn trọng pháp luật của cả hai quốc gia Việt Nam và Phần Lan.
Thứ năm, lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Lợi ích quốc gia chi phối mọi sáng kiến mới trong thực thi Chương trình và khiến các đàm phán, thảo luận song phương giữa hai bên dễ đạt được sự thấu hiểu, chia sẻ và đồng thuận.
(Bà Trần Thị Thu Hương – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ KH&CN, Giám đốc Chương trình IPP2)
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2019: “Bứt phá, sáng tạo và hiệu quả”

Chiều ngày 11/01/2019 tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng; đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ KH&CN, các bộ ngành trung ương, địa phương và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Về phía Tổng cục có Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Trần Văn Vinh; các Phó Tổng cục trưởng; đại diện Đảng ủy Tổng cục, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh và đại diện lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các đơn vị trực thuộc.
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Trần Văn Vinh cho biết, quán triệt tinh thần hành động của Chính phủ và sự chỉ đạo của Bộ KH&CN, năm 2018 Tổng cục đã triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm: hoàn thiện thể chế; triển khai thực hiện tốt đảm bảo chất lượng và tiến độ các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ KH&CN trong năm 2018; thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TĐC. Đồng thời cũng đặt ra câu hỏi TĐC cần làm, đóng góp như thế nào để phát triển kinh tế – xã hội, cho KH&CN cũng như hỗ trợ doanh nghiệp và thực hiện công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn nữa.
 
 
Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TĐC Nguyễn Hoàng Linh cho biết: Năm 2018, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục đã triển khai quyết liệt thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, tập trung vào các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cắt giảm chi phí kiểm tra chuyên ngành; tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; thúc đẩy mô hình sản xuất thông minh, đô thị thông minh, nông nghiệp hữu cơ, hiệu suất năng lượng; thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN tạo thuận lợi thương mại,…
Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị đã được Tổng cục khẩn trương triển khai và cụ thể hóa thành chương trình hành động kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP; Nghị quyết số 75/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP; bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,…
Về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN hiện có 08 ngành nghề với 121 điều kiện kinh doanh. Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế Bộ KH&CN, thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết là cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh.
Việc đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều tỷ đồng từ việc tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong thông quan hàng hóa nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
“Theo ước tính của Tổng cục, chỉ tính riêng đối với nhóm hàng hóa thuộc diện kiểm tra nhà nước về chất lượng nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN quản lý, với việc giảm thời gian thông quan nên tiết kiệm được lưu kho lưu bãi, chi phí đi lại khoảng 60.000 đồng lô hàng nhập khẩu/năm đã tiết kiệm cho doanh nghiệp được khoảng hơn 720 tỷ đồng/năm”, Phó Tổng cục trưởng cho hay.
Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa, bãi bỏ 63/121 (56,09%) điều kiện đầu tư, kinh doanh, trong đó riêng lĩnh vực TĐC đã cắt giảm, đơn giản hóa được 46/63 điều kiện đầu tư kinh doanh chiếm 73% của toàn Bộ KH&CN và so với điều kiện kinh doanh lĩnh vực TĐC đã cắt giảm được 48/82 tại 03 Nghị định tương đương 56,09%. "Như vậy, Tổng cục đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết là cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh", Phó Tổng cục trưởng chia sẻ thêm.
Cùng với việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, Tổng cục đã chủ động triển khai và bám sát, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải Quan – Bộ Tài Chính để thực hiện việc kết nối thành công cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN giữa Bộ KH&CN với Bộ Tài Chính; giúp cho việc thực hiện các thủ tục kiểm tra nhà nước chất lượng  hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trực tuyến cấp độ 4, giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành cho Doanh nghiệp nhập khẩu, đáp ứng về cải cách hành chính theo yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ; thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, tính đến hiện tại 100% thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tỷ lệ đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đạt 25%; 100% TTHC được chuẩn hóa, đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
Vượt mức kế hoạch đề ra
Tính đến ngày 05/12/2018, Tổng cục được Lãnh đạo Bộ giao xử lý 167 văn bản từ Văn phòng Chính phủ, 1.547 văn bản từ yêu cầu của các bộ, ngành và cơ quan;  991 văn bản của Bộ KH&CN và các đơn vị trực thuộc Bộ (trong đó 498 văn bản phải xử lý); 21 Thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ (không bao gồm các Thông báo kết luận giao ban). Tất cả văn bản được Lãnh đạo Bộ giao cho Tổng cục đều được Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo xử lý kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và giao việc của Lãnh đạo Bộ theo từng nội dung văn bản với nhiều kết quả nổi bật. Đến thời điểm hiện tại 100% công việc do Lãnh đạo Bộ giao đều được Tổng cục xử lý kịp thời với kết quả 84% đúng và vượt tiến độ.
Bên cạnh đó, Tổng cục đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 116 lượt đơn vị (tăng 1,7% so với năm 2017); chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 58 lượt đơn vị (giảm 34% so với năm 2017); chứng nhận 115 chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (giảm 4,2% so với năm 2017); chứng nhận, cấp 1.008 thẻ kiểm định viên đo lường (tăng 53,9% so với năm 2017); phê duyệt 3.134 mẫu phư­ơng tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước (giảm 2,1% so với năm 2017),…
Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, Nghị quyết số 75/NQ-CP, Tổng cục đã tuyên truyền, hướng dẫn và trực tiếp xử lý các vướng mắc của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp về quản lý chất lượng SPHH, hoạt động ĐGSPH và sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ KH&CN quản lý theo đúng yêu cầu quy định và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế – xã hội; một số hoạt động vượt mức 121% khối lượng công việc so với năm 2017; triển khai cho ý kiến góp ý 165 văn bản VBQPPL do các Bộ, ngành liên quan gửi đến đảm bảo chất lượng nội dung, tiến độ (tăng 42% so với năm 2017).
Năm 2018 đã công bố 854 TCVN, góp ý 57 dự thảo QCVN của các Bộ và 06 QCĐP của địa phương; thẩm định 72 QCVN do các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế.
Năm 2018, các QCVN về dây và cáp điện, QCVN về xăng dầu, nhiên liệu sinh học đối với những sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng sức khỏe con người chưa được phân cụ thể các Bộ, ngành quản lý (Khí thiên nhiên; Dầu nhờn động cơ đốt trong; Đèn Led; Đồ chơi trẻ em; Thép làm cốt bê tông; Thép không gỉ; Pin sạc,…) cũng đã được Tổng cục xây dựng.
Năm 2018, Tổng cục đã quan tâm chỉ đạo đối với công tác quản lý về đo lường, đặc biệt đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống VBQPPL về đo lường nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 116 lượt đơn vị; chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 58 lượt đơn; chứng nhận 115 chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2; phê duyệt 3.134 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước…
Năm qua, Tổng cục đã chủ trì, phối hợp Chi cục TĐC, Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: xăng, dầu; điện- điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm, phương tiện đo; thực phẩm đóng gói sẵn, vàng trang sức, mỹ nghệ; hóa chất gia dụng; thiết bị viễn thông,…; kiểm tra, khảo sát tại 644 cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu với kết quả cụ thể và xử lý vi phạm như: Tạm dừng lưu thông 41 cơ sở; 204 mẫu hàng hóa; trong sản xuất 6 mẫu gồm 5 mẫu MBH: 5.002 cái; 1 mẫu dầu DO: 270m3; tiêu hủy 3 lô cầu gai tại 03 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em; chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ sở, xử phạt 9 cơ sở tổng số gần 200 triệu đồng.
Bên cạnh việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ KH&CN giao theo kế hoạch và đột xuất, Tổng cục còn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Đo lường, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện tốt Chương trình năng suất chất lượng Quốc gia 712 với kết quả nhiều doanh nghiệp đã thành công trong tăng năng suất chất lượng; tổ chức thành công Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương; chỉ đạo chuyên môn, kịp thời hướng dẫn và phối hợp tốt với các Chi cục TĐC, Sở KH&CN địa phương, cơ quan Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389,… trong công tác thanh tra, kiểm tra đo lường, chất lượng SPHH.
Thành công tiếp nối thành công
Mặc dù với nhiều dấu ấn thành công trong năm 2018, tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh vẫn nhấn mạnh đến những thách thức đối với ngành TĐC trước yêu cầu thực tiễn hiện nay và cam kết sẽ tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ nhằm đưa công tác TĐC phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo đó, Tổng cục sẽ tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như: hoàn thiện hệ thống VBQPPL về TĐC để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo môi trường thông thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế – xã hội.
Triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Chương trình hành động và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN; ưu tiên, tập trung nguồn lực kinh phí cho các nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Hoàn thiện Cơ cấu tổ chức, Quy chế, Điều lệ tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng cục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa về xây dựng TCVN; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành; tăng cường hoạt động đo lường trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành; xây dựng nền tảng quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về MSMV phục vụ nhu cầu truy xuất nguồn gốc; triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa; tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, đo lường,…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể Lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Tổng cục TĐC trong việc triển khai, thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2018, đồng thời với tinh thần trách nhiệm của mình, Tổng cục đã luôn chủ động, sáng tạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng bày tỏ sự đồng tình với 10 nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục, cùng với những thành tích đã đạt được, Bộ trưởng cũng đề nghị Tổng cục tiếp tục tăng cường hơn nữa về công tác xây dựng thể chế; triển khai nhanh nhất công tác xã hội hóa để củng cố nguồn lực cũng như tập trung hơn nữa vào các nhiệm vụ do Tổng cục đang thực hiện, triển khai.
Đặc biệt, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng nhấn mạnh đến sự "bứt phá – sáng tạo và hiệu quả” trong năm 2019. Cùng với trách nhiệm, sự nỗ lực và hoạt động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả và toàn diện của Tổng cục trong năm 2018, Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng Tổng cục sẽ tiếp tục đạt nhiều thành công hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2019, góp phần xứng đáng chào mừng 60 năm thành lập Bộ KH&CN.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Việt Nam – Australia tăng cường cam kết thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ năm, 10/01/2019 23:26 GMT+7Từ viết tắtXem với cỡ chữĐọc bài viếtTương phản
Việt Nam – Australia tăng cường cam kết thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam và Australia tăng cường cam kết thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, với việc chính thức bắt đầu Chương trình Quan hệ đối tác về Đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam dưới tên Aus4Innovation vào ngày 10/01/2019.
Ngày 10/01/2019, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện công bố Chương trình Quan hệ đối tác về Đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation). Tham dự sự kiện công bố này có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam; cùng đại diện một số Bộ, Ban, Ngành và đại sứ quán một số nước.
Hỗ trợ Việt Nam tận dụng những lợi thế của công nghệ mới để tạo dựng tương lai của nền kinh tế
Aus4Innovation là kết quả của sự hợp tác giữa Bộ KH&CN, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tại Thủ đô Canberra và Cơ quan Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học  của Chính phủ Australia (CSIRO).
Aus4Innovation là một chương trình chủ đạo được thiết kế để hiện thực hóa Quan hệ Đối tác về Sáng tạo giữa Australia và Việt Nam được thiết lập lần đầu tiên tại APEC 2017 giữa cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, bà Julie Bishop và Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết: “Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Australia nói chung và quan hệ hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia nói riêng trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ với điểm nhấn là việc chính thức thiết lập quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Australia vào ngày 08/11/2017 tại Sự kiện “Đối tác đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam” trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Đồng thời với đó là Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Aus4Innovation của Chính phủ Australia trị giá 10 triệu USD Australia hỗ trợ cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và thí điểm trong các lĩnh vực mà Australia có kinh nghiệm và ưu thế”.
“Thông qua chương trình Aus4Innovation, chúng tôi mong muốn chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất của Australia trong cả lĩnh vực công và tư, nhằm hỗ trợ Việt Nam tận dụng những lợi thế của công nghệ mới để tạo dựng tương lai của nền kinh tế” – Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam chia sẻ.
Về phía mình, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: “Tôi tin chắc rằng Chương trình này sẽ giúp các ngành quan trọng của Việt Nam như nông nghiệp và sản xuất, từng bước hiện đại hóa trên cơ sở thương mại hóa được các kết quả nghiên cứu và nắm bắt được các lợi ích kinh tế trong khi vẫn đảm bảo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết thêm: “Đối tác về đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia là một ví dụ của đổi mới và sáng tạo trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, tôi tin rằng chúng ta sẽ cùng sáng tạo, cùng đổi mới để đưa quan hệ đối tác này là một trong 3 trụ cột vững chắc và thành công nhất để hiện thực hóa một cách có ý nghĩa nhất quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam –Australia đã được Thủ tướng của hai nước ký vào tháng 3/2018 tại Australia”.
 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh chụp ảnh lưu niệm với Ngài Craig Chittick,  Đại sứ Australia tại Việt Nam
cùng đại diện đại sứ quán một số nước
 
Tăng cường hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Aus4Innovation là một chương trình hợp tác phát triển với tổng trị giá 10 triệu đô la Úc, được thiết kế nhằm tăng cường hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam, xây dựng các mối quan hệ đối tác lâu dài giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, và giúp Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc nắm bắt các cơ hội cuộc cách mạng 4.0 có thể mang lại.
“Châu Á đang ở ngưỡng cửa của những biến đổi to lớn và Chương trình Aus4Innovation là một cơ hội thú vị để Australia có thể hỗ trợ Việt Nam khai thác những kinh nghiệm và kỹ năng của mình, và tạo dựng những mối liên kết về khoa học kỹ thuật mới mẻ và lâu dài. Đây cũng là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận của chúng tôi trong việc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Australia” – Ngài Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết.
Aus4Innovation sẽ giúp tìm hiểu các lĩnh vực mới nổi về sự biến đổi của công nghệ và kỹ thuật số, thử nghiệm những mô hình đối tác mới giữa các tổ chức trong lĩnh vực công và tư, tăng cường năng lực cho Việt Nam trong lĩnh vực dự báo xu thế (foresight), xây dựng các kịch bản, thương mại hóa các nghiên cứu khoa học, và hoạch định các chính sách liên quan tới lĩnh vực sáng tạo.
Được biết, Hợp phần đầu tiên của Chương trình Aus4Innovation “Dự án Tương lai nền kinh tế số Việt Nam” đã được phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai giữa Mạng lưới nghiên cứu số Data61 của Cơ quan Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học của Chính phủ Australia (CSIRO) và Bộ KH&CN Việt Nam từ đầu năm 2018 đến nay và cũng đang đi đến giai đoạn hoàn tất (dự kiến công bố trong tháng 3/2019). Một số kết quả của Dự án này đã được trình bày trong Hội thảo chuyên đề “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 – Nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam” do Bộ KH&CN chủ trì vào ngày 13/7/2018 trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh – Industry 4.0 Summit 2018” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự Đảng Chính phủ phối hợp tổ chức và đã nhận được sự đánh giá cao của các Bộ, Ban, Ngành và các đại biểu tham dự Hội thảo. Bộ KH&CN hiện đang tiến hành xin ý kiến góp ý của các Bộ ngành có liên quan của Việt Nam về Dự thảo báo cáo của Dự án để hoàn thiện trước khi công bố vào tháng 3/2019. Báo cáo này rất có ý nghĩa giúp cho Việt Nam nhận dạng các cơ hội, thách thức đối với các tác động và xu thế của cuộc CMCN lần thứ 4.
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cam kết: “Thay mặt Bộ KH&CN – cơ quan giúp Chính phủ Việt Nam quản lý nhà nước về hoạt động đổi mới sáng tạo, tôi xin cam kết tiếp tục quan tâm thúc đẩy hơn nữa hợp tác về khoa học, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữa hai nước nói chung cũng như việc phối hợp triển khai Chương trình Aus4Innovation nói riêng, và cam kết phần trách nhiệm với tư cách là đối tác trong Quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia. Tôi đề nghị Ngài Đại sứ cũng như Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, với tư cách là người bạn đặc biệt của Bộ KH&CN, là đối tác đặc biệt của Bộ KH&CN sẽ dành những ưu tiên đặc biệt hỗ trợ cho Bộ KH&CN trong các hoạt động về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này”.
 
Trước sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã có buổi làm việc riêng với
Ngài Craig Chittick,  Đại sứ Australia tại Việt Nam
 
Chương trình Quan hệ đối tác về Đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation).
Aus4Innovation gồm 04 hợp phần riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau:
Hợp phần 1- Dự báo tương lai số. Bảy xu thế chủ đạo dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam trong tương lai, phác hoạ nên bốn kịch bản tương lai đã được đưa ra bao gồm: Công nghệ số mới nổi; Một thế giới thu nhỏ – quốc tế hóa; Tăng cường tập trung vào an ninh mạng và bảo mật cá nhân; Sạch hơn, xanh hơn, địa phương hoá, năng lượng và cơ sở hạ tầng phục vụ cho mạng lưới số;  Thành phố thông minh; Sự gia tăng về kỹ năng, dịch vụ và doanh nghiệp số, nền kinh tế việc làm tự do; Chất lượng, công bằng, nhân đạo, cá nhân hoá – sự gia tăng của các thị trường dựa trên giá trị.
Hợp phần 2 – Quan hệ đối tác về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học. Sẽ có ba giai đoạn chính trong hợp phần này gồm: Phát triển mô hình quan hệ hợp tác giữa nghiên cứu và kinh doanh; Thử nghiệm các mô hình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học; Phân tích, cải tiến và chia sẻ kết quả.
Hợp phần 3 – Cơ chế tài trợ cạnh tranh
Hợp phần 4 – Trao đổi chính sách về đổi mới sáng tạo
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn năng lượng mới cho thám hiểm không gian

Plutonium-238 đã được chứng minh là nhiên liệu hiệu quả cho hàng chục nhiệm vụ của NASA đến vào không gian như tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity, Cassini và tàu vũ trụ Voyager hiện đang bay trong không gian giữa các vì sao.
 
Tuy nhiên, đồng vị phóng xạ này luôn khiến các nhà khoa học đau đầu trong quá trình sản xuất số lượng lớn.
 
 
Các nhà khoa học vừa tìm ra cách sản xuất số lượng lớn Plutonium-238.
 
Để giải quyết câu hỏi này, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL) đã tìm ra cách tự động hóa việc sản xuất các viên nhôm oxit neptunium. Các viên nhôm mật độ cao sau đó có thể được chiếu xạ đơn giản và được xử lý hóa học thành Plutonium-238.
 
Tự động hóa sẽ thay thế một chức năng mà các nhà khoa học trước đó đã làm bằng tay và dự kiến ​​sẽ tăng sản lượng của các viên nén từ 80 lên 275 mỗi tuần, nhà khoa học Bob Wham của ORNL cho biết.
 
Plutonium-238 là một đồng vị đặc biệt của plutoni, có khả năng bơm nhiệt đều đặn do phân rã phóng xạ tự nhiên, nhưng nó vẫn tương đối ổn định, an toàn và phát ra các tia beta và gamma tương đối thấp.
 
Nó có chu kỳ bán rã 87,7 năm, cho phép tạo ra cùng một lượng năng lượng trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 đã được đưa vào sử dụng từ năm 1977, nhưng các thiết bị khoa học vẫn được cung cấp năng lượng và sẽ hoạt động trong vài năm nữa nhờ các plutonium-238 vẫn còn trên tàu.
 
Vài thập kỷ trước, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các kho dự trữ plutonium-238 trên thế giới đã cạn kiệt. Mỹ đã khởi động lại việc sản xuất đồng vị này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đó là một số lợi nhuận ngoài mục tiêu của NASA.
 
ORNL trước đây đã tuyên bố rằng NASA chỉ còn lại khoảng 35 kg Plutonium-238, chỉ đủ cho hai hoặc ba nhiệm vụ thám hiểm không gian. Tuy nhiên, các nhà khoa học hi vọng rằng giải pháp này có thể giúp tăng cường sản xuất để đáp ứng mục tiêu lớn của NASA trước khi nguồn cung đang cạn kiệt đạt đến điểm khủng hoảng.
 
"Tự động hóa một phần của quy trình sản xuất Plutonium-238 đang giúp đẩy sản lượng hàng năm từ 50 gram lên 400 gram, tiến gần hơn đến mục tiêu 1,5 kg mỗi năm của NASA vào năm 2025", ông Wham nói.
 
Khôi Nguyên (Theo IFL Science)