LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi chương trình đào tạo khung, môn Đồ án Nguyên lý máy không còn tồn tại trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành cơ khí (trừ một số trường trong nước hiện nay vẫn còn duy trì môn Đồ án Nguyên lý máy), do vậy Đồ án chi tiết máy (ĐA CTM) đã trở thành đồ án đầu tiên của sinh viên ngành cơ khí và sinh viên một số ngành có liên quan đến cơ khí. Hiện nay các môn học đã bắt đầu học theo tín chỉ, sinh viên học các môn và làm đồ án đòi hỏi phải có tính tự lập cao, nhưng vi ĐA CTM đầu tiên cho nên sinh viên rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành và bảo vệ.
Từ trước đến nay ở Việt Nam có khá nhiều tài liệu được lưu hành để phục vụ cho việc làm ĐA CTM tuy vậy các tài liệu này khi biên soạn không xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau mà chủ yếu xuất phát từ một nguồn duy nhất là Liên Xô cũ cho nên phương pháp tính toán và thiết kế thiếu tính đa dạng. Các tài liệu của môn ĐA CTM đang được dùng ở Việt Nam hiện nay về cơ bản được trình bày theo kiểu tài liệu của Liên Xô cũ với phương pháp diễn giải bằng “text” là chủ yếu, bởi vậy trong quá trình làm đồ án CTM, sinh viên gặp không ít khó khăn do phải đọc tài liệu rất nhiều, đôi khi một số tài liệu có nội dung chưa thật hoàn chỉnh nhưng sinh viên lại không có nhiều nguồn tài liệu từ nhiều nước khác nhau để tra cứu và tham khảo.
Để giúp đỡ sinh viên làm Đồ án chi tiết máy được thuận tiện và dễ dàng, tác giả đã cố gắng biên soạn và cho ra cuốn tài liệu với nhan đề:
GIÁO TRÌNH ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
Đây là cuốn tài liệu được biên soạn, có sự tham khảo tài liệu của các nước công nghiệp phát triển của việt Nam, cho nên nội dung tương đối sát với từng đầu đề ĐA CTM trong số gần 30 đầu đề tiêu biểu và đặc trưng của môn học ĐA CTM.
Mặc dù đã trải qua học tập, thực tập, nghiên cứu và giảng dạy các môn học Nguyên Lý Máy, Đồ án Nguyên Lý máy, Chi tiết máy và Đồ án chi tiết máy ở một số Trường Đại học trong và ngoài nước nhưng trong khi biên soạn tài liệu này chắc chắn có nhiều khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để các lần tái bản sau được tốt hơn.
Khi dùng tài liệu này để thiết kế máy, thiết kế chi tiết máy hoặc làm Đồ án Chi tiết máy, nếu bạn đọc có vướng mắc trong việc sử dụng các Lưu đồ thuật giải (LĐTG), sử dụng các bảng biểu, các đồ thị hoặc không rõ bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến nội dung trong tài liệu, tác giả sẵn sang hướng dẫn, giúp đỡ và giải đáp. Địa chỉ liên hệ với tác giả: Bộ mô Cơ sở thiết kế máy và Robot – Khoa Cơ khí Trường ĐHBK HàNội. Trong trường hợp đặc biệt, nếu bạn đọc có nhu cầu giúp đỡ, giải đáp, hướng dẫn các dùng tài liệu hoặc muốn giúp đỡ làm ĐA hoặc yêu cầu bất cứ vấn đề gì, bạn đọc có thể đến gặp trực tiếp tác giả hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả thông qua điện thoại Nr: 04-38692190; ĐTCQ: 04-38680101; 04-38692032 hoặc số DĐ: 0904221039 hoặc qua email: tiendung_nguyen_hut@yahoo.com.vn
Tác giả
Nguyễn Tiến Dũng
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục
1. Mở đầu
2. Nội dung, cấu trúc các đầu đề ĐA CTM và một số điều cần lưu ý
3. Trình tự các bước làm một bài ĐA CTM
4. Tính toán thiết kế các bộ truyền động cơ khí
5. Tính toán thiết kế các chi tiết, các bộ phận còn lại trong Đồ án
6. Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Hotline 1: 0898275999