Đọc thử

Giáo trình lý thuyết giá năng lượng

81,000

Năm XB: 2008

Tác giả:

Loại sách:

Quốc gia:

KT bìa: 16x24cm

Mã IBSN:

Mã IBSN Điện tử:

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế năng lượng là một trong những lĩnh vực đặc biệt của chuyên ngành kinh tế kỹ thuật mà duy nhất Trường Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì và phát triển. Kinh tế năng lượng nghiên cứu những vấn đề của hệ thống năng lượng dưới góc độ kinh tế. Vì thế, mục đích của chuyên ngành đào tạo đặc biệt này không chỉ đơn thuần là giúp người học nhận thức được quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng lượng mà quan trọng hơn cả là làm thế nào thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả nhất, vấn đề hiệu quả phải được xem xét dưới góc độ toàn bộ hệ thống, toàn bộ nền kinh tế quốc dân (hiệu quả tổng thế) chứ không đơn thuần của một đơn vị sản xuất nào trong hệ thống.
Trong rất nhiều các vấn đề nghiên cứu về hệ thống năng lượng, giá năng lượng là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của chuyên ngành kinh tế năng lượng. Ngày nay, dao động của giá năng lượng dù là trên thị trường quốc tế hay giá năng lượng ở từng quốc gia luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt cùa nhà nghiên cứu, các nhà làm chính sách ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Khác với giá các loại hàng hoá và dịch vụ thông thường khác, giá năng lượng không những là một biến số kinh tế quan trọng mà còn mang các đặc trưng về xã hội, chính trị, thương mại quốc tế.
Năm 1973, ngành năng lượng thế giới chịu cuộc khủng hoàng đầu tiên với việc giá dầu bị đẩy lên cao sau khi OPEC chính thức thống trị thị trường dầu mỏ quốc tế với nỗi lo về một nguy cơ cạn kiệt của nguồn tài nguyên này. Tuy OPEC là tác nhân chính của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 và sau đó là năm 1979 nhưng các cuộc khủng hoảng này đòng thời là hồi chuông đầu tiên cảnh báo khả năng thiếu hụt năng lượng trong tương lai một khi nó không được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.
Chính những biến động trong thập kỹ 70-80 này đã làm thay đổi đáng kể cơ chế vận hành của hệ thống năng lượng thế giới cũng như các cơ chế xác định giá năng lượng. Theo đó giá năng lượng ngày càng khác xa so với giá của các hàng hoá thông thường khác tức là nó không chỉ được xác định trên nguyên tắc kinh tế chung là chí phí, giá thành mà càng ngày nó càng chịu ảnh hưởng của các yếu tố quyết định khác như chính trị, xã hội, môi trường, thương mại quốc tế.
Đối với nước ta, ngành năng lượng cũng là một trong nhũng ngành công nghiệp then chốt giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay của nền kinh tế, ngành năng lượng phải đối mặt với những thách thức rất lớn để có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải luôn có xu hướng tăng cao, nhưng đồng thời không được xoá bỏ những nguyên tắc của một chính sách năng lượng bến vững. Đặc biệt, với công cuộc cải cách nền kinh tế hiện nay của đất nước hơn bao giờ hết bài toán giá năng lượng được quan tâm khi ngành năng lượng đang từng bước thực hiện chủ trương thị trường hoá nhưng vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Có thể khái quát chung rằng, giá năng lượng là một biến số được xác định bời các điểu kiện của thị trường đồng thời là công cụ của chính sách năng lượng thậm chí là của các chính sách kinh tế xã hội, chính trị của mọi quốc gia. Vì thế, giáo trình môn học “Lý thuyết giả năng lượng ” sẽ được trình bày dưới góc độ kinh tế (tức là các vấn để cơ sở về chi phí, giá thành đê xây dựng giá bán nâng lượng) cũng nhu dưới các góc độ xã hội, chính trị thương mại quốc tế cùa giá năng lượng. Giá được nghiên cứu chi tiết cho từng dạng năng lượng, ở phạm vi quốc gia và giá năng lượng quốc tế.
Với mục đích nhằm trang bị cho những người làm công tác quản lý, kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, giảng viên và sinh viên làm việc nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng những vấn để cơ bản về lý thuyết giá và việc vận dụng vào ngành năng lượng ở phạm vi quốc gia cũng như phạm vi khu vực và quốc tế, Giáo trình “Lý thuyết giá năng lượng ” được biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc theo tinh thần của đề cương chi tiết học phần Lý thuyết giá năng lượng được giảng dạy cho sinh viên năm thứ 5 chuyên ngành Kỹ sư Kinh tế năng lượng.
Giáo trình “Lý thuyết giá năng lượng” được trình bày theo logic từ các vấn đề tổng quan liên quan đến định giá năng lượng đến chi tiết về định giá cho từng dạng năng lượng, từ giá của các dạng năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt, than) đến giá điện, từ giá năng lượng quốc tế đến giá năng lượng trong nước. Với logic trình bày như vậy, cuốn sách đượccấu trúc thành 6 chương theo trật tự sau:
ChươngI: Các vấn đề lý thuyết cơ bàn vể chi phí và giá năng lượng.
Chương II: Chính sách giá năng lượng vàvai trò quản lý cùa nhà nước.
Chương III: Thị trường dầu mỏ và các vấn đề lý thuyết về giá dầu.
Chương IV: Các vấn để lý thuyết về định giá khí đốt.
Chương V: Các vấn đề về lý thuyết về định giá than.
Chương VI: Các vấn để lý thuyết vê định giá điện.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Nguyễn Minh Duệ, người thầy luôn có những định hướng và khởi tạo cho tác giả những đam mê trong tĩnh vực nghiên cứu rất đặc thù này.
Xin chán thành cảm ơn những đóng góp khoa học xác đáng của các thầy cô, các anh chị và các bạn đồng nghiệp thuộc Bộ môn Kinh tế năng lượng: PGS. Trần Văn Bình, TS. Phạm Thu Hà,TS. Phạm Cảnh Huy, Th.s Phan Diệu Hương… các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã góp ỷ tích cực để cuốn sách này ra đời.
Xin trân trọng cảm ơn Trịnh Khánh Vi và các đồng sự PV- POWER trong khuôn khổ hợp tác giữa Tồng Công ty Điện lực Dầu
khí (PV-POWER) và Đại học Bách khoa Hà Nội về những khuyến khích, chia sẻ để tác giả hoàn thành cuốn sách này.
Giáo trình “Lý thuyết giá nàng lượng ” được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, các cuốn sách chuyên khảo được sử dụng giảng dạy trong các trường đại học có chuyên ngành kinh tế ứng dụng, các sổ liệu thong kê được sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau như BP, IEA, IEA-DOE, ENERDATA..
Việc biên soạn giáo trình này được tích lũy trên cơ sở tham khảo tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu của bản thân tác giả. Do vậy, trong lần xuất bản đầu tiên này, tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết, mong bạn đọc thứ lỗi. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý để lần xuất bản sau cuốn sáchđược hoàn chỉnh hơn.
TS. Bùi Xuân Hồi
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bàn vể chi phí và giá năng lượng.
Chương II: Chính sách giá năng lượng vàvai trò quản lý cùa nhà nước.
Chương III: Thị trường dầu mỏ và các vấn đề lý thuyết về giá dầu.
Chương IV: Các vấn để lý thuyết về định giá khí đốt.
Chương V: Các vấn đề về lý thuyết về định giá than.
Chương VI: Các vấn để lý thuyết vê định giá điện.
Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

Bình luận

Tin tức mới nhất

Tìm giải pháp đẩy mạnh truyền thông phát triển văn hóa đọc

Lần đầu tiên có một cuộc gặp “bàn tròn” giữa

Mạnh tay với sách giả, sách lậu

Một trong những mục tiêu trong nhiệm kỳ mới mà

Sách nói – động lực số hóa ngành xuất bản trong thời đại 4.0

Không nằm ngoài xu thế phát triển của các xuất

Phát triển xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa

Thứ nhất, trong những năm chiến tranh giải phóng và bảo

Chú trọng phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số

Ngày 12/7, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại

SÁCH NỔI BẬT

189,000

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế của nƣớc ta sử dụng rất nhiều các hệ thống lạnh. Trong công nghiệp có các hệ thống lạnh ở nhà máy bia, nhà máy nƣớc ngọt, nhà máy chế biến thủy sản, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất nƣớc đá… Trong dân dụng, phổ biến nhất là các hệ thống lạnh điều hòa không khí, các kho chứa thuốc, sinh phẩm trong y tế, tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thƣơng nghiệp, siêu thị… Cuốn sách Kỹ thuật lạnh đƣợc biên soạn và xuất bản lần này là kết quả đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, cùng với quá trình thiết kế, thi công và lắp đặt nhiều hệ thống lạnh khác nhau trên mọi miền đất nƣớc của các tác giả. Vì vậy, các kiến thức đƣợc đƣa vào cuốn sách rất phù hợp với các sinh viên và kỹ sƣ Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh nƣớc ta. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đào tạo kỹ sƣ ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh ở các trƣờng đại học kỹ thuật và là tài liệu tham khảo tốt cho các kỹ sƣ đang vận hành, thiết kế các hệ thống lạnh công nghiệp hiện nay. Sách không chỉ trình bày các cơ sở lý thuyết, tính toán thiết kế các thiết bị, hệ thống lạnh mà còn trình bày các bản vẽ, cấu tạo tƣơng đối chi tiết của các thiết bị của hệ thống lạnh đang đƣợc sử dụng hiện nay. Cuốn sách là công trình chung, đƣợc các tác giả đồng chủ trì xuất bản và phân công biên soạn các chƣơng cụ thể nhƣ sau: - GS.TS. Đinh Văn Thuận biên soạn các chƣơng 1, 2, 3, 4 và 5. - PGS.TS. Võ Chí Chính biên soạn các chƣơng 6, 7, 8, 9 và 10. Mọi nhận xét góp ý xin gửi về: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Địa chỉ: Số 70 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CÁC TÁC GIẢ

188,000

1.011

BỘ SƯU TẬP SÁCH HAY