Những triết lý vàng về cuộc sống của 10 triết gia cổ đại từ 2000 năm trước

Vntinnhanh.vn – Tính đến nay, con người hiện đại (tên khoa học là “Homo sapiens”, tiếng La-tinh nghĩa là “người thông thái”) đã xuất hiện được khoảng 200.000 năm. Và trong khoảng 2.500 năm trở lại đây, thế giới đã có rất nhiều nhà triết học, hiền triết và những nhà tư tưởng – những người giúp chúng ta định hướng (và hiểu rõ) những hành vi của mình.
 
Seneca. (Ảnh: WikiCommons)
 
 
Dưới đây là những câu nói nổi tiếng của một số triết gia cổ đại. Một vài cái tên trong số này đã trở nên rất quen thuộc với công chúng ngày nay nhưng cũng có những người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến.
 
Heraclitus
 
 
(Ảnh: WikiCommons)
 
“Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, bởi vì đó không còn là cùng một dòng sông và người đó cũng không còn là cùng một người” – Heraclitus, sống trong khoảng năm 500 trước CN tại Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
 
Giống như nhiều triết gia khác, Heraclitus được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thành phố nhưng lại quyết định sống trong rừng để chiêm nghiệm về vũ trụ.
 
Khoảng 2.300 năm trước đây, ông đã có một cái nhìn sâu sắc gây chấn động lịch sử tri thức – đó là vũ trụ tồn tại trong một trạng thái bất biến của sự biến đổi. Và giống như sự khẳng định từ câu trích dẫn nêu trên, bản chất của chúng ta cũng như vậy.
 
Lão Tử
 
 
(Ảnh: WikiCommons)
 
Người khôn ngoan “luôn sẵn sàng tận dụng mọi tình huống và không bỏ phí bất cứ điều gì. Đó là thể hiện sự thông tuệ” – Lão Tử, sống vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên tại Trung Quốc
 
Lão Tử là người khởi nguồn Đạo giáo từ 2.500 năm trước ở Trung Quốc. Các học giả cho rằng ông là một người “bán tiên” vì Lão Tử chỉ có nghĩa là “Người đàn ông lớn tuổi” và không ai biết rõ về thân thế thực sự của ông.
 
Quan trọng hơn là ông đã để lại cho nhân loại một cuốn sách có sức ảnh hưởng rất lớn là Đạo đức kinh. Tác phẩm này tập hợp nhiều vấn đề đáng lưu ý, chẳng hạn như nhận định nêu trên, nôm na có thể hiểu rằng trong mọi tình huống mà chúng ta gặp phải, cho dù nó có xấu tới mức nào thì về cơ bản vẫn có thể thực hiện được.
 
Thích ca Mâu ni
 
 
“Khổ hạnh” – Tất đạt đa Cồ đàm (tên tiếng Phạn là Siddhartha Gautama) hay còn được gọi là Thích ca Mâu ni là người sáng lập Phật giáo, sống trong khoảng năm 500 trước Công Nguyên ở khu vực đồng bằng sông Hằng, Ấn Độ ngày nay.
 
Tuy nhiều người thường hiểu nhầm rằng cuộc sống không có mấy hy vọng là sự đau khổ, nhưng đức Thích ca Mâu ni lại cho rằng sự khổ hạnh chính là nền tảng của tôn giáo được xây dựng quanh những giáo lý của Ngài – Phật giáo. Khi con người nhận thức được sự tồn tại của nỗi khổ thì sẽ dễ dàng tránh bị suy nghĩ quá nhiều về điều này.
 
Khổng Tử
 
 
“Có lẽ chỉ có lòng yêu thích mới có thể đặt nỗ lực lên trên phần thưởng”, Khổng Tử, sống tại Trung Quốc vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên.
 
Khổng Tử có lẽ là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Việc đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm đối với đất nước của quốc gia này và toàn bộ các nước thuộc khu vực Đông Á đều xuất phát từ học thuyết của vị hiền triết này.
 
Khổng Tử nhấn mạnh đến những điều mà ngày nay chúng ta có thể gọi là sự quả cảm: đó là tìm kiếm giá trị trong quá trình nỗ lực đạt được, chứ không chỉ đơn thuần là giành lấy những thành tựu thực tế.
 
Socrates
 
“Cuộc sống thiếu thử thách thì không đáng sống” – Socrates, nhà hiền triết sống tại Athens vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên.
 
Socrates thể hiện tinh thần cơ bản của tư tưởng phương Tây đó là: Không ai khác ngoài chính bạn là người có trách nhiệm trở thành tác giả của chính cuộc đời bạn. Để làm được điều này, nhà hiền triết người Hy Lạp cổ đại nói rằng bạn cần phải trải qua thử thách.
 
Aristotle
 
 
 
“Cuộc sống chỉ để kiếm tiền là cuộc sống phải chịu sức ép, và rõ ràng sự thịnh vượng đó không phải là điều tốt đẹp mà chúng ta đang kiếm tìm; vì nó chỉ hữu ích và vì lợi ích của một thứ khác”, Aristotle, sống tại Hy Lạp cổ đại khoảng 300 năm trước Công Nguyên.
 
Aristotle không chỉ là một trong những người đầu tiên đặt ra những ý tưởng về thế giới tự nhiên mà ngày nay chúng ta gọi là khoa học; và ông cũng không chỉ là người đã đưa ra những quy tắc chuẩn nhất cho chữ viết, mà ông còn là người đã đưa ra những phê bình đối với lối sống tư bản từ trước khi Karl Marx ra đời những 2000 năm.
 
Theo quan điểm của Aristotle, sống vì tiền không phải là điều hay bởi tiền bạc chỉ hữu ích khi nó được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được một điều gì đó – chẳng hạn như sự an toàn hoặc địa vị.
 
Ptatanjali
 
“Khi bạn có được cảm hứng từ những mục tiêu lớn lao, những dự án đặc biệt, thì toàn bộ suy nghĩ của bạn sẽ phá vỡ những rào cản của nó”, Patanjali, sống ở Ấn Độ trong khoảng năm 100 trước Công Nguyên.
 
Patanjali cũng là người đề ra các quy tắc yoga, lý thuyết cơ bản của bài tập chào mặt trời (sun salutations) – bài tập rất phổ biến đối với những người tập yoga. Phần tiếp theo của trích dẫn trên như sau:
 
“Tâm trí của bạn sẽ vượt qua những giới hạn, ý thức của bạn được mở rộng theo mọi hướng, và bạn thấy bản thân mình trong một thế giới mới, rộng lớn và tuyệt vời”, ông viết. “Những sức mạnh tiềm ẩn, những năng lực và tài năng sẽ được thức tỉnh, và việc khám phá bản thân để trở thành một người tuyệt vời hơn sẽ vượt xa mức độ mà bạn từng mơ ước rằng mình có thể trở thành một người như vậy”.
 
Long Thụ
 
 
“Dù một người có dành cả cuộc đời mình để giết chóc thì người đó cũng không thể tiêu diệt hết được mọi kẻ thù của mình. Nhưng nếu họ có thể chế ngự được sự tức giận của bản thân, kẻ thù thực sự của họ sẽ bị tiêu diệt”, Long Thụ (Nagarjuna), sống tại Ấn Độ vào khoảng năm 200.
 
Long Thụ có lẽ là nhà triết học Phật giáo quan trọng nhất sau đức Phật Thích ca Mâu ni. Trích dẫn trên của Ngài nhấn mạnh vào mối quan hệ mật thiết với thế giới nội tâm của mỗi người.
 
Ngài là một nhà sư vĩ đại của Phật giáo, người đã đưa ra luận điểm rằng bất kỳ điều gì bạn nói ra đều có thể bị hiểu sai – điều cốt lõi sẽ trở nên sai lệch khi bạn cố gắng tìm kiếm sự thật, nó có thể sẽ không được minh chứng bằng lời lẽ.
 
Thay vào đó nó sẽ được minh chứng thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giống như – bạn có thể trông chờ vào đức Phật – phải thông qua thiền định.
 
Seneca
 
“Sức mạnh lớn nhất chính là con người tìm thấy chính mình trong sức mạnh của bản thân” – Seneca, qua đời năm 65 tại Rome.
 
Seneca là một triết gia khắc kỷ và là cố vấn của hoàng đế Nero. Ông được những người đam mê triết học ngày nay ví như nhà đầu tư Nassim Taleb hay chuyên gia quảng cáo Ryan Holiday yêu thích. Seneca dự đoán được điều mà các nhà tâm lý học ngày nay gọi là “tâm điểm kiểm soát” (locus of control).
 
Những người có suy nghĩ định hướng kiểm soát ngoại lực (external locus of control) cho rằng mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống của họ bắt nguồn từ các yếu tố khách quan bên ngoài, giống như số phận hoặc do thần thánh nào đó tạo ra.
 
Trong khi những người có suy nghĩ định hướng kiểm soát nội lực (internal locus of control) lại cho rằng bản thân họ phải chịu trách nhiệm đối với những sự việc xảy ra trong cuộc sống của họ, và thường có khả năng biến những điều chưa hài lòng trong cuộc sống của họ trở thành nhân tố tạo nên trí tuệ – đó chính xác là những gì Seneca kêu gọi mọi người hãy làm theo.
 
Epicurus
 
 
“Bản chất ham muốn giàu có thì hạn chế và dễ dàng có được; nhưng những mơ mộng hão huyền về sự giàu có thì vô cùng vô tận”, Epicurus, sống ở Hy Lạp cổ đại vào khoảng 300 năm trước Công Nguyên.
 
Ngày nay, tên của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus thường được dùng để chỉ sự vui thú và hậu quả của nó: một đêm đi chơi kiểu Epicurean hầu như chắc chắn sẽ có kết cục là những mệt mỏi sau cơn say.
 
Nhưng triết gia Epicurus cũng là một người rất thực tế. Như câu trích dẫn bên trên, ông cho rằng sống sung túc nghĩa là có khả năng điều khiển được những mong muốn của bản thân, vì vậy, con người không nên tốn thời gian để đuổi theo những thứ mà họ sẽ không bao giờ có thể đạt được.
 
Kim Chi (theo Business Insider)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *