Đọc thử

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – cuộc Cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm

182,000

Năm XB: 2018

Tác giả:

Loại sách:

Quốc gia:

KT bìa: 16x24

Mã IBSN:

Mã IBSN Điện tử:

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của tác giả TSKH. Phan Xuân Dũng-nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách đầu ngành của Việt Nam. Thông qua cuốn sách tác giả muốn truyền tải cho chúng ta câu chuyện về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện, không chỉ về khoa học và công nghệ mà còn cả kinh tế, văn hóa và xã hội. Với mong muốn câu chuyện sẽ là nguồn động lực thúc đẩy tư tưởng đổi mới mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, những con người sẽ chiếm lĩnh cơ hội mới, rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các quốc gia phát triển khác về trình độ công nghệ, về khoa học kỹ thuật, nâng cao vị thế quốc gia, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong ước.

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một ấn phẩm tóm lược những nét cơ bản nhất về làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng. Thế giới ngày nay thay đổi như chưa từng có nhờ cuộc Cách mang công nghiệp lần thứ tư, vậy bản chất cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Nó bắt nguồn từ đâu? Nó tác động đến kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của thế giới như thế nào?

Hằng ngày, câu chuyện về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thường xuyên và liên tục được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, là đề tài nóng trên các diễn đàn và tọa đàm… chủ đề này đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao, mọi người đều nói về nó, nhưng dường như vẫn còn rất nhiều người chưa biết nó là gì. Những câu hỏi được đặt ra về sự khác biệt của nó với những cuộc cách mạng công nghiệp khác? Sự xuất hiện của nó cũng như các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp trước đây đã làm thay đổi thế giới của chúng ta sống như thế nào? Chúng ta có thể mong đợi gì và làm thế nào chúng ta có thể tận dụng tốt nhất những thành tựu mà cuộc cách mạng này mang lại? Trước làn sóng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đâu sẽ là giải pháp cho Việt Nam?

Với lối viết đơn giản, những vấn đề tưởng như phức tạp, khô khan của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã trở nên dễ hiểu và gần gũi. Tác giả dẫn dắt chúng ta đi xuyên qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong tiến trình phát triển của thế giới: Hiểu được những thay đổi nhanh chóng của toàn cảnh xã hội châu Âu, nơi khởi xướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ năm 1784), khi động cơ hơi nước của James Watts được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy. Cuộc cách mạng sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ năm 1850) gắn liền với quá trình điện khí hóa sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. Cùng với những nhà phát minh tiên phong như Nikola Tesla, Thomas Alva Edison, George Westinghouse và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học bởi Fredderick Winslow Taylor đã mang lại cuộc sống văn minh, năng suất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ năm 1969) xuất hiện khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, với sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính, số hóa và Internet kết nối thế giới. Nền sản xuất được tự động hóa nhờ sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin. Những thành tựu công nghệ cao như vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… chúng ta đang thụ hưởng chính từ cuộc cách mạng này. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sản xuất thông minh, tiếp sau những thành tựu lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được hình thành trên nền tảng cải tiến và đột phá của công nghệ số với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới… Sự hội tụ của các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.Hiện nay cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó là chiến lược bản lề để cho các nước đang phát triển bắt kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của loài người.

 

Trước các dự báo về một số tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra những chính sách đột phá nhằm tranh thủ những cơ hội và vượt lên những thách thức do nó mang lại. Những cuộc cách mạng xuất hiện và đi cùng với nó là những quốc gia mới nổi do nắm được thời cơ bằng những quyết tâm sắt đá của cả dân tộc đã nâng cao vị thế của mình trên bản đồ thế giới như Hàn Quốc, Singapor, Hồng Kông… là bài học bổ ích cho Việt Nam chúng ta.

Với những hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia đầu ngành về khoa học và công nghệ, với kinh nghiệm dày dạn trong quản lý, tác giả đã cho chúng ta biết Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp này và thực trạng nền khoa học và công nghệ của đất nước, từ đó đưa ra các kiến nghị, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo, những giải pháp về khoa học và công nghệ để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một lần nữa, cuộc chạy đua giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi, với sự tham gia của các “đại gia công nghệ” đang dẫn dắt thế giới và đặt ra câu hỏi “Thế giới này là của các quốc gia hay của các đại gia công nghệ”? Các chính phủ đã có những chiến lược gì để làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Thông qua chính sách công nghiệp của một số quốc gia như Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Anh, Ôxtrâylia, Canada, Ấn Độ, Việt Nam sẽ tiếp cận và hành động như thế nào? Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Đây chính là thời cơ vàng để Việt Nam bắt kịp, làm chủ cuộc cách mạng, nâng cao vị thế quốc gia với khát vọng mang trí tuệ Việt Nam đi chinh phục thế giới, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong ước. Các thế hệ người Việt Nam truyền ngọn lửa khát vọng Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác với niềm tin bền bỉ về sự thịnh vượng, yên bình và mưu cầu hạnh phúc cho người dân Việt. Cuộc sống của bạn và quan điểm của bạn về thế giới, về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi sau khi đọc cuốn sách này, đó là niềm tin, tâm huyết của tác giả.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bình luận

Tin tức mới nhất

Tìm giải pháp đẩy mạnh truyền thông phát triển văn hóa đọc

Lần đầu tiên có một cuộc gặp “bàn tròn” giữa

Mạnh tay với sách giả, sách lậu

Một trong những mục tiêu trong nhiệm kỳ mới mà

Sách nói – động lực số hóa ngành xuất bản trong thời đại 4.0

Không nằm ngoài xu thế phát triển của các xuất

Phát triển xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa

Thứ nhất, trong những năm chiến tranh giải phóng và bảo

Chú trọng phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số

Ngày 12/7, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại

SÁCH NỔI BẬT

189,000

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế của nƣớc ta sử dụng rất nhiều các hệ thống lạnh. Trong công nghiệp có các hệ thống lạnh ở nhà máy bia, nhà máy nƣớc ngọt, nhà máy chế biến thủy sản, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất nƣớc đá… Trong dân dụng, phổ biến nhất là các hệ thống lạnh điều hòa không khí, các kho chứa thuốc, sinh phẩm trong y tế, tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thƣơng nghiệp, siêu thị… Cuốn sách Kỹ thuật lạnh đƣợc biên soạn và xuất bản lần này là kết quả đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, cùng với quá trình thiết kế, thi công và lắp đặt nhiều hệ thống lạnh khác nhau trên mọi miền đất nƣớc của các tác giả. Vì vậy, các kiến thức đƣợc đƣa vào cuốn sách rất phù hợp với các sinh viên và kỹ sƣ Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh nƣớc ta. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đào tạo kỹ sƣ ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh ở các trƣờng đại học kỹ thuật và là tài liệu tham khảo tốt cho các kỹ sƣ đang vận hành, thiết kế các hệ thống lạnh công nghiệp hiện nay. Sách không chỉ trình bày các cơ sở lý thuyết, tính toán thiết kế các thiết bị, hệ thống lạnh mà còn trình bày các bản vẽ, cấu tạo tƣơng đối chi tiết của các thiết bị của hệ thống lạnh đang đƣợc sử dụng hiện nay. Cuốn sách là công trình chung, đƣợc các tác giả đồng chủ trì xuất bản và phân công biên soạn các chƣơng cụ thể nhƣ sau: - GS.TS. Đinh Văn Thuận biên soạn các chƣơng 1, 2, 3, 4 và 5. - PGS.TS. Võ Chí Chính biên soạn các chƣơng 6, 7, 8, 9 và 10. Mọi nhận xét góp ý xin gửi về: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Địa chỉ: Số 70 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CÁC TÁC GIẢ

188,000

1.118

BỘ SƯU TẬP SÁCH HAY