LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới mà chúng ta sống đang vận động và thay đổi hàng ngày với xu thếhội nhập một cách sâu rộng và nhanh chóng. Những rào cản đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và vốn đã được xóa bỏ đi nhanh chóng. Khối lượng các trao đổi buôn bán và đầu tư xuyên quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn sự tăng trưởng sản lượng thế giới, cho thấy nền kinh tế của các quốc gia đang tiến gần hơn đến việc thiết lập một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Điều này càng được đẩy mạnh bời những chính sách tự do nền kinh tế của các Chính phủ vốn trước đây phản đối nền kinh tế thị trường; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa; nhiều quy định được bãi bỏ; thị trường được mờ cho phép sự cạnh tranh; những sự bảo hộ nền kinh tế nội địa cũng được giảm dần. Đây là xu thế toàn cầu hóa hay được gọi một cách ví von là “thếgiới phẳng” bởi Thomas Friedman.
Được xem là một trong những trụ cột của sự phát triển, kinh tế thế giới cũng hòa vào xu hướng đó với sự vươn xa của các hoạt động kinh doanh vượt qua rào cản và những cách biệt về địa lý, văn hóa, chính trị, pháp lý… Khi tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước trở nên chậm lại và bão hòa, các doanh nghiệp hướng tới tham vọng chinh phục những thị trường mới, đầy tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này mang tới những cơ hội mới đồng thời với những thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động và đổi mới linh hoạt.
Việt Nam với những chính sách mở cửa, hội nhập trong khoảng 2 thập kỷ qua, đã kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào đầu tư và kinh doanh, tạo một cú hích cho nền kinh tế phát triển và cho các doanh nghiệp trong nước có những đổi thay đê’ đối phó với cạnh tranh quốc tế. Với những ưu thếnhất định, Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút và sự hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam liên tục tăng, đồng thời hiệu quả của nguồn vốn này cũng hết sức ấn tượng. Cụ thể là chỉ tính giai đoạn từ năm 2001 – 2009, Việt Nam đã có 8.476 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 124,4 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kếhoạch và Đầu tư).
Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mờ ra các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp quốc tế.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (tính đến 2/2011) – Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
TT |
Ngành |
Số dự án |
Vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài (USD) |
Vốn dầu tư của nhà đầu tư Việt Nam (USD) |
Vốn điều lệ của nhà đầu tư Việt Nam (USD) |
1 |
Khai khoáng |
88 |
16.912.881.482 |
4.309.845.565 |
3.725.845.565 |
2 |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản |
7 |
2.112.875.678 |
1.870.369.133 |
1.677.722.938 |
3 |
Nghệ thuật và giải trí |
59 |
1.266.458.757 |
1.183.169.314 |
1.183.169314 |
4 |
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa |
3 |
1.034.550.000 |
1.034.550.000 |
1.034.550.000 |
5 |
Thông tin và truyền thông |
28 |
741.322.116 |
507.456.061 |
507.456.061 |
6 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo |
110 |
558.973.400 |
437.950.246 |
437.950.246 |
7 |
Tài chính, ngân hàng, bảo hiếm |
17 |
225.128.000 |
16.451.000 |
216.451.000 |
8 |
Kinh doanh bất động sàn |
28 |
394.974.634 |
159.042.634 |
159.042.634 |
9 |
Bán buôn,bán lẻ, sửa chữa |
98 |
205.201.842 |
150.786.875 |
150.286.875 |
10 |
Hoạt động chuyên môn, Khóa học công nghệ |
59 |
42.748.556 |
36.611.656 |
36.611.656 |
11 |
Y tế và trợ giúp xã hội |
3 |
31579.615 |
31.579.615 |
31.579.615 |
12 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
19 |
81.045.206 |
31.466.873 |
31.466.873 |
13 |
Xây dựng |
23 |
49.243.422 |
29.694.567 |
29.694.567 |
14 |
Vận tải kho bãi |
12 |
19.185.771 |
17.148.211 |
17.148.211 |
15 |
Hành chính và dịch vụ hỗ trợ |
9 |
37.890.000 |
9.680.000 |
9.680.000 |
16 |
Cấp nước; xử lý châ’t thải |
2 |
8.900.000 |
7.920.000 |
7.920.000 |
17 |
Dịch vụ khác |
7 |
4.447.500 |
3.052.500 |
3.052.500 |
18 |
Giáo dục và đào tạo |
3 |
8.315.700 |
2.085.000 |
2.085.000 |
|
Tổng số |
575 |
23.735.721.679 |
10.038.859.250 |
9.261.713.055 |
Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc khai thác thị trường trong nước hay chỉ đơn giản là kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường nước ngoài mà đã bắt đầu có những kếhoạch chiến lược trong việc theo đuổi cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh tại nhiều nước. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã có những dự án đầu tư và chi nhánh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Cục Đầu tư nưóc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 2/2011 đã có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD (tham khảo bảng trên). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam, thể hiện sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam và cũng là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa.
Mức độ cạnh tranh cũng như các khó khăn và thách thức đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nội địa đã khốc liệt thì lại càng cam go hơn, phức tạp hơn trong kinh doanh quốc tế với những rủi ro nảy sinh từ nhiều khác biệt đòi hỏi sự am hiếu kinh doanh cũng như rấtnhiều khía cạnh khác để có những chiến lược, giải pháp đám bảo sự vận hành thành công và hiệu quả của doanh nghiệp. Không chi đôĩ với doanh nghiệp quốc tế, đã có không ít ví dụ về những thất bại của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vấn đề kinh doanh, giao thương với các đốì tác nước ngoài và đặc biệt là tại thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, trên website của mình tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu của Việt Nam FPT đã thừa nhận thất bại ở một số thị trường quốc tế khi đầu tư vào các thị trường này, đon giản vì không hiểu văn hóa bản địa. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc hệ thống hóa kiến thức và thực tiễn về kinh doanh quốc tế giúp những ai liên quan đến hoạt động này có một cái nhìn toàn diện và đa chiều, lường trước được những rủi ro, thách thức cũng như nhận ra các cơ hội và đưa ra các quyết định, giải pháp phù họp. Đặc biệt với vị thế của Việt Nam hiện nay, cùng với xu thế chuyển dịch của kinh tế thế giói về kinh tế năng động châu Á được hình thành bởi những nền kinh tế mới nổi đầy ấn tượng thì doanh nghiệp Việt Nam không thể chậm trễ mà cần chớp thời cơ để hành động. Sự nhìn nhận toàn diện về các kiến thức kinh doanh quốc tế sẽ là điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thê’ thành công khi tham gia cả thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Kinh doanh quốc tếlà thuật ngữ được sử dụng chung để miêu tả các chủ đề liên quan đến sự vận hành của các doanh nghiệp với lợi ích ở nhiều quốc gia. Cuốn “Chiến lược Kinh doanh quốc tế” này được biên soạn nhằm hướng tới nhóm đối tượng là các sinh viên đại học, học viên trình độ thạc sĩ, các nhà lãnh đạo, quản lý và chuyên viên đang và sẽ công tác tại các vị trí về kinh doanh quốc tế trong doanh nghiệp. Không dừng lại ở việc hệ thông hóa các kiên thức (khoa học), cuốn sách này được thực hiện còn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiên đề ra với trọng tâm gắn với các nét đặc thù đặt trong bối cảnh của Việt Nam và đan xen, mở rộng với thực tiễn của Châu Á và thế giới. Nội dung lý thuyết và câu trúc của cuôh sách được tham khảo, hệ thong hóa và tích hợp từ những giáo trình và sách về kinh doanh quốc tê’ quản trị đa văn hóa, chiến lược kinh doanh, marketing quốc tế, quản trị sản xuất và tác nghiệp quốc tế, quản trị nhân sự quốc tế… có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong chương trình giảng dạy của các trường đại học trên thê’ giới như: Giáo trình “International Business” (2011) của Charles Hill tại Đại học VVashington (Mỹ); Giáo trinh “International Business” (2010) của Michael Czinkota, Iikka A. Ronkainen & Michael H. Moffett (2010) và Giáo trình “Intemationaỉ Marketing” (2007) của Michael Czinkota & Illka A Ronkainen tại Đại học Georgetovvn (Mỹ); Giáo trình “International Management: Culture, Strategyand Behavior” của Fred Luthans & Jonathan Doh (2009) tại Đại học Nebraska-Lincoln; Giáo trình “International Management: Managing across Borders and Cultures” của Hellen Dresky (2007) tại Đại học State University of New York-Plattsburgh; Sách chuyên khảo “Managing across Borders: The Transnationaỉ Solution” (2002) của Christopher A. Bartlett & Sumantra Ghoshal; Giáo trình “Strategic Management: Competition and Globaỉization” (2011) của Henk w. Volberda, Robert E. Morgan, Patrick Reinmoeller, Michael A. Hitt, R. Duane Ireland & Robert E. Hoskisson tại Đại học Taxas A&M University. Thêm vào đó nội dung lý thuyết cũng được đổi mới, cập nhật, bổ sung thêm như nội dung về các trường phái xây dựng chiên lược quốc tế, hình thức cấp phép hay hình thức BOT tại Việt Nam.
Từ hệ thống lý thuyết cơ bản này, cuốn “Chiến lược Kinh doanh quốc tế” đã gắn với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp quốc tế các công ty xuyên quốc gia hoạt động tại Việt Nam, khu vực và trên thế giới, liên hệ với những vấn đề kinh doanh quốc tế cấp thiết để thực tiễn hóa lý thuyết. Các thực tiễn này một phần được đúc kết từ những trải nghiệm của tác giả trong một quãng thời gian dài trực tiếp làm việc và tư vấn tại nhiều công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại chính Việt Nam và một số quốc gia khác như Anh Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… cũng như trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực này. Các thực tiên này cũng được tìm hiểu, dịch, tổng hợp, tham khảo và phân tích từ các nguồn tài liệu kinh doanh quốc tế và trong nước có uy tín như tạp chí BloombergBusinessWeek, ỉorbes, New York Times, CNN, BBC, Fortune, The Wall Street Ịournal, VnEconomy, Đâu tư, Vtetnam Investment Revieio… Thông qua những tình huống thực tiễn mở đầu ở các chương (chủ yếu gắn với thực tiễn kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam), người đọc và người học có thể tiếp cận nhanh chóng với nội dung của từng chương. Đồng thời trong mỗi khía cạnh của các chương đều cung cấp và cập nhật những tình huống thực tiễn, những ví dụ minh họa, quan điểm, phân tích đặt trong bối cảnh không chi của khu vực hay trên thế giới mà của chính những thực tiễn đang diên ra hàng ngày ngay tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp người học một lần nữa đào sâu và thực hành những lý thuyết được để cập đê’ có thê’ phân tích và giải quyết tình huông thực tế ở cuối chương.
Được thiết kế gồm 10 chương, cuốn “Chiến lược Kinh doanh quốc tể’ hướng tới trang bị một số vấn đề cơ bản trong kinh doanh quốc tế: Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn cầu hóa như một xu thế tất yếu và đã tạo nên những thay đổi trong cục diện nền kinh tế thế giới, từ đó phát sinh những vấn đề và thay đổi về quản trị trong thị trường toàn cầu. Tiếp đến các chương 2, 3 và 4 để cập đến những yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh quốc tế. Đó là những ảnh hường đến kinh doanh quốc tế phát sinh từ sự khác biệt trong văn hóa, đạo đức, chính trị, pháp luật, kinh tế công nghệ giữa các quốc gia từ đó tạo nên những rủi ro tiềm ẩn và đòi hòi những năng lực và tính linh hoạt trong cách ứng phó vói các vấn để và những khó khăn này. Chương 5 cung cấp những kiến thức trong việc xây dựng và vận dụng các chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đạt được mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp gắn vói mỗi thời kỳ và hoàn cảnh nhất định. Không chi là những chiến lược tổng thể, doanh nghiệp còn cần lựa chọn thị trường và xây dựng kê’hoạch thâm nhập và gia nhập các thị trường nước ngoài. Những nội dung này được đề cập trong chương 6. Do thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam thường bắt đẩu gia nhập thị trường quốc tế thông qua hình thức xuất khẩu, Chương 7 tập trung vào nội dung này. Chương 8 và 9 tập trung vào các nội dung quản trị chức năng của một doanh nghiệp quốc tế gồm quản trị chuỗi cung ứng quốc tế) sản xuất quốc tế, marketing quốc tế và R&D. Nội dung quản trị nguồn nhân lực quốc tế là trọng tâm của chương 10.
Thực tế, kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, trong khuôn khổ của cuốn sách này không thể đề cập và làm rõ hết được mọi vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó cuốn sách cũng đã bao quát được những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất theo yêu cầu đặt ra. Vói sự kết hợp và cân đôi giữa lý thuyết và thực tế, tài liệu không những chỉ phục vụ mục đích giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên, mà còn có giá trị tham khảo thực tiễn với những doanh nhân, cũng như những người muôn và đam mê tìm hiểu thêm về kinh doanh quốc tế. Tác giả cũng hy vọng rằng từ những nội dung và cách tiếp cận của cuốn sách sẽ gợi mở cho người đọc, người học những khám phá, tìm hiểu để làm phong phú và am hiểu hơn về kinh doanh quốc tế cũng như sẽ vận dụng thành công trong thực tiễn của chính bản thân mình.
TÁC GIẢ
MỤC LỤC
Lời cảm ơn chân thành của tác giả
Đôi nét về tác giả
Lời mở đầu
Chương I. bối cảnh toàn cầu hóa và các liên kết quốc tế
Chương II. Sự khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế, pháp lý và công nghệ
Chương III. Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia
Chương IV. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế
Chương V. Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương VI. Phương thức gia nhập thị trường quốc tế và liên minh chiến lược
Chương VII. xuất khẩu và thương mại đối lưu
Chương VIII. Chuỗi cung ứng quốc tế, mạng sản xuất quốc tế, tự sản xuất và thuê gia công
Chương IX. Quản trị Marketing và RkD quốc tế
Chương X. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
Danh sách các thuật ngữ
Danh mục tài liệu tham khảo