Thế kỷ XXI là thế kỷ không chỉ của khoa học công nghệ của lúc nào hết , con người được coi là vị trí trung tâm , là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội . Đổi mới giáo dục đang diễn ra toàn cầu với những khuyến cáo của UNESCO về 4 trụ cột giáo dục và mục đích của sự học . Học để chung sống ( to live together ) , Học để hiểu biết ( to know ) , Học để làm ( to do ) và Học để làm người , để tồn tại ( to be ) . Những cuộc cải cách giáo dục đang diễn ra rộng khắp hoàn cầu Ở Việt Nam , nguyên lý " dạy chữ đi đôi với dạy người " đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng , Luật Giáo dục và các quyết sách của Chính phủ , của Bộ GD & ĐT . Trong đó cốt lõi và xuyên suốt là vấn đề giáo dục nhân cách , giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ . Nhìn vào thực tiễn cuộc sống , chúng ta thấy , trong những năm gần đây , chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế đáng buồn , đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội . Những hiện tượng băng hoại về đạo đức đang là nỗi nhức nhối của xã hội chúng ta . Vấn đề đạo đức xã hội , đạo đức cá nhân đang diễn ra hết sức phức tạp , đang có sự đấu tranh giữa cái mới , cải tiến bộ , cái thiện , với cái cũ , cái lạc hậu , cái ác ; giữa chủ nghĩa vị tha với chủ nghĩa vị kỷ , giữa lối sống trung thực với thói dối trá chạy theo đồng tiền … Dẫn đến tình trạng , trong gia đình , con cải bất hiếu , hắt hủi cha mẹ ; vì lợi ích kinh tế , anh chị em quay lưng lại với nhau . Ở nhà trường , trò khinh thầy , đi ngược lại truyền thống " tôn sư trọng giáo " . Ngoài xã hội , quan hệ giữa người với người theo kiểu " đèn nhà ai nấy rạng " , " cháy nhà hàng xóm bình chân như vại " …. Đây là một tình trạng đảo lộn về các chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc , làm hoen ổ những giá trị đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã đổ biết bao mồ hôi , nước mắt , thậm chí cả máu xương để tạo dựng nên.
Các nhà trường THPT cũng đã ý thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh . Giá trị của đạo đức truyền thống được kết tinh ở những phương diện chủ yêu như : Lòng yêu nước , căm thù giặc ngoại xâm ; Sẵn sàng chiến đấu , hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc ; Lối sống đoàn kết , nhân ái , nghĩa tình ; Truyền thống cần cù , hiểu học ; Giàu ý chỉ , nghị lực vượt khó . Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh là hoạt động giáo dục giúp học sinh hiệu rõ những giá trị kết tình nói trên , vận dụng vào cuộc sống của cá nhân và đồng , nâng cao chất lượng cuộc sống . Học sinh là đối tượng thụ hưởng trong hoạt động giáo dục này , phải tích cực , chủ động trong lĩnh hội những giá trị đạo đức nói trên , góp phần tự hoàn thiện bản thân , làm giàu vốn sống cả nhân , gắn kết truyền thống với hiện đại , đẩy mạnh tiến công bộ xã hội .
Tuy nhiên , không nằm ngoài bối cảnh chung đã nói ở trên , việc quản lý hoạt động GDĐĐTT cho học sinh THPT hiện vẫn chủ yếu diễn ra theo kinh nghiệm , nội dung không được xác định rõ ràng và chi bộ hẹp trong nội bộ từng nhà trường , thậm chí tách rời khỏi môi trường văn hóa cộng đồng , … nên hiệu quả của GDĐĐTT chưa được như mong đại Trên thực tế công tác quản lý GDĐĐTT cho học sinh còn thiếu những giải pháp có hiệu quả giáo dục . Do đó , Cuốn sách quản lý hoạt động giáo dục giá trị ĐĐTT cho học sinh THPT trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 , gắn với khai thác và phát huy hệ giá trị VHTT đặc thù của từng vùng miền là một hướng đi mới , một việc làm cần thiết.
Hotline 1: 0898275999