LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát được nhắc đến như như một căn bệnh cố hữu, trầm kha của nó. Người ta không thể biệt tiêu lạm phát bằng mọi giá mà chỉ có thể kiểm soát được nó mà thôi. Với một múc lạm phát cao và kéo dài sẽ gây ra những hậu quả vô cùng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Ngược lại, khi xuất hiện giảm phát (lạm phát âm) kéo dài thì ảnh hưởng cùa nó cũng nghiêm trọng không kém. Lạm phát không chỉ là vẩn đề mất giá của đồng nội tệ, mà sâu xa hơn là cả một bài toán nan giải cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế do nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm, tới tiết kiệm, đầu tư, đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, và cuối cùng là đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Như vậy, sự ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát có sức bao trùm khá lớn.
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã từng chứng kiến những cuộc siêu lạm phát xảy ra với sức huỷ diệt ghê gớm cho đến tận ngày nay, vẫn còn là nỗi ám ảnh cho toàn nhân loại. Đó là lạm phát ở Đức trong những năm 1922-1924, lạm phát của Mỹ vào thời kỳ nội chiến, cuộc đại lạm phát bao trùm thế giới tư bản xảy ra ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hay cuộclạm phát ờ Nga sau biến cố chính trị 1990-1991. Những cuộc siêu lạm phát này có sức phá huỷ mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm vói suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Ở Việt Nam, chúng ta đã trải qua cuộc đại lạm phát kinh hoàng vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước với mức lạm phát “phi mã” cao tới trên 700% đã gây rối loạn và làm kiệt quệ nền kinh tế vốn đã rất nghèo nàn, lạc hậu, khiến nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Kể từ năm 1990, nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc chống lạm phát. Song từ cuối năm 2003, đặc biệt là nửa năm cuối 2007 đến nay tình trạng lạm phát cao lại xuất hiện trở lại, gây nhiều tác hại cho đời sống kinh tế và xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước đang trờ thành một yêu cầu cấp bách. Việc tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ luôn là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quátrình điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể bị đe doạ bởi sự “bùng nổ” của cuộc lạm phát cao ở nước ta. Tình trạng lạm phát cao dẫn tới cơn “bão giá” đã gây khó khăn trầm trọng cho các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhằm hoàn thiện vấn đề lý luận cũng như thực tiễn để trên cơ sở đó tìm các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trước mắt và lâu dài, giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách “Lạm phát và tác động củalạm phát tới doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam” (trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu giày da và dệt may).
Vì đây là một vấn đề phức tạp, phạm vi nghiên cứu rộng, mức độ lạm phát trong từng thời kỳ thay đổi thường xuyên dưới tác động của nhiều nhân tố khó kiểm soát, vì vậy, các tác giả mong muốn qua việc phân tích trong kỳ khảo sát nhưng bạn đọc sẽ nhận được trong nội dung cuốn sách phương pháp luận, các kiến thức học thuật về lạm phát.
Cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong bạn đọc gần xa đóng góp ý kiến để sách được hoàn thiện hơn ở các lần xuất bản sau.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1.Lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động xuất khẩu
Chương 2.Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp giày da và dệt may củaViệt Nam
Chương 3.Các giải pháp kiềm chế lạm phát nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giầy da và dệt may của Viêt Nam
Tài liệu tham khảo