Hướng dẫn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

(Taichinh) – Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 77384/CT-TTr1 ngày 8/12/2015 của Cục Thuế Hà Nội trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Về vấn đề này, ngày 9/3/2016 Tổng cục Thuế có Công văn 920/TCT-CS trả lời như sau:
 
 
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
 
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 và Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, được ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
 
Theo công văn của Cục Thuế trình bày thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam chỉ ký hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp đồng với cá nhân để được quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, căn hộ, biệt thự và Công ty đã chuyển tiền cho các cá nhân, trong khi hồ sơ trích lập dự phòng liên quan đến các cá nhân nên khó khăn cho việc đối chiếu xác định tính pháp lý của hồ sơ.
 
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định. Theo đó, đối với trường hợp Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam có khoản nợ phải thu của các cá nhân, nếu hồ sơ liên quan đến việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của các cá nhân này chưa đầy đủ và chưa đủ tính pháp lý thì chưa có đủ cơ sở để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.
 
 
Theo gdt.gov.vn
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *