Hotline 1: 0898275999
Công Nghệ Thí Nghiệm Ô Tô Tác giả: TS. Trần Công Chi (Chủ biên), TS. Nguyễn Văn Tựu, TS. Phạm Văn Tỉnh, TS. Nguyễn Thị Lục, TS. Nguyễn Thị Thắm Giáo trình “Công nghệ thí nghiệm ô tô” được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy tại các trường kỹ thuật, đặc biệt
Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc với nguồn tài nguyên phong phú và địa hình đa dạng tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ ngút ngàn, trùng điệp của núi rừng miền biên viễn,
Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu UNESCO vào tháng 4/2018. Một trong những mục tiêu của danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO hướng tới đó là việc giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của
KINH DOANH NHƯ THƯỜNG LÀ CHO XONG, như thường lệ, nó không còn tác dụng • Khi đổi mới công nghệ đã tăng tốc, mỗi con người, cộng đồng và tổ chức được kết nối hơn bao giờ hết. Chúng ta nói chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn và kỳ vọng nhiều hơn. Điều
Đặc Tính Sinh Học Và Các Giải Pháp Nâng Cao Đặc Tính Sinh Học Của Gỗ Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền (Chủ biên), GS. TS. Phạm Văn Chương Những năm trở lại đây, ngành Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, đã khẳng định
Trong thời đại mà biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của nhân loại, cuốn sách “Đằng Sau Cách Mạng Ô Tô” của TS Khương Quang Đồng ra đời như một lời cảnh tỉnh và kêu gọi cấp bách về việc thay đổi tư duy
Lịch sử phát triển: Lập trình PLC được phát triển dựa trên đại số logic Boolean, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện và khoa học máy tính. Ngôn ngữ lập trình PLC đầu tiên là logic bậc thang LD, được phát minh ra cùng lúc với sự ra đời của thiết bị
Lời nói đầu Cuốn sách “Đo cao vô tuyến các thiết bị bay – Mô hình, phương pháp, thuật toán và ứng dụng”, trình bày các mô hình điện động lực học tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt ngẫu nhiên trên cơ sở lý thuyết điện động lực học tán xạ sóng
Lời nói đầu Cuốn sách “Đo cao vô tuyến các thiết bị bay - Mô hình, phương pháp, thuật toán và ứng dụng”, trình bày các mô hình điện động lực học tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt ngẫu nhiên trên cơ sở lý thuyết điện động lực học tán xạ sóng điện từ; các đặc trưng thống kê (hàm tương quan và đặc trưng năng lượng) của các tín hiệu phản xạ thu được trên cơ sở lý thuyết phổ - tương quan tín hiệu phản xạ, từ đó nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các phương pháp, thuật toán đo cao vô tuyến với phát xạ liên tục điều tần và phát xạ xung phục vụ cho việc tính toán, thiết kế các máy ĐCVT trên các thiết bị bay (máy bay, tên lửa có cánh, vệ tinh,...). Các máy ĐCVT phát xạ điều tần và xung được ứng dụng rộng rãi trong radar, dẫn đường vô tuyến, điều khiển vô tuyến các tên lửa có cánh, thiết bị bay không người lái, các thiết bị bay vũ trụ, viễn thám,... Các vấn đề được trình bày trong cuốn sách dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt gồ ghề thống kê trải rộng (BGTR) (mặt đất, mặt biển, bề mặt rừng,...), từ đó được xây dựng các mô hình, phương pháp và thuật toán để tính toán, thiết kế các máy ĐCVT, cho phép đo chính xác và tin cậy độ cao bay của máy bay và máy bay trực thăng (ở chế độ treo trên không), cũng như thích ứng độ cao bay tối thiểu (vài mét cho tới 0) các tên lửa có cánh đối hải trên bề mặt biển có sóng nhằm tàng hình các tên lửa có cánh trước các radar trên tàu. Cuốn sách dùng cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và công trình sư thiết kế chế tạo các thiết bị bay, các kỹ sư quân sự và hàng không dân dụng khai thác sử dụng các máy ĐCVT trên các thiết bị bay, các nghiên cứu sinh và sinh viên để nghiên cứu, tính toán thiết kế và ứng dụng các máy ĐCVT trên các thiết bị bay, cũng như trong ĐCVT vũ trụ (viễn thám). Cuốn sách gồm 2 tập: Tập 1 gồm 2 chương (chương 1 và 2) trình bày mô hình ĐCVT; Tập 2 gồm 2 chương (chương 3 và 4) trình bày các phương pháp và thuật toán và 3 phụ lục về ứng dụng ĐCVT. Chương 1: trình bày cơ sở lý thuyết điện động lực học tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt ngẫu nhiên, cách tiếp cận điện động lực học cho phép nghiên cứu hiệu quả các vấn đề của lý thuyết tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt ngẫu nhiên, phương pháp mặt phẳng tiếp tuyến (MTP), phương pháp nhiễu loạn nhỏ (MSP), mô hình tán xạ 2 bề mặt (mô hình các gồ ghề 2 thành phần), từ đó xây dựng các mô hình điện động học tán xạ sóng điện từ từ các bề mặt ngẫu nhiên, các đặc trưng của trường điện từ tán xạ ngược ngẫu nhiên, mật độ xác suất và các mômen phân bố trường tán xạ ngẫu nhiên, mật độ xác suất và các mômen phân bố đường bao và pha của trường phản xạ và các đặc trưng tán xạ của các BGTR. Chương 2: trình bày phân tích phổ - tương quan tín hiệu phản xạ từ BGTR, các hàm tương quan và đặc trưng năng lượng của tín hiệu phản xạ; trên cơ sở các hàm tương quan tần số - thời gian của quá trình không dừng được khảo sát các tương quan tần số tương hỗ và thời gian của các tín hiệu phản xạ băng rộng và đa tần số; phân tích các đặc trưng năng lượng của các tín hiệu phản xạ và đưa ra các ví dụ về tính toán tiềm năng của máy ĐCVT. Chương 3: trình bày nguyên lý và phương pháp ĐCVT với phát xạ liên tục điều tần; sơ đồ cấu trúc và giản đồ thời gian tín hiệu máy ĐCVT với phát xạ liên tục điều tần; tính toán thiết kế và phân tích các đặc trưng và sai số của các máy ĐCVT điều tần tuyến tính đo các độ cao khác nhau trên thiết bị bay. Chương 4: trình bày nguyên lý và phương pháp ĐCVT với phát xạ xung; sơ đồ cấu trúc và giản đồ thời gian tín hiệu máy ĐCVT với phát xạ xung; phương pháp xử lý tín hiệu thu được trong các máy ĐCVT phát xạ xung; các đặc trưng phân biệt và chệch ước lượng trong máy ĐCVT xung; tính toán thiết kế và phân tích các đặc trưng và sai số của các máy ĐCVT phát xạ xung đo các độ cao lớn trên thiết bị bay. Phụ lục 1. Tính năng chiến - kỹ thuật và sơ đồ cấu trúc, chức năng một số máy ĐCVT với phát xạ liên tục điều tần và phát xạ xung. Phụ lục 2. ĐCVT trên máy bay và tên lửa có cánh (Phương pháp đo cao theo bề mặt địa hình (TERCOM)). Công nghệ TERCOM (Terrain contour matching) bám địa hình cho các tên lửa có cánh. Phụ lục 3. ĐCVT trên các thiết bị bay vũ trụ (vệ tinh). Cuốn sách lần đầu tiên ra mắt bạn đọc nên không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Tác giả TSKH. Nguyễn Quang Thường
Độ nguy hiểm động đất Tây Bắc – Việt Nam Tác giả: Cao Đình Trọng (Chủ biên) Cao Đình Triều