Trí tuệ nhân tạo tác động ra sao tới con người?

Nhiều người cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ bù đắp, giúp công việc, cuộc sống thuận tiện hơn. Song không ít người lo sợ tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo.

Ngày nay, một cỗ máy có thể xây dựng kiến thức từ dữ liệu khổng lồ (big data), robot tự động nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, thậm chí có thể đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới. Liệu tương lai con người có phải cạnh tranh với máy móc như trong các bộ phim Avengers: Age of Ultron, The Terminator hay Matrix đã xây dựng?

Máy móc liệu có trở nên thông minh, có trí óc, thậm chí có lương tâm? Các tác giả, dịch giả sách về trí tuệ nhân tạo đã cùng nhau bàn thảo về tác động của trí thông minh máy móc tới đời sống con người.

Tri tue nhan tao anh 1

     Ba cuốn sách bàn về mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo, máy móc và con người. Ảnh: Đ.T.

Con người phải thay đổi cách tư duy, làm việc

Dịch giả Nguyễn Sỹ Nguyên (người chuyển ngữ một số cuốn sách bàn về mối quan hệ giữa công nghệ và đời sống con người) nói để hiểu về trí tuệ nhân tạo, bạn đọc có thể tìm hiểu qua cuốn Trí tuệ nhân tạo: Những ảnh hưởng được lập trình.

Nhiều người cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ bù đắp, giúp công việc, cuộc sống thuận tiện hơn. Song không ít người lo sợ tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo.
Ngày nay, một cỗ máy có thể xây dựng kiến thức từ dữ liệu khổng lồ (big data), robot tự động nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, thậm chí có thể đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới. Liệu tương lai con người có phải cạnh tranh với máy móc như trong các bộ phim Avengers: Age of Ultron, The Terminator hay Matrix đã xây dựng?

Máy móc liệu có trở nên thông minh, có trí óc, thậm chí có lương tâm? Các tác giả, dịch giả sách về trí tuệ nhân tạo đã cùng nhau bàn thảo về tác động của trí thông minh máy móc tới đời sống con người.

Tri tue nhan tao anh 1
Ba cuốn sách bàn về mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo, máy móc và con người. Ảnh: Đ.T.
Con người phải thay đổi cách tư duy, làm việc
Dịch giả Nguyễn Sỹ Nguyên (người chuyển ngữ một số cuốn sách bàn về mối quan hệ giữa công nghệ và đời sống con người) nói để hiểu về trí tuệ nhân tạo, bạn đọc có thể tìm hiểu qua cuốn Trí tuệ nhân tạo: Những ảnh hưởng được lập trình.

Cuốn sách gồm 4 phần. Ở phần đầu, tác giả nêu định nghĩa, viết về Alan Turing – người phát minh ra trí tuệ nhân tạo, ý tưởng sơ lược, các công ty đang nắm giữ nhiều dự án về trí tuệ nhân tạo.

Phần thứ hai, tác giả trình bày sự vận hành, cách trí tuệ nhân tạo hoạt động, hệ nhị phân của máy tính, mối quan hệ giữa bộ máy và con người. Nhiều vấn đề về quan hệ giữa trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo được nêu trong phần thứ ba như: Sự sáng tạo, cỗ máy có cảm xúc và ý thức hay không? Cỗ máy có trực quan không?

Phần thứ tư của sách bàn về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Có hai quan điểm về vấn đề này. Những người bi quan cho rằng một ngày nào đó trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua trí tuệ con người, con người phụ thuộc, thậm chí trở thành nô lệ của những cỗ máy. Bên cạnh đó có những quan điểm thận trọng, lạc quan hơn, xem trí tuệ nhân tạo chưa đến mức thống trị. Tuy vậy, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo buộc con người phải thay đổi cách tư duy, cách làm việc của mình.

Là dịch giả, ông Nguyễn Sỹ Nguyên nói ngày nay, tác động của trí tuệ nhân tạo thể hiện rõ ở các công cụ, phần mềm dịch thuật. Nó mang đến thuận lợi trong việc tìm kiếm tư liệu quanh văn bản ta dịch, giúp ta hiểu rõ hơn, sâu hơn văn bản ta cần dịch.

Với sự phát triển của những công cụ dịch thuật, ngày nào đó vai trò của dịch giả dần mất vị thế. Bởi vậy, dịch giả cần trau dồi ngôn ngữ, tìm cách phát triển ngôn ngữ của mình hơn nữa.

Thông qua buổi phỏng vấn với Viện Pháp tại Hà Nội, ông Jean-Gabriel Ganascia (GS tại Đại học Pierre và Marie Curie, thuộc Đại học Sorbonne, tác giả cuốn Trí tuệ nhân tạo: Những ảnh hưởng được lập trình), cho rằng tại một số thời điểm nhất định, trí tuệ nhân tạo cho phép ta bù đắp những điểm yếu trong chức năng nhận thức của con người.

Ông nêu ví dụ bản thân có thể nhận diện vài sinh viên của mình; nếu có tới 100-200 sinh viên, ông không thể nhớ hết khuôn mặt được. Trong khi đó, máy móc có thể nhận diện khuôn mặt trong số hàng trăm, nghìn, thậm chí hàng triệu khuôn mặt khác nhau.

“Tất nhiên trí tuệ nhân tạo không thay thế tất cả chức năng nhận thức, nhưng nó cho phép chúng ta đi xa hơn vì nó sẽ thực hiện giúp ta những việc tẻ nhạt, nhàm chán mà ta thường không muốn làm. Nó sẽ thực hiện chúng một cách tự động”, ông Ganascia nói.

Tri tue nhan tao anh 2

Nhiều người cho rằng trí tuệ nhân tạo trợ giúp đắc lực trong công việc, cuộc sống. Ảnh minh họa: Getty Images

Trí tuệ nhân tạo thống trị chỉ là viễn tưởng

 

Ông Dương Thắng, nguyên giảng viên Toán, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng khi đề cập “trí tuệ nhân tạo” là nói đến “con người nhân tạo”. Con người nhân bản hóa, cố gắng thổi sự sống vào các cỗ máy tự động hóa, siêu máy tính.

Trí tuệ nhân tạo ngày nay kiểm tra các ảnh quét tốt hơn bác sĩ X quang, chẩn đoán ung thư, lái ôtô tốt hơn tài xế, nhưng nó vẫn không hiểu chụp X-quang là gì, ung thư là gì, ôtô là gì hoặc lái xe là gì.

Để trở thành một trí tuệ thực sự, trí tuệ nhân tạo sẽ phải giành được quyền tự chủ, tự do của ý chí, tách mình khỏi những người đã sinh ra nó. Trí tuệ nhân tạo muốn trở thành một “trí tuệ” theo đúng nghĩa của nó, cần phải có khả năng hiểu được toàn bộ hoạt động của thế giới bằng cách quan sát đơn giản, như một đứa trẻ trong những năm đầu đời.

“Nhưng sẽ rất khó để một trí tuệ nhân tạo làm được như vậy. Thật khó để tưởng tượng một ngày nào đó trí tuệ nhân tạo sẽ gia nhập và vượt qua trí thông minh tự nhiên”, ông Dương Thắng nói.

Ông Jean-Gabriel Ganascia đồng quan điểm về tương lai nhân loại dưới ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo: “Tôi biết là có một số kịch bản thảm họa nhưng chúng không diễn ra. Nhất là nhiều người sợ rằng máy móc sẽ làm mất quyền tự chủ của họ, điều này dường như giống với khoa học viễn tưởng hơn là thực tế”, GS Jean-Gabriel Ganascia bày tỏ.

Theo tác giả Ganascia, trí tuệ nhân tạo sẽ có một vai trò quan trọng. Ở góc độ tích cực, nó cho phép con người giám sát, nhất là các vấn đề năng lượng và khí hậu. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là nó có thể được một số tổ chức sử dụng để giám sát toàn bộ mọi người.

Công nghệ kỹ thuật số mang tính nước đôi. Chúng giúp chúng ta làm việc từ xa, kết nối, tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng trí tuệ nhân tạo được hoạt động nhờ các máy tính và chúng sử dụng điện, vì vậy chúng tiêu thụ năng lượng và tạo ra hiệu ứng nhà kính góp phần gây nóng lên toàn cầu. Do đó, phải tạo ra sự cân bằng lành mạnh giữa tất cả những vấn đề đó.

                                                                                                    Nguồn : Đỗ Thu – Zingnews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *