Sẽ thí điểm áp dụng cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN

Sẽ thí điểm áp dụng cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN
Sẽ thí điểm áp dụng cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN
Ngày 01/8, tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật (Bộ KH&CN) đã tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án “Thí điểm áp dụng cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN quy mô lớn phục vụ quốc phòng an ninh và sản phẩm quốc gia”.

Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, các đại biểu đến từ tổ chức, cơ quan và một số nhà khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

Được biết, dự án KH&CN được xây dựng trên cơ sở đề xuất của các bộ ngành và bắt đầu thực hiện từ năm 2005. Đến nay, Bộ KH&CN đã phê duyệt 06 dự án KH&CN phục vụ chế tạo các thiết bị cho ngành xi măng, thủy điện, nhiệt điện, thiết bị điện, đóng tàu… Quá trình thực hiện dự án này đã tạo được sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, huy động được nguồn lực của các tổ chức tham gia thực hiện dự án, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với sản phẩm được thương mại hoá, vấn đề hiện nay đang là điểm yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc xây dựng và quản lý các nhiệm vụ KH&CN.

Những kết quả của các dự án KH&CN đã có đóng góp tích cực cho các ngành, lĩnh vực trong những năm qua. Tiêu biểu như thông qua dự án về thiết bị điện cho đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất hầu hết các chủng loại máy biến áp đến500kV đảm bảo chất lượng và thay thế nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam trở thành nước đầu tiên của Đông Nam Á có khả năng chế tạo các máy biến áp công suất lớn.

Toàn cảnh Hội thảo

Thông qua dự án KH&CN về giàn khoan tự nâng, lần đầu tiên Việt Nam đã chủ động thiết kế, chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90mH2O, giàn khoan tự nâng thuộc nhóm khó chế tạo nhất trong các loại giàn khoan dầu khí và đưa Việt Nam vào danh sách số ít các nước trên thế giới có khả năng chế tạo giàn khoan dầu khí(hiện Khu vực Đông Nam Á chỉ có duy nhất Singapore có khả năng chế tạo).

Tuy nhiên, quá trình triển khai, các dự án gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách hỗ trợ do phải áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành chung, chưa có những cơ chế đặc thù đối với loại hình này như cơ chế thuê chuyên gia, chuyển giao công nghệ, mua bí quyết công nghệ, huy động nguồn lực, đào tạo…Đặc biệt, do những đặc thù khác biệt về cơ chế quản lý cho đến nay các dự án KH&CN phục vụ quốc phòng an ninh chưa triển khai được.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và góp ý kiến về tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án KH&CN, cơ chế chính sách đặc thù, nội dung và lộ trình thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN quy mô lớn phục vụ quốc phòng an ninh và sản phẩm quốc gia.

Dựa trên các ý kiến góp ý của các Đại biểu tham dự Hội thảo, dự án sẽ tiếp tục được hoàn thiện và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2014.

Tin, ảnh: Ánh Tuyết

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *