YÊU CẦU KỸ THUẬT BẢN THẢO ĐÁNH MÁY CHO SÁCH VÀ TẠP CHÍ CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Xem nội dung chi tiết văn bản Yêu cầu kỹ thuật bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của Nhà xuất bản kèm file tải về (download)

Quy định bản thảo ( File Word) 

1. HƯỚNG DẪN VIỆC CHUẨN BỊ BẢN THẢO ĐÁNH MÁY CỦA NHÀ XUẤT BẢN

1.1. Yêu cầu đối với bản thảo đánh máy của nhà xuất bản

1.1.1. Bản thảo của nhà xuất bản dùng để đưa nhà in là bản thảo mà tác giả đã đọc và sửa lỗi, không có sai phạm về kỹ thuật và những người có trách nhiệm của nhà xuất bản đã ký.

1.1.2. Phần chính văn của bản thảo phải đánh máy rõ ràng trên giấy một mặt. Được phép viết bằng tay những công thức toán, hóa, dấu đặc biệt không có trên máy chữ.

Chỉ cần gửi đến nhà in bản thảo đầu tiên. Trường hợp tái bản các loại sách được phép dùng bản in hay chụp rõ ràng, thân chữ chính văn không nhỏ hơn 10 phân in, đầu biểu không nhỏ hơn 6 phân in.

Những bài cần bố trí làm nhiều cột thì trong bản thảo phải đánh máy một cột.

1.1.3. Bản thảo đánh máy của nhà xuất bản bố trí trên giấy khổ 210 x 270 mm. Đối với bản thảo những biểu lớn cho phép khổ lớn hơn nhưng phải gấp thành khổ 210 x 270 mm. Bản thảo là tờ in có khuôn khổ nhỏ hơn 210 x 270 mm thì phải dán lên chính giữa tờ giấy một mặt nhỏ 210 x 270 mm, nếu cần sửa cũng phải theo các quy định cho bản thảo.

1.1.4. Bản thảo đánh máy của nhà xuất bản thực hiện trên giấy trắng mà cho phép sửa lỗi trong bài bằng bút mực.

z3296120666383_7d6015a850295c932f39b4e2efa5d03a

1.1.5. Số thứ tự các trang của bản thảo phải viết bằng bút chì cùng màu ở góc phải phía trên của trang, số thứ tự này phải tính từ trang đầu đến trang cuối cùng, không lặp lại không bỏ sót. Nếu bản thảo có nhiều tập, ở góc trái phía trên tờ đầu của mỗi tập ngoài số ghi tổng số trang của cả cuốn sách phải ghi thêm giới hạn số trang đầu và cuối của tập bản thảo đó, giữa hai số có gạch nối.

1.2. Yêu cầu đối với bản thảo đánh máy của nhà xuất bản

1.2.1. Một trang bản thảo đánh máy không quá 33 dòng, lề của bản thảo được quy định như sau:

Đầu: 20 mm;

Chân: 25 mm;

Gáy: 25 mm;

Bụng: 10 mm;

1.2.2. Các dòng của bản thảo cách nhau 3 khoảng cách (tương đương 4,5 mm). Đề mục và tiểu đề mục của bản thảo được cách trên và dưới bài chính văn 5 khoảng cách (tương đương 7,5 mm). Trừ trường hợp tiểu đề mục trong bản thảo đi liền bài chính văn

1.2.3. Đầu dòng các đoạn văn của bản thảo đánh dịch vào 3 nốt đánh trên máy chữ. Kể cả những bản thảo mà yêu cầu sắp chữ không thụt đầu dòng.

1.3. Yêu cầu đối với việc trình bày biểu trong bản thảo đánh máy của nhà xuất bản.

1.3.1. Hình dáng bên ngoài biểu trong bản thảo phải giống với biểu trong tài liệu khi in.

1.3.2. Nội dung trong biểu cần bố trí đều gọn không lọt ra ngoài đường kẻ chia cột.

1.3.3. Số ở trong biểu có 4 chữ số trở lên phải chia nhóm 3 chữ số, trừ trường hợp số chỉ số hiệu và ngày tháng. Nếu là số thập phân thì phải đánh thẳng hàng dọc theo dấu phẩy.

1.3.4. Chú thích trong bản thảo phải đánh máy ở ngay cuối trang bản thảo và cách dòng cuối của bài chính văn 6 khoảng cách (9 mm) giữa khoảng cách này là một gạch ngang dài 30 mm, và gạch từ đầu dòng. Trong bài chính văn dấu của chú thích là chữ số A-rập, ngôi sao, hoa thị phải đề treo trên và dùng nhất quán từ đầu đến cuối cuốn sách. Nếu đánh số thứ tự của chú thích phải đánh từ 1 đến hết, tính từ đầu đến cuối mỗi trang bản thảo hoặc đánh số thứ tự chú thích từ đầu đến hết cuốn sách nếu phần chú thích đặt ở cuối cuốn sách đó.

Trường hợp chú thích quá dài phải đánh tiếp trang sau thì sau từ cuối cùng của chú thích trang trước phải đánh thêm 5 chấm (….) và trước khi đánh tiếp chú thích ở trang sau cũng phải đánh 5 chấm trước từ đầu. Nếu trang sau cũng có chú thích thì phần tiếp chú thích của trang trước phải đánh lên trên chú thích của trang sau.

1.4. Yêu cầu đối với việc viết công thức toán

1.4.1. Công thức toán học trong bản thảo của nhà xuất bản phải viết rõ ràng chữ, ký hiệu, số phải nằm đúng vị trí của nó. Phải giữ nguyên cách viết công thức toán mà kỹ thuật sắp chữ quy định.

Ví dụ :Viết sai

Viết đúng

1.4.2. Ký hiệu và chỉ số mũ trong bản thảo của nhà xuất bản phải đánh máy rõ ràng hoặc viết bằng mực đúng vị trí của nó.

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

Ko =

Ko =

1.4.3. Chỉ số của dấu tích phân phải viết theo tiêu chuẩn quy định về công thức toán:

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

1.4.4. Dấu ngoặc trong bản thảo của nhà xuất bản phải viết cao hơn biểu thức ở trong nó, dấu mở và dấu đóng của một kiểu phải giống nhau về chiều cao. Trường hợp cần sản xuất một kiểu dấu giống nhau thì dấu ở ngoài có kích thước lớn hơn dấu ở trong .

Ví dụ:

hoặc

 

1.4.5. Dấu căn trong bản thảo cần phải bao trùm lên, biểu thức trong căn

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

1.4.6. Dấu trên các chữ và số trong bản thảo phải viết chính xác.

Ví dụ : ; ;

1.4.7. Khi viết phân số nhiều tầng thì đường kẻ phân số chính phải dài hơn các đường kẻ khác trong công thức toán đó.

Ví dụ:

1.5. Yêu cầu đối với việc viết công thức hóa.

1.5.1. Công thức và chỉ số công thức hóa trong bản thảo của nhà xuất bản không được viết cách quãng.

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

Na2SO4; NaHCO3

Na2 SO4; NaH CO3

1.5.2. Những dấu trong phương trình phản ứng hóa học như : cộng (+); trừ (-); bằng (=); hai chiều (); chiều phản ứng ();kết tủa (↓); trong bản thảo phải viết cách quãng.

1.5.3. Trong bản thảo các dấu hóa trị và diện tích của nguyên tố nào phải viết liền với nguyên tố đó ở góc phải phía trên.

1.5.4. Những dấu liên kết của công thức hóa trong bản thảo phải viết sao cho chúng nối tiếp nhau liên tục. Những dấu liên kết chéo phải nối tiếp nhau ở giữa với những dòng hoặc chữ cần nối liền.

Ví dụ:

1.6. Yêu cầu đối với bản thảo hoàn chỉnh

1.6.1. Bản thảo hoàn chỉnh của nhà sản xuất đưa vào nhà in gồm :

Bản thảo sắp chữ:

Bản mẫu cho ảnh kẽm (hoặc bản kẽm, bản khắc gỗ đã có sẵn);

Mẫu bìa, phụ bản;

Bản ma kết;

Những yêu cầu kỹ thuật (nếu có).

Mọi thông tin cần giải đáp liên hệ email: info.nhaxuatbankhkt@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *