LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển an toàn, bền vững với tốc độ cao là một trong các mong muốn hàng đầu của mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ từ cao đến thấp (vĩ mô, trung mô, vi mô, siêu vi mô – cá nhân mỗi nguời). Điều mong muốn này chỉ trở thành hiện thực khi người quản lý biết trước được bản thân mình một cách chính xác trong sự biến đổi ờ tương lai; lường hết dược các trở ngại có thể gặp phải dể có các giải pháp xử lý ngay từ lúc còn sơ khai, hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra; hoặc nhìn rõ tiền đồ của sự phát triển hệ thống theo lộ trình đã chọn để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Tóm lại, nhà quản lý phải có khả năng nhận dạng được chính mình và những gì có liên quan đến mình phải quan tâm trong tương lai. Nhận dạng là một vấn đề không đơn giản, nhất là khi con người phải nhận dạng chính bàn thân mình. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta là một minh chứng cho cách làm vừa tổ chức thực hiện vừa tìm kiếm con đường đổi mới; đúng như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) đã viết: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn” (Văn kiện – SĐD trang 12).
Nhận dạng do đó là một môn khoa học có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý và không phải nhà quản lý nào cũng có khả năng nhận dạng đúng. Cho nên việc nghiên cứu lý thuyết nhận dạng trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng có một ý nghĩa thiết thực và bổ ích.
Giáo trình “Lý thuyết nhận dạng ứng dụng trong quản lý” nhằm cung cấp cho người học và những ai có quan tâm các kiến thức cơ bản và có hệ thống về khoa học nhận dạng để ứng dụng trong các hoạt động quản lý. Giáo trình đã được sử dụng cho chuyên ngành Quản lý kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm học 1994-1995 và được triển khai thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1999-2000. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn rất tản mạn và mới mẻ (dưới các tên gọi khác nhau: lý thuyết mô phỏng, mô hình phát triển, nhân tướng học, tử vi, thái ất, phong thủy, chiêm tinh học, dự doán học,…), nên mặc dù chúng tôi đã triển khai nghiên cứu một số năm nhưng kết quả thu được còn rất hạn chế. Nhiều vấn đề còn đang được đặt ra cho các nhà nghiên cứu, hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu lại mang tính đa ngành đòi hỏi phải có một sự cộng tác cùa nhiều nhà khoa học với các phương tiện và kỹ thuật thích hợp, đặc biệt là tin học.
Giáo trình được sử dụng trên lớp với số tiết không nhiều nên không thể đi vào các nộidung quá chuyên sâu mang tính nghề nghiệp nên bạn đọc cần tìm đọc ở các tài liệu chuyên khảo khác.
Trong quá trình biên soạn tác giả đã sử dụng và khai thác khá nhiều tài liệu của các tác giả ở trong và ngoài nước có liên quan, rất mong nhận được sự đồng cảm của các quý vị và xin gửi lời biết ơn chân thành tới quý vị.
Để nghiên cứu khoa học nhận dạng, cần đầu tư rất nhiều thời gian công sức trong khảo nghiệm kiểm chứng, thêm nữa lại cần phải có những kiến thức, phương tiện, kỹ thuật, tư liệu chuyên ngành và tố chất cá nhân thích hợp. Cho nên mặc dù nguời viết đã có nhiều cố gắng nhưng giáo trình vẫn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý cùa bạn đọc để sớm có một giáo trình hoàn chỉnh hơn. Thư từ góp ý xin gửi về Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật hoặc Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tác giả xin tỏ lòng chân thành biết ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý Đại học và Sau đại học, Khoa Khoa học Quản lý Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật mà nhờ đó giáo trình đã được thực hiện.
GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn
MỤC LỤC
Chương 1.Tổng quan về lý thuyết nhận dạng
Chương 2.Nhận dạng các hệ thống đông người trong quản lý
Chương 3.Nhận dạng con người trong quản lý
Tài liệu tham khảo