Người ta đưa trẻ đủ mọi lứa tuổi tới đọc sách, có bé mới vài tháng tuổi, thậm chí chỉ vài tuần tuổi cũng được tham gia đọc sách. Các thể loại sách ở đây rất phong phú, phù hợp cho mọi lứa tuổi của trẻ.
 
Tình cờ trong một lần tới thư viện, tôi thoáng nghe thấy một đứa trẻ Mỹ mới chưa tròn 2 tuổi đã đọc to, dõng dạc một dòng chữ trên tường cho mẹ nghe. Tôi ngạc nhiên lắm, hóa ra là con gái của Susan, một người đồng nghiệp mới của tôi.
 
Không giấu nổi vẻ ngạc nhiên, tôi quay ra hỏi Susan: "Ôi con chị biết đọc rồi sao?". "Vâng, cháu biết đọc một chút rồi ạ", cô ấy khiêm tốn trả lời. Nhưng thực tế là cô bé 2 tuổi kia đã đọc được hàng trăm từ rồi, điều này mãi về sau tôi mới được biết. Vậy là tôi và Susan bắt đầu nói chuyện về cách dạy học cho con. Chị ấy rất hào hứng chia sẻ cách dạy con của bản thân cũng như của các bà mẹ Mỹ khác.
 
Ở Mỹ, tuy công nghệ rất phát triển nhưng trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo không nên tiếp xúc với tivi, iPad hay các thiết bị điện tử có màn hình khác. Thay vào đó, trẻ sẽ vận động ngoài trời và đọc sách trong thư viện cùng các thành viên trong gia đình.
 
Có lẽ khá lạ lẫm đối với tôi khi lần đầu bước chân vào thư viện ở đây. Người ta đưa trẻ đủ mọi lứa tuổi tới đọc sách, có bé mới vài tháng tuổi, thậm chí chỉ vài tuần tuổi cũng được tham gia đọc sách. Các thể loại sách ở đây rất phong phú, phù hợp cho mọi lứa tuổi của trẻ.
 
 
Chắc hẳn các bạn đang tự hỏi những đứa trẻ đó sẽ đọc sách thế nào? Rất đơn giản thôi, cha mẹ hoặc anh chị của chúng sẽ đọc to, rõ ràng, diễn cảm, đôi khi còn giả giọng các nhân vật cho trẻ nghe. Được biết, đối với trẻ dưới 5 tuổi, việc đọc to và giả giọng giúp trẻ tăng khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn. Hàng tuần, thư viện còn có chương trình “Family Story Time” hay “Baby and Toddler Time” chuyên kể chuyện, đọc sách có ngữ điệu và hát những bài hát có vần cho trẻ.
 
Susan cũng kể rằng, ở Mỹ, các gia đình thường xuyên đưa trẻ nhỏ tới thư viện chơi. Bởi trong các thư viện đều có một khu vực dành riêng cho trẻ với thiết kế sáng tạo và có tính giáo dục cao. Đến thư viện, trẻ không chỉ được đọc sách phù hợp theo lứa tuổi mà có rất nhiều đồ chơi phong phú cho trẻ thỏa sức sáng tạo.
 
Không chỉ có vậy, các gia đình Mỹ đều dành cho con cái họ một không gian riêng để làm tủ sách nhỏ, hành trang tuổi thơ của con. Tuy sách mới ở Mỹ khá đắt, nhưng cũng có nhiều tổ chức cho sách miễn phí cho trẻ hoặc cha mẹ sẽ tìm mua lại những cuốn sách đã qua sử dụng giá rất rẻ mà chất lượng vẫn rất tốt.
 
 
Người Mỹ quan niệm rằng đọc sách cũng như tưới cây hàng ngày nên đọc vào sáng sớm khi bé thức dậy và buổi tối trước khi bé đi ngủ. Bởi sau một giấc ngủ đêm sâu và dài, đầu óc bé sẽ tỉnh táo và nhạy bén vào buổi sáng sớm, khi đó bé có thể ghi nhớ rất nhanh ngôn ngữ và những câu chuyện mới. Còn buổi tối trước khi đi ngủ, những câu chuyện nhẹ nhàng, em dịu sẽ giúp đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
 
Trước khi tạm biệt ra về, Susan không quên nhắn nhủ tôi: "Hãy tập cho con tình yêu với sách, thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé nhé!"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *