Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Hotline 1: 0898275999
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Hội đồng Phát triển, ứng dụng NLNT quốc gia được thành lập theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật NLNT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 15 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch), Hội đồng Phát triển, ứng dụng NLNT quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành trong lĩnh vực NLNT.
Theo Quyết định số 254/QĐ-HĐPTƯDNLNTQG ngày 29/02/2024 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng gồm 27 thành viên: Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ KH&CN, Phó Chủ tịch thường trực là Thứ trưởng Bộ KH&CN, Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công thương; các ủy viên Hội đồng là Thứ trưởng của các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (nay là Vụ trưởng Vụ Năng lượng nguyên tử), Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và 16 chuyên gia trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng NLNT. |
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Vụ Năng lượng nguyên tử
Đại diện Google cùng nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam như FPT, Viettel, VinBigdata, VNPT… sẽ bàn về các xu hướng AI nổi bật tại AI4VN vào ngày 23/8.
Tham gia AI4VNN năm nay, Tập đoàn FPT trình bày hai tham luận gồm “Phát triển và Triển khai AI Tạo sinh: Bài toán hạ tầng và ứng dụng” dẫn dắt bởi TS Trần Thế Trung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Phó Giám đốc Khối sản phẩm AI, FPT Smart Cloud và “AI có Chủ quyền và Tác động Kinh tế đối với Việt Nam”, trình bày bởi ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Thành viên Tập đoàn FPT. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong tham dự Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam từ những năm đầu tiên với nhiều công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là AI.
Bên cạnh FPT, Viettel AI góp mặt tại AI4VN với phiên thảo luận “Ứng dụng AI trong tự động hóa thay thế các tác vụ truyền thống của con người”, dưới sự trình bày của ông Lê Đăng Ngọc, Phó giám đốc Khối nền tảng Trí tuệ nhân tạo, Viettel AI. Doanh nghiệp này có tiền thân là Ban Dự án Quốc gia trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, thành lập từ năm 2014. Hiện, Viettel AI tiên phong, dẫn dắt lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Robotics và Digital Twin tại tập đoàn Viettel.
Với bài tham luận “Phát triển chất lượng nhân lực AI từ góc nhìn thực tiễn”, TS Lê Anh Văn, Giám đốc Nền tảng VNPT Generative AI, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp trong áp dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn.
Ngoài 3 bài tham luận trên, phần phát biểu của đại diện tập đoàn Vingroup, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData với chủ đề “Việt Nam và cơ hội bứt phá từ trí tuệ nhân tạo tạo sinh” cũng rất được mong chờ. Tham luận của GS Hà Văn sẽ chia sẻ thực tế phát triển và ứng dụng AI tại doanh nghiệp cũng như những gợi ý, đề xuất để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ công nghệ AI vào phát triển kinh tế, xã hội. “VinBigdata đã xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật”, ông nói.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm nay cũng ghi nhận sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi công nghệ lớn thế giới với nhiều phiên tham luận chủ đề xoay quanh việc ứng dụng AI vào thực tế. Trong đó, Google với đại diện là ông Marc Woo, Giám đốc điều hành Google phụ trách thị trường Việt Nam và châu Á – Thái Bình Dương sẽ chia sẻ “AI tạo sinh và các xu hướng nổi bật trong 2024”. Ông Marc Woo là một trong những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm tại Google, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và thực hiện chiến lược kinh doanh, xây dựng quan hệ đối tác cho các sản phẩm của Google và giới thiệu các sáng kiến hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.
Meta – công ty mẹ của Facebook tham dự AI4VN 2024 với đại diện là bà Kim Hee-Eun – Giám đốc phụ trách Chính sách Cạnh tranh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn Meta. Tại sự kiện, bà sẽ dẫn dắt tham luận với chủ đề “Tác động xã hội của Trí tuệ nhân tạo”, thông qua những kinh nghiệm vận hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Meta gần đây nỗ lực tăng hiện diện tại Đông Nam Á. Ông Kishore Parthasarathy – Giám đốc Marketing khu vực Đông Nam Á tại Meta đánh giá thị trường này “đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn”.
Đại học RMIT tham dự sự kiện với bài tham luận “AI vượt ngoài màn hình máy tính: Nâng cao khả năng con người trong thế giới vật lý” với 2 diễn giả hàng đầu. GS Fabio Zambetta, Phó trưởng khoa phụ trách đối ngoại, Khoa Công nghệ máy tính, Phân viện STEM, Đại học RMIT Australia góp mặt trong tham luận cùng TS Arthur Tang, Giảng viên cấp cao ngành Công nghệ thông tin, Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo cũng là một trong những ngành học nổi bật tại RMIT Việt Nam. Với những nghiên cứu về AI và Xử lý hình ảnh, đại học RMIT được xếp vào hàng xuất sắc theo khung đánh giá Nghiên cứu Xuất sắc quốc gia Australia (ERA), cũng như được vinh danh là cơ sở có những nghiên cứu “vượt chuẩn thế giới” bởi Hội đồng Nghiên cứu Australia. Chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo ở RMIT được công nhận bởi Hiệp hội Máy tính Australia (ACS).
Ngoài các tập đoàn trên, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 hôm 23/8 có sự góp mặt của các chuyên gia từ các doanh nghiệp khác như: bà Đặng Huỳnh Mai Anh – Giám đốc Dữ liệu & Phân tích Heineken Việt Nam; PGS TS Bùi Thu Lâm – Phó chủ tịch, Tổng thư ký FISU Việt Nam; ông Cao Vương – Chủ tịch HĐQT Aiva Group; ông Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc thường trực, Công ty Cổ phần MISA; GS TS Nguyễn Thanh Thủy – Chủ tịch FISU Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành CNTT, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; ông Ajay Kushwaha – Giám đốc cấp cao, Kiến trúc doanh nghiệp, Khu vực ASEAN, Salesforce; TS BS Nguyễn Hải Tuấn – Cố vấn Tin Sinh học Digosys…
Sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) với chủ đề “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh – Unlock the power of Generative AI” diễn ra ngày 23/8 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội với bốn phiên hội thảo (AI Workshop), đề cập tới các chủ đề: AI Automation – Tự động hóa và AI; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Data center và AI Cloud và Ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế. Ngoài ra, trong khuôn khổ AI4VN 2024, một triển lãm (AI Expo) gồm các gian hàng trình diễn các sản phẩm AI tiêu biểu của các doanh nghiệp, viện, trường… Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa – Viện – Trường Công nghệ thông tin -Truyền thông (FISU), bắt đầu từ năm 2018.
Tuấn Vũ
Các chuyên gia, ‘ông lớn công nghệ’ sẽ phân tích xu hướng nổi bật, cơ hội bứt phá khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong các lĩnh vực và quản trị doanh nghiệp tại AI4VN 2024.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2024 có chủ đề “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh – Unlock the power of Generative AI”, diễn ra ngày 23/8 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa – Viện – Trường Công nghệ thông tin -Truyền thông (FISU), bắt đầu từ năm 2018.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch FISU Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành CNTT, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, AI4VN đề cập tới trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng AI có trách nhiệm, giảm rủi ro cho người dùng… đang là những vấn đề nóng bỏng. “Chủ đề năm nay một mặt đẩy mạnh tiềm năng của công nghệ AI, đi cùng sự hội tụ sức mạnh công nghệ và công nghiệp trí tuệ nhân tạo tạo sinh”, ông nhìn nhận.
Ông đánh giá chủ đề AI Summit 2024 rất thú vị khi xoay quanh việc “mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”. Mở khóa được hiểu thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhưng phải tạo ra AI có trách nhiệm, đạo đức; AI xanh an toàn cho người sử dụng và doanh nghiệp. “Chủ đề AI4VN “bắt trend” bám sát công nghệ thế giới nhưng vẫn thể hiện đúng, trúng và sát với nhu cầu phát triển của Việt Nam”, GS Thủy nói.
Theo ông, việc “mở khóa” nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các ứng dụng không chỉ tập đoàn lớn mà có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở khóa cũng là quan tâm triển khai các mô hình AI, ngôn ngữ lớn hay Chat GPT trong các lĩnh vực chuyên biệt. Bên cạnh mở khóa (unlock) là khóa (lock), nghĩa là cần quan tâm đến đạo đức của AI và sử dụng có trách nhiệm, phát triển AI giải thích được và an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro.
Tại Việt Nam, “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh là chủ đề nhận được sự quan tâm. GS Nguyễn Thanh Thủy cho hay yếu tố công nghiệp đã tạo ra thị trường AI lớn, ở đó doanh thu cũng như lợi nhuận có được do triển khai công nghệ AI nói chung và AI tạo sinh nói riêng là rất lớn. Ông dẫn thị trường AI tới 50 tỷ USD trong dữ liệu có thể khai thác được; hay các mô hình AI farm (AI server farm) đang là xu hướng công nghệ tạo ra cú đột phá của những “ông khủng về công nghệ”, như Nvidia đã tăng vốn từ 1.000 tỷ USD đến 3.000 tỷ USD.
Để phát triển và ứng dụng AI tạo sinh, câu chuyện về dữ liệu và hạ tầng điện toán đám mây là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là chủ đề sẽ được thảo luận trong chương trình, ở phiên hội thảo buổi sáng 23/8.
Ông Ajay Kushwaha – Giám đốc cấp cao, Kiến trúc doanh nghiệp, Khu vực ASEAN, Salesforce sẽ chỉ ra cách tiếp cận thực tế trong khai thác ứng dụng AI tạo sinh mạnh mẽ như chất lượng của dữ liệu, kết hợp AI dự đoán (Predictive AI) và AI tạo sinh để tạo nên một quy trình công việc hiệu quả hay việc tối ưu hóa tính thực tiễn và hiệu quả về chi phí của AI.
AI có giúp tối ưu hóa quá trình chẩn đoán, điều trị và tăng thời gian sống của bệnh nhân hay không, sẽ được PGS.TS Nguyễn Thị Trang, Trường Đại học Y Hà Nội; Phó tổng thư ký, Hội Di truyền Y học Việt Nam, giải đáp. Chuyên gia cũng giới thiệu giải pháp, quy trình pháp triển mô hình trí tuệ nhân tạo hỗ trợ điều trị ung thư.
“Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo thế giới” là điểm nhấn tại phiên chính AI Summit. Nói về chủ đề này, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy nhìn nhận từ khóa về “sức mạnh của AI tạo sinh” thể hiện ở 3 khía cạnh gồm công nghệ, hội tụ công nghệ và công nghiệp trí tuệ nhân tạo.
Bước vào phiên chính AI Summit trong buổi chiều 23/8 sẽ có sự xuất hiện của bà Kim Hee-Eun, Giám đốc phụ trách Chính sách Cạnh tranh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn Meta, nói về tác động xã hội nổi bật của trí tuệ nhân tạo
.
Tiếp đó ông Kim Younghun, Giám đốc Bộ phận Mở rộng AI, Cục Xúc tiến CNTT Quốc gia Hàn Quốc, NIPA, có bài tham luận về ứng dụng AI trong thúc đẩy các giải pháp công cộng. Ông chia sẻ về kế hoạch chiến lược của Hàn Quốc trong việc phổ biến, hội tụ công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh AI nhằm phát triển dự án lớn trong hệ sinh thái AI.
Sau phần quốc tế, đại diện các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp lớn trong nước sẽ làm rõ hơn các bước chuẩn bị, tiềm năng cũng như cơ hội, thách thức khi phát triển và ứng dụng AI đối với Việt Nam.
Mở đầu phiên này, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData (tập đoàn Vingroup) có bài chia sẻ về việc “Việt Nam và cơ hội bứt phá từ trí tuệ nhân tạo tạo sinh”.
Tiếp theo ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Thành viên Tập đoàn FPT sẽ có bài tham luận về chủ đề “AI có Chủ quyền và Tác động Kinh tế đối với Việt Nam”.
Với bài tham luận “Phát triển chất lượng nhân lực AI từ góc nhìn thực tiễn”, TS Lê Anh Văn, Giám đốc Nền tảng VNPT Generative AI thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp trong việc làm chủ và phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là cơ sở để doanh nghiệp định hình và nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ sư AI trước bối cảnh ngành AI “khát” nhân lực. Trong thời gian qua, VNPT cũng đã giành được thứ hạng cao nhất tại nhiều cuộc thi quốc tế uy tín trong lĩnh vực AI.
Các hoạt động chính tại AI4VN 2024:
Trong buổi sáng 23/8, chương trình có bốn phiên hội thảo (AI Workshop), đề cập tới các chủ đề: AI Automation – Tự động hóa và AI; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Data center và AI Cloud và Ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế. Trước khi bước vào các chủ đề chuyên sâu đại diện của UNESCO sẽ có phần dẫn mở trao đổi về việc “Hợp tác quốc tế đảm bảo an toàn đối với trí tuệ nhân tạo”. Khép lại phiên hội thảo buổi sáng là bài trình bày về “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam” đến từ đại diện Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội).
AI Summit diễn ra chiều 23/8 có sự tham của của lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành và các tổ chức quốc tế. Phần đầu là phát biểu, tham luận của các diễn giả. Phần hai của chương trình, Ban tổ chức sẽ trao giải cho các sản phẩm, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo nổi bật (AI Awards 2024).
Trong khuôn khổ AI4VN 2024, một triển lãm (AI Expo) diễn ra cả ngày, giới thiệu các sản phẩm, giải pháp AI của doanh nghiệp trong hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 21 Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa học và công nghệ.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Đắc Hiến – Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Chủ tịch Liên hợp cho biết, trong 20 năm qua, Liên hợp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp tăng cường năng lực, tiềm lực thông tin cho các cơ quan thông tin – thư viện, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả kinh phí bổ sung nguồn tin khoa học và công nghệ, phục vụ hiệu quả cho cộng đồng nghiên cứu và đào tạo, góp phần thực hiện yêu cầu chuyển đổi số ngành thư viện hiện nay. Đặc biệt, qua 20 kỳ hội nghị toàn quốc được tổ chức, Liên hợp đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tin khoa học và công nghệ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực thông tin cho các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam.
Cục trưởng Trần Đắc Hiến cũng đã chỉ ra một số khó khăn và hạn chế của Liên hợp. Điển hình các hoạt động hợp tác liên thông thư viện, phát triển thư viện điện tử, chia sẻ tài nguyên số, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thông tin – thư viện… còn chậm và chưa thật sự hiệu quả như mong muốn. Nguồn lực tài chính đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và bổ sung, phát triển dữ liệu số của các trung tâm thông tin – thư viện còn hạn chế, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Trên cơ sở đó, Cục trưởng đề xuất Hội nghị cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp để phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và triển khai những nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2025-2030.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu kết luận tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Xuân Định chúc mừng những kết quả mà Liên hợp đã đạt được trong 20 năm qua. Dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa học và công nghệ đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, tập hợp nguồn lực của các cơ quan thông tin, thư viện trong cả nước để tăng cường năng lực đàm phán bổ sung các nguồn tin khoa học và công nghệ quốc tế và chia sẻ các nguồn tin nội sinh. Hoạt động của Liên hợp đã góp phần quan trọng vào việc triển khai Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Thư viện, Đề án 1285 về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ và Chương trình chuyển đổi số quốc gia… Thứ trưởng cũng đánh giá cao một trong những giá trị cốt lõi của Liên hợp trong 20 năm qua là đã góp phần đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thông tin, thư viện và người dùng tin tại các đơn vị thành viên.
Để phát triển Liên hợp giai đoạn đến năm 2030, Thứ trưởng Lê Xuân Định đề nghị Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cùng các đơn vị thành viên tập trung nghiên cứu và triển khai một số nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất triển khai cơ chế phối hợp bổ sung các cơ sở dữ liệu quốc tế cho các đơn vị thành viên trên cơ sở tăng cường xã hội hóa, giảm sự phụ thuộc vào cơ quan bảo trợ (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Thứ hai, tiếp tục phổ biến và thúc đẩy sử dụng các nền tảng Openscience.vn và V-Compas (là công cụ trực tuyến chạy trên nền tảng dữ liệu lớn) tại các đơn vị thành viên Liên hợp.
Thứ ba, triển khai thí điểm Hệ thống định danh cán bộ nghiên cứu (RID) kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại các đơn vị thành viên Liên hợp, làm cơ sở để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ trong thời gian tới;.
Thứ tư, nghiên cứu các giải pháp xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, trong đó bao gồm các dịch vụ kỹ thuật số tích hợp trợ giúp cho các nhà nghiên cứu trong toàn bộ chu trình nghiên cứu từ khâu hình thành ý tưởng cho tới khi công bố kết quả nghiên cứu và quảng bá hậu công bố.
PT
Vào ngày 19/4/2024, Tuyên bố New York về Ý thức của động vật đã được công bố tại hội nghị “Khoa học mới nổi về ý thức của động vật” tổ chức tại Đại học New York, Hoa Kỳ. Tuyên bố New York là một nỗ lực để thể hiện sự đồng thuận của giới khoa học về sự tồn tại trải nghiệm ý thức ở tất cả các loài có xương sống và nhiều loài không xương sống. Về mặt khoa học, Tuyên bố New York là một bước tiến bộ lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho nhiều người có ý thức hơn về các thách thức đạo đức liên quan đến động vật có trải nghiệm ý thức. Bài viết bàn về các cách tiếp cận triết học đối với vấn đề đạo đức của việc giết các sinh vật có tri giác để từ đó chỉ ra nan đề đạo đức đang hiện hữu trong xã hội loài người: Để duy trì sự tồn tại của con người, loài được xem là có đạo đức, thì chúng ta lại vi phạm đạo đức của chính chúng ta, là sát sinh các loài có giá trị nội tại, ý thức, hay tri giác khác. Nan đề đạo đức này đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu trước đây. Nhiều giải pháp đã được đề xuất và ứng dụng vào thực tế nhằm giải quyết nan đề này, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết được nan đề đạo đức, đó là các sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục bị giết vì sự sinh tồn của con người.
Tuyên bố New York: Một bước tiến lớn về ý thức ở động vật
Ngày 19/4/2024, Tuyên bố New York về Ý thức của động vật đã nhận được sự đồng thuận của 39 chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý học, thần kinh học, động vật học và triết học. Tuyên bố New York có mục tiêu cập nhật Tuyên bố Cambridge về Ý thức trước đó, được đưa ra vào năm 2012 như một nỗ lực để thể hiện sự đồng thuận của giới khoa học về sự tồn tại ý thức ở các loài động vật không phải con người, bao gồm nhưng không giới hạn ở động vật có vú và chim. Tuyên bố New York viết rằng [1]: Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, trải nghiệm ý thức có khả năng tồn tại ở tất cả các loài có xương sống (bao gồm các loài bò sát, lưỡng cư, cá) và nhiều loài không xương sống (các loài mực ống, giáp xác mười chân và côn trùng). Tuyên bố tập trung vào loại ý thức cơ bản nhất, được biết đến là ý thức hiện tượng. Nói một cách đơn giản, nếu một sinh vật có ý thức hiện tượng, thì nó sẽ có khả năng trải nghiệm các cảm giác đau đớn, thích thú hoặc đói, nhưng không nhất thiết phải có các trạng thái tâm thức phức tạp hơn như tự nhận thức.
Ví dụ, các bằng chứng gần đây cho các nhà khoa học biết được rằng bạch tuộc (Octopoda) cảm nhận được đau đớn và có thể thực hiện các hành vi phức tạp như giải quyết vấn đề, sử dụng công cụ và chơi đùa. Trong khi đó, mực nang (Sepia officinalis) có thể nhớ được chi tiết của các sự kiện trong quá khứ cụ thể… Trong thế giới côn trùng, ong nghệ (Bombus terrestris) cũng có các hành vi chơi đùa, còn ruồi giấm (Drosophilidae) có những cách ngủ khác nhau bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội của chúng…
Ong nghệ (Bombus terrestris). Nguồn: Ivar Leidus (CC-BY-SA-4.0).
Mặc dù nhiều loài động vật được đề cập trong Tuyên bố có bộ não và hệ thần kinh rất khác so với con người, các nhà nghiên cứu cho rằng điều này không nhất thiết là rào cản đối với ý thức. Chẳng hạn, não ong chỉ chứa khoảng 1 triệu tế bào thần kinh, so với khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh của con người. Nhưng mỗi tế bào thần kinh của ong lại có thể phức tạp hơn về cấu trúc. Mạng lưới kết nối mà chúng tạo thành cũng vô cùng dày đặc, với mỗi tế bào thần kinh có thể tiếp xúc với khoảng 10.000 hoặc 100.000 tế bào khác. Hệ thần kinh của bạch tuộc lại phức tạp theo cách khác. Cấu trúc của nó phân bố rộng rãi hơn là tập trung; một cánh tay bị cắt có thể thể hiện nhiều hành vi của con vật nguyên vẹn.
Nan đề đạo đức giữa sinh vật có tri giác và sự sinh tồn của con người
Về mặt khoa học, Tuyên bố New York là một bước tiến bộ lớn cho nhân loại, vì nó giúp mở ra giới hạn mới về mặt nhận thức của con người đối với thế giới xung quanh, đặc biệt là đối với các sinh vật có tri giác. Đây không chỉ là nền tảng cho các phát kiến khoa học về nhận thức và các kỹ thuật dựa trên mô phỏng sinh học mà còn giúp định hướng sự chuyển dịch của xã hội theo hướng văn minh và hài hòa với môi trường hơn [2]. Tuy nhiên, Tuyên bố cũng sẽ khiến cho nhiều người có ý thức hơn về các thách thức đạo đức liên quan đến động vật có trải nghiệm ý thức. Nói cách khác, Tuyên bố này sẽ khiến nhiều người trong chúng ta phải xem lại giá trị quan, hành vi và cách đối xử đối với các loài động vật “có ý thức” xung quanh.
Có nhiều khía cạnh để chúng ta phân biệt con người và các loài động vật. Bên cạnh các đặc tính sinh học, khả năng nhận thức, cấu trúc xã hội và văn hóa, thì khả năng lý giải đạo đức và luân lý là một dấu hiệu phân biệt cơ bản.
Trong hầu hết các khuôn khổ luân lý, bao gồm và không giới hạn ở các học thuyết tôn giáo và triết học, việc giết người là sai trái về mặt đạo đức. Trong triết học, cả đạo nghĩa luận và chủ nghĩa vị lợi đều cho rằng trong phần lớn trường hợp, hành vi giết người là sai trái [3]. Đạo nghĩa luận cho rằng, việc giết người là sai trái vì nó sử dụng con người như một cách thức để đạt được mục tiêu, vì thế không tôn trọng giá trị nội tại (phẩm giá) của con người như một sinh vật có lý trí. Ngoài ra, nếu hành vi đấy trở thành luật phổ quát nó sẽ dẫn đến một xã hội đầy rối loạn, mất an toàn, không có niềm tin và hợp tác xã hội. Trong khi đó, mặc dù chủ nghĩa vị lợi cho rằng giết người là chấp nhận được về mặt đạo đức nếu kết quả của hành động đấy giúp làm tăng tối đa tổng hạnh phúc và giảm tối đa tổng đau khổ, nhưng phần lớn các hành vi giết người đều bị xem là sai trái. Đó là vì hành động này tước đoạt khả năng hạnh phúc trong tương lai của nạn nhân, mà không có bất kỳ lợi ích bù đắp nào cho người khác, hoặc vì những tác động tiêu cực đối với những người khác ngoài nạn nhân (ví dụ như sự thống khổ của thân nhân) [3].
Trong cuốn sách “The Ethics of Killing: Problems at The Margins of Life”, tác giả phân biệt hai lĩnh vực đạo đức: đạo đức của sự tôn trọng và đạo đức của lợi ích [4]. Cụ thể, đạo đức của sự tôn trọng được áp dụng cho những đối tượng tác giả xem là “người”. Lĩnh vực đạo đức này thể hiện những hạn chế trong hành động của cá nhân đối với người khác, xuất phát từ sự công nhận họ như những cá nhân trưởng thành có vị thế đạo đức ngang bằng với cá nhân đấy. Nói cách khác, tác giả cho rằng giết chóc là sai vì người có giá trị của riêng họ được tạo nên từ việc họ có ý thức về bản thân, nhận thức được danh tính và sự tồn tại liên tục của mình theo thời gian. Trong khi đó, đạo đức của lợi ích cho rằng một hành động là đúng hay sai dựa vào tác động của hành động đó lên hạnh phúc, lợi ích hoặc lợi ích tương đối theo thời gian của người khác. Lĩnh vực đạo đức này được áp dụng cho những đối tượng không đủ điều kiện về khả năng nhận thức liên tục về sự tồn tại của mình, như thai nhi, trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng [4].
Tuy nhiên, cả ba cách lý giải triết học trên đều bị cho là không thành công để giải thích sự sai trái của việc giết chóc. Trong khi chủ nghĩa vị lợi có thể tạo ra quá nhiều lý do để biện minh cho hành vi giết người, không giải thích được những quan niệm đạo đức sâu sắc và phổ biến về các mức độ sai trái khác nhau liên quan đến việc giết người và đưa ra cách lý giả sai lầm về việc tại sao giết người là sai. Cách tiếp cận theo hướng đạo nghĩa luận và lý thuyết đạo đức của J. McMahan (2002) [4] đều thiết lập những ranh giới bất kỳ và thiếu cơ sở thực nghiệm, khiến chúng không phù hợp để chỉ ra sự khác biệt về sức nặng của địa vị đạo đức giữa những đối tượng nằm dưới và trên những ranh giới này.
Vì thế, R. Ebert (2016) [5] đề xuất rằng tính sai trái của việc giết chóc nên được giải thích bằng giá trị nội tại của ý thức. Hay nói cách khác, việc giết chóc là sai trái đối với những đối tượng có khả năng có ý thức hiện tượng vì nó không thể hiện được sự tôn trọng đối với giá trị nội tại của một chủ thể trải nghiệm. Thông qua cách tiếp cận này, các lý do khiến việc giết người trưởng thành bình thường là sai trái cũng có thể áp dụng cho nhiều loài động vật khác và những người không đạt được mức độ nhận thức của người trưởng thành. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng cho thấy biện minh cho việc giết động vật có được ý thức hiện tượng không dễ dàng hơn biện minh cho việc giết một con người.
Tuyên bố New York là một bước tiến tiếp nối Tuyên bố Cambridge, mở rộng phạm vi các sinh vật không phải con người có được ý thức hiện tượng. Đồng thời, cũng làm tăng nhận thức của xã hội về sự tồn tại ý thức ở nhiều loài sinh vật hơn Tuyên bố trước đấy. Cùng với đó, các nền tảng của triết học, bao gồm nhưng không giới hạn ở cách tiếp cận của R. Ebert (2016) [5], đã phát triển tới mức độ cho rằng cần phải tôn trọng các đối tượng có ý thức hiện tượng. Khi những giá trị triết học này xuất hiện và được lan tỏa rộng rãi trong không gian thông tin của xã hội, nó có khả năng được tiếp thu và trở thành một phần thế giới quan của nhiều người [2, 6, 7]. Khi đấy, nan đề đạo đức như sau sẽ xuất hiện một cách rộng rãi: Để duy trì sự tồn tại của con người, loài được xem là có đạo đức, thì chúng ta lại vi phạm đạo đức của chính chúng ta, là sát sinh các loài có ý thức hiện tượng khác.
Có lời giải nào cho nan đề đạo đức này không?
Trên thực tế, nan đề đạo đức này đã tồn tại từ lâu trong xã hội và dẫn đến một số phong trào môi trường đáng chú ý. Các phong trào quyền động vật đã xuất hiện và xem việc lạm dụng động vật như một vấn đề xã hội ngang tầm với việc gây hại cho trẻ em, phụ nữ và người già. Họ hoạt động với nguyên tắc cho rằng, động vật là những sinh vật có tri giác chứ không phải là “vật” để bị xem như là hàng hóa, thực phẩm, công cụ nghiên cứu, hay là chiến lợi phẩm săn bắn. Chính vì thế, các phong trào quyền động vật hay nhấn mạnh khả năng tri giác được sự đau đớn và thống khổ của các loài động vật để thúc đẩy “quyền thiêng liêng của kẻ yếu”, từ đấy thúc đẩy phúc lợi động vật, giải phóng động vật và quyền động vật [8].
Mặc dù không trực tiếp nhắc đến quyền của các loài sinh vật, nhưng Phong trào Tuyệt chủng con người tự nguyện (VHEMT) cũng thể hiện rõ sự mâu thuẫn đạo đức giữa sự tồn tại của con người và tự nhiên, bao gồm các sinh vật khác. Phong trào do Les U. Knight, một nhà hoạt động môi trường người Mỹ, phát động vào năm 1991 [9]. Ông cho rằng, “càng có nhiều người (trên trái đất), các vấn đề sẽ càng trở nên tồi tệ hơn”. Nền tảng của phong trào này dựa trên lập luận rằng, dân số loài người đã vượt quá khả năng chịu đựng của Trái đất, khiến việc tuyệt chủng con người một cách tự nguyện trở thành biện pháp tốt nhất cho sự hạnh phúc của các quần thể sinh vật khác [10]. Vì thế, những người có tư tưởng này ủng hộ việc ngừng sinh con một cách tự nguyện, cuối cùng dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người.
Các Phong trào quyền động vật và tuyệt chủng con người tự nguyện đều mượn một số nguyên lý từ học thuyết Sinh thái sâu sắc. Học thuyết này ra đời vào những năm đầu thập kỷ 1970 như một phản ứng trước cuộc khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng và thể hiện sự phê phán đối với các cách tiếp cận bảo vệ môi trường hạn hẹp [11]. A. Næss, triết gia người Na Uy đưa ra học thuyết Sâu sắc sinh thái cho rằng, chúng ta không nên tập trung vào vị trí đặc biệt của con người trong tự nhiên, mà thay vào đó nên quan tâm đến mọi thành phần của tự nhiên trên cơ sở bình đẳng, vì trật tự tự nhiên có giá trị nội tại lớn hơn nhiều so với các giá trị con người [11]. Đồng nhất với quan điểm của A. Næss, những người ủng hộ Sinh thái sâu sắc đề cao giá trị nội tại của tất cả các thực thể sống và hệ sinh thái, ủng hộ các biện pháp như giảm dân số và biến đổi lối sống để giảm bớt tác động của con người đối với môi trường [12].
Tuy nhiên, việc xem các thực thể sống và hệ sinh thái có được giá trị nội tại, ý thức, hay tri giác không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã tồn tại hàng nghìn năm và được truyền đạt theo các hình thức khác nhau thông qua các hệ thống tôn giáo và văn hóa. Một trong những nguồn ý tưởng cho học thuyết Sinh thái sâu sắc là những nguyên lý siêu hình học của Phật giáo [13].
Phật giáo bắt đầu được lưu truyền ở vùng đông bắc Ấn Độ thông qua lời giảng của Đức Phật vào khoảng thế kỷ thứ VI và IV trước Công nguyên. Tứ Diệu Đế (hay còn gọi là 4 chân lý của bậc thánh) là nền tảng trong tư tưởng của Phật giáo, trong đó bản chất đạo đức của Phật giáo, một trong các giới luật được Phật dạy là bất bạo động: được giải thích là lời dặn không giết hại hay làm tổn thương người khác vì chúng sẽ tạo ra sự đau khổ. “Người khác” ở đây dùng để chỉ chúng sinh, bao gồm cả các loài động vật có cảm xúc [14]. Vì các loài động vật đều có trải nghiệm ý thức và có khả năng trải qua sự đau khổ, nên việc giết hại chúng sẽ khiến chúng trải qua sự đau khổ, điều bị cho là sai trái về mặt đạo đức trong Phật giáo [15].
Một tôn giáo lớn khác cũng có hệ thống đạo đức riêng cho động vật là Hồi giáo, tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới bắt nguồn từ đầu thế kỷ thứ VII sau Công nguyên tại Mecca. Tôn giáo này cho rằng, động vật là những sinh vật phụ thuộc vào Thượng Đế, vì thế chúng có những giá trị nội tại của chúng. Cụ thể, động vật được coi là có cuộc sống và mục đích riêng của chúng, có giá trị đối với chính chúng và đối với Thượng Đế hơn là bất kỳ giá trị vật chất nào mà chúng có thể mang lại cho loài người. Chính vì thế, con người có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe và điều kiện sống của các loài động vật. Khi giết động vật làm thực phẩm, việc giết mổ phải được thực hiện nhân danh Thượng Đế như một nghi thức thiêng liêng để đảm bảo rằng cuộc sống của động vật không bị coi nhẹ và việc giết mổ không phải là biểu hiện của thái độ thù địch đối với vũ trụ [16].
Có thể thấy được rằng nan đề đạo đức về việc giết các loài sinh vật có trị nội tại, ý thức, hay tri giác để duy trì sự tồn tại của con người đã tồn tại từ rất lâu trước đây. Các cách tiếp cận để giải quyết nan đề cũng rất khác nhau và đa dạng. Trong khi các nước phương Tây xuất hiện các phòng trào đòi quyền cho động vật và thực hiện tuyệt chủng tự nguyện, các tín đồ Phật giáo chọn giải pháp bất bạo lực và ăn chay, còn người theo đạo Hồi tuân theo luật Hồi giáo và tiến hành các nghi lễ thiêng liêng. Tuy nhiên, dù cách nào đi nữa thì hiện nay chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết được nan đề đạo đức, đó là các sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục bị giết vì sự sinh tồn của con người, giống loài được cho là khác với các sinh vật khác do hệ thống đạo đức và luân lý cho rằng giết sinh vật có ý thức là sai trái. Có lẽ, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp chế biến thịt sử dụng tế bào động vật có thể sẽ giúp phần nào giải quyết nan đề đạo đức này trong tương lai, nhưng điều đó vẫn còn nhiều hoài nghi [17].
Tuy nhiên, một điều có thể chắc chắn là nếu chúng ta thay đổi văn hóa tiêu dùng thực phẩm ở hiện tại, nó sẽ giúp giảm bớt số lượng sinh vật có tri giác bị giết hại, không chỉ vì số lượng sinh vật tri giác bị nuôi lấy thịt giảm mà còn là vì số lượng sinh vật bị giết vì biến đổi khí hậu và phá rừng ít đi. Hàng triệu hoặc thậm chí là hàng tỷ sinh vật trên cạn đã bị giết chết bởi các hiện tượng cực đoan gây ra bởi biến đổi khí hậu, với các hoạt động của con người là tác nhân chính. Chỉ tính riêng các vụ cháy rừng do nhiệt độ ngày càng tăng và hạn hán thường xuyên ở vùng đất ngập nước ở Pantanal, Brazil, mà ít nhất 16,952 triệu động vật có xương sống đã thiệt mạng, đấy là còn chưa kể các thiệt hại gián tiếp khác do cháy rừng gây ra [18].
Hệ thống thực phẩm toàn cầu là một trong những tác nhân chính tạo ra khí thải nhà kính. Theo tính toán, thống sản xuất thực phẩm toàn cầu (như sử dụng máy móc nông nghiệp, phun phân bón và vận chuyển sản phẩm) tạo ra xấp xỉ 17,3 tỷ tấn khí thải nhà kính hằng năm. Trong đấy, sản xuất thực phẩm từ động vật chiếm 57% lượng phát thải, gấp đôi lượng phát thải gây ra bởi sản xuất thực phẩm từ thực vật. Thịt bò là mặt hàng đóng góp nhiều nhất vào lượng khí thải tạo ra bởi sản xuất thực phẩm từ động vật, chiếm 25% tổng phát thải của hoạt động sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, việc mở rộng đất đồng cỏ để chăn nuôi gia súc là nguyên nhân dẫn đến 41% diện tích rừng nhiệt đới bị phá [19].
Cho nên, nhìn từ góc độ đạo đức của bất kỳ trường phái triết học, văn hóa, hay tôn giáo nào thì việc thay đổi văn hóa tiêu dùng thực phẩm để giảm bớt tiêu thụ thịt đều đúng đắn [20, 21]. Chúng tôi đề nghị thúc đẩy sự chuyển dịch của xã hội ra khỏi các giá trị và hành vi văn hóa có tính thâm hụt hệ sinh thái (như cổ vũ ăn thịt bò, ăn thịt rừng, sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm…) và xây dựng các giá trị văn hóa thặng dư sinh thái trong dân chúng (giảm tỷ lệ thịt trong khẩu phần ăn, không sử dụng việc ăn thịt cho các mục tiêu xã hội và văn hóa, đóng góp cho các quỹ động vật…) [22, 23]. Để làm được điều này, sự kết nối giữa người dân với các sinh vật tri giác khác cần được thúc đẩy thông qua các kênh truyền thông, giáo dục và thông tin. Sức kết nối này sẽ là tiền đề dẫn đến sự đồng cảm của người dân, điều này sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu các giá trị nhân văn chứa đựng giá trị của sự bền vững môi trường hơn [24].
Ngoài ra, tất cả các lý lẽ trên sẽ rất ít tác động nếu loài người vẫn tiếp tục gây chiến, tiêu hao tiền của và sinh mạng để tàn sát lẫn nhau dựa trên ý tưởng nguy hiểm “chân lý thuộc về kẻ mạnh” [25, 26]. Bởi lẽ các tuyên bố về đạo đức với động vật sẽ không thể chạm tới ngưỡng đạo đức cần thiết vì “loài người sẽ luôn đứng đầu chuỗi thức ăn”.
Nói tóm lại, khi chúng ta vẫn chưa thể giải quyết triệt để được nan đề đạo đức, thì giải pháp tốt nhất là chúng ta cố gắng giảm thiểu tối đa các hành vi sai trái về mặt đạo đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D. Falk (2024), “Insects and other animals have consciousness, experts declare”, Quanta Magazine, https://www.quantamagazine.org/insects-and-other-animals-have-consciousness-experts-declare-20240419/s, accessed 25 April 2024. [2] M.H. Nguyen, T.T. Le, Q.H. Vuong (2023), “Ecomindsponge: A novel perspective on human psychology and behavior in the ecosystem”, Urban Science, 7(1), DOI: 10.3390/urbansci7010031. [3] T. Tannsjo (2015), Taking Life: Three Theories on The Ethics of Killing, Oxford University Press, 328pp. [4] J. McMahan (2002), The Ethics of Killing: Problems at The Margins of Life, Oxford University Press, USA, 556pp. [5] R. Ebert (2016), The Wrongness of Killing, Rice University, 251pp. [6] Q.H. Vuong (2023), Mindsponge Theory, Walter de Gruyter GmbH, 215pp. [7] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen, V.P. La (2022), The Mindsponge and BMF Analytics for Innovative Thinking in Social Sciences and Humanities, Walter de Gruyter GmbH, 464pp. [8] L. Munro (2012), “The animal rights movement in theory and practice: A review of the sociological literature”, Sociology Compass, 6(2), pp.166-181, DOI: 10.1111/j.1751-9020.2011.00440.x. [9] S. Jarvis (1994), “Live long and die out: Stephen Jarvis encounters the voluntary human extinction movement”, Independent, https://www.independent.co.uk/life-style/live-long-and-die-out-stephen-jarvis-encounters-the-voluntary-human-extinction-movement-1372200.html, accessed 25 April 2024. [10] K. Keck (2007), “Earth a gracious host to billions, but can she take many more?”, http://edition.cnn.com/2007/TECH/science/10/04/pip.populationquestion/index.html, accessed 25 April 2024. [11] A. Naess (1973), “The shallow and the deep, long‐range ecology movement”, Inquiry, 16(1-4), pp.95-100, DOI: 10.1080/00201747308601682. [12] M. Smith (2014), “Deep ecology: What is said and (to be) done?”, The Trumpeter, 30(2), pp.141-156. [13] G. Sessions (1987), “The deep ecology movement: A review”, Environmental Review, 11(2), pp.105-125, DOI: 10.2307/3984023. [14] B. Finnigan (2017), “Buddhism and animal ethics”, Philosophy Compass, 12(7), DOI: 10.1111/phc3.12424. [15] D.A. Getz (2004), “Sentient beings”, Encyclopedia of Buddhism, Macmillan Reference USA, 760pp. [16] E.C. Chao (2022), “Islam and veterinary science: Rethinking animal suffering through islamic animal ethics and the evolving definition of halal slaughter”, Frontiers in Veterinary Science, 9, DOI: 10.3389/fvets.2022.785585. [17] C.M. Klein (2022), “Could lab-grown meat pave the way for more ethical, environmentally friendly food?”, Northeastern Global News, https://news.northeastern.edu/2022/11/21/lab-grown-meat/, accessed 25 April 2024. [18] W.M. Tomas, C.N. Berlinck, R.M. Chiaravalloti, et al. (2021), “Distance sampling surveys reveal 17 million vertebrates directly killed by the 2020’s wildfires in the Pantanal, Brazil”, Scientific Reports, 11(1), DOI: 10.1038/s41598-021-02844-5. [19] H. Ritchie (2021), “Cutting down forests: What are the drivers of deforestation?”, Our World in Data, https://ourworldindata.org/what-are-drivers-deforestation, accessed 25 April 2024. [20] M.H. Nguyen, T.E. Jones (2022a), “Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas”, Humanities & Social Sciences Communications, 9, DOI: 10.1057/s41599-022-01441-9. [21] Q.H. Vuong (2021), “The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange”, Economics and Business Letters, 10(3), pp.284-290. DOI: 10.17811/ebl.10.3.2021.284-290. [22] M.H. Nguyen, T.E. Jones (2022b), “Predictors of support for biodiversity loss countermeasures and bushmeat consumption among Vietnamese urban residents”, Conservation Science and Practice, 4(12), DOI: 10.1111/csp2.12822. [23] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen (2024), “Call Vietnam mouse-deer “cheo cheo” and let the empathy save them from extinction: A conservation review and call for name change”, Pacific Conservation Biology, 3, DOI: 10.1071/pc23058. [24] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen (2023), “Kingfisher: Contemplating the connection between nature and humans through science, art, literature, and lived experiences”, Pacific Conservation Biology, DOI: 10.1071/PC23044. [25] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen, V.P. La (2024), “The overlooked contributors to climate and biodiversity crises: Military operations and wars”, Environmental Management, 73, pp.1089-1093, DOI: 10.1007/s00267-024-01976-4. [26] Q.H. Vuong, M.H. Nguyen (2024), “Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation”, https://philpapers.org/rec/VUOARN.TS Nguyễn Minh Hoàng, TS Nguyễn Thị Hồng Huệ
Trường Đại học Phenikaa
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và tích hợp máy chuẩn đầu mô men lực độ chính xác cao sử dụng cho lĩnh vực đo lường”, các nhà khoa học của Viện Đo lường Việt Nam (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công máy chuẩn mô men lực có phạm vi đo đến 2 kN.m. Kết quả này đã giúp các nhà khoa học trong nước làm chủ công nghệ chế tạo chủng loại thiết bị chuẩn đo lường, tiến tới có thể chế tạo các thiết bị chuẩn cùng loại với nhiều dải đo khác nhau.
Các ứng dụng trong cuộc sống của mô men lực
Mô men lực là đại lượng vật lý có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong các cơ sở sản xuất, chế tạo, dây chuyền lắp ráp, tỷ lệ các mối ghép sử dụng bu lông, đai ốc là rất lớn. Đối với các mối ghép có độ chính xác cao, mối ghép cho các chi tiết động… vấn đề đảm bảo được mô men xiết chặt tới hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các mô men này phải có giá trị đủ lớn để giữ được các bộ phận liên kết với nhau, không bị tháo lỏng khi các mối ghép hoạt động và chịu tải… nhưng các mô men đó cũng không được quá lớn, vượt quá giá trị cho phép, ảnh hưởng đến mối ghép. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thiết bị để xác định mô men ngày càng nhiều. Trong quá trình sử dụng thiết bị, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến độ chính xác của thiết bị có sự thay đổi, do đó các thiết bị đo mô men lực cần được kiểm soát. Để có thể chủ động trong việc kiểm soát độ chính xác của các thiết bị thuộc lĩnh vực đo mô men lực, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều xây dựng một hệ thống chuẩn mô men lực đồng bộ từ thấp đến cao, với nhiều dải đo khác nhau. Ngay cả những nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, cơ sở đo lường cũng đã có 03 máy chuẩn mô men lực tải trực tiếp, với các dải đo 100 N.m, 1 kN.m và 5 kN.m.
Chế tạo hệ thống chuẩn đầu mô men lực
Việt Nam hiện nay chưa có chuẩn đầu mô men lực, chúng ta mới chỉ có hệ thống hiệu chuẩn mô men lực có độ chính xác thấp (0,25%). Khi chúng ta chưa có chuẩn đầu mô men lực thì chúng ta cũng không thể đánh giá được các thiết bị hiệu chuẩn mô men lực có độ chính xác cao.
Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, phương án đầu tư hệ thống chuẩn đầu mô men lực đủ dải đo cần thiết là rất khó khăn, đặc biệt nếu phải mua, nhập khẩu các thiết bị chuẩn đó vì chi phí cao (01 máy chuẩn mô men lực tải trực tiếp có giá khoảng trên 20 tỷ đồng).
Dải đo đến 2 kN.m là dải đo chủ lực của hầu hết các phương tiện đo mô men lực hiện nay ở Việt Nam, chiếm hơn 90% số lượng phương tiện đo mô men lực hiện hành. Chính vì vậy, hiện nay việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy chuẩn mô men lực có phạm vi đo đến 2 kN.m, tạo cơ sở làm chủ công nghệ chế tạo chủng loại thiết bị chuẩn này, tiến tới có thể chế tạo các thiết bị chuẩn cùng loại với các dải đo khác nhau ở nước ta là phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như năng lực thực tế.
Máy chuẩn đầu mô men lực có các đặc trưng đo lường chính gồm: phạm vi đo: từ 20 đến 2200 N.m cho phép tạo mô men lực chuẩn theo cả 2 chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ; độ không đảm bảo đo: U(*) = 5.10-5.
Máy chuẩn đầu mô men lực do Viện Đo lường Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.
Sau khi chế tạo thành công, máy chuẩn mô men lực đã được Viện Đo lường Việt Nam lắp đặt, vận hành và hiệu chỉnh thành công tại Phòng Đo lường lực – độ cứng đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sản phẩm theo các thông số sau:
Kiểm chuẩn để đánh giá các đặc trưng đo lường: Xây dựng quy trình kiểm chuẩn máy chuẩn đầu mô men lực (VMI-CP 144: 2024). Quy trình đã được Hội đồng khoa học thông qua và Viện Đo lường Việt Nam ban hành. Tiến hành kiểm chuẩn: máy chuẩn đầu mô men lực sau khi được hiệu chuẩn theo quy trình (VMI-CP 144: 2024) đạt độ chính xác: U ≤ 5.10-5 (trong khi yêu cầu U ≤ 5.10-4).
So sánh với sản phẩm cùng chủng loại của Hàn Quốc: Sau khi kiểm chuẩn, máy chuẩn đầu mô men lực của Viện Đo lường Việt Nam được so sánh với sản phẩm tương tự của Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS). Việc này được thực hiện để xác định tính tương đương của thiết bị chuẩn cần so sánh với thiết bị chuẩn được chọn để so sánh, theo quy định quốc tế về so sánh song phương. Quy trình so sánh được hai bên trao đổi, thống nhất và được Viện Đo lường Việt Nam ban hành, số hiệu quy trình: VMI.CP 143:2024. Viện Đo lường Việt Nam đã tiến hành so sánh và nhận được kết quả là tất cả các giá trị En của các phép hiệu chuẩn đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1.
Đặc biệt, để kết quả so sánh được khách quan, Viện Đo lường Việt Nam đã mời Trung tâm Đo lường, Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng hỗ trợ phối hợp thực hiện so sánh lần 2. Viện Đo lường Việt Nam vận hành máy chuẩn, thực hiện các phép đo theo quy trình so sánh (VMI.CP 143: 2024), Trung tâm Đo lường quan sát quá trình thực hiện, ghi số liệu đo, tính toán và xử lý kết quả so sánh. Kết quả cho thấy, tất cả các giá trị En của các phép hiệu chuẩn đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1.
Đánh giá độ ổn định của máy chuẩn: Để đánh giá độ ổn định của máy chuẩn, Viện Đo lường Việt Nam đã thực hiện hiệu chuẩn đầu đo mô men lực chuẩn theo quy trình VMI.CP 142: 2024 trên máy chuẩn đầu mô men lực được chế tạo tại 2 thời điểm khác nhau, trong cùng một điều kiện môi trường. Sau đó, thực hiện so sánh 2 kết quả hiệu chuẩn này. Kết quả nhận được là tất cả các giá trị En của các phép hiệu chuẩn tại các điểm đo đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1.
Đây là thiết bị chuẩn mô men lực có độ chính xác cao nhất của Việt Nam, đưa trình độ chuẩn về lĩnh vực mô men ở phạm vi đo từ 20 đến 2200 N.m của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, tạo điều kiện cho việc hội nhập, so sánh chuẩn, công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực đo lường.
TS Ngô Thị Ngọc Hà, TS Phạm Thanh Hà
Viện Đo lường Việt Nam
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, Chương trình sản phẩm quốc gia bước đầu đạt một số kết quả có tính lan tỏa, đã hình thành các sản phẩm của Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có quy mô lớn.
Thông tin được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nêu tại Hội thảo Hướng dẫn triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, ngày 16/8.
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia giai đoạn 2010-2020 đã triển khai 13/18 sản phẩm. Mục tiêu của chương trình góp phần hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về chất lượng, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và tiềm lực công nghệ quốc gia…
Theo thứ trưởng Thái, chương trình được triển khai bám sát mục tiêu đề ra, đã hình thành các sản phẩm của Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có quy mô lớn. Trong đó có sản phẩm lúa gạo chất lượng cao; nghiên cứu tạo giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng được gói kỹ thuật thâm canh giảm 50% nhu cầu hạt giống nhưng vẫn đảm bảo năng suất đã mang lại doanh thu gián tiếp 1.500 tỷ đồng/năm; sản phẩm giàn khoan dầu khí di động, giúp doanh nghiệp tham gia giảm được chi phí đầu tư so với nhập khẩu từ 10-15% (tương đương khoảng 23 triệu USD).
“Các kết quả này có tính lan tỏa và tác động tích cực, nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ, thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế”, Thứ trưởng nói.
Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới.
Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, ban hành Thông tư về quy định quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.
Tại hội thảo, các đại diện doanh nghiệp, tổ chức đã thảo luận về các quy định quản lý, cùng đưa ra vướng mắc, khó khăn để điều chỉnh trong khuôn khổ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ .
Ông Nguyễn Mạnh Hải, đại diện tập đoàn Viettel, cho biết đây là lần đầu tiên đơn vị tiếp cận hướng dẫn triển khai chương trình phát triển sản phẩm quốc gia. Ông đề nghị chương trình bổ sung các sản phẩm mang tính cốt lõi, nền tảng liên quan đến vũ trụ, bán dẫn, năng lượng mới.
Còn ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch tập đoàn ThaiBinh Seed, cho biết công ty của ông đã tham gia chương trình sản phẩm quốc gia trong giai đoạn 2020-2021. Từ việc triển khai các nhiệm vụ, trình độ quản lý công nghệ, nghiên cứu ứng dụng của công ty được nâng lên rõ ràng.
Ông Báo cho biết, công việc kinh doanh của đơn vị cũng ổn định và bền vững hơn, dù thời gian qua có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19. “Chương trình có ý nghĩa lớn đối với ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện đời sống người dân”, ông nói
Tại hội thảo, ông Báo đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình sản phẩm quốc gia; cho các doanh nghiệp đã tham gia từ trước được tiếp tục phát triển sản phẩm ở giai đoạn tiếp theo; đồng thời yêu cầu bộ cần có phương án tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp…
TS Đỗ Hữu Hào, Chủ nhiệm Chương trình cho biết Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia giai đoạn 2010-2020 được Thủ tướng phê duyệt gồm 18 sản phẩm.
Trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì 3 sản phẩm là Thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn, sản phẩm an ninh, an toàn mạng thông tin (gồm hai sản phẩm) và sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải (gồm 2 sản phẩm);
Bộ Y tế chịu trách nhiệm 1 sản phẩm là vaccine phòng bệnh cho người;
Bộ Công Thương 01 sản phẩm là Giàn khoan dầu khí di động;
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì 5 sản phẩm là: Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; tôm nước lợ; cà phê Việt Nam chất lượng cao;
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm 3 sản phẩm.
Theo ông Hào, trong số nhóm sản phẩm đã phê duyệt có 05 nhóm sản phẩm chưa được triển khai, trong đó có 2 thuộc nhóm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, 2 thuộc nhóm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông và vi mạch điện tử.
Một số sản phẩm đã phê duyệt được Thủ tướng cho phép thực hiện tiếp trong giai đoạn đến 2030 để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, ổn định chất lượng, nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất theo mục tiêu đã phê duyệt, bao gồm: vaccine phòng bệnh cho vật nuôi, Sâm Việt Nam, lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao, nấm ăn và nấm dược liệu, cà phê Việt Nam chất lượng cao, cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm từ cá da trơn, tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) và vi mạch điện tử.
Bùi Toàn
TS Trần Nguyễn Hải, TS Thái Hoàng Chiến, TS Hoàng Nhật Đức, TS Phùng Văn Phúc được Research.com gắn huy hiệu “Best Rising Star” 2024.
Trang Research.com vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc. Theo đó Việt Nam có 6 nhà khoa học được gọi tên, gồm 4 người trong nước và 2 người nước ngoài đang giảng dạy tại các trường đại học.
So với năm 2023, số nhà khoa học Việt Nam trong danh sách giảm một người và không ai lọt Top 10. GS.TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 2 thế giới năm 2023, không có mặt trong danh sách năm 2024.
Trong số 4 nhà khoa học Việt, TS Trần Nguyễn Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS), trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 553. Đây là năm thứ hai anh góp mặt trong danh sách.
TS Hải sở hữu nhiều bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín với chỉ số trích dẫn cao. Số lượng các bài báo thuộc hạng Q1 của TS Hải trong lĩnh vực Khoa học Môi trường theo WoS chiếm trên 70% và chỉ số trích dẫn hơn 8.500 lần (theo cơ sở dữ liệu của Google Scholar). Anh là một trong 10 gương mặt tài năng trẻ được trao giải thưởng Quả cầu vàng khoa học công nghệ năm 2019. Hiện anh là thành viên Ban biên tập của 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI và tham gia phản biện cho hơn 100 tạp chí quốc tế uy tín.
Người thứ hai là TS Thái Hoàng Chiến, trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp hạng 771. Anh là thành viên của nhóm Cơ học tính toán (DCM), một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
TS Chiến đã công bố gần 100 công trình nghiên cứu, trong đó có nhiều bài trên các tạp chí ISI. Năm 2023 anh cũng là một trong 5 nhà khoa học Việt Nam được gắn huy hiệu “Best Rising Star” – Ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc.
Người thứ ba là TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 859. Anh là nhà khoa học thuộc top 1% thế giới chuyên ngành Cơ khí và hàng không vũ trụ.
Anh có 5 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới của Research.com, đồng thời ba năm liên tiếp (2022, 2023, 2024) được gắn huy hiệu “Best Rising Star”. TS Phúc công bố hơn 60 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ.
Người thứ 4 là TS Hoàng Nhật Đức, trường Đại học Duy Tân, xếp hạng 776. Anh là nhà khoa học trẻ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao (IRD), trường Đại học Duy Tân. Anh công bố hơn 120 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. TS Đức nhiều năm liền có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022. Hướng nghiên cứu chính của TS Hoàng Nhật Đức là ứng dụng và phát triển các mô hình học máy và thị giác máy tính trong ngành kỹ thuật xây dựng và cảnh báo thiên tai.
Đây là năm thứ ba bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố. Ở đợt xếp hạng lần này, Research.com xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học, có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph.
Năm nay Trung Quốc có nhiều nhà khoa học góp mặt trong danh sách nhất (358, tăng nhẹ so với năm 2023), sau đó là Mỹ (153, giảm so với năm 2023). Số lượng của một số quốc gia khác như sau: Iran – 48, Anh – 43, Australia – 46, Đức – 27, Singapore – 18, Hàn Quốc – 17. Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran).
Tiêu chí đánh giá một nhà khoa học vào bảng xếp hạng toàn cầu dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng thống kê các nhà khoa học hàng đầu thuộc các lĩnh vực nghiên cứu chính, nhưng chỉ xét người có công bố đầu tiên trong 12 năm trở lại đây. Research.com cho biết vị trí xếp hạng không phải là thước đo tuyệt đối để định lượng sự đóng góp của các nhà khoa học.
Như Quỳnh