Môi trường có thể biến đổi trí thông minh của học sinh

 
 
Ảnh chụp màn hình The Huffington Post
 
nghiên cứu mới đây cho thấy, can thiệp từ môi trường bên ngoài có thể tạm thời thúc đẩy trí thông minh của học sinh, theo The Huffington Post.
Con người là kết quả của một mạng lưới phức tạp của các tính trạng di truyền và yếu tố môi trường, vì vậy rất khó để xác định yếu tố nào chiếm ưu thế hơn. Nhưng một đánh giá từ nghiên cứu trên các cặp song sinh được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Nature Genetics cho thấy, 49% các biến thể trung bình cho đặc điểm và bệnh tật của con người liên quan đến di truyền, trong khi 51% là do các yếu tố môi trường.
 
Trong khi các nhà khoa học tiếp tục tranh luận về ảnh hưởng giữa yếu tố di truyền tự nhiên và môi trường nuôi dưỡng, nhà tâm lý học tại Đại học California, Santa Barbara, đã tìm ra hướng khác khi nói đến trí thông minh. “Các nhà khoa học muốn phân tách giữa hai yếu tố trên nhưng trên thực tế trí thông minh là sự kết hợp của cả di truyền và môi trường tự nhiên, và điểm để đánh giá là kết quả nhận được cuối cùng”.
 
Sự can thiệp của môi trường có thể thúc đẩy trí thông minh của trẻ em, nhưng nó sẽ mang tính tạm thời, vì bản chất của con người và sự vật, hiện tượng luôn thay đổi và chỉ mang tính tương đối. “Nếu bạn thay đổi môi trường hay các tác nhân bên ngoài của trẻ, chúng có thể thích ứng. Nhưng một khi sự can thiệp đó thấp hơn hoặc mất đi thì nhiều khả năng trẻ sẽ thích ứng trở lại với cuộc sống ban đầu”, theo tiến sĩ tâm lý học John Protzko.
 
Kết quả trên cho thấy trí thông minh không phải nguyên nhân cho tất cả những gì các học sinh đạt được. Chúng ta có thể điều chỉnh các yếu tố bên ngoài môi trường để can thiệp vào việc đáp ứng nhu cầu cao hơn về khả năng của các em. Nhưng đó chỉ là thay đổi tạm thời, không thuộc về bản chất và không nên quá đặt nặng sự kỳ vọng lâu dài.
 
Phương Anh- Theo Thanh niên online
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *