LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình thiết lập tạo hình được chia ra thành ba phần cơ bản là:
– Phần máy búa;
– Phần máy ép thủy lực;
– Phần máy ép cơ khí;
Các phần Máy búa và máy ép thủy lực đã được biên soạn trong cuốn “Máy búa và máy ép thủy lực”.Nhà xuất bản Giáo dục 2001 và đã tái bản lần 2 vào năm 2005.
Phần Máy ép cơ khí có nội dụng phong phú hơn với thời lượng nhiều hơn giảng dạy còn hệ đại học ngành Cơ khí. Máy ép cơ khí bao gồm các chủng loại thiết bị chính thực hiện các nguyên công công nghệ của quá trình gia công éplực (phần dập tạo hình) như:
Các máy ép trực khuỷu với lực danh nghĩa đến 4000 tấn;
Các máy chuyên dùng dập tấm và dập khối ở trạng thái nguội và nóng;
Các mấy kiểu vít (ép vít ma sát, ép vít cung điện, ép vít thủy lực);
Các máy kiểu quay (máy cắt đĩa, máy cán lốc biên dạng, rèn cán, miết);
Các máy dập tự động
Giáo trình Máy ép cơ khí được biên soạn cho đối tượng sinh viên Cơ khí – ngành Gia công áp lực và sinh viên Cơ khí – ngành Chế tạo máy.Đặc biệt, nó là tài liệu tham khảo cần thiết cho các kỹ sư Cơ khí, những cán bộ kỹ thuật công tác tại các nhà máy có sản xuất rèn – dập (công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, sản phẩm gia dụng, sản xuất vũ khí, điện tử…)
Nội dung của giáo trình giới thiệu các nhóm thiết bị như đã nói ở phần trên nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủng loại thiết bị này, từ nguyên lý làm việc đến tính toán các bộ phận chính của máy. Người đọc có thể nắm bắt được các tính năng của từng loại máy để có thể vận hành và sửa chữa chúng.Đặc biệt là biết ứng dụng, hiểu khả năng công nghệ từng loại máy.
Ngày nay, do ngành cơ khí chế tạo phát triển, phương pháp gia công áp lực – đập tạo hình đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sản xuất cơ khí. Nhiều kiểu máy dập hiện đại ra đời với mức độ tự động hóa cao, điều khiển theo chương trình PLC và CNC. Chúng tôi sẽ giới thiệu về các máy dập hiện đại trong một cuốn sách khác, song những nguyên lý có bản nêu trong cuốn sách này luôn giúp người đọc nghiên cứu và tiếp cận một cách tốt nhất, nhanh nhất các thiết bị dập tự động hiện đại hơn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 2.Máy ép trục khuỷu
Chương 1.Động học và tĩnh học cơ cấu tay biên – trục khuỷu
Chương 2.Điều kiện bền và lực ép danh nghĩa của máy trục khuỷu
Chương 3.Năng lượng của máy ép cơ khí
Chương 4.Tính toán kết cấu các bộ phận, chi tiết chủ yếu của máy ép trục
Chương 5.Các loại máy ép trục khuỷu điển hình
Phần 3.Các kiểu máy ép cơ khí khác
Chương 6.Máy loại quay
Chương 7.Kiểu máy cũ
Chương 8.Máy dập xung và máy dập khác
Phần 4.Phụ lục
Tài liệu tham khảo