10 Sự kiện kinh tế năm 2017

 
Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo Chính phủ ước thực hiện hoàn thành cả 13 chỉ tiêu kinh tế – xã hội 2017. Có 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch
 
 
Tăng trưởng kinh tế 2017 dự kiến đạt 6,7%, cao hơn 6,21% năm 2016. Đây là dấu mốc đáng nhớ, vì kể từ năm 2009 đến nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam đều không vượt qua mốc 6,7%.
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017, Chính phủ yêu cầu tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của DN.
 
 
 
Hồi tháng 9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã quyết định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh của ngành. Sau đó, Bộ NN-PTNT cũng đề xuất bãi bỏ 34,2% điều kiện kinh doanh và cắt giảm 56,5% thủ tục với khoảng 118 điều kiện kinh doanh dự kiến được cắt giảm, sửa đổi.
 
Việc cắt bỏ giấy phép con cùng nhiều giải pháp khác giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc so với năm 2016, xếp 68/190 nền kinh tế. Đứng vị trí thứ 5 trong ASEAN.
 
 
 
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Bộ Tài chính tiên phong khoán xe công vào tháng 10/2016, tiếp đến là Hà Nội, Văn phòng Chính phủ,…
 
Chủ trương khoán xe công tiến thêm một bước khi Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công. Theo đó, cấp Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, các Thứ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng cục trưởng, lãnh đạo tập đoàn,… không thuộc diện được trang bị xe ô tô riêng. Thay vào đó, sẽ được khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Khi đi công tác thì được dùng xe phục vụ công tác chung.
 
 
 
 
Đến cuối năm 2016, tổng số ôtô công của cả nước là 34.241 chiếc. Mỗi chiếc ô tô công “ngốn” 320 triệu đồng/năm (gồm chi phí bảo dưỡng, xăng xe, lương lái xe,… ), mỗi năm tốn gần 13.000 tỷ, bằng thu ngân sách trong 1 năm của Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang,… cộng lại.
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Năm 2017, một loạt cựu lãnh đạo DNNN bị kỷ luật, cách chức, thậm chí bị khởi tố, truy nã quốc tế vì sai phạm kinh tế trong quá trình quản lý. 
 
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Nguyễn Xuân Sơn bị kết án từ hình trong đại án OceanBank, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Nguyễn Quốc Khánh bị khởi tố, nguyên Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực bị khởi tố, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su bị khởi tố. Đặc biệt, ông Đinh La Thăng – Ủy viên trung ương Đảng, Phó Ban Kinh tế TW cũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến những sai phạm thời làm chủ tịch Dầu khí.
 
 
 
 
14 cá nhân nguyên là ủy viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) qua các thời kỳ từ 2006 đến 2015 đều bị xử lý kỷ luật. Trong đó, 2 người bị kỷ luật cảnh cáo và 10 người nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
 
Sếp lớn Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) – ông Nguyễn Anh Dũng – bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng, gồm ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, ủy viên BCH Đảng bộ Vinachem, Bí thư Đảng ủy tập đoàn này.
 
Danh sách bị khởi tố điều tra cũng ngày một dài, như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận (cựu sếp PVC); Vũ Đình Duy, Trần Trung Chí Hiếu (cựu sếp nhà máy 7.000 tỷ PVTex đắp chiếu),… cùng hàng loạt cá nhân khác.
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Năm 2017 Việt Nam có 2 tỷ phú USD được ghi danh toàn cầu, theo bảng xếp hạng của Forbes. Đây cũng là năm đầu tiên, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có 1 nữ tỷ phú USD. Tốc độ tăng hạng kỷ lục của các tỷ phú Việt. Tính đến đầu tháng 12, ông Phạm Nhật Vượng có 4,2 tỷ USD, tài sản của bà Thảo lên 2,3 tỷ USD. Cả hai tỷ phú đều có bước cải thiện đáng kể về thứ hạng trong bảng Forbes.
 
Trên TTCK, ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và Faros (ROS) có khối tài sản quy từ cổ phiếu khoảng 2,5 tỷ USD và liên tục tranh vị trí số 1 những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với ông Phạm Nhật Vượng.
 
 
 
 
Năm 2017 cũng chứng kiến hàng loạt các đại gia mới xuất hiện làm đảo lộn bảng xếp hạng tỷ phú Việt như ông Ngô Chí Dũng (chủ tịch VPBank), ông Lô Bằng Giang (phó chủ tịch VPBank), ông Hồ Xuân Năng (chủ tịch Vicostone)… 
 
Hàng loạt doanh nhân giàu có trước đây bị đẩy khỏi top 20 như: ông Trương Gia Bình – FPT, ông Nguyễn Duy Hưng – SSI, bà Nguyễn Thị Như Loan – Quôc Cường Gia Lai… nhiều đại gia từng đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng cũng dần tụt lùi như: ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), ông Đặng Thành Tâm,…
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Điểm nổi bật nhất TTCK Việt Nam 2017 chính là kỷ lục cao 10 năm của chỉ số VN-Index. 
 
Yêu cầu thoái vốn nhà nước, đưa cổ phiếu lên sàn một loạt DN lớn được thực thi một cách quyết liệt khiến TTCK Việt Nam trở thành tâm điểm trên thị trường tài chính quốc tế. Vốn hóa HOSE lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Nếu tính cả 2 sàn HNX và UPCOM thì quy mô vốn TTCK Việt Nam đã lên tới khoảng 135 tỷ USD, tương đương 74,6% GDP cả nước, vượt chỉ tiêu đặt ra cho 2020…
 
 
 
 
TTCK đã có DN vượt mốc vốn hóa 10 tỷ USD (Vinamilk), giao dịch trên thị trường lần đầu tiên trong lịch sử có phiên đạt 1 tỷ USD. NĐT ngoại mua ròng hơn 1 tỷ USD, nâng tổng vốn ngoại trên TTCK đạt khoảng 28 tỷ USD. Hàng loạt cổ phiếu blue-chips ghi nhận đỉnh cao lịch sử như VNM, SAB, VIC, VCB, CTD, VCF, DHG, NTP, VJC, MWG, ACV, PNJ…
 
Lần đầu tiên vấn đề nâng hạng TTCK (từ sơ khai lên mới nổi) xác định được mốc thời gian vào năm 2020. Lần đầu tiên Việt Nam có TTCK phái sinh. 
 
TTCK 2017 tăng điểm còn do sự khởi sắc của nền kinh tế, môi trường kinh doanh cải thiện, lực đẩy của dòng vốn ngoại, kết quả APEC 2017 tại Việt Nam… nhưng CK cũng chứng kiến sự phân hóa mạnh, nhiều thời điểm rơi vào tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”, nhiều NĐT thua lỗ. Nhiều cổ phiếu trên đỉnh cao nhưng cũng nhiều mã dưới vực sâu.
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Năm 2017, hình thức đầu tư hợp tác công tư BOT, BT tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. 
 
Sự kiện BOT Cai Lậy – Tiền Giang vừa thu phí đã bị người dân phản ứng là đỉnh điểm của cơn khủng hoảng BOT. Hàng loạt trạm BOT khác cũng bị dân phản ứng ở Bến Thủy – Nghệ An, Đường 5 – Hưng Yên, Ninh An – Khánh Hòa, Biên Hòa – Đồng Nai
 
Từ phản đối các trạm BOT đặt nhầm chỗ móc túi dân, hình thức đầu tư BOT cũng bị kiểm toán xem xét cả loạt. Từ đó lộ ra nhiều vấn đề. Nhiều trạm BOT đặt trên đường cao tốc phải điều chỉnh, như giảm giá vé và thời gian thu phí; có trạm phải xóa bỏ…
 
 
 
 
Hình thức đầu tư BT (xây dựng – chuyển giao hay đổi đất lấy hạ tầng) cũng được bóc hàng loạt sai phạm. Hình thức “hàng đổi hàng” từng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng thành phố, nhưng có dự án lại biến tướng gây sai phạm ngàn tỷ, lãng phí tài nguyên quốc gia.
 
Bằng chứng là gần 4.000 tỷ đồng sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại 21 dự án BT. Chưa kể, rất nhiều mảnh đất đẹp, đắc địa được chia cho nhà đầu tư với mức giá bèo bọt mà nếu đưa ra đấu giá, giá trị có khi còn cao gấp 15-20 lần so với mức giá đưa ra. Ngay sau đó, hàng loạt tỉnh đã phải tạm dừng hình thức thu hút vốn đầu tư này.
 
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Thuế nhập khẩu từ 1/1/2017 với xe hơi nguyên chiếc ASEAN về Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30% khiến thị trường ô tô xáo trộn. Giá giảm, lượng xe dưới 9 chỗ nhập ngoại nửa đầu năm tăng mạnh, tới 30%. Trong khi nhu cầu ô tô lại giảm do ai cũng trông đợi tới 2018, lúc thuế nhập khẩu giảm còn 0%, mới mua xe, khiến giá xe liên tục giảm.
 
Thị trường ô tô trải qua một năm khác thường với những thay đổi chóng mặt về giá. Hầu hết các hãng đã hạ giá từ 10-30% các mẫu xe để kích cầu tiêu dùng và đẩy hết hàng tồn. Người tiêu dùng mua xe vào cuối năm 2017 hưởng lợi lớn.
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
 
 
2017 cũng là năm chính sách ô tô có biến động lớn. Từ 1/7/2017 kinh doanh ô tô trở thành ngành nghề có điều kiện. Tới ngày 17/10/2017 Nghị Định 116/2017 NĐ-CP được ban hành. Theo đó muốn kinh doanh ô tô phải đáp ứng các điều kiện đặt ra. Nhiều DN không đáp ứng điều kiện theo quy định phải ngừng hoạt động, xe nhập khẩu nguyên chiếc khó tràn vào Việt Nam. 
 
Ngày 27/11 Chính phủ lại ban hành quy định, ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Kể từ 1/1/2018 những DN ô tô có sản lượng lớn sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập bộ linh kiện 0%. Điều này đã tạo điều kiện cho nhiều DN đẩy mạnh đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô. Bên cạnh đó thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nâng lên khiến cho giá xe cũ bán ra cao hơn cả xe mới cùng loại
 
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
Sự kiện đấu giá thành công Sabeco ngày 18/12 với mức giá 320.000 đồng/cp thu về cho Nhà nước gần 5 tỷ USD là cú chốt cho một năm thành công của hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn.
Hàng loạt các thương vụ thoái vốn, IPO lớn chưa từng có diễn ra trong năm 2017 với nhiều phiên thành công vượt mong đợi. Hàng chục tỷ USD lên sàn hút dòng vốn mới hàng tỷ USD đã thực sự thay đổi quá trình cổ phần hóa, đẩy mạnh khu vực tư nhân của Chính phủ.
 
Những chính sách IPO thích hợp hơn như bán trọn lô, bán với tỷ lệ cao cho NĐT lớn, đặt cọc bằng USD… đã giúp nhiều hàng cũ, hàng ế thập kỷ và nguồn cung khổng lồ đã được hấp thụ hết ở mức giá cao.
 
Thành công nhất là vụ thoái vốn 3,33% vốn CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM) của SCIC tại mức giá 186.000 đồng/cp qua đó thu về cho Nhà nước 8.990 tỷ đồng. Thoái vốn của Sabeco với giá khởi điểm kỷ lục 320.000 được kỳ vọng mang về nguồn thu khổng lồ.
 
 
 
 
Hàng loạt các vụ IPO và lên sàn của các DN lớn như Vietnam Airlines, Vinatex, Petrolimex và Vietjet Air, VIB Bank, Vincom Retail… đã khiến TTCK 2017 bùng nổ về mặt quy mô. Mỗi đại gia thuộc xăng dầu, sân bay, bia,… ra mặt đều góp cho thị trường một vài tỷ USD.
 
Một loạt các DN được thoái vốn ngay trong năm 2017 và ngay đầu 2018 như Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP), TCT Sông Đà, Lọc dầu Bình Sơn, PVOil, PV Power… cũng đang được chờ đợi.
 
Với quy mô IPO và thoái vốn lớn rất nhiều nhà đầu tư chiến lược quy mô quốc tế đã đổ dồn đến Việt Nam. Những tay to chuyên M&A ở châu Á, Châu Âu, Mỹ đang dồn dập đổ tỷ USD vào Việt Nam để săn tìm những cơ hội đầu tư lớn.
 
 
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
2017, chăn nuôi lợn chìm trong khủng hoảng do cung vượt cầu, giá giảm mạnh và kéo dài ròng rã suốt năm. Nguyên nhân do ồ ạt tăng đàn, trong khi Trung Quốc hạn chế nhập tiểu ngạch.
 
Từ đầu năm, khắp cả nước, giá thịt lợn đồng loạt giảm kỷ lục. Chăn nuôi lợn “vỡ trận”, người dân điêu đứng, đối diện với nợ nần, trắng tay. Lợn đến lứa xuất chuồng nhưng không có người mua dù giá giảm chạm đáy, ở mức kỷ lục chỉ còn 15.000-17.000 đồng/kg.
 
 
 
 
Để giải cứu người chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đã liên tục họp khẩn tìm giải pháp, ra công văn kêu gọi cả nước ưu tiên ăn thịt lợn. Các bộ ngành, đoàn thể đồng loạt vào cuộc, bữa ăn công nhân viên chú trọng thịt lợn hơn, rồi cả làng, đồng hương,… mua lợn ủng hộ. 
 
Phong trào giải cứu diễn ra rầm rộ giúp giảm bớt lượng tồn, giá lợn tăng trở lại. Song, niềm vui của người nuôi chỉ kéo dài khoảng 1 tháng thì giá lợn tiếp tục giảm mạnh, về mốc 28.000-32.000 đồng/kg suốt từ tháng 7 cho tới nay chưa có dấu hiệu tăng lên.
kinh tế 2017,kinh tế việt nam,kinh tế,2017,sự kiện 2017
 
BAN KINH DOANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *