Vì sao Starlink đặt trạm mặt đất ở Việt Nam?

Đặt trạm cổng mặt đất ở Việt Nam là yêu cầu Chính phủ đưa ra khi cho phép Starlink thí điểm cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh.

“SpaceX chuẩn bị đặt một trạm mặt đất tại Đà Nẵng cho vệ tinh Starlink và có kế hoạch triển khai nhiều trạm khác”, Reuters đưa tin đầu tháng 4 và được Elon Musk chia sẻ lại trên X.

Để cung cấp kết nối Internet cho người dùng, Starlink dựa vào hệ thống trạm mặt đất được gọi là cổng. Các chảo (ăng-ten) của người dùng kết nối vệ tinh, sau đó vệ tinh gửi tín hiệu đến cổng gần nhất. Theo Starlink Insider, hiện có 150 cổng Starlink đang hoạt động trên toàn cầu và 13 cổng đang xây dựng sau khi được cơ quan quản lý chấp thuận, nhưng không có thông tin về địa điểm cụ thể.

Điều kiện để Starlink hoạt động tại Việt Nam

SpaceX được cho là đang tiến hành đặt trạm cổng mặt đất (trạm Gateway) tại Đà Nẵng do đây là một trong những yêu cầu để được thí điểm cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Trong quyết định của Chính phủ ngày 23/3, để triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, SpaceX phải đặt trạm Gateway trên lãnh thổ Việt Nam. Tập đoàn phải bảo đảm tất cả lưu lượng do thuê bao vệ tinh tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam đều đi qua các trạm này và kết nối vào mạng viễn thông công cộng trong nước.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban nghiên cứu công nghệ – Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Starlink phải tuân thủ quy định về điều kiện kết nối, đặt trạm và bảo vệ người dùng, giống như các mạng viễn thông khác ở Việt Nam.

“Về mặt quản lý, mạng Internet cáp quang hay Internet vệ tinh không khác biệt. Mục tiêu của quy định nhằm tạo ra sự thống nhất và bình đẳng trong cung cấp dịch vụ”, ông Sơn nói

Gian hàng trưng bày của Starlink tại Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. Ảnh: Trọng Đạt

Đặt trạm ở Việt Nam giúp giảm độ trễ

Ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam, nguyên Cục trưởng Tần số vô tuyến điện, đánh giá việc Starlink đặt trạm mặt đất ở trong nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng Việt Nam.

Về mặt kỹ thuật, trạm rút ngắn cự ly liên lạc giữa người dùng với nguồn dữ liệu, vì tín hiệu không phải đi vòng qua trạm đặt ở nước ngoài rồi mới quay trở lại trong nước. “Việc này giúp giảm độ trễ liên lạc, tăng khả năng tính toán tại chỗ. Càng nhiều trạm càng giúp giảm độ trễ”, ông Hoan cho hay.

PGS. TS Nguyễn Tiến Ban, Trưởng khoa viễn thông 1 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng nhận định: “Tốc độ, độ trễ của dịch vụ Internet khi đặt trạm tại Việt Nam bao giờ cũng tốt hơn so với việc đặt ở các nước khác như Indonesia hay Singapore”. Bên cạnh đó, các trạm này cũng sẽ có vai trò chuyển đổi tín hiệu của Starlink để hỗ trợ người dùng thiết bị đầu cuối ở những vùng khác nhau trên thế giới.

Hai ăng-ten thu phát sóng Internet vệ tinh Starlink thử nghiệm tại Hòa Lạc (Hà Nội), tháng 10/2023. Ảnh: Lưu Quý

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Internet vệ tinh có thể nhanh chóng phủ toàn bộ vùng lõm sóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông đánh giá sự xuất hiện của dịch vụ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến thị trường viễn thông trong nước, do tỷ lệ vùng lõm sóng hiện rất nhỏ, chủ yếu tại vùng núi, hải đảo, nơi không có điện lưới.

Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi để SpaceX sớm triển khai dịch vụ. Tại Washington D.C, sáng 10/4, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trao quyết định thí điểm cung cấp Internet vệ tinh cho đại diện tập đoàn này.

Trước đó, trong buổi làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ với Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cuối tháng 3, Cục trưởng Viễn thông Nguyễn Thành Chung cho biết đang hỗ trợ SpaceX hoàn thiện các thủ tục, trong đó có thành lập doanh nghiệp và lắp đặt trạm Gateway.

Trọng Đạt

Vì sao Starlink đặt trạm mặt đất ở Việt Nam? – Báo VnExpress Công nghệ

SpaceX nhận quyết định thí điểm Internet vệ tinh từ Việt Nam

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trao quyết định thí điểm cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho SpaceX trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ.

Theo TTXVN, ngày 10/4, tại Washington D.C, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tiếp ông Tim Hughes, Phó chủ tịch cấp cao của SpaceX, và trao quyết định thí điểm cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho tập đoàn.

SpaceX, do Elon Musk sáng lập, phát triển hệ thống Starlink với tham vọng phủ sóng Internet toàn cầu, hiện có mặt ở hơn 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 triệu người sử dụng. Công ty cho biết hiện có 6.750 vệ tinh, hoạt động ở quỹ đạo thấp, cách mặt đất 550 km. Trong khi đó, dịch vụ Internet vệ tinh trước đây sử dụng vệ tinh địa tĩnh, quay quanh Trái Đất ở độ cao hơn 35.000 km.

Khoảng cách ngắn giúp giảm thời gian truyền dữ liệu. Nhờ đó, Starlink có độ trễ thấp hơn so với dịch vụ Internet vệ tinh truyền thống.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trao quyết định thí điểm cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho đại diện SpaceX. Ảnh: TTXVN

Trước đó, ngày 23/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký quyết định cho phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ quỹ đạo thấp. Quyết định này không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, SpaceX được thí điểm kinh doanh Internet vệ tinh tại Việt Nam trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp giấy phép. Phạm vi triển khai trên toàn quốc, với số lượng tối đa 600.000 thuê bao. Tuy nhiên, công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phải đặt trạm cổng mặt đất (trạm Gateway) trên lãnh thổ Việt Nam, lưu giữ thông tin thuê bao trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ.

Việc thí điểm được vận dụng dựa trên Nghị quyết 193 của Quốc hội, ban hành tháng 2, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trọng Đạt

SpaceX nhận quyết định thí điểm Internet vệ tinh từ Việt Nam – Báo VnExpress Công nghệ

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tổ chức tại TP.HCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 4 – năm 2025 tại TP.HCM diễn ra từ ngày 19 đến 21/4 trên khắp thành phố với nhiều hoạt động đa dạng.

Chương trình Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tại TP.HCM vừa được ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Báo chí – Xuất bản, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, thông tin vào chiều 10/4.

Cụ thể, các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc sẽ diễn ra tại đường Công trường Công xã Paris (từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn), đường sách TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1) và tại Thành phố Thủ Đức cùng 21 quận, huyện với thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách, làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo”. Lễ khai mạc cấp quốc gia diễn ra lúc 9h ngày 19/4.

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 tại TP.HCM nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Các phiên bản của tác phẩm Đường Kách mệnh (nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời) và các tựa sách được xuất bản mới, tái bản chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước sẽ được trưng bày, giới thiệu trong 3 ngày diễn ra hoạt động.

Tại sân khấu Công trường Công xã Paris và Đường Sách TP.HCM có 18 chương trình giao lưu, giới thiệu sách: Di sản Sài Gòn – TP.HCM và Kiến trúc Pháp – Đông Dương dấu tích Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông; Đọc một hơi lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập; 100 năm phi trường Tân Sơn Nhất.

Chương trình cũng trưng bày, triển lãm tư liệu, xuất bản phẩm chủ đề “Chiến dịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng” và bộ tem bưu chính “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trên tem bưu chính Việt Nam và thế giới”.

Ngoài ra, chương trình còn có các không gian sách điện ảnh và âm nhạc; tổ chức giới thiệu các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc được chuyển thể từ sách; không gian sách và khu trải nghiệm thiếu nhi.

Mô hình, giải pháp hay về ứng dụng chuyển đổi số gắn với ngành xuất bản (thư viện số, thư viện sách nói, công cụ hỗ trợ rà soát, biên tập dành cho ngành xuất bản bằng giọng nói) và đổi mới trong kinh doanh sách (bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cũng được tích hợp vào chuỗi hoạt động…

Chương trình năm nay sẽ tổ chức cho các đoàn học sinh đến trực tiếp trải nghiệm, tương tác, giao lưu… từ đó góp phần vun đắp, hình thành thói quen đọc sách.

Phong Khang

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tổ chức tại TP.HCM – Xuất bản – ZNEWS.VN

Sự thật về dự án hồi sinh sói trắng tuyệt chủng 12.500 năm

Mỹ – Các nhà khoa học gần đây tuyên bố họ đã hồi sinh sói trắng tuyệt chủng nhờ công nghệ gene nhưng giới chuyên gia cho rằng con vật mới tạo ra chỉ giống sói trắng về hình dáng.

Romulus và Remus chào đời vào tháng 10/2024. Ảnh: Colossal Biosciences

Trong thông báo hôm 7/4, một nhóm nhà khoa học ở công ty công nghệ sinh học Colossal Biosciences tiết lộ họ đã đưa loài sói trắng tuyệt chủng từ lâu trở lại với công nghệ gene. Họ chia sẻ hình ảnh của ba con sói non lông trắng muốt và tuyên bố đây là thành quả “hồi sinh loài đầu tiên trên thế giới”, theo Live Science.

Sói trắng (Aenocyon dirus) tuyệt chủng vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng. Thông qua tạo ra sói non giống hệt về hình dáng, Ben Lamm, giám đốc điều hành Colossal, cho biết công ty đã tạo ra sói trắng con khỏe mạnh và hồi sinh loài động vật ăn thịt này sau 12.500 năm tuyệt chủng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngôn ngữ mà Colossal sử dụng để mô tả kết quả nghiên cứu dễ gây nhầm lẫn. “Những gì Colossal tạo ra là một con sói xám có những đặc điểm giống sói trắng” Nic Rawlence, phó giáo sư kiêm đồng giám đốc Phòng thí nghiệm cổ di truyền học Otago ở Đại học Otago, nhấn mạnh. “Đây không phải là sói trắng được hồi sinh mà giống một loài lai hơn”.

Để tạo ra con non, các nhà khoa học tách ADN từ hai hóa thạch sói trắng tiền sử gồm một chiếc răng 13.000 năm phát hiện ở hố Sheridan, Ohio, và một chiếc xương tai trong 72.000 năm từ thác American ở Idaho. Sử dụng ADN này, nhóm nghiên cứu ghép lại thành hệ gene cục bộ của sói trắng. Sau đó, họ so sánh với hệ gene từ những họ hàng gần nhất của chúng, gồm chó sói, chó rừng và cáo. Dựa trên kết quả, họ lựa chọn sói xám (Canis lupus) như vật hiến trứng để đưa sói trắng trở lại, dù hai loài không thực sự có quan hệ gần.

“Thông tin mới cho thấy bản thân sói trắng nguyên bản không thực sự là chó sói”, David Mech, giáo sư liên kết chuyên về hệ sinh thái và hành vi của chó sói ở Đại học Minnesota và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, cho biết.

Về mặt tiến hóa, sói trắng tách ra từ chó sói cách đây khoảng 6 triệu năm, hình thành một nhóm hoàn toàn riêng biệt với sói xám hiện đại. “Sói trắng là chi riêng, vì vậy đó là một loài rất khác”, Philip Seddon, giáo sư động vật học ở Đại học Otago, nhấn mạnh. “Chó rừng châu Phi có thể có quan hệ gần gũi với sói trắng hơn”.

Quá trình hồi sinh đòi hỏi tế bào trứng từ một động vật sống để chứa và phát triển vật liệu di truyền của loài vật mà các nhà khoa học muốn tạo ra. Sau khi lựa chọn sói xám để tiến hành bước này, nhóm chuyên gia ở Colossal thu thập tế bào từ mẫu vật máu sói xám và biến đổi để chúng sống tế bào tìm thấy trong hóa thạch sói trắng. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR, nhóm nghiên cứu thực hiện tổng cộng 20 chỉnh sửa ở 14 gene mà họ xác định là quan trọng giúp mang đến cho sói trắng những đặc điểm riêng biệt.

Tiếp theo, trong quá trình tương tự cách nhân bản cừu Dolly năm 1996, các nhà khoa học chèn ADN của tế bào chỉnh sửa vào tế bào trứng sói xám sau khi loại bỏ vật liệu di truyền. Ở mốc này, tế bào trứng sói xám chứa tất cả thông tin di truyền cần thiết để tạo ra chó sói với một số đặc điểm của sói trắng. Tế bào trứng sau đó trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Phôi thai được cấy vào tử cung của chó thuần chủng, được xem như phân loài của sói xám.

Những con “sói trắng” non đầu tiên của Colossal tên Romulus và Remus ra đời vào ngày 1/10/2024. Theo Colossal, chúng được nuôi nhốt và theo dõi liên tục trong khu bảo tồn thiên nhiên bao quanh bởi hàng rào cao 3 m. “Chúng sẽ sống cả đời trong khu bảo tồn sang trọng dưới sự chăm sóc của con người”, Bridgett vonHoldt, giáo sư hệ gene tiến hóa và di truyền học biểu sinh ở Đại học Princeton, người cộng tác với Colossal trong dự án này, cho biết. “Giống như với nhiều động vật nhân bản trước đây, sức khỏe của chúng vẫn là điều không thể dự đoán và đáng quan tâm”.

Con non thứ ba là Khaleesi chào đời vào ngày 30/1/2025. Chưa rõ những con vật này nguy hiểm tới mức nào nhưng hành vi của chúng ít khả năng khác biệt nhiều với sói xám nuôi nhốt, đặc biệt khi con người thường xuyên ở xung quanh. Romulus, Remus và Khaleesi sẽ không được thả vào tự nhiên, nhưng trong tương lai, Colossal chia sẻ họ sẽ cân nhắc khả năng đưa động vật vào “những khu bảo tồn sinh thái an toàn và trải rộng ở vùng đất của người da đỏ”. Nhưng các chuyên gia nghi ngờ việc giới thiệu động vật như vậy sẽ khó thành công.

Về sói trắng, Mech đặt câu hỏi liệu chúng có phù hợp với hệ sinh thái cổ đại. Chúng sinh sống trong phân khúc sinh thái hoàn toàn khác ngày nay. Nhiều chuyên gia chỉ trích thông báo của Colossal trong khi một số người ca ngợi đột phá công nghệ mà công ty đạt được.

Một loài có thể hưởng lợi từ đột phá của Colossal là sói đỏ (Canis rufus), loài sói nguy cấp nhất thế giới. Công ty thông báo sự ra đời của hai lứa sói đỏ nhân bản hôm 7/4, giúp tăng số lượng sói đỏ nuôi nhốt ở Mỹ và hy vọng mới cho loài này. Dù vậy, thông báo hồi sinh sói trắng của Colossal không chính xác. Colossal so sánh hệ gene của sói trắng và sói xám, từ khoảng 19.000 gene, họ xác định 20 thay đổi ở 14 gene giúp tạo ra sói trắng, theo Rawlence.

Ngoài ra, “sói trắng” của Colossal không phải loài hồi sinh đầu tiên trên thế giới về mặt kỹ thuật. năm 2003, các nhà khoa học ở Tây Ban Nha nhân bản một loài dê hoang dã đã tuyệt chủng có tên bucardo hay dê núi Pyrene (Capra pyrenaica pyrenaica). Con dê non chào đời nhưng chết sau đó 7 phút do dị tật phổi.

An Khang (Theo Live Science)

Sự thật về dự án hồi sinh sói trắng tuyệt chủng 12.500 năm – Báo VnExpress

Robot mềm giúp cứu hộ nạn nhân trong đống đổ nát

Mỹ – Viện Công nghệ Massachusetts phát triển robot có thể giúp nhân viên cứu hộ lập bản đồ bên trong đống đổ nát sau những thảm họa như động đất, giúp tăng cơ hội cứu sống người gặp nạn.

Cách robot SPROUT hoạt động trong thảm họa.

 

Khi thảm họa lớn xảy ra và các công trình sụp đổ, mọi người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Nạn nhân ở trong môi trường độc hại này có thể gặp nguy hiểm và kiệt sức. Để giúp đội cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát, Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts cộng tác với nhóm nghiên cứu ở Đại học Notre Dame phát triển một robot mang tên Soft Pathfinding Robotic Observation Unit (SPROUT). SPROUT là một robot cây nho, loại robot mềm có thể dài ra và vượt qua chướng ngại vật hay luồn lách trong không gian nhỏ. Đội phản ứng nhanh có thể triển khai SPROUT dưới công trình đổ sập để thăm dò, lập bản đồ và tìm lối đi vào tối ưu qua đống mảnh vỡ, Phys.org hôm 2/4 đưa tin.

“Môi trường tìm kiếm cứu hộ trong đô thị có thể khắc nghiệt và thách thức, nơi ngay cả công nghệ chắc chắn nhất cũng gặp khó khăn khi hoạt động. Cách thức cơ bản mà robot cây nho hoạt động giúp giảm thiểu nhiều thách thức mà nền tảng khác phải đối mặt”, Chad Council, thành viên dự án SPROUT do Nathaniel Hanson chỉ đạo cho biết.

Đội phản ứng nhanh thường xuyên tích hợp công nghệ như camera và cảm biến vào luồng công việc để tìm hiểu môi trường hoạt động phức tạp. Tuy nhiên, nhiều công nghệ trong số này có những hạn chế. Ví dụ, camera chế tạo đặc biệt cho hoạt động tìm kiếm cứu hộ chỉ có thể thăm dò theo đường thẳng bên trong công trình sụp đổ. Nếu một đội muốn tìm kiếm kỹ hơn trong đống đổ nát, họ cần tạo lỗ chui vào để tới khu vực tiếp theo. Robot rất phù hợp để thăm dò bên trên đống gạch vụn, nhưng không thích hợp để tìm kiếm trong công trình chật hẹp kém ổn định và chi phí sửa chữa rất tốn kém nếu hỏng hóc. Thách thức mà SPROUT hướng tới giải quyết là làm thế nào để chui vào bên dưới công trình sụp đổ thông qua sử dụng robot chi phí thấp, dễ vận hành, có thể mang theo camera và cảm biến, đồng thời vượt qua những đoạn đường quanh co.

SPROUT bao gồm một ống có thể phồng to làm từ vật liệu kín khí mở ra từ đế cố định. Ống này phồng lên bằng khí và một motor điều khiển triển khai robot. Khi ống vươn sâu vào đống đổ nát, nó có thể uốn quanh các góc và chui qua lối hẹp. Một camera và những cảm biến khác đặt ở đầu ống chụp ảnh và lập bản đồ môi trường mà robot đang dò đường. Nhà vận hành điều khiển SPROUT bằng cần chỉnh hướng, theo dõi màn hình hiển thị dữ liệu từ camera của robot. Hiện nay, SPROUT có thể vươn xa tới 3 mét và nhóm nghiên cứu đang tìm cách mở rộng lên 7,6 mét.

Trong khi chế tạo SPROUT, nhóm nghiên cứu đã vượt qua một số thách thức liên quan tới độ linh hoạt của robot. Do robot cấu tạo từ vật liệu dễ biến dạng có thể uốn cong ở nhiều điểm, suy đoán và kiểm soát hình dạng của robot khi nó triển khai trong môi trường rất khó. Xác định cách sử dụng áp suất không khí bên trong robot để điều hướng là điều thiết yếu đối với hệ thống mà đội phản ứng khẩn cấp dùng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phải thiết kế ống để giảm tối đa ma sát khi robot dài ra và kỹ sư điều khiển hướng.

Trong khi hệ thống điều khiển từ xa là khởi đầu tốt để đánh giá nguy cơ từ đống đổ nát, nhóm nghiên cứu cũng tìm cách mới để ứng dụng công nghệ robot như sử dụng dữ liệu do robot thu thập nhằm lập bản đồ chỗ trống dưới đống đổ nát. Để giải quyết vấn đề, Hanson và cộng sự lập mô phỏng cho phép họ tạo ra minh họa thực tế của công trình sụp đổ và phát triển thuật toán để lập bản đồ khoảng trống.

Phòng thí nghiệm Lincoln đã thử nghiệm SPROUT với đội phản ứng nhanh ở khu vực huấn luyện Massachusetts Task Force 1 ở Beverly, Massachusetts. Thử nghiệm cho phép các nhà nghiên cứu cải thiện độ bền và linh động của robot, học hỏi cách triển khai và điều khiển robot hiệu quả hơn. Họ đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu thực địa lớn hơn vào mùa xuân năm nay. Cảm biến trong không gian hạn chế không phải là vấn đề của riêng đội phản ứng nhanh trước thảm họa. Nhóm nghiên cứu dự đoán công nghệ của họ có thể sử dụng trong bảo dưỡng, hệ thống quân sự hoặc cơ sở hạ tầng thiết yếu với vị trí khó tiếp cận này.

An Khang (Theo Phys.org)

Robot mềm giúp cứu hộ nạn nhân trong đống đổ nát – Báo VnExpress

VnExpress tạo cổng kết nối người dân với Bộ Khoa học và Công nghệ

Cổng “Góp ý kiến tạo” là cầu nối để người dân, doanh nghiệp gửi ý kiến, góc nhìn, đề xuất tới Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.

Góp ý kiến tạo“, được mở ngày 8/4, do VnExpress phối hợp triển khai cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm xây dựng cơ chế tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.

Thông qua đó, Bộ Khoa học và Công nghệ muốn lắng nghe ý kiến đóng góp, từ đó tiếp cận gần hơn và hiểu rõ hơn những vấn đề, vướng mắc, bất cập mà người dân, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học gặp phải, cùng những kiến nghị, giải pháp mang tính sáng tạo để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Giao diện cổng “Góp ý kiến tạo” trên VnExpress. Ảnh: Lưu Quý

Khác với hòm thư truyền thống, “Góp ý kiến tạo” để người hỏi chủ động chọn địa chỉ muốn nhận câu trả lời là Bộ trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị chức năng.

Sau khi tiếp nhận, VnExpress đóng vai trò cầu nối, chuyển tiếp đến Bộ trưởng, cá nhân, tổ chức liên quan để hồi đáp. Câu hỏi và câu trả lời sẽ được lựa chọn đăng trên cổng, tăng sự tương tác hai chiều. Chúng tôi kỳ vọng nhận được phản ánh, sáng kiến thuộc mọi lĩnh vực, trong đó trọng tâm là chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực công nghệ cao, dịch vụ hành chính công, sở hữu trí tuệ…

Cổng “Góp ý kiến tạo” đánh dấu sự thay đổi căn bản trong tư duy quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Người dân không còn là nhóm thụ hưởng chính sách, mà trở thành chủ thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp ý tưởng phát triển kinh tế, xã hội.

Các câu hỏi cũng là nguồn dữ liệu đầu vào cho những quyết định quan trọng về thể chế hay dự án phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.

Cổng Góp ý kiến tạo

Trọng Đạt

 

VnExpress tạo cổng kết nối người dân với Bộ Khoa học và Công nghệ – Báo VnExpress Công nghệ

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

 

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Giang Huy

Nhìn lại lịch sử Cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” đó đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong 80 năm qua, luôn gắn cách mạng nước ta với trào lưu tiến bộ của thời đại và sự nghiệp chung của nhân loại.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định muốn hòa bình và phát triển thì phải mở cửa với bên ngoài, hợp tác với các quốc gia khác, trong đó hội nhập quốc tế là hình thức, trình độ phát triển cao của hợp tác quốc tế. Nói cách khác hội nhập quốc tế là “đặt đất nước vào dòng chảy chính của thời đại, đập cùng nhịp đập, thở cùng hơi thở của thời đại”, gia tăng sức mạnh của mình thông qua việc gắn kết với thế giới. Đảng đã đề ra chủ trương hội nhập quốc tế, trước là hội nhập kinh tế, sau là hội nhập toàn diện để khơi thông, mở rộng quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao vai trò, vị thế của quốc gia, đưa Việt Nam hội nhập vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế quốc tế và nền văn minh nhân loại.

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/01/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Đảng ta xác định hội nhập quốc tế là chiến lược quan trọng nhằm củng cố vị thế chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia, nâng tầm ảnh hưởng của đất nước trên bản đồ thế giới. Hội nhập quốc tế đã từng bước phát triển qua các thời kỳ, từ hội nhập có giới hạn, có chọn lọc, thiên về ý thức hệ, hội nhập kinh tế đơn thuần ban đầu đến “hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện” hiện nay. Đại hội Đảng lần thứ IX lần đầu tiên đề ra chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội Đảng lần thứ XI đánh dấu một bước chuyển trong tư duy từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực”. Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị là sự cụ thể hóa đường lối hội nhập quốc tế với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Gần đây nhất, tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, định hướng chiến lược này một lần nữa được phát triển, hoàn thiện hơn thành “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng có hiệu quả”.

Trong 40 năm đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng, mang tầm vóc lịch sử. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 nước, trong đó có tất cả các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh phát triển sâu rộng, thực chất. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên gần 5.000 USD. Việc tham gia các thỏa thuận hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế đa tầng nấc, nhất là 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã gắn kết Việt Nam với hơn 60 nền kinh tế chủ chốt, tham gia sâu hơn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các chủ trương hội nhập quốc tế vẫn còn những điểm chưa thực sự như mong đợi, chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển. Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đem lại không ít thách thức và mặt trái như: cạnh tranh không công bằng, tăng trưởng không bền vững, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, nguy cơ “chệch hướng”, “xâm lăng văn hóa”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “sói mòn niềm tin” trong nội bộ…

Thế giới đang đứng trước những thay đổi căn bản mang tính thời đại, biến đổi sâu sắc về mọi mặt dưới tác động của các chuyển dịch lớn của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ. Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Những thay đổi này đang tạo ra một môi trường quốc tế đa chiều hơn, mở ra những vận hội lớn cùng nhiều thách thức lớn cho đất nước. Trong giai đoạn giao thời, quá độ giữa cái cũ và cái mới, các nước vừa và nhỏ thường bị đặt ở thế bị động, không kịp thích ứng. Trong lần chuyển đổi này, nếu không kịp thời bắt nhịp với thế giới, nhận diện và tranh thủ cơ hội để đặt đất nước vào đúng dòng chảy của thời đại trong 10 năm, 20 năm tới, nguy cơ tụt hậu sẽ hiện hữu hơn bao giờ hết.

Sức mạnh thời đại hiện nay là các xu thế chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới như hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế dân chủ hóa quan hệ quốc tế, xu thế phát triển bền vững, xu thế hợp tác và liên kết kinh tế; là sức mạnh của cộng đồng quốc tế đồng thuận trong kiến tạo, củng cố thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng, dựa trên luật pháp quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang mở ra không gian phát triển vô tận dựa trên tri thức và tiềm năng con người.

Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết 59 đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao.

Trước hết, cùng với quốc phòng, an ninh, “đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế” là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Tinh thần trọng yếu thường xuyên trong hội nhập quốc tế là phải tranh thủ nguồn lực, điều kiện thuận lợi bên ngoài cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước từ sớm, từ xa; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, đảm bảo tốt nhất lợi ích của nhân dân.

Thứ hai, trong nhận thức, hội nhập quốc tế phải là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực, lực lượng chủ công và đối tượng thụ hưởng các lợi ích của hội nhập quốc tế. Hội nhập nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc, hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan.

Thứ ba, hội nhập quốc tế phải trên cơ sở nội lực có vai trò quyết định, gia tăng nội lực đi đôi với với tranh thủ ngoại lực. Nội lực là nguồn lực chính, là gốc rễ cho sức mạnh, vì vậy phải luôn được phát huy để đảm bảo tính chủ động, độc lập, tự cường nhưng đồng thời, cần tranh thủ cao độ mọi nguồn lực từ bên ngoài để kết hợp và bổ sung cho nội lực. Kết hợp nhuần nguyễn giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.

Thứ tư, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, “hợp tác để đấu tranh và đấu tranh để hợp tác. Chú trọng phần đối tác, hạn chế phần đối tượng”. Đồng thời, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trong hội nhập, phải thể hiện đúng tinh thần “đối tác tích cực, có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp cho những nỗ lực chung của khu vực và thế giới.

Thứ năm, hội nhập quốc tế phải mang tính chất “đồng bộ, toàn diện, sâu rộng”, trong đó các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong một chiến lược tổng thể, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình và bước đi phù hợp.

Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài- Phát triển bền vững – Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra. Giai đoạn Cách mạng hiện nay, chúng ta cần triển khai quyết liệt và hiệu quả theo các hướng sau:

Một là tư duy, nhận thức và hành động mới trong hội nhập quốc tế phải được quán triệt sâu rộng, đi vào cuộc sống. Theo đó, nhận thức về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả là một định hướng chiến lược lớn của Đảng, là một động lực quan trọng để phát triển và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cần được thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đến từng tổ chức, từng người dân và doanh nghiệp. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế, các yêu cầu, nhiệm vụ, cơ hội, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam trong hội nhập quốc tế cần được phổ biến, quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Hai là hội nhập kinh tế được xác định là trung tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số. Tập trung vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, ưu tiên huy động nguồn lực cho những lĩnh vực, dự án then chốt như của hạ tầng chiến lược về giao thông, về năng lượng như đường sắt tốc độ cao, đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay; nhà máy điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời; giảm phát thải và trung hoà các-bon để tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Cần tận dụng hiệu quả các cam kết, thỏa thuận, liên kết kinh tế quốc tế, nhất là các FTA thế hệ mới, để tăng cường đan xen lợi ích, không để phụ thuộc vào một số ít đối tác. Hoàn thiện thể chế trong nước nhằm nâng cao năng lực thực thi các cam kết, thoả thuận quốc tế. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực mới nổi, quan trọng, động lực mới cho tăng năng suất lao động như công nghệ thông tin, viễn thông, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Có chính sách phù hợp để thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, quản trị, kỹ năng chuyên môn cho doanh nghiệp và lao động Việt Nam. Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh có hiệu quả ở nước ngoài, xây dựng các thương hiệu quốc gia mang tầm quốc tế.

Ba là hội nhập về chính trị, an ninh, quốc phòng phải hướng tới mục tiêu nâng cao tiềm lực, vị thếđất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy. Hội nhập quốc tế phải phát huy hiệu quả mạng lưới các quan hệ đối tác đã được xác lập để gia tăng tin cậy chính trị, tranh thủ nguồn lực cho phát triển, giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tăng cường phối hợp với các đối tác để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống như vấn đề Biển Đông, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực; chống ô nhiễm, dịch bệnh, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia… Với thế và lực mới, chúng ta có thể vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải trong những lĩnh vực phù hợp; đóng góp tích cực hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu hộ, cứu nạn quốc tế; đa dạng hóa hợp tác quốc phòng, an ninh, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng.

Bốn là, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải được xác định là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực phát triển nhanh lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất theo tinh thần củaNghị quyết 57. Do đó hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải hướng tới việcđưa các chuẩn mực, quy định về khoa học, công nghệ trong nước tiệm cận với các chuẩn mức, thông lệ quốc tế tiên tiến. Qua đó, nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển của đất nước, huy động,
tranh thủ được nguồn lực quốc tế và phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn, các ngành mới nổi và các lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Năm là đẩy mạnh hội nhập toàn diện về văn hoá, xã hội, du lịch, môi trường, giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác. Về văn hoá, hội nhập nhưng phải gắn với bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa dân tộc; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, công nghiệp nội dung, các sản phẩm, thương hiệu văn hoá có chất lượng và năng lực cạnh tranh toàn cầu. Về y tế, tăng cường hợp tác về nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển một số trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm quốc tế để chữa, trị bệnh theo phương châm “Đông-Tây y kết hợp”. Về giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh chuẩn hoá, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo trong nước ngang tầm khu vực và quốc tế. Về du lịch, mở rộng, đa dạng hoá thị trường, chú trọng các thị trường có tiềm năng, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú lâu ngày. Về lao động, triển khai các cơ chế phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao kỹ năng học tập suốt đời, năng lực và năng suất của lực lượng lao động Việt Nam. Và cao nhất, là xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam của “thế hệ vươn mình”, để đến năm 2045 những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi sánh vai cùng bạn bè quốc tế cả về trí tuệ và thể chất.

Sáu là, khắc phục điểm nghẽn về thực thi cam kết, thỏa thuận quốc tế và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó, đẩy mạnh việc rà soát, nội luật hoá pháp luật quốc tế để thực hiện đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả các nghĩa vụ, cam kết của ta. Các tổ chức, đoàn thể phải tăng cường giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các cam kết về hội nhập quốc tế. Các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh đôn đốc việc thực hiện các cam kết, thoả thuận quốc tế. Đồng thời, thể chế hoá, cụ thể hoá các chiến lược hội nhập quốc tế theo ngành, lĩnh vực, nhất là xây dựng, hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, giảm phát thải các-bon, không gian vũ trụ.

Bảy là, phát huy tinh thần của Nghị quyết 18 trong hội nhập quốc tế, kiện toàn các cơ quan chuyên trách theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp. Mục tiêu là đưa các cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn, tạo chuyển biến trong phối hợp triển khai hội nhập quốc tế giữa các cấp, các ngành, các địa phương và từng người dân, doanh nghiệp. Coi công tác cán bộ là “gốc”, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập, có chuyên môn, kỹ năng cao, ngang tầm quốc tế, có khả năng tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp quốc tế. Đổi mới, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương, người dân và doanh nghiệp trong tham gia hội nhập quốc tế.

Cuối cùng, hội nhập quốc tế chỉ thành công khi hội nhập trở thành văn hóa tự giác của mọi tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, địa phương; phát huy được vai trò trung tâm, sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của cả người dân, doanh nghiệp, địa phương trong gắn kết hội nhập quốc tế và hội nhập trong nước, kết nối giữa các vùng, miền, địa phương, kết nối giữa các ngành, lĩnh vực, kết nối giữa nghiên cứu và triển khai… để đưa hội nhập thành các kết quả cụ thể.

Bác Hồ của chúng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tìm ra con đường cứu nước, đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau như ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia – dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Noi gương Bác, chúng ta phải bắt nhịp với sự vận động của thế giới, tìm ra con đường mang lại hòa bình, ổn định, thịnh vượng, phát triển và xây dựng vị thế cao hơn, vững chắc hơn cho đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Những thành quả của hội nhập cho đến nay đã góp phần tích lũy thế và lực cho sự bứt phá tiếp theo. Tiếp nối tinh thần đó, Nghị quyết 59 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Đảng ta về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới, tạo động lực đưa đất nước tiến tới đài vinh quang của độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn thịnh, trường tồn.

Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng

Tổng Bí thư: Khoa học công nghệ là con đường duy nhất đưa đất nước phát triển – Báo VnExpress

Kế hoạch thu hồi vệ tinh ‘già’ nhất

Mỹ-Các chuyên gia muốn đưa vệ tinh Vanguard 1, khối cầu nhôm lớn bằng quả bưởi với các ăng-ten giống gai, trở về sau 67 năm bay trên quỹ đạo.

Vệ tinh Vanguard 1 là một quả cầu nhôm nhỏ với nhiều ăng-ten giống gai (trái), được phóng lên không gian từ bang Florida, Mỹ, vào tháng 3/1958 (phải). Ảnh: NASA/NRL

Vanguard 1 lên tới quỹ đạo vào ngày 17/3/1958 với tư cách là vệ tinh thứ hai của Mỹ, chỉ sau vệ tinh Explorer 1 phóng lên không gian ngày 31/1/1958. Tuy nhiên, Vanguard 1 là vệ tinh đầu tiên chuyển đổi ánh sáng Mặt Trời thành điện.

Trong khi Explorer 1 rơi trở lại khí quyển Trái Đất năm 1970, vệ tinh nhỏ Vanguard 1 của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) vẫn trụ lại. Nó thậm chí vừa kỷ niệm 67 năm bay quanh hành tinh xanh.

Dù Vanguard 1 đã ngừng hoạt động từ năm 1964, khi pin Mặt Trời không còn tạo đủ lượng điện cần thiết, nhưng các nhà khoa học vẫn nắm được vị trí hiện tại của nó. Vệ tinh này đang bay theo quỹ đạo hình elip với điểm gần nhất cách Trái Đất khoảng 660 km, điểm xa nhất cách Trái Đất khoảng 3.822 km.

Giờ đây, Vanguard 1 có thể đạt thêm một danh hiệu nữa: Vệ tinh lâu đời nhất từng được thu hồi. Các kỹ sư và nhà phân tích từ công ty Mỹ Booz Allen Hamilton đề xuất “bắt” Vanguard 1 trên quỹ đạo và đưa nó trở về Trái Đất, Space hôm 6/4 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu tin rằng lựa chọn tốt nhất là một nhiệm vụ gồm hai giai đoạn: đánh giá và tiến hành thu hồi. Đầu tiên, tình trạng của Vanguard 1 cần được đánh giá, có thể bằng tàu vũ trụ trang bị camera để chụp ảnh và thực hiện các phép đo khác ở khoảng cách gần. Một giải pháp khác là dùng radar và kính viễn vọng ở mặt đất hoặc trên không gian, nhưng có thể sẽ không chụp được ảnh với độ phân giải cần thiết để đánh giá, theo Chris Vanwy, thành viên nhóm nghiên cứu.

Một vấn đề lớn là tính khả thi của việc bắt giữ Vanguard 1, vì nhiều ăng-ten của nó quá mỏng manh để dùng làm điểm bám. Ngoài ra, vệ tinh cũng không có cơ chế kết nối hay điểm bám thuận lợi.

Nếu đánh giá cho thấy việc thu hồi là khả thi, giai đoạn tiếp theo là cân nhắc xem nên sử dụng tàu bán tự động hay cử phi hành đoàn đến thu hồi. Với phương án tàu, thử nghiệm sắp tới do Cơ quan Nghiên cứu Dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) tài trợ có thể minh họa một kỹ thuật phù hợp: NRL đang gắn hệ thống cánh tay robot, camera và phần mềm đi kèm vào một tàu vũ trụ do công ty SpaceLogistics chế tạo. Kế hoạch là đưa tàu lên quỹ đạo địa đồng bộ cuối năm nay, tiếp cận một số vệ tinh liên lạc đã ngừng hoạt động và gắn ba lô phản lực cho chúng bằng cánh tay robot. Có thể một tàu vũ trụ tương tự sẽ bắt được Vanguard 1.

Với phương án dùng tàu có người lái, có thể sử dụng tàu Crew Dragon đã được sửa đổi của SpaceX, tương tự con tàu từng chở tỷ phú Jared Isaacman cùng ba hành khách khác lên không gian. Trong chuyến bay đó, Isaacman và kỹ sư SpaceX Sarah Gillis đã thay phiên nhau chui ra từ phần mũi của Crew Dragon để thử nghiệm bộ đồ SpaceX mới.

Do mũi tàu đủ lớn để Isaacman và Gillis chui ra, nhóm nghiên cứu cho rằng các phi hành gia tương lai có thể mang Vanguard 1 vào Dragon theo cách này với một số thiết bị hỗ trợ, sau đó đặt nó vào hộp chứa để gửi trở về Trái Đất. Việc thu hồi vệ tinh thủ công có thể chính xác hơn nhưng cũng làm tăng chi phí.

Ngoài giá trị lịch sử, việc đưa Vanguard 1 trở về còn hấp dẫn vì nhiều lý do khác. Một trong số đó là khả năng phát triển và chứng minh những kỹ thuật bắt vệ tinh trên quỹ đạo. Ngoài ra, với các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu về vật liệu và tác động của bức xạ, đây sẽ là cơ hội chưa từng có để điều tra những ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài với môi trường vũ trụ.

Thu Thảo (Theo Space, Aerospace America)

Kế hoạch thu hồi vệ tinh ‘già’ nhất – Báo VnExpress

‘Mua công nghệ là cách nhanh để Việt Nam tự chủ bán dẫn’

Sau khi bỏ lỡ hàng chục năm phát triển công nghiệp bán dẫn, con đường ngắn nhất để Việt Nam tự chủ là mua hoặc hợp tác với nước ngoài, theo GS.TS Đặng Lương Mô, chuyên gia vi mạch – bán dẫn.

GS.TS Đặng Lương Mô, Giáo sư Danh dự – Đại học Hosei, Tokyo, Nhật Bản, cố vấn Đại học Quốc gia TP HCM, có gần 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn – vi mạch và là người đặt viên gạch nền móng cho Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM – nơi chế tạo thành công chip thương mại đầu tiên của Việt Nam.

GS.TS Đặng Lương Mô, chuyên gia vi mạch – bán dẫn, nuối tiếc vì Việt Nam đã bỏ qua hàng chục năm cùng nhiều cơ hội phát triển công nghiệp bán dẫn. Ảnh: Phùng Tiên

– Giáo sư có gần 50 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản từ 1957, đây cũng là giai đoạn ngành bán dẫn Nhật phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh ngang vị thế của Mỹ. Theo ông, thành công của quốc gia này đến từ đâu?

– Sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Mỹ đã phát minh ra transistor (bóng bán dẫn), thành tố cốt lõi của chip. Nhận ra tầm quan trọng, Nhật Bản đã nhanh chóng theo chân, trở thành một trong những nước xông xáo nhất đầu tư vào lĩnh vực này.

Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch quốc gia kéo dài 4 năm (1976-1980) mang tên Tổ hợp Nghiên cứu công nghệ vi mạch siêu quy mô thuộc Bộ Thương nghiệp Quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp), được gọi là Kế hoạch VL (VLSI – Very Large Scale Integration). Dự án quy tụ 5 công ty máy tính lớn chủ chốt là Fujitsu, Hitachi, Mitsubishi, NEC, Toshiba và sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Công nghệ Điện tử, Viện Kỹ thuật Công nghiệp.

Lần đầu tiên, Nhật Bản kết hợp nhiều công ty khổng lồ vốn là địch thủ, khiến họ phải cùng nhau góp sức cho mục đích chung. Mỗi công ty cung cấp 20 người, đều là những nhà nghiên cứu giỏi, tập trung tại thị trấn Miyazaki-dai, TP Kawasaki, cạnh Tokyo để tiến hành nghiên cứu VLSI. Tổng kinh phí cho dự án là 70 tỷ JPY (290 triệu USD tính theo tỷ giá khi đó).

Kết quả, Nhật Bản là nơi đầu tiên chế tạo đại trà được vi mạch với quy mô rất lớn. Họ còn phát triển được tất cả công nghệ liên quan tới những khâu khác, từ vật liệu đầu vào đến các thiết bị chế biến, kiểm tra và đóng gói. Nhờ vậy, quốc gia này duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về sản xuất vi mạch từ gần cuối thập kỷ 1980 đến hết thế kỷ 20.

Năm 1987, tổng sản lượng bán dẫn vi mạch thế giới là 29,395 tỷ USD, trong đó Nhật Bản chiếm 16,429 tỷ USD (55,09%), tiếp theo là Mỹ, Hà Lan, Pháp, Italy, Đức. Đến 2001, Mỹ trở lại vị trí số một. Hiện, Nhật Bản vẫn thuộc top đầu thế giới về sản xuất thiết bị chế tạo vi mạch.

– Việt Nam quan tâm đến bán dẫn từ sớm khi năm 1979 đã thành lập nhà máy sản xuất đầu tiên Z181, rồi ngưng hoạt động năm 1990. Trong khi đó, Hàn Quốc xuất phát trước chúng ta không quá lâu và có bước tiến lớn. Ông đánh giá thế nào về khác biệt này?

– Hàn Quốc có xuất phát điểm giống Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ấy có tầm nhìn xa khi dám bỏ tiền mua công nghệ đầu tư nhà máy Z181. Song, chúng ta không chuẩn bị cho ngành công nghiệp phụ trợ, đây là nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án.

Để làm chip, phải có vật liệu đầu vào, thiết bị chế tạo, kiểm tra và đóng gói. Ở Việt Nam khi ấy, nhà máy cần mua con ốc cũng không thể tìm được, phải nhập từ nước ngoài. Transistor hay diod làm ra với tỷ lệ hỏng cao. Đến giờ, Việt Nam vẫn chưa có nền công nghiệp phụ trợ hoàn chỉnh chứ đừng nói đến công nghệ nguồn, công nghệ cơ bản về bán dẫn – vi mạch.

Trong khi đó, Hàn Quốc bắt đầu tham gia khâu lắp ráp xa bờ, làm công cho những tập đoàn công nghệ và sản xuất lớn, chủ yếu của Mỹ, Nhật Bản. Qua đó, họ học hỏi công nghệ và tích lũy tư bản để đầu tư vào công nghiệp phụ trợ.

Thật sự, chúng ta đã bỏ lỡ mấy chục năm phát triển ngành bán dẫn.

Tháng 4/2003, tôi đến tuổi hưu và rời Nhật Bản, trở về Việt Nam, quyết tâm góp sức để xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tại quê nhà.

Trước đó, năm 2000, tôi xin được viện trợ 3,5 triệu JPY (35.000 USD) giúp Đại học Bách khoa TP HCM xây dựng Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Thiết kế và Mô phỏng Vi mạch. Năm 2007, tôi tiếp tục đứng tên xin mở chương trình sau đại học hướng vi điện tử tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM.

Khi đã có con người, năm 2008, tôi đề xuất thành lập và trở thành cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM. ICDREC cho ra hàng loạt chip từ cơ bản đến ứng dụng, như chip vi xử lý, vi điều khiển, chip điều áp. Ở đỉnh cao hoạt động, ICDREC có lúc lên tới gần 200 người. Ba cơ sở trên đóng góp đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư vi mạch.

Năm 2014, ICDREC thương mại hoá thành công chip SG8V1 đầu tiên, ủy thác cho TSMC sản xuất. TP HCM còn đưa ra dự án phát triển một nhà máy chế tạo vi mạch công nghệ dưới 300 nm. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn không được triển khai.

Thực tế này cho thấy bên cạnh con người, quyết tâm và sự nghiêm túc của Nhà nước khi đầu tư cho ngành vi mạch – bán dẫn rất quan trọng. Suốt một thời gian dài, chúng ta thiếu điều này.

Năm 2003, tôi thương thảo với phía Nhật Bản tài trợ một phòng thí nghiệm bằng vốn ODA không hoàn trả mang tên Center for MicroElectronics Fabrication (CMEF), trị giá 7,5 triệu USD. Phòng thí nghiệm có thể chế tạo ra một chip từ đầu đến cuối. Nhưng sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ phê duyệt thứ tự ưu tiên hạng 5 trong 7 dự án xin ODA từ Nhật Bản. Phía đối tác đánh giá chúng ta không tha thiết nên đầu tư cho Malaysia và nước này đã sản xuất được chip ngay những năm 2000. Ta bỏ lỡ cơ hội “nghìn năm có một”.

Một lần khác, năm 2015, tôi cũng làm cầu nối thương lượng với Nhật Bản chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) để xây dựng xưởng sản xuất chip cực tiểu (minimal fab) tại Việt Nam, có thể chế tạo chip quy mô nhỏ. Hai bên ký kết ghi nhớ chuyển giao công nghệ và chúng ta phải cử người sang học hai năm. Tuy nhiên, ta chỉ thực hiện một năm và tự ý bỏ nên dự án không thành.

– Bị bỏ xa nhiều năm như vậy, làm thế nào chúng ta bắt kịp tốc độ phát triển chip bán dẫn của thế giới?

– Thành công của ICDREC cho thấy Việt Nam đã nắm được “chìa khóa” về thiết kế vi mạch. Hiện thứ chúng ta còn thiếu là công nghệ chế biến, chế tạo.

Nếu giờ bắt đầu từ A đến Z sẽ làm không xuể, công nghệ đã khác rất nhiều, để đạt được những tiến bộ như giai đoạn trước cũng không dễ. Cách tốt nhất Việt Nam phải dựa vào chuyển giao công nghệ qua hình thức mua hoặc hợp tác phát triển với nước ngoài.

Đây cũng là bài học từ Nhật Bản. Ngay từ những năm cuối thập niên 1950, Sony đã mua công nghệ của Mỹ để chế tạo transistor, rồi sử dụng transistor chế ra radio bỏ túi. Toshiba, công ty tôi từng làm việc, vốn chuyên về thiết bị điện nặng và điện gia dụng, như TV, radio, tủ lạnh, nhưng từ khoảng đầu thập niên 1960 cũng bắt đầu mua công nghệ và dấn thân phát triển công nghiệp bán dẫn.

Vậy lựa chọn mua công nghệ nào? Con chip cũng thiên hình vạn trạng. Quan trọng là Việt Nam phải nhìn vào thị trường trong nước để xem nên ưu tiên đầu tư cho chip nào.

Hiện, quá nửa số chip trên thế giới sản xuất ở công nghệ 65-250 nm, thậm chí vẫn được chế tạo bằng công nghệ trên một micromet. Những chip này lắp ráp vào các vật dụng thường ngày như máy giặt, xe gắn máy… Việt Nam có thể sản xuất chip công nghệ trên 60 nm cũng đã tốt rồi.

Còn công nghệ mức 2-3 nm là câu chuyện của những nơi đã có kinh nghiệm và đầu tư lâu năm, như TSMC, Samsung, Intel. Chúng ta chưa cần vươn vai lên cho bằng họ ngay bây giờ.

Vấn đề là phải đầu tư bền bỉ. Toshiba phải cắn răng chịu đựng thua lỗ 20 năm mới thực sự có lời trong sản xuất bán dẫn – vi mạch. Tôi không biết chúng ta có đủ kiên nhẫn như vậy không?

Chip 5G đầu tiên của Viettel được trưng bày tại sự kiện đổi mới sáng tạo tháng 10/2023. Ảnh: Lưu Quý

– Theo ông, Việt Nam có lợi thế gì để thu hút hợp tác quốc tế?

– Ta có thể dùng nguồn tài nguyên đất hiếm làm phương tiện “vật đổi vật” với nước ngoài. Tuy nhiên, đây không phải “nguồn vốn” duy nhất.

Đất hiếm là tài nguyên quý giá, nhưng không trực tiếp dùng cho công nghiệp bán dẫn mà chỉ có quan hệ “họ hàng xa”. Trái lại, Việt Nam còn một nguồn tài nguyên trực tiếp hơn với công nghiệp bán dẫn là cát đá silicat hoặc cát đá thạch anh, loại vật liệu chứa trên 98% silicon, nguyên liệu chính của nền công nghiệp bán dẫn – vi mạch.

Nhật Bản là nơi cung cấp 3/4 tổng lượng cát silicon dùng cho nền công nghiệp bán dẫn – vi mạch thế giới. Tuy nhiên, nguyên liệu thô là đá thạch anh thì Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài. Trong khi, Việt Nam có nguồn thạch anh tiềm năng. Đây là lợi thế lớn trong hợp tác quốc tế.

Do đó, chúng ta cần phát triển thêm mảng vật liệu bán dẫn để khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên mà nhiều nước khác không có, đồng thời tích lũy vốn để đầu tư cho sản xuất chip.

– Từ kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực, theo ông Việt Nam cần làm gì để chiến lược phát triển vi mạch – bán dẫn lần này không dở dang như những dự án trước đây?

– Chúng ta đã có Nghị quyết 57 Bộ Chính trị, có Chiến lược Phát triển Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng ký, tức đủ cơ sở vững chắc cho sự phát triển nền công nghiệp bán dẫn – vi mạch. Vấn đề còn lại là triển khai thế nào.

Để phát triển hoàn chỉnh, ta phải dấn thân vào mọi khâu: giáo dục – đào tạo, nghiên cứu – phát triển, thiết kế, chế tạo, kiểm thử – đóng gói và phát triển vật liệu thô. Cùng với đó là sự hợp tác chặt chẽ của ba nhà là Nhà nước – Nhà trường – Nhà sản xuất, kết hợp với hợp tác quốc tế. Phải kiên trì với hành trình này mới có thể thấy thành quả.

Ngày nay đi tìm một sản phẩm công nghiệp hiện đại không chứa vi mạch còn khó hơn “mò kim đáy biển”. Thử hỏi, quá trình chuyển đổi số sẽ được thực hiện bằng những vật liệu, phụ kiện, máy móc, thiết bị gì? Việc xây dựng một hệ thống như vậy cũng không thể chỉ làm một lần, mà cần được bảo trì, bảo dưỡng, khuếch đại, nâng cấp liên tục.

Kinh phí cho hệ thống chuyển đổi số toàn quốc sẽ vô cùng lớn và kéo dài. Nếu tất cả vật tư đều phải mua từ nước ngoài sẽ vô cùng tốn kém. Nếu muốn phát triển công nghiệp số, dù thế nào Việt Nam cũng phải có nền công nghiệp chế tạo bán dẫn vi mạch. Chỉ cần khoảng 50% đồ điện tử xung quanh dùng chip Việt Nam là đã quá thành công rồi.

Vấn đề cốt lõi là phải phát triển nền công nghiệp điện tử trong nước “đủ lông, đủ cánh” để thỏa mãn những nhu cầu nội địa cấp thiết trong chuyển đổi số, hướng tới xây dựng xã hội số bền vững trong tương lai.

Thu Hằng – Đăng Nguyên

‘Mua công nghệ là cách nhanh để Việt Nam tự chủ bán dẫn’ – Báo VnExpress Công nghệ

‘Cải cách kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam’

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hội nhập kinh tế phải được xác định là trung tâm, hội nhập lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngày 3/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”. Ông cho biết trong lịch sử Cách mạng Việt Nam, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” đó đã được Đảng vận dụng sáng tạo trong 80 năm qua, luôn gắn cách mạng nước ta với trào lưu tiến bộ của thời đại và sự nghiệp chung của nhân loại. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng xác định muốn hòa bình và phát triển thì phải mở cửa với bên ngoài, hợp tác với các quốc gia khác, trong đó hội nhập quốc tế là hình thức, trình độ phát triển cao của hợp tác quốc tế. Nói cách khác hội nhập quốc tế là “đặt đất nước vào dòng chảy chính của thời đại, đập cùng nhịp đập, thở cùng hơi thở của thời đại”, gia tăng sức mạnh của mình thông qua việc gắn kết với thế giới.

Theo Tổng Bí thư, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết 59 năm 2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Trong 40 năm đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng, mang tầm vóc lịch sử. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 nước, trong đó có tất cả các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, các nước lớn; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh phát triển sâu rộng, thực chất.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Giang Huy

Tuy nhiên theo Tổng Bí thư, kết quả thực hiện các chủ trương hội nhập quốc tế vẫn còn những điểm chưa thực sự như mong đợi. Thế giới đang đứng trước những thay đổi căn bản mang tính thời đại, biến đổi sâu sắc về mọi mặt dưới tác động của các chuyển dịch lớn của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ. Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Trong lần chuyển đổi này, “nếu không kịp thời bắt nhịp với thế giới, nhận diện và tranh thủ cơ hội để đặt đất nước vào đúng dòng chảy của thời đại trong 10 năm, 20 năm tới, nguy cơ tụt hậu sẽ hiện hữu hơn bao giờ hết”.

Ông nhấn mạnh “đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử”. Cùng với quốc phòng, an ninh, “đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế” là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Tinh thần trọng yếu thường xuyên trong hội nhập quốc tế là phải tranh thủ nguồn lực, điều kiện thuận lợi bên ngoài cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước từ sớm, từ xa; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, đảm bảo tốt nhất lợi ích của nhân dân.

Hội nhập quốc tế phải trên cơ sở nội lực có vai trò quyết định, gia tăng nội lực đi đôi với tranh thủ ngoại lực. Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, “hợp tác để đấu tranh và đấu tranh để hợp tác. Chú trọng phần đối tác, hạn chế phần đối tượng”. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế phải mang tính chất “đồng bộ, toàn diện, sâu rộng”, trong đó các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong một chiến lược tổng thể, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình và bước đi phù hợp.

Tổng Bí thư khẳng định đất nước đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài – Phát triển bền vững – Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra.

Giai đoạn Cách mạng hiện nay, ông yêu cầu các cấp triển khai quyết liệt và hiệu quả theo một số định hướng. Trong đó tư duy, nhận thức và hành động mới trong hội nhập quốc tế phải được quán triệt sâu rộng, đi vào cuộc sống. Nhận thức về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả là một định hướng chiến lược lớn của Đảng, là một động lực quan trọng để phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Hội nhập kinh tế được xác định là trung tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số. Trong đó, các ngành có lợi thế và tiềm năng cần được tập trung, ưu tiên huy động nguồn lực cho những lĩnh vực, dự án then chốt như của hạ tầng chiến lược về giao thông, về năng lượng như đường sắt tốc độ cao, đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay; nhà máy điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời; giảm phát thải và trung hòa carbon để tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao.

“Cần tận dụng hiệu quả các cam kết, thỏa thuận, liên kết kinh tế quốc tế, nhất là các FTA thế hệ mới, để tăng cường đan xen lợi ích, không để phụ thuộc vào một số ít đối tác”, Tổng Bí thư viết.

Ông cũng yêu cầu hoàn thiện thể chế trong nước nhằm nâng cao năng lực thực thi các cam kết, thỏa thuận quốc tế. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực mới nổi, quan trọng, động lực mới cho tăng năng suất lao động như công nghệ thông tin, viễn thông, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Chính sách cần phù hợp để thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, quản trị, kỹ năng chuyên môn cho doanh nghiệp và lao động Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh có hiệu quả ở nước ngoài, xây dựng các thương hiệu quốc gia mang tầm quốc tế.

Hội nhập về chính trị, an ninh, quốc phòng phải hướng tới mục tiêu nâng cao tiềm lực, vị thế đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; phát huy hiệu quả mạng lưới các quan hệ đối tác đã được xác lập để gia tăng tin cậy chính trị, tranh thủ nguồn lực cho phát triển, giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình.

Ông nhấn mạnh với thế và lực mới, Việt Nam có thể vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải trong những lĩnh vực phù hợp; đóng góp tích cực hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu hộ, cứu nạn quốc tế; đa dạng hóa hợp tác quốc phòng, an ninh, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng.

Theo Tổng Bí thư, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải được xác định là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực phát triển nhanh lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất theo tinh thần của Nghị quyết 57. Do đó hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải hướng tới việc đưa các chuẩn mực, quy định về khoa học, công nghệ trong nước tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến. Qua đó, nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển của đất nước, huy động, tranh thủ được nguồn lực quốc tế và phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn, các ngành mới nổi và các lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, các cơ quan cần đẩy mạnh hội nhập toàn diện về văn hóa, xã hội, du lịch, môi trường, giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác; khắc phục điểm nghẽn về thực thi cam kết, thỏa thuận quốc tế và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách. Công tác cán bộ phải được coi là “gốc”, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập, có chuyên môn, kỹ năng cao, ngang tầm quốc tế, có khả năng tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp quốc tế.

“Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau như ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia – dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó”, Tổng Bí thư viết.

‘Cải cách kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam’ – Báo VnExpress