Tác động của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của các Nhà xuất bản, cơ hội và thách thức

Hoạt động của nhà xuất bản cũng giống như hoạt động của doanh nghiệp, đều chịu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách, kỹ thuật công nghệ.

 

Các yếu tố này liên tục thay đổi và kết hợp với nhau làm thay đổi tính hấp dẫn của ngành, tạo ra các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nói chung và mỗi nhà xuất bản nói riêng. Vì thế, việc nắm bắt các yếu tố này rất cần thiết đối với các nhà xuất bản để xác định các cơ hội, thách thức, dự báo được các xu hướng trong tương lai giúp cho nhà xuất bản đưa ra được các giải pháp và chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Có thể khái quát sự tác động từ những yếu tố dưới đây:

Về môi trường kinh tế, GDP và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp, thậm chí, trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại, đây là một trong những mặt hạn chế của nền kinh tế và thị trường tiêu thụ ở Việt Nam.

Yếu tố giá cả và lạm phát cũng đáng lưu tâm đối với sự phát triển của các nhà xuất bản, bởi thu nhập thực tế của người dân giảm, tỉ lệ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, xăng dầu,…) tăng lên, dẫn tới giảm sức mua đối với các mặt hàng không phải là thiết yếu như sách; hơn nữa lạm phát tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất sách tăng, làm tăng giá sách và làm giảm khả năng cạnh tranh nội ngành và ngoại ngành, người tiêu dùng giảm mua sách mới và chuyển sang các lựa chọn thay thế giá rẻ hơn (ví dụ sử dụng sách cũ, mượn sách thư viện, sử dụng sách điện tử,…), từ đó dẫn đến lượng tiêu thụ sách giảm).

Không những thế, độc giả Việt Nam có độ nhạy cảm về giá khá cao, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Một khảo sát về độ nhạy cảm về giá của độc giả gần đây cho thấy hầu như giá cả là yếu tố ảnh hưởng quyết định mua sách. Những người trình độ trên đại học quan tâm đến giá cả nhất trong đó đứng đầu là những người trẻ từ 18-24 tuổi. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sách thì chương trình khuyến mãi được đánh giá cao nhất, sau đó là sự tư vấn của người bán sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng các nhà xuất bản chịu áp lực khá lớn từ những biến động về giá cả và lạm phát. Tỉ lệ lạm phát và giá cả ổn định trong một vài năm gần đây và (có thể) trong những năm tới là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm: Giáo dục và văn hóa đọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Nhà xuất bản. Hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện; quy mô và mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên thực tế, thị trường lao động Việt Nam đang cạnh tranh về trình độ chuyên nghiệp và tay nghề. Trước yêu cầu ấy của xã hội, nhu cầu đọc sách và tìm kiếm tri thức ngày càng tăng và trên nhiều lĩnh vực của bạn đọc đã tạo ra thị trường ngày càng lớn cho các nhà xuất bản.

Hiện nay, với dân số khoảng 90 triệu người, tỷ lệ dân trí cao, nhiều người sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì Việt Nam là nơi có tiềm năng lớn trong việc đọc sách. Số trường học, trường đại học tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây phản ánh nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng là một cơ hội lớn cho các nhà xuất bản để mở rộng thị trường, phát triển các ấn phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu giáo dục của từng nhóm đối tượng.

Về văn hóa đọc, có thể nhận thấy một thực trạng của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay là Người Việt Nam nói chung chưa có thói quen đọc sách thường xuyên (mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Theo khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ có khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên; thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 – 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 – 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 – 200 bạn đọc. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông, tính theo số lượng bản sách nộp lưu chiểu, mức hưởng thụ bình quân của người dân nước ta là 3,4 bản sách/người (chỉ tiêu đến năm 2010 theo Chỉ thị 42-CT/TW là 6 bản/người/năm).

Bên cạnh đó, sự thay đổi về môi trường sống, môi trường làm việc dưới tác động của khoa học công nghệ và xu hướng công nghiệp hoá đang tạo ra việc phân bố lại cơ cấu đội ngũ độc giả và phân bổ thời gian cá nhân trong đó có thời gian dành cho việc đọc sách và xuất bản phẩm. Thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng bị thu hẹp trong điều kiện thông tin Internet, truyền thông nghe – nhìn phát triển, đặc biệt trong giới trẻ. Văn hóa đọc của Việt Nam chưa tốt và có sự khác nhau theo từng vùng, miền cũng là một yếu tố như được đánh giá là cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Nhà xuất bản.

Về phương diện dân số thì Việt Nam là một nước đông dân và thuộc nhóm cơ cấu dân số trẻ, nên đó là thị trường lớn đối với các nhà xuất bản. Vì vậy trong dài hạn, các nhà xuất bản có thể dự đoán được thị trường độc giả chủ yếu từ đó phát triển đa dạng các ấn phẩm để phục vụ nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, sách khoa học cho nhóm tuổi dưới tuổi lao động và cho thiếu nhi cũng không nên bị bỏ qua, mà hơn thế cần được chú trọng và nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, đồng thời tích cực sáng tạo và đa dạng hóa loại ấn phẩm để thu hút nhóm đối tượng tiềm năng này.

Môi trường chính trị – luật pháp: Môi trường chính trị Việt Nam là một trong những nước có an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động của các nhà xuất bản, nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, tạo cơ hội phát triển cho nhà xuất bản. Tuy nhiên Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập (dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí, lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ,…). Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo tiêu thụ và kinh doanh có lãi.

Ngoài ra, môi trường kỹ thuật công nghệ cũng đang mở ra những cơ hội cho ngành xuất bản nói chung như máy tính và mạng Internet trở thành một công cụ đắc lực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất bản tiếp xúc với nguồn kiến thức phong phú, định vị được thị trường và sản phẩm. Đấy cũng là phương tiện tạo ra sự tương tác giữa các khâu trong xuất bản, giữa nhà xuất bản và tác giả, độc giả. Đồng thời khoa học công nghệ đánh dấu một sự phát triển vượt trội trong công tác in ấn, truyền thông phát hành, đào tạo nguồn nhân lực,…máy đọc sách và sách điện tử có nguy cơ thay thế sách giấy truyền thống, dẫn tới nguy cơ sách của nhà xuất bản giảm thị phần, giảm doanh thu và lợi nhuận. Và đây cũng chính là thách thức cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử.

Sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế trong tình hình mới giúp tăng nhu cầu về sách. Đồng thời toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội hợp tác phát triển cho nhà xuất bản với đối tác nước ngoài. Môi trường cạnh tranh quốc tế cũng là động lực đổi mới, phát triển của nhà xuất bản. Đây cũng chính là một thách thức đối với ngành xuất bản khi phải cạnh tranh với ấn phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao dân trí, tăng thu nhập, giúp cho nhu cầu tiêu thụ sách tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi cho nhà xuất bản phát triển. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế tại nước ta chưa thật sự cao và không đồng đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi nhà xuất bản khó có thể phát triển nhu cầu tiêu thụ xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và mở rộng thị trường xuất bản, phát hành, thì nhà xuất bản cần được hỗ trợ về các nguồn lực để xuất bản những sách phổ biến khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho bà con nông dân, thúc đẩy phát triển về chất lượng cũng như số lượng của cơ cấu sản phẩm đầu tư.

Các yếu tố văn hóa – xã hội cũng tạo ra các cơ hội và thách thức nhất định. Nền giáo dục đào tạo ở nước ta đang trong giai đoạn được Nhà nước đặc biệt đầu tư chú trọng, trình độ dân trí và tỉ lệ nhập học tăng cao, điều này tạo ra những thuận lợi cho các nhà xuất bản trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đa dạng hóa các ẩn phẩm, tạo ra nhiều lợi nhuận,… Tuy nhiên, văn hóa đọc ở nước ta, đặc biệt là giới trẻ, chưa thực sự tốt và thậm chí đang có dấu hiệu đi xuống. Người dân chưa rèn luyện được thói quen đọc sách thường xuyên, thị hiếu đọc đối với các sách có hàm lượng tri thức cao như sách khoa học kỹ thuật chưa tốt. Đây là một trong những khó khăn đối với các nhà xuất bản, yêu cầu sự cải tiến và sáng tạo sản phẩm cả về hình thức và nội dung, từ đó nâng cao sức hấp dẫn các xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và thay đổi thị hiếu người đọc.

Trong môi trường chính trị – luật pháp, Việt Nam tuy có nền chính trị ổn định, Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, nhưng Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí. Bên cạnh đó lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ thích đáng trước các nhà phân phối, phát hành sách lớn. Việt Nam có thể học tập Luật giá duy nhất của Pháp, quy định mức chiết khấu duy nhất, từ đó giúp bảo vệ tính đa dạng của các điểm bán sách và duy trì các điểm bán nhỏ; bảo vệ tính đa dạng của các Nhà xuất bản, giúp họ có thể xuất bản thể loại sách nghiên cứu; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người bán về chất lượng sách; bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Chính sách, chế tài xử phạt đối với việc sách lậu cũng cần được xây dựng phù hơp và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa ngành xuất bản tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh trong ngành hơn, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội cho nhà xuất bản để tận dụng và phát huy các thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của riêng mình (trình độ biên tập, đội ngũ cộng tác viên, mạng lưới học giả có trình độ chuyên môn cao,…), từ đó có thể nâng cao chất lượng sách cũng như hiệu quả hoạt động của nhà xuất bản. Ngoài ra, nhà xuất bản chịu sự quản lý của Bộ. Đây vừa là khó khăn vừa là cơ hội cho nhà xuất bản. Nếu nhà xuất bản phát triển nhanh, tận dụng khó khăn để biến thành lợi thế kêu gọi dầu tư từ các nguồn tài trợ, quỹ đầu tư cho Khoa học và Công nghệ, vượt qua được sự cạnh tranh đó, thì thị trường nhà xuất bản sẽ ổn định, phát triển và được mở rộng sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những cải tiến về khoa học công nghệ nói chung và trong lĩnh vực xuất bản nói riêng tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các nhà xuất bản. Tuy nhiên việc cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử là một trong những thách thức rất lớn đối với các nhà xuất bản truyền thống tại Việt Nam. Vì thế, việc phát huy các năng lực cạnh tranh cốt lõi (bao gồm đội ngũ biên tập giỏi, có kiến thức sâu rộng) đóng vai trò quyết định đối với các nhà xuất bản.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng của nhà xuất bản, tạo thời cơ lớn cho nhà xuất bản để hợp tác phát triển với các đối tác kinh doanh quốc tế, mở rộng mạng lưới liên kết với nhà xuất bản nước ngoài, tác giả, cộng tác viên,… Tuy nhiên, toàn cầu hóa dẫn đến các chủng loại sách đa dạng hơn, sự cạnh tranh trong ngành xuất bản cũng gay gắt hơn, đòi hỏi các nhà xuất bản phải nâng cao chất lượng sách và tăng hiệu quả hoạt động của mình.

Trương Yến Minh và Vũ Thị Hiền Thu

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Tác động của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của các Nhà xuất bản, cơ hội và thách thức

11-08-2014 | 10:17 Tri thức thời đại

Hoạt động của nhà xuất bản cũng giống như hoạt động của doanh nghiệp, đều chịu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách, kỹ thuật công nghệ,

 

Các yếu tố này liên tục thay đổi và kết hợp với nhau làm thay đổi tính hấp dẫn của ngành, tạo ra các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nói chung và mỗi nhà xuất bản nói riêng. Vì thế, việc nắm bắt các yếu tố này rất cần thiết đối với các nhà xuất bản để xác định các cơ hội, thách thức, dự báo được các xu hướng trong tương lai giúp cho nhà xuất bản đưa ra được các giải pháp và chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Có thể khái quát sự tác động từ những yếu tố dưới đây:

Về môi trường kinh tế, GDP và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp, thậm chí, trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại, đây là một trong những mặt hạn chế của nền kinh tế và thị trường tiêu thụ ở Việt Nam.

Yếu tố giá cả và lạm phát cũng đáng lưu tâm đối với sự phát triển của các nhà xuất bản, bởi thu nhập thực tế của người dân giảm, tỉ lệ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, xăng dầu,…) tăng lên, dẫn tới giảm sức mua đối với các mặt hàng không phải là thiết yếu như sách; hơn nữa lạm phát tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất sách tăng, làm tăng giá sách và làm giảm khả năng cạnh tranh nội ngành và ngoại ngành, người tiêu dùng giảm mua sách mới và chuyển sang các lựa chọn thay thế giá rẻ hơn (ví dụ sử dụng sách cũ, mượn sách thư viện, sử dụng sách điện tử,…), từ đó dẫn đến lượng tiêu thụ sách giảm).

Không những thế, độc giả Việt Nam có độ nhạy cảm về giá khá cao, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Một khảo sát về độ nhạy cảm về giá của độc giả gần đây cho thấy hầu như giá cả là yếu tố ảnh hưởng quyết định mua sách. Những người trình độ trên đại học quan tâm đến giá cả nhất trong đó đứng đầu là những người trẻ từ 18-24 tuổi. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sách thì chương trình khuyến mãi được đánh giá cao nhất, sau đó là sự tư vấn của người bán sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng các nhà xuất bản chịu áp lực khá lớn từ những biến động về giá cả và lạm phát. Tỉ lệ lạm phát và giá cả ổn định trong một vài năm gần đây và (có thể) trong những năm tới là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm: Giáo dục và văn hóa đọc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Nhà xuất bản. Hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện; quy mô và mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên thực tế, thị trường lao động Việt Nam đang cạnh tranh về trình độ chuyên nghiệp và tay nghề. Trước yêu cầu ấy của xã hội, nhu cầu đọc sách và tìm kiếm tri thức ngày càng tăng và trên nhiều lĩnh vực của bạn đọc đã tạo ra thị trường ngày càng lớn cho các nhà xuất bản.

Hiện nay, với dân số khoảng 90 triệu người, tỷ lệ dân trí cao, nhiều người sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì Việt Nam là nơi có tiềm năng lớn trong việc đọc sách. Số trường học, trường đại học tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây phản ánh nhu cầu lớn về giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng là một cơ hội lớn cho các nhà xuất bản để mở rộng thị trường, phát triển các ấn phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu giáo dục của từng nhóm đối tượng.

Về văn hóa đọc, có thể nhận thấy một thực trạng của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay là Người Việt Nam nói chung chưa có thói quen đọc sách thường xuyên (mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Theo khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ có khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên; thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 – 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 – 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 – 200 bạn đọc. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông, tính theo số lượng bản sách nộp lưu chiểu, mức hưởng thụ bình quân của người dân nước ta là 3,4 bản sách/người (chỉ tiêu đến năm 2010 theo Chỉ thị 42-CT/TW là 6 bản/người/năm).

Bên cạnh đó, sự thay đổi về môi trường sống, môi trường làm việc dưới tác động của khoa học công nghệ và xu hướng công nghiệp hoá đang tạo ra việc phân bố lại cơ cấu đội ngũ độc giả và phân bổ thời gian cá nhân trong đó có thời gian dành cho việc đọc sách và xuất bản phẩm. Thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng bị thu hẹp trong điều kiện thông tin Internet, truyền thông nghe – nhìn phát triển, đặc biệt trong giới trẻ. Văn hóa đọc của Việt Nam chưa tốt và có sự khác nhau theo từng vùng, miền cũng là một yếu tố như được đánh giá là cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Nhà xuất bản.

Về phương diện dân số thì Việt Nam là một nước đông dân và thuộc nhóm cơ cấu dân số trẻ, nên đó là thị trường lớn đối với các nhà xuất bản. Vì vậy trong dài hạn, các nhà xuất bản có thể dự đoán được thị trường độc giả chủ yếu từ đó phát triển đa dạng các ấn phẩm để phục vụ nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, sách khoa học cho nhóm tuổi dưới tuổi lao động và cho thiếu nhi cũng không nên bị bỏ qua, mà hơn thế cần được chú trọng và nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, đồng thời tích cực sáng tạo và đa dạng hóa loại ấn phẩm để thu hút nhóm đối tượng tiềm năng này.

Môi trường chính trị – luật pháp: Môi trường chính trị Việt Nam là một trong những nước có an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động của các nhà xuất bản, nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, tạo cơ hội phát triển cho nhà xuất bản. Tuy nhiên Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập (dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí, lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ,…). Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo tiêu thụ và kinh doanh có lãi.

Ngoài ra, môi trường kỹ thuật công nghệ cũng đang mở ra những cơ hội cho ngành xuất bản nói chung như máy tính và mạng Internet trở thành một công cụ đắc lực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất bản tiếp xúc với nguồn kiến thức phong phú, định vị được thị trường và sản phẩm. Đấy cũng là phương tiện tạo ra sự tương tác giữa các khâu trong xuất bản, giữa nhà xuất bản và tác giả, độc giả. Đồng thời khoa học công nghệ đánh dấu một sự phát triển vượt trội trong công tác in ấn, truyền thông phát hành, đào tạo nguồn nhân lực,…máy đọc sách và sách điện tử có nguy cơ thay thế sách giấy truyền thống, dẫn tới nguy cơ sách của nhà xuất bản giảm thị phần, giảm doanh thu và lợi nhuận. Và đây cũng chính là thách thức cạnh tranh với các công ty sản xuất ấn phẩm điện tử.

Sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế trong tình hình mới giúp tăng nhu cầu về sách. Đồng thời toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội hợp tác phát triển cho nhà xuất bản với đối tác nước ngoài. Môi trường cạnh tranh quốc tế cũng là động lực đổi mới, phát triển của nhà xuất bản. Đây cũng chính là một thách thức đối với ngành xuất bản khi phải cạnh tranh với ấn phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao dân trí, tăng thu nhập, giúp cho nhu cầu tiêu thụ sách tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi cho nhà xuất bản phát triển. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế tại nước ta chưa thật sự cao và không đồng đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi nhà xuất bản khó có thể phát triển nhu cầu tiêu thụ xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và mở rộng thị trường xuất bản, phát hành, thì nhà xuất bản cần được hỗ trợ về các nguồn lực để xuất bản những sách phổ biến khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho bà con nông dân, thúc đẩy phát triển về chất lượng cũng như số lượng của cơ cấu sản phẩm đầu tư.

Các yếu tố văn hóa – xã hội cũng tạo ra các cơ hội và thách thức nhất định. Nền giáo dục đào tạo ở nước ta đang trong giai đoạn được Nhà nước đặc biệt đầu tư chú trọng, trình độ dân trí và tỉ lệ nhập học tăng cao, điều này tạo ra những thuận lợi cho các nhà xuất bản trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, đa dạng hóa các ẩn phẩm, tạo ra nhiều lợi nhuận,… Tuy nhiên, văn hóa đọc ở nước ta, đặc biệt là giới trẻ, chưa thực sự tốt và thậm chí đang có dấu hiệu đi xuống. Người dân chưa rèn luyện được thói quen đọc sách thường xuyên, thị hiếu đọc đối với các sách có hàm lượng tri thức cao như sách khoa học kỹ thuật chưa tốt. Đây là một trong những khó khăn đối với các nhà xuất bản, yêu cầu sự cải tiến và sáng tạo sản phẩm cả về hình thức và nội dung, từ đó nâng cao sức hấp dẫn các xuất bản phẩm khoa học và kỹ thuật và thay đổi thị hiếu người đọc.

Trong môi trường chính trị – luật pháp, Việt Nam tuy có nền chính trị ổn định, Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, nhưng Luật xuất bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng bản quyền tác giả chưa được bảo vệ, sách in lậu tràn lan, sách bị phát tán trên Internet miễn phí. Bên cạnh đó lợi ích của nhà xuất bản chưa được bảo vệ thích đáng trước các nhà phân phối, phát hành sách lớn. Việt Nam có thể học tập Luật giá duy nhất của Pháp, quy định mức chiết khấu duy nhất, từ đó giúp bảo vệ tính đa dạng của các điểm bán sách và duy trì các điểm bán nhỏ; bảo vệ tính đa dạng của các Nhà xuất bản, giúp họ có thể xuất bản thể loại sách nghiên cứu; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người bán về chất lượng sách; bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Chính sách, chế tài xử phạt đối với việc sách lậu cũng cần được xây dựng phù hơp và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa ngành xuất bản tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh trong ngành hơn, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội cho nhà xuất bản để tận dụng và phát huy các thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của riêng mình (trình độ biên tậ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *