LỜI NÓI ĐẦU
Dao động là một hiện tượng kỹ thuật hay gặp trong các lĩnh vực diện, điện tử, quang học,… đặc biệt trong lĩnh vực cơ học. Trong những năm gần dây các bài toán dao dộng cơ học dẫ được khảo sát rất nhiều do yêu cầu của thực tế và do sự phát triến nhanh chóng các thuật toán tính toán mới cũng như sự phát triển như vũ bão của máy tính diện lử. Vì vậy, dao động của máy móc, công trình, máy bay, tàu thuỷ,… đều đang được các chuyên gia nghiên cứu ngày càng sâu sắc hơn. Ngày nay, các kỹ sư cơ khí nói chung và kỹ sư các chuyên ngành máy bay, tàu thuỷ,… cần phải được trang bị khá kỹ kiến thức về dao động của chuyên ngành mình.
Giáo trình này được biên soạn sau bảy năm giảng dạy môn Dao dộng tàu thuỷ cho sinh viên ngành Kỹthuật tàu thuỷ – Khoa Cơ khí – Truờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Nội dung giáo trình đã nhận được sự góp ý rất nhiều của GS. TSKH. Nguyễn Văn Khang. Nhân đây tôi xin gửi tới GS. lời cám ơn trân trọng. Tôi cũng xin cám ơn TS. Nguyền Phong Điền đã giúp tôi dịch một số đoạn trong [1] và ThS. Nguyễn Minh Phương đã chế bản, cũng như các cộng sự khác đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu nên mặc dù đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng vẫn không tránh khòi có những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để lần xuất bản sau tốt hơn.
Mọi ý kiến xin gửi về cho:
PGS. TS. VũVăn Khiêm
Bộ môn Cơ học ứng dụng Khoa Cơ khí
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tel: 04.8680469, 0903208696
Email: khiem@mail.hut.edu.vn
MỤC LỤC
Lờinóiđầu
Phầnmột. Dao động tuyến tính
Chương 1. Dao động tuyến tính của hệ một bậc tự do
Chương 2. Dao động tuyến tính của hệ nhiều bậc tự do
Chương 3. Dao động tuyến tính của hệ vô hạn bậc tự do
Phầnhai. Dao động tàu thủy
Chương 4. Nhận xét chung về dao động tàu thủy
Chương 5. Dao động thân tàu thủy
Chương 6.Tính toán dao động của các kết cấu thân tàu đặc biệt
Chương 7. Dao động của các thiết bị máy
Chương 8. Một số vấn đề thực tiễn của dao động tàu thủy
Tài liệu tham khảo