Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện

Hiện tại, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các thiết bị bay không người lái (drone/UAV) đang trở thành một xu hướng mới. Khi kết hợp drone/UAV với AI, khả năng tự động hóa sẽ được cải thiện, giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác trong phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện. Trên cơ sở này, các kỹ sư của Công ty Điện lực Quảng Trị đã nghiên cứu, ứng dụng AI để phân tích hình ảnh/video do drone/UAV thu thập để cải thiện quy trình giám sát, quản lý lưới điện tại địa phương .

Nhóm tác giả áp dụng giải pháp tại hiện trường.

Hiện nay việc kiểm tra các bất thường như vi phạm hành lang tuyến, hư hỏng phụ kiện/dây dẫn… chủ yếu được các kỹ thuật viên thực hiện tại hiện trường như kiểm tra bằng mắt, ống nhòm hay hình ảnh từ flycam/drone chụp về; sau đó cập nhật hình ảnh và kết quả theo danh mục phân loại vào phần mềm kiểm tra hiện trường. Phương pháp này nặng tính thủ công, tốn thời gian và nhân lực.

Trong thời đại công nghệ 4.0, AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những ứng dụng tiềm năng của AI là phát hiện các nguy cơ mất an toàn của lưới điện thông qua hình ảnh hoặc video thu thập từ drone hoặc UAV. Qua nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình AI vào bài toán thực tế trong phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện từ hình ảnh/video thu thập được của drone/UAV phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện, nhóm kỹ sư của Công ty Điện lực Quảng Trị đã sử dụng giải pháp ứng dụng mô hình Yolov8 và các công cụ hỗ trợ như Google Colab, RoboAI.

Hình 1. Mô hình kết nối của hệ thống PMIS-AI với phần mềm kiểm tra hiện trường PMIS.

Các hình ảnh, video sau khi được thu thập từ các thiết bị bay sẽ được đồng bộ vào chương trình PMIS-AI để phần mềm tự động phân tích, phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện. Để hệ thống hoạt động với độ chính xác cao, ngoài việc xây dựng mô hình, chuẩn hóa dữ liệu, gán nhãn đối tượng; huấn luyện chương trình nhận diện các đối tượng…, các kỹ sư đã ứng dụng mô hình Yolov8 vào chương trình PMIS-AI (hình 1). Với mô hình này, thời gian xử lý hình ảnh có dung lượng 4MB chỉ mất 1/10 giây. Cụ thể, giải pháp mang lại các lợi ích sau:

Tăng cường phạm vi giám sát: Sử dụng drone/UAV cho phép thu thập hình ảnh/video từ không gian, giúp tăng cường phạm vi giám sát của lưới điện. Nhờ vào đó, việc phát hiện các nguy cơ mất an toàn trên các vùng rộng và khó tiếp cận trở nên dễ dàng hơn, nâng cao khả năng giám sát và phản ứng kịp thời đối với các vấn đề tiềm ẩn (hình 2). Tự động hóa và sử dụng AI sẽ giúp giảm thiểu sai sót do yếu tố con người trong việc phát hiện và báo cáo các nguy cơ mất an toàn.

Hình 2. Hình ảnh mất an toàn lưới được drone/UAV phát hiện.

Giảm thiểu các tai nạn và sự cố về điện: Nhờ vào việc phát hiện sớm các sự cố, các biện pháp khắc phục có thể được triển khai kịp thời, giúp bảo vệ cộng đồng khỏi các tai nạn và sự cố liên quan đến điện, giảm thiểu nguy cơ tai nạn và thương vong cho những công nhân hoặc kỹ sư thường xuyên phải làm việc trong môi trường nguy hiểm khi kiểm tra và bảo trì lưới điện.

Tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực: Giải pháp giúp giảm thiểu yêu cầu về thời gian so với việc sử dụng phương tiện kiểm tra truyền thống từ đó giảm thiểu nhân lực. Khi kết hợp với AI, công việc kiểm tra và phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, giúp giảm chi phí cho các công ty điện.

Công ty Điện lực Quảng Trị là đơn vị đầu tiên trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện giải pháp này. Trong giai đoạn 2021-2023, giải pháp đã giúp Công ty Điện lực Quảng Trị tiết kiệm ước tính khoảng 25 tỷ đồng/năm. Trong thời gian tới, giải pháp sẽ được áp dụng cho tất cả các Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Việc nghiên cứu và ứng dụng AI trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian và nhân lực, từng bước nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp công nghệ drone/UAV và AI còn có khả năng mở rộng và áp dụng vào nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác như quản lý môi trường và an toàn công cộng.

Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tài, Lê Công Hiếu, Lê Văn Minh

Công ty Điện lực Quảng Trị

Viện KIST sẽ hỗ trợ Việt Nam thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại

Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI) đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin được chia sẻ trong buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy và Ngài Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện KIST ngày 25/7/2024, tại Hà Nội.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Phó Chủ tịch Viện KIST. Thứ trưởng bày tỏ trân trọng sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ hai nước, đặc biệt là sau chuyến thăm Hàn Quốc đầu tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI, trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ nhân lực kỹ sư thiết kế phần mềm, khâu đóng gói, kiểm nghiệm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, tuy nhiên còn thiếu nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực và trình độ để phát triển theo kịp các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, để thực hiện được các chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, việc thành lập phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn là rất cần thiết.
Thứ trưởng đề nghị, Viện KIST hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại đặt tại Viện VKIST, trong đó bao gồm tư vấn về đào tạo, nguồn nhân lực, trang thiết bị cho phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn…
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chia sẻ tại buổi làm việc.
Bày tỏ trước những ấn tượng tốt đẹp về sự phát triển của Việt Nam nói chung và của ngành KH&CN nói riêng, ông Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện KIST cho biết, mục đích chuyến công tác của Viện KIST tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về những kết quả, thách thức cũng như những ưu tiên, nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI.
Với những đề xuất, kiến nghị từ phía Bộ KH&CN, ông Chang Joon Yoen khẳng định, Viện KIST sẽ hỗ trợ tối đa. Ông Chang Joon Yoen cũng lưu ý, Việt Nam cần xác định rõ hướng phát triển của ngành vi mạch bán dẫn và AI để có những bước đi phù hợp, từ đó tạo ra nguồn tài nguyên tập trung và kết quả nhanh chóng cho lĩnh vực này. Cũng tại buổi làm việc, hai bên trao đổi các thông tin liên quan đến vị trí Cố vấn thường trực của Viện VKIST;  các nội dung dự kiến triển khai trong Dự án Bắc cầu VKIST và Giai đoạn 2 của Dự án VKIST.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cảm ơn Viện KIST về sự phối hợp chặt chẽ trong thời gian vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên có thể triển khai các công việc đã thống nhất trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng, thông qua buổi làm việc sẽ mở ra những hướng hợp tác mới trong tương lai, tìm ra những phương thức hợp tác thiết thực, tiếp tục phát huy vai trò của Viện VKIST là biểu tượng của quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giám sát trị liệu bệnh nhân cơ xương khớp

Nhóm sinh viên phát triển nền tảng y tế số Relive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ giám sát quá trình vật lý trị liệu và hồi phục chức năng.

Dự án do nhóm sinh viên trường Đại học VinUni, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại Thương và Đại học Denison Ohio, (Mỹ) thực hiện. Nền tảng vừa giành quán quân cuộc thi khởi nghiệp Techstart 2024.

Relive là nền tảng y tế số di động (m-heath) hỗ trợ giám sát quá trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của bệnh nhân mắc các vấn đề vận động. Nền tảng hoạt động dựa trên công nghệ thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo, cho phép ứng dụng ghi lại từng chuyển động của bệnh nhân thông qua camera điện thoại. Thông qua so sánh với những chuyển động đã chuẩn hóa của bài tập cung cấp bởi bác sĩ chuyên khoa y học thể thao, từ đó đưa ra cảnh báo, điều chỉnh theo thời gian thực nếu bệnh nhân làm sai động tác. Quá trình luyện tập của bệnh nhân đều được ghi, phân tích và tổng hợp thành một bản báo cáo, hỗ trợ bác sĩ đưa ra điều chỉnh phù hợp cho phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Giao diện giải pháp Relive với các chức năng giám sát và phân tích vận động. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Giao diện giải pháp Relive với các chức năng giám sát và phân tích vận động. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Lê Minh Hùng (19 tuổi), sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học VinUni, đồng sáng lập Relive, cho biết ý tưởng nảy ra khi em chứng kiến người thân bị bệnh về cơ xương khớp. “Nhóm mong muốn tạo ra ứng dụng hữu ích cho bệnh nhân và bác sĩ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị và nâng cao hiệu quả, trải nghiệm người dùng trong quá trình trị liệu phục hồi chức năng”, Hùng nói.

Hùng giải thích, trong quá trình tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phát sinh vấn đề như bệnh nhân lười tập, tập sai tư thế dẫn tới chấn thương nặng hơn. Lúc này, Relive là cầu nối, giúp bác sĩ bao quát được tình hình tập luyện của bệnh nhân đồng thời giúp bệnh nhân hoàn thành đủ và chính xác bài tập ngay tại nhà.

Theo nhóm nghiên cứu, Relive được truyền cảm hứng bởi xu hướng ứng dụng công nghệ trong việc điều trị từ xa. Bắt đầu từ một mô hình sơ khai, dự án trải qua nhiều giai đoạn để phát triển và hoàn thiện công nghệ. Thời gian tới nhóm khởi nghiệp sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện các tính năng của ứng dụng và tiến hành thử nghiệm trên một số nhóm bệnh nhân nhằm tối ưu các tính năng. Quá trình này cần 6 tháng đến 1 năm để hoàn thành. “Thách thức chính của giai đoạn này là làm sao để bác sĩ và bệnh nhân thuần thục việc sử dụng công nghệ mới trong giám sát và điều trị bệnh” đại diện nhóm nghiên cứu nói.

Nhóm sinh viên phát triển giải pháp y tế số hỗ trợ trị liệu cho bệnh nhân cơ xương khớp  - 1

Các thành viên nhóm nhận giải thưởng. Ảnh: BTC Techstart 2024.

TS Phạm Huy Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois thuộc VinUni, đồng thời là cố vấn khoa học chính của dự án đánh giá Relive hứa hẹn trở thành một giải pháp tiên phong trong việc số hóa quy trình điều trị y tế tại Việt Nam. TS Hiệu cho biết công nghệ y tế số Relive cho phép cải thiện quy trình chăm sóc và trị liệu, tạo ra lợi ích cho bác sĩ lẫn bệnh nhân.

Theo TS Hiệu, ứng dụng giải pháp này, các bác sĩ dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện các bài tập và mức độ hồi phục, trong khi bệnh nhân có thể phản hồi và dựa trên hướng dẫn từ nền tảng số để tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Như vậy, giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả và quy mô điều trị.

Như Quỳnh

Chuyển đổi số: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm”

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra ngày 19/07/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, việc đẩy mạnh chuyển đổi số đã trở thành xu thế, phong trào, là yêu cầu khách quan, do đó, “chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm”.

Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy thương mại điện tử

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị cho biết, một phần không thể thiếu của kinh tế số là thương mại điện tử. Doanh số thương mại điện tử toàn cầu ước tính đạt gần 6 nghìn tỷ USD, chiếm 19,5% tổng doanh số bán lẻ trên toàn thế giới. 5 thị trường lớn nhất hiện nay bao gồm: Trung Quốc (3 nghìn tỷ USD, chiếm 52,1% thị phần trong thương mại điện tử thế giới), Mỹ (1 nghìn tỷ USD, chiếm 20,1%), Vương quốc Anh (195 tỷ USD, chiếm 3,4%), Nhật Bản (193 tỷ USD, chiếm 3,3%) và Hàn Quốc (147 tỷ USD, chiếm 2,5%).

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới vào năm 2021.

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới vào năm 2021. Các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba, JD.com, và Pinduoduo đóng vai trò quan trọng. Alibaba, thông qua Taobao và Tmall, chiếm khoảng 60% thị phần thương mại điện tử Trung Quốc, đạt doanh thu 109,5 tỷ USD trong năm tài chính 2020. Alipay và WeChat Pay, mỗi nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng. Trong ngày lễ mua sắm “Single’s Day” (11/11/2020), Alibaba ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GMV) lên đến 74,1 tỷ USD. Giá trị giao dịch thương mại điện tử ở Trung Quốc đạt 13,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2 nghìn tỷ USD) vào năm 2023. Số lượng người dùng thương mại điện tử ở Trung Quốc đạt 812 triệu vào năm 2023, trong đó mua sắm qua điện thoại di động chiếm hơn 70% tổng giá trị giao dịch.

Đối với Việt Nam, các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị cho rằng, chuyển đổi số thời gian qua góp phần cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh; thúc đẩy kinh tế số, xã hội số… phát triển. Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu).

Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; 6 tháng năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%. Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng khá (năm 2023: 13 tỷ USD; 6 tháng 2024: 6 tỷ USD); xuất khẩu năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD; 6 tháng 2024 đạt gần 3 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã đầu tư lớn tại Việt Nam, cam kết đầu tư mới và mở rộng đầu tư, nhất là trong lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, nghiên cứu phát triển, trí tuệ nhân tạo…

Số hóa các ngành kinh tế, công tác chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư xây dựng, sản xuất được triển khai mạnh mẽ. Doanh thu thương mại điện tử tăng từ 13,7 tỷ USD năm 2021 lên 20,5 tỷ USD năm 2023. Hàng trăm sản phẩm OCOP đã được bán thông qua các sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, tạo sinh kế và thu nhập cao cho người nông dân. Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025 là 80%. Hiện có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, trong đó 72% khách hàng tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Hệ thống thuế điện tử được xây dựng đồng bộ từ đăng ký thuế đến khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử và triển khai Hệ thống hoá đơn điện tử trên toàn quốc (xử lý 8,8 tỷ hóa đơn).

Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, như: đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đăng ký xét tuyển trực tuyến trong giáo dục; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, khai tử…; trong bảo hiểm xã hội (trong cao điểm COVID-19, trong 1 tháng đã chi trả 31.836 tỷ đồng cho trên 13,3 triệu lượt người lao động qua hệ thống điện tử); 63/63 địa phương thực hiện chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cho 1,96 triệu người với số tiền trên 8.280 tỷ đồng.

Phát huy tinh thần 5 “đẩy mạnh”, 5 “bảo đảm” gắn với 5 “không”

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong giai đoạn tới. Thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi số đã trở thành xu thế, phong trào, là yêu cầu khách quan, do đó, “chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm”. Trong giai đoạn 2021-2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Toàn cảnh Hội nghị

Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình chuyển đổi số như: một số lãnh đạo chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; xây dựng chính sách còn chậm; hạ tầng số phát triển chưa đồng đều; công tác an ninh mạng chưa được quan tâm đúng mức… Thủ tướng khái quát 5 bài học kinh nghiệm quan trọng: (1) Phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương; (2) Phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, rõ ưu tiên, rõ thời gian…; (3) Phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, mạnh dạn thí điểm các mô hình mới; (4) Phải luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; (5) Phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn “tăng tốc”, “bứt phá” trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 “đẩy mạnh”, 5 “bảo đảm” gắn với 5 “không”.

“5 đẩy mạnh” gồm: (1) Đẩy mạnh thống nhất nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong chuyển đổi số, phát huy tính tiên phong, nêu gương, đi đầu; (2) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, để thúc đẩy chuyển đổi số, phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; (3) Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng số quốc gia thông suốt, phát triển nền tảng số, dữ liệu số, hệ sinh thái số thuận tiện; (4) Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa; (5) Đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới.

“5 bảo đảm” gồm: (1) Bảo đảm triển khai chuyển đổi số, Đề án 06 đồng bộ, hiệu quả tại tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; (2) Bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đào tạo nhân lực số; (3) Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân, tiếp cận dễ dàng, an toàn, tiện lợi, tiết giảm chi phí; (4) Bảo đảm nhân lực cho chuyển đổi số và các ngành kinh tế mới nổi, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với nhu cầu thị trường; (5) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

“5 không” gồm: (1) Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; (2) Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06; (3) Không tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử, phòng chống tham nhũng; (4) Không giấy tờ, hướng tới số hóa toàn diện; (5) Không để người dân, doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, chi phí tuân thủ.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, “đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm rồi phải xác định trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa”.

VH

Kỹ thuật hạt nhân trong sản xuất pin năng lượng

Mới đây, các nhà khoa học đã chế tạo thành công loại pin năng lượng hạt nhân với khích thước nhỏ hơn đồng tiền xu nhưng có khả năng vận hành liên tục 50 năm mà không cần sạc. Với thiết kế nhiều lớp giúp pin không bắt lửa hoặc phát nổ khi bị tác động vật lý, đồng thời có khả năng hoạt động ở nhiệt độ từ -60 đến 120oC. Loại pin này có thể đảm bảo nhu cầu năng lượng vận hành lâu dài trong nhiều ứng dụng, chẳng hạn như thiết bị trên tàu vũ trụ, thiết bị y tế, chip vi xử lý, cảm biến, drone và robot siêu nhỏ… Với thành tựu của công nghệ hiện đại, trong tương lai, pin hạt nhân sẽ được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Từ pin năng lượng đến pin hạt nhân

Các loại pin thông thường hiện nay cung cấp năng lượng cho đồng hồ, đèn chiếu sáng, đồ chơi và các thiết bị điện khác dựa trên phản ứng ôxy hóa khử, trong đó các electron (hay điện tử) được chuyển từ điện cực này sang điện cực khác thông qua chất điện phân. Các electron di chuyển để cân bằng điện thế sẽ tạo ra dòng điện. Các loại pin hóa học đó được đặc trưng bởi mật độ năng lượng cao, tức là tỷ lệ giữa công suất của dòng điện được tạo ra và thể tích của pin. Tuy nhiên, phản ứng hóa học sinh điện trong thời gian tương đối ngắn đã hạn chế khả năng ứng dụng của pin trong các thiết bị tự động, đặc biệt là việc thay thế pin trong quá trình sử dụng. Điều này có thể gây nguy hiểm trong nhiều trường hợp như đối với máy điều hòa nhịp tim hay thiết bị cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ.

Năm 1913, nhà khoa học người Anh Henry Moseley đã phát minh ra máy phát điện đầu tiên dựa trên sự phân rã phóng xạ. Pin hạt nhân của ông bao gồm 1 quả cầu thủy tinh được mạ bạc ở bên trong với 1 bộ phát radi gắn ở giữa trên một điện cực được cách ly. Các electron sinh ra từ sự phân rã beta của radi đã gây ra sự chênh lệch điện thế giữa màng bạc và điện cực trung tâm. Năm 1953, nhà khoa học Mỹ Paul Rappaport đã đề xuất sử dụng vật liệu bán dẫn để chuyển năng lượng của phân rã beta thành điện năng. Pin được cấp nguồn bằng phân rã beta được gọi là betavoltaics [1]. Ưu điểm chính của betavoltaic so với các dạng sinh điện thông thường là tuổi thọ của chúng. Đồng vị phóng xạ được sử dụng trong pin hạt nhân có chu kỳ bán rã, từ hàng chục đến hàng trăm năm, do đó công suất phát của chúng gần như không đổi trong một thời gian rất dài. Từ những năm 1970, betavoltaic đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy điều hòa nhịp tim [2].

Năm 2018, nhóm nghiên cứu do Vladimir Blank – Viện trưởng Viện Công nghệ vật liệu siêu cứng và carbon mới (TISNCM), kiêm Trưởng Khoa Vật lý và Hóa học cấu trúc nano – Viện Vật lý và Công nghệ Moscow – MIPT (Liên bang Nga) dẫn đầu đã nghĩ ra cách tăng mật độ năng lượng của pin hạt nhân lên gần gấp 10 lần. Nhóm nghiên cứu đã phát triển và chế tạo pin betavoltaic sử dụng Ni-63 làm nguồn bức xạ và điốt kim cương dựa trên rào chắn schottky để chuyển đổi năng lượng. Pin nguyên mẫu đạt được công suất đầu ra khoảng 1 μW, trong khi mật độ năng lượng trên mỗi cm3 là 10 μW, đủ cho một máy điều hòa nhịp tim nhân tạo hiện đại. Ni-63 có chu kỳ bán rã 100 năm, do đó pin cung cấp năng lượng khoảng 3.300 mWh/g, gấp 10 lần so với pin điện hóa thông thường [3].

Cấu trúc cơ bản của pin hạt nhân sử dụng Ni-63 (a), Chế tạo pin hạt nhân (b), Các lớp tế tào kim cương (c) và Nguyên mẫu pin hạt nhân sử dụng Ni63 (d).

Năm 2016, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia (MISIS), Liên bang Nga đã đưa ra một nguyên mẫu pin betavoltaic dựa trên Ni-63. Một nguyên mẫu pin hạt nhân khác được TISNCM đưa ra trình diễn tại Atomexpo 2017, có thể tích hoạt động là 1,5 cm3. Trở ngại chính trong việc thương mại hóa pin hạt nhân ở Nga là thiếu cơ sở sản xuất và làm giàu Ni-63. Tuy nhiên, Chính phủ Nga đã có kế hoạch triển khai sản xuất Ni-63 ở quy mô công nghiệp vào giữa những năm 2020; đồng thời phát triển bộ chuyển đổi kim cương khác có thể được chế tạo bằng cách sử dụng C-14 với chu kỳ bán rã rất dài, lên tới 5.700 năm.

Nguyên mẫu pin gammavoltaic của Arkenlight, trong đó chuyển đổi năng lượng từ tia gamma trong chất thải hạt nhân thành điện năng.

Đầu năm 2024, Công ty Startup Betavolt (Trung Quốc) đã công bố sản phẩm pin hạt nhân mới được cải tiến và chế tạo từ nguyên lý pin betavoltaic. Startup Betavolt cho biết sản phẩm này sẽ không bắt lửa hoặc phát nổ khi bị tác động vật lý, không giống như một số loại pin hiện nay có thể không an toàn nếu bị hư hỏng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao [4]. Pin của Startup Betavolt có kích thước nhỏ hơn đồng tiền xu với năng lượng đủ vận hành liên tục 50 năm mà không cần sạc. Đặc biệt, pin có thể đảm bảo nhu cầu năng lượng vận hành lâu dài trong nhiều ứng dụng, chẳng hạn như thiết bị trên tàu vũ trụ, thiết bị y tế, chip vi xử lý, cảm biến, drone và robot siêu nhỏ. Pin hạt nhân đầu tiên này có thể cung cấp 100 μW điện và điện áp 3V trong khi có kích thước chỉ 15x15x5 mm [4]. Nhờ kích thước nhỏ, pin hạt nhân được kỳ vọng có thể sử dụng tạo ra năng lượng giúp điện thoại di động không bao giờ cần sạc và máy bay không người lái có thể bay liên tục, lâu dài. Với thiết kế nhiều lớp giúp pin không bắt lửa hoặc phát nổ khi bị tác động vật lý, đồng thời có khả năng hoạt động ở nhiệt độ từ -60oC đến 120oC [4]. Loại pin này có thể cách mạng hóa thiết bị điện tử bằng cách loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về bộ sạc hoặc pin dự phòng di động, tạo ra các thiết bị chạy liên tục mà pin không bị suy giảm về công suất cũng như tuổi thọ qua các chu kỳ sạc như pin li-ion. Nguồn năng lượng vô hạn như vậy có thể cung cấp cho máy bay không người lái bay, điện thoại và ô tô điện [5]. Lợi thế mà pin hạt nhân mang lại là khả năng vận hành: không có tình trạng tự xả pin, tự tạo năng lượng trong vòng 50 năm liên tục, không có chu kỳ sạc xả như pin lithium hiện giờ, công suất điện đầu ra ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường và có thể hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt, kể cả ở Trái đất hay ngoài không gian.

Công ty Betavolt đã phát triển một loại pin có thể cung cấp năng lượng cho điện thoại di động không cần sạc và máy bay không người lái có thể bay đến 50 năm.

Về mặt công nghệ và chất liệu, những hạt phóng xạ beta bắn ra từ nguyên tử Ni-63 trong quá trình phân rã được hấp thụ bởi lớp bán dẫn kim cương nhân tạo với độ dày 10 micron. Sở dĩ chọn kim cương nhân tạo thay vì silicon phổ biến trong ngành bán dẫn hiện giờ là vì độ bền điện môi của kim cương cao gấp 3 lần silicon và khả năng dẫn điện khi bị tác động bởi nhiệt cũng cao hơn hẳn. Lớp Ni-63 dày 2 micron được đặt giữa hai lớp điện giải bán dẫn kim cương và chỉ cần một cụm như thế đã đủ để tạo ra một cục pin [5].

Ứng dụng của pin hạt nhân

Các nhà khoa học ở Nga và Mỹ đã phát triển pin hạt nhân để sử dụng trong tàu vũ trụ, hệ thống thám hiểm dưới nước và các trạm khoa học từ xa. Ngoài ra, pin hạt nhân còn có triển vọng trong lĩnh vực y tế. Hầu hết các máy tạo nhịp tim hiện đại đều có kích thước trên 10 cmvà cần khoảng 10 μW điện. Điều này có nghĩa là chỉ có pin hạt nhân mới có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị đó mà không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về thiết kế và kích thước của chúng. Về vật liệu, kim cương là một trong những chất bán dẫn có khả năng chống bức xạ tốt nhất. Vì nó cũng có dải cấm lớn nên có thể hoạt động ở phạm vi nhiệt độ rộng, khiến nó trở thành vật liệu lý tưởng cho pin hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ.

Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh và Phòng thí nghiệm Hạt nhân Quốc gia (NNL) hiện đang hợp tác để chế tạo pin dung trong lĩnh vực vũ trụ không gian đầu tiên trên thế giới chạy bằng Americi-241 (Am-241). Đồng vị này được chiết xuất từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, lưu trữ tại địa điểm Sellafield ở Cumbria.

Pin hạt nhân sử dụng Am-241 của NNL.

Từ năm 2009, NNL đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo pin hạt nhân phục vụ cho ngành vũ trụ của Anh, khi lần đầu tiên phát hiện ra Am-241 có thể thay thế cho Pu-238 trong việc lưu trữ và sản sinh năng lượng trong hơn 400 năm. Năm 2019, NNL và Đại học Leicester thông báo đã tạo ra pin hạt nhân có thể sử dụng được từ Am-241. Pin hạt nhân sử dụng cho các tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng sinh ra từ Am-241 dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2026, có thể sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong sứ mệnh Argonaut của Cơ quan Vũ trụ châu Âu lên Mặt trăng và cho các hoạt động không gian trong tương lai. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh, áp dụng kinh nghiệm hàng thập kỷ trong việc tách và tinh chế vật liệu hạt nhân đã qua sử dụng nhằm mang lại những lợi ích to lớn và đi vào mục đích trọng tâm của khoa học hạt nhân.

Thay lời kết

Pin hạt nhân được chế tạo theo nguyên tắc phân rã các chất phóng xạ, giải phóng năng lượng. Pin hạt nhân đã được sử dụng trong các lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ, nhưng hiện vẫn có kích thước lớn, khả năng lưu trữ và sản sinh năng lượng còn hạn chế. Một trong những khó khăn trong quá trình phát triển pin là cải thiện hiệu suất và kích thước pin. Mặc dù, pin hạt nhân có những ưu điểm vượt trội như: năng lượng và tốc độ sản sinh năng lượng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, phản ứng hóa học, áp suất, trường điện từ hay các dạng môi trường; thời gian hoạt động rất dài, thậm chí có thể lên tới 5.000 năm…, nhưng pin hạt nhân cũng có những nhược điểm nhất định cần khắc phục khi đưa vào sử dụng phổ biến trong đời sống. Hy vọng rằng, với thành tựu của công nghệ hiện đại, trong tương lai, pin hạt nhân sẽ được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tài liệu tham khảo

[1] Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Canada (1998), Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Hiệp hội Hạt nhân Canada.

[2] M. Prelas, C.L. Weaver, M.L. Watermann, et al. (2014), “Tổng quan về pin hạt nhân”, Progress in Nuclear Energy75, pp.117-148.

[3] V.S. Bormashov, S.Yu. Troschiev, S.A. Tarelkin, et al. (2018), “Nguyên mẫu pin hạt nhân mật độ năng lượng cao dựa trên điốt kim cương Schottky”, Elsevier, Diamond and Related Materials84, pp.41-47.

[4] Đình Bảo (2024), “Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu của Trung Quốc sẽ ra mắt vào năm 2025”, https://www.techtimes.vn/pin-hat-nhan-nho-hon-dong-xu-cua-trung-quoc-se-ra-mat-vao-nam-2025, (truy cập ngày 26/01/2024).

[5] A. Krasnov, S. Legotin, K. Kuzmina, et al. (2019), “Pin hạt nhân dựa trên cấu trúc p-i-n silicon với lớp mạ điện 63Ni”, Nuclear Engineering and Technology51(8), pp.1978-1982.

Đỗ Ngọc Điệp

Vụ Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ

Việt Nam – Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học

Thời gian tới hai bên sẽ phát triển hợp tác trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ enzym, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ enzym nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, tuần hoàn, carbon thấp nhằm mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.
Đây là nội dung được trao đổi tại buổi tiếp và làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái với ngài Motoyuki Amano, Chủ tịch Tập đoàn Amano Enzyme (Nhật Bản) ngày 24/7/2024 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái trao đổi với ngài Motoyuki Amano, Chủ tịch Tập đoàn Amano Enzyme (Nhật Bản).
Tại buổi tiếp, ngài Motoyuki Amano bày tỏ sự kính trọng và gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, nhân dân Việt Nam và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì sự mất mát to lớn này.
Ngài Motoyuki Amano cho biết, Tập đoàn Amano Enzyme là một trong những tập đoàn sản xuất enzym đặc thù lớn nhất trên thế giới. Nhiều năm qua Tập đoàn đã hợp tác với các đơn vị tại Việt Nam để triển khai nghiên cứu và ứng dụng enzym vào công nghệ thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Tập đoàn mong muốn phát triển hợp tác với các tổ chức KH&CN, trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam để phát triển và chuyển giao ứng dụng công nghệ enzym nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, tuần hoàn, carbon thấp nhằm mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Hồng Thái cảm ơn ngài Motoyuki Amano đã chia buồn trước sự mất mát to lớn của đất nước Việt Nam. Thứ trưởng chia sẻ, hiện nay KH,CN&ĐMST được xác định là một trong các đột phá chiến lược, động lực thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng, đưa Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong đó có Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Bên cạnh đó, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam đang tiếp tục phát triển, thể hiện qua kết quả Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).
Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc.
Với năng lực và kinh nghiệm của Tập đoàn Amano, Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, Tập đoàn tạo điều kiện để các đơn vị của Việt Nam tham gia vào các hoạt động nghiên cứu chung như: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ do Tập đoàn hỗ trợ, qua đó, giúp nâng cao năng lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ enzyme, khoa học sự sống…; đồng thời kết nối, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế tuần hoàn và KH&CN liên quan đến công nghệ enzyme và công nghệ sinh học giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ngài Motoyuki Amano bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác trong thời gian tới với những kết quả cụ thể nhằm phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học ở Việt Nam.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Nhà máy sản xuất oxy ở độ sâu 4.000 m dưới đáy biển

Các nhà khoa học làm việc ở vùng đứt gãy Clarion – Clipperton ở Bắc Thái Bình Dương phát hiện những khối kết hạch kim loại ở đáy biển tự sản sinh oxy, gọi là “oxy đen”.

Khối kết hạch đa kim nằm rải rác dưới đáy biển. Ảnh: NOAA

Khối kết hạch đa kim nằm rải rác dưới đáy biển. Ảnh: NOAA

Khối kết hạch kim loại nhỏ cỡ củ khoai nằm rải rác khắp đáy biển Thái Bình Dương sản sinh oxy trong bóng tối hoàn toàn mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ sinh vật sống, theo nghiên cứu công bố hôm 22/7 trên tạp chí Nature Geoscience. Phát hiện khối oxy dưới biển sâu có tên “oxy đen” này đánh dấu lần đầu tiên giới khoa học quan sát oxy được sản xuất mà không cần tổ chức sinh vật, thách thức hiểu biết của chúng ta về quá trình xuất hiện sự sống trên Trái Đất.

“Ban đầu khi thu thập dữ liệu, chúng tôi cho rằng cảm biến bị lỗi, bởi những nghiên cứu tiến hành dưới biển sâu chỉ ghi nhận oxy được tiêu thụ thay vì sản xuất”, Andrew Sweetman, giáo sư kiêm trưởng nhóm nghiên cứu sinh thái và sinh hóa học đáy biển ở Hiệp hội Khoa học Hải dương Scotland (SAMS), cho biết. Nhưng khi thiết bị tiếp tục gửi cùng kết quả, Sweetman và cộng sự biết họ có một phát hiện đột phá bất ngờ.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khối kết hạch kim loại nhỏ tìm thấy ở vùng đứt gãy Clarion – Clipperton (CCZ) phía bắc Thái Bình Dương sản sinh oxy thông qua điện phân nước biển, trong đó nước biển tách thành oxy và hydro khi có dòng điện. Dòng điện này có thể đến từ chênh lệch điện thế tồn tại giữa ion sắt bên trong khối kết hạch, dẫn tới phân bố lại các electron.

Các khối kết hạch đa kim rất phổ biến ở đồng bằng biển thẳm của đại dương, khu vực đáy biển bằng phẳng ở độ sâu 3.000 – 6.000 m dưới mặt biển. Chúng chủ yếu chứa oxit của sắt và mangan, nhưng cũng bao gồm kim loại như cobalt, nickel và lithium, cùng nguyên tố đất hiếm như cerium, thành phần thiết yếu trong đồ điện tử và những công nghệ thải ít carbon.

Sweetman và cộng sự ban đầu quyết định nghiên cứu tác động tiềm ẩn của khai thác khối kết hạch đa kim đối với hệ sinh thái đáy biển ở CCZ, một đồng bằng vực thẳm trải rộng 4,5 triệu km2 giữa Hawaii và Mexico. Trong quá trình đánh giá, nhóm nghiên cứu đo thay đổi nồng độ oxy bằng cách sử dụng buồng thí nghiệm đặc biệt ở nhiều vị trí. Thông thường, lượng oxy giảm dần theo độ sâu do có ít ánh sáng, kéo theo ít tổ chức quang hợp và sản xuất oxy hơn. Nhưng thay vì sụt giảm oxy, dữ liệu cho thấy lượng oxy thải ra đều đặn từ đáy biển.

Phát hiện về oxy đen ở độ sâu 4.000 m dưới mặt biển, nơi ánh sáng không thể chiếu đến, thách thức quan niệm của giới khoa học rằng oxy trên Trái Đất chỉ được sản xuất tự nhiên thông qua quang hợp. Nghiên cứu cũng dấy lên câu hỏi về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất cách đây 3,7 tỷ năm và thu hút sự quan tâm đối với khai thác khối kết hạch đa kim, có thể là nguồn oxy quan trọng đối với hệ sinh thái biển sâu.

An Khang (Theo Live Science)

Xây dựng tỉnh Bình Định thành trung tâm KH,CN&ĐMST

Tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với UBND tỉnh Bình Định chiều ngày 19/7/2024, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Tuy nhiên, còn có nhiều việc cần làm để thực hiện được mục tiêu xây dựng và phát triển nơi đây thành “trung tâm KH,CN&ĐMST của Vùng”.


Toàn cảnh buổi làm việc.

KH,CN&ĐMST thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Hà – Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Bình Định cho biết, công tác quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh năm 2021 là 33,18%, năm 2022 là 41,95%, năm 2023 là 40,34% (mục tiêu đề ra bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 38-42%). Tốc độ đổi mới công nghệ năm 2020 là 7,5, năm 2021 là 11,5%, năm 2022 là 17,39% (mục tiêu đề ra là 17-20%/năm).


Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Bình Định báo cáo tại buổi làm việc.

Cùng với đó, hình thành mới 10 doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa nhiều sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu. Tỉnh đang phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, xây dựng Trung tâm Trí tuệ nhân tạo – Đô thị phụ trợ tiến đến từng bước hình thành Trung tâm Trí tuệ nhân tạo tại Bình Định.

Về sở hữu trí tuệ, toàn tỉnh có 33 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, đã được cấp 3 bằng độc quyền sáng chế, 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; có 85 đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đã được cấp 46 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; có 2.460 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.470 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, tỉnh vừa xác lập thành công chỉ dẫn địa lý “Bình Định” cho sản phẩm mai vàng và đã có 66 nhãn hiệu cộng đồng gắn với chỉ dẫn địa danh được đăng ký bảo hộ.

Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được tăng cường; đã triển khai thực hiện kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH,CN&ĐMST có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Lĩnh vực khoa học y dược đã tập trung nghiên cứu các loài cây dược liệu có khả năng hạn chế một số bệnh thường gặp; ứng dụng duy trì các kỹ thuật cao, chuyên sâu. Trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đã tuyển chọn đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng rộng vào sản xuất.

Công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH,CN&ĐMST có nhiều đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Công tác thanh, kiểm tra; hợp tác và hội nhập quốc tế; chuyển giao công nghệ; cải cách, hiện đại hóa nền hành chính… đạt nhiều kết quả tích cực.

Nâng cao năng lực KH,CN&ĐMST đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác và các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách phát triển KH,CN&ĐMST; sở hữu trí tuệ; công nghệ sinh học; thực hiện các chương trình KH&CN quốc gia Bộ đang triển khai; công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp; vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển giao công nghệ; công nghệ chế biến các sản phẩm; hoạt động khởi nghiệp, ĐMST tại địa phương; công tác đào tạo nguồn nhân lực…

Bà Trần Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho biết, Bình Định là địa phương luôn chủ động, tích cực phối hợp với Bộ KH&CN trong triển khai các nhiệm vụ chung về quản lý, phát triển KH,CN&ĐMST. Qua tổng hợp cho thấy, các đơn vị chức năng của Bộ đã phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, trả lời Sở KH&CN xử lý các đề xuất, kiến nghị. Trong đó, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn như yến sào, ớt, bưởi, mai vàng… và nhiều sản phẩm được cấp văn bằng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận…

Bà Trần Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phát biểu tại buổi làm việc.

Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu khoa học cơ bản, đầu tư của Bộ KH&CN cho lĩnh vực này và cảm ơn Bộ KH&CN đã luôn quan tâm, hỗ trợ, đồng hành với Hội và Trung tâm trên con đường phát triển khoa học và giáo dục tỉnh Bình Định, để thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố khoa học.


Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành trao đổi tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lâm Hải Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh Bình Định rất quan tâm phát triển KH,CN&ĐMST, coi KH&CN cùng giáo dục đào tạo là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững. Hoạt động KH,CN&ĐMST được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và có nhiều đổi mới, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang, hoạt động KH,CN&ĐMST cuả tỉnh được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KH,CN&ĐMST cũng còn một số hạn chế như năng lực KH&CN của tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực hấp thu công nghệ, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn thấp… Đồng chí Lâm Hải Giang cho biết, thời gian tới, Bình Định sẽ có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tiềm lực KH,CN&ĐMST; đẩy mạnh phát triển liên kết, nhất là liên kết các ngành, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, trường đại học; ứng dụng KH&CN trong sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo chuỗi vượt qua ranh giới địa phương.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đánh giá cao những kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST của tỉnh thời gian qua. Bình Định có nhiều thế mạnh, tiềm năng về phát triển KH,CN&ĐMST. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, còn nhiều việc cần làm để thực hiện được mục tiêu xây dựng, phát triển nơi đây thành “Trung tâm KH,CN&ĐMST của Vùng”, với “Khu đô thị khoa học tầm cỡ quốc gia”, “điểm đến ngày càng hấp dẫn của các doanh nghiệp KH&CN, các nhà khoa học trong nước và quốc tế”.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái: Bình Định có nhiều thế mạnh, tiềm năng về phát triển KH,CN&ĐMST.

Thứ trưởng mong muốn Lãnh đạo tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động KH,CN&ĐMST. Cụ thể, tiếp tục quan tâm đầu tư, tăng nguồn lực, ngân sách địa phương cho hoạt động KH,CN&ĐMST; huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách cho hoạt động KH,CN&ĐMST; đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN; tiếp tục thực hiện hiệu quả việc thu hút, huy động các viện, trường, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp tỉnh để phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thứ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan thuộc Bộ đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ, cung cấp thông tin cho địa phương về các cơ chế, chính sách Bộ KH&CN đang tập trung xây dựng, sửa đổi; thông tin và tập huấn về việc đề xuất nhiệm vụ thuộc các chương trình KH&CN quốc gia…

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Trần Hồng Thái và Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Sở KH&CN tỉnh Bình Định.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái phát biểu tại buổi thăm và làm việc với Sở KH&CN tỉnh Bình Định.

Thứ trưởng và Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo và cán bộ của Sở KH&CN tỉnh Bình Định.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Ngày 19/07/2024 tại Hà Nội, được sự đồng ý của Văn phòng Dịch vụ Dự án thuộc Liên hợp quốc (UNOPS), Quỹ Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) và Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), các thành viên liên danh tư vấn bao gồm: Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng (ISSQ), Công ty TNHH Pondera Việt Nam (thuộc Pondera Hà Lan), Trường Đại học Phenikaa đã phối hợp tổ chức buổi họp tham vấn đầu tiên trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam.

Buổi họp tham vấn được tổ chức với mong muốn thúc đẩy việc trao đổi và hợp tác giữa các bên liên quan nhằm xây dựng một bộ tiêu chuẩn hệ thống pin lưu trữ năng lượng đầy đủ theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 06/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc ban hành các tiêu chuẩn quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và góp phần thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Cuộc họp tham vấn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bà Phùng Thị Thu Hằng, đại diện liên danh ETP-UNOPS cho biết, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng góp phần vào việc thúc đẩy nhập khẩu, nội địa hóa sản xuất các sản phẩm liên quan đến các dự án hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế, đảm bảo chất lượng, an toàn cho các dự án hệ thống pin lưu trữ năng lượng và là bước đi quan trọng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Buổi họp tham vấn đã tập trung vào các nội dung chính như: giới thiệu chung về dự án với các mục tiêu, tiến độ, kết quả và các đơn vị triển khai; kinh nghiệm phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng trên thế giới và việc triển khai 15 tiêu chuẩn cần thiết cho phát triển hệ thống pin lưu trữ năng lượng cho Việt Nam; các quy định hiện hành của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN về các bước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và phương pháp triển khai xây dựng 15 tiêu chuẩn về hệ thống pin lưu trữ năng lượng.

Phong Vũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy về khoa học, công nghệ trong điều kiện mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng. KH,CN&ĐMST là công cụ then chốt trong phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Còn nhớ vào ngày 12/9/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhằm đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tại đây, Tổng Bí thư cho rằng, mục tiêu cao nhất và cuối cùng của Đảng, Nhà nước là bảo vệ vững chắc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no. Do đó, cũng như mọi ngành, nghề lĩnh vực khác, KH&CN phải phục vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng làm việc với Bộ KH&CN ngày 12/9/2012.

Theo Tổng Bí thư, đây cũng là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến dự Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất, ngày 18/5/1963: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…”. Lời căn dặn của Bác Hồ đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động KH&CN nước nhà. Với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KH&CN và phát huy vai trò đội ngũ trí thức, ngành KH&CN nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bài phát biểu kết luận, Tổng Bí thư cho rằng, thời gian qua mặc dù điều kiện kinh tế tài chính có hạn, điểm xuất phát thấp nhưng hoạt động KH&CN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Những thành tựu KH&CN bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, KH&CN, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng… đã đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đường lối, chính sách, luật pháp…, những luận điểm cơ bản, con đường phát triển của đất nước được vạch rõ trong các văn kiện của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội các giai đoạn… đều phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn.

Tổng Bí cho rằng, trước đây nước ta dân ít, ruộng nhiều, nhưng làm không đủ ăn. Bây giờ ruộng đất thu hẹp lại, dân số đông hơn, nhưng không những đủ lương thực, mà còn xuất khẩu 7 triệu tấn gạo/năm. Vẫn con người ấy, đồng ruộng ấy, kết quả ấy có được rõ ràng là nhờ KH&CN. Xuất khẩu cà phê, hạt điều…, những thành tựu nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, xây dựng… biết bao công trình đã được hoàn thành và đi vào vận hành, phục vụ hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt đất nước. Trình độ dân trí không ngừng được nâng lên. Vì vậy, Tổng Bí thư yêu cầu ngành KH&CN cần tổng kết lại những kết quả đã đạt được, tiếp tục phát huy thành tựu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém để tập trung phát triển KH&CN hơn nữa. Đồng thời nhấn mạnh 7 nội dung ngành KH&CN cần tập trung thực hiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức, tư duy về KH&CN trong điều kiện mới.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế chính sách để phát triển KH&CN. Đây là điểm mấu chốt. Cơ chế chính sách bao gồm chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, giao kế hoạch, đặt hàng, khoán sản phẩm… Trong đó, cần nhấn mạnh đổi mới cơ chế tài chính sao cho tập trung được mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Thứ ba, đổi mới hệ thống tổ chức làm công tác nghiên cứu triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bao gồm mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp làm KH&CN cho phù hợp điều kiện kinh tế thị trường.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, làm sao để phát huy thế mạnh nguồn nhân lực, khuyến khích người tài, tạo môi trường dân chủ và thuận lợi cho cán bộ KH&CN yên tâm công tác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Bộ KH&CN.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN, sử dụng cán bộ KH&CN hiện có và có chính sách trọng dụng người tài. Đào tạo nhân lực một số ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm và có chính sách tôn vinh cán bộ KH&CN.

Thứ sáu, phối hợp với các cơ quan, các ngành, các cấp kịp thời và nhịp nhàng hơn, làm các ngành hiểu chúng ta hơn.

Cuối cùng, Tổng Bí thư lưu ý Bộ KH&CN cần hết sức quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng con người, tổ chức, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, coi đây là nhân tố hết sức then chốt để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã cùng trồng cây lưu niệm tại trụ sở Bộ KH&CN ngày 12/9/2012.

Có thể thấy, ngay sau buổi làm việc với Bộ KH&CN, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 31/10/2012 “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết khẳng định, phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.


Tổng Bí thư tặng quà Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ngày 22/2/2015.

Ba năm sau, vào ngày 22/2/2015 (đúng mùng 4 tết Nguyên đán Ất mùi) Bộ KH&CN lại vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, chúc Tết cán bộ, nhân viên Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Tại đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến thăm Khu Công nghệ cao, một vườn ươm khoa học công nghệ cao của nước nhà và tham dự Tết trồng cây trên vùng đất địa linh giàu truyền thống văn hóa. Cũng tại đây, Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh Đảng, Nhà nước rất quan tâm phát triển KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Để đi lên chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành 3 cuộc cách mạng, đó là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng KH&CN và cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng KH&CN là then chốt.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây đầu năm mới tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ngày 22/2/2015.

Tổng Bí thư chỉ ra, trong những năm gần đây, khi đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng phát triển KH&CN, coi đây là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quyết định trí tuệ và sức mạnh của một dân tộc, là một trong những động lực để phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư cho KH&CN cũng như giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã làm nhiều việc, trong đó có việc triển khai xây dựng các khu công nghệ cao, đặc biệt đầu tiên là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người, Tổng Bí thư mong muốn, việc trồng cây, trồng người và thúc đẩy ươm trồng công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Cán bộ, nhân viên Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ trồng cây một cách thực sự, chứ không chỉ là hình thức, để vùng đất này không chỉ có vườn cây xanh sum suê, mà còn có một vườn công nghệ cao, gặt hái những mùa xanh tươi tốt trên vùng đất Hòa Lạc. Tổng Bí thư cũng đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ KH&CN, việc triển khai xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã có bước chuyển tốt, qua đó tạo cơ sở vật chất bước đầu, thu hút được một số nhà đầu tư.

Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng, đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của KH&CN đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời có những bổ sung, phát triển quan trọng, nhấn mạnh rõ hơn KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới. Đặc biệt, vai trò của KH,CN&ĐMST đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Thực hiện lời căn dăn và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ KH&CN đã nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu Nghị quyết Đại hội các cấp của Đảng. Bộ KH&CN đã cụ thể hoá, triển khai các chủ trương, đường lối phát triển KH,CN&ĐMST, đặc biệt là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thông qua việc ban hành mới, sửa các luật trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST; sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật, thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN