Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn được phân công theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày 28/08/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn được phân công theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ (ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam; các vấn đề về nhân quyền; công nghiệp; thương mại – xuất nhập khẩu; dự trữ và cung ứng xăng dầu, dịch vụ logistics; bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khoa học và công nghệ; chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, theo dõi, chỉ đạo: Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam –  Trung Quốc; Phụ trách Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

VVH

Đoàn công tác của Bộ KH&CN thăm và làm việc tại một số doanh nghiệp, đơn vị tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 30/8/2024, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tham gia đoàn công tác còn có đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và một số đơn vị của tỉnh.

Ứng dụng KH&CN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi Võ Thành Đàng cho biết, Công ty có 17 đơn vị thành viên, là một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN và đầu tư phát triển mở rộng kinh doanh. Các nhà máy được đầu tư, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tự động hóa với quy trình sản xuất khép kín đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thân thiện với môi trường như Nhà máy Đường An Khê với dây chuyền sản xuất đường từ mía công suất 18.000-20.000 tấn mía/ngày, hệ thống sản xuất đường tinh luyện công suất 1.000 tấn/ngày; Nhà máy điện sinh khối An Khê công suất phát điện 95 MW, phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia trên đường dây 220 KV; Nhà máy bia Dung Quất công suất 100 triệu lít/năm; 3 Nhà máy sản xuất sữa đậu nành Vinasoy tại Quảng Ngãi, Bắc Ninh và Bình Dương với công suất 390 triệu lít/năm. Thương hiệu Vinasoy nằm trong Top 5 Nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới…


Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang tham quan phòng thí nghiệm của Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy.

Bên cạnh các Nhà máy chế biến, Công ty đã đầu tư các Trung tâm nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu giống mía, giống đậu nành qui mô lớn, trang bị hiện đại đạt tầm vóc quốc tế như: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng giống mía Gia Lai… Các Trung tâm đã đạt được những thành tựu quan trọng trong chọn lọc, tạo giống mới; quy trình canh tác (mía, đậu nành); phát triển các vùng nguyên liệu đậu nành và mía.

Đạt được những thành tựu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu nắm bắt những công nghệ mới, kịp thời ứng phó với những biến động, thách thức của môi trường kinh doanh, không ngừng gia tăng năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quá trình đầu tư tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Đầu tư thị trường và phát triển thương hiệu; Đầu tư nguồn nhân lực và môi trường làm việc sáng tạo; đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Doanh nghiệp kiến nghị một số vấn đề liên quan đến sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN cho hoạt động đầu tư mua bán thiết bị đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh; quy định cụ thể về đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp không có vốn nhà nước…

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, thành tựu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP Đường Quảng Ngãi. Đây là một trong số các doanh nghiệp đã thành lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong sản xuất, kinh doanh để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang mong muốn doanh nghiệp tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, trong đó tập trung đầu tư, nghiên cứu ứng dụng KH&CN để phát triển sản xuất, kinh doanh. Quảng Ngãi cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ KH&CN để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh mở rộng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, tập trung cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Đường Quảng Ngãi cũng như nỗ lực và thành tích của công ty trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tích cực trong tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh vị trí trụ cột, trung tâm của hệ thống ĐMST và mong rằng công ty tiếp tục thúc đẩy, phát huy mối liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Với những khó khăn, vướng mắc của công ty, Bộ KH&CN ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu, đồng hành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, góp phần nâng cao vị thế, chất lượng, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.


Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận buổi làm việc.

Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học

Tại trường Đại học Phạm Văn Đồng, Hiệu trưởng Trần Đình Thám cho biết, Trường hiện đang triển khai đào tạo 14 ngành với gần 5.000 sinh viên, học viên theo các loại hình đào tạo. Hằng năm, Trường ĐH Phạm Văn Đồng cung cấp cho thị trường lao động từ 700 – 1.000 cử nhân, kỹ sư có năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động.

Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn được nhà trường coi trọng và đẩy mạnh. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2019-2024) đã có 89 đề tài NCKH được triển khai, trong đó có 70 đề tài cấp trường, 17 đề tài cấp cơ sở, 02 đề tài cấp tỉnh, 01 đề tài Nafosted. Cán bộ giáo viên của trường đã công bố 235 công trình khoa học, trong đó có 158 công bố trong nước và 77 công bố quốc tế. Các sản phẩm NCKH của nhà trường có chất lượng tốt, đã tham gia và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi về NCKH tại địa phương và toàn quốc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Nhà trường hiện có 2 nhóm NCKH đang triển khai hoạt động có hiệu quả gồm Nhóm nghiên cứu Robot và Tự động hóa, Nhóm nghiên cứu Hóa – Sinh – Môi trường. Trong những năm qua, các nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều đề tài NCKH có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Các đề tài NCKH đã triển khai chủ yếu phục vụ vào mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và mang tính phục vụ cộng đồng trong tỉnh, do đó chưa có khả năng thương mại hóa và chuyển giao công nghệ đối với sản phẩm nghiên cứu.

Trường ĐH Phạm Văn Đồng cũng đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên – Quan hệ doanh nghiệp và Khởi nghiệp; thành lập Ban chuyên trách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, bố trí kinh phí và đưa nội dung khởi nghiệp vào kế hoạch năm học hằng năm. Trong 5 năm qua, đã có 30 dự án khởi nghiệp của sinh viên tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp.

Trường ĐH Phạm Văn Đồng kiến nghị Bộ KH&CN, UBND tỉnh quan tâm sử dụng cơ chế đặc thù trong việc mở một số ngành đào tạo trường chưa có; hỗ trợ cơ chế trong việc thu hút đội ngũ giảng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư và Giáo sư về làm việc tại trường. Hỗ trợ trường triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các vùng lân cận…


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận những nỗ lực của Trường ĐH Phạm Văn Đồng trong các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. UBND tỉnh sẽ sớm có buổi làm việc trực tiếp với trường để giải quyết các vấn đề Trường đề xuất như đầu tư cơ sở vật chất và lộ trình tự chủ tài chính, nhằm tháo gỡ những khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nhà trường. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang đã gợi mở một số hướng phát triển trường nghiên cứu triển khai thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh trao bảng tượng trưng tặng quà cho Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang và Đoàn công tác, Lãnh đạo và cán bộ Trường Đại học Phạm Văn Đồng chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt biểu dương những thành tích đạt được của Trường ĐH Phạm Văn Đồng. Để nâng cao vị thế và trở thành trường đại học thông minh, đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ trưởng cho rằng lãnh đạo nhà trường tiếp tục quan tâm đến công tác tuyển sinh, tranh thủ các nguồn xã hội hóa và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; nâng cao chất lượng giảng viên và năng lực nghiên cứu; tập trung nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng và đóng góp tri thức thông qua công bố quốc tế; tiếp tục phối hợp với các trường đại học trong cả nước, kết nối hợp tác phát triển; đồng thời thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tham gia các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này…


Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận buổi làm việc.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang và Đoàn công tác, Lãnh đạo và cán bộ Công ty CP Đường Quảng Ngãi chụp ảnh lưu niệm.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Ứng dụng khoa học và công nghệ gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất

Ngày 29/8/2024, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Bùi Thế Duy – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế các hộ sản xuất than truyền thống tại xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Tham dự buổi khảo sát còn có lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Viện VKIST, các chuyên gia, nhà khoa học, cùng đông đảo các hộ dân sản xuất lò than truyền thống.

Làng nghề đốt than truyền thống Xuân Hòa có hơn 200 hộ làm nghề, hiện có 431 lò đang hoạt động, tổng sản lượng gần 34 nghìn tấn/năm. Tổng doanh thu mỗi năm từ làng nghề đạt hơn 51,7 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng. Làng nghề đã giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động, thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Thành Duy, Lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng cho biết, mặc dù làng nghề được hình thành, tồn tại trên 50 năm nhưng vẫn chưa đảm bảo về điều kiện môi trường (khói bụi). Mặt khác đa số hộ sản xuất nơi đây còn mang tính tự phát, chưa nắm bắt được thị trường. Do đó, để phát triển làng nghề, trong thời gian tới cần có giải pháp điều tiết mẫu mã, số lượng sản phẩm theo yêu cầu và thị hiếu của thị trường; cần có tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm làm ra cho địa phương.

Lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng đề xuất một số nội dung với Đoàn như, hỗ trợ làng nghề truyền thống hầm than trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, nhãn hiệu cũng như nâng cao hiệu suất thu hồi than, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở để tạo việc làm nâng cao thu nhập…

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi với người dân địa phương về các nội dung liên quan đến đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hộ sản xuất than cũng kiến nghị với Lãnh đạo Bộ KH&CN về việc hỗ trợ công nghệ xử lý khói bụi từ sản xuất than, chính sách hỗ trợ chủ lò lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và cải tiến quy trình sản xuất nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân.

Theo PGS.TS. Vũ Đức Lợi, Viện trưởng VKIST, các làng nghề thường hoạt động dựa trên kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi và có khả năng xuất khẩu, nhưng chất lượng không đồng đều và chưa đạt tiêu chuẩn. Quá trình sản xuất cũng tốn nhiều thời gian và lãng phí nguồn nhiệt lớn.

Với kinh nghiệm của mình, VKIST sẽ phối hợp với một số hộ sản xuất để thử nghiệm giải pháp tận dụng nguồn nhiệt tuần hoàn trong sản xuất than. Cụ thể, nhiệt lượng từ lò thứ nhất có thể được truyền dẫn để làm nguyên liệu nung đốt cho lò thứ hai, và cứ thế tiếp tục. Quá trình này sẽ giúp người dân tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, và cải thiện đời sống.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đánh giá cao sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc phát triển làng nghề truyền thống hầm than tại xã Xuân Hòa trong thời gian qua. Thứ trưởng cho biết, buổi khảo sát nhằm mục đích nắm bắt rõ thực trạng sản xuất tại làng nghề, đồng thời lắng nghe ý kiến và kiến nghị từ người dân trực tiếp sản xuất cũng như cư dân sinh sống trong khu vực. Trên cơ sở đó, các chuyên gia và nhà khoa học sẽ vào cuộc để tìm ra những giải pháp khoa học nhằm hướng đến hoạt động sản xuất than truyền thống bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu tác động đến môi trường.

“Bộ KH&CN sẽ hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật và các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện đời sống cho các hộ sản xuất than tại xã Xuân Hòa. Chúng tôi mong muốn người dân hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng để khắc phục ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí thải, và đảm bảo chất lượng cuộc sống”, Thứ trưởng khẳng định.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu Viện VKIST tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường cho làng nghề hầm than.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khảo sát lò hầm than ở xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Bộ KH&CN đã đến thăm và trao tặng Hệ thống lọc nước phèn – mặn sử dụng công nghệ lọc nước tiên tiến được nghiên cứu và phát triển bởi VKIST và Viện KH&CN Hàn Quốc cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trần Đề. Việc trao tặng hệ thống lọc nước là mô hình tiêu biểu trong việc đưa KH&CN đi sâu vào phục vụ đời sống, cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của người dân tỉnh Sóc Trăng nói chung và người dân vùng thiếu nước sinh hoạt do nhiễm phèn, nhiễm mặn trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đây cũng là tiền đề cho sự hợp tác và cùng phát triển sâu rộng, mạnh mẽ KH&CN nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội giữa tỉnh Sóc Trăng và Bộ KH&CN trong thời gian tới.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy trao đổi về tính năng của hệ thống lọc nước.


Đại diện VKIST bàn giao Hệ thống lọc nước và tặng quà cho học sinh Trường Dân tộc nội trú THCS huyện Trần Đề.

Tiếp đó, Đoàn đã khảo sát mô hình trồng lúa ST25 tại Hợp tác xã Đông Đầy, xã Thạnh Thới An (Trần Đề). Hiện hợp tác xã đang triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ và áp dụng cơ giới hóa hoàn toàn từ làm đất đến thu hoạch. Tại buổi làm việc, các thành viên hợp tác xã đề xuất Bộ KH&CN hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển chuỗi giá trị từ giống lúa ST25, nghiên cứu các loại chế phẩm nhằm nâng cao năng suất lúa.


Đoàn công tác khảo sát mô hình trồng lúa ST25 tại Sóc Trăng.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KH,CN&ĐMST

Tỉnh cần tận dụng tốt những lợi thế, tiềm năng phát triển sẵn có, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương/vùng. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đó là phát biểu của đồng chí Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Bộ KH&CN với UBND tỉnh Quảng Ngãi chiều ngày 30/8/2024.

KH,CN&ĐMST góp phần giải quyết các vấn đề của địa phương

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cho biết, hoạt động KH,CN&ĐMST luôn bám sát các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Chính phủ và các cơ quan Trung ương, đồng thời, tỉnh đã kịp thời thể chế, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định nói trên để triển khai đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn báo cáo với Đoàn công tác tại buổi làm việc.

Việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN đã đạt nhiều kết quả quan trọng, có những đóng góp lớn cho phát triển nông nghiệp và kinh tế – xã hội. Trong nông nghiệp, việc áp dụng giống mới và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất lúa, lạc, sắn, hành, tỏi, gừng sẻ… đã làm tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân từ 1,3 – 1,5 lần. Tỉnh đã hình thành một số mô hình theo chuỗi giá trị, gắn kết doanh nghiệp với hợp tác xã, người dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc áp dụng giống mới, với các quy trình kỹ thuật chăn nuôi hợp lý, năng suất, sản lượng và giá trị thương phẩm gia súc, gia cầm tăng từ 1,5 – 2 lần.

Trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, kết quả thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” đã tạo dựng được cơ sở dữ liệu 4D trên nền GIS để khai thác, ứng dụng phục vụ công tác quản lý và quảng bá phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn. Với lĩnh vực y – dược, một số đề tài đã mang lại hiệu quả tích cực như “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi”; “Điều tra hiện trạng và giá trị nguồn dược liệu ma-gang ở tỉnh Quảng Ngãi làm cở sở quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững”… Hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề ra chủ trương, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hoạt động quản lý nhà nước về công nghệ được đẩy mạnh. Thông qua công tác thẩm định công nghệ, các chủ đầu tư đã đầu tư công nghệ, thiết bị mới, đồng bộ hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm tiêu hao nhiên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công tác an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ được đảm bảo.
Tỉnh đã đẩy mạnh triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ. Hiện tỉnh có 1.838 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, 7 sáng chế, 82 kiểu dáng công nghiệp, 913 nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận; có 78 nhãn hiệu tập thể, 26 nhãn hiệu chứng nhận và 2 chỉ dẫn địa lý được cấp giấy chứng nhận. Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày càng được chú trọng. Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công, phân cấp được tăng cường. Việc xác nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; đăng ký sử dụng mã số mã vạch… đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế – xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa, sở hữu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh… được tăng cường. Tỉnh đã có nhiều hoạt động thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST: đã hình thành 1 Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST, 8 câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ 75 cá nhân, doanh nghiệp mô hình kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm… Đã có 20 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành và phát triển từ các Cuộc thi khởi nghiệp ĐMST. Năm 2023, Chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) của tỉnh đạt 37.80 điểm, xếp hạng thứ 26/63 tỉnh/thành.
Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị, Bộ KH&CN và bộ, ngành liên quan sớm tham mưu với Chính phủ ban hành cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội; cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu KH&CN, đồng thời sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước; Bộ KH&CN tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 19/1014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng gắn với việc triển khai chuyển đổi số… Tỉnh cũng đề nghị Bộ KH&CN hỗ trợ thực hiện từ 2-3 nhiệm vụ KH&CN/năm; ưu tiên các nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ sinh học vào việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch; ứng dụng đồng bộ các giải pháp KH&CN để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ một số nông lâm sản theo chuỗi giá trị phục vụ xuất khẩu.

Tập trung đầu tư phát triển KH,CN&ĐMST

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ KH&CN đã trao đổi về các nội dung phối hợp giữa Bộ KH&CN với UBND tỉnh trong hoạt động KH,CN&ĐMST; trao đổi, thảo luận, giải đáp cơ bản các kiến nghị của tỉnh; đề xuất các giải pháp trọng tâm tỉnh cần chú trọng trong hoạt động KH,CN&ĐMST.


Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cho rằng, Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KH,CN&ĐMST. Để tiếp tục phát huy các lợi thế của địa phương, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu Sở KH&CN tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, nghiên cứu, có nhiều hoạt động sáng tạo, ứng dụng KH&CN và có những sản phẩm cụ thể. Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn Bộ KH&CN tiếp tục xem xét, hỗ trợ tỉnh thực hiện các chương trình, hoạt động KH,CN&ĐMST.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, tỉnh xác định KH&CN là nền tảng, là yếu tố tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung sự quan tâm, đầu tư một cách bài bản, có hệ thống trong việc nghiên cứu KH&CN, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp ĐMST. Quảng Ngãi mong muốn Bộ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động KH&CN phát triển đi vào chiều sâu với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cả cộng đồng doanh nghiệp.


Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao những kết quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động KH,CN&ĐMST. Công tác quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST được triển khai trên các lĩnh vực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN đã đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết những vấn đề cấp thiết phát sinh trong sản xuất, đời sống…


Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận buổi làm việc.

Bộ trưởng cho rằng, Quảng Ngãi là địa phương có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển, có nhiều sản phẩm đặc hữu, du lịch, đào tạo nhân lực… Để thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST hơn nữa, Bộ trưởng mong muốn Lãnh đạo tỉnh và Lãnh đạo các Sở ngành tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn hoạt động KH,CN&ĐMST; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về KH,CN&ĐMST theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo và theo chuẩn mực quốc tế…

Tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh như cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, ngân sách và huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho hoạt động KH,CN&ĐMST. Huy động các viện, trường, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề của tỉnh; nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Bộ trưởng, tỉnh cần tận dụng tốt những lợi thế, tiềm năng phát triển sẵn có của tỉnh, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KH,CN&ĐMST để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương/ vùng. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, ĐMST phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (tại các khu vực có nhiều tiềm năng như: huyện đảo Lý Sơn; khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn). Tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương, sản phẩm theo chuỗi giá trị, phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, ĐMST; phát triển thị trường, doanh nghiệp KH&CN; tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PII của địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST trên các lĩnh vực như: tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý công nghệ; ĐMST…

Trong khuôn khổ buổi làm việc, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã trao tặng kinh phí của Công đoàn Bộ KH&CN cho Quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi.


Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt trao tặng 200 triệu đồng ủng hộ Quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là một điểm sáng trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc. Hợp tác trong lĩnh vực này đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, đi vào chiều sâu và thực chất, góp phần vào sự phát triển chung thịnh vượng của hai nước.
Ngày 28/8/2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Bà OH Youngju, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc (MSS). Cuộc gặp nhằm trao đổi về thúc đẩy hợp tác, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và sản xuất thông minh.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian qua với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST), nhiều văn bản đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy hệ sinh thái KNST theo hướng mạnh dạn thí điểm các cơ chế mới và thúc đẩy các hoạt động theo chiều sâu.
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp KNST tiếp tục được triển khai thông qua nhiều chương trình, cuộc thi cấp địa phương, cấp quốc gia và quốc tế, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp KNST và cộng đồng chuyên gia, tri thức trong và ngoài nước. Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành và đối tác quốc tế để hỗ trợ KNST Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bày tỏ mong muốn, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung của Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển và trao đổi hệ sinh thái khởi nghiệp đã ký giữa hai Bộ nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và trao đổi nguồn nhân lực giữa hai nước đạt hiệu quả.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị MSS hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là phối hợp triển khai chương trình đào tạo về phần mềm (K-Tech College) để tìm kiếm, đào tạo giới trẻ Việt Nam tham gia các startup của Hàn Quốc. Tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý của Bộ KH&CN và các Sở KH&CN tại địa phương về ĐMST, KNST, quản lý và vận hành các cơ sở ươm tạo.
Bên cạnh đó, MSS tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Khởi nghiệp Hàn Quốc (K-Startup Center) để cùng phát triển Trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong đó, hướng tới thiết kế các chương trình nhằm đưa startup Việt Nam sang Hàn Quốc tìm hiểu, phát triển thị trường và ngược lại đưa các startup Hàn Quốc sang Việt Nam hằng năm; tổ chức các sự kiện kết nối giữa doanh nghiệp khởi nghiệp, tập đoàn, viện, trường của hai nước; tổ chức các chương trình tìm kiếm các dự án tiềm năng…
Toàn cảnh buổi làm việc.
Trong hoạt động hợp tác lĩnh vực sản xuất thông minh, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bày tỏ tin tưởng, sự hợp tác của Hàn Quốc sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ và trình độ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như mang đến các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Hàn Quốc, góp phần thúc đẩy và khẳng định quan hệ hợp tác về KH,CN&ĐMST nói riêng, quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia nói chung.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị MSS tạo điều kiện để Văn phòng sản xuất thông minh Hàn Quốc (KOSMO) phối hợp với Cục Phát triển công nghệ và ĐMST thuộc Bộ KH&CN sớm đề xuất và đưa vào triển khai dự án ODA liên quan đến Trung tâm mô phỏng nhà máy thông minh và hỗ trợ thông minh hóa cho quá trình chuyển đổi số của ngành sản xuất Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ KH&CN mong muốn hai Bộ sẽ có các hoạt động hợp tác cụ thể để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp của Hàn Quốc với các viện nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ, trong đó, tập trung vào các công nghệ mà Hàn Quốc đang có thế mạnh và Việt Nam đang quan tâm. Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn lực, phát triển doanh nghiệp KNST; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kiểm tra cấp chứng nhận cho các công nghệ phù hợp tiêu chuẩn Hàn Quốc trong một số lĩnh vực như điện tử, hóa mỹ phẩm…
Bộ trưởng OH Youngju khẳng định, ĐMST có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Trong thời gian qua, MSS đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Đặc biệt, với sự ra đời của “Trung tâm khởi nghiệp toàn cầu” tại thủ đô Seoul góp phần hỗ trợ cho các doanh nhân nước ngoài khởi nghiệp ở Hàn Quốc và đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là phối hợp triển khai chương trình K-Tech College để tìm kiếm, đào tạo giới trẻ Việt Nam tham gia các start-up Hàn Quốc. Đồng thời tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý của Bộ KH&CN và các sở KH&CN tại địa phương về ĐMST, quản lý và vận hành các cơ sở ươm tạo.
Bộ trưởng OH Youngju bày tỏ mong muốn, Bộ KH&CN sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Bộ trưởng OH Youngju phát biểu tại buổi làm việc.
Về sản xuất thông minh, Bộ trưởng OH Youngju khẳng định, đây là xu thế tất yếu nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bền vững. Đây cũng là một trong những quan tâm chung của Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới. Vừa qua, Cục Phát triển công nghệ và ĐMST, KOSMO, và Hiệp hội Đổi mới doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc đã ký Ý định thư hợp tác về thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực KH,CN&ĐMST theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, trong đó trọng tâm là lĩnh vực sản xuất thông minh. Trên cơ sở đó, các bên sẽ cùng xây dựng, đề xuất triển khai dự án ODA “Trung tâm mô phỏng nhà máy thông minh và hỗ trợ thông minh hóa cho quá trình chuyển đổi số của ngành sản xuất Việt Nam giai đoạn 2026 – 2029”. MSS sẽ đẩy mạnh việc giám sát để đưa các nội dung ký kết Ý định thư vào triển khai trong thời gian tới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng OH Youngju chứng kiến Lễ trao Ý định thư.
Ngoài ra, Bộ trưởng OH Youngju cũng cho biết, Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) đang ngày càng phát huy tốt vai trò là hạt nhân kết nối hợp tác giữa các viện, trường, doanh nghiệp trong hệ sinh thái ĐMST của hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, là biểu tượng thành công cho sự hợp giữa giữa 2 quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Vinh danh 135 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu 2024

Những cá nhân được vinh danh dựa trên thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và công tác vận động trí thức.

Lễ tôn vinh 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024 được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 28/8 tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo Bộ, ban ngành trung ương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao tặng biểu trưng và bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu.

Trong số trí thức tiêu biểu lần này có 51 trí thức thuộc các liên hiệp hội địa phương, 54 trí thức thuộc các hội ngành toàn quốc, 112 người có học hàm, học vị từ phó giáo sư, tiến sĩ và tương đương trở lên và 3 anh hùng lao động.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (hàng đầu, bên trái) trao bằng khen cho PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, một trong 135 trí thức được vinh danh. Ảnh: Quang Duy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (hàng đầu, bên trái) trao bằng khen cho PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, một trong 135 trí thức được vinh danh. Ảnh: Quang Duy

Hai trí thức cao tuổi được tôn vinh là GS.TS Trịnh Văn Tự (95 tuổi), nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam; GS.TS Đặng Hữu (94 tuổi), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nhiều gương mặt trí thức thuộc thế hệ 8x, như “chủ nhân giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024” PGS.TS Trần Mạnh Trí (43 tuổi), Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. KS Nguyễn Xuân Thủy (40 tuổi), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết kế và phát triển công nghệ xây dựng Span, sở hữu 15 bằng độc quyền sáng chế.

Người trẻ tuổi nhất là TS Nguyễn Văn Huống (39 tuổi), Phó Trưởng phòng Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ mới, Bộ Quốc phòng. Anh làm chủ nhiệm 8 đề tài cấp bộ, sở hữu 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích/sáng chế, tác giả 1 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Anh nhận Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2018, 2023 và giải Ba năm 2020.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương đóng góp của 135 trí thức tiêu biểu được tôn vinh. Ông cũng ghi nhận Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đóng góp phát triển kinh tế xã hội.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Lễ tôn vinh sáng 28/8. Ảnh: Quang Duy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Lễ tôn vinh sáng 28/8. Ảnh: Quang Duy

Bên cạnh những thành tựu, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra cơ chế, chính sách chưa khuyến khích, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ từng bước hội nhập, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ quốc tế. Song cũng đặt ra nhiều thách thức mới: sản phẩm khoa học công nghệ nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh gay gắt, nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn.

“Bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước”, ông nói.

Chủ tịch Quốc hội cho biết Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện. Ông mong các trí thức tiêu biểu được vinh danh sẽ trở thành những tấm gương sáng lan tỏa, truyền cảm hứng và đóng góp hơn nữa cho nước nhà.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (thứ tư từ phải sang), Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thanh Đạt (thứ ba, từ phải sang) trao bằng khen cho các trí thức. Ảnh: Quang Duy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (thứ tư từ phải sang), Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ ba, từ phải sang) trao bằng khen cho các trí thức. Ảnh: Quang Duy

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết đến nay Liên hiệp hội đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước. Đội ngũ trí thức khoa học công nghệ có nhiều cống hiến, khát vọng vươn lên, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước.

Tại sự kiện, PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, Hội Giống cây trồng Việt Nam đầy xúc động. Bà gửi lời cảm ơn tới cơ quan, đơn vị đã khuyến khích, hỗ trợ giúp bà làm nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất lớn, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến bà con nông dân ở nhiều vùng tổ quốc đã mạnh dạn ứng dụng những kết quả nghiên cứu. Chia sẻ ngắn gọn về hành trình gắn bó với nghề chọn tạo giống lúa, bà mong các nhà nghiên cứu trẻ đầu tư cho học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức và kỹ năng để thực hành tốt nghiên cứu hiện đại, đưa nền khoa học nông nghiệp hội nhập thế giới.

Danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” được trao từ năm 2015, qua 5 lần tổ chức có 587 cá nhân được vinh danh. Những người được lựa chọn là trí thức hoạt động trong các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ 10 năm trở lên; những trí thức có uy tín khoa học, đóng góp thiết thực, hiệu quả và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành được xã hội công nhận.

Như Quỳnh

Nhà máy sản xuất amoniac xanh đầu tiên trên thế giới mở cửa

Nhà máy mới sẽ sản xuất 5.000 tấn amoniac xanh mỗi năm, thay thế cho amoniac xám vốn sử dụng nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường.Nhà máy có khả năng sản xuất 5.000 tấn amoniac xanh mỗi năm. Ảnh: Topsoe

Nhà máy có khả năng sản xuất 5.000 tấn amoniac xanh mỗi năm. Ảnh: Topsoe

Ba công ty công nghệ năng lượng Đan Mạch gồm Topsoe, Skovgaard Energy và Vestas mở cửa nhà máy sản xuất amoniac xanh đầu tiên trên thế giới tại thị trấn Ramme, Đan Mạch, New Atlas hôm 28/8 đưa tin. Nhà máy mới có khả năng sản xuất 5.000 tấn amoniac xanh mỗi năm, hoàn toàn từ năng lượng mặt trời và gió, giúp giảm 8.200 tấn khí thải CO2 hàng năm.

Sản lượng này đã tính đến sự dao động tự nhiên trong mức năng lượng mà pin mặt trời và turbine gió sản xuất được. Nhà máy sẽ tối ưu hóa quá trình điện phân và tổng hợp amoniac dựa trên những dao động này, đồng thời tăng hiệu quả chi phí.

Sản xuất amoniac xám – sử dụng nhiên liệu hóa thạch – đang là phương pháp phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 1,2% tổng lượng CO2 thải ra. Theo công ty đa quốc gia McKinsey, loại bỏ phương pháp này sẽ giúp giảm lượng khí thải tương đương với 1,5 lần khí thải của toàn bộ nước Pháp.

Amoniac xanh là một sự thay thế trực tiếp cho amoniac xám trong sản xuất phân bón và các ứng dụng công nghiệp. Chuyển đổi từ amoniac xám sang amoniac xanh là một trong những cách dễ dàng để giảm khí thải từ nông nghiệp. Thêm vào đó, khi các quốc gia chuyển sang sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, chi phí sản xuất sẽ giảm đi.

Dù amoniac xanh chủ yếu được sử dụng để sản xuất phân bón (khoảng 70% nguồn cung toàn cầu), nó cũng giúp vận chuyển hydro một cách an toàn và rẻ. Amoniac cũng có tiềm năng được dùng như một loại nhiên liệu hiệu quả. Nhà máy tại Đan Mạch là một minh chứng ấn tượng của công nghệ chuyển đổi điện Power-to-X, mở đường cho nhiều cơ sở sản xuất amoniac xanh mọc lên trên khắp thế giới.

Thu Thảo (Theo New Atlas)

Khảo sát địa chất khu vực xây lò nghiên cứu hạt nhân tại Đồng Nai

Các chuyên gia thực hiện khoan khảo sát kiểm tra địa chất, tính các khả năng động đất, sóng thần để đảm bảo an toàn thiết kế cơ sở của lò phản ứng nghiên cứu mới.Mô phỏng Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân. Ảnh: Vinatom

Mô phỏng Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân. Ảnh: Vinatom

Thông tin được TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết chiều 28/8 về Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST). Lò nghiên cứu mới với công suất 10MW sẽ được thiết kế xây dựng trên diện tích 100 ha tại Long Khánh, Đồng Nai. “Các chuyên gia đánh giá sơ bộ địa điểm xây dựng lò nghiên cứu, cho thấy rất thuận lợi khi chỉ cách thành phố Long Khánh khoảng 10 km và nằm trên đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nối với TP HCM”, ông nói.

Theo đó tại địa điểm xây dựng lò nghiên cứu hạt nhân sẽ tiến hành khoan khảo sát và để đánh giá độ nguy hiểm động đất. Sau khi khoan khảo sát, số liệu được đưa vào phần mềm tính toán mức độ, chu kỳ xảy ra động đất, nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm động đất, từ đó đưa ra phương án thiết kế. Ví dụ, với với động đất 7 độ theo thang đo MSK thì cần thiết kế chắc chắn hơn, nhưng với chỉ khoảng 3-4 độ MSK sẽ có thiết kế đơn giản hơn phù hợp nhằm giảm kinh phí.

TS Thành cho biết, sau khi có thiết kế lò nghiên cứu mới, nghĩa là có số liệu thiết kế cơ sở, sẽ tiến hành mô phỏng tính toán và lập báo cáo phân tích an toàn, đưa ra tất cả các kịch bản sự cố có thể xảy ra để tính toán, phân tích, nếu các kịch bản sự cố xảy ra thì lò phản ứng có an toàn hay không.Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ ba từ phải qua) kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ hạt nhân tại TP Long Khánh (Đồng Nai) hôm 10/8. Ảnh: Danh Lộc

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ ba từ phải qua) kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ hạt nhân tại TP Long Khánh (Đồng Nai) hôm 10/8.

Ảnh: Danh Lộc

Quy định hiện hành của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hay các nước đều yêu cầu, ngay cả kịch bản sự cố xấu nhất xảy ra thì thiết kế phải bảo đảm không ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh. “Việc đánh giá, tính toán phân tích an toàn sẽ được thực hiện vào đầu năm 2025. Sau khi hoàn thành báo cáo FS (báo cáo nghiên cứu khả thi) và Hồ sơ địa điểm, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt. Sau đó sẽ tiến hành xây dựng, thương thảo Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình), việc này dự kiến khoảng giai đoạn 2027-2028”, ông nói.

Theo Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng của lò phản ứng nghiên cứu tập trung sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư, chiếu xạ silic tạo vật liệu bán dẫn, sản xuất chip. “Khi lò vào vận hành, số lượng triển khai ước tính 11 đồng vị phóng xạ, có thể tạo được 50-70 loại dược chất phóng xạ nhằm chẩn đoán nhiều loại ung thư phục vụ trong nước và xuất khẩu”, ông nói.

“Khó khăn trong việc triển khai Dự án Trung tâm là xây dựng nhóm nghiên cứu chuyên môn để có thể bắt tay ngay vào khai thác hiệu quả lò hạt nhân nghiên cứu sau khi đưa vào vận hành”, ông nói và cho biết Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang xây dựng các nhóm chuyên môn sâu, đồng thời kết hợp với IAEA, các chuyên gia Nga, quốc tế và các trường đại học để đào tạo đội ngũ nghiên cứu tầm quốc tế.

Dự án CNST được thực hiện theo Hiệp định Liên Chính phủ ký năm 2011. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2018. Trung tâm này sẽ có lò phản ứng hạt nhân dạng bể bơi, công suất 10 MW, sử dụng nhiên liệu độ giàu thấp do Nga chế tạo. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai một dự án về xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu công suất lớn.

Hồi cuối tháng 6 Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) Alexey Likhachev và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã trao đổi bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai Dự án CNST tại Việt Nam. Sau đó, hai bên đã thống nhất cách thức hợp tác và triển khai để xây dựng và vận hành khai thác hiệu quả dự án này.

Để hỗ trợ thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ thiết kế, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tạo điều kiện cho một số cán bộ Việt Nam tham gia thực hiện thiết kế cơ sở của lò phản ứng và các tính toán, phân tích an toàn đi kèm. Rosatom cũng giúp Việt Nam trong đào tạo cán bộ vận hành lò phản ứng nghiên cứu.

Việt Nam hiện có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã vận hành 40 năm. Tiền thân của lò này là Lò phản ứng hạt nhân TRIGA Mark-2 công suất 250 kWt được Mỹ xây dựng tại Đà Lạt từ năm 1963. Trước ngày 30/4/1975 toàn bộ các thanh nhiên liệu của Lò đã được tháo dỡ để chuyển về Mỹ nên Lò không còn khả năng hoạt động. Từ năm 1979, Liên Xô (cũ) bắt đầu giúp đỡ khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Đến ngày 20/3/1984, lò phản ứng với tên mới là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào vận hành với công suất danh định là 500 kWt, gấp 2 lần so với công suất của lò TRIGA trước đây. Lò phản ứng sử dụng cho nghiên cứu khoa học (vật lý hạt nhân), phân tích mẫu, sản xuất dược chất phóng xạ chẩn đoán và điều trị ung thư (y tế), ứng dụng trong công nghiệp và đào tạo nhân lực.

Như Quỳnh

Tận dụng nguồn nhiệt tuần hoàn để hầm than ở Miền Tây

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (Vkist) đề xuất chọn một số hộ thí điểm giải pháp tận dụng nguồn nhiệt tuần hoàn phục vụ sản xuất than để giảm phát thải khí CO, tiết kiệm chi phí.

Đề xuất được PGS.TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Vkist nêu sau khi Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ cùng ngành chức năng, chính quyền địa phương sớm phối hợp tìm giải pháp phát triển bền vững nghề hầm than ở Sóc Trăng.

Yêu cầu được ông Bùi Thế Duy nêu khi dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đến khảo sát thực tế làng nghề hầm than lớn nhất tỉnh Sóc Trăng ở xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách ngày 29/8.Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy khảo sát lò hầm than ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, ngày 29/8. Ảnh: An Bình

Thứ trưởng Bùi Thế Duy (thứ ba từ phải qua) cùng đoàn công tác khảo sát lò hầm than ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, ngày 29/8. Ảnh: An Bình

Chia sẻ thông tin với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Chuyển, chủ 7 lò hầm than, cho biết cơ sở của gia đình hoạt động hàng chục năm qua. Mấy năm trước cơ sở có sử dụng hệ thống gom khói, phun sương nhằm giảm khói bụi nhưng lượng khí CO còn nhiều. “Tôi mong muốn được hỗ trợ đầu tư, công nghệ mới, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển lâu dài”, ông Chuyển nói.

Toàn xã Xuân Hòa có 207 hộ làm nghề hầm than với 431 lò, tập trung chủ yếu ở 3 ấp Hòà Thành, Hòa Lộc 2, Hòa An. Công việc của những hộ dân nơi đây là cho gỗ đước, củi tạp vào lò, châm lửa cho đến khi cháy hết thành than. Thời gian mỗi mẻ đốt từ 20 ngày đến một tháng. Khi than chín, chờ khoảng 20 ngày cho nguội mới dỡ than ra lò, bán cho thương lái. Làng nghề mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 34.000 tấn sản phẩm, đạt doanh thu gần 52 tỷ đồng mỗi năm, trong đó lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy yêu cầu Viện Vkist tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường cho làng nghề hầm than. Ông gợi ý giải pháp liên hoàn bằng cách tận dụng nguồn nhiệt rất lớn từ các lò để bổ trợ nhau trong quá trình sản xuất, nhằm giảm chi phí, giảm phát thải khí CO; đồng thời xây dựng bộ tiêu chí, quản lý về chất lượng sản phẩm, hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người dân.Ông Hồ Văn Cao đang chăm củi vào lò hầm than của gia đình tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách. Ảnh: An Bình

Ông Hồ Văn Cao đang châm củi vào lò hầm than của gia đình tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách.
Ảnh: An Bình

Tại buổi làm việc, PGS.TS Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Vkist, cho biết làng nghề hoạt động theo kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ rộng, có thể xuất khẩu song chất lượng không đồng đều, chưa có tiêu chuẩn, quá trình sản xuất tốn nhiều thời gian, còn lãng phí nguồn nhiệt rất lớn.

Ông đề xuất sắp tới sẽ chọn một số hộ thí điểm giải pháp tận dụng nguồn nhiệt tuần hoàn phục vụ sản xuất than. Cụ thể nguồn nhiệt từ lò thứ nhất khi phát ra có thể lắp đặt hệ thống truyền dẫn làm nguyên liệu nung đốt cho lò than thứ 2, sau đó kế tiếp dần. Quá trình này sẽ giúp người dân tiết kiệm chi phí, giảm phát thải khí CO, từ đó giảm ô nhiễm môi trường.Nguồn củi nguyên liệu dùng để hầm than. Ảnh: An Bình

Nguồn củi nguyên liệu dùng để hầm than. Ảnh: An Bình

Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, cho biết làng nghề hầm than được hình thành cách đây 70 năm, chủ yếu dọc theo bờ sông Kinh Củ và sông Cái Côn, thuộc xã Xuân Hòa huyện Kế Sách; không những giúp người dân có cuộc sống ổn định mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Sản phẩm than được xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước. Làng nghề giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, bình quân thu nhập 4-5 triệu đồng mỗi người một tháng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, làng nghề hầm than gây ra khói bụi, khí thải ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.

Theo đó ông Nguyễn Thành Duy kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ địa phương nghiên cứu thiết bị xử lý khói, bụi đồng thời có chính sách hỗ trợ cho chủ lò kinh phí lắp đặt thiết bị đảm bảo không gây ô nhiễm. Đồng thời cần giải pháp hỗ trợ về quy trình sản xuất, nhằm rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm nhanh và chất lượng hơn, góp phần tăng thu nhập cao hơn cho người dân.

An Bình

Việt Nam và Vương Quốc Anh thắt chặt hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đại sứ Vương quốc Anh Iain Frew đã chia sẻ những đánh giá tích cực và cam kết mạnh mẽ từ phía Vương quốc Anh đối với thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa hai quốc gia. Đại sứ bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến của Việt Nam và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững.
Sáng 28/8/2024, tại trụ sở Bộ KH&CN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp xã giao Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Thế Duy thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN Việt Nam cảm ơn Đại sứ Iain Frew đã đề xuất buổi làm việc này và sự trọng thị đối với Bộ KH&CN. Thứ trưởng cũng cảm ơn Đại sứ đã tham dự và có phát biểu chào mừng tại sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) vừa qua và đánh giá sự kiện AI4VN đã thành công rực rỡ và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng Việt Nam.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Thứ trưởng hi vọng rằng sau cuộc gặp gỡ này, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Thứ trường cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ và làm việc với Đại sứ Iain Frew trong các chương trình hợp tác thời gian tới, đồng thời đưa ra một số đề xuất quan trọng nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như Net Zero, công nghệ xanh, tăng trưởng xanh, y dược và trí tuệ nhân tạo. Thứ trưởng khẳng định, đây là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai gần và có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai quốc gia. Bộ KH&CN mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Anh trong việc triển khai các hoạt động hợp tác này.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Anh Iain Frew.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng bày tỏ mong muốn được tham gia các sự kiện lớn về KH&CN tại Anh, đặc biệt là Tuần lễ Công nghệ Lon don (London Tech Week). Đây là sự kiện quy tụ các công ty và tập đoàn công nghệ hàng đầu từ khối G7, châu Âu và thế giới, sẽ là cơ hội quan trọng để các cơ quan, tổ chức của Việt Nam tìm kiếm, kết nối và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề xuất Đại sứ quán Anh hỗ trợ kết nối với các chuyên gia từ Vương quốc Anh có mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo và biến đổi khí hậu. Việc thúc đẩy mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp hai nước là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng nhấn mạnh với vai trò là nước điều phối quan trọng hợp tác ASEAN – Anh trong Ủy ban KH,CN&ĐMST của ASEAN giai đoạn 2024 – 2027, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác của Anh với ASEAN thông qua các dự án cho khu vực.
Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn, trong chuyến thăm và làm việc sắp tới với Bộ KH,CN&ĐMST của Anh (DSIT), hai Bộ sẽ đạt được sự đồng thuận về nội dung của Biên bản ghi nhớ (MoU) và tiến hành ký kết vào thời điểm thích hợp. Thứ trưởng cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại sứ Iain Frew vì đã sắp xếp thời gian tham dự cuộc gặp sắp tới tại London, và hi vọng sự hợp tác giữa hai bên sẽ ngày càng được củng cố và phát triển hơn trong tương lai.
Đại diện hai bên chụp hình lưu niệm.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Vương quốc Anh Iain Frew đã chia sẻ những đánh giá tích cực và cam kết mạnh mẽ từ phía Vương quốc Anh đối với thúc đẩy hợp tác KH,CN&ĐMST giữa hai quốc gia. Đại sứ bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến của Việt Nam và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững.
Đại sứ cũng chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công sự kiện AI4VN. Đặc biệt, Đại sứ nhấn mạnh sự hỗ trợ của các quốc gia khác trong việc giúp Việt Nam xây dựng và phát triển các kế hoạch dự án, nhất là trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Đại sứ Iain Frew cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu và các công ty của Anh với Việt Nam để tạo ra những cơ hội mới. Đồng thời, Đại sứ đề cập đến những thách thức lớn mà Việt Nam đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, và kêu gọi đẩy mạnh sự hợp tác về phát triển KH&CN giữa hai quốc gia. Đại sứ bày tỏ kỳ vọng rằng sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp Việt Nam vượt qua các khó khăn và đạt được những mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp giữa Anh và Việt Nam, với hi vọng sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp từ Anh đến Việt Nam trong tương lai.
Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy bày tỏ tin tưởng mối quan hệ hợp tác giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Đại sứ quán Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của hai nước, phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST. Thứ trưởng cũng mong rằng Chính phủ Anh, Đại sứ quán và Đại sứ Iain Frew sẽ tiếp tục dành sự hỗ trợ đặc biệt cho Bộ KH&CN trong các hoạt động hợp tác trong tương lai.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Vụ Hợp tác quốc tế