LỜI NÓI ĐẦU
Nửa cuối củathế kỳ 20 và những năm đầu của thế kỳ 21 đã chứng kiến những cải tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các sản phẩm tài chính mới không ngừng được giới thiệu ra thị trường, từ những dạng mới của chứng khoán phái sinh, cho đến các biến thể của chứng khoản vốn, hay các ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm ngân hàng… Nhà kinh tế học Robert c. Merton (1992) đã từng nói “Các cài tiến trong lĩnh vực tài chính được xem là động lực phát triển cùa hệ thống tài chính để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của “nền kinh tế thực
Các nhà kinh tế khác cùng cho rằng, nếu thị trường không có những “bât hoàn hảo ”, ví dụ như vấn đề thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch hay các quy định pháp luật và thuế … cản trở hoạt động của thị trường, thì những cải tiến trong lĩnh vực tài chính sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Xuất phát từ giả định này, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu vì sao những“bất hoàn hảo ” có thể dẫn đến những cài tiến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thực tế cho thấy, những “bất hoàn hào ”còn tồn tại khiến các chủ thể trong nền kinh tế không thể tận dụng được các chức năng của hệ thống tài chính một cách hiệu quả nhất. Và việc phát triển các sản phẩm mới, cũng như những cải tiến khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã giúp hệ thống tài chính thực hiện hiệu quả hơn các chức năng cơ bàn của mình, đó là: chuyến giao vốn qua không gian và thời gian; tập trung vốn;quản trị rủi ro; cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định; giải quyết vấn để thông tin bất cân xứng và hỗ trợ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thanh toán. Thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu qủa có nghĩa là hệ thống tài chinh đâ khắc phục được những “bất hoàn hà ” trên thị trường.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của để tài nhánh: “Phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc ” trong khuôn khổ Nhiệm vụ hợp tác quốc tế vé khoa học công nghệ theo Nghị định thư: “Nghiên cứu phát triền thị trường tài chính trong điểu kiện hội nhập kinh tế quốc tế – kinh nghiệm cùa Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam”, PGS. TS. Nguyễn Thị Quy – Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính quốc tế cùng các giảng viên khoa Tài chính – Ngán hàng, Trường Đại học Ngoại thương đã biên soạn cuốn sách“Phát triển-sànphẩm mới trong tĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu cũng như thị trường tài chính Việt Nam đang gặp nhiều bất ổn dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chinh và suy thoái kinh tế, cuốn sách thực sự là tài liệu tham khảo bỗ ích cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chinh sách vĩ mô, các nhà thực tiễn cũng như các giảng viên, sinh viên trong các trường đại học thuộc phạm vi chuyên ngành có liên quan.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Chương 1.Lý luận chung về phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính
Chương 2.Kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính
Chương 3.Giải pháp phát triển trên sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tạiViệt Nam