Đọc thử

Trang phục nữ người Dao Quần Trắng ở tỉnh Tuyên Quang (Sách chuyên khảo)

Loại sách: Sách In

Ngôn ngữ: Việt Nam

KT bìa: 4,5x20,5

Mã ISBN: 9786046729860

Mã ISBN Điện tử:

Ở Việt Nam, người Dao là một trong ba dân tộc (Hmông
– Dao – Pà Thẻn) thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao. Họ
cư trú chủ yếu ở một số tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang,
Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai
Châu, Hòa Bình và Tuyên Quang,…

Tại Tuyên Quang, người Dao có khoảng hơn 100.000
người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh (Theo Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2019). Tuyên Quang là địa phương
duy nhất trong cả nước quy tụ đủ chín ngành Dao: Dao Đỏ,
Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang (có
nơi gọi là Lồ Gang), Dao Cóc Ngáng, Dao Thanh Y, Dao Áo
Dài và Dao Quần Trắng. Người Dao Quần Trắng di cư đến
Tuyên Quang vào khoảng thế kỷ 13. Tại nơi đây, họ đã duy
trì và phát huy nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Họ sống chan hòa với thiên nhiên, nương tựa vào núi rừng,
đồng thời vẫn giữ được bản sắc độc đáo của mình thông qua
bộ trang phục truyền thống.
Việc nghiên cứu về trang phục truyền thống của người
dân tộc thiểu số nói chung và trang phục nữ người Dao Quần
Trắng nói riêng sẽ góp phần: bảo tồn và phát huy văn hóa
dân tộc, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn nữa giá trị
văn hóa của mình; tạo cơ hội giao lưu và kết nối giữa cộng
đồng các dân tộc nói chung và người Dao Quần Trắng với các
cộng đồng khác nói riêng; góp thêm vào sự hiểu biết và hòa
nhập giữa các dân tộc và vùng miền khác nhau cũng như tạo
ra cơ hội cho phát triển du lịch vùng và kinh tế địa phương

Bình luận

Tin tức mới nhất

VnExpress tạo cổng kết nối người dân với Bộ Khoa học và Công nghệ

Cổng “Góp ý kiến tạo” là cầu nối để người

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

  Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Giang Huy Nhìn lại

Kế hoạch thu hồi vệ tinh ‘già’ nhất

Mỹ-Các chuyên gia muốn đưa vệ tinh Vanguard 1, khối

‘Mua công nghệ là cách nhanh để Việt Nam tự chủ bán dẫn’

Sau khi bỏ lỡ hàng chục năm phát triển công

‘Cải cách kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam’

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hội nhập kinh tế

BỘ SƯU TẬP SÁCH HAY