Từ trường của Trái Đất đang thay đổi bí ẩn

Từ trường của hành tinh xanh, nơi loài người đang sinh sống một lần nữa đang "nghịch ngợm". Điều này khiến các nhà nghiên cứu địa chất đau đầu vì không thể lý giải được.
 
Các cực từ Trái Đất có thể đi "lang thang" vài km mỗi năm. Tuy nhiên, sự di chuyển của cực Bắc từ đã trở nên ngày càng "xa lạ" trong những năm gần đây. Cực Bắc từ tính dường như đang ngày càng tuột khỏi Canada và hướng về Siberia với tốc độ thất thường, báo cáo trên Nature cho biết.
 
 
Các nhà nghiên cứu đang đau đầu vì không thể lý giải được hiện tượng từ trường Trái Đất đang có thay đổi bí ẩn.
 
Vị trí của cực từ phía Bắc dường như bị chi phối bởi hai mảng từ trường quy mô lớn, một bên dưới Canada và một bên dưới Siberia, một nhà nghiên cứu địa kỹ thuật tại Đại học Leeds ở Anh cho biết tại cuộc họp của Liên minh Địa Vật lý tại Mỹ mới nhất.
 
Thông thường, sứ sau 5 năm, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) lại vạch ra từ trường Trái Đất đã có những biến đổi như thế nào trong bản đồ Mô hình Từ tính Thế giới (WMM).
 
Sản phẩm đã được xuất bản lần cuối vào năm 2015, với phiên bản tiếp theo được lên kế hoạch cho năm 2020, nhưng với những thay đổi kì dị của các cự từ mới nhất đã buộc các nhà khoa học phải sửa đổi bản đồ sớm hơn dự đoán.
 
Phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao từ trường bên dưới Canada dường như suy yếu theo một cách kỳ lạ như vậy.
 
Từ trường là trung tâm của nhiều hình thức điều hướng trên Trái Đất. Rõ ràng nhất, một la bàn phụ thuộc vào từ trường. Các hệ thống điều hướng tiên tiến hơn cũng sử dụng từ trường như một ổ đỡ.
 
Các nhà khoa học biết Trái Đất có thể trải qua một hiện tượng gọi là "đảo ngược cực từ", trong đó các cực từ sẽ tự chuyển đổi theo nghĩa đen. Lần cuối cùng xảy ra là 781.000 năm trước. Nó được cho là xảy ra cứ sau 20.000-30.000 năm trong 20 triệu năm mặc dù cũng có những ngoại lệ.
 
Khôi Nguyên (Theo IFL Science)

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest 2018

Tối 29/11, tại Đà Nẵng, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest 2018 chính thức khai mạc. Sự kiện do Bộ Khoa học – Công nghệ, Ban Kinh tế Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND TP. Đà Nẵng cùng với các đối tác trong và ngoài nước phối hợp tổ chức.
 
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc.
 
Dự lễ khai mạc Techfest 2018 có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST cùng hơn 700 startup.
 
 
Phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trong cuộc sống, ai cũng có khát vọng và mơ ước, mong muốn được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Khát vọng của mỗi người Việt Nam là hoà bình và khát vọng lớn hơn của dân tộc Việt Nam về một đất nước thịnh vượng, người dân hạnh phúc. Tôi tin tưởng rằng làn sóng khởi nghiệp hiện nay sẽ hình thành nên các thế hệ doanh nhân đầy tự hào của Việt Nam”.
 
Thủ tướng mong muốn cộng động startup, đặt biệt là thế hệ trẻ giữ lửa tinh thần khởi nghiệp ĐMST không sợ hãi, làm chủ chính mình và làm chủ tương lai của đất nước.
 
Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, Chính phủ sẽ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính và cam kết hỗ trợ tối đa đội ngũ trí thức, những sáng kiến, khởi nghiệp của các thế hệ trẻ.
 
Đại diện các đơn vị tổ chức sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Chu Ngọc Anh chia sẻ: Vào thời điểm này, chúng ta có thể tự hào vì đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhiều startup Việt Nam vươn tầm quốc tế.
 
Với sứ mệnh của mình, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ sát cánh cùng Bộ, ngành và mong muốn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo; sự quan tâm phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.
Trong đó cần tập trung xây dựng văn hóa khởi nghiệp sáng tạo- văn hóa dám nghĩ, dám làm, đứng lên sau thất bại; đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất phù hợp với khởi nghiệp sáng- khơi gợi đam mê sáng tạo từ những cấp học đầu tiên; đào tạo kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thách thức của thực tiễn; đào tạo kỹ năng liên kết. doanh nghiệp khởi nghiệp thành công cần sự góp sức của trí tuệ từ các ngành nghề khác nhau.
 
 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.
 
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ bày tỏ rất mong nhận được sự phối hợp triển khai các chương trình, Đề án khởi nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án 844; Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp; Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.
 
Sự kiện diễn ra trong 3 ngày từ 29/11 – 1/12, Techfest 2018 hướng tới mục tiêu thu hút khoảng 5000 lượt người tham gia; 250 gian hàng khởi nghiệp tham gia triển lãm; 250 nhà đầu tư, quỹ dầu tư, diễn giả trong nước, quốc tế; 20 nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là đại diện của các cơ quan phụ trách khởi nghiệp sáng tạo, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tại các nước ASEAN là đại diện của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN.
 
Đây cũng là một dịp nhìn lại hoạt động khởi nghiệp trên cả nước thông qua các sự kiện được nhấn mạnh tại Techfest lần này. Đó là Diễn đàn đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với thanh niên về khởi nghiệp ĐMST.
 
Điểm nhấn tiếp theo là Hành trình Thanh niên khởi nghiệp với hai các chuyến xe xuất phát từ Hà Nội và Cần Thơ, đi qua 9 tỉnh/thành phố phát triển về khởi nghiệp để có được những góc nhìn trực quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của đất nước.
 
Một sự kiện quan trọng khác là Diễn đàn đối thoại cấp cao chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái quốc gia hướng tới liên kết khu vực và toàn cầu, có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đại diện lãnh đạo Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN, Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, đại diện các nước Asean, các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín.
 
Khánh Hiền

Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Sức bật lớn từ chính sách

Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015.
 
 
Các thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ tham quan, trao đổi về các mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Ảnh: An Hiếu – TTXVN
 
Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam rất lớn, số lượng giao dịch có sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế chiếm hơn 30%, giá trị đầu tư gấp hơn 5 lần so với đầu tư trong nước, các khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 đều đến từ nhà đầu tư quốc tế… Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Để khởi nghiệp sáng tạo tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong thời gian tới. 
 
* Thúc đẩy hợp tác quốc tế
 
Tại hội thảo bàn giải pháp thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam mới diễn ra, bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015.
 
Đồng thời, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng ngày càng tăng, thể hiện ở số lượng các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, khu làm việc chung… Việt Nam hiện có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy kinh doanh so với năm 2016 với những vườn ươm tiêu biểu như: Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội… 
 
Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam rất lớn, theo thống kê của tổ chức Topica Foun2der Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD), trong đó phải kể đến: Kyber Network – nền tảng giao dịch phân cấp mới đáng tin cậy dựa trên công nghệ chuỗi khối; Foody – Mạng xã hội kết nối chia sẻ ẩm thực….
 
Bên cạnh đó, có khoảng 40 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng, với nhận diện chủ yếu là những doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thế hệ sau. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn qua việc phát triển một số hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: VIC Impact, iAngel, Angel4us… 
 
Theo bà Phan Hoàng Lan, thời gian qua, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã phối hợp với Văn phòng Đề án 844 hỗ trợ quảng bá và giới thiệu các start-up tiêu biểu tham gia các diễn đàn kết nối với kiều bào, tri thức quốc tế; kết nối quốc tế qua các vườn ươm, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, đại sứ quán… để đẩy mạnh hợp hợp tác quốc tế trong thời gian tới. 
 
Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) cho rằng: Số lượng giao dịch có sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế chiếm hơn 30% tổng số giao dịch nhưng giá trị đầu tư từ quốc tế lớn hơn nhiều so với đầu tư trong nước. Hiện có nhiều startup gọi vốn quốc tế thành công nhưng việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy hợp tác quốc tế, kết nối với hệ sinh thái quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam rất quan trọng, đặc biệt khi các startup Việt đang ngày càng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. 
 
Thời gian tới, Đề án 844 hướng tới mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế để thu hút nguồn nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam; nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực cho cá nhân người nước ngoài tới Việt Nam để xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư và tìm kiếm cơ hội đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 
 
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn lực quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Thực tế đã có nhiều startup Việt gọi vốn thành công từ nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng không ít startup không tìm kiếm được nguồn lực cho ý tưởng sáng tạo của mình, do đó, hàng năm Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” – Techfest để tăng cường kết nối cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong nước với nhà đầu tư quốc tế.
 
Techfest 2018 là hoạt động đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tham vấn chính sách về đổi mới sáng tạo, tôn vinh doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức có đóng góp tích cực cho cộng đồng khởi nghiệp… Đặc biệt, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2018 có buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. 
 
* Hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp 
 
Theo ông Phạm Dũng Nam, hành lang pháp lý đã thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tạo lập môi trường thể chế chính sách thuận lợi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với việc xây dựng và ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN ngày 12/4/2018 quy định tổ chức quản lý Đề án 844; phối hợp tham gia xây dựng nội dung về khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham gia xây dựng nội dung về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước tại Công văn số 666/BKHCN-PTTTDN ngày 19/3/2018… 
 
Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp APEC với sự tham gia của gần 30 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hơn 30 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và quốc tế về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Đồng thời, hàng năm tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia để hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
 
Đặc biệt, Bộ tổ chức các hội thảo liên kết vùng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo lập cơ hội để các địa phương liên kết, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương, phát huy tiềm năng khởi nghiệp của địa phương tới các đối tác, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. 
 
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã hoàn thiện, phát triển Cổng Thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, cung cấp các thông tin về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Đây là công cụ thống nhất từ trung ương đến địa phương trong việc thu thập và phân tích cơ sở dữ liệu các đối tượng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, năm 2019, Đề án 844 sẽ tập trung hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái; cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp; thúc đẩy liên kết trong nước – quốc tế trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng, hình thành các mạng lưới về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm: mạng lưới nhà đầu tư và quỹ đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mạng lưới tư vấn, cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế, thu hút nguồn lực và nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam./.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Hiểu như thế nào cho đúng?

Hiểu đúng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và có những cơ chế cụ thể đảm bảo rủi ro cho nhà đầu tư chính là những điều kiện cần thiết để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
 
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trước tiên những người khởi nghiệp là thế hệ trẻ phải hiểu rõ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
 
Phải hiểu rõ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
 
 
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.
 
Cụ thể, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng: “Chúng ta phải tránh để các bạn trẻ không bị nhầm giữa khái niệm khởi nghiệp, lập nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ở đây, khái niệm Startup như chúng ta hay nghe thấy trên toàn thế giới tương ứng với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nghĩa là khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng”.
 
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, “Hiện nay, nếu chỉ đơn thuần là mở ra một cửa hàng hay làm lại một mô hình không có khả năng nhân rộng toàn cầu thì đó không phải là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Vì vậy, phải thay đổi được quan điểm này về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của giới trẻ".
 
Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng thông tin, tại Israel, tuổi khởi nghiệp trung bình là 40. Nghĩa là muốn khởi nghiệp thành công, chủ doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi làm, phải có nhiều kinh nghiệm… mới có thể lập nghiệp.
 
Theo đó, “tại các nước có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất thành công đó là họ tạo được văn hoá chấp nhận thất bại. Những doanh nghiệp nào càng thất bại nhiều, càng được lựa chọn đầu tư trong phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Và điều này không hề dễ đối với văn hoá Việt Nam”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ.
 
Khung chính sách vẫn ở giai đoạn manh nha
 
 
Bà Phan Hoàng Lan, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ
 
Ngoài ra, chia sẻ về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, theo bà Phan Hoàng Lan – Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ: “Nhìn chung, hiện nay khung chính sách cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn manh nha. Tuy nhiên, hệ thống chính sách này vẫn sẽ thúc đẩy được hoạt động đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
 
Theo đó, để dòng vốn đầu tư có sự thay đổi về lượng phải có một khoảng thời gian nhất định, có thể là từ 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, khi Việt Nam có các chính sách khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu thị trường này tại Việt Nam.
 
Nhìn thẳng vào những “hạn chế” đang được cho là rào cản đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bà Phan Hoàng Lan cho biết: “Hiện nay, hoạt động tài trợ cho khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động nghiên cứu phát triển, ngoài ra, các hoạt động khác như tìm hiểu thị trường hoặc hỗ trợ kinh phí ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư… thì chưa có. Bên cạnh đó, những công cụ, mô hình đầu tư như sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng hoặc sàn IPO cho khởi nghiệp, những chính sách đảm bảo rủi ro cho nhà đầu tư thiên thần…. cũng chưa có”.
 
Mặc dù hiện nay, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư thiên thần vẫn rót vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuy nhiên giá trị đầu tư chưa lớn. Vì vậy, để có thể phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có giá trị tỷ USD như các nước trong khu vực, ví dụ như Indonesia.. thì phải có những mô hình đầu tư được nhà nước công nhận và đảm bảo rủi ro.
 
Ngọc Hà

Cùng sự kiện Techfest Việt Nam 2018 tại thành phố Đà Nẵng

Ngày hội thường niên này gây được sự thu hút rất lớn từ các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam. TECHFEST đã đón nhận hơn 4000 người tham gia cùng với 250 gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp. Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PVGAS).
 
 
Techfest 2018 đã thu hút gần 5.500 lượt người tham dự, 250 gian hàng khởi nghiệp tham gia triển lãm; 250 nhà đầu tư, quỹ dầu tư, diễn giả trong nước, quốc tế; 20 nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là đại diện của các cơ quan phụ trách khởi nghiệp sáng tạo, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tại các nước. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, các tọa đàm, hội thảo theo 8 lĩnh vực: Công nghệ nông nghiệp, công nghệ giáo dục, công nghệ y tế, công nghệ du lịch, công nghệ 4.0, công nghệ tài chính, tác động xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm 25 chuỗi sự kiện, hội thảo, diễn đàn đã được tổ chức.
Bên cạnh đó, họat động kết nối đầu tư đã diễn ra liên tục trong suốt sự kiện, thu hút sự quan tâm tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đã có 160 cuộc kết nối đầu tư, với trị giá là 7,86 triệu USD. Như vậy có thể thấy các kết nối ngày càng đi vào chiều sâu, và chất lượng của các startup ngày càng tăng cao.
 
Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia diễn ra trong khuôn khổ Techfest 2018 đã thu hút sự chú ý quan tâm của hơn 600 doanh nghiệp khởi nghiệp từ cuộc thi của các làng công nghệ và từ các cuộc thi Techfest vùng, từ đó chọn ra được 10 doanh nghiệp khởi nghiệp xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết. Ban Tổ chức mong muốn những doanh nghiệp khởi nghiệp đạt giải năm nay, thông qua những phần thưởng và hỗ trợ thiết thực từ các nhà tài trợ, tiếp tục thắp sáng tinh thần khởi nghiệp để có những bước tiến vững chắc đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.
 
Lễ khai mạc Techfest năm 2018 lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, Đài truyền hình Việt Nam, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến đông đảo các tầng lớp trong xã hội. Tại lễ Khai mạc, chúng ta đã được nghe sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về một khát vọng hình thành một đội ngũ mới, sáng tạo, nhiệt huyết, động lực phát triển kinh tế xã hội và đưa Việt Nam sánh vai cùng thế giới.

Sôi động cùng sự kiện Techfest Việt Nam 2018 tại thành phố Đà Nẵng

Sự kiện Techfest Việt Nam 2018 được khởi động từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 11 tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì với tên gọi ‘Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia TECHFEST’. Ngày hội thường niên này gây được sự thu hút rất lớn từ các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam. Vào năm ngoái, TECHFEST đã đón nhận hơn 4000 người tham gia cùng với 250 gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp.
 

Giới thiệu chung về sự kiện Techfest Việt Nam

TECHFEST là hoạt động hàng năm trong khuôn khổ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/05/2016 tại Quyết định số 844/QĐ-TTg.
TECHFEST 2018 đã được giới thiệu đến báo giới với sự góp mặt của Ủy ban Kinh tế của Ủy ban Trung ương Đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, TECHFEST 2018 sẽ đi chuyên sâu vào 8 lính vực chuyên biệt về khoa học và công nghệ bao gồm Cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Công nghệ nông nghiệp và ẩm thực, Công nghệ Giáo dục, Công nghệ Y tế, Công nghệ Du lịch, Công nghệ tài chính, Công nghiệp 4.0 và Công nghệ Ảnh hưởng. Trong đó, ngày hội khởi nghiệp sẽ lấy trong tâm là cách mạng công nghiệp 4.0 với định hướng “Khởi Nghiệp 4.0 – Kết nối toàn cầu”.
Bên cạnh đó, ngày hội còn đem đến nhiều hoạt động tiêu biểu như : Hành trình “Tôi yêu tổ quốc tôi 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Cuộc thi Khởi nghiệp Jumping to 4.0; Diễn đàn Đối thoại chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao vể phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực; Hội nghị giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp địa phương; Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 4.0.
 
TECHFEST 2018 với mục đích nâng cao tinh thần và văn hóa khởi nghiệp quốc gia. Với việc tổ chức tại Đà Nẵng, Thành phố du lịch trọng điểm, nơi lý tưởng để thu hút khách du lịch giúp thổi lửa vào phong trào khởi nghiệp của quốc gia. Với việc thu hút khoảng 6,6 triệu lượt khách trong năm ngoái với tổng danh thu khành du lịch lên đến hơn 19.000 tỷ đồng giúp Đà Nẵng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, cùng với sự quan tâm từ các ban ngành đoàn thể giúp chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đảm bảo phát triển ngành du lịch một cách lành mạnh và bền vững. Dự kiến ngày nội khởi nghiệp năm nay sẽ thu hút một lượng người tham gia đáng kể và có thể cao hơn nhiều so với năm ngoái.
Nguồn ảnh Internet 
 

Một số kết quả triển khai dự án hợp tác đối tác đổi mới sáng tạo với Australia: hoàn thành dự thảo báo cáo tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2040

Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam tuyên bố Đổi mới sáng tạo là một trụ cột mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Điểm nhấn là Chương trình hỗ trợ phát triển trị giá 10 triệu Đô la Australia của Australia cho Việt Nam, Aus4Innovation với các hoạt động mục tiêu nhằm thúc đẩy tiềm năng đổi mới sáng tạo và tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam được thông qua vào tháng 3 năm 2018 vừa qua. Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam và Đại sứ Australia tại Việt Nam đồng chủ trì chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo thông qua việc đảm bảo triển khai chương trình phù hợp với nghị trình về đổi mới sáng tạo của chính phủ, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh và giám sát các khoản viện trợ đầu tư của chương trình để hỗ trợ hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
 
Hoạt động đầu tiên của chương trình này là đưa các chuyên gia Australia, thông qua Mạng lưới nghiên cứu số Data 61 của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên bang Australia (CSIRO), tới hợp tác với Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ KH&CN, trong việc triển khai dự án Dự án Tương lai nền kinh tế số Việt Nam nhằm đưa ra dự báo chiến lược về phát triển kinh tế số của Việt Nam trong 20 năm tới.
Trong thời gian qua, nhóm công tác của Bộ KH&CN do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ làm đầu mối đã tích cực phối hợp với các chuyên gia của Data61 triển khai dự án trong đó tập trung vào các mục tiêu chính: áp dụng kĩ thuật, dự báo chiến lược, xây dựng bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số; nghiên cứu chuyên sâu tác động của kĩ thuật số đối với ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp của Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị, chính sách và chiến lược nhằm tận dụng những lợi thế do kinh tế số đem lại và đạt được các mục tiêu về phát triển thu nhập việc làm và chất lượng cuộc sống, thu hút sự tham gia đông đảo các bên liên quan cũng như tư vấn của các chuyên gia và tăng cường năng lực dự báo chiến lược của các bên có liên quan tại Úc và Việt Nam.
Trước tiên, dự án đánh giá tình hình kinh tế và nền kinh tế số của Việt Nam năm 2019 – tập trung vào ngành nông nghiệp và sản xuất, chế tạo của Việt Nam, và sau đó tìm ra các xu hướng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đến năm 2040. Dự án sẽ khảo sát các mức độ chuyển đổi số sẽ tạo ra bốn kịch bản tương lai có thể và hợp lý cho nền kinh tế số của Việt Nam.
Bảy xu thế chủ đạo dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam trong tương lai, phác hoạ nên bốn kịch bản tương lai được đưa ra trong báo cáo này bao gồm:
Công nghệ số mới nổi: Các công nghệ số mới nổi như blockchain, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và Internet vạn vật có thể tạo bước nhảy vọt trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ngành, đơn giản hóa chuỗi cung ứng và hậu cần và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Một thế giới thu nhỏ – quốc tế hóa: Nền kinh tế số vừa hưởng lợi từ hội nhập quốc tế vừa thúc đẩy ngược trở lại quá trình quốc tế hóa bằng việc mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu mới, trao đổi kiến ​​thức và kỹ năng cũng như đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.
Tăng cường tập trung vào an ninh mạng và bảo mật cá nhân: Hiện tại Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia khác về năng lực an ninh mạng, tuy nhiên một sự tập trung mới có thể giúp hiện đại hóa hệ thống, tăng cường niềm tin vào các mạng và cải thiện môi trường đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) cũng như ngành công nghiệp Việt Nam nói chung.
Sạch hơn, xanh hơn, địa phương hoá, ăng lượng và cơ sở hạ tầng phục vụ cho mạng lưới số: Một nền kinh tế số mạnh đòi hỏi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và nguồn năng lượng đáng tin cậy, đặc biệt là cho các công nghệ cần nhiều năng lượng như blockchain và phát trực tuyến video. Nền kinh tế số cũng tạo cơ hội cho việc sử dụng năng lượng sạch hơn, hiệu quả hơn. Các mạng lưới viễn thông cũng cần được đảm bảo có băng thông rộng để truyền tải khối lượng dữ liệu lớn cho những ứng dụng mới.
Thành phố thông minh: Ở một quốc gia đang đô thị hoá nhanh, các thành phố thông minh và nền kinh tế chia sẻ đem lại cơ hội sử dụng cơ sở hạ tầng và tài nguyên hiệu quả hơn, cũng như giảm rác thải, ô nhiễm và tắc nghẽn.
Sự gia tăng về kĩ năng, dịch vụ và doanh nghiệp số, nền kinh tế việc làm tự do: nhu cầu trong khu vực dịch vụ cũng như các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng cho thấy cần phải đầu tư thêm nữa vào giáo dục đại học, phát triển các kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Các nền tảng và xu hướng không sử dụng các công việc mang tính ổn định lâu dài cũng đang thúc đẩy việc sử dụng các nền tảng giao dịch việc làm và sản phẩm để tạo thu nhập và tạo ra các con đường sáng tạo cho việc chuyển đổi công nghiệp trên thị trường lao động.
Chất lượng, công bằng, nhân đạo, cá nhân hoá – sự gia tăng của các thị trường dựa trên giá trị: Sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang tạo ra một làn sóng mới nổi của tầng lớp trung lưu và thay đổi thị trường tiêu dùng thông qua tăng sức mua và định hướng đối với hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao. Nền kinh tế số có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao hơn cho người tiêu dùng và giúp đảm bảo xuất xứ thông qua các công nghệ mới hơn như blockchain.
Tiếp theo đó, nhóm thực hiện dự án đã xây dựng 4 kịch bản gồm: Kịch bản 1 – lạc hậu: Là nền kinh tế chuyển đổi số chậm và năng suất lao động trì trệ; Kịch bản 2 – nền kinh tế đã chuyển đổi số: Gia tăng ứng dụng công nghệ số và phát triển ngành CNTT, gia tăng năng suất lao động ở khắp các ngành; Kịch bản 3 – nhà xuất khẩu số: ngành ICT Việt Nam phát triển dựa vào hoạt động thuê ngoài cho các quốc gia khác, tuy nhiên sự áp dụng các công nghệ số nội bộ ở khắp các ngành còn thấp; Kịch bản 4 – nhà tiêu dùng số: ngành công nghiệp của Việt Nam sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT-TT từ các quốc gia khác, cải thiện năng suất trong tất cả 
các ngành.
 
Các kịch bản này sẽ là công cụ hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam trong dài hạn, ảnh hưởng tới lĩnh vực khoa học, phát triển ngành và đổi mới của Việt Nam. Những chính sách này sẽ giúp Việt Nam vững vàng hơn trước những thay đổi lớn.
Ngoài ra, các kịch bản được đưa ra trong báo cáo này nêu bật một số vấn đề trọng tâm giúp cho Việt Nam tránh khỏi những rủi ro quan trọng và tập trung vào những vấn đề có tác động lớn trong quá trình chuyển đổi này.
 
Các vấn đề trọng tâm để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế số Việt Nam trong tương lai
 
Các xu thế được xác định trong báo cáo này cung cấp những viễn cảnh có cơ sở về những thay đổi trong tương lai và các kịch bản được thiết kế như một gợi ý để suy nghĩ thêm về các kì vọng, cho phép lập ra các kế hoạch dự phòng sau này.
Để giảm thiểu các rủi ro và phát triển nền kinh tế số ở tất cả các kịch bản, một số hành động và khuyến nghị về đầu tư, pháp lý và cải cách  đã được đề xuất, sắp xếp theo sáu vấn đề trên. Qua việc khảo sát các cơ hội, rủi ro và kết quả tiềm năng, báo cáo cho thấy các tín hiệu tích cực về sự tập trung của Việt Nam bây giờ vào Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), sự phát triển của khối ngành CNTT&TT và những cải cách kinh tế và xã hội mang tính toàn bộ sẽ vẫn đưa Việt nam theo xu hướng ổn định và thịnh vượng trong vòng 20 năm tới.
Hiện nay, dự thảo báo đang được tiến hành xin ý kiến các chuyên gia trong và ngoài bộ để hoàn thiện bản báo cáo trong đó tập trung vào phần đề xuất khung chính sách đối với từng kịch bản được đưa ra. Sau đó, báo cáo sẽ được công bố trong tháng 3 năm 2019 và làm cơ sở để triển khai cho các hoạt động tiếp theo của dự án AUS4innovation trong thời gian tới./.
 
Nguồn: Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ

Tăng cường sự phối hợp trong triển khai Nghị quyết về chỉ số đổi mới sáng tạo

Tại Hội nghị tổng kết triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về chỉ số Đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 28/12/2018, các đại biểu cho rằng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) là bộ chỉ số được chuẩn hóa, mang tính quốc tế, là công cụ để đánh giá năng lực ĐMST của quốc gia nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, để có đầy đủ dữ liệu phục vụ việc đánh giá cũng như nâng cao năng lực ĐMST, cần tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST cũng như cung cấp dữ liệu liên quan.
 
Toàn cảnh hội nghị
 
Triển khai nhiều hoạt động
Tại hội nghị, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về chỉ số ĐMST năm 2018. Theo đó, ngày 06/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và ĐMST của Việt Nam. Chính phủ đã phân công các bộ, cơ quan cụ thể chủ trì cải thiện các chỉ số ĐMST (trong đó, Bộ KH&CN chủ trì 24 chỉ số). Đặc biệt, Bộ KH&CN được Chính phủ phân công chủ trì, theo dõi việc cải thiện chỉ số ĐMST của các bộ, cơ quan, địa phương (gồm hướng dẫn các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số ĐMST; tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương; hàng quý và hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện cải thiện các chỉ số ĐMST). Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tiến độ thực hiện đối với từng nhiệm vụ gắn với từng chỉ số ĐMST được phân công.
Năm 2018 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, Bộ KH&CN vẫn được giao nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số về ĐMST, đồng thời được bổ sung nhiệm vụ chủ trì rà soát, kiến nghị điều phân công cải thiện một số chỉ số ĐMST, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ số về ĐMST vào thống kê quốc gia, thực hiện thống kê theo định kỳ.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công, năm 2018 Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều hoạt động như: phối hợp với chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức hội thảo hướng dẫn, giới thiệu về các điều chỉnh của chỉ số ĐMST toàn cầu năm 2018 và kết quả của Việt Nam; biên soạn, cập nhật tài liệu Sổ tay Hướng dẫn về chỉ số ĐMST toàn cầu – GII năm 2018 để gửi toàn bộ các UBND và Sở KH&CN tỉnh/thành phố, các bộ, cơ quan và đơn vị liên quan; triển khai hướng dẫn tại nhiều địa phương cũng như hỗ trợ một số Bộ, cơ quan thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, Bộ KH&CN đã liên tục đôn đốc việc thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số ĐMST và báo cáo kết quả hàng quý của các bộ, cơ quan, địa phương. Bộ KH&CN đã tổ chức rà soát phân công chủ trì cải thiện một số chỉ số ĐMST; đẩy mạnh truyền thông về kết quả xếp hạng chỉ số ĐMST của Việt Nam năm 2018 với nhiều hình thức khác nhau. Bộ cũng đã xây dựng các báo cáo chuyên hàng quý đề tổng hợp kết quả thực hiện và Báo cáo về chỉ số ĐMST của Việt Nam năm 2018 trình Thủ tướng Chính phủ.
Cần các giải pháp chính sách để cải thiện các chỉ số
Năm 2017, chỉ số ĐMST của Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc). Năm 2018, tiếp tục xu hướng cải thiện, chỉ số ĐMST của Việt Nam đã tiếp tục tăng 2 bậc so với năm 2017, xếp hạng thứ 45, là thứ hạng cao nhất từ trước tới nay. So với mức GDP, Việt Nam được đánh giá là thể hiện tốt hơn mức độ phát triển của quốc gia mình. Trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (gồm 30 nước), năm 2018, Việt Nam đứng thứ hai và trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương, Việt Nam đứng thứ 10. Đây là minh chứng cho kết quả của những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương.
 
Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Tương lai phát triển kinh tế xã hội toàn cầu sẽ dựa rất nhiều vào ĐMST, đặc biệt ở Việt Nam
 
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, bộ chỉ số ĐMST là công cụ để mỗi quốc gia đánh giá, nhìn nhận năng lực ĐMST cũng như đánh giá tổng thể những đóng góp, yếu tố liên quan đến ĐMST trong phát triển kinh tế xã hội. Do đó, cần sử dụng bộ công cụ này để khắc phục những hạn chế cũng như phát huy thế mạnh về ĐMST của một quốc gia. Việc đưa chỉ số ĐMST thành tiêu chí để triển khai Nghị quyết là cách làm mới của Chính phủ.
Sau hai năm thực hiện, chúng ta đã có được những kết quả cũng như kinh nghiệm nhất định, sự hiểu biết về các chỉ số ĐMST đến nay đã tương đối rõ. Từ việc thu thập, cập nhật số liệu đến nay, chúng ta đã đưa ra được các phương pháp thống kê số liệu cũng như giải pháp để cải thiện các chỉ số, nhìn nhận được những thế mạnh cũng như hạn chế trong từng lĩnh vực. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn Hội nghị sẽ thảo luận để đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết các vấn đề còn hạn chế (cơ chế chính sách, tuyên truyền,…) góp phần cải thiện các chỉ số ĐMST trong năm 2019; phối hợp cung cấp dữ liệu đầy đủ để sử dụng hiệu quả hơn bộ chỉ số ĐMST nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành, địa phương. “Tương lai phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu sẽ dựa rất nhiều vào ĐMST, đặc biệt ở Việt Nam, thay cho việc phát triển dựa trên các nguồn tài nguyên đã dần cạn kiệt, nhân lực giá rẻ không còn lợi thế, chỉ còn tri thức và ĐMST là động lực để chúng ta tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện chỉ số ĐMST. Ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng, chỉ số ĐMST là bộ chỉ số được chuẩn hóa rất cao. Hạn chế lớn nhất là sự phối hợp của các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện. Với bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và dữ liệu lớn, nếu không kết nối sẽ rất khó khăn trong việc tích hợp thông tin, dữ liệu. Do đó, các cơ quan liên quan cần tham mưu, đề xuất để Chính phủ có những quy định rõ hơn về sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan trong triển khai cải thiện chỉ số ĐMST cũng như trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lí nhà nước khác.
Nhiều đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng, cần thiết lập Tổ công tác về chỉ số ĐMST và với thành viên là đầu mối của mỗi bộ, ngành, địa phương; các bộ, ngành, địa phương cần chủ động gửi báo cáo, dữ liệu đúng thời hạn; xác định yếu tố cốt lõi để có thể nâng cao năng lực ĐMST một cách thực chất, phục vụ phát triển bền vững; chỉ số ĐMST cần phải gắn với chỉ số phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương và có hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ địa phương thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động về các chỉ số ĐMST;…
Khung chỉ số GII
Trong đánh giá của Tổ chức WIPO, ĐMST được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là ĐMST dựa trên R&D mà còn là những ĐMST không dựa trên R&D và bao trùm cả ĐMST về tổ chức, thị trường,… Cách tiếp cận này của WIPO thể hiện quan điểm năng lực ĐMST của mỗi quốc gia có liên hệ mật thiết với trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐMST của quốc gia đó và sự kết nối với các quốc gia/nền kinh tế khác. Với cách tiếp cận này, GII được tích hợp từ số đo (được quy chuẩn) của 7 trụ cột lớn, mỗi trụ cột lớn được tích hợp từ số đo của 3 trụ cột nhỏ, gọi là nhóm chỉ số. Mỗi nhóm chỉ số gồm từ 2-5 chỉ số thành phần, tổng thể có khoảng 70 – 80 chỉ số thành phần, thay đổi tùy từng năm. Năm 2017, có 81 chỉ số thành phần được sử dụng, năm 2018 có 80 chỉ số được sử dụng để đánh giá.
Có 3 chỉ số tổng hợp (index) chính được tính toán, đo lường gồm: (1) chỉ số tổng hợp về đầu vào ĐMST, (2) chỉ số tổng hợp về đầu ra ĐMST, và (3) chỉ số tổng hợp ĐMST (là trung bình cộng đơn giản Chỉ số tổng hợp về Đầu vào và Chỉ số tổng hợp về Đầu ra).
Kết quả xếp hạng năm 2018 của nhóm chỉ số đầu vào:
                 1.     Thế chế: 56.2 điểm, xếp hạng 78
                 2.     Nguồn nhân lực và nghiên cứu: 30 điểm, xếp hạng 66
                 3.     Cơ sở hạ tầng: 40.4 điểm, xếp hạng 78
                 4.     Trình độ phát triển của thị trường: 54.3 điểm, xếp hạng 33
                 5.     Trình độ phát triển của kinh doanh: 30 điểm, xếp hạng 66
Kết quả xếp hạng năm 2018 của nhóm chỉ số đầu ra
                 6.     Sản phẩm kiến thức và công nghệ: 32.4 điểm, xếp hạng 35
                 7.     Sản phẩm sáng tạo: 35 điểm, xếp hạng 46.
 
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
 

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GẶP MẶT CHÚC TẾT CÁN BỘ HƯU TRÍ XUÂN KỶ HỢI 2019

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GẶP MẶT CHÚC TẾT CÁN BỘ HƯU TRÍ XUÂN KỶ HỢI 2019
Sáng ngày 28/12/2018, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật tổ chức gặp mặt chúc Tết các thế hệ cán bộ hưu trí Nhà xuất bản nhân dịp Xuân Kỷ Hợi năm 2019. Ban chấp hành công đoàn chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có các bác nguyên là Lãnh đạo Nhà xuất bản qua các thời kỳ, cùng gần 40 cán bộ hưu trí Nhà xuất bản.
 
 
Toàn cảnh buổi gặp mặt chúc tết cán bộ hưu trí xuân kỷ hợi 2019
 
Đây là hoạt động được Nhà xuất bản tổ chức thường niên, là dịp để các thế hệ cán bộ hưu trí gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm trước thềm năm mới mỗi dịp tết đến xuân về. Buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Nhà xuất bản năm nay trong không khí thân mật, đầm ấm và đầy ý nghĩa.
Tại buổi gặp mặt, Phó giám đốc Võ Tuấn Hải bày tỏ sự vui mừng, vinh dự được gặp mặt các thế hệ cán bộ hưu trí Nhà xuất bản trong dịp tổng kết năm cũ và chào đón đầu xuân mới. Phó giám đốc gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể các cán bộ hưu trí và vui mừng, phấn khởi điểm qua kết quả thực hiện nhiệm vụ xuất bản sách khoa học và công nghệ đã đạt được trong năm 2018.
Phó giám đốc chia sẻ: Mặc dù trong bối cảnh năm 2018 có nhiều thay đổi về nhân sự Lãnh đạo Nhà xuất bản, nhưng Nhà xuất bản cũng được sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, nên có những thuận lợi về mặt chỉ đạo, định hướng phát triển Nhà xuất bản trong các giai đoạn tiếp theo và giải quyết những tồn đọng nhiều năm, giúp Nhà xuất bản vượt qua những khó khăn, thách thức.
Vui mừng và tự hào trước những thành quả đã đạt được trong năm 2018 của Nhà xuất bản, các cán bộ hưu trí Nhà xuất bản, nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn tin tưởng với quyết tâm, sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức viên chức và người lao động, Nhà xuất bản sẽ biết cách vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:"
Buổi gặp mặt được diễn ra trong không khí sôi nổi và đặc biệt có sự đóng góp các tiết mục văn nghệ, thể hình, liên hoan ẩm thực…
 
 
Tiết mục văn nghệ của Chi đoàn Nhà xuất bản
 
Đồng chí Lê Văn Vượng, Phó bí thư chi bộ Nhà xuất bản kính chúc toàn thể cán bộ hưu trí Nhà xuất bản dồi dào sức khỏe, luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm của mình cho sự phát triển của Nhà xuất bản.
 
Nguồn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 
 

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 “Khởi nghiệp sáng tạo – kết nối toàn cầu”

Tối ngày 29/11, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia – Techfest 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đã chính thức khai mạc tại Đà Nẵng. Lễ khai mạc đã thu hút hơn 1300 người tham dự sự kiện.
 
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành thực hiện nghi thức khai mạc Techfest
Với chủ đề "Khởi nghiệp sáng tạo – Kết nối toàn cầu", Lễ khai mạc được tổ chức quy mô với màn biểu diễn công nghệ tái hiện dấu ấn quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sau 3 lần tổ chức Techfest quốc gia.
Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương; đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí  Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
 
Về phía đơn vị tổ chức và đồng tổ chức có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; cùng các đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các Bộ, ngành trung ương và địa phương.
Về phía quốc tế có ông Philipp Rosler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF); đại diện lãnh đạo thành viên Ban quản trị Diễn đàn kinh tế thế giới- WEF; ông Peter Ong, Chủ tịch Cơ quan xúc tiến đầu tư Singapore (ESG); cùng các tổ chức chính trị – xã hội, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, và các cơ quan báo chí truyền thông trong nước và quốc tế và hơn 700 Startup tham gia vào sự kiện.
Thủ tướng đề xuất hình thành Trung tâm khởi nghiệp Quốc gia
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã hình thành song để startup trẻ phát triển vẫn cần một môi trường đủ điều kiện thuận lợi hơn. Các bộ, ngành, địa phương cần xem hỗ trợ khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
 
Việt Nam phải hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp kết nối, hội tụ những người có năng lực nhiều lĩnh vực từ quản trị, công nghệ, tài chính, marketing. "Tức là có được "trái tim" của hệ sinh thái khởi nghiệp", Thủ tướng nói và đề xuất hình thành trung tâm khởi nghiệp Quốc gia. Trung tâm này đặt ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, có nhiệm vụ tăng khả năng tương tác, hưởng ứng của cộng đồng khởi nghiệp.
Để vận hành Trung tâm "Chính phủ cam kết đồng hỗ trợ tài chính cung cấp nguồn lực cần thiết nhưng không quản trị bằng bộ máy hành chính quan liêu làm nản chí bàn tay khối óc của những nhà khởi nghiệp sáng tạo".
Thủ tướng cho rằng Trung tâm sẽ là nơi thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư, phát triển công nghệ tạo thành mạng lưới mở để tập hợp nhà khởi nghiệp nhân tài trong nước và nước ngoài. "Đây sẽ là nơi khuyến khích, thách đố nhà khoa học bước ra khỏi phòng thí nghiệm để nói ngôn ngữ của thị trường", Thủ tướng nói.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, thời gian qua Việt Nam đã từng bước xây dựng và phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với đầy đủ các chủ thể vận hành, tạo điều kiện hình thành và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhiều sản phẩm, dịch vụ của startup Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Bộ trưởng mong muốn tinh thần và những kết quả này sẽ tiếp tục được duy trì trong triển khai hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp từ các thành phần trong hệ sinh thái, hướng tới việc kết nối chặt chẽ hơn với Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, tham gia xây dựng Mạng lưới khởi nghiệp trong ASEAN như sáng kiến tại WEF/ASEAN được tổ chức tại Hà Nội tháng 9/2018.
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ
 
Với sứ mệnh trách nhiệm lớn lao đối với sự phát triển của đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo; sự quan tâm phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Trong đó cần tập trung xây dựng văn hóa khởi nghiệp sáng tạo – văn hóa dám nghĩ, dám làm, đứng lên sau thất bại; đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất phù hợp với khởi nghiệp sáng tạo- khơi gợi đam mê sáng tạo từ những cấp học đầu tiên; đào tạo kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thách thức của thực tiễn; đào tạo kỹ năng liên kết. Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công cần sự góp sức của trí tuệ từ các ngành nghề khác nhau. Đồng thời, rất mong nhận được sự phối hợp triển khai các chương trình, Đề án khởi nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án 844; Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp; Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.
Đối với bản thân các nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp, ở vị trí trung tâm của hệ sinh thái  khởi nghiệp sáng tạo cần có tầm nhìn lớn, tư duy lớn, giải quyết những vấn đề lớn, bài toán lớn, hướng ra thị trường toàn cầu. Đó là cốt lõi xây dựng các doanh nghiệp tỷ đô, tạo lập giá trị cho xã hội, giải quyết thách thức nhân loại, hướng tới đóng góp cho nền kinh tế thế giới và phát triển bền vững.
Đối với các tổ chức cá nhân hỗ trợ, đào tạo, huấn luyện, cung cấp dịch vụ, các nhà đầu tư, Quỹ đầu tư, phải thực sự coi trọng tính liên kết và cộng tác trong HST để đạt tới thành công.
Kết nối mạng lưới khởi nghiệp quốc tế
Techfest 2018 hướng tới mục tiêu thu hút khoảng 5000 lượt người tham gia; 250 gian hàng khởi nghiệp tham gia triển lãm; 250 nhà đầu tư, quỹ đầu tư, diễn giả trong nước, quốc tế; 20 nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là đại diện của các cơ quan phụ trách khởi nghiệp sáng tạo, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tại các nước ASEAN là đại diện của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN.
Đây cũng là một dịp nhìn lại hoạt động khởi nghiệp trên cả nước thông qua các sự kiện được nhấn mạnh tại Techfest lần này. Đó là “Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018”, của lãnh đạo Chính phủ với thanh niên, sinh viên để động viên, khuyến khích các bạn trẻ không ngừng sáng tạo và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoạt động khởi nghiệp.
Điểm nhấn khác của sự kiện là Hành trình “Tôi yêu tổ quốc tôi” năm 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với các chuyến xe xuất phát từ 2 đầu đất nước Hà Nội và Cần Thơ, dừng chân tại 11 tỉnh/thành phố phát triển về khởi nghiệp sáng tạo để có được những góc nhìn trực quan về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của đất nước.
Một sự kiện quan trọng khác là “Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái quốc gia hướng tới liên kết khu vực và toàn cầu, có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đại diện lãnh đạo Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN, Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, đại diện các nước Asean, các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín. Đây là dịp trao đổi, chia sẻ thông tin, giúp chúng ta tiếp thu những kinh nghiệm của các nước về  hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Techfest 2018 cũng chứng kiến những ý tưởng sáng tạo rất đặc biệt của người Việt thông qua các video clip được trình chiếu sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên về những ý tưởng sáng tạo của người Việt Nam rất đáng khâm phục.
Điểm nhấn trong chuỗi sự kiện này chính là buổi trao giải tại Chung kết Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia với sự góp mặt của các startup đoạt giải cao của các Techfest vùng và startup các nước ASEAN, những ý tưởng sáng tạo hay nhất sẽ tham gia vào những sự kiện khởi nghiệp ở Hoa Kỳ (Thung lũng Silicon), Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong khuôn khổ Techfest 2018 còn có sự tham gia của chuyên gia các Bộ, Ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ, hỗ trợ thương mại hóa công nghệ thuộc Bộ KH&CN tại các Chuỗi Hội thảo chuyên đề về khởi nghiệp (được gọi là 08 “Làng khởi nghiệp”) trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, y tế, nông nghiệp, du lịch, công nghệ 4.0, khởi nghiệp tác động xã hội, cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp.
Hoạt động “Kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế (Global Gateway Stage)” trong khuôn khổ Techfest 2018 sẽ tạo cầu nối giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức từ quốc tế.
Hành lang pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo cũng đã được các cơ quan chức năng quyết liệt xây dựng, ban hành: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2017, Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi năm 2017, cùng các Nghị định, Thông tư dưới luật đã thể hiện quyết tâm của các cơ quan chức năng trong đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
Góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo không thể không kể đến sự chung tay, hỗ trợ của các tập đoàn lớn, các ngân hàng, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Cụ thể: các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, doanh nghiệp ô tô Trường Hải, các ngân hàng như BIDV và VPBank cũng tham gia huy động nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp sáng tạo.
Techfest được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 với tổng giá trị cam kết đầu tư sau sự kiện đạt hơn 1 triệu USD. Đến năm 2016, có hơn 3.000 người tham dự với số cam kết đầu tư hơn 3 triệu USD… Bước sang năm 2017, số người tham dự vượt ngưỡng 4.500 với tổng giá trị cam kết đầu tư sau sự kiện đạt hơn 4,5 triệu USD.
 
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN