LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất cần được đặc trưng bởi sự đa dạng của thiết bị và công nghệ gia công, có các hệ thống điều khiển tác nghiệp những phân đoạn và xưởng.Những hệ thống này giữ vị trí trung gian giữa hệ thống điều khiển tác nghiệp gia công và các hệ thống điều khiển công nghệ các khu vực và máy cân. Do có những đặc điểm riêng biệt cũng như đòi hỏi độ tin cậy, các bài toán được giải bởi hệ thống điều khiển xí nghiệp thường được chia ra làm hai lớp. Lớp thứ nhất gồm những bài toán mà khi giải chúng không thể thực hiện được ngay, còn thông tin cần thiết thì được tập hợp trước đó. Lớp thứ hai gồm các bài toán mà việc giải chúng thực hiện được ngay, còn những thông tin cần thiết được đưa tới theo mức độ của quá trình sản xuất.
Quan tâm chính của người làm công nghệ sản xuất cần liên quan đến những bài toán lớp thứ hai – những hệ cục bộ của xưởng nằm gần các nguồn dữ liệu.
Những hệ thống này bao gồm một loạt các hệ cục bộ điều khiển tự động mà công việc của chúng được phối hợp hoặc bằng máy tính bằng tổ hợp các bộ xử lý số và tương tự với công dụng thừa hành theo yêu cầu. Trường hợp này cho phép lắp ráp hệ thống từ những blốc riêng rẽ nên dù có thể bằng khối lượng thiết bị nhưng lại làm nhẹ dáng kể lắp đặt cũng như khai thác hệ thống.Ngoài ra với phương pháp này luôn có khả năng mở rộng chức năng hệ thống bằng cách bổ xung hoặc thay thế những blốc thành phần.
Sản xuất cán bao gồm nung phôi, cán thỏi, cán tấm và cán hình. Những quá trình nói trên được thực hiện bởi khối lượng rất lớn thiết bị cơ khí và thiết bị điện.Nói chung các thiết bị này đều là thiết bị nặng và công suất lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của sản xuấtcán chỉ là kết quả của việc sử dụng các hệ thống tự động hóa. Có thể nói ít có ngành công nghiệp nặng nào có mức độ tự động hóa sản xuất lại cao như đối với sản xuất cán.
Lần xuất bản này, chủ yếu sách giới thiệu những hệ điều khiển cứng các quá trình cán. Những cơ sở điều khiển đều sử dụng những phần tử logic như Và, Hoặc Là (trên các sơ đồ viết tắt là HLà), …cùng các phần tử tự động khác. Tuy các hệ thống tự động này chưa trình bày ở dạng chương trình PLC nhưng về nguyên tắc, chúng đều có thể viết bằng các ngôn ngữ PLC.Để làm được điều này cần có kiến thức nhất định về điều khiển logic khả trình và khả năng lập trình.Xét về đặc điểm các hệ thống tự động hóa sản xuất cán, việc sử dụng những ngôn ngữ câu lệnh và lưu đồ điều khiển rất phù hợp cho việc chuyển đổi và lập trình các hệ thống TĐH bằng tín hiệu sản xuất cán sang điều khiển bằng PLC. Sách giới thiệu sơ đồ chung về hệ thống điều khiển quá trình cấu hình cỡ nhỏ liên tục bằng công nghệ điều khiển logic khả trình.
Giáo trình gồm năm chương:
Chương I. Tự động hóa khu vực lò nung phôi;
Chương II. Tự động hóa máy cán thỏi;
Chương III. Tự động hóa máy cán tấm;
Chương IV. Tự độnghóamáycánhìnhliêntục;
Chương V. Tự động hóa sản xuất cán trên cơ sở công nghệ PLC.
Những bài toán cục bộ tự động hóa hầu hết thiết bị cán, có thể nói, hiện đã được giải quyết. Hơn thế nữa, việc tạo ra tổ hợp tự động điều khiển quá trình công nghệ cán cũng được thực hiện với sự trợ giúp của máy tính và công nghệ PLC.
Sách được viết cho cán bộ, sinh viên và những người quan tâm đến tự động hóa sản xuất cán. Sự xuất hiện mới nhất của công nghệ và thiết bị tự động hóa làm thay đổi đáng kể việc tạo dựng hệ thống điều khiển.Kết hợp kiến thức mới với kiến thức cơ bản, truyền thông có hiệu quả, kinh nghiệm cùng các đặc điểm của công nghệ, thiết bị sản xuất cán đảm bảo đạt được hiệu quả cao của tự động hóa các quá trình sản xuất cán.
Xuất bản lần đầu nên giáo trình không khỏi có những khiếm khuyết.Tác giả chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp theo địa chỉ: bộ môn”Cơ học vật liệu – cán kim loại”.”Viện: “Khoa học và Kỹ thuật vật liệu”, ĐHBK Hà Nội. Email: CoicnKL@yahoo.com.vn
Tác giả
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I. Tự động hóa khu vực lò nhung
Chương II. Tự động hóa máy cán thỏi
Chương III. Tự động hóa máy cán tấm nóng
Chương IV. Tự động hóa máy cán hình cỡ nhỏ liên tục
Chương V. Tự động hóa sản xuất cán trên cơ sở công nghệ PLC
Tài liệu tham khảo