Đọc thử

Kết cấu liên hợp thép bê tông dùng trong nhà cao tầng

50,000

Năm XB: 2010

Tác giả:

Loại sách:

Quốc gia:

KT bìa: 19x27 cm

Mã IBSN:

Mã IBSN Điện tử:

GIỚI THIỆU CHUNG
Nhà cao tầng dùng kết cấu liên hợp là loại nhà mà các cấu kiện như sàn, dầm cột là các cấu kiện liên hợp thép – bêtông. Cốt chịu lực của các cấu kiện này là các thép hình cán nóng hoặc tổ hợp được bọc hoặc nhồi bêtông (ống thép rỗng) và cùng làm việc với bêtông khi chịu lực. Loại kết cấu này dùng hợp lý khi xây dựng các nhà cao tầng có chiều cao khá lớn (khoảng 20 — 30 tầng trở lên) và nhất là tăng được khả năng chịu lửa của kết cấu.
Trong những năm gần đây loại kết cấu này được sử dụng nhiều ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc… và nhất là các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… do đó đã có nhiều tài liệu và tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu liên hợp của các nước khác nhau. Ở Việt Nam loại kết cấu này cho đến nay hầu như chưa được sử dụng vì nhiều lý do, tuy nhiên với tốc độ phát triển nhà cao tầng của ta hiện nay, do các ưu điểm của kết cấu liên hợp, trong tương lai loại kết cấu này chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi.
Cuốn sách này được viết theo tiêu chuẩn Eurocode 4 (Design of Composite Steel and. Concrete Structures) và các tài liệu ứng dụng tiêu chuẩn trên để thiết kế các cấu kiện liên hợp thép -bêtông dùng trong lĩnh vực xây dựng nhà.
Mục đích của sách nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về kết cấu liên hợp cho các kỹ sư, sinh viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu của ngành xây dựng, trên cơ sở đó có thể đi đến thiết kế loại kết cấu mới này khi thực tế xây dựng yêu cầu. Sách được viết làm sáu chương:
Chương 1. Một vài nét tổng quan về kết cấu liên hợp thép -bêtông
Chương 2. Vật liệu sử dụng trong kết cấu liên hợp.
Chương 3. Sàn liên hợp thép — bêtông.
Chương 4. Dầm liên hợp thép – bê tông.
Chương 5. Cột liên hợp thép – bêtông.
Chương 6. Một số sơ đồ kết cấu chịu lực của nhà cao tầng.
Cuối các chương, sau phần lý thuyết đều trình bày các ví dụ tính toán bằng số để người đọc dễ hiểu hơn và có thể ứng dụng cho thiết kế. Để thuận lợi cho bạn đọc khitham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan và phù hợp với xu hướng chung của các tài liệu chuyên ngành của Việt Nam hiện nay, các ký hiệu trong tài liệu này được dùng theo viết tắt của tiếng Anh.
Tác giả tỏ lòng biết ơn các đồng nghiệp trong Bộ môn công trình thép – gỗ Trường đại học xây dựng đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn, Gs, Ts. Đoàn Định Kiến đã góp các ý kiến quý báu cho nội dung cuốn sách.
Do trình độ có hạn và đây là tĩnh vực mới nên chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý của bạn đọc.
TÁC GIẢ
MỤC LỤC
Giới thiệu chung
Các ký hiệu
Chương 1. Một vài nét tổng quan về kết cấu liên hợp thép -bêtông
Chương 2. Vật liệu sử dụng trong kết cấu liên hợp.
Chương 3. Sàn liên hợp thép — bêtông.
Chương 4. Dầm liên hợp thép – bê tông.
Chương 5. Cột liên hợp thép – bêtông.
Chương 6. Một số sơ đồ kết cấu chịu lực của nhà cao tầng.
Tài liệu tham khảo

Bình luận

Tin tức mới nhất

Kết nối chuyển giao công nghệ tạo đột phá phát triển kinh tế Thủ đô

Hàng trăm công nghệ mới được giới thiệu tại sự

Sông Amazon đang thu hẹp dần

Mực nước của những phụ lưu lớn đổ vào sông

Khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ, Việt Nam chủ động

Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê

SÁCH NỔI BẬT

Kính thưa quý khách hàng! Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật được bạn đọc biết đến không chỉ là Nhà xuất bản hàng đầu về xuất bản sách khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà còn là một trong những nhà xuất bản có bề dày kinh nghiệm xuất bản lịch bloc. Với

236,000

Trong nhiều năm gần đây, các hệ thống mạng cảm biến xuất hiện – trong rất nhiều ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, các mạng cảm biến không dây hỗ trợ giám sát rất hiệu quả trong các ngành công nghiệp,nông nghiệp, khí hậu và môi trường. Cuốn sách giáo trình

179,000

Cuốn “Hàm Lyapunov & Ổn định chuyển động các thiết bị bay” trình bày cơ sở lý thuyết hàm Lyapunov và ổn định chuyển động theo Lyapunov; mô hình toán học chuyển động không gian các thiết bị bay, tính ổn định và tính điều khiển được của các thiết bị bay; một số bài toán về ổn định chuyển động thiết bị bay; phương pháp tổng hợp thống kê hàm Lyapunov về ổn định chuyển động các thiết bị bay. Đặc điểm của cuốn sách này là trên cơ sở các kết quả của lý thuyết ổn định chuyển động theo Lyapunov cho các hệ cơ học và hệ động lực, thông qua mô hình chuyển động các thiết bị bay, cũng như tính ổn định và tính điều khiển được của chúng đi sâu nghiên cứu một số bài toán về ổn định chuyển động các thiết bị bay theo Lyapunov và trình bày phương pháp tổng hợp thống kê hàm Lyapunov về ổn định chuyển động các thiết bị bay. Cuốn sách dùng cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và công trình sư thiết kế chế tạo các thiết bị bay, các nghiên cứu sinh và sinh viên để nghiên cứu và ứng dụng phương pháp hàm Lyapunov về ổn định chuyển động, cũng như phương pháp tổng hợp thống kê hàm Lyapunov về ổn định chuyển động các thiết bị bay. Cuốn sách gồm bốn chương và bốn phụ lục: Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết hàm Lyapunov và ổn định chuyển động theo Lyapunov, dựa trên các khái niệm của lý thuyết ổn định, các định lý ổn định và không ổn định theo Lyapunov, phương pháp hàm Lyapunov và một số phương pháp xây dựng các hàm Lyapunov. Chương 2: Trình bày mô hình toán học chuyển động không gian các thiết bị bay, tính ổn định và tính điều khiển được của các thiết bị bay thông qua việc xem xét các hệ tọa độ và chuyển đổi các hệ tọa độ cho các thiết bị bay, các lực và moment tác động lên thiết bị bay, hình chiếu của chúng lên trục các hệ tọa độ để xây dựng các phương trình vi phân chuyển động không gian của các thiết bị bay. Theo mô hình toán học chuyển động không gian của các thiết bị bay được phân tích phương trình chuyển động của thiết bị bay với tốc độ tuyến tính không đổi và biến đổi, các phương trình chuyển động quay của thiết bị bay trong không gian, cũng như tính ổn định và tính điều khiển được của các thiết bị bay. Chương 3: Trình bày một số bài toán về ổn định chuyển động các thiết bị bay trên cơ sở áp dụng hàm Lyapunov và ổn định theo Lyapunov, có tính đến các tiêu chuẩn ổn định các thiết bị bay khi chuyển động với động áp không đổi và biến đổi, trong trường hợp dạng phức của moment khí động và dạng độc lập của các hệ số moment khí động. Các bài toán điển hình này là cơ sở cho tính toán các tham số thiết kế về ổn định chuyển động khi thiết kế chế tạo các thiết bị bay. Chương 4: Trình bày phương pháp tổng hợp thống kê hàm Lyapunov về ổn định chuyển động các thiết bị bay thông qua xây dựng thống kê hàm Lyapunov trong các bài toán đảm bảo ổn định chuyển động các thiết bị bay; tổng hợp thống kê các điều kiện ổn định chuyển động các thiết bị bay; giải bài toán mô hình đánh giá ổn định chuyển động các thiết bị bay (các thuật toán và giải bằng số bài toán tổng hợp thống kê hàm Lyapunov về ổn định chuyển động các thiết bị bay). Phụ lục №1. Các phương trình động học và động hình học chuyển động tâm khối của thiết bị bay. Phụ lục №2. Các tham số tính toán đặc trưng ổn định chuyển động của thiết bị bay. Phụ lục №3. Sơ đồ điều khiển chuyển động dọc và chuyển động bên thiết bị bay. Phụ lục №4. Сác hệ thống ổn định và điều khiển autonom đối tượng điều khiển. Cuốn sách lần đầu tiên ra mắt bạn đọc nên không tránh khỏi thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. TSKH. Nguyễn Quang Thường

50,000

Bảng số Time Lover dành cho nguời học điện tử, khi giải bài tập OpAmp. Là dạng trò chơi vui học trong lớp. Rèn luyện cho bài toán/mạch điện khuếch đại đảo, khuếch đại đảo của Op-amp. Bảng giúp thực hiện bài toán Opamp cho kết qủa số có ý nghĩa theo cách nhanh chóng,

189,000

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế của nƣớc ta sử dụng rất nhiều các hệ thống lạnh. Trong công nghiệp có các hệ thống lạnh ở nhà máy bia, nhà máy nƣớc ngọt, nhà máy chế biến thủy sản, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất nƣớc đá… Trong dân dụng, phổ biến nhất là các hệ thống lạnh điều hòa không khí, các kho chứa thuốc, sinh phẩm trong y tế, tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thƣơng nghiệp, siêu thị… Cuốn sách Kỹ thuật lạnh đƣợc biên soạn và xuất bản lần này là kết quả đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, cùng với quá trình thiết kế, thi công và lắp đặt nhiều hệ thống lạnh khác nhau trên mọi miền đất nƣớc của các tác giả. Vì vậy, các kiến thức đƣợc đƣa vào cuốn sách rất phù hợp với các sinh viên và kỹ sƣ Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh nƣớc ta. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đào tạo kỹ sƣ ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh ở các trƣờng đại học kỹ thuật và là tài liệu tham khảo tốt cho các kỹ sƣ đang vận hành, thiết kế các hệ thống lạnh công nghiệp hiện nay. Sách không chỉ trình bày các cơ sở lý thuyết, tính toán thiết kế các thiết bị, hệ thống lạnh mà còn trình bày các bản vẽ, cấu tạo tƣơng đối chi tiết của các thiết bị của hệ thống lạnh đang đƣợc sử dụng hiện nay. Cuốn sách là công trình chung, đƣợc các tác giả đồng chủ trì xuất bản và phân công biên soạn các chƣơng cụ thể nhƣ sau: - GS.TS. Đinh Văn Thuận biên soạn các chƣơng 1, 2, 3, 4 và 5. - PGS.TS. Võ Chí Chính biên soạn các chƣơng 6, 7, 8, 9 và 10. Mọi nhận xét góp ý xin gửi về: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Địa chỉ: Số 70 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CÁC TÁC GIẢ

BỘ SƯU TẬP SÁCH HAY